intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới việc viết câu hỏi và xây dựng đề kiểm tra

Chia sẻ: Bautroibinhyen17 Bautroibinhyen17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

80
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này tập trung vào vấn đề kỹ thuật, sử dụng lý thuyết trắc nghiệm cổ điển và hiện đại đề xuất một số giải pháp đổi mới hai khâu quan trọng nhất của qui trình Kiểm tra-Đánh giá sinh viên, đó là viết câu hỏi và xây dựng đề kiểm tra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới việc viết câu hỏi và xây dựng đề kiểm tra

Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I<br /> <br /> ĐỔI MỚI VIỆC VIẾT CÂU HỎI VÀ XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA<br /> ThS. Nguyễn Tích Lăng<br /> Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng<br /> Tóm tắt: Lý luận dạy học đại học hiện đại đã chỉ ra rằng Kiểm tra-Đánh giá hoạt động<br /> học tập sinh viên là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học. Hiện nay trên thế giới cũng<br /> như trong nước đã có một số nghiên cứu về Kiểm tra-Đánh giá, tuy nhiên các tài liệu này có<br /> mục đích nghiên cứu hơn là ứng dụng. Vì vậy bài viết này tập trung vào vấn đề kỹ thuật, sử<br /> dụng lý thuyết trắc nghiệm cổ điển và hiện đại đề xuất một số giải pháp đổi mới hai khâu quan<br /> trọng nhất của qui trình Kiểm tra-Đánh giá sinh viên, đó là viết câu hỏi và xây dựng đề kiểm<br /> tra.<br /> Câu hỏi TNKQ sử dụng để đánh giá một khối lượng kiến thức lớn, phân tán và phủ kín<br /> cả mục tiêu dạy học, còn câu hỏi Tự luận lại được dùng để đánh giá trình độ suy luận của<br /> sinh viên. Khi viết câu hỏi TNKQ cần lưu ý “Đáp án” là sự lựa chọn chính xác hoặc tốt nhất<br /> cho câu hỏi hoặc vấn đề mà bạn đưa ra, “Phương án nhiễu” là câu trả lời hợp lý (nhưng<br /> không chính xác) đối với câu hỏi hoặc vấn đề được nêu ra trong câu dẫn; còn đối với câu hỏi<br /> Tự luận chú ý cách đặt câu hỏi ở các mức độ tư duy. Khi viết xong câu hỏi cần đánh giá chất<br /> lượng câu hỏi trước khi đưa vào sử dụng. Đánh giá câu hỏi nên phối hợp cả hai phương pháp<br /> là đánh giá theo tiêu chí và đánh giá dựa vào thống kê. Đề kiểm tra là phương tiện đánh giá<br /> kết quả học tập của sinh viên sau khi học xong một chủ đề, một chương hay toàn bộ chương<br /> trình lớp học, cấp học. Xây dựng đề kiểm tra nên phối hợp cả hai phương pháp trắc nghiệm<br /> cổ điển và hiện đại, đặc biệt đánh giá đề kiểm tra cần dựa trên lý thuyết IRT. Bài viết cũng đề<br /> cập đến một số đề kiểm tra cho các loại hình đánh giá như đề kiểm tra đánh giá đầu vào, đánh<br /> giá quá trình và đánh giá tổng kết, đặc biệt có vai trò của Ngân hàng câu hỏi trong việc xây<br /> dựng đề kiểm tra.<br /> A. Viết câu hỏi và đánh giá câu hỏi<br /> 1. Viết câu hỏi<br /> Để xây dựng được đề kiểm tra, trước hết phải căn cứ vào mục tiêu dạy học, đó là những<br /> năng lực mà học sinh cần đạt được sau khi học xong môn học, sau đó viết các câu hỏi để đo các<br /> năng lực đó. Quan hệ giữa năng lực sinh viên cần đánh giá ( là một “Biến ẩn”) và câu hỏi để đo<br /> năng lực đó (là “Biến quan sát được”) theo lý thuyết đo lường đánh giá kết quả học tập<br /> đượcminh họa ở Hình 1.<br /> <br /> Hình 1: Sơ đồ quan hệ giữa năng lực sinh viên và câu hỏi kiểm tra<br /> Trường Đại học Thăng Long<br /> <br /> 36<br /> <br /> Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I<br /> <br /> 1.2 Kỹ thuật viết câu hỏi<br /> 1.2.1 Kỹ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan<br />  Khi nào sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan<br /> Theo Stiggins, mục tiêu dạy học phù hợp nhất để đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm<br /> khách quan (TNKQ) là mức làm chủ kiến thức, sau đó là trình độ suy luận. Câu hỏi TNKQ<br /> cũng cho phép đánh giá trình độ suy luận từ thấp lên cao, tuy nhiên nó không cho phép đánh<br /> giá kiểu suy luận hoàn toàn tự do, vì dù sao các câu hỏi TNKQ cũng được giới hạn trong phạm<br /> vi định sẵn.<br /> Câu hỏi TNKQ có thể sử dụng rất tốt để đánh giá một khối lượng kiến thức lớn, phân<br /> tán và phủ kín cả mục tiêu dạy học.Thế mạnh của TNKQ là có thể triển khai đánh giá trên qui<br /> mô lớn học sinh, với đề kiểm tra gồm nhiều câu hỏi bao phủ một phạm vi kiến thức rộng lớn,<br /> thời gian trả lời tương đối ngắn. Ngoài ra, việc áp dụng lý thuyết đo lường hiện đại, sử dụng<br /> công nghệ chấm điểm tự động cũng là một ưu thế lớn của câu hỏi TNKQ. Cần nói thêm rằng,<br /> tính “khách quan” thể hiện ở khâu chấm điểm, thường bằng cách so sánh câu trả lời của học<br /> sinh với đáp án có sẵn, người chấm điểm không cần có phán xét chủ quan thêm vào.<br /> Đối với thi TNKQ kiểu viết, thì yêu cầu học sinh phải có trình độ đọc tối thiểu để hiểu<br /> và trả lời các câu hỏi.<br />  Kỹ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan<br /> Một câu hỏicó nhiều phương án lựa chọn thường được cấu thành từ các phần như sau:<br /> Câu dẫn là một phần câu hỏi mà học sinh phải trả lời. Chức năng chính của câu dẫn là<br /> đặt câu hỏi, đưa ra yêu cầu cho học sinh thực hiện hoặc đặt ra vấn đề cho học sinh giải quyết<br /> Các phương án chọn cung cấp một vài lựa chọn về đáp án cho câu hỏi đặt ra từ câu dẫn.<br /> Các phương án chọn có hai dạng: “Đáp án” là sự lựa chọn chính xác hoặc tốt nhất cho câu hỏi<br /> hoặc vấn đề mà bạn đưa ra; “Phương án nhiễu” là câu trả lời hợp lý (nhưng không chính xác)<br /> đối với câu hỏi hoặc vấn đề được nêu ra trong câu dẫn. Chú ý “Phương án nhiễu” chỉ hợp lý<br /> đối với những học sinh không đọc tài liệu một cách đầy đủ và không hợp lý đối với các học<br /> sinh có kiến thức như giảng viên mong muốn.<br /> Đôi khi có những Tài liệu mang tính chất khơi nguồn (stimulus material) cũng có thể<br /> được sử dụng cùng với những câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn như đồ thị, bảng biểu, bản<br /> đồ, đoạn văn ngắn…<br /> Các nguyên tắc viết câu dẫn<br /> - Nếu như câu dẫn có phần trống để học sinh trả lời, thì hãy đặt phần trống ở cuối câu<br /> dẫn hơn là ở giữa câu.<br /> - Đưa “ý chính” của câu hỏi vào câu dẫn, không nên đưa vào các phương án lựa chọn.<br /> - Sắp xếp câu dẫn hợp lý để tránh các ngôn ngữ/cách diễn đạt mới lạ, không hợp lý<br /> nhưng cũng cố gắng để đưa được nhiều hơn ý của chủ đề vào câu dẫn, và đưa ra những phương<br /> án lựa chọn ngắn gọn hơn.<br /> - Tránh các từ ngữ mang tính chất phủ định như “ngoại trừ”, “không”... Nếu sử dụng<br /> những từ ngữ này, bạn phải làm nổi bật chúng bằng cách in nghiêng, in đậm hoặc gạch chân.<br /> Nguyên tắc chung viết phương án<br /> Trường Đại học Thăng Long<br /> <br /> 37<br /> <br /> Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I<br /> <br /> - Nên sắp xếp các phương án theo thứ tự có nghĩa (logic, theo số thứ tự, theo bảng chữ<br /> cái…)<br /> - Các phương án lựa chọn phải có độ dài tương xứng. Một phương án dài hơn hoặc ngắn<br /> hơn có thể thu hút sự chú ý của học sinh vì chúng nổi bật và có thể dễ dàng nhận thấy. Các<br /> phương án phải có sự tương ứng về cấu trúc ngữ pháp để tránh làm lộ các đáp án đúng.<br /> - Các phương án lựa chọn phải phù hợp với câu dẫn về mặt ngữ pháp.<br /> - Nên đưa các từ lặp lại hoặc các cụm từ vào câu dẫn hơn là vào các phương án lựa chọn.<br /> - Tránh đưa ra các phương án lựa chọn chồng chéo, có liên quan tới nhau, có sự trùng<br /> khớp, nối tiếp với nhau.<br /> - Tránh đưa câu dẫn dưới dạng câu phủ định. Nếu bạn đưa ra câu phủ định, in đậm từ<br /> phủ định để giúp học sinh có thể nhận thấy.<br /> - Tránh đưa ra đáp án đúng có sự khác biệt với các phương án nhiễu về mặt ngữ pháp,<br /> độ dài hoặc bất kỳ một yếu tố nào khác.<br /> - Tránh đưa ra phương án “không có đáp án nào đúng” vì khi học sinh đoán và lựa chọn:<br /> “Không có đáp án nào đún.<br /> - Tránh nhắc lại các từ ngữ đã được sử dụng trong câu dẫn.<br /> - Trong câu dẫn luôn luôn sử dụng các “thuật ngữ” và trong các đáp án luôn luôn là các<br /> định nghĩa/ diễn giải.<br /> Nguyên tắc viết phương án đúng (Đáp án)<br /> - Đảm bảo rằng các đáp án đúng được viết dựa vào chủ đề và sự phù hợp về nội dung<br /> kiểm tra.<br /> - Tránh các câu hỏi “kết nối”, đáp án của câu này được tìm thấy hoặc phụ thuộc vào câu<br /> khác. Vấn đề này thường được kiểm tra khi đọc và chỉnh sửa bản in vào giai đoạn tập hợp các<br /> câu hỏi để tạo thành một bài kiểm tra hoàn chỉnh. Kiểu câu hỏi này cũng dễ nhận ra một cách<br /> ngẫu nhiên khi bạn viết câu hỏi cho một vài lớp học.<br /> Nguyên tắc viết phương án nhiễu<br /> - Chúng được gọi là phương án nhiễu bởi chúng được đưa ra nhằm “thu hút” những học<br /> sinh không hoàn toàn nắm vững kiến thức. Học sinh đã học và nắm vững kiến thức sẽ chọn<br /> được đáp án đúng và ngược lại những học sinh không học bài sẽ không đưa ra được đáp án<br /> đúng.<br /> - Tất cả các phương án nhiễu phải “hợp lý”. Đó là phương án sai nhưng dường như là<br /> đúng đối với những người không nắm chắc vấn đề.<br /> - Sử dụng kiến thức về các lỗi thông thường mà học sinh hay mắc phải để viết phương<br /> án nhiễu.<br /> 1.2.2 Kỹ thuật viết câu hỏi Tự luận<br />  Khi nào sử dụng câu hỏi Tự luận<br /> Theo Stiggins, mục tiêu dạy học phù hợp để sử dụng câu hỏi Tự luận là mức độ nắm<br /> vững kiến thức và trình độ suy luận.<br /> Trường Đại học Thăng Long<br /> <br /> 38<br /> <br /> Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I<br /> <br /> - Đối với mục tiêu năm vững kiến thức, câu hỏi TNKQ dùng để đánh giá các hiểu biết<br /> đơn lẻ tách biệt, còn câu hỏi Tự luận cho phép đánh giá một gói bao gồm nhiều kiến thức gắn<br /> kết với nhau, các ý tưởng có quan hệ với nhau.<br /> - Câu hỏi Tự luận được sử dụng để đánh giá trình độ suy luận, đây chính là một lợi thế<br /> của loại câu hỏi này. Chúng ta không thể nhìn thấy quá trình suy luận trong đầu học sinh như<br /> thế nào, nhưng có thể yêu cầu họ viết ra suy nghĩ của họ hoặc những lý lẽ khi họ trả lời.<br /> - Để đánh giá năng lực thực hành, câu hỏi Tự luận chỉ đánh giá được việc nắm vững<br /> các kiến thức phức tạp, thậm chí trình độ giải quyết vấn đề là tiên quyết để thực hành, chứ<br /> không đánh giá được trực tiếp kỹ năng thực hành.<br /> - Để đánh giá khả năng tạo ra sản phẩm, câu hỏi Tự luận chỉ đánh giá được việc nắm<br /> vững kiến thức và có trình độ suy luận như là các đòi hỏi tiên quyết để tạo ra sản phẩm. Riêng<br /> đối với sản phẩm viết, sử dụng câu hỏi Tự luận là phù hợp. Tuy nhiên, ở đây cần phân biệt hai<br /> mặt: nội dung và hình thức. Về mặt nội dung, cần xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ nắm vững<br /> kiến thức và chất lượng suy luận của học sinh. Về hình thức, cần có tiêu chí đánh giá cách chọn<br /> từ, diễn đạt câu, bố cục …<br /> Cần chú ý rằng việc đánh giá bằng câu hỏi Tự luận đòi hỏi các điều kiện sau:<br /> - Học sinh phải có trình độ viết tối thiểu.<br /> - Giảng viên phải có đủ thời gian chấm bài.<br /> - Việc chấm bài phải nhất quán đối với tất cả bài làm, cho nên chỉ nên áp dụng phương<br /> pháp này khi các hướng dẫn chấm bài được chuẩn bị tốt và biểu điểm phải thống nhất.<br />  Kỹ thuật viết câu hỏi tự luận<br /> Để có một câu hỏi Tự luận tốt, trong câu hỏi phải có được những thông tin sau:<br /> (1) Mô tả rõ tình huống mà từ đó nảy sinh yêu cầu giải quyết;<br /> (2) Xác định rõ thể loại lập luận cần sử dụng (phân tích, suy diễn, so sánh …);<br /> (3) Chỉ rõ cách viết một bài bám sát yêu cầu (có thể nêu cả tiêu chí đánh giá các phần<br /> của bài Tự luận).<br /> Kỹ năng đặt câu hỏi Tự luậnở các mức độ tư duy<br /> 1. Câu hỏi mức độ Nhận biết<br /> - Mục tiêu : Nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ liệu, số liệu, các định<br /> nghĩa,địnhluật, quy tắc, khái niệm, tên người, địa phương…<br /> - Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các từ sau đây : Ai…? Cái gì…? Ở<br /> đâu..? Thế nào …? Khi nào…? Hãy định nghĩa…? Hãy mô tả… Hãy kể lại….<br /> 2. Câu hỏi mức độ Thông hiểu<br /> - Mục tiêu : Nhằm kiểm tra học sinh cách liên hệ kết nối các dữ kiện, số liệu, các đặc<br /> điểm … khi tiếp nhận thông tin.<br /> - Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các từ sau đây : Vì sao…? Hãy giải<br /> thích…? Hãy so sánh…, Hãy liên hệ ….<br /> 3. Câu hỏi mức độ Vận dụng<br /> <br /> Trường Đại học Thăng Long<br /> <br /> 39<br /> <br /> Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I<br /> <br /> - Mục tiêu : Nhằm kiểm tra học sinh khả năng áp dụng những thông tin đã tiếp thu<br /> được vào tình huống mới, khả năng phân tích nội dung vấn đề, khả năng của học sinh có thể<br /> đưa ra những dự đoán, cách giải quyết vấn đề có tính sáng tạo, khả năng phán đoán trong việc<br /> đánh giá các ý tưởng, sự kiện …<br /> - Khi dạy học giáo viên cần tạo ra các tình huống mới, các bài tập, các ví dụ, giúp học<br /> sinh vận dụng các kiến thức đã học. Câu hỏi phân tích thường đòi hỏi học sinh phải trả lời:<br /> Tại sao? (khi giải thích nguyên nhân). Em có nhận xét gì? (khi đi đến kết luận). Em có thể<br /> diễn đạt như thế nào? (khi chứng minh luận điểm).Hoặc giáo viên cần đưa ra những tình<br /> huống, những câu hỏi, khiến học sinh phải suy đoán, có thể tự do đưa ra những lời giải mang<br /> tính sáng tạo riêng của mình. Giáo viên có thể nêu các câu hỏi : Hiệu quả sử dụng của nó như<br /> thế nào? Việc làm đó có thành công không? Tại sao? Theo em trong số các giả thuyết nêu ra,<br /> giả thuyết nào hợp lý nhất và tại sao?<br /> 2. Đánh giá câu hỏi<br /> Khi viết xong câu hỏi cần phải đánh giá xem câu hỏi đã phù hợp với mục tiêu dạy học<br /> chưa, có thích hợp với loại hình kiểm tra và đối tượng kiểm tra không, phù hợp với ma trận đề<br /> chưa … Có 2 phương pháp đánh giá câu hỏi là dùng tiêu chí và dùng thống kê.<br /> 2.1 Các tiêu chí đánh giá chất lượng câu hỏi<br /> Khi viết câu hỏi luôn luôn phải dựa vào các tiêu chí để nâng cao chất lượng của câu hỏi.<br /> Các tiêu chí được thế giới công nhận tồn tại với mục đích xem xét, đánh giá các câu hỏi trước<br /> khi đưa chúng vào đề kiểm tra. Các câu hỏi không đáp ứng được các tiêu chí này sẽ bị loại hoặc<br /> được chỉnh sửa cho tới khi chúng đáp ứng được các tiêu chí đó.<br /> 2.1.1 Các tiêu chí đánh giá chất lượng của câu hỏi Trắc nghiệm khách quan<br /> 1. Câu hỏi có đánh giá những nội dung quan trọng của mục tiêu chương trình giảng dạy<br /> hay không?<br /> 2. Câu hỏi có phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày, trọng tâm cần<br /> nhấn mạnh và số điểm hay không?<br /> 3. Câu dẫn có đặt ra câu hỏi trực tiếp hay một vấn đề cụ thể hay không?<br /> 4. Giảng viên ra đề sử dụng ngôn ngữ và hình thức trình bày riêng để biên soạn câu hỏi<br /> hay chỉ đơn thuần trích dẫn những lời trong sách giáo khoa?<br /> 5. Từ ngữ và cấu trúc của câu hỏi có rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh hay không?<br /> 6. Mỗi phương án nhiễu (nền) có hợp lý đối với những học sinh không có kiến thức hay<br /> không?<br /> 7. Nếu có thể, mỗi phương án sai có được xây dựng dựa trên các lỗi thông thường hay<br /> nhận thức sai lệch của học sinh hay không?<br /> 8. Đáp án đúng của câu hỏi này có độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong<br /> bài kiểm tra hay không?<br /> 9. Tất cả các phương án đưa ra có đồng nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn hay<br /> không?<br /> <br /> Trường Đại học Thăng Long<br /> <br /> 40<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2