intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Động lực phát triển bền vững - Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:168

12
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Động lực phát triển bền vững - Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc: Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay; nghiên cứu, vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin về chiến tranh, quân đội trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Động lực phát triển bền vững - Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc: Phần 2

  1. Chương IV PHÁT t r i ể n v ă n h ó a, g iá o d ụ c, d à o t ạ o, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỤNG VÁ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY I- K Ế THỪA VÀ P H Á T TR IEN c á c g iá t r ị l ịc h s ử , VĂN HOÁ, Đ Ạ O ĐỨ C TR O N G X Ả Y DỰNG V À B Ả O V Ệ TỔ Q U Ố C HIỆN NAY 1. Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ hội nhập quốc tê' Trong kho tàng tri thức, văn hóa dân tộc Việt Nam, hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ” là một nét son độc đáo, trở thành di sản văn hóa đặc sắc, hàm chứa giá trị nhân văn, nhân đạo cao cả của dân tộc Việt Nam thòi đại Hồ Chí Minh. Gắn liền với hình ảnh cao đẹp của vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam - Hồ Chí Minh, là những danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”, “Bộ đội ông Cụ”, “Bộ đội ông Ké” được nhân dân suy tôn, kính trọng; bạn bè quốc tế ngưõng mộ, tin yêu. Danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” thể hiện sâu sắc bản chất 282
  2. cách mạng của quân đội kiểu mối - quân đội do Đảng của giai cấp công nhân tổ chức, giáo dục, rèn luyện và lãnh đạo; sự cưu mang, thương yêu, đùm bọc, giúp đõ của nhân dân; đồng thời, là giá trị độc đáo của văn hóa giữ nước gắn VỚI mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc v à chủ nghĩa xã hội mà thòi đại Hồ Chí Minh đúc kết, tạo dựng, xây đắp nên, được các thế hệ người Việt Nam và bạn bè trên thế giới ca ngợi, khâm phục, tin tưởng, gìn giữ và phát huy. Qua thực tiễn cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng; hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” đã trở thành biểu trưng đặc sắc của nét đẹp văn hóa quân sự Việt Nam, luôn toả ánh hào quang từ chính những phẩm chất, nhân cách tốt đẹp của cán bộ, chiến sĩ quân đội ta - quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; là sự thể hiện ở tầm cao và chiểu sâu của bản sắc văn hóa Việt Nam, tâm hồn, cốt cách, nhân cách con người Việt Nam qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nưốc và giữ nưóc, của sự hun đúc, kết tinh, hòa quyện các giá trị văn hóa nhân văn, nhân đạo của dân tộc Việt Nam và bản chất khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam; giữa các yếu tô' truyền thống và hiện đại, trở thành giá trị tiêu hiểu eủa ron người Việt. N am thời đại Hồ Chí Minh và trở thành biểu trưng độc đáo của văn hóa quân sự của quân đội cách mạng - Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hình ảnh và tên gọi “Bộ đội Cụ Hồ” là một trong những nét độc đáo nhất, đặc sắc nhất của văn hóa quân sự Việt Nam, là sự kết tinh của 283
  3. chủ nghĩa yêu nưốc và tinh thần văn hóa Việt Nam VỚI tinh hoa văn hóa, trí tuệ nhân loại; thật hiếm có nưóc nào trên thê giới nhân dân lấy tên vị lãnh tụ kính yêu của mình để đặt tên cho quân đội của nhân dân mà họ sáng lập nên. Điểu đó không chỉ thể hiện “mối quan hệ máu thịt”, tình quân dân như “cá vối nước” của cán bộ, chiên sĩ quân đội vối nhân dân ta, mà còn viết nên thiên anh hùng ca bất hủ của quân đội “bách chiến bách thắng”, “đi dân nhớ, ở dân thương” là “Bộ đội Cụ Hồ”. Nét đẹp văn hóa quân sự của cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta thể hiện ở sự kính trọng lãnh tụ, sự yêu thương, quý mến bộ đội và quan hệ “không gì có thể phá vỡ” giữa quân với dân; sự gắn bó mật thiết, keo sơn giữa các phẩm chất nhân cách người quân nhân cách mạng vì nước quên thân, vì dân phục vụ; là “tình sâu nghĩa nặng, ấm áp ân tình” của nhân dân dành cho cán bộ, chiến sĩ quân đội và lãnh tụ kính yêu của mình; phản ánh sâu sắc bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của quân đội ta, một quân đội mà trong bất luận điểu kiện, hoàn cảnh nào đểu tận trung vối nưốc, tận hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, khó khăn nào cũng vượt quan, kẻ t.hù nào cũ ng đ án h th ắn g Sự biểu đạt ngắn gọn nhất, sâu sắc nhất, thiêng liêng nhất về bản chất, truyền thông tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân là ở tầm khái quát: danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ”- bộ đội của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tên gọi “Bộ đội Cụ Hồ” là kết quả sáng tạo, quyền sở hữu thiêng 284
  4. liêng, bất khả xâm phạm của nhân dân và Quân đội ta, chỉ ở Việt Nam mới có, song lại thể hiện sâu sắc bản chất của quân đội kiểu mối, là sự thông nhất sâu sắc giữa bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc trong quân đội cách mạng. Có thể khẳng định rằng, “Bộ đội Cụ Hồ” là sự kết tinh những gì là tinh tuý nhất, trở thành giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, bản chất, truyền thống quân đội cách mạng; vừa thể hiện tư tưởng, phong cách, đạo đức lãnh tụ Hồ Chí Minh; vừa thể hiện tình cảm sâu sắc và sự tin tưởng của nhân dân ta đối với toàn thê cán bộ, chiến sĩ quân đội. Giá trị văn hóa quân sự của “Bộ đội Cụ Hồ” đã và đang thê hiện sâu sắc ở tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, luôn xung kích đi đầu, đứng vững ở nơi “đầu sóng ngọn gió”: vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi khó khăn, gian khổ và chiến tranh ác liệt nhất, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh tuổi xuân và tính mạng của mình để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ chê độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, Nhà nước và bảo vệ nhân dân; luôn luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nưốc và nhân dân tin tưởng, giao phó. Phẩm chất nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” là hệ thống giá trị văn hóa - chính trị - đạo đức tốt đẹp, bền vững, phản anh bán chât, truyên thòng cúa Quân đội nhan dan Việt Nam, tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh, trở thành danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”. Danh hiệu ấy ra đòi từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, được củng cố, phát triển qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; được gìn giữ, phát huy và hoàn 285
  5. thiện trong sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nói cách khác, phẩm chất nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” là cách biểu đạt rất sinh động của nhân dân về những giá trị văn hóa quân sự tốt đẹp, bển vững, phản ánh bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của Quân đội ta; đồng thòi chính bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc là điều kiện quy định những giá trị phẩm chất nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ”. Sự hội tụ của tâm tư và nguyện vọng, tình cảm và ý chí của nhân dân; sự kết tinh những giá trị văn hóa đặc sắc, tốt đẹp nhất của dân tộc, của giai cấp trong Quân đội ta, làm cho cán bộ, chiến sĩ quân đội ta trở thành biểu tượng tập trung nhất những giá trị tốt đẹp của dân tộc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Do đó, Quân đội ta đã vượt ra ngoài quan niệm thông thường không chỉ là một công cụ bạo lực sắc bén của một giai cấp, nhà nước bất kỳ, mà còn là đứa con ruột thịt của nhân dân, do nhân dân sinh ra, nuôi dưỡng và suốt đòi vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân mà phục vụ. Lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng chính là lịch sử hình thành, bổ sung và phát triển phẩm chất nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” của toàn Đảng, toàn dân và toàn quàn; qua do, lam phong phú thêm những giá trị văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam trong thòi đại Hồ Chí Minh. Vì vậy, giữ gìn, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” không chỉ là hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, mà còn là hoạt động vãn hóa - đạo đức, mang ý nghĩa nhân 286
  6. văn và xả hội sâu sắc, là biện pháp đạt tới những giá trị chân - thiện - mỹ của cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta trong sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bưóc hiện đại, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiên lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tô quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” là tài sản văn hóa tinh thần vô giá do nhân dân yêu mến, trao tặng, gửi gắm niềm tin yêu, sự ngưỡng mộ dành riêng cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta; được bạn bè quốc tế và nhân dân luôn đánh giá cao; ghi nhận những cống hiến xuất sắc và tinh thần tận tuỵ, đức tính hy sinh của các thê hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta đốì vối sự nghiệp đấu tranh cách mạng, bảo vệ hòa bình, vì hạnh phúc của nhân dân. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo, đã và đang làm tất cả những gì có thể làm được để cùng toàn quân nâng cao danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mối; coi “Bộ đội Cụ Hồ” là chuẩn mực đạo đức nhân cách người quân nhân cách mạng, là “tấm gương sáng” cho các thê hệ cán bộ, chiến sĩ trẻ và thanh niên cả nước hôm nay và mai sau học tập, noi theo. Vì vậy, trong bối cánh hiện nay, giữ vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, làm cho “tấm gương sáng” ấy tiếp tục toả sáng, luôn là niềm tin yêu, kiêu hãnh, niềm vinh dự, tự hào; sự ngưỡng mộ của nhân dân và bạn bè quốc tế, là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân, của cả hệ thống chính trị ở nưốc ta; trước hết là danh dự, 287
  7. trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Đó cũng là yếu tố quan trọng để xây dựng, củng cố “thê trận lòng dân”, nâng cao nhân tố chính trị - tinh thần; tạo động lực mới, động viên, cổ vũ, thôi thúc cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta phấn đấu vươn lên hoàn thiện nhân cách người quân nhân cách mạng, đó cũng là điểu kiện, tiền đê cần thiết để quân đội ta hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nưóc và nhân dân giao phó. 2. Kê' thừa truyền thông đạo đức của dân tộc; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay K ế thừa truyền thống đạo đức dân tộc Việt Nam trong xây dựng nhăn cách “Bộ đội Cụ Hồ1 ’ Tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam là hệ thống các quan niệm, nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức, phản ánh và điều tiết các quan hệ xã hội, thái độ ứng xử và hành vi đạo đức giữa các thê hệ người Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nưốc của dân tộc ta. Tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam phản ánh thông qua hệ thông các quan niệm, nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực, giá trị đạo đức và đời sống, hoạt động thực tiên xả hội cúa dân tộc Việt Nam xuyên suốt chiếu dài lịch sử từ thời cổ đại đến nay. Trong đó, sự hình thành, phát triển và chuyển hóa về mặt nội dung, kết cấu của mỗi một hệ thống tư tưởng đạo đức là kết quả của mối quan hệ giữa người với ngưòi trong những điểu kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định. 288
  8. Là sự phản ánh tồn tại xã hội. phụ thuộc vào tồn tại xã hội. tư tướng nói chung và tư tường đạo đức truyền thống dân Lộc Việt Nam nói riêng, có thê đi trước hoặc di sau tồn tại xã hội. có thê thấy rõ diêu này khi xem xét từng giai doạn lịch sử cụ thể. Lịch sử tư tướng đạo đức truyền thống của dân tộc luôn gắn chặt V I lịch sử dân tộc Việt Nam Ố nên việc nghiên cứu, khái quát tư tưởng đạo đức truyền thông của dân tộc nhất thiết phải dựa vào sự phân kỳ lịch sử xã hội, các sự kiện lịch sứ của dân tộc và những kinh nghiệm, giá trị lịch sử mà ông cha ta đã đạt được, gìn giữ và phát triển qua từng thòi kỳ lịch sử. Sự hình thành và phát triển tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam gắn liền với các quan hệ xã hội hiện thực của các thê hệ người Việt Nam trong lịch sử. Thông qua các hoạt động xă hội, mỗi người mở rộng các mối quan hệ của mình với cộng dồng, quốc gia. dân tộc. Tư tương đạo đức được hình thành, phát triển và hoàn thiện thông qua quan hệ giao tiếp, hoạt động sống của mỗi thành viên gắn bó vói cộng đồng: từng nhóm xã hội (bạn bè, gia đình, địa phương, làng xã) và từng dân tộc. Điểu đó làm cho mỗi cộng đồng, dân tộc có tư tương dạo đức VỐI những sắc thái riêng, độc đáo. Vì vậy, tư tưởng đạo đức truyển thông dân tộc Việt Nam cần được nhìn nhận, đánh giá như là sự kết tinh và hội tụ thông nhất trong đa dạng các tư tưởng, quan niệm đạo đức, hành vi ứng xử, lối sống, tác phong, nếp nghĩ, cách làm của mỗi cộng đồng trong lịch sử đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Tư tưởng đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam không phải là một hệ thông khép kín, nhất thành bất 289
  9. biến mà có biểu hiện khác biệt nhau từ một nên văn hóa - xã hội này di chuyển, thẩm thấu, ảnh hưởng đến một nền văn hóa xã hội khác, cùng tồn tại và phát triển ở những mức độ khác nhau trong nền văn hóa xã hội của dân tộc. Tuy nhiên, các tư tưởng đạo đức của các dân Lộc khác nhau khi thâm nhập vào Việt Nam đều đã dược chắt lọc. “nội hoá” và biến thành cái bản địa. Do đó. việc hình thành hệ thông tư tưởng đạo đức truyền thông của dân tộc Việt Nam có sự dung hợp các loại hình giá trị đạo dức khác đã diễn ra với những nét hết sức độc đáo, tạo thành bản sắc văn hóa, đạo đức con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Tư tưởng đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống là hai khái niệm không đồng nhất. Tư tưởng đạo đức truyền thống có điểm đúng, điểm sai, có cái tốt; cái xấu; còn giá trị đạo đức truyền thông thì chỉ có cái dúng, cái dẹp, vì chỉ có cái tốt đẹp mối được khẳng định là giá trị, cần gìn giữ, bảo vệ và phát triển. Trong lịch sử hình thành, phát triển tư tưởng dạo dức nhân sinh của dân tộc Việt Nam, tư tưởng yêu nưốc, tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường, bất khuất, ý chí chống giặc ngoại bang xâm lược là nét đặc sắc. nổi trội. Bên cạnh ý thức, tinh thần cộng đồng trách nhiệm, tình cảm găn bó thuý chung, son sắc, trong một chừng mực nhất định, ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, dán tộc ta trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, đồng thời củng có tư tưởng tư hữu và những hình thức bóc lột, sự chia rẽ, phân bè kéo cánh, tranh giành uy thế, quyền lực, đem lại cảnh nồi da nấu thịt, chia cắt các miền. Với phương pháp tiếp 290
  10. cận tư tưỏng dạo dức truyền thống theo quan diêm giá trị. việc gạn lọc. làm nổi bật những tư tương đạo đức diên hình có vai trò định hướng, diếu chỉnh, bồi dưỡng nhân cách dạo đức cho các thê hệ người Việt Nam trong lịch sử và hiện nav có ý nghĩa rất quan trọng. Tư tưỏng đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam là sự hội tụ các tinh hoa tư tương đạo đức của dân tộc và của nhân loại trong lịch sử: là kết quá của lịch sử hàng ngàn năm lao động sáng tạo. đấu tranh kiên cường dể dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Khai thác, gìn giữ và phát huy những giá trị dạo đức quý báu của dân tộc Việt Nam, coi đó là tài sản vô giá "món ản tinh thần không thê thiếu” dê bồi bổ. nâng cao chất lượng giáo dục dạo đức. nhân cách con ngưòi Việt Nam trong diêu kiện lịch sử mới là niêm vinh dự. tự hào và trách nhiệm của chúng ta. Dạo dức là sản phẩm của sự tác động biện chứng giữa con người VỚI các điểu kiện tự nhiên - lịch sử, chính trị - xã hội. Vì vậy. tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam và các dân tộc nói chung, được hình thành, phát triển trên cơ sở, nền tảng của dùi sông kinh tế. chính trị. văn hóa, xã hội, lịch sử và các điều kiện tự nhiên; chịu sự quy liịnh bủi các điểu kiện ấy. Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. giáp Trung Quôc. Biển Đông, vịnh Thái Lan, Campuchia và Lào. Có thể coi Việt Nam là quốc gia “Đông Nam Á điển hình” với đầy đủ các dặc điểm của địa - văn hóa khu vực Đông Nam Á. 291
  11. Do đặc điểm dịa lý. nước ta là giao điểm của các luồng giao thông quốc tế, gắn liền với các nước phương Hắc và phương Nam, phương Táy và phương Đỏng, là ndi gặp gỡ của nhiều luồng tư tưởng, các nên văn hóa nôi tiếng và Việt Nam đã trở thành trung tâm. diêm hội nhập của các luồng tư tưỏng đạo đức Đông - Táy. Sự tồn tại lâu dài của các cộng dồng nhà - làng - nước đã quv định những quan hệ tình cảm giữa con ngưồi với nhau và với cộng đồng, xã hội. Hình thức sơ hữu ruộng đất chú yếu từ các triều dại Đinh - Lê - Lý - Trần - Lê ở nước ta. thực chất là liên hiệp công xã nhà nước. Trong điều kiện ấy, sự gắn kết quyển lợi và cộng đồng trách nhiệm giữa cá nhân với nhà - làng - nước, với các công điền, công thố... trở nên gắn bó mật thiết. Quan hệ gia đình - làng xã - nhà nước khiến cho các quy tác. nguyên tắc, chuẩn mực đạo dức bị chi phối rất lỏn và lệ thuộc vào cái “cuông rốn huyết tộc”: muôn vật gốc ở trời, con người gôc ỏ tổ tông. Sự xuất hiện của nhà nước phong kiên đã mở rộng phạm vi quan hệ của mỗi người theo cái trục: nhà - làng - nước. Trung tâm điều hành các quan hệ giữa người với người và quan hệ xã hội là pháp luật và các quy tắc đạo đức. Tuy nhiên, các quy tắc, nguyên tác, chuẩn mực đạo đức luôn mang dấu ấn gia đình, dòng họ, làng xã. Đây là trung tâm chi phối nền nếp suy nghĩ, cách sông, phương thức quan hệ, cách ứng xử, thái độ. trách nhiệm và cuộc sông, sinh hoạt của nhân dân. Quá trình hình thành, phát triển tư tương đạo đức truyền thông dân tộc Việt Nam gắn liến với lịch sử đáu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. 292
  12. Qua hàng nghìn nám dựng nước và giữ nước, dân tộc Viột Xam đã phái trai qua những thứ thách hy sinh, kiên quyôt đâu tranh, khans định nôn độc lập và phát triển của mình. Lịch sử dựng nước và giữ nước đã mans lại cho tư titling dạo đức dân tộc Việt Xam những nét son dộc dáo. Khí phách hào hùng của dân tộc được dung nạp tham thấu sâu đậm vào từng mạch sông của dân tộc và được phát triển nổi trội trong các quan hộ xã hội: giúp cho các thê hộ người Việt Xam có quan niệm đúng đắn về ý nghĩa cuộc đời. lẽ sông, cái chét: hạnh phúc, khổ dau. về danh dự. nghĩa vụ làm công dán với đất nưức. làm con cháu dôi với tố tiên, làm ngưòi.... góp phần hình thành hán lĩnh, nhân rách và sức sông trường tồn của dân tộc Việt Nam. Trong suốt chiểu dài lịch sử. dân tộc ta dã phải liên tục cầm vũ khí chiên dấu chông giặc ngoại xâm tàn bạo. Hàng ngàn nãm dưỏi chê độ phong kiến, người nông dãn “một cổ hai tròng”: bị áp bức, bóc lột tàn bạo của quân xâm lược và bè lù tay sai. Giai cấp địa chủ. phong kiến đã tuyên truyền thứ đạo dức “ngu dân”, mượn quyển uv của “thánh thần” dê nô dịch, áp bức tinh thần, duy trì tình trạng bát bình đang xã hội, bất bình dẳng giối tính; vì thế, trong tư tưỏng dạo đức truyền thông dân tộc có sự phân chia ranh giói và đối t r ọ n g rõ nét Đó là sự đối lập giữa tư tưởng đạo đức của giai câ'p thông trị với các tư tưởng đạo đức của người dân lao động; nội dung chủ yếu là yêu lao động: vêu quê hương đâ’t nưỏc, tình yêu thương cha mẹ. tình cảm anh em ruột thịt trong sáng, cao quý... và các mặt đôi lập nó. Cuộc đáu tranh giành quyền dân sinh, dân chủ: gìn giữ độc lập và bảo vệ tự do trong lịch sử dựng nưóc và giữ 293
  13. nước đã nuôi dưỡng tư tưỏng đạo đức truyền thôYig dân Lộc Việt Nam và chính nó dã trơ thành hệ thống giá trị trưừng tồn; dó là chủ nghĩa nhân đạo. chủ nghĩa yêu nưóc Việt Nam. Tình cảm của người dân Việt Nam vói từng ngọn núi, dòng sông, con suối, bên nước, gôc đa, sân đình, chim muông, hoa lá và biên cả; thái độ của con người đôi với nhau, với các bậc tiền nhân, với những ngưòi có công với đâ’t nước, các anh hùng dân tộc...; thái độ phản kháng của họ trưốc những hành vi hèn hạ và xâu xa, trước sự bạc nhược, ươn hèn, nhút nhát và phản bội của bè lũ tay sai, bán nưổc trong những cuộc đụng đầu lịch sử, khi vận mệnh nưóc ta như “ngàn cân treo sợi tóc” cũng như trong cuộc sông thòi bình, thường nhật... bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn và dược phản ánh đậm nét, góp phần hình thành nên diện mạo, tầm vóc, giá trị tư tưởng đạo đức truyền thông dân tộc Việt Nam. Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng đạo đức của dân tộc Việt Nam có sự đan xen phức hợp tư tưởng đạo đức bản địa với tư tưởng đạo đức ngoại lai là Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. Việt Nam nằm vào vị trí giao điểm của các luồng vãn hóa. Đây là cơ sở tạo nên các mõi quan hệ giao lưu vãn hóa với các nưốc trong khu vực Đông Nam Á, mở rộng các mối quan hệ vối các nước Trung Hoa. An Độ và phương Tây. Anh hương, xâm nhập của tư tưởng dạo đức ngoại lai vào xã hội phong kiến Việt Nam từ nhiều phía, qua nhiều con đường: từ nhà nước và nhân dân, bằng con đưòng cưõng bức và tự nguyện tiếp nhận của nhân dân. Hệ tư tưởng Nho - Phật - Lão, đặc biệt là tư tưởng đạo đức 294
  14. Nho giáo đã tác động rất lớn tới đời sông văn hóa, tinh thần và tư tưởng đạo đức con người, xã hội Việt Nam. Nhìn chung, các tư tưởng đạo đức ngoại lai khi vào Việt Nam. đã dược “nội hoá” và dược người dân Việt Nam chắt lọc, kê thừa, phát triển, biến nó thành cái bản địa, hệ quy chiêu, quy tắc. ehuân mực đạo đức của con người, xã hội Việt Xam. Từ đó hình thành nên hệ thống tư tưởng đạo dửc truyền thông dân tộc Việt Nam vỏi hệ giá trị chuẩn mực, đặc sắc, góp phần tạo dựng, xây đắp nên bản sắc. cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam. Nội dung kê thừa truyền thông đạo đức dân tộc Việt Nam: Trên cơ sở khái quát hệ giá trị đạo đức truyền thôYig của nhiều nhà khoa học và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể nhận thấy sự biểu hiện của tư tưởng đạo dức truyền thôYig dân tộc Việt Nam trên những nội dung C J b ản s a u : C Yêu quẻ hương, đất nước không chỉ là trạng thái tình cảm của mỗi người dân đôi với mảnh đất mà trên đó họ đã sinh ra, lớn lên, mà còn là ý thức và tự ý thức, trách nhiệm của mỗi người vê nguồn gốc, giống nòi tổ tông, về cộng dồng quổc gia, dân tộc, về vận mệnh, “sông còn” của dân tộc trước những khó khản, thử thách do thiên tai, địch hoa gây ra. Đối vối mỗi người dân Việt Nam, tình yêu quê hương, dát nước gắn chặt với đạo lý làm người, với đạo đức, nhân cách, phẩm giá. lương tri, chính nghĩa, danh dự, nghĩa vụ làm ngưòi dân đỏi với Tố quốc, làm con cháu đôi vối tổ tiên, làm người đối vối ngưòi... Tư tưởng yêu nước và sự phát triển tư tưởng yêu nước thành chủ nghĩa yêu nước 295
  15. Việt Nam là sợi chỉ đỏ xuyên suốt nội dung và là sự kêt tinh tư tưởng đạo đức truyền thông dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm đâ'u tranh dựng nưốc và giữ nưỏc. Tiếp cận dưói góc độ đạo đức học, tư tưởng yêu nước truyền thống của dân tộc Việt Nam có một sô' đặc trưng chủ yếu sau: Nước là tên gọi thông thường, nhưng nước trên lĩnh vực đạo đức là vân đề cộng đồng người, vấn để dân tộc, quốc gia. Yêu nước là cách nói thông thường, nhưng yêu nước trên lĩnh vực đạo đức là ý thức trách nhiệm vể giống nòi, về cộng đồng, về dân tộc được biểu hiện thành những quan điểm, nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức về con đường, biện pháp đâu tranh giải phóng dân tộc, về động lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, V.V.. Dân tộc Việt Nam trong lịch sử đã trải qua hàng ngàn năm kiên trì đấu tranh chông giặc ngoại bang xâm lược, đã nếm đủ mùi cay đắng và khổ nhục của một dân tộc lầm than, mất nước nên nhiều lần đã phải vùng lên đâu tranh tự giải phóng mình. Ớ đó, yêu quê hương, đất nước không chỉ có lòng căm thù giặc sầu sắc mà còn phải đứng lên, sẵn sàng chiến đâu, hy sinh tuổi trẻ, tính mạng dể bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương. Chủ nghĩa yêu nước đã phát triển thành các quan niệm vê nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đồng bào, vế nguốn gốc cội nguồn sức mạnh, quy tắc sống, hành động, sự cố kết cộng đồng trách nhiệm, con đưòng, biện pháp đánh giặc cứu nưâc, giữ đất, giữ nhà. Trong đó, tư tưởng đạo đức đã được đúc kết thành nguyên lý: cùng một giông nòi, tổ tiên thì phải có nghĩa vụ thương yêu nhau, đùm bọc nhau, giúp đỡ nhau; nếu đoàn kết thì có 296
  16. sức mạnh, chung sức chung lòng thì dòi được non. lấp được biến, nêu tách rời thì ]ẻ loi. cô độc sẽ bị tiêu diệt. V.V.. Tư tưởng yêu nước truvển thông của dân tộc Việt Nam được hình thành lừ rất sớm. gắn liền với quá trình đấu tranh dưng nước và giữ nước, với quá trình hình thành quốr gia dân tộc Việt Nam. Tư tướng yêu nước được thê hiện dưới hình thức cảm xúc, tình cám, bắt đẩu từ tình yêu thường cha mẹ, anh em ruột thịt một cách trong sáng, cao quý. không một chút danh lợi; cao hơn là ý thức bảo vệ gia đình, xóm làng, mồ mả tổ tiên, bảo vệ thành quả lao động của chính mình... Đó là “tài sản vô giá” của dân tộc; dù mức độ và hình thức biểu hiện có khác nhau nhưng tinh thần yêu nước có ỏ mọi người, mọi lứa tuổi, không phần biệt giàu nghèo, sang hèn. Tình cảm và ý thức ấy nếu biết khơi gợi, bồi dưỡng thì nó trở thành ý chí. khí phách, hành động; khiến người ta có thê bâ’t chấp gian khô hv sinh làm nôn những kỳ tích oanh liệt. Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là cái vôYi quý nhất và là đặc điểm của dân tộc Việt Nam, đã được hình thành trong nhân dân ta ngay từ khi dựng nước và phát triển trong quá trình đấu tranh láu dài chống giặc ngoại xâm, xây Hựnpr và hao vệ Tổ quôV Tư tưởng yêu nưốc truyền thông dân tộc Việt Nam đã trở thành giá trị, là cốt cách, phong cách sông, chiến đấu, lao động, học tập của con người Việt Nam, được thử thách thường xuyên, liên tục qua các cuộc chiến tranh chông quân xâm lược, gắn Hển vối ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cưòng. 297
  17. Trong thời Bắc thuộc, hơn một ngàn năm. ông cha ta kiên trì đâu tranh chông sự đô hộ của quân xâm lược phương Bắc, đã khỏi nghĩa hàng trăm lần. trong dó có nhiều lần chiến thắng, song không ít lần thất bại; tuy nhiên, dân tộc ta quyết không sợ, “thất bại keo này, ta lại bày keo khác”, đến năm 938, với chiến thắng quán Nam Hán trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyển, dân tộc ta mỏi giành được quyền độc lập, tự chủ. ơ những thế ký tiếp theo, “thiên triều” phương Bắc lại kéo quân sang xâm lược nước ta thêm bảy lần nữa. c ả bảy lần, ông cha ta đều dũng cảm chiến đâu và chiến thắng oanh liệt. Thòi Cận đại chỉ trong vòng chưa đầy 100 năm sông dưới ách xâm lược của thực dân Pháp, có đến 11 cuộc khơi nghĩa lớn đã nổ ra. Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, mở ra kỷ nguyên mói, nước ta thật sự có độc lập, tự do và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Dân tộc ta luôn đề cao lòng tự hào dân tộc, bằng sức mạnh nội lực dã đứng vững và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử. Yêu nước trong tư tưỏng đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam là một hệ tư tưởng có giá trị và là cách ứng xử có nguyên tắc, chuẩn mực, dậm đà bản sắc, cốt cách con người Việt Nam, nhờ đó, dán tộc Việt Nam luôn ngẩng cao đầu. tồn tại trong danh dự với khí phách quật cường, bất khuất. Những yếu tô đó đã tạo ra mạch sống trường tồn của dân tộc Việt Nam. Yêu nước trong tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam như một biểu tượng thiêng liêng, cao quý, có nhiều yếu tố duy vật, biện chứng, là nguồn gốc xây dựng thê giới quan và nhân sinh quan tiến bộ; nhò đó giúp 298
  18. chúng ta có quan niệm đúng dán về ý nghĩa cuộc đời; vê lẽ sống, cái chết: vê hạnh phúc, khô đau. Một trong những tài sán quý báu của dạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam là tình cảm đặc biệt dôi với quê cha, đất tố. Đó là tình vêu quê hương, manh đất nơi chôn rau cắt rốn của ngưòi dân Việt Nam. là tình cám dôi với cây đa, bến nước, sân đình, đối với lũy tre làng và mảnh ruộng, ao vườn mà từ nơi đó, họ đã sinh ra. lớn lên. gắn bó cả cuộc dời, ở đó có mồ mả tố tiên, có miếng nhau của mình chôn trong lòng dát; dó là nđi có biết bao nhiêu ký niệm của thời ấu thở. nơi mà từ dó họ ra đi rồi lại trở về. Yêu nước trong tư tưởng đạo đức truyền thông dân tộc Việt Nam không mang tính chất duy tâm. thần bí. mặc dù có Ihò cúng tồ tiên như một sô tôn giáo. Các thủ tục thờ cúng người chết, thờ cúng tô tiên, ông bà, cha mẹ, người thân và những ngưòi có công với đất nước, ỏ địa phương nào cùng có. Các vị anh hùng dân tộc đều biến thành “thần”, “thánh” giúp người sông giữ làng, giữ nước. Các lễ hội truvền thống hằng năm của người Việt trong lịch sử dù dưới nhiều màu sắc khác nhau nhưng về cd bản. đều có chung một tụ điểm là hướng dẫn, dẫn dắt các thê hệ con người Việt Nam trở vê với cội nguồn, tự hào vế quê hương. dát nUổc, ilân tôc mình. Rõ ràng là, một trong những cội nguồn tạo nên sức mạnh chính trị tinh thần của dân tộc Việt Nam là các giá trị đạo đức, “lòng nhân đức”, yêu nước, thương người của ông cha ta. Có lẽ yêu nước là mẫu sấ chung đê mọi ngưòi dân chung sức chung lòng gánh vác trách nhiệm dựng xây và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc: điểu này đã được Chủ tịch 299
  19. Hồ Chí Minh khắng định: “mỗi khi Tổ quồc' bị xâm lăng, thì tinh thẩn ây lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mõ, to lốn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tấ t cả lũ bán nước và lũ cướp nước”1. Yêu nưốc trong tư tưởng đạo đức truyền thông dân tộc Việt Nam bị chi phối bơi hệ tư tưởng phong kiến, gắn chặt vối lợi ích và đặc quyển của giai cấp địa chủ phóng kiến: Trong suốt chiểu dài lịch sử, giai cấp địa chủ. phong kiến Việt Nam đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và bẩo vệ dất nước, phát triển dân tộc, dã giương cao ngọn cờ yêu nước lãnh đạo nhân dân ta chống lại ách xâm lược của các thê lực phong kiến phương Bắc và thực dân. Tuy nhiên, đối với giai cấp địa chủ, phong kiến Việt Nam - đất nước độc lập - vấn đề trước hết là sự bình an của thái ấp, sự yên ổn vê quyển bính trong vương triều, sau đó gắn liền vỏi nó là bông lộc của vua quan, bầy tôi. Điều dó phản ánh khá rõ cội rễ sáu xa của tinh thần yêu nước truyền thống dân tộc Việt Nam, đó là yêu nưốc theo lập trường giai cấp phong kiến; gắn chặt với lợi ích và đặc quyền của giai cấp phong kiến. Chính vì thê mà giai cấp địa chủ phong kiến không thê phát huy cao nhất tinh thần yêu nước của nhân dân. Nhưng cũng phải th ấy rằng, chủ nghĩa yôu nưóc tru y ền thống đ ã nuôi dưỡng và tích tụ được những tinh lực của dân tộc qua nhiều thê hệ, hội tụ, kết tinh thành sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 38. 300
  20. ('ác vị anh hùng dân tộc. dặc biệt Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi... là những đại biểu xuất sắc trong nhận thức và phát triển tinh thần yêu nưóc Việt Xam trong lịch sử, chính họ dã nâng nó lên đinh cao của tư tương yêu nước Iruyền thông - vũ khí tinh thần chu yếu của dân tộc ta trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nhân nghĩa: Nhân dân ta (lặc biệt coi trọng nhán nghía, bơi giá trị của nhân nghĩa chính là một trong những yếu tô tạo nên bản chất đạo đức. nhân cách của con người Việt Nam. Trong lịch sử dân tộc. có lúc nhân dân ta dã gọi nhân nghĩa là “đạo nhân nghĩa” với nội dung sâu rộng hơn tư tưỏng “nhân nghĩa”eủa Nho gia. Điểm khác biệt so với nhân nghĩa trong giáo lý của đạo Khổng Mạnh, Nguyễn Trãi đã đề xuất một tư tưởng nhân nghĩa với nội dung thân dân. vì dân. Vì thế. mỏ đầu bài Binh Ngô đại cáo. ông viết: “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân”. Với ông, nhân nghĩa là đánh giặc, là cứu nước, là giúp dân: “Phàm việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc” (Lại thư trả lời Phương Chính), và “đem đại nghĩa đổ thắng hung tàn; lây chí nhân đề thay cường bạo” (Bình Ngô đại cáo). Ông đã phát triển, đưa tư tương nhân nghĩa lên dính cao, làm cho tư tương đạo dức truyền thông dân tộc Việt Nam hoàn thiện hơn. sâu sắc hơn. “Nhân" là lòng thương yêu con người. Đạo lý này hợp với dạo trời, lòng người, phản ánh đúng xu thê phát triển của dân tộc Việt Nam. Đức nhân là tiêu chuẩn cao nhất, làm nền tảng cho các đức khác. “Trí có thể được lòng dân, nhưng nếu không có nhân thì không bển; dũng có thê khuất phục dược dân, nhưng nếu không có nhân thì không 301
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2