intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

DỰ ÁN “ Trồng thử nghiệm giống thông Pà Cò trên địa bàn tỉnh lai châu ”

Chia sẻ: Lê Thanh Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:42

123
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông Pà Cò hay còn gọi là Thông Quảng Đông ( Pinus kwangtungensis) là một loài thực vật cổ, đặc hữu của miền bắc Việt Nam và Nam Trung Hoa, được phát hiện lần đầu tiên tại khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò, tỉnh Hòa Bình vào những năm 1980.Loài thông năm lá này có sự phân bố tự nhiên rải rác tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn (Nguyễn Tiến Hiệp et al.,2004).Thông Quảng Đôn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: DỰ ÁN “ Trồng thử nghiệm giống thông Pà Cò trên địa bàn tỉnh lai châu ”

  1. SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT TỈNH LAI CHÂU TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP DỰ ÁN “ Trồng thử nghiệm giống thông Pà Cò trên địa bàn tỉnh lai châu ” Cơ quan chủ quản : ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu Chủ đầu tư : Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lai Châu Đơn vị thực hiện : Trung tâm giống Nông nghiệp tỉnh Lai Châu Thời gian thực hiện : Từ 2013 – 2016 Tam Đường, tháng 03 năm 2013 1
  2. THUYẾT MINH DỰ ÁN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 1.Tên dự án: “Trồng thử nghiệm giống thông Pà Cò trên địa bàn tỉnh lai châu.” 1.1 Địa điểm : Phong Thổ và Tam Đường. Quy mô diện tích của dự án: 6 ha, trong đó: + Trồng thử nghiệm tại Tam Đường 3ha. + Trồng thử nghiệm tại Phong Thổ là 3ha. 2.Mã số: 3.Cấp quản lý: Cấp tỉnh 4.Thời gian thực hiện: Từ tháng 03/2013 đến tháng 06 /2016 5.Dự kiến kinh phí thực hiện: 737.971.002 triệu đồng. Trong đó, Ngân sách sự nghiệp khoa học tỉnh: 737.971.002 triệu đồng - Nguồn khác: 36.300000 triệu đồng. 6.Tổ chức chủ trì thực hiện Dự án: Tên tổ chức: Trung tâm giống nông nghiệp tỉnh Lai Châu Địa chỉ: Thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, Tỉnh Lai Châu Điện thoại: 02313.879.699 Fax: : 02313.879.699 7.Chủ nhiệm Dự án Họ, tên:Lê Văn Tuấn Học hàm, học vị: kĩ sư lâm nghiệp Chức vụ: cán bộ kỹ thuật Địa chỉ: Thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường,Tỉnh Lai Châu E-mail: letuan2810mc@gmail.com Mobile: 0983.427.465 8.Cơ quan chủ trì chuyển giao công nghệ: Tên cơ quan : Trung tâm giống nông nghiệp tỉnh Lai Châu. Địa chỉ: : Thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, Tỉnh Lai Châu. Điện thoại: 02313.879.699 2
  3. 9. Tính cấp thiết của dự án Thông Pà Cò hay còn gọi là Thông Quảng Đông ( Pinus kwangtungensis) là một loài thực vật cổ, đặc hữu của miền bắc Việt Nam và Nam Trung Hoa, được phát hiện lần đầu tiên tại khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò, tỉnh Hòa Bình vào những năm 1980.Loài thông năm lá này có sự phân bố tự nhiên rải rác tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn (Nguyễn Tiến Hiệp et al.,2004). Đặc điểm : Cây gỗ to, cao đến hơn 25 m, đường kính thân 50–70 cm, thường xanh, có chồi đông với các vảy chồi màu nâu nhạt. Lá mọc 5 chiếc một ở đầu cành ngắn và các cành ngắn này lại mọc chụm trên đầu cành dài. Lá hơi cong, dài 4 – 7 cm, rộng 1 - 1,2mm, mặt cắt ngang hình 3 cạnh, mép có răng cưa.Nón cái mọc đơn độc, hình trứng, khi chín hơi nằm ngang hay dựng đứng dài 6 – 7 cm, đường kính 4,5 - 5,5 cm; gồm 20 - 35 vảy, hình trứng ngược, dài 2,5 cm, rộng 1,5 cm, mái vảy gần hình thoi, có rốn ở giữa mái. Hạt hình bầu dục, dài 10 - 12mm, rộng 5 - 6mm, mang một cánh mỏng dài 2 cm, rộng 8mm ở đỉnh. Giá trị kinh tế : là cây đa mục tiêu vừa trồng làm rừng đặc dụng, rừng sinh thái.Là loài thân gỗ lớn, được dùng làm nhà, đóng đồ gia dụng gia đình bền, đẹp . Ngoài ra còn ra còn có tiềm năng làm cây cảnh do có tán lá đẹp (Nguyễn Đức Tố Lưu, Thomas.P.I.,2004) và làm thuốc (Nguyễn Văn Tập et,al.,2011). Nghiên cứu loài ở khu BTTN Xuân Nha (Mộc Châu, Sơn La) cho thấy thông Pà Cò có chứa hơn 0,03% lượng tinh dầu với 30 loại hợp chất khac nhau, (Trần Huy Thái, Phùng Thị Tuyết Hồng, 2007). Theo các nghiên cứu hiện đại, tinh dầu thông có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi sinh vật gây bệnh (trực khuẩn lao, ly, thương hàn, tụ cầu, liên cầu và phế cầu...). Nó cũng có khả năng chống co thắt cơ trơn và chống viêm.Trong y học cổ truyền Việt Nam, tất cả các bộ phận của cây thông đều được dùng làm thuốc, cụ thể là: - Tinh dầu thông: Dùng làm thuốc bôi chữa các bệnh ngoài da như ghẻ (chỉ bôi một lớp mỏng để tránh bị rộp da). Có thể phối hợp tinh dầu thông với cồn long não để xoa bóp trị đau nhức. - Tùng hương (nhựa thu được sau khi cất lấy tinh dầu thông): Có tác dụng chữa mụn nhọt, ghẻ lở, mủ rò. Dùng tùng hương đắp lên vết thương, vết thương sẽ cho chóng lành. Tùng hương cũng được phối hợp với các vị thuốc khác (hoàng liên, hoàng cầm, khổ sâm, đại hoàng, hạt xà sàng, khô phàn) để nấu cao dán nhọt. - Tùng tiết (đốt mắt ở cành thông): Để chữa đau nhức răng, có thể ngâm tùng tiết với rượu (tỷ lệ 50%) rồi chấm rượu thuốc vào nơi bị đau (hoặc pha loãng với nước để ngậm). Tùng tiết còn được dùng để chữa tê thấp, nhức mỏi, khớp 3
  4. sưng đau (mỗi ngày lấy 12-20 g phối hợp với các vị thuốc khác, sắc hoặc ngâm rượu uống). - Tùng mao (lá thông): Có tác dụng chữa lở loét nếu kết hợp với một số loại lá khác (long não, khế, thanh hao) để nấu nước tắm. Nếu bị đau cơ, nhức mỏi gân xương, ứ máu bầm tím, có thể lấy lá thông tươi băm nhỏ, ngâm với nước, dùng nước thuốc xoa bóp chỗ đau. - Tùng hoàng (phấn hoa thông): Có tác dụng chữa đau đầu, choáng váng, chóng mặt (ngày dùng 4-8 g sắc uống) hoặc trị mụn nhọt lở loét, chảy nước vàng (lấy bột tùng hoàng rắc vào vết thương). - Quả thông: Có tác dụng chữa ho (quả thông 10 g, kết hợp lá hẹ và lá kinh giới mỗi thứ 12 g sắc uống ngày 2 lần). - Vỏ thông: Được dùng để chữa vết thương lở loét (lấy vỏ thông và vỏ cây sung lượng bằng nhau, đốt thành than, tán nhỏ, rây lấy bột mịn, rắc vào chỗ tổn thương. Một công trình khoa học ở Nhật Bản cũng cho thấy, cao quả bạch thông giúp ức chế sự phát triển của HIV trong các tế bào bạch huyết. Các lương y Ấn Độ dùng dầu thông làm thuốc long đờm, trị viêm phế quản mạn tính, đau bụng do đầy hơi, chảy máu nhẹ ở chân răng và mũi. Người Ấn Độ còn dùng dầu này làm thuốc bôi ngoài da để điều trị đau lưng, viêm khớp và đau dây thần kinh. Tại Nhật Bản, cao quả thông được sử dụng để điều trị các u ở dạ dày và bệnh bạch cầu. Ở Việt Nam hiện trạng bảo tồn của thông Pà Cò được đánh giá ở cấp VU (sẽ nguy cấp) theo sách đỏ Việt Nam (2007). Đây cũng là loài được bảo vệ trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm, đây là loài thuộc nhóm 1 được bảo vệ theo nghị định 32/2006/NĐ – CP của chính phủ. 9.1 Cơ sở pháp lý Căn cứ pháp lệnh của ủy ban thường vụ quốc hội số 15/2004/PL- UBTVBH11 ngày 24/03/2004 về giống cây trồng. Căn cứ quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009, của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển giống cây nông - lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến 2020. Căn cứ chỉ thị của thủ tướng chính phủ số 130-TTg ngày 27/03/1993 về việc quản lý và bảo vệ động vật, thực vật quý hiếm. Căn cứ nghị định số 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của hội đồng bộ trưởng quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiế cứ ng m và chế độ quản, lý bảo vệ. 4
  5. Căn cứ nghị định 32/2006/NĐ-CP Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Căn cứ thông tư liên tịch của bộ tài chính, bộ khoa học và công nghệ số 44/2007TTLT-BTC - ngày 07/05/2007 hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước. Quyết định Số 38/2005/QĐ-BNN, ngày 06 tháng 07 năm 2005: Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng. Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Quyết định số 48/1999/QĐ-TSNL, ngày 05/5/1999 của Sở Thủy sản Nông lâm Banh hành Quy định việc lập hồ sơ các hạng mục lâm sinh thuộc Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Thông tư 02/NN-KNKL/TT ngày 01/03/1997 của bộ NN&PTNT. Hướng dẫn thi hành nghị định 07/CP của chính phủ về : - Kiểm tra công nhận giống mới,cây mẹ,nguồn giống. - Khảo nghiệm hoặc sản xuất thử giống mới chọn tạo,giống nhập khẩu và giống đưa từ vùng này sang vùng khác. Lệnh số 03/204/L/CTN ngày 05/04/2004 của chủ tịch nước CHXHCNVN ban hành pháp lệnh giống cây trồng. Căn cứ quyết định 582/QĐ-NSY, ngày 02/11/1987của chủ nhiện UBKH- KTNN quy định tạm thời về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan bảo tồn, lưu giữ , sử dụng nguồn gen. Quyết định 2177/1977/QĐ/BKHCNMT ngày 30/12/1997 về việc ban hành quy chế quản lý, bảo tồn nguồn gen động thực vật, vi sinh vật. Căn cứ quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Lai Châu về việc ban hành quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Căn cứ quyết định Số 661/QĐ-TTg ngày 29-7-1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. 9.2 Cơ sở thực tiễn 5
  6. Vùng dự án có hệ thống thủy lợi, giao thông tương đối hoán chỉnh và đang từng bước kiên cố hóa, là điều kiện thuận lợi để vận chuyển, tưới tiêu và sản xuất cây giống.mặt khác hai huyện Tam Đường và Phong Thổ có hệ thống giao thông liên huyện, liên xã tương đối thuận lợi. Địa phương có nguồn nhân lực dồi dào, cần cù, chịu khó, nhiều kinh nghiệm về cây rừng. 9.3Về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh lai châu Vị trí địa Năm̀ ở phiá Tây Băć cuả Tổ Quôc,́ Lai Châu năm ̀ cach ́ thủ đô Hà Nôị 450km về phiá Tây Băć (theo đường bô), ̣ có toạ độ điạ lý từ 21 51 phut́ đêń o 22 49 phut́ vĩ độ Băć và 102 19 phut́ đêń 103 o59 phut́ kinh độ Đông . o o a. Vị trí điạ lý. Năm ̀ ở phiá Tây Băć cuả Tổ Quôc, ́ Lai Châu năm ̀ cach ́ thủ đô Hà Nôị 450km về phiá Tây Băć (theo đường bô), ̣ có toạ độ điạ lý từ 21051 phut́ đêń 220 49 phut́ vĩ độ Băć và 102 o19 phut́ đêń 103 o59 phut́ kinh độ Đông. Phiá Băć giaṕ tinh ̉ Vân Nam - Trung Quôc; ́ phiá Đông giaṕ với tinh ̉ Laò Cai, Yên Bai, ́ Sơn La; phiá Tây và phiá Nam giaṕ với tinh ̉ Điêṇ Biên. Lai Châu có 273km đường biên giới với cửa khâu ̉ quôć gia Ma Lù Thang ̀ và nhiêu ̀ lôí mở trên tuyên ́ biên giới Viêṭ – Trung trực tiêṕ giao lưu với cać luc̣ điạ rông ̣ lớn phiá Tây Nam (Trung Quôc); ́ được găn ́ với khu vực tam giać kinh tế Hà Nôị – Haỉ Phong ̀ – Quang ̉ Ninh băng ̀ cać tuyên ́ Quôć lộ 4D, 70, 32 và đường thuỷ sông Đa.̀ Lai Châu có tiêm ̀ năng để phat́ triên̉ dich ̣ vụ – thương mai, ̣ xuât́ nhâp̣ khâu ̉ và du lich, ̣ đông ̀ thời, cung ̃ có vị trí chiêń lược hêt́ sức quan trong ̣ về quôć phong,̀ an ninh và bao ̉ vệ chủ quyên ̀ biên giới quôć gia. Lai Châu là vung ̀ đâù nguôǹ và phong ̀ hộ đăc̣ biêṭ chủ yêu ́ cuả sông Đa,̀ đam ̉ bao ̉ sự phat́ triên ̉ bêǹ vững cuả quôć gia, trực tiêp ́ là cać công trinh̀ thuỷ điêṇ lớn trên sông Đà và vung ̀ châu thổ sông Hông. ̀ b. Khí hâu: ̣ Lai Châu có chế độ khí hâụ điên̉ hinh̀ cuả vung ̀ nhiêṭ đới với ngaỳ nong, ́ ̣ it́ chiụ anh đêm lanh, ̉ hưởng cuả bao. ̃ Khí hâu ̣ trong năm chia lam ̀ hai muà rõ rêṭ là muà khô và muà mưa. Muà mưa ở Lai Châu thường keo ́ daì từ thang ́ 5 đên ́ thang ́ 9, Tam Đường từ tháng 4-9; mưa rât́ nhiêù với nhiêṭ độ và độ âm ̉ không khí cao. Đâù muà mưa thường hay có mưa đa.́ Mưa nhiêu, ̀ tâp̣ trung vao ̀ giữa cać thanǵ 6, ̣ 7, 8 (âm lich), chiêḿ 80% lượng mưa cả năm. Trong thời gian đo,́ tông ̉ lượng mưa trung binh ̀ vaò khoang̉ 2.500 – 2.700mm. Nhiêṭ độ trung binh ̀ vaò muà mưa thường ở mức 25 C – 35 C. Muà khô lanh o o ̣ băt́ đâu ̀ từ thang ́ 11 năm trước đên ́ ́ 3 năm sau, khí hâụ lanh, thang ̣ độ âm̉ cuả lượng mưa tương đôí thâp. ́ Có những thanǵ về muà nay,̀ lượng mưa chỉ đaṭ từ 5 đên ́ 20mm. Vao ̀ những đợt ret́ nhât, ́ nhiêù nơi, nhiêṭ độ trung binh̀ xuông ́ tới 4 – 5 C, kem o ̀ theo lanh ̣ có sương mù daỳ ̣ gió bâć và sương muôi, đăc, ́ đăc̣ biêṭ có cả tuyêt́ ở những vung ̀ cao, nhât́ là ở Dao ̀ San - Phong Thô;̉ ngoaì ra coǹ có mưa đa,́ gió lôć thường xay ̉ ra vao ̀ đâù muà mưa với tân ̀ suât́ trung binh̀ 1,3 – 1,5 ngay/năm. ̀ Thang ́ 4 và thang ́ 10 là thời gian 6
  7. chuyên̉ giao giữa 2 mua. ̀ Vaò thời gian nay, ̀ nhiêṭ độ chênh lêch ̣ giữa ban ngaỳ và ban đêm rât́ cao, nhiêu ̀ khi nhiêṭ độ buôỉ trưa lên tới 38 C, nhưng về đêm nhiêṭ độ o hạ xuông ́ chỉ con ̀ 18 – 20 oC. Nhiêṭ độ không khí binh ̀ quân hang ̀ năm là 22 – 25 o C. c. Điạ hinh ̀ Lai Châu có đăc̣ điêm ̉ điạ hinh ̀ là vung ̀ lanh ̃ thổ nhiêu ̀ day ̃ nuí và cao nguyên (Tam Đường : địa hình chia cắt phức tạp; Phong Thổ : địa hình núi thấp và núi trung bình xen lẫn thung lũng cacxtơ (gần 70% diện tích có độ dốc lớn trên 25o). Phiá Đông khu vực naỳ là daỹ nuí Hoang̀ Liên Sơn, phiá Tây là daỹ nuí Sông Mã (độ cao 1.800m). Giữa hai daỹ nuí đồ sộ trên là phâǹ đât́ thuôc̣ vung ̀ nuí thâp ́ tương đôí rông ̣ lớn và lưu vực sông Đà với nhiêu ̀ cao nguyên đá vôi (daì 400km, ̣ từ 1 – 25km, cao 600 – 1.000m). Trên 60% diêṇ tich rông ́ có độ cao trên 1.000m, trên 90% diêṇ tich ́ có độ dôć trên 25 , bị chia căt́ manh o ̣ bởi cać day ̃ nuí chaỵ daì theo hướng Tây Băć – Đông Nam, xen kẽ là cać thung lung ̃ có điạ hinh ̀ tương đôí băng̀ phăng ̉ như: Mường So, Tam Đường, Binh ̀ Lư, Than Uyên… Có đinh ̉ nuí Phan Xi Păng cao 3.143m, Pu Sam Caṕ cao 1.700m… Nuí đôì cao và dôc, ́ xen kẽ nhiêù thung lung ̃ sâu và hep, ̣ có nhiêu ̀ sông suôi, ́ nhiêù thać ghênh, ̀ dong ̀ chay ̉ lư u lượng lớn nên có nhiêù tiêm ̀ năng về thuỷ điên ̣ Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Lai Châu có 587.582 người. Trong đó, lao động xã hội toàn tỉnh là 282.983 người, chiếm 48,1% dân số. Trên địa bàn tỉnh có 23 dân tộc, đông nhất là dân tộc Thái có 206.001 người, chiếm 35,05%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Mông có 170.460 người, chiếm 29,01%; dân tộc Kinh có 99.094 người, chiếm 16,86%; dân tộc Dao có 39.575 người, chiếm 6,73%; dân tộc Khơ Mú có 14.894 người, chiếm 2,53%; dân tộc Hà Nhì có 14.314 người, chiếm 2,43%; dân tộc Giáy có 9.018 người, chiếm 1,53%; dân tộc La Hủ có 6.824 người, chiếm 1,16%; dân tộc Lào có 6.613 người, chiếm 1,12%; các dân tộc khác chiếm 3,58%. Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 10 huyện, thị; 157 xã, phường thị trấn; tỷ lệ người biết chữ chiếm 85%. Số học sinh phổ thông, niên học 2002-2003 có trên 137.262 em; số giáo viên có 6.238 người. Số thày thuốc có 2.879 người, bình quân y, bác sỹ trên 1 vạn dân là 166 người. Tài nguyên đất : Tỉnh Lai Châu có 1.691.924 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất lâm nghiệp là 511.565 ha, chiếm 30,23%; diện tích đất chuyên dùng là 8.849 ha, chiếm 0,52%; diện tích đất ở là 3.923 ha, chiếm 0,23%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối là 1.017.043 ha, chiếm 60,11%. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 143.329 ha, chiếm 95,20%, riêng đất lúa là 18.874 ha gieo trồng được 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 2.517, chiếm 1,67%. Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần 7
  8. phủ xanh là 978.241 ha, bãi bồi có thể sử dụng là 3.654 ha, đất chưa được khai thác là 5.156 ha. Đặc điểm địa hình các lô trồng rừng : - Độ cao : Cả hai huyện Phong Thổ và Tam Đường đều có độ cao trên 700m so với mực nước biển. - Độ dốc : huyện Phong Thổ và Tam Đường có độ dốc trên 25 o * Thực bì, thổ nhưỡng của vùng dự án : - Thực bì - Có loài cây bụi ưu thế : Cỏ tranh, lau lách có chiều cao 0,8 – 0,9 m, độ che phủ cao. - Sim, mua, thành ngạnh, có chiều cao 0,9 – 1,0 m. - Ràng ràng chiều cao 0,6 – 0,7m độ che phủ cao, xen lẫn sim, mua. - Tre nứa mọc thành bụi nhỏ phân bố rải rác. -Nhóm thực bì thuộc nhóm 2. * Thổ nhưỡng : - Độ dầy tầng đất ≥ 30 cm. - Tỷ lệ đá lẫn < 40%. - Tỷ lệ đá lộ đầu < 40%. Nhóm đất - Địa bàn trồng rừng, chủ yếu là đất cát pha, ẩm, tơi xốp, Đất sét pha thịt, chặt, khô, tầng đất mỏng
  9. Mạng lưới bưu chính viễn thông: Số lượng bưu cục và dịch vụ có đến các huyện và một số xã; hiện số máy điện thoại toàn tỉnh có 12.000 cái, bình quân có 2 máy/100 dân. Về xoá đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội: công tác xoá đói giảm nghèo luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo. Trong 5 năm tỉnh đã thực hiện lồng ghép nhiều nguồn vốn như chương trình 135, chương trình 120, chương trình 134, chương trình 186… để hỗ trợ nhân dân thực hiện xoá đói giảm nghèo. Khi chia tách, tỷ lệ hộ đói nghèo 31,2% (theo chuẩn cũ, tương đương khoảng 65% theo chuẩn mới), đến năm 2007, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm xuống còn 39,89% (theo chuẩn mới). Đặc biệt, vấn đề an ninh lương thực luôn được đảm bảo, năm 2007, bình quân lương thực đầu người đạt 408 kg/năm, tăng 119 kg so với năm 2003. Hoạt động giáo dục đào tạo nâng cao dân trí có nhiều tiến bộ. Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ được duy trì và giữ vững.Năm học 2009- 2010 có 392 trường với 5.759 lớp, tăng 27 trường, 306 lớp so với năm 2008- 2009. Tổng số học sinh ra lớp là 104.209 học sinh, tăng 6.117 học sinh so với năm học trước. Tính đến cuối năm 2009, đã hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở 23 xã, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. 9.4 Đánh giá chung vùng dự án: a. Thuận lợi. Tỉnh Lai Châu cũng có những tiềm năng và thế mạnh như: có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng, có điều kiện sinh thái và bản sắc văn hóa dân tộc phong phú mở ra cho Lai Châu triển vọng về phát triển du lịch, dịch vụ xuất nhập khẩu; với diện tích lưu vực lớn, lượng mưa hàng năm cao, có mạng lưới sông suối khá dầy, độ dốc lớn, Lai Châu có nhiều tiềm năng để phát triển thuỷ điện; có tiềm năng về khoáng sản với chủng loại rất phong phú như: Đất hiếm, sắt, đồng, chì, vàng… có khả năng khai thác, chế biến phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu; có tiềm năng về đất đai, sinh thái để phát triển nền nông nghiệp phong phú và đa dạng Nằm ở độ cao trên 600m so với mực nước biển, địa hình chủ yếu đồi núi thấp; khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia 2 mùa rõ rệt, biên độ ngày đêm chênh lệch lớn; đất đai có tầng canh tác dầy, tỷ lệ mùn cao; cơ sở hạ tầng chính như: điện, đường, thủy lợi …cơ bản đã được đầu tư; lực lượng lao động dồi dào, nhân dân có kinh nghiệm. Tiềm năng về nông lâm nghiệp: đất đai, thổ nhưỡng phong phú, khí hậu đa dạng với nhiều vùng khí hậu khác nhau tỉnh đang tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp theo lợi thế do điều kiện tự nhiên đem lại như: phát triển các loại rau, hoa, dược liệu, cây ăn quả ôn đới tại cao nguyên Sìn Hồ, Hồ Thầu, Dào San; phát triển cây chè tại thị xã Lai Châu, Tam đường, Than 9
  10. uyên, Tân Uyên; phát triển cây Thảo quả ở Dào San huyện Phong Thổ, Mường Tè. Phát triển cây cao su ở các huyện Sìn Hồ, Phong Thổ, Mường Tè. Địa hình cảnh quan khí hậu Lai Châu khá đa dạng và phong phú, vừa có những cánh đồng, thung lũng lớn ở Than Uyên, Hồ Thầu vừa có núi cao Sìn Hồ, Mường Tè và kiểu địa hình Kast (núi và hang động) hùng vĩ. Ngay sát quốc lộ 4D, cách không xa trung tâm du lịch Sa Pa là hệ thống hang động Tiên Sơn, huyền ảo hấp dẫn được coi là loại động đẹp nhất vùng Tây Bắc. Địa hình Lai Châu còn hình thành các cao nguyên có phong cảnh đẹp như Sìn Hồ, Dào San, Bình Lư. Cao nguyên Sìn Hồ, có khí hậu mát lạnh quanh năm như Sa Pa, mang nhiều sắc thái tự nhiên của vùng ôn đới càng có khả năng thu hút du khách. Các nhà nghiên cứu cho rằng ở Lai Châu có một số cao nguyên với khí hậu ôn hoà nhiệt đới thuận lợi từ 15 độ C đến 21độ C, có khả năng mở ra một loại hình du lịch chữa bệnh. b. khó khăn Sau khi chia tách, Lai Châu là tỉnh khó khăn nhất, thể hiện trên các mặt: địa hình dốc, phân cắt phức tạp, đất đai rộng nhưng thiếu đất sản xuất; xa các trung tâm kinh tế lớn, giao thông đi lại khó khăn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển, hạ tầng đô thị thị xã và các thị trấn phải xây dựng mới hoàn toàn; quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, phần lớn là tự cấp, tự túc, sản xuất hàng hoá nhỏ bé, phân tán, kém hiệu quả; thu ngân sách quá nhỏ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và thiếu bền vững; tỷ lệ hộ đói nghèo cao; nguồn nhân lực vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng đặc biệt là đội ngũ cán bộ ở các cấp chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; mặt bằng dân trí và chất lượng lao động thấp. Hai huyện Tam Đường và Phong Thổ đều là huyện mới nên cũng gặp một số khó khăn nhất định trong phát triển kinh tế. Có lực lượng lao động trẻ dồi dào nhưng phần lớn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, khó giải quyết việc làm. Trình độ dân trí không đồng đều, tập quán sinh hoạt phức tạp, tỷ lệ hộ nghèo còn nhiều.Do đó rất khó khăn trong việc chuyển giao kỹ thuật mới. Tình trạng thả rông gia súc bừa bãi còn phổ biến (ảnh hưởng đến nông - lâm nghiệp,không kiểm soát được dịch bệnh, không tận dụng được nguồn phân bón….) 9.5 Sự cần thiết triển khai dự án - Về môi trường sinh thái: Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có địa hình dốc, chia cắt mạnh, có nhiều sông suối, lụt bão thường xuyên đe dọa, dân số lại cao, diện tích đất bình quân trên đầu người thấp, diện tích và chất lượng rừng hiện nay không 10
  11. đáp ứng được nhu cầu về mặt kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Suy giảm tài nguyên rừng hiện nay đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cung cấp nguồn nước, tăng mức độ lũ lụt, hạn hán, rửa trôi, bào mòn đất đai; Tính đa dạng của rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loại động, thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Dân số và nhu cầu sử dụng sản phẩm của rừng ngày càng làm tăng sức ép tới tài nguyên rừng hiện còn. Do vậy, vì mục đích an ninh môi trường, sinh thái thì một mặt phải sử dụng bền vững vốn rừng hiện có ngoài ra còn phải tạo thêm nhiều rừng mới để đáp ứng nhu cầu về lâm sản và bảo vệ nguồn gen quý (chuyển vùng, nhân giống những loài cây quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng ). - Về kinh tế Theo số liệu công bố diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn quốc năm 2002 (quyết định số 2490/QĐ - BNN – KL ngày 30/7/2003 của bộ trưởng bộ Nông nghiệp và PTNT ) thì tổng số diện tích đồi , chưa có rừng là 7,350,082 ha.Căn cứ vào vốn rừng hiện có, quỹ đất hiện còn; nguồn gen cây quý hiếm đang bị đe dọa ; nhu cầu rừng đặc sản lớn, cần phải trồng mới. - Về xã hội : Rừng chủ yếu tập trung ở vùng trung du, miền núi hoặc vùng xa xôi hẻo lánh. Theo tổng quan lâm nghiệp hiện có khoảng 24 triệu đồng bào dân tộc, chủ yếu là người nghèo đang sống trong và gần rừng. Tập quán sống chủ yếu là dựa vào khai thác lâm sản, du canh phát nương làm rẫy cộng với sự tăng dân số đã là một trong những nguyên nhân chính làm tài nguyên rừng ngày càng bị cạn kiệt và thu nhập của người dân từ rừng trở nên ngày càng thấp. Tạo công ăn việc làm là một trong những mục tiêu quan trọng nhằm nâng cao đời sống người dân miền núi sống cạnh rừng. Đối với ngành lâm nghiệp cần tạo mọi điều kiện, cơ sở pháp lý để người dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, có lợi ích hưởng lợi từ rừng. Vì vậy, việc xây dựng các chương trình, dự án có mục tiêu và giải pháp thực hiện sẽ góp phần nâng cao đời sống người dân miền núi. Dự án trồng khảo nghiệm thông Pà Cò kết hợp với dự án trồng 5 triệu hecta rừng trong đó có mục tiêu nâng cao độ che phủ đạt 43% thông qua việc bảo vệ rừng hiện có, xúc tiến tái sinh và trồng rừng mới, đồng thời sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người là một ví dụ. Ngoài ra, việc lồng ghép, kết hợp với các chương trình quốc gia có mục tiêu khác (chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình quốc gia về hỗ trợ việc làm v.v. ) là những giải pháp thực hiện đồng bộ có hiệu quả nhất. Qua những ưu điểm kể trên, dự án trồng khảo nghiệm giống Thông Pà Cò trên địa bàn tỉnh Lai Châu là cần thiết. 11
  12. 9.6 Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được chuyển giao: Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được chuyển giao thể hiện qua các khâu như giống cây,quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cụ thể như sau : - Về giống : Để ứng nhu cầu của dự án ,hom được chọn làm giống phải được lấy từ cây bố mẹ thuần chủng, khỏe mạnh, không sâu bệnh, không cụt ngọn, lá màu xanh sẫm. - Về phân bón, hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật :Các loại phân bón được sử dụng trong trồng rừng là những loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ, có trong danh mục được phép sản xuất,kinh doanh tại Việt Nam. Các sản phẩm này được lựa chọn nhằm giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế sử dụng thuốc hóa học, vừa bảo vệ được sức khỏe con người lại giảm thiểu được chi phí sản xuất. Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải được tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc (đúng thuốc, đúng loại sâu bệnh, đúng thời gian, đúng nồng độ, liều lượng ) và các đồ dùng bảo hộ. Đối tượng hưởng lợi : Đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ dự án là những cá nhân, hộ nông dân tham gia dự án. Các cá nhân, hộ nông dân tham gia dự án sẽ được tập huấn kỹ thuật về các khâu như : kỹ thuật trồng cây, chăm sóc...Qua dự án, người dân biết được quy trình kỹ thuật trồng và hướng tới trồng trên quy mô rộng. Sản phẩm thu được từ dự án là cơ sở cho hoạt động ngoại vi hoặc tái lập lại quần thể tự nhiên của loài tương tự. Dự án thành công sẽ là tấm gương sáng cho các huyện, tỉnh khác học tập, qua đó sẽ cải thiện được đời sống kinh tế xã hội của người dân trong vùng. II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN 1. Mục tiêu chung: Trồng khảo nghiệm giống Thông Pà Cò thành công nhằm cho phép áp dụng vào hoạt động phục hồi tái sinh vào các quần thể tự nhiên của cây cũng như bảo tồn loài cây quý này trong điều kiện chuyển chỗ phát triển quần thể của loài trên địa bàn hai huyện nói chung, tỉnh Lai Châu nói riêng. 2. Mục tiêu cụ thể Kết luận được tính thích nghi, khả năng tạo giống, sinh trưởng và phát triển của giống cây được khảo nghiệm. Đề xuất giải pháp phát triển giống cây đã được khảo nghiệm trên địa bàn tỉnh. 1.2.Nội dung 12
  13. Trồng thử nghiệm giống thông Pà Cò nhằm đánh giá khả năng thích nghi của giống với điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng,..tại Lai Châu. Mô hình trồng giống thông Pà Cò thành công là cơ sở nhân rộng diện tích quy hoạch giống thông Pà Cò trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Tăng cường công tác tuyên truyền đến nhân dân trong Tỉnh về giá trị bảo tồn của các loài cây hạt trần quý hiếm. 1.3.Giải pháp thực hiện: Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm : Các hộ nhận khoán được hưởng toàn bộ sản phẩm tỉa thưa, nông sản và các lâm sản phụ dưới tán rừng. Khi hết thời hạn khoán nếu hộ nhận khoán có nguyện vọng và trong quá trình nhận khoán thực hiện bảo vệ rừng tốt thì được nhận khoán chu kỳ tiếp theo. Giải pháp về nguồn vốn : ngân sách sự nghiệp khoa học hỗ trợ 100% . 1.4 Tiến độ thực hiện: TT Các nội dung, công việc Sản phẩm Thời Người, cơ thực hiện chủ yếu phải đạt gian quan thực (BĐ-KT) hiện 1 2 3 4 5 1 Nội dung 1:Điều tra về Báo cáo chuyên đề, Tháng 3 Trung tâm khí hậu,thổ nhưỡng … bản mô tả đặc – 5/2013 giống,ban của vùng dự án. điểm chính của quản lý dự giống cây, kĩ thuật án. trồng cây của điểm nghiên cứu trồng thử nghiệm,hạn chế, tiềm năng, giải pháp cho sự phát triển lâu dài. 2 Nội dung 2: Trồng thử nghiệm giống thông Pà Cò. - Thí nghiệm trồng thử Giống đồng đều Tháng Trung tâm giống thông Pà Cò cây cao 15-20cm, 6/2013 - giống,ban 13
  14. đường kính cổ rễ 01/2015 quản lý dự 0,3-0,4cm, lá xanh án. đậm, rễ phát triển đều, không bị sâu, bệnh 3 Nội dung 3: Nghiên cứu quy trình kỹ thuật 2014 - Trung tâm quy kỹ thuật trình trồng trồng thử nghiệm 2015 giống. thử nghiệm tại hai cây thông Pà Cò huyện. trên địa bàn Tam Đường và Phong Thổ. Quy trình dễ làm, có cây giống thuần chủng. 4 Nội dung 4 :Xây dựng Mô hình trình diễn, Trung tâm mô hình trồng thông Pà tổng quy mô là 6ha giống, Cò trên địa bàn hai (mỗi huyện là 3ha ) BQLDA,cá huyện. c hộ dân a, Chuyển giao kỹ thuật 40 hộ dân được tập 2013 - Trung tâm huấn. 2015 giống. b, Xây dựng mô hình Trung tâm Trồng rừng tại hai giống,BQL huyện DA, các hộ dân. c, Hội thảo đánh giá và Các báo cáo, báo 2013 - Trung tâm chuyển giao cáo thực hiện, báo 2015 giống. cáo cấp tỉnh. 15. Sản phẩm của dự án: T Tên sản phẩm Mức chất Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật T lượng Số lượng 1 Giống cây thông Pà 9600 cây thông Pà Cò. Đạt tiêu chuẩn bộ, nghành. Cò 14
  15. 2 Phong Thổ 3ha. Mô hình trồng 1600 cây/ha. Mô hình trồng cây Tam Đường 3ha. thông Pà Cò. 3 Báo cáo thực trạng 01 Báo cáo mang tính khoa và báo cáo chuyên học và thực tiễn. đề về sự phát triển của cây. 4 Kỹ thuật trồng cây Bộ kỹ thuật lâm nghiệp Quy trình kỹ thuật dễ áp đã được khảo về trồng cây thông Pà dụng, câyThông Pà Cò phù nghiệm. Cò. hợp với thổ nhưỡng, khí Tập huấn kỹ thuật. Bộ tài liệu tập huấn hậu tại địa phương. cho người dân tham gia 50 cán bộ và nông dân hai dự án. huyện đã được học kỹ thuật trồng. 5 Báo cáo mô hình 01 Đánh giá được hiệu quả trồng khảo nghiệm mô hình trồng thử nghiệm, cây thông Pà Cò. khoa học và đầy đủ số liệu. Báo cáo đánh giá 01 Phản ánh rõ tình hình trồng thực trạng một số khảo nghiệm tại địa các địa hệ thống trồng bàn. khảo nghiệm cây Thông Pà Cò tại các huyện lân cận. Đĩa CD số liệu. 01 Ghi lại kết quả thực hiện dự án. 6 Báo cáo thực hiện 01 Đánh giá về thực hiện, nhu (báo cáo tổng kết cầu cây giống của nông kết quả, báo cáo dân. tóm tắt ) 15.2.Phương án phát triển sau khi kết thúc dự án *Phương thức triển khai: Sau khi kết thúc và hoàn thiện quy trình sẽ tiến hành triển khai kết quả dự án như sau : 15
  16. kỹ thuật trồng và chăm sóc cây được giao cho Trung tâm giống Nông nghiệp tỉnh Lai Châu tiếp tục duy trì và cung cấp cây con giống đáp ứng nhu cầu thị trường. Các cán bộ và nông dân tham gia vào dự án sẽ nắm vững công nghệ và phối hợp với BQLDA,Trung tâm giống nông nghiệp để triển khai mở rộng quy mô sau khi dự án kết thúc. 17 Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội theo khả năng mở rộng của dự án. Hiệu quả kinh tế : trồng khảo nghiệm giống thông pà cò trên địa bàn hai huyện (Tam Đường, Phong Thổ ) nhận thấy cây trồng mang khảo nghiệm thích ứng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói chung và hai huyện nói riêng.Dự kiến... Hiệu quả xã hội : góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng trên địa bàn.Cải thiện môi trường khí hậu của vùng, góp phần nào đó vào nhiệm vụ chống biến đổi khí hậu của cả nước. Từ dự án người dân và các cán bộ có thể áp dụng quy trình kỹ thuật trồng cho các loại cây lâm nghiệp khác trong tỉnh.Tăng thu nhập cho người lao động, giải quyết được việc làm, giảm bớt tệ nạn xã hội. Hiệu quả môi trường : quy trình trồng khảo nghiệm cây thông pà cò không gây ô nhiễm môi trường. Ngày 20 tháng 10 năm 2016 Ngày....tháng....năm 20 Chủ nhiệm dự án Cơ quan chủ trì dự án Lê văn Tuấn (Ký tên, đóng dấu) 16
  17. Ngày .... tháng năm 200... Sở Khoa học và Công nghệ ( Ký tên, đóng dấu) KỸ THUẬT TRỒNG THỒNG PÀ CÒ. THÔNG PÀ CÒ HAY CÒN GỌI LÀ THÔNG QUẢNG ĐÔNG ( PINUS KWANGTUNGENSIS) - Phương thức trồng. Trồng thuần loài - Giá trị kinh tế : là cây đa mục tiêu vừa trồng làm rừng đặc dụng, rừng sinh thái. Là loài thân gỗ lớn, được dùng làm nhà, đóng đồ gia dụng gia đình bền, đẹp. Ngoài ra còn ra còn có tiềm năng làm cây cảnh do có tán lá đẹp (Nguyễn Đức Tố Lưu, Thomas.P.I.,2004) và làm thuốc (Nguyễn Văn Tập et,al.,2011). Nghiên cứu loài ở khu BTTN Xuân Nha (Mộc Châu, Sơn La) cho thấy thông Pà Cò có chứa hơn 0,03% lượng tinh dầu với 30 loại hợp chất khac nhau, (Trần Huy Thái, Phùng Thị Tuyết Hồng, 2007). Theo các nghiên cứu hiện đại, tinh dầu thông có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi sinh vật gây bệnh (trực khuẩn lao, lỵ, thương hàn, tụ cầu, liên cầu và phế cầu...). Nó cũng có khả năng chống co thắt cơ trơn và chống viêm.Trong y học cổ truyền Việt Nam, tất cả các bộ phận của cây thông đều được dùng làm thuốc. - Đặc điểm hình thái : Cây gỗ to, cao đến hơn 25 m, đường kính thân 50 -70 cm, thường xanh, có chồi đông với các vảy chồi màu nâu nhạt. Lá mọc 5 chiếc một ở đầu cành ngắn và các cành ngắn này lại mọc chụm trên đầu cành dài. Lá hơi cong, dài 4 – 7 cm, rộng 1 - 1,2mm, mặt cắt ngang hình 3 cạnh, mép có răng cưa.Nón cái mọc đơn độc, hình trứng, khi chín hơi nằm ngang hay dựng đứng dài 6 – 7 cm, đường kính 4,5 - 5,5 cm; gồm 20 - 35 vảy, hình trứng ngược, dài 17
  18. 2,5 cm, rộng 1,5 cm, mái vảy gần hình thoi, có rốn ở giữa mái. Hạt hình bầu dục, dài 10 - 12mm, rộng 5 - 6mm, mang một cánh mỏng dài 2 cm, rộng 8mm ở đỉnh. - Đặc điểm sinh thái, nơi sống : Mọc thành các dải rừng hẹp thuần loại trên các đường đỉnh và đỉnh núi và đá vôi, ở độ cao khoảng 1200 - 1400 m. Dưới tán thông pà cò là tầng cây gỗ nhỏ với các loài ưu thế Platycarya longipes (họ Hồ đào - Juglandaceae) và tầng cây bụi với các loài thông tre lá ngắn - Podocarpus pilgeri (họ Kim giao - Podocarpaceae), các loài Sơn trâm (Vaccinium spp). và các loài đỗ quyên - Rhododendron spp. (họ Đỗ quyên - Ericaceae), .. Tầng dưới với một số loài thuộc ngành Dương Xỉ (Polypodiophyta) và các loài cói túi - Carex spp. (họ Cói - Cyperaceae)... còn trên bề mặt đá bám dày đặc rêu và địa y và ở sườn núi đá vôi thường hỗn giao với một số loài cây lá rộng nhiệt đới thành rừng rậm thường xanh trên núi đá vôi. Thông Pà Cò thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình năm 22-250C, cao nhất tuyệt đối 400C. Lượng mưa trung bình năm 1500mm trở lên, độ ẩm tương đối của không khí là 80-84%. Thông Pà Cò là loài cây trong tự nhiên mọc được ở nơi đất xấu, khô kiệt, các loài cây khác không mọc được thì loài cây này mọc thuần loài và sinh trưởng bình thường Thích hợp với đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước, thoáng, độ pa từ 4,5 -5,5. Không ưa đất sét nặng, đất kiềm, đất đá vôi. Thông pà cò là cây ưa sáng hoàn toàn, khi nhỏ chịu được bỏng nhẹ, xanh quanh năm, tỉa cành tự nhiên kém. Rễ rất phát triển, ăn lan rộng có nơi tới 8- 10m, rễ cọc đâm sâu rễ có nấm cộng sinh. Thông Pà Cò sinh trưởng chậm, đặc biệt lúc nhỏ, sau 4-5 năm cây cao khoảng 1,5- 2m, đường kính 3-4cm. Ngoài 10 tuổi mọc nhanh hơn, mỗi năm sinh trưởng được một vòng cành. Cây bắt đầu ra hoa từ tuổi 10-12. Ra hoa tháng 5-6, tháng 9-10 năm sau quả chín. Nón quả không rụng, khả năng tái sinh bằng chồi ít. - Phân bố Được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào những năm 1980 tại khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò tỉnh Hòa Bình. Loại thông này phân bố tự nhiên rải rác tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn (Nguyễn Tiến Hiệp etaj, 2004 ) - Kỹ thuật gây trồng * Kỹ thuật thu hái quả 18
  19. Thường thu hái giống ở lâm phần giống từ 15 tuổi trở lên. Chu kỳ sai quả 2-3 năm, ở những năm này tỷ lệ cây ra hoa có thê đạt tới 80-90%, ở những năm mất mùa tỷ lệ này chỉ đạt 5- 10%, sản lượng trung bình của lâm phần 15 tuổi là 5kg/ha/năm. Thời gian thu hái: Quả chín và thu hái vào tháng 9-10 (miền Bắc), tháng 3-5 (miền Nam).Chỉ thị độ chín: Khi quả chín vỏ thường có mầu vàng nhạt, hoặc một phần vỏ quả có mầu cánh dán, mắt quả to mẩy, nhân hạt chắc cứng, hạt có nhiều dầu, một số mắt quả nút ra để hạt tung ra ngoài. Cách thu hái: Trèo lên cây hoặc đứng dưới đất, dùng cù lèo móc giật từng quả chính, tuyệt đối không được bẻ cành. * Tách hạt ra khỏi quả Quả sau khi mang về phải phân loại, những quả chưa chín ủ lại thành từng đống từ 2-3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50cm, phải thông gió, mỗi ngày đảo lại một lần. Khi quả chín đem rải đều phơi dưới nắng nhẹ 3-5 nắng, khi hạt khô đem vò và sàng sảy cho hết tạp vật, thu hạt tốt và cho vào bảo quản. Tỉ lệ chế biến: 30-35kg quảllkg hạt (các tỉnh phía Bắc), 65-70kg quả/1kg hạt (các tỉnh phía Nam).Số lượng hạt/1kg: 28000-31000 hạt. Tỷ lệ nảy mầm > 90%.Hàm lượng nước của hạt khi đem bảo quản: 7-8% * Bảo quản hạt giống Bảo quản khô ở nhiệt độ bình thường, hạt được đựng trong chum vại hoặc thùng gỗ, mỗi thùng đựng 20-30 kg, để ở nơi thoáng mát, phương thức này có thể duy trì sức sống của hạt tối đa không quá 1 năm. Nếu được giữ ở nhiệt độ ổn định 5-10% có thể duy trì sức sống của hạt đến vài ba năm. - Kỹ thuật gieo ươm • Xử lý và gieo hạt: Trước khi gieo loại bỏ hạt thối, hạt lép, ngâm hạt trong nước ấm từ 40-450C để nguội gần trong 4-6 giờ, vớt ra để ráo nước, ngâm tiếp vào thuốc tím có nồng độ 0,01% trong 15 phút hoặc dung dịch Bước đô nồng độ 1% trong 3-4 phút. Sau đó vớt ra cho vào túi vải ủ trong bao tải, mỗi ngày rửa chua 1 lần, khi hạt nứt nanh đem gieohạt vào khay cát. Sau 8-10 ngày khi cây mầm có hình que diêm cao 2-3 chỉ được nhổ cấy vào bầu. Bầu có kích thước 8x 12cm, đất đóng bầu nên chọn đất phát triển trên đá mẹ phiến thạch, phấn sa, gneis, gianh, trên có thực bì Tế guột, Sim, Mua, Thao kén, Sầm sì, Me rừng, che phủ trên 50% mặt đất. Thành phần ruột gồm 80% đất tầng A +20% phân chuồng hoài, những nơi gần rừng Thông nên lấy đất ở rừng Thông và thêm 1% supelân. Có thể gieo trực tiếp hạt đã nứt nanh vào bầu, hạt gieo giữa bầu, độ sâu lấp đất 0,5-lcm. Thời vụ gieo tháng 2-3 và tháng 9-10, thời gian nuôi cây trong vườn ươm 6 tháng đến thăm. • Chăm sóc cây: 19
  20. Thường xuyên tưới nước đảm bảo độ ẩm thích hợp cho cây, tuỳ theo tình trạng của cây và độ ẩm thực tế của đất để quyết định số lần tưới trong ngày. Trung bình trong 3 tháng đầu mỗi ngày tưới 1 lần, lượng nước tưới 4-5 lít/1m2. Làm cỏ phá váng cho cây theo định kỳ 15 ngày/1 lần. Thông con ờ thời kỳ 1 -3 tháng đầu thường bị các bệnh phổ biến như lở cổ rễ, vàng còi, bạc lá. Khi có bệnh lở cổ rễ xuất hiện thì ngừng tưới nước, xới xáo phá váng cho đất khô, nhổ hết cây bị bệnh và phun Bước đô 0,5% với 1 lít dung dịch/4m2 1 tuần 2 lần. Nếu thấy cây bị vàng còi hoặc bạc lá dùng sulphat đạm và supelân để tưới cho cây, pha nồng độ 0,1-0,2% tưới 2,51ít/1m2 (2 ngày tưới trần), sau khi tưới nước phân phải tưới rửa bằng nước là. Khi cây 4-5 tháng tuổi trở lên phải áp dụng biện pháp phòng thí bệnh rơm lá thông bằng dung dịch Booc đô. - Tiêu chuẩn cây con xuất vườn: Cây khoẻ mạnh, không sâu bệnh, chiều cao tối thiểu là 14 -20cm, đường kính cổ rễ 4-7mm. - Kỹ thuật trồng rừng Xử lý thực bì: Thực bì có thể Xử lý toàn diện hoặc phát theo băng (băng chặt - băng chừa ) tùy theo vùng và thực vật : Xử lý thực bì tòan diện : •Trong khu vực trồng rừng tiến hành phát dọn sạch dây leo, cây bụi và cây phi mục đích. Thực bì được phát dọn sát đất, gốc không cao quá 10cm. Thực bì sau khi phát được rải đều trên toàn bộ lô. •Thực bì sau khi phát khoảng 10 – 15 ngày (đã khô) gom thành đống hoặc thành từng rải nhỏ (không nên gom thành đống quá cao hoặc quá rộng) tiến hành đốt.  Lưu ý trong quá trình đốt như sau: (1) Đốt phải đảm bảo tuyệt đối an toàn về tài sản và tính mạng cho hộ gia đình và người dân địa phương trong vùng. Do vậy khi xử lý thực bì bằng phương pháp đốt chủ hộ gia đình và BQL dự án phải báo cáo với chính quyền địa phương, kiểm lâm địa bàn nếu đảm bảo an toàn thì mới tiến hành phương pháp trên. (2) Không nên chọn ngày nắng nóng hoặc mưa ẩm, chọn ngày râm mát, không nên chọn ngày gió to. (3) Không nên đốt vào buổi trưa hoặc chiều nắng (đốt vào buối sáng sớm hoặc chiều tối) (4) Nguyên tắc đốt thực bì: đốt từ trên đỉnh xuống dưới chân đồi, đốt ngược theo chiều gió. (5) Đốt từng đống nhỏ, không đốt toàn diện cả lô. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2