intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu hành vi xã hội, trí nhớ và học tập trên động vật thực nghiệm được tiêm thuốc gây bệnh tâm thần phân liệt

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

78
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng trường diễn của ketamine dải liều từ 10-35mg/kg/ngày đến hoạt động vận động, tương tác xã hội, trí nhớ và học tập trên chuột nhắt chủng Swiss; đánh giá ảnh hưởng của các thuốc chống loạn thần điển hình (haloperidol) và không điển hình (olanzapine, risperidone) đến hành vi, trí nhớ và học tập trên chuột nhắt gây mô hình bệnh tâm thần phân liệt thực nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu hành vi xã hội, trí nhớ và học tập trên động vật thực nghiệm được tiêm thuốc gây bệnh tâm thần phân liệt

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> -----------------------------------<br /> <br /> Lưu Thị Thu Phương<br /> <br /> NGHIÊN CỨU HÀNH VI XÃ HỘI, TRÍ NHỚ VÀ HỌC TẬP<br /> TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM ĐƯỢC TIÊM THUỐC<br /> GÂY BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT<br /> Chuyên ngành:<br /> Mã số:<br /> <br /> Sinh lý học người và động vật<br /> 62420104<br /> <br /> DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC<br /> <br /> Hà Nội - 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Bộ môn Sinh lý học, Học viện Quân Y<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> <br /> PGS.TS. Trần Hải Anh<br /> TS. Cấn Văn Mão<br /> <br /> Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> ..............................<br /> Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> ..............................<br /> Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> ..............................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm<br /> luận án tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> vào hồi: giờ<br /> ngày<br /> tháng<br /> năm 20...<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Bệnh tâm thần phân liệt (TTPL) đã có từ lâu nhưng cho đến nay cơ chế<br /> bệnh sinh của bệnh vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ. Nhiều giả thuyết về rối loạn<br /> chất dẫn truyền thần kinh, về tổn thương một số cấu trúc trong não, về các yếu<br /> tố nguy cơ gây bệnh TTPL đã được đưa ra. Do đó, việc xây dựng mô hình gây<br /> bệnh TTPL trên động vật dựa vào các giả thuyết là có cơ sở khoa học và rất<br /> cần thiết để góp phần làm rõ cơ chế bệnh sinh của bệnh. Ở Việt Nam, bệnh<br /> TTPL chủ yếu được nghiên cứu về mặt dịch tễ học và các triệu chứng lâm<br /> sàng. Hướng nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh, xây dựng mô hình TTPL trên<br /> động vật thực nghiệm hầu như còn đang bỏ ngỏ. Chính vì vậy chúng tôi thực<br /> hiện đề tài “Nghiên cứu hành vi xã hội, trí nhớ và học tập trên động vật<br /> thực nghiệm được tiêm thuốc gây bệnh tâm thần phân liệt” nhằm các mục<br /> tiêu sau:<br /> (1)Đánh giá ảnh hưởng trường diễn của ketamine dải liều từ 10 - 35<br /> mg/kg/ngày đến hoạt động vận động, tương tác xã hội, trí nhớ và học tập<br /> trên chuột nhắt chủng Swiss.<br /> (2)Xác định liều ketamine phù hợp để gây mô hình TTPL trên chuột nhắt<br /> thực nghiệm<br /> (3)Đánh giá ảnh hưởng của các thuốc chống loạn thần điển hình<br /> (haloperidol) và không điển hình (olanzapine, risperidone) đến hành vi,<br /> trí nhớ và học tập trên chuột nhắt gây mô hình TTPL thực nghiệm.<br /> Nội dung nghiên cứu của đề tài:<br /> Đánh giá hoạt động vận động, tương tác xã hội, trí nhớ không gian của<br /> chuột nhắt chủng Swiss trước và sau khi tiêm ketamine trường diễn với dải liều<br /> từ 10 - 35 mg/kg/ngày.<br /> Xây dựng mô hình gây bệnh TTPL thực nghiệm bằng liều ketamine phù<br /> hợp, sau đó điều trị bằng các thuốc chống loạn thần. Đánh giá sự biến đổi hành<br /> vi, trí nhớ và học tập của động vật trước và sau khi điều trị.<br /> Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:<br /> Cung cấp các số liệu về hoạt động vận động, tương tác xã hội, trí nhớ và<br /> học tập trên chuột nhắt chủng Swiss tiêm ketamine trường diễn với dải liều từ<br /> 10 - 35 mg/kg/ngày.<br /> <br /> Xây dựng mô hình gây bệnh TTPL trên chuột nhắt chủng Swiss dựa trên<br /> giả thuyết rối loạn chất dẫn truyền thần kinh glutamate. Mô hình này có thể<br /> ứng dụng để đánh giá tác dụng điều trị của các thuốc chống loạn thần hoặc<br /> sàng lọc các hợp chất tự nhiên có khả năng cải thiện các triệu chứng loạn thần<br /> và suy giảm trí nhớ.<br /> Cung cấp các dẫn liệu về tác dụng điều trị của haloperidol, olanzapine<br /> và risperidone trên chuột nhắt gây mô hình bệnh TTPL dựa vào giả thuyết<br /> glutamate trong cơ chế bệnh sinh.<br /> Tính mới của đề tài:<br /> Đối với thế giới: (1) lần đầu tiên cung cấp các dẫn liệu đồng bộ về hoạt<br /> động vận động, tương tác xã hội, trí nhớ không gian của chuột nhắt chủng<br /> Swiss tiêm ketamine trường diễn với dải liều từ 10 đến 35 mg/kg/ngày; (2) xây<br /> dựng thành công mô hình gây bệnh TTPL trên chuột nhắt chủng Swiss bằng<br /> ketamine liều 20 mg/kg/ngày.<br /> Đối với Việt Nam: đây là công trình khoa học lần đầu tiên nghiên cứu<br /> về bệnh TTPL trên động vật thực nghiệm, do đó các kết quả thu được là hoàn<br /> toàn mới mẻ, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu mới về sàng lọc thuốc và cơ<br /> chế bệnh sinh của bệnh TTPL.<br /> <br /> CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1. BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT<br /> 1.1.1. Khái niệm<br /> Tâm thần phân liệt (TTPL) là một bệnh loạn thần nặng, tiến triển từ từ,<br /> làm biến đổi nhân cách người bệnh khiến họ dần dần tách khỏi cuộc sống bên<br /> ngoài, thu dần vào thế giới bên trong (thế giới tự kỷ), tình cảm khô lạnh, khả<br /> năng làm việc giảm sút và có những hành vi lập dị, khó hiểu.<br /> 1.1.2. Lược sử nghiên cứu bệnh TTPL<br /> Thế kỷ XVIII, lần đầu tiên bệnh được mô tả trong y văn với quan niệm<br /> của W.Griesinger, ông gọi bệnh là “sự mất trí tiên phát” (primary dementia).<br /> Năm 1764, Volgel mô tả hội chứng paranoid và gọi là “lý trí bị lầm lạc” (addle<br /> intellect). Năm 1882, V.Kh.Kandinsky xác định “bệnh tâm thần tư duy”<br /> (ideophrenia) với các triệu chứng cơ bản giống với bệnh TTPL hiện nay. Năm<br /> 1911, P.E. Bleuler đã phát hiện ra những đặc điểm cơ bản nhất của bệnh và<br /> đưa ra thuật ngữ TTPL có nghĩa là sự chia cắt về mặt tâm thần. Năm 1939,<br /> K.Schneider đã đưa ra 11 triệu chứng, được coi là các tiêu chuẩn quyết định<br /> trong chẩn đoán TTPL. Việc nghiên cứu lâm sàng bệnh TTPL cho đến nay đã<br /> đạt được nhiều tiến bộ. Tuy nhiên người ta vẫn chưa tìm được cơ chế quyết<br /> định quá trình phát sinh bệnh và các tiêu chuẩn khách quan trong chẩn đoán<br /> TTPL<br /> 1.2. BỆNH SINH BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT<br /> 1.2.1. Giả thuyết về rối loạn chất dẫn truyền thần kinh dopamine<br /> 1.2.1.1. Dopamine và các thụ cảm thể của dopamine<br /> Dopamine (DA) là chất dẫn truyền thần kinh thuộc nhóm catecholamin.<br /> Người ta đã phát hiện 5 loại thụ cảm thể của DA (kí hiệu từ D1 - D5) và được<br /> chia thành 2 nhóm là dưới nhóm giống D1 và dưới nhóm giống D2.<br /> 1.2.1.2. Giả thuyết về dopamine trong bệnh tâm thần phân liệt<br /> Giả thuyết về vai trò của hệ DA trong bệnh TTPL lần đầu tiên được đưa<br /> ra vào năm 1966 dựa trên những quan sát thấy rằng các thuốc chống loạn thần<br /> đều là các chất đối vận thụ cảm thể DA và các chất hưng thần lại làm hoạt hóa<br /> các thụ cảm thể này (theo Abi-Dargham, 2011). Gần đây, người ta cho rằng<br /> bệnh TTPL được đặc trưng bởi sự mất cân bằng giữa hệ DA ở vùng vỏ não và<br /> vùng dưới vỏ. Ngoài ra, rối loạn sự điều hòa hoạt động của các neuron DA<br /> cũng có thể góp phần quan trọng trong cơ chế bệnh sinh bệnh TTPL.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2