intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đường lối quân sự của Đảng - Lịch sử hình thành, phát triển và nội dung cơ bản: Phần 2

Chia sẻ: Lăng Mộng Như | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:280

20
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 của cuốn sách "Đường lối quân sự của Đảng - Lịch sử hình thành, phát triển và nội dung cơ bản" tiếp tục trình bày những nội dung về: xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng căn cứ địa, hậu phương của chiến tranh nhân dân; xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân; phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân; chiến lược đánh lâu dài và tranh thủ thời cơ giành thắng lợi sớm nhất;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đường lối quân sự của Đảng - Lịch sử hình thành, phát triển và nội dung cơ bản: Phần 2

  1. 257 Chương V XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN T ổ chức toàn dân, vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là một trong những nội dung cơ bản trong đường lối quân sự của Đảng. Trong chiến tranh, quân sự là việc chủ chốt. Chiến tranh càng phát triển thì lực lượng quân sự và đấu tranh quân sự càng trở nên quan trọng, vì nó giữ vị trí quyết định trong việc tiêu diệt lực lượng quân sự của đối phương, làm thất bại mọi âm mưu quân sự, và thông qua đó làm thất bại những âm mưu chính trị của đối phương. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vũ trang quần chúng và xây dựng quân đội thường trực kiểu mới của giai cấp vô sản, kế thừa và phát huy truyền thống quân sự của dân tộc, trong quá trình lãnh đạo nhân dân tiến hành khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, Đảng chủ trương động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang với những hình thức tổ chức thích hợp. Đó là hình thức tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Hình thức đó thể hiện đường lối vũ trang quần chúng cách mạng đi đôi với xây dựng quân đội nhân dân. Đảng luôn chú trọng xây dựng lực
  2. 258 ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN... lượng vũ trang ba thứ quân và chế độ động viên toàn dân tham gia lực lượng vũ trang. I- TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN Để tiến hành thắng lợi khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân, “đi đôi với việc tuyên truyền, giác ngộ và tổ chức nhân dân, xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng, coi đó là điều cơ bản nhất trong mọi thời kỳ của đấu tranh cách mạng”, Đảng rất chú trọng “xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, giải quyết tốt vấn đề tổ chức quân sự, coi đó là điều kiện rất cơ bản”1. 1. Vũ trang quần chúng cách mạng đi đôi với xây dựng quân đội nhân dân Trong lãnh đạo khởi nghĩa và chiến tranh, Đảng chủ trương động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, đồng thời xây dựng lực lượng vũ trang với những hình thức tổ chức thích hợp trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể làm nòng cốt. Lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu. Nó là công cụ chủ yếu để tiến hành đấu tranh vũ trang giành và bảo vệ chính quyền nhân dân, bảo vệ mọi thành quả cách mạng, chống mọi kẻ thù của giai cấp công nhân và của dân tộc. Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, sự phát triển của lực lượng vũ trang nhân dân gắn liền với sự phát triển của ____________ 1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập luận văn, Sđd, tr. 1272.
  3. Chương V: XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN 259 phong trào cách mạng, từ đấu tranh chính trị lên đấu tranh vũ trang, từ tổ chức chính trị lên tổ chức vũ trang. Đảng căn cứ vào yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng từng thời kỳ, trên cơ sở phong trào chính trị rộng lớn của quần chúng, chủ yếu là của công nông, lựa chọn những người trung kiên để tổ chức lực lượng vũ trang cách mạng. C. Mác và Ph. Ăngghen là những người đầu tiên nêu khẩu hiệu vũ trang cho giai cấp công nhân để đập tan quân đội thường trực của giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền. Con đường đấu tranh của giai cấp vô sản là con đường dùng bạo lực cách mạng đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản, lập nên nhà nước chuyên chính vô sản. C. Mác và Ph. Ăngghen đã làm nổi bật sức mạnh vĩ đại của giai cấp vô sản và nhân dân vũ trang. C. Mác và Ph. Ăngghen nêu luận điểm: Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, quân đội thường trực của giai cấp tư sản phải được thay thế bằng nhân dân vũ trang, bằng lực lượng dân cảnh xã hội chủ nghĩa. Đó là con đường tạo nên một tổ chức quân sự hoàn toàn mới, sinh ra từ cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt để phục vụ cho lợi ích của giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác về tổ chức quân sự của giai cấp vô sản trong điều kiện lịch sử mới, V.I. Lênin nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của việc vũ trang giai cấp vô sản, đồng thời nêu luận điểm về sự cần thiết phải xây dựng một quân đội thường trực kiểu mới của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời,
  4. 260 ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN... Đảng chủ trương vũ trang quần chúng công nông, nêu lên sự cần thiết phải “tổ chức đội tự vệ công nông để chống lại khủng bố trong lúc tranh đấu”1. Và chủ trương sau khi giành được chính quyền sẽ thành lập “quân đội công nông”. Trong Nghị quyết về đội tự vệ, Đại hội lần thứ I của Đảng (tháng 3/1935) nhấn mạnh: “a) Nếu không huấn luyện quần chúng về đường quân sự; b) Nếu không sớm dự liệu dự bị võ trang quần chúng thì cách mạng không thành công được”2. Đại hội khẳng định lại vai trò quan trọng của việc thành lập đội tự vệ công nông. Đại hội chỉ rõ: “Tự vệ đội càng mạnh thì tức là có điều kiện thuận tiện để sau này tổ chức du kích chiến tranh, võ trang bạo động”3. Đại hội chủ trương thành lập “Đội tự vệ công nông thường trực”, một tổ chức “có tính chất bán quân sự” để cùng quần chúng “chuẩn bị những điều kiện cần thiết sau này, sẽ hóa thành những bộ phận tiên tiến, chỉ huy trong các du kích đội trong cuộc võ trang bạo động cướp chính quyền, trong Hồng quân của Nhà nước công nông”4. Trong thời kỳ trực tiếp chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền (1940 - 1945) qua kinh nghiệm thực tiễn của các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kỳ, Đảng phát hiện ra quy luật của khởi nghĩa vũ trang ở Việt Nam. Đó là ở một nước thuộc địa, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, khởi nghĩa vũ trang ____________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 103. 2, 3, 4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 93, 92, 140.
  5. Chương V: XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN 261 phải bắt đầu từ khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích ở nông thôn trong những điều kiện nhất định, để mở đường tiến lên tổng khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị khi có thời cơ thuận lợi. Bởi vậy, đi đôi với chủ trương xây dựng lực lượng chính trị quần chúng ở cả nông thôn và thành thị, Đảng chủ trương thành lập các đội du kích chính thức ở những nơi có điều kiện để cùng toàn dân đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, phát động tổng khởi nghĩa khi điều kiện chín muồi. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1940 quyết định duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, tiền thân của các đơn vị Cứu quốc quân. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 5/1941) chủ trương “tổ chức Việt Nam nhân dân cách mạng quân và võ trang dân chúng”1. Cuối năm 1944, Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. Hồ Chí Minh khẳng định: “Tên ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự”2. “Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập hợp lực lượng để lập một đội quân đầu tiên cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp và giúp đỡ về mọi phương diện. Đội quân chủ lực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt các đội vũ trang của các địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được, làm cho ____________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 150. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 539.
  6. 262 ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN... các đội này trưởng thành mãi mãi”1. Đến đây, quan điểm vũ trang quần chúng và xây dựng quân đội cách mạng của Đảng có bước phát triển mới: đi đôi với việc đẩy mạnh xây dựng lực lượng chính trị, Đảng chủ trương trên cơ sở lực lượng chính trị mà vũ trang quần chúng song song với xây dựng quân đội cách mạng. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (ngày 09/3/1945), Việt Nam giải phóng quân được thành lập (tháng 5/1945). Trong giai đoạn tiền khởi nghĩa (khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ) cũng như trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, mặc dù mức độ ở từng địa phương khác nhau, nhưng Đảng đã sử dụng cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, cả lực lượng vũ trang quần chúng và lực lượng quân đội cách mạng để giành chính quyền địa phương cũng như chính quyền toàn quốc. Trong Cách mạng Tháng Tám, lực lượng chính trị của Nhân dân gồm đông đảo quần chúng cách mạng không vũ trang và có vũ trang là lực lượng chủ yếu quyết định thành công của cách mạng; Việt Nam Giải phóng quân và các đội du kích địa phương đóng vai trò rất quan trọng. Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, quán triệt quan điểm của V.I. Lênin về xây dựng quân đội thường trực kiểu mới của nhà nước xã hội chủ nghĩa, Đảng nhanh chóng phát triển và củng cố Việt Nam giải phóng quân, đổi tên thành Vệ quốc đoàn, về sau là Quân đội quốc gia và từ năm 1950 lấy tên là Quân đội nhân dân Việt Nam. ____________ 1. Hồ Chí Minh: Chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980, tr. 82.
  7. Chương V: XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN 263 Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đi đôi với việc tăng cường xây dựng quân đội thường trực của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, Đảng hết sức coi trọng việc củng cố và phát triển dân quân tự vệ, lực lượng của đông đảo quần chúng được vũ trang thường xuyên và có tổ chức ở cơ sở, không thoát ly sản xuất. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, trước yêu cầu của tình hình mới, Đảng đề ra phương châm xây dựng một quân đội nhân dân hùng mạnh tiến lên chính quy và hiện đại, đồng thời tiếp tục nêu cao vai trò chiến lược của dân quân tự vệ và của toàn dân trong việc củng cố quốc phòng và tiến hành chiến tranh nhân dân. Quân đội Việt Nam là quân đội của Nhân dân, từ Nhân dân mà ra, quân đội cách mạng của giai cấp vô sản. Bởi vậy, vấn đề giữ vững và tăng cường bản chất cách mạng của quân đội phải được coi là yêu cầu cơ bản nhất và đặt lên vị trí hàng đầu. Trên cơ sở đó phải ra sức thực hiện chính quy hóa và hiện đại hóa quân đội mới. Ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang chịu ách đô hộ của thực dân Pháp và là một nước nông nghiệp lạc hậu, Quân đội nhân dân Việt Nam đã được xây dựng từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh. Trong điều kiện so sánh lực lượng về kinh tế và quân sự không có lợi cho cách mạng, đường lối đấu tranh của Đảng là phát động chiến tranh du kích, lợi dụng tính chất phân tán và khả năng cách mạng của nông thôn mà tổ chức căn cứ địa ở nông thôn để bao vây quân xâm lược Pháp ở thành thị. Do đó quân đội Việt Nam trong một thời gian khá dài bao gồm
  8. 264 ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN... những đơn vị du kích chiến đấu trên những địa phương phân tán. Các đơn vị đó dần dần được tập trung lại, trang bị được cải thiện do lấy được vũ khí của quân Pháp, căn cứ địa dần dần được mở rộng, hình thức tác chiến tiến dần từ du kích chiến lên vận động chiến. Tuy nhiên, một lực lượng vũ trang mang nặng tính chất du kích không đủ để đáp ứng nhu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình. Vì vậy, phải xây dựng quân đội tiến từng bước lên chính quy và hiện đại. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Hình thức tổ chức quân sự của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước dân chủ nhân dân, hình thức tổ chức có khả năng phát huy cao nhất sức mạnh chiến đấu của nhân dân, của chế độ mới là kết hợp xây dựng một quân đội cách mạng chính quy, hiện đại với việc vũ trang quần chúng cách mạng mạnh mẽ và rộng khắp. Quần chúng vũ trang và quân đội cách mạng là hai thành phần của lực lượng vũ trang của nhà nước, trong đó quân đội thường trực là lực lượng nòng cốt, quần chúng vũ trang là lực lượng rộng rãi. Cho nên phải chú trọng xây dựng quân đội đồng thời phát triển lực lượng quần chúng vũ trang”1. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trong hoàn cảnh chiến tranh du kích, Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ thống nhất về nhiệm vụ và đường lối chính trị, thống nhất về tư tưởng chiến lược chiến thuật, còn về tổ chức biên chế, về trang bị, về huấn luyện... đều không thống nhất đến một hạn độ nào. Trong tình hình mới của miền Bắc sau ngày giải phóng, phải đưa quân đội tiến lên chính quy, phải thống nhất về mọi mặt, về trang bị và ____________ 1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập luận văn, Sđd, tr. 1204.
  9. Chương V: XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN 265 biên chế, huấn luyện... Toàn quân đều phải triệt để chấp hành những điều lệnh thống nhất. “Có thống nhất những mặt đó thì khi tác chiến mới thực hiện được chỉ huy thống nhất, mới tổ chức được các đơn vị và các binh chủng hợp đồng tác chiến chặt chẽ”1. Nếu không thì trong chiến tranh hiện đại sẽ gặp nhiều trở ngại lớn và không thể giành được thắng lợi. Bởi vậy, chính quy hóa là thực hiện sự thống nhất quân đội về mặt tổ chức, dựa trên những chế độ điều lệnh quy định nhằm đưa toàn bộ hoạt động của quân đội vào nền nếp thống nhất, nâng cao tính tổ chức kỷ luật, tính tập trung, tính khoa học, đạt đến hành động kiên quyết và nhất trí, đến sự phối hợp chặt chẽ và chuẩn xác giữa mọi bộ phận của quân đội trong chiến tranh. Đó là bước đi tất yếu của mọi quân đội khi mà tổ chức của nó đã phát triển đến một trình độ hoàn chỉnh nhất định. Hồ Chí Minh nói: “Phải học tập kỹ thuật vì kỹ thuật ngày càng tiến bộ, mình cũng phải học để tiến bộ. Muốn cho bộ đội ta hùng mạnh, và nhất định bộ đội ta phải hùng mạnh, chúng ta phải cố gắng học tập chính trị và kỹ thuật để tiến lên chính quy”2. Tuy nhiên, chính quy hóa của quân đội cách mạng khác hẳn với quân đội của các giai cấp bóc lột về mục đích, nội dung cũng như phương pháp tiến hành. Việc xây dựng chính quy quân đội của giai cấp bóc lột nhằm phục vụ cho mục đích ____________ 1. Tổng cục chính trị, Cục Tuyên huấn: Toàn dân chăm lo lực lượng phòng thủ đất nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1958, tr. 32. 2. Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh: Bàn về chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1966, tr. 254.
  10. 266 ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN... chính trị phản động. Trái lại, việc xây dựng chính quy của quân đội cách mạng nhằm phục vụ những mục tiêu chính trị cao cả của cách mạng, mọi chế độ, điều lệnh của nó đều phản ánh bản chất cách mạng, những nguyên tắc xây dựng tốt đẹp của quân đội kiểu mới; dựa trên sự giác ngộ chính trị, ý thức kỷ luật tự giác, tinh thần chủ động sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ để bảo đảm việc nghiêm chỉnh chấp hành. Chính vì xây dựng chính quy của quân đội cách mạng dựa trên cơ sở chính trị hết sức vững chắc nên nó có sức mạnh hơn hẳn so với quân đội của giai cấp bóc lột. Trong quá trình đẩy mạnh chính quy hóa, phải giải quyết thật tốt mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ, giữa lãnh đạo của đảng ủy và vai trò của thủ trưởng, quan hệ đoàn kết giữa cán bộ và chiến sĩ, giữa cấp trên và cấp dưới; phải kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng và công tác tổ chức; gắn chặt việc giáo dục, thuyết phục với việc rèn luyện, quản lý nghiêm khắc; kết hợp nâng cao tính tự giác với yêu cầu phải làm, tiến hành thưởng phạt nghiêm minh. Phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức làm chủ tập thể của mọi cán bộ và chiến sĩ đối với việc quản lý kỷ luật, chấp hành chế độ, điều lệnh, điều lệ. Trong vấn đề này, vai trò gương mẫu và trình độ tổ chức, quản lý của cán bộ có một ý nghĩa rất quan trọng. Cùng với chính quy hóa, phải hiện đại hóa quân đội. Trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trang bị của quân đội còn kém cỏi, lại là một quân đội thuần bộ binh, lấy du kích chiến làm chính, vận động chiến là phù trợ. Trong giai đoạn 1950 - 1954 và nhất là thời kỳ 1954 - 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam tiến dần từ một quân đội thuần bộ binh đến một quân đội bao gồm nhiều binh chủng. Hiện đại
  11. Chương V: XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN 267 hóa quân đội là không ngừng đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao trình độ sử dụng những vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại cho cán bộ và chiến sĩ; là xây dựng hệ thống công nghiệp quốc phòng hiện đại, mở rộng hệ thống giao thông hiện đại nhằm bảo đảm cho quân đội hoạt động trong điều kiện chiến tranh hiện đại. Hiện đại hóa là một yêu cầu phát triển có tính quy luật của việc nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, có sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khi Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại, trong đó có đối ngoại quốc phòng; khi nền khoa học - công nghệ thế giới đang phát triển đến trình độ rất cao và không ngừng đưa lại những thay đổi to lớn và nhanh chóng trong trang bị kỹ thuật của quân đội ở các nước tiên tiến, Việt Nam có điều kiện mua những trang bị, vũ khí hiện đại để hiện đại hóa quân đội. “Bộ đội có chất lượng là bộ đội có tinh thần chiến đấu cao, tổ chức thích hợp, được huấn luyện quân sự và giáo dục chính trị tốt, cán bộ có trách nhiệm và có kinh nghiệm, biết cách đánh giặc, được trang bị tốt”1. Giáo dục chính trị và huấn luyện quân sự là nội dung chủ yếu của công cuộc xây dựng quân đội. Trong đó, vấn đề đào tạo và bồi dưỡng cán bộ là trung tâm vì “cán bộ quyết định tất cả”, muốn có một quân đội cách mạng chính quy và hiện đại thì trước hết phải có những cán bộ có trình độ tư tưởng vững, được rèn luyện theo nền nếp ____________ 1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập luận văn, Sđd, tr. 712.
  12. 268 ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN... và tác phong chính quy, nắm vững chiến thuật và kỹ thuật hiện đại. Chính quy hóa và hiện đại hóa quân đội là một công cuộc to lớn và lâu dài, đòi hỏi sự cố gắng liên tục và tích cực. Đường lối vũ trang quần chúng cách mạng đi đôi với xây dựng quân đội nhân dân của Đảng luôn có sự phát triển, với phương hướng rõ rệt, cụ thể. Nhờ quán triệt đường lối đó, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, bao gồm một lực lượng dân quân tự vệ mạnh mẽ, rộng khắp và một quân đội nhân dân hùng mạnh có nhiều binh chủng và quân chủng; đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong chiến tranh hiện đại. Trong quá trình xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng và xây dựng quân đội nhân dân, Đảng luôn quan tâm đấu tranh khắc phục những khuynh hướng lệch lạc, phiến diện như coi trọng chủ lực, xem nhẹ dân quân; khi thì nhấn mạnh một chiều việc xây dựng quân đội thường trực, coi nhẹ vai trò của quân dân tự vệ và của toàn dân trong chiến tranh hiện đại, khi thì chỉ coi trọng chính quy hóa và hiện đại hóa, coi nhẹ việc giữ vững và tăng cường bản chất cách mạng của quân đội, gây trở ngại cho sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân. Trong đường lối xây dựng lực lượng của chiến tranh nhân dân, Đảng đã nắm vững và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vũ trang quần chúng và xây dựng quân đội thường trực, thực hiện vũ trang rộng rãi quần chúng cách mạng đi đôi với xây dựng quân đội nhân dân trước khi giành chính quyền cũng như sau khi đã có cơ cấu của một quốc gia độc lập, khi quân đội nhân dân còn non trẻ cũng như khi nó đã trưởng thành, lớn mạnh, tiến lên chính quy và hiện đại.
  13. Chương V: XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN 269 “Quân đội nhân dân có những ưu thế mà lực lượng vũ trang quần chúng không có. Đó là lực lượng có tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật nghiêm minh, được huấn luyện kỹ càng, trang bị kỹ thuật tương đối phát triển, chỉ huy và lãnh đạo tập trung thống nhất, có khả năng chiến đấu lớn, có trình độ sẵn sàng chiến đấu cao. Lực lượng vũ trang quần chúng có những ưu thế mà quân đội không có. Đó là lực lượng vũ trang kết hợp chặt chẽ nhất với đông đảo nhân dân, trực tiếp phát huy sức mạnh to lớn của quần chúng, sử dụng được nhiều thứ vũ khí, vận dụng được nhiều cách đánh ở mọi nơi và trong mọi lúc”1. 2. Tổ chức lực lượng ba thứ quân Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vũ trang quần chúng và xây dựng quân đội thường trực kiểu mới của giai cấp vô sản, kế thừa và phát huy truyền thống quân sự của dân tộc, trong quá trình lãnh đạo Nhân dân tiến hành khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, Đảng luôn chủ trương động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, xác định cơ cấu tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Đó là hình thức tổ chức kết hợp lực lượng nòng cốt với lực lượng rộng rãi, kết hợp lực lượng cơ động với lực lượng tại chỗ của cả nước và của từng địa phương. Mỗi thứ quân trong các lực lượng vũ trang nhân dân đều giữ một vai trò nhất định trong chiến tranh. Do đặc điểm về ____________ 1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập luận văn, Sđd, tr. 1273.
  14. 270 ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN... tổ chức, trang bị và địa bàn hoạt động, mỗi thứ quân có nhiệm vụ và vai trò cụ thể khác nhau. Dân quân tự vệ là “lực lượng quần chúng, một thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, có chức năng vừa lao động sản xuất vừa chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu kết hợp với lực lượng an ninh cơ sở giữ gìn trật tự xã hội, an ninh chính trị tại địa phương; là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân, làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc tại địa phương”1. Dân quân tự vệ luôn giữ một vai ____________ 1. Dân quân tự vệ được tổ chức theo yêu cầu, nhiệm vụ của đấu tranh cách mạng, kháng chiến, xây dựng và bảo vệ đất nước. Dân quân tự vệ do cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, người chỉ huy quân sự tại địa phương trực tiếp chỉ huy. Dân quân tự vệ hình thành từ các đội tự vệ trong phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 ở Nghệ - Tĩnh. Từ năm 1940, những đội viên ưu tú trong các đội tự vệ được lựa chọn lập thành những tiểu tổ du kích cứu quốc và các đội du kích. Từ ngày 19/02/1947, theo Thông tư số 33/TL của Bộ Quốc phòng, tự vệ và du kích được gọi thống nhất là dân quân, gồm hai thành phần: dân quân tự vệ và du kích địa phương. Từ ngày 07/4/1949, du kích địa phương chuyển thành bộ đội địa phương theo Sắc lệnh số 103/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; dân quân tự vệ, về mặt pháp lý, trở thành một trong ba thứ quân của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Dân quân được tổ chức ở nông thôn, tự vệ được tổ chức ở thành thị, cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường; thường là trung đội, đại đội (có nơi tổ chức tiểu đoàn…), có lực lượng chiến đấu và lực lượng phục vụ chiến đấu; được trang bị vũ khí thích hợp (vũ khí tự tạo, súng bộ binh, súng cối, súng máy phòng không, pháo mặt đất, pháo phòng không, pháo bờ biển…). Dân quân tự vệ có phù hiệu riêng, được hưởng chính sách do Nhà nước quy định, được xây dựng và hoạt động theo Điều lệ dân quân tự vệ (ban hành theo Nghị định số 29/HĐBT ngày 29/01/1990). Ngày truyền thống của dân quân tự vệ là ngày 28/3/1935, ngày Đại hội lần thứ I Đảng Cộng sản Đông Dương ra Nghị quyết tổ chức “Công nông tự vệ đội”. Bộ quốc phòng, Trung tâm Từ điển Bách khoa quân sự: Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Sđd, tr. 227.
  15. Chương V: XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN 271 trò chiến lược quan trọng trong chiến tranh nhân dân. “Nói đến chiến tranh nhân dân, nhất thiết phải nói đến dân quân tự vệ”1. Dân quân tự vệ có những nhiệm vụ cụ thể sau: - Tác chiến tiêu diệt địch, làm nòng cốt phát động phong trào toàn dân đánh giặc và phòng tránh ở cơ sở, hỗ trợ nhân dân đấu tranh chống địch. - Cùng với công an nhân dân tham gia giữ gìn trật tự, trị an ở cơ sở, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhân dân, tài sản của Nhà nước và của quân đội ở địa phương. - Bổ sung cho bộ đội thường trực, phối hợp và phục vụ bộ đội chiến đấu, phục vụ tiền tuyến, bảo đảm giao thông thời chiến. - Gương mẫu xung kích trong sản xuất và bảo vệ sản xuất, gương mẫu chấp hành và vận động Nhân dân chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ. Dân quân tự vệ có vai trò chiến lược trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, là lực lượng chiến lược trong đấu tranh cách mạng của nhân dân. Hồ Chí Minh từng nói: “Dân quân, tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ thù hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”2. Các đội tự vệ và tự vệ chiến ____________ 1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập luận văn, Sđd, tr. 714. 2. Hồ Chí Minh: Về đấu tranh vũ trang và lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1970, tr. 174.
  16. 272 ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN... đấu là hình thức đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng ở Việt Nam. Trong suốt quá trình vận động cách mạng lâu dài trước Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, đi đôi với việc xây dựng các tổ chức chính trị của quần chúng Đảng hết sức quan tâm đến việc xây dựng các đội du kích, tự vệ. Trong tổng khởi nghĩa các đội du kích thoát ly cùng các tổ chức tự vệ công nông nửa vũ trang khắp Bắc, Trung, Nam đã đóng vai trò xung kích đắc lực, cùng hàng triệu quần chúng tiến lên, dùng bạo lực cách mạng với sự kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Cách mạng Tháng Tám thành công, cùng với sự lớn mạnh của quân đội nhân dân, lực lượng dân quân tự vệ ngày càng phát triển rộng khắp. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dân quân tự vệ phát triển mau chóng ở làng xã, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia, nhiều địa phương có cả những đội nữ du kích, thiếu niên du kích, lão du kích, lão bà dân quân, giữ vai trò chiến lược trong phong trào du kích chiến tranh, xây dựng thôn trang chiến, xây dựng làng xã chiến đấu, xây dựng khu du kích và căn cứ du kích giữa vùng chiếm đóng của quân Pháp, cùng nhân dân nổi dậy phá tề, phối hợp tác chiến với bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực trong những đợt hoạt động lớn, bảo vệ căn cứ địa và hậu phương kháng chiến, bổ sung cho quân chủ lực... Trong thời gian Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược ra miền Bắc với quy mô to lớn, tính chất ác liệt, sử dụng nhiều vũ khí hiện đại, dân quân tự vệ vẫn giữ nguyên địa vị chiến lược của nó, vẫn là hình thức tổ chức thích hợp nhất để thực
  17. Chương V: XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN 273 hiện vũ trang toàn dân, thực hiện khẩu hiệu “Toàn dân vi binh”, “Toàn dân kháng chiến”, là lực lượng đảm nhiệm bắn máy bay tầm thấp, xung kích trong các phong trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Tay cày tay súng”, “Tay búa tay súng”, hướng dẫn nhân dân phòng tránh máy bay Mỹ oanh tạc, bảo vệ trật tự trị an, giao thông vận tải thời chiến,... Ở miền Nam, trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dân quân tự vệ có vai trò chiến lược trong việc phát động chiến tranh du kích, tiêu hao sinh lực đối phương, phối hợp cùng quân giải phóng chiến đấu và phục vụ chiến đấu... góp phần làm chuyển biến so sánh lực lượng có lợi cho kháng chiến, tiến lên giành thắng lợi cuối cùng. Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thống nhất, dân quân tự vệ vẫn có nhiệm vụ chiến lược như các thời kỳ kháng chiến trước đây, nhưng phải hoàn thành những nhiệm vụ đó với trình độ cao hơn, trong điều kiện khó khăn, phức tạp hơn. Chiến tranh du kích là một hình thức cụ thể sinh động và phổ biến của việc toàn dân tham gia chiến tranh. Dân quân tự vệ là lực lượng chủ yếu để tiến hành chiến tranh du kích. Vị trí của dân quân tự vệ luôn gắn liền với vị trí của chiến tranh du kích trong chiến tranh tương lai nhằm tạo thế bao vây chặt chẽ quân đội đối phương ở khắp nơi, rất thuận lợi cho việc phá hủy các kho tàng, sân bay... hình thành một mặt trận sau lưng địch và tạo điều kiện cho quân chủ lực lọt vào để hoạt động mạnh. Trong chiến tranh, dân quân tự vệ có nhiệm vụ rất nặng nề trong việc bảo vệ hậu phương. Quân địch ra sức phá hoại hậu phương của chiến tranh cách mạng một cách thường
  18. 274 ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN... xuyên và quyết liệt, nhằm thủ tiêu tiềm lực kinh tế, quân sự của kháng chiến... Mặc dù bộ đội chủ lực có những biện pháp đối phó tích cực, nhưng quân chủ lực không thể rải ra ở khắp nơi, do đó bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và Nhân dân là lực lượng đông đảo có thể đánh địch, đối phó với địch trong mọi thời gian và không gian để bảo vệ hậu phương kháng chiến. Dân quân tự vệ có trọng trách trực tiếp đối phó với mọi cuộc tấn công, phá hoại bất ngờ của kẻ thù, bảo vệ làng mạc, công xưởng, kho tàng,... Với mạng lưới rộng lớn, lại thông thạo địa hình địa phương, dân quân tự vệ có khả năng nhanh nhất, tốt nhất, cơ động nhất trong việc ngăn chặn và làm thất bại mọi hoạt động phá hoại của kẻ thù; giữ vững an ninh, bảo vệ sản xuất, giữ vững và phát triển sản xuất, bảo vệ tài sản, tính mạng của Nhân dân, bảo vệ Đảng và chính quyền địa phương để duy trì cuộc kháng chiến lâu dài. Dân quân tự vệ là lực lượng bổ sung và phục vụ đắc lực cho yêu cầu tác chiến của bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương. Tổ chức dân quân tự vệ thời bình cũng như thời chiến, là cơ sở dự trữ lực lượng cho chiến tranh một cách có tổ chức, có kế hoạch, là nơi tập dượt, rèn luyện tốt nhất cho thanh niên khi họ làm nghĩa vụ quân sự. Dân quân tự vệ còn giúp đỡ đắc lực cho bộ đội chủ lực trong việc chuẩn bị chiến trường. Với sự am hiểu sâu sắc về địa hình và tình hình địch, lại có đầy đủ điều kiện để làm tốt công tác địch vận, trừ gian... dân quân tự vệ là lực lượng chủ yếu để tiến hành chiến tranh du kích, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy là một trong những quy luật của chiến tranh cách mạng Việt Nam.
  19. Chương V: XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN 275 Trong thời bình, xây dựng đất nước, lực lượng dân quân tự vệ vẫn đóng vai trò hết sức to lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa. Dân quân tự vệ tham gia bảo vệ trật tự, trị an, giữ vững sự bình yên cho xóm làng, đường phố, phòng, chống trộm cướp, tệ nạn xã hội, trấn áp phản cách mạng ở địa phương; độc lập hoặc phối hợp cùng công an, bộ đội ngăn chặn những hoạt động phá hoại của kẻ thù, truy lùng những toán biệt kích gián điệp đột nhập vào địa bàn. Thực tế cho thấy, dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang nòng cốt ở cơ sở để tiến hành phòng chống biệt kích một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Muốn làm cho lực lượng dân quân tự vệ thực sự có vai trò chiến lược, làm tròn nhiệm vụ chiến lược, nhất thiết phải coi trọng xây dựng cả về số lượng và chất lượng; xây dựng các đội du kích và đội tự vệ chiến đấu cho thật mạnh, tập trung và phân tán linh hoạt, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, làm nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân, kết hợp với an ninh nhân dân ở cơ sở. Bộ đội địa phương là “lực lượng cơ động tác chiến chủ yếu trên địa bàn địa phương và cùng với dân quân tự vệ làm nòng cốt của chiến tranh nhân dân tại địa phương; bộ phận hợp thành của Quân đội nhân dân Việt Nam; do bộ (ban) chỉ huy quân sự của địa phương trực tiếp chỉ huy, cấp ủy đảng và chính quyền địa phương trực tiếp lãnh đạo”1. Bộ đội địa phương được thành lập ngày 07/4/1949 theo Sắc lệnh số 103/SL của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam ____________ 1. Bộ Quốc phòng, Trung tâm Từ điển Bách khoa quân sự: Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Sđd, tr. 58.
  20. 276 ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN... Dân chủ Cộng hòa, với nhiệm vụ ban đầu: thay thế các đại đội độc lập, tác chiến bảo vệ địa phương, diệt tề, trừ gian, vũ trang tuyên truyền, phát triển chiến tranh du kích, bảo vệ nhân dân và chính quyền địa phương. Nhiệm vụ của bộ đội địa phương là: - Tác chiến, tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, làm nòng cốt phát động chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích ở địa phương. - Dìu dắt dân quân tự vệ trong tác chiến và xây dựng, hỗ trợ quần chúng đấu tranh chống địch, phối hợp tác chiến với dân quân tự vệ và bộ đội chủ lực, tạo điều kiện để bộ đội chủ lực tác chiến ở địa phương. - Bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền địa phương, bảo vệ nhân dân, bảo vệ trị an, bảo vệ sản xuất. - Gương mẫu chấp hành và vận động quần chúng chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, tham gia sản xuất tự túc. Bộ đội địa phương được xây dựng thích hợp với nhiệm vụ và điều kiện thực tế của từng chiến trường và từng địa phương, được tổ chức thành những đơn vị mạnh, có chất lượng cao, có các binh chủng cần thiết, có khả năng tác chiến độc lập hoặc phối hợp với dân quân tự vệ và bộ đội chủ lực, hoạt động khi tập trung, khi phân tán trong địa phương. Bộ đội địa phương và dân quân tự vệ hợp thành lực lượng vũ trang địa phương. Vai trò của các lực lượng vũ trang địa phương rất lớn, nó gắn chặt với vai trò hậu phương. Đó là lực lượng quân sự kết hợp chặt chẽ với lực lượng chính trị ở từng địa phương. Là “chủ lực của địa phương”, bộ đội địa phương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2