intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ quận Hải Châu (1930-2015): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:169

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ quận Hải Châu (1930-2015): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Quận Hải Châu được thành lập, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới (1997-2005); xây dựng quận Hải Châu trở thành đô thị phát triển toàn diện, bền vững, xứng đáng vai trò trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của thành phố Đà Nẵng (2005-2015);...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ quận Hải Châu (1930-2015): Phần 2

  1. Chƣơng Ba QUẬN HẢI CHÂU ĐƯỢC THÀNH LẬP, TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1997-2005) I. SỰ KIỆN THÀNH LẬP QUẬN HẢI CHÂU - MỘT QUẬN TRUNG TÂM CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG Sau 10 năm xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý kinh tế - xã hội theo đường lối đổi mới của Đảng, những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng đạt được là vô cùng quý giá, nhiều thành phần kinh tế phát triển, cuộc sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Nhưng với vị trí, vai trò trung tâm kinh tế của miền Trung, Đà Nẵng không phát triển được nhanh như các vùng kinh tế trọng điểm ở hai đầu đất nước. Để mở đường, tạo thế cho việc tổ chức phát 333
  2. triển, thành phố Đà Nẵng phải được đặt vào một cơ chế vận hành thích ứng, Trung ương Đảng và Chính phủ chủ trương tách Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành đơn vị trực thuộc Trung ương. Cuối năm 1996, Quốc hội ban hành nghị quyết tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, trong đó thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương có 7 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: quận Hải Châu (quận I cũ), quận Thanh Khê (quận II cũ), quận Sơn Trà (quận III cũ), quận Ngũ Hành Sơn (từ 1 phường của thành phố Đà Nẵng cũ và 2 xã của huyện Hòa Vang), quận Liên Chiểu (từ 3 xã của huyện Hòa Vang), huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Ngày 23-1-1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/NĐ-CP về việc thành lập quận đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng. Nghị định nêu rõ:“Thành lập quận Hải Châu trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Hải Châu I, Hải Châu II, Thạch Thang, Thanh Bình, Thuận Phước, Bình Thuận, Hòa Thuận, Nam Dương, Phước Ninh, Bình Hiên, Hòa Cường, Khuê Trung (thuộc khu vực I thành phố Đà Nẵng cũ). Quận Hải Châu có 2.373ha diện tích tự nhiên và 203.264 nhân khẩu, gồm 12 phường. Địa giới hành chính quận Hải Châu: Đông giáp quận Sơn Trà; Tây và Bắc giáp quận Thanh Khê; Nam giáp huyện Hòa Vang”. Cụ thể: Phường Hải Châu I có diện tích 0,98km2 và dân số 21.006 người; phường Hải Châu II có diện tích 0,35km2 và dân số 17.681 người; phường Thạch Thang có diện tích 0,98km2 và dân số 20.471 người; phường Thanh Bình có diện tích 0,72km2 và dân số 334
  3. 22.981 người; phường Thuận Phước có diện tích 0,86km2 và dân số 12.839 người; phường Bình Thuận có diện tích 0,5km2 và dân số 16.600 người; phường Hòa Thuận có diện tích 9,28km2 và dân số 18.577 người; phường Nam Dương có diện tích 0,23km2 và dân số 12.556 người; phường Phước Ninh có diện tích 0,57km2 và dân số 14.954 người; phường Bình Hiên có diện tích 0,5km2 và dân số 12.757 người; phường Hòa Cường có diện tích 5,62km2 và dân số 19.457 người; phường Khuê Trung có diện tích 3,14km2 và dân số 13.385 người. Tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị của quận được chỉ định thành lập và hoạt động từ ngày 1-2-1997. Thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương đã đem lại một khí thế mới, tinh thần phấn khởi cho toàn Đảng bộ và nhân dân thành phố chuẩn bị bước vào thiên niên kỷ mới. Ngay từ đầu năm 1997, các cấp ủy đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân thành phố đã cùng ra sức, khắc phục khó khăn, phát huy truyền thống đoàn kết, tập trung sức triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, đoàn thể. Cùng với việc tái lập quận, Thành ủy lâm thời Đà Nẵng cũng công bố quyết định thành lập Quận ủy lâm thời quận Hải Châu. Căn cứ Quyết định số 59- QĐ/NS/TU ngày 25-1-1997 của Ban Thường vụ Thành ủy lâm thời Đà Nẵng về việc thành lập Đảng bộ và chỉ định Ban Chấp hành lâm thời quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng gồm 24 đồng chí. Theo đó,đồng chí Ngô Văn Chờ - Thành ủy viên lâm thời, được chỉ định giữ chức Bí thư Quận ủy lâm thời; đồng chí Nguyễn Xuân Thanh - Phó Bí thư Thường 335
  4. trực, đồng chí Ngô Văn Dũng - Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; các đồng chí Lý Văn Công, Kiều Văn Toàn, Lê Hoàng Gia, Phan Đức Dũng, Trần Quốc Hương, Phạm Thanh Ba là các Ủy viên Ban Thường vụ lâm thời, phụ trách các lĩnh vực công tác tổ chức, tuyên huấn, kiểm tra, dân vận - mặt trận, quân sự và công an; các đồng chí Phan Quý, Võ Văn Lữ, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Hữu Chiến, Ngô Tất Cứu, Đinh Phú Phú, Trần Công Danh, Đoàn Võ Kim Ánh, Ngô Phi, Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Đức Thanh, Đinh Văn Tín, Dương Thị Mót, Lê Thị Thái Dương, Dương Tấn Lực là Ủy viên Ban Chấp hành lâm thời.Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, Quận ủy và Thường trực Ủy ban nhân dân lâm thời tiến hành thành lập các cơ quan chức năng, ban ngành, đoàn thể trong quận; hệ thống chính trị quận hoạt động chính thức từ ngày 1-2-1997. Việc tái lập quận Hải Châu là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, từ đây quận Hải Châu bước vào thời kỳ mới với nhiều thuận lợi, thời cơ lẫn thách thức. Là một quận ở vị trí trung tâm của thành phố Đà Nẵng, dân số đông và mật độ dân số cao, chiếm 30% dân số của thành phố. So với các quận khác, Hải Châu có nhiều thuận lợi về cơ sở hạ tầng, giao thông; nhiều cơ sở kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của Trung ương và thành phố được đặt trên địa bàn quận; về cơ sở giáo dục, quận Hải Châu được phân cấp quản lý 15 trường tiểu học, với 493 lớp, 38 trường mẫu giáo, mầm non và nhà trẻ; về y tế, Trung tâm y tế của quận được phân công quản lý 1 bệnh viện (bệnh viện quận I - khu vực I) và 12 trạm y tế phường.Đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong 336
  5. công tác quản lý đô thị, đa phần nhân dân trong quận đã xây dựng được nếp sống văn hóa văn minh đô thị; 12 phường trong quận đã hoàn thành việc phổ cập giáo dục tiểu học, 4 phường đã đạt yêu cầu phổ cập trung học cơ sở. Đó là những tiền đề thuận lợi để quận tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, cùng với quá trình đô thị hóa của thành phố, với vai trò là một quận trung tâm, Hải Châu vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, đời sống của phần lớn nhân dân trong quận sống ở trong các hẻm, kiệt, khu dân cư với điều kiện môi sinh môi trường mặc dù đã được cải thiện nhưng cá biệt vẫn còn một số nơi ô nhiễm; nhiều công trình dân sinh, văn hóa xuống cấp trầm trọng; các phường trong quận có 4 cơ sở nhà văn hóa và 5 đài truyền thanh đã xuống cấp. Trên địa bàn quận có 7.725 hộ gia đình trong diện được thực hiện chính sách có công cách mạng; 2.143 hộ nghèo, 8 hộ còn đói ăn, 135 trường họp phải cứu tế thường xuyên. Lưu lượng khách trong nước và ngoài nước hằng ngày đến học tập, công tác, làm việc, buôn bán, tham quan du lịch, vui chơi giải trí trên địa bàn quận rất lớn nên vấn đề an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội rất phức tạp. Cùng với những lúng túng ban đầu trong cơ chế mới, những khó khăn trên tác động không nhỏ đến quá trình lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ của Đảng bộ trong những năm đầu sau khi tái lập. Có thể thấy, sau hơn 20 năm kể từ khi giải phóng, bước vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là sau 10 năm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về tổ chức phát triển nền kinh tế nhiều 337
  6. thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; khi mới tái lập, tiếp nối quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và các phong trào hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ VI (cũ) trên địa bàn 12 phường trực thuộc; Quận ủy lâm thời đã khẩn trương củng cố bộ máy tổ chức và cán bộ, lãnh đạo Đảng bộ và nhân dân toàn quận đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, sớm đưa các hoạt động đi vào nề nếp, tiếp tục tạo ra sự chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị. Kế tục nhiệm vụ được giao từ Thành ủy (cũ), trong năm 1996 tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn quận tăng 16,51% so với mức tăng trưởng bình quân 5 năm 1991-1995 là 13,74%; riêng mức tăng trưởng của các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu và thủ công nghiệp tăng 8,3% trong năm 1996. Có 3 chợ lớn là chợ Hàn, chợ Cồn (cũng gọi là Trung tâm thương nghiệp), chợ Mới với 278 công ty xí nghiệp tư nhân, 14.896 hộ kinh doanh cá thể (trong đó có 3.801 hộ có môn bài bậc 1,2,3), mức thuế và lệ phí thu tăng 12% mỗi năm. Tàu thuyền khai thác hải sản (chủ yếu là ở Thuận Phước) có 177 chiếc với tổng số khoảng 2.350 mã lực, phần lớn là những tàu có công suất nhỏ. Trong vòng 8 tháng kể từ khi hệ thống chính trị quận chính đi vào hoạt động (ngày 1-2-1997) đến thời điểm tổ chức Đại hội Đảng bộ quận lần thứ I, nhiệm kỳ 1997-2000 (ngày 7-10-1997); về các hoạt động kinh tế, lĩnh vực thương mại - dịch vụ tiếp tục được mở rộng năng lực kinh doanh, hàng hóa phong phú, duy trì được nhịp độ phát triển, chiếm 60% tỷ trọng cơ cấu kinh tế toàn quận. Sản xuất công nghiệp - tiểu 338
  7. thủ công nghiệp tiếp tục được duy trì, tập trung ở những sản phẩm, ngành nghề truyền thống đã có uy tín với khách hàng như sản xuất cơ khí gia dụng, giấy, chế biến thực phẩm, văn phòng phẩm…, với tổng giá trị sản lượng là 102.983 triệu đồng. Sản xuất nông ngư nghiệp có nhiều tiến bộ theo hướng chú trọng khai thác những sản phẩm có giá trị cao, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng nhanh. Tổng thu ngân sách đến cuối tháng 9-1997 đạt 51,731 tỷ đồng. Cả năm 1997, giá trị tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn quận tăng 17%, trong đó sản xuất công nghiệp, tiểu và thủ công nghiệp tăng 16,6%; thủy sản và nông - lâm nghiệp tăng 10%; kim ngạch xuất khẩu do quận quản lý tăng 14,3%; thu thuế công - thương nghiệp ngoài quốc doanh (phần được giao) đạt 69,900 tỷ đồng, tăng 30,18% so với năm 1996. Công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, kinh doanh trái phép được tăng cường. Nhiệm vụ quản lý đô thị chủ yếu mới tập trung vào việc giải quyết các tranh chấp về nhà và đất ở, lập một số dự án sửa chữa công trình điện, nước sinh hoạt, cống rãnh nội bộ theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được những kết quả khá, góp phần ổn định đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân. Quận ủy tổ chức quán triệt và xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 1996- 1997, chuẩn bị các điều kiện cơ bản cho năm học 1997-1998. Nhanh chóng triển khai các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, kịp thời phòng chống 339
  8. dịch bệnh, đẩy mạnh công tác bảo vệ - chăm sóc trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình. Tổ chức được nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thể thao sôi nổi. Đặc biệt, các cấp ủy Đảng đã tập trung lãnh đạo tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thương binh - liệt sĩ; chú trọng các nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, các hoạt động nhân đạo - từ thiện; giải quyết các chế độ, chính sách kịp thời… Công tác phòng chống tệ nạn xã hội có một số cố gắng bước đầu. Về an ninh - quốc phòng: Thực hiện Nghị định số 36-NĐ/CP của Chính phủ về lập lại trật tự giao thông đường bộ và nơi công cộng, các cơ quan công an, quản lý đô thị đã làm tốt công tác thanh tra giao thông, kiểm tra, kiểm soát việc thi hành Nghị định, lập lại trật tự trong các bến xe, cổng chợ, hè phố, nơi công cộng. Qua hơn 8 tháng hoạt động, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong quận được ổn định. Công tác phối, kết hợp giữa các lực lượng vụ trang nhân dân với phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc được tổ chức tốt nên đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả những loại tội phạm có thể xảy ra; xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Công tác quân sự địa phương được Quận ủy đặc biệt quan tâm lãnh đạo và trực tiếp chỉ đạo theo cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự làm tham mưu. Hoàn thành chỉ tiêu giao quân, đăng ký tuổi 17 và công trình quốc phòng tại Sơn Trà. Các cơ quan khối nội chính của quận đã làm tốt công tác tiếp dân, xử lý và giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu tố, khiếu nại của công dân. Quận tổ 340
  9. chức nhiều lớp cho nhân dân học tập các văn bản, nghị định của Chính phủ, tuyên truyền nhiều bộ luật quan trọng như: Luật bầu cử, Luật đất đai, Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung, Bộ Luật dân sự, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật Biên giới quốc gia. Bộ máy chính quyền từ quận đến phường tiếp tục củng cố và ổn định, hoạt động theo hướng đổi mới và cải cách nền hành chính quốc gia, đảm bảo tinh gọn, phát huy được hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành; có sự phối, kết hợp giữa chính quyền với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân từ quận đến các phường; bước đầu đổi mới được phương thức hoạt động, cải tiến lề lối, phương pháp làm việc; giảm tình trạng gây phiền hà cho nhân dân. Quận đã cụ thể hoá và triển khai có hiệu quả các nghị quyết của Đảng; những chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, của Quận ủy vào thực tế tình hình địa phương để chỉ đạo sâu sát việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của quận. Cùng với nhiệm vụ củng cố bộ máy chính quyền từ quận đến cơ sở, Hội đồng nhân dân quận và các phường được tổ chức bầu cử bổ sung, tăng cường củng cố và hoạt động có hiệu quả. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận đã tổ chức có định kỳ các buổi tiếp xúc cử tri để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng và yêu cầu chính đáng của nhân dân, uốn nắn nhận thức sai lệch, sai trái pháp luật, tạo niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới. Khi mới thành lập, đồng chí Lý Văn Công - Trưởng Ban Tổ chức Quận ủy lâm thời được chỉ định làm quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận. Sau cuộc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân 341
  10. tháng 9-1997, đồng chí Nguyễn Xuân Thanh - Phó Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, đồng chí Phan Quý được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Đối với Ủy ban nhân dân quận, đồng chí Ngô Văn Dũng - Chủ tịch; các đồng chí Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Hữu Chiến là Phó Chủ tịch. Các đồng chí Quận ủy viên phụ trách các đoàn thể của quận có Nguyễn Trọng Hiệp - Bí thư Đoàn Thanh niên, Lê Thị Thái Dương - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Nguyễn Đức Thanh - Chủ tịch Liên đoàn lao động. Tổ chức bộ máy và cán bộ của 12 phường trong quận được giữ nguyên theo nhiệm kỳ đại hội từ năm 1996 đến năm 2000. Công tác xây dựng Đảng là mối quan tâm hàng đầu của Ban Thường vụ và Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ quận, của các cấp ủy Đảng, phấn đấu để Đảng bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Việc tổ chức quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, thứ ba (khóa VIII) Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho toàn Đảng bộ và nhân dân trong quận nhằm không ngừng nâng cao nhận thức tư tưởng, thống nhất hành động, tăng cường củng cố niềm tin vào sự nghiệp đổi mới của Đảng đã được Quận ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong quá trình thực hiện mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sau khi được thành lập, Quận ủy đã tiếp nhận 39 tổ chức cơ sở Đảng với 4.415 đảng viên, trong đó có 12 đảng bộ phường với 3.984 đảng viên, 12 chi bộ Khối doanh nghiệp với 244 đảng viên, 5 chi bộ khối Dân - Đảng với 25 đảng viên, 8 chi bộ khối cơ quan 342
  11. Nhà nước với 52 đảng viên, 2 đảng bộ Khối lực lượng vũ trang với 110 đảng viên139. Bộ máy lãnh đạo và quản lý của quận, cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị được cấp trên chỉ định. Đến tháng 10-1997, toàn Đảng bộ có 51 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc gồm 4.676 đảng viên. Trong năm 1997, Ban Thường vụ Quận ủy đã trao huy hiệu 40 năm, 50 năm tuổi Đảng cho 150 đồng chí đảng viên. Cùng với việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mặt công tác, theo điều lệ của Đảng và sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Thành ủy, Quận ủy lâm thời đã chuẩn bị nội dung và nhân sự Đại hội Đảng bộ quận, bầu cử Ban Chấp hành mới, định hướng chủ trương và đề ra các nhiệm vụ trên từng lĩnh vực hoạt động, tiếp tục đẩy mạnh mọi mặt công tác trong những năm 1997-2000. Có thể thấy, kế thừa và phát huy thành quả đạt được từ các nhiệm kỳ trước đó, nhất là từ năm 1991- 1996; bước vào năm 1997, trong niềm phấn khởi khi quận được tái lập thuộc thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Với vị trí, vai trò là một quận 139 Riêng các Đảng bộ phường: Khuê Trung: 145 đảng viên, 13 chi bộ trực thuộc, có 8 chi bộ ở khu dân cư; Hòa Cường: 447 đảng viên, 19 chi bộ trực thuộc, có 14 chi bộ ở khu dân cư; Bình Thuận: 190 đảng viên, 9 chi bộ trực thuộc, có 5 chi bộ ở khu dân cư; Hòa Thuận: 671 đảng viên, 31 chi bộ trực thuộc, có 26 chi bộ ở khu dân cư; Phước Ninh: 311 đảng viên, 16 chi bộ trực thuộc, có 10 chi bộ ở Khu dân cư; Bình Hiên: 129 đảng viên, 9 chi bộ trực thuộc, có 5 chi bộ ở khu dân cư; Nam Dương: 73 đảng viên, 7 chi bộ trực thuộc, có 4 chi bộ ở khu dân cư; Hải Châu I: 551 đảng viên, 21 chi bộ trực thuộc, có 14 chi bộ ở Khu dân cư; Hải Châu II: 143 đảng viên, 12 chi bộ trực thuộc, có 4 chi bộ ở khu dân cư; Thạch Thang: 512 đảng viên, 19 chi bộ trực thuộc, có 13 chi bộ ở Khu dân cư; Thanh Bình: 552 đảng viên, 20 chi bộ trực thuộc, có 15 chi bộ ở khu dân cư; Thuận Phước: 260 đảng viên, 14 chi bộ trục thuộc, có 10 chi bộ ở khu dân cư. 343
  12. trung tâm, khối lượng công việc nhiều, bộ máy chưa ổn định song, được sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy Đà Nẵng lâm thời, Đảng bộ và nhân dân quận Hải Châu có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, bước đầu thực hiện có kết quả các mặt công tác đề ra: kinh tế có những bước chuyển biến tích cực; hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng có những tiến bộ nhất định, an ninh - quốc phòng được giữ vững… Những thành tựu bước đầu này đã tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân toàn quận, đánh dấu sự phát triển có tính bản lề cho sự phát triển đi lên của quận trong thời gian tiếp theo. Tuy nhiên, thực trạng trên các mặt công tác vẫn còn những tồn tại, khuyết điểm như: Hầu hết các cơ sở kinh tế do quận quản lý có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, thiết bị lạc hậu, sức cạnh tranh yếu và chưa được quan tâm quy hoạch bố trí theo ngành nghề sản xuất - kinh doanh, các tiêu cực trên thị trường còn xảy ra phổ biến. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội chưa theo kịp yêu cầu phát triển, có lĩnh vực còn nhiều bức xúc, nhất là một số tệ nạn xã hội nguy hiểm như ma túy, mại dâm, trẻ em dùng chất kích thích chưa được loại trừ hết. Nhiệm vụ xây dựng và quản lý đô thị còn lúng túng và đang đứng trước những khó khăn về vốn đầu tư. Nhiệm vụ xây dựng Đảng còn một số vấn đề bất cập, nhất là việc trẻ hóa và tiêu chuẩn hóa cán bộ; vai trò hạt nhân chính trị của một số tổ chức cơ sở Đảng ở các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính - sự nghiệp còn mờ nhạt. Đây là những vấn đề được đặt ra cần quan tâm lãnh đạo, giải quyết trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa quận Hải Châu. 344
  13. II. ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ QUẬN LẦN THỨ I, KIỆN TOÀN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ GẮN VỚI ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN (1997-2000) Thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 10-4- 1997 của Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, về việc tổ chức đại hội các đảng bộ quận, tiến đến Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Đà Nẵng. Từ ngày 6 đến ngày 7-10-1997, Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Hải Châu lần thứ I được tổ chức - đây là đại hội đầu tiên từ ngày quận được tái lập, nhưng là đại hội kế thừa nhiệm kỳ Đại hội lần thứ VI của Đảng bộ thành phố (cũ). Tham dự Đại hội có 149 đại biểu, đại diện cho hơn 4.600 đảng viên ở 51 tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ. Đại hội có nhiệm vụ đánh giá một cách toàn diện sự lãnh đạo của Đảng bộ trong thời gian qua, nhất là từ khi được tái lập; đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 1997-2000, để tạo những điều kiện cần thiết, cơ bản đưa quận Hải Châu từng bước phát triển với tốc độ nhanh hơn, vững chắc hơn, cùng với thành phố bước vào thế kỷ XXI; thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII; bầu Ban Chấp Đảng bộ quận khóa I và Đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng bộ thành phố. Đồng chí Trương Quang Được - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy lâm thời, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố; đồng chí Phan Như Lâm - Phó Bí thư thường trực Thành ủy lâm thời và đồng chí Nguyễn Bá Thanh - Phó Bí thư Thành ủy lâm thời, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng về dự và chỉ đạo Đại hội. 345
  14. Phát biểu chỉ đạo Đại hội, đồng chí Trương Quang Được - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng lâm thời cho rằng: Đại hội Đảng bộ quận Hải Châu lần này là đại hội đầu tiên, đánh dấu một mốc lịch sử đặc biệt. Đại hội sẽ xác định vị thế, phân tích những thuận lợi, khó khăn, rà soát đúng nội lực và ngoại lực để đề ra phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng, phát triển quận Hải Châu đến năm 2000. Đây là thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lại diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp: có thời cơ, vận hội mới, có khó khăn, thử thách mới. Thành phố Đà Nẵng đang phấn đấu vươn lên ngang tầm là thành phố động lực của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo xác định của Chính phủ. Quận Hải Châu là trung tâm của thành phố về thương mại, dịch vụ và du lịch, đầu mối giao thông liên vùng và quốc tế. Quận cần phải phấn đấu ở mức cao hơn trong tập trung nguồn lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phục vụ cho sự nghiệp phát triển đô thị, tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng xứng đáng với vai trò của mình. Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, kiện toàn hệ thống chính trị, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân nhằm tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa phục vụ cho sự phát triển đô thị, tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng làm cho quận Hải Châu phát triển cao về nguồn nhân lực, có nếp sống văn minh đô thị, đời sống vật chất và tinh thần của 346
  15. nhân dân không ngừng được nâng lên, thực sự là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa, thương mại và dịch vụ của thành phố Đà Nẵng”140. Đại hội xác định cơ cấu kinh tế của quận là Thương mại - dịch vụ, Công nghiệp, Thủy sản - nông nghiệp. Đại hội đề ra các chỉ tiêu: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên địa bàn tăng bình quân hằng năm từ 17-18%. Giá trị GDP bình quân đầu người đến năm 2000 đạt từ 1.000 USD trở lên. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu và thủ công nghiệp do quận quản lý tăng bình quân hằng năm từ 11-12%. Thương mại và dịch vụ tăng bình quân hằng năm 18,45%, đến năm 2000 chiếm tỷ trọng 60% trong cơ cấu kinh tế trong quận. Giá trị sản xuất ngư nghiệp và nông nghiệp tăng bình quân 7,10% mỗi năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân mỗi năm 10,3%. Tỷ lệ huy động vào ngân sách đạt 25% trên tổng GDP thực hiện được. Tỷ lệ giảm sinh bình quân hàng năm là 0,04%. Đến năm 2000, quận giảm được 30% số hộ nghèo. Huy động thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự đạt 100%; các địa phương, đơn vị bảo đảm an toàn an ninh trật tự; đến năm 2000, lực lượng dân quân, tự vệ đạt 2,5-2,6% dân số (khối phường đạt 1,6-1,7%). Các tổ chức cơ sở Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh chiếm 80-90% tổng số đơn vị, không còn đảng bộ, chi bộ yếu kém. Đại hội đề ra nhiệm vụ, giải pháp trên từng lĩnh vực là: - Từ cơ cấu kinh tế được xác định, hướng lãnh Văn kiện Đại hội Đảng bộ quận Hải Châu lần thứ I, 10-1997, tr. 140 15. 347
  16. đạo, chỉ đạo phát triển ngành Thương mại - Dịch vụ là khai thác lợi thế, phát huy khả năng và tiềm năng kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị (khóa VII) và Luật Thương mại; khuyến khích hợp tác, tạo môi trường thuận lợi, tích cực chống buôn lậu và kinh doanh hàng giả; chú trọng các hoạt động dịch vụ liên quan trực tiếp đến công cuộc phát triển kinh tế - xã hội như tài chính, ngân hàng, tín dụng và dịch vụ du lịch của toàn ngành hoạt động trên địa bàn quận. - Về công nghiệp, tổ chức phát triển sản xuất, những giải pháp cơ bản đối với công nghiệp là vận động đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, tiếp nhận công nghệ mới bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường, tăng cường công tác phát triển thị trường, chú trọng vào hàng xuất khẩu. - Với ngành thủy sản, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân lập dự án vay vốn quốc gia đóng tàu có công suất lớn, sắm ngư cụ hiện đại nhằm mở rộng ngư trường vươn khơi, nâng cao năng lực khai thác kết hợp với chế biến, đặc biệt chú trọng hàng xuất khẩu, tăng hiệu quả thu nhập và phát triển ngành kinh tế biển. Tích cực phối hợp với các ngành chức năng của thành phố đẩy nhanh việc xây dựng cảng cá Thuận Phước theo dự án đã được Trung ương phê duyệt và đầu tư. Về nông nghiệp, hướng phát triển của quận là đẩy mạnh và đạt được hiệu quả nuôi trồng và dịch vụ cây, hoa, chim, cá cảnh, các loại rau xanh, cây ăn quả, thu hẹp diện tích trồng lúa để thực hiện đúng định hướng đô thị hóa vùng nông nghiệp. - Thực hiện đồng bộ các giải pháp giữu gìn môi 348
  17. trường sản xuất - kinh doanh lành mạnh, năng động; đẩy lùi các tiêu cực thông qua việc phát huy vai trò, chức năng của cơ quan thuế, quản lý thị trường, các cơ quan trong ngành nội chính. Có biện pháp từng bước đưa các cơ sở sản xuất, gia công gây ô nhiễm môi trường ra địa bàn quận. - Về văn hóa - xã hội: Ưu tiên hàng đầu là ra sức lãnh đạo triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) của Đảng về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, dự phòng với điều trị và trang bị kiến thức để người dân tự bảo vệ sức khỏe. Không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, tạo các môi trường thuận lợi để nhân dân lao động sáng tạo. - Tạo các nguồn lực để đầu tư phát triển, trước hết tiến hành đồng bộ nhiệm vụ củng cố, nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu với tăng cường thu đúng, thu đủ, chống thất thu thuế. Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa các hoạt động kinh tế - xã hội. Tranh thủ sự đầu tư của cấp trên, nhất là các dự án phát triển kinh tế, chỉnh trang đô thị, xóa đói giảm nghèo. - Xây dựng và quản lý đô thị: Đại hội củng cố, quán triệt quan điểm dân là gốc, mọi tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội đều vì quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó chú trọng cả phúc lợi trước mắt và lâu dài, vận động thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng, chỉnh trang cơ sở kỹ thuật hạ tầng đô thị, tập trung nhất là bê tông hóa đường kiệt, ngõ hẻm, xây mương cống thoát 349
  18. nước trong các khu dân cư. Đây cũng là thời kỳ toàn thành phố xúc tiến mạnh việc giải tỏa, xây dựng các khu dân cư mới theo quy hoạch cùng với việc mở thêm những con đường mới, trên địa bàn quận Hải Châu có những công trình lớn như xây dựng các khu dân cư mới ở Khuê Trung, Hòa Cường, Hòa Thuận, Thuận Phước, Thanh Bình và những con đường lớn như đường 2 tháng 9, đường Nguyễn Tất Thành, cầu sông Hàn... Để thực hiện nhiều chủ trương lớn của thành phố, nhất là xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng đô thị và các khu dân cư mới, mọi việc tiến hành không thể tránh khỏi những khó khăn nhất định, nhưng cũng có thuận lợi lớn là những chủ trương của Đảng bộ và chính quyền ở thành phố đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, được đại bộ phận nhân dân đồng tình ủng hộ và thực hiện. - Về các nhiệm vụ cụ thể về an ninh - quốc phòng và công tác nội chính, xây dựng chính quyền, công tác vận động nhân dân và xây dựng Đảng. Đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của công tác đổi mới và chỉnh đốn Đảng, tăng số lượng và nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đảng đạt yêu cầu trong sạch vững mạnh. Đại hội bầu Ban Chấp hành khóa I, nhiệm kỳ 1997-2000 gồm 33 đồng chí. Tại phiên họp lần thứ nhất, Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ gồm 11 đồng chí; bầu đồng chí Ngô Văn Chờ làm Bí thư; đồng chí Nguyễn Xuân Thanh làm Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận; đồng chí Ngô Văn Dũng làm Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban 350
  19. nhân dân quận. Đến năm 1999, đồng chí Phạm Thanh Ba và đồng chí Phan Đức Dũng được cấp trên điều động, đồng chí Nguyễn Đình Chính thay đồng chí Phạm Thanh Ba làm Trưởng Công an quận và được bầu vào Ủy viên Ban Thường vụ; đồng chí Phan Quý thay đồng chí Phan Đức Dũng làm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận và được bầu vào Ủy viên Ban Thường vụ. Tại Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, đồng chí Ngô Văn Chờ - Thành ủy viên lâm thời, Bí thư Quận ủy được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, bầu vào Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng. Sau Đại hội Đảng bộ quận lần thứ I, nhiệm kỳ 1997-2000, Ban Chấp hành Đảng bộ quận cụ thể hóa Nghị quyết của Đại hội bằng chương trình công tác định hướng cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, các biện pháp thực hiện nhiệm vụ theo phương châm Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Giai đoạn này, các ngành kinh tế quận tăng trưởng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đúng cơ cấu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ I xác định. Về lãnh đạo phát triển kinh tế: Tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn (GDP) tăng bình quân mỗi năm 12,28%, cao hơn mức tăng trung bình của thành phố141. Ngành thương mại - dịch vụ giữ vững năng lực hoạt động, bình quân hằng năm chiếm 60% tổng GDP của quận; xuất hiện một số hình thức dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu xã hội số cơ sở và hộ kinh doanh tuy có nhiều biến động nhưng xu hướng tăng 141 Thành phố tăng bình quân mỗi năm 10,19%, gấp 1,47 lần trung bình cả nước. 351
  20. vẫn là chính. Năm 1998, Quận uỷ triển khai thực hiện công tác đăng ký lại kinh doanh theo tinh thần Chỉ thị số 657/TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm ổn định hoạt động kinh doanh buôn bán, quy hoạch một bước mạng lưới các chợ, thành lập Ban Quản lý và ban hành quy chế quản lý chợ loại 2, loại 3 trên địa bàn, tạo điều kiện đưa hoạt động kinh doanh buôn bán ở các chợ dần dần đi vào nề nếp, quy củ. Sản xuất công nghiệp dân doanh chủ yếu giữ vững sự ổn định, hằng năm đều có tăng trưởng, bình quân tăng 8,85%/năm. Năng lực ngành thủy sản được tăng cường cả trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến. Thời kỳ này, bắt đầu có sự đầu tư vào các sản phẩm có giá trị cao kết hợp với ứng dụng khoa học - kỹ thuật và mở rộng thị trường, bình quân tăng 14,65%/năm. Đến năm 2000, sản xuất và dịch vụ nông nghiệp đô thị được hình thành rõ nét. Quận thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy lùi các trở lực, giữ được môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh, thông thoáng thông qua việc phát huy vai trò, chức năng quản lý của cơ quan thuế, quản lý thị trường, cơ quan đăng ký kinh doanh. Đầu năm 2000, Quận ủy tiến hành thực hiện Chỉ thị số 05/2000/CT-UB của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tạm ngừng cấp giấy phép sản xuất kinh doanh những mặt hàng sản xuất vật liệu xây dựng và những sản phẩm khác gây ô nhiễm môi trường; việc này vừa đúng theo yêu cầu Nghị quyết Đại hội quận đề ra về việc từng bước đưa các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra địa bàn quận và phù hợp với sự phát triển chung của thành phố. Thời gian này, nền kinh tế của quận đã có nhiều tiến bộ trong củng cố, phát triển quan hệ sản 352
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2