intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình (1945-2010)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:162

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình (1945-2010) được biên soạn nhằm cung cấp một cách chân thực, khái quát quá trình vận động và phát triển của phong trào cách mạng ở địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng, quá trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ thị trấn từ khi thành lập và lãnh đạo nhân dân vượt qua những thử thách trong đấu tranh cách mạng cũng như lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, nhất là những thắng lợi bước đầu trong công cuộc đổi mới toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình (1945-2010)

  1. Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình 1945 - 2010 ĐẢNG BỘ HUYỆN QUANG BÌNH ĐẢNG BỘ THỊ TRẤN YÊN BÌNH -------------------- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THỊ TRẤN YÊN BÌNH (1945 - 2010) XUẤT BẢN NĂM 2013 1
  2. Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình 1945 - 2010 Lời giới thiệu Yên Bình - cái tên gợi mở một thoáng ấm áp trong lòng mỗi con người, cái tên ấy cũng minh chứng mong ước của người dân nơi đây về một cuộc sống bình yên, ấm no và hạnh phúc... Trải qua chiều dài của lịch sử, Yên Bình đôi lúc được coi là mảnh đất “không mấy bình yên”, nơi đây từng là trung tâm bị thực dân Pháp, phát xít Nhật cũng như quân Quốc dân Đảng và bọn tay sai của chúng chiếm đóng, người dân phải chịu cảnh bị đô hộ, áp bức, đời sống bần hàn, thiếu ăn, thiếu mặc, không được học hành, nhưng với truyền thống đấu tranh bất khuất dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc Yên Bình đã đứng lên cùng cả nước đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. Qua những thăng trầm của lịch sử, Yên Bình đã khẳng định vị thế, công sức đóng góp, những thành tích và những bài học kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh cách mạng của mình vào trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc. Hiện nay, thị trấn Yên Bình là trung tâm của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội như: tiềm năng về tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản; tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ... hơn thế nữa thị trấn đang được đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, tương lai sẽ là một thị trấn văn minh, hiện đại, nhưng để cái hiện đại ấy không lấn át, không làm mất đi cái đơn sơ, giản dị đã trở thành truyền thống, để cái hiện đại dung hoà với văn hoá cổ truyền của dân tộc đó là trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Việc ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc Yên Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự ra đời, phát triển của Đảng bộ thị trấn Yên Bình không những là niềm tự hào, nhu cầu chính đáng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thị trấn Yên Bình mà còn là một việc làm thiết thực để rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ qua các thời kỳ góp phần phục vụ công 2
  3. Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình 1945 - 2010 tác lãnh, chỉ đạo của Đảng ở địa phương, tăng cường sự nhất trí về tư tưởng trong Đảng, bồi dưỡng truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc, giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Yên Bình tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác đã lựa chọn, qua đó đẩy mạnh thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phấn đấu xây dựng mảnh đất Yên Bình thực sự là mảnh đất bình yên cho mỗi người dân và mỗi người con khi xa quê hướng về. Nhận thức được yêu cầu cấp thiết của việc bảo lưu sự thật, những bài học kinh nghiệm, những thành quả trong lịch sử đấu tranh cách mạng cũng như trong quá trình đổi mới toàn diện của địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ thị trấn Yên Bình đã xúc tiến công tác nghiên cứu, biên soạn cuốn “Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình 1945 - 2010”. Ban chỉ đạo và Ban biên tập cuốn sách đã cố gắng tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, có trách nhiệm, thường xuyên kiểm tra, bổ sung, đối chiếu các sự kiện lịch sử... nhằm cung cấp một cách chân thực, khái quát quá trình vận động và phát triển của phong trào cách mạng ở địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng, quá trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ thị trấn từ khi thành lập và lãnh đạo nhân dân vượt qua những thử thách trong đấu tranh cách mạng cũng như lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, nhất là những thắng lợi bước đầu trong công cuộc đổi mới toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng. Song do tư liệu lưu trữ không còn nhiều, tư liệu sống khai thác qua các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể của thị trấn qua các thời kỳ còn hạn chế nên quá trình nghiên cứu và biên soạn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự bổ sung, đóng góp của các đồng chí cùng bạn đọc để không ngừng nâng cao chất lượng của cuốn sách trong lần tái bản sau. Đảng bộ thị trấn Yên Bình chân thành cảm ơn Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hà Giang, Ban Thường vụ Huyện uỷ Quang Bình, Ban Tuyên giáo 3
  4. Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình 1945 - 2010 Huyện uỷ Quang Bình, các đồng chí tham gia công tác tại Đảng ủy, chính quyền, đoàn thể thị trấn Yên Bình qua các thời kỳ, các cơ quan, ban ngành, cá nhân đã tận tình giúp đỡ để hoàn thành cuốn “Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình 1945 - 2010”. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc thị trấn Yên Bình cùng bạn đọc. Yên Bình, ngày 12 tháng 12 năm 2013 T/M BCH ĐẢNG BỘ THỊ TRẤN YÊN BÌNH BÍ THƯ Nguyễn Công Sự 4
  5. Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình 1945 - 2010 Bản đồ thị trấn Yên Bình Chương I VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, 5
  6. Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình 1945 - 2010 KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ TRẤN YÊN BÌNH Thị trấn Yên Bình là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang; phía Bắc giáp xã Tân Nam, phía Nam giáp xã Bằng Lang, phía Đông giáp xã Tân Bắc, phía Tây giáp xã Yên Thành của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Dưới thời Pháp thuộc, Yên Bình nằm trong Tổng Yên Bình gồm có 6 xã: Yên Bình, Nấm Dẩn, Quảng Nguyên, Khuôn Lùng, Bản Rịa và Bằng Lang, trung tâm của Tổng đặt tại Yên Bình. Giai đoạn 1930 - 1935, xã Yên Bình chỉ có ba thôn: thôn Khao, thôn Luổng và thôn Hốc, dân cư sống thưa thớt khoảng 167 hộ, gần 2.000 nhân khẩu, với 05 dân tộc cùng sinh sống là: Tày, Kinh, Dao, Pà Thẻn, Hoa Kiều (trong đó dân tộc Tày chiếm khoảng 70% dân số), đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân còn nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất tự cấp, tự túc, canh tác ruộng một vụ, làm nương và chăn nuôi nhỏ là chủ yếu. Lúc bấy giờ trên địa bàn xã có hai tuyến đường chính chạy qua: một tuyến đường từ huyện Bắc Quang sang tỉnh Lào Cai chỉ là đường mòn, đến năm 1940 thực dân Pháp bắt phu mở đường rộng để cho xe cơ giới đi nay là Quốc lộ 279 và một tuyến đường đi xã Bằng Lang, Xuân Giang sang huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái) nay là Tỉnh lộ 183. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Tổng Yên Bình đổi tên thành Tiểu khu Yên Bình gồm 05 xã là Yên Bình, Nấm Dẩn, Quảng Nguyên, Khuôn Lùng và Bản Rịa, xã Yên Bình tách thêm 01 thôn nữa là thôn Rịa, toàn xã có hơn 200 hộ dân, gần 2.300 nhân khẩu. Hoà bình lập lại (1954), xã có 08 thôn, hơn 400 hộ, gần 3.000 nhân khẩu. Thực hiện Nghị định số 74-NĐ/CP, ngày 20 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ, tháng 9 năm 1999 xã Yên Bình được chia tách thành hai xã: Yên Bình và Yên Thành. Đến thời điểm chia tách xã Yên Bình có 1.021 hộ, 5.298 khẩu, 132 đảng viên, tổng diện tích tự nhiên 4.774,56 ha. Trước đây, Yên Bình là xã thuộc huyện Bắc Quang, sau khi Chính 6
  7. Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình 1945 - 2010 phủ ban hành Nghị định 146/NĐ-CP, ngày 01/12/2003 về thành lập huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, xã Yên Bình được chọn làm trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Với sự giúp đỡ của tỉnh, huyện và sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Yên Bình đến tháng 12 năm 2010 xã Yên Bình đã được công nhận là thị trấn Yên Bình. Với đặc thù là vùng núi thấp, Yên Bình là mảnh đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, nhiều cảnh đẹp tự nhiên như núi Khâu Bôn, Khâu Then, Khâu Luông, di tích lịch sử Đán Mặc Khao (Pù Mạ Khao) đã đi vào huyền thoại; bên cạnh đó, nằm ở vị trí chiến lược là trung tâm của huyện Quang Bình và trên tuyến đường giao thông quan trọng từ tỉnh Hà Giang sang tỉnh Lào Cai nên thị trấn Yên Bình có tiềm năng phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ. Với nguồn tài nguyên đất vô cùng phong phú, từ bao đời nay người dân Yên Bình đã biết khai thác để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Xa xưa vùng đất Yên Bình chủ yếu là rừng nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý như lát, trai, đinh, sến, táu; các loại thảo dược quý và các loại động vật quý hiếm như hổ, gấu, sơn dương, lợn rừng... Song qua các giai đoạn phát triển của lịch sử, con người đã khai thác cạn kiệt tài nguyên làm mất đi nguồn lợi quý giá từ thiên nhiên. Ngày nay, nhân dân các dân tộc thị trấn Yên Bình đang nỗ lực trồng cây, gây rừng để tìm lại và phát huy lợi thế của tài nguyên rừng vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Khí hậu nhiệt đới ẩm khá thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, nhiệt độ trung bình năm là 23,90 C, độ ẩm thích hợp cho sự phát triển của các loại thực vật. Trước đây, thời tiết, khí hậu ôn hoà rất thuận lợi cho sản xuất và đời sống của nhân dân, tuy nhiên trong những 7
  8. Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình 1945 - 2010 năm gần đây do biến động bất thường của thời tiết, khí hậu giá rét về mùa đông, mưa lũ về mùa hè khiến nhiều gia đình mất đi người thân sau những đợt lũ quét, đường xá bị sạt lở, cầu cống bị cuốn trôi, hoa màu mất trắng; gia súc, gia cầm bị chết do rét đậm, rét hại... đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống và sản xuất của nhân dân. Hệ thống sông suối đa dạng, nhiều lạch suối nhỏ chảy hợp thành hai con suối chính Nậm Luổng và Nậm Ré, hai con suối này hợp vào nhau chảy ra sông Chừng. Đây là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản của nhân dân trên địa bàn xã. Đồng thời, dự án xây dựng Thuỷ điện Sông Chừng với công suất thiết kế là 19,5 MW đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần giảm tải việc thiếu hụt điện năng trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn. Ngoài ra, Yên Bình là nơi có nguồn cát, sỏi, đá xanh làm vật liệu xây dựng; nguồn tre, nứa, vầu làm nguyên vật liệu sản xuất giấy và các mặt hàng thủ công có giá trị... Bên cạnh đó, trên địa bàn thị trấn có mỏ chì, kẽm Ao Xanh với trữ lượng khoảng 1,3 triệu tấn đang được đầu tư khai thác hứa hẹn tiềm năng phát triển công nghiệp - xây dựng và tiểu, thủ công nghiệp trên địa bàn xã. Với lợi thế là thị trấn trung tâm huyện Quang Bình, đường giao thông của thị trấn được quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, hệ thống. Ngoài tuyến đường huyết mạch (Quốc lộ 279) nối trung tâm huyện với huyện Bắc Quang (Hà Giang) và huyện Bảo Yên (Lào Cai), trên địa bàn xã còn có tỉnh lộ 183 nối với các xã phía Nam của huyện (xã Bằng Lang, Xuân Giang), tỉnh lộ 178 nối với xã Tân Nam (Quang Bình) đi huyện Xín Mần, đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân thị trấn Yên Bình mở rộng giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế, văn hoá với nhân dân các địa phương khác. Ngoài ba tuyến đường chính, hệ thống đường giao thông ở trung tâm thị trấn, giao thông liên thôn, bản đang được đầu tư xây dựng và tu sửa hàng năm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống của nhân dân. 8
  9. Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình 1945 - 2010 Trải qua những thăng trầm của lịch sử, người dân thị trấn Yên Bình luôn phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau; cố kết cộng đồng để sinh tồn cũng đồng nghĩa với việc cố kết cộng đồng để đấu tranh chống lại sự khắc nghiệt của tự nhiên, chống lại chính sách nô dịch, áp bức, âm mưu đen tối của kẻ thù. Qua hàng ngàn năm sống dưới sự thống trị của phong kiến phương Bắc, mấy chục năm sống dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, đất nước mất độc lập, nhân dân mất tự do và phải chịu nhiều chính sách áp bức, bóc lột của chúng: phải nộp tô, nộp tức, sưu cao, thuế khoá nặng nề, bị nô dịch về văn hoá... nhưng người dân Yên Bình luôn lạc quan, tin tưởng sẽ có ngày đất nước được độc lập, tự do, nhân dân thoát khỏi cảnh áp bức bóc lột, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt, từ khi có Đảng lãnh đạo, cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, Đảng luôn quan tâm xây dựng và củng cố tổ chức đảng vững mạnh, gây dựng phong trào cách mạng ở các địa phương. Chi bộ Đảng và sau này là Đảng bộ xã Yên Bình được thành lập đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược, phát huy tinh thần đoàn kết cộng đồng của quần chúng, lấy ý chí cộng đồng chống lại bom, đạn của kẻ thù. Ngày nay, Đảng bộ thị trấn Yên Bình đang phát huy tinh thần đoàn kết nhân dân các dân tộc trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Người dân Yên Bình luôn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình thể hiện vào những dịp lễ, tết, hội làng... Tục cầu Đình năm mới, cầu cho mưa thuận gió hoà, làm ăn phát đạt, dân tình an sinh; tục thờ cúng tổ tiên nhân ngày giỗ, tết để tưởng nhớ về công đức của tổ tiên và các vị tiền bối có công giữ làng, giữ nước, có công với cách mạng được duy trì và phát triển. Bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy, các lễ hội như Lễ Kéo chày, Lễ Cấp sắc, Lễ hội Chọi châu diễn ra hàng năm góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc; các làn điệu 9
  10. Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình 1945 - 2010 dân ca, dân vũ của các dân tộc vẫn được lưu truyền trong đời sống, sinh hoạt văn hóa của nhân dân. Phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng trên địa bàn xã phát triển mạnh, nhất là trong những năm 1961 - 1965, đội văn nghệ của xã Yên Bình lúc bấy giờ gồm 18 người do ông Hoàng Đình Hạp làm đội trưởng đã vinh dự được chọn đi giao lưu, biểu diễn văn nghệ ở Trung Quốc và thủ đô Hà Nội; thường xuyên phối hợp với các xã bạn tổ chức biểu diễn văn nghệ phục vụ quần chúng nhân dân vào các ngày lễ, ngày tết, ngày kỷ niệm lớn của đất nước, đã góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần cho nhân dân. Đến nay, văn hoá - xã hội của thị trấn Yên Bình đã có những chuyển biến tích cực, mỗi thôn trong xã đều có một đội văn nghệ quần chúng, một đội bóng chuyền, cấp ủy, chính quyền thị trấn thường xuyên chỉ đạo tổ chức giao lưu văn nghệ, thể thao vào dịp lễ, tết, các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, địa phương nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá tinh thần cho nhân dân, đồng thời tăng cường sự giao lưu, học hỏi, phát huy tinh thần đoàn kết, cổ vũ nhân dân các dân tộc của thị trấn thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nhu cầu học tập và chăm sóc sức khoẻ nhân dân dần được đáp ứng. Với nền nông nghiệp lúa nước, từ bao đời nay người dân Yên Bình luôn cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất nhằm xây dựng đời sống ngày càng ấm no. Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, phương thức sản xuất truyền thống đã dần có sự thay đổi với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả như mô hình VACR, mô hình nuôi lợn rừng, trồng rau sạch..., đã đem lại nguồn lợi lớn làm thay đổi bộ mặt nông thôn Yên Bình. Ngoài sản xuất nông nghiệp, người dân Yên Bình còn phát triển các nghề truyền thống như nuôi tằm ươm tơ, dệt vải, dệt thổ cẩm, đan lát với nhiều hình thức hoa 10
  11. Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình 1945 - 2010 văn đa dạng góp phần tăng thu nhập và giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Sau khi được thành lập, Đảng bộ Yên Bình đã lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn trong từng giai đoạn cách mạng, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng thế mạnh về đất đai để phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp. Đặc biệt, từ khi huyện Quang Bình được thành lập (năm 2003), Yên Bình được chọn làm trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện, với sự đầu tư của Nhà nước, sự phấn đấu, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn thì bộ mặt Yên Bình đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, thị trấn được quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đô thị hiện đại; kinh tế phát triển theo hướng hướng tích cực, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, trang thiết bị phục vụ sản xuất, thông tin liên lạc, phương tiện giao thông được trang bị ngày càng hiện đại... đã tạo những điều kiện thuận lợi để nhân dân phát triển sản xuất, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đến nay, sau hai mươi năm năm đổi mới, bộ mặt thị trấn Yên Bình đã mang một dáng vẻ mới, đời sống của nhân dân đã được cải thiện về mọi mặt, nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân được đáp ứng. Trong những năm qua kinh tế của thị trấn không ngừng phát triển, năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 18%, bình quân thu nhập đầu người 13,9 triệu đồng/năm, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực: kinh tế nông - lâm nghiệp có xu hướng giảm và chuyển đổi chuyên canh theo hướng hàng hoá, bước đầu có sự đầu tư, chú trọng phát triển công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Trong những năm tiếp theo, Yên Bình vẫn khẳng định tiềm năng về sản xuất nông - lâm nghiệp chuyên canh theo hướng hàng hóa là thế mạnh của thị trấn, bên cạnh đó thị trấn cũng ưu tiên thu hút đầu tư phát 11
  12. Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình 1945 - 2010 triển một số ngành công nghiệp như công nghiệp thuỷ điện, khai khoáng, chế biến và vật liệu xây dựng. Đồng thời, không ngừng khai thác các tiềm năng về vị trí địa lý, tài nguyên sẵn có để phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế trên địa bàn thị trấn. Đất Yên Bình không rộng, dân cư chưa đông, sản xuất nông - lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, song là một thị trấn trung tâm của huyện Quang Bình đang được đầu tư xây dựng khang trang, có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội, trong tương lai hứa hẹn là một thị trấn trẻ năng động, là động lực thúc đẩy nền kinh tế - xã hội huyện Quang Bình. Để thực hiện được mục tiêu đó, Đảng bộ thị trấn Yên Bình đang nỗ lực hết mình, thường xuyên tự chỉnh đốn, đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, vận dụng sáng tạo quan điểm, đường lối của Đảng để đưa ra định hướng đúng đắn lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy truyền 12
  13. Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình 1945 - 2010 thống đoàn kết, sáng tạo của nhân dân để xây dựng mảnh đất Yên Bình ngày càng giàu và đẹp. Trung tâm thị trấn Yên Bình Chương II NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC YÊN BÌNH TRONG CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 - 1954) Ngày 03/02/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một Đảng chuyên chính lãnh đạo, Đảng đã vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam tạo nên các phong trào cách mạng sôi nổi đỉnh cao là các phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh (1930 - 1931), phong trào vận động dân chủ (1936 - 1939) và lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi tháng Tám năm 1945. Ở tỉnh Hà Giang, từ năm 1932 đã có nhiều cán bộ của Đảng đến gây dựng cơ sở cách mạng, và huyện Bắc Quang là một trong những địa phương có phong trào cách mạng phát triển sớm và sôi nổi nhất, cán bộ đến gây dựng phong trào cách mạng đã truyên truyền, vận động, giác ngộ nhân dân đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân Pháp. Tuy nhiên, trong những năm đầu do đặc thù Hà Giang là tỉnh miền núi, đất rộng, người thưa, là vùng có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, lại bị đặt dưới sự kiểm soát gắt 13
  14. Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình 1945 - 2010 gao của chánh tổng, lý trưởng - tay chân của thực dân Pháp, trong khi đó lực lượng đến gây dựng cơ sở cách mạng còn mỏng, dễ bị bọn mật thám phát hiện, việc gây dựng phong trào cách mạng rất khó khăn, sau khi cán bộ cách mạng rút khỏi địa phương, quần chúng bị đàn áp nên phong trào cách mạng tạm lắng. Yên Bình lúc đó là một trong những xã của huyện Bắc Quang bị thực dân Pháp chiếm đóng từ rất sớm, nắm được địa thế của xã có vị trí quan trọng, chúng đã xây dựng đồn bốt kiên cố ở các vị trí chiến lược, một đồn đóng trên đồi cao, bám sát trục đường sang tỉnh Lào Cai (đồn Khố Đỏ), vị trí đồn này rất quan trọng về mặt quân sự, có khả năng quan sát được mục tiêu từ xa; một đồn đóng ở địa điểm thấp hơn trên đường đi xã Bằng Lang - Xuân Giang (đồn Khố Xanh), hai đồn này cách nhau khoảng 800 m. Từ hai đồn này, thực dân Pháp dễ dàng khống chế, chia cắt mọi hoạt động thông thương, tiếp tế cũng như các hoạt động trong phong trào cách mạng của quần chúng; đồng thời, chúng dễ dàng tiếp tế, chi viện cho các địa điểm khác nằm trong ý đồ chiến lược của chúng, lực lượng lính khố xanh, khố đỏ thường xuyên được bổ sung để cai quản dân chúng. Ngoài ra, thực dân Pháp còn nuôi dưỡng bọn bang tá, bang xương, bang sáng để chuyên đi thu các loại thuế trong nhân dân. Ngoài hai đồn quan trọng này, Pháp lập thêm 06 bốt chặn các ngả đường trên địa bàn xã, phát súng cho lính dõng và bọn hào lý tuần tra, canh gác, việc đi lại của người dân bị kiểm soát rất gắt gao, bọn mật thám được Pháp nuôi dưỡng để theo dõi và chỉ điểm những người chống lại chúng hoặc đi liên lạc với cán bộ cách mạng ở địa phương khác, chúng cấm đoán việc tụ tập, bàn tán trong nhân dân, việc bắt bớ, đánh đập người dân vô tội diễn ra thường xuyên. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai, đời sống của nhân dân Yên Bình vô cùng cực khổ, nhân dân phải chịu sưu cao, thuế nặng, các thứ thuế vô lý (thuế thân, thuế muối...), thanh niên bị bắt ép đi phu, đi lính 14
  15. Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình 1945 - 2010 phục vụ cho việc cai trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp; trước sự cai trị, bóc lột của thực dân Pháp, một số quần chúng có phản kháng nhưng với hình thức đơn giản, bột phát liền bị chúng đánh đập, tra tấn một số người không chịu được cảnh bị đánh đập, bóc lột đã bỏ nhà đến địa phương khác hoặc trốn vào rừng ở. Trước năm 1945, Yên Bình chưa có cán bộ đến gây dựng phong trào cách mạng nhưng phong trào cách mạng ở các địa phương khác phát triển sôi nổi đã có sức lan toả rất mạnh đến địa bàn xã, nhân dân trong xã đã biết đến những hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Đông Dương. Một số người có tư tưởng tiến bộ trong xã đã bắt đầu tìm hiểu về Đảng, về phong trào cách mạng ở các địa phương như Vĩnh Tuy, Hùng An, Kim Ngọc... đó là tiền đề và cũng là hạt nhân để phong trào cách mạng phát triển ở địa phương. Đêm 09/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, trước bối cảnh mới Trung ương Đảng đã nhận định: sau cuộc đảo chính này Phát xít Nhật sẽ là kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương và phát động cao trào kháng Nhật trong phạm vi cả nước làm tiền đề chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi đủ điều kiện. Trên địa bàn xã Yên Bình, sau khi Nhật đảo chính, quân Pháp chống đỡ yếu ớt rồi bị quân Nhật dồn sang xã Khuôn Lùng, sau đó Nhật tổ chức một phần lực lượng thay chân Pháp chiếm đóng ở hai đồn Khố Xanh và Khố Đỏ, đồng thời chúng củng cố lực lượng tay sai ở địa phương như châu đoàn, lý trưởng... để tiến hành thủ đoạn bóc lột, vơ vét của cải và đàn áp nhân dân. Tháng 8 năm 1945, phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng Minh vô điều kiện, nhân lúc phát xít Nhật và bọn tay sai đang hoang mang cực độ, Đảng ta nhận định thời cơ thuận lợi đã đến và lãnh đạo nhân dân nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Trước khí thế và phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, ngày 29/8/1945, quân Nhật rút khỏi Hà 15
  16. Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình 1945 - 2010 Giang. Ở Yên Bình, trong thời gian quân Nhật củng cố lực lượng tay sai, do lực lượng mỏng, phong trào kháng chiến chống Nhật phát triển mạnh mẽ, đồng thời quân Nhật bị thất bại liên tiếp trên các chiến trường nên chúng chiếm đóng ở Yên Bình khoảng một tháng rồi rút quân, lúc này trên địa bàn xã Yên Bình chưa có cán bộ và tổ chức cách mạng tiếp quản nên bọn tay sai phản động như châu đoàn, lý trưởng địch cài cắm lại vẫn thao túng, bóc lột nhân dân. Dưới ách thống trị của Pháp - Nhật và tay sai, nhân dân Yên Bình phải đối mặt với nhiều khó khăn, bị đặt dưới ách thống trị, kiểm soát gắt gao của Pháp - Nhật và tay sai, bị bóc lột đến cùng cực về kinh tế (không có đất canh tác, phải nộp tô, nộp tức và các thứ thuế vô lý...); đời sống văn hoá tinh thần bị nô dịch ngu muội, các hủ tục mê tín dị đoan, rượu chè, hút sách được khuyến khích phát triển, nhân dân ốm đau không có thuốc chữa, trong khi đó phong trào cách mạng chưa có điều kiện để phát triển, một số cá nhân tiến bộ đã hướng theo phong trào cách mạng ở địa phương khác bước đầu tìm hiểu về sự lãnh đạo của Đảng, về hoạt động của cán bộ Việt Minh... tuy nhiên do nhận thức chưa đầy đủ lại thường xuyên bị kiểm soát, đàn áp nên chưa có điều kiện để gây dựng phong trào cách mạng, phong trào cách mạng ở địa phương mới manh nha đã bị dập tắt ngay. Ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Sự kiện trọng đại ấy đã củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, nhân thời cơ đó, nhân dân ở nhiều địa phương đã nổi dậy lật đổ bọn tay sai, phản động địa phương. Nước Việt Nam mới khai sinh, chính quyền nhân dân vừa thành lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách nghiêm trọng, cùng một lúc phải đối phó với ba thứ giặc: giặc ngoại xâm, giặc đói và giặc dốt đặt 16
  17. Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình 1945 - 2010 vận mệnh của chính quyền cách mạng non trẻ trước tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, ý chí cách mạng quật cường, quyết tâm thực hiện lời thề “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một lòng quyết tâm thực hiện lời kêu gọi của Người “Diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”. Tháng 8/1945, dưới danh nghĩa quân đồng minh vào giải giáp quân Nhật, quân đội của Tưởng Giới Thạch đã vào chiếm đóng Thị xã Hà Giang, chúng lập ra tổ chức Tỉnh Đảng bộ Việt Nam Quốc dân Đảng do Hoàng Quốc Chính là Uỷ viên Trung ương Việt Nam Quốc dân Đảng đứng đầu và cho quân đi đánh chiếm các địa phương trong tỉnh. Theo chân quân Tưởng là bọn Việt Quốc, Việt Cách về nước để chống phá phong trào cách mạng; ngoài ra, chúng sử dụng bọn thổ ty ở địa phương tìm mọi cách bưng bít tình hình, khống chế, kìm hãm sự phát triển phong trào cách mạng trong vùng dân tộc, gây chia rẽ, mất đoàn kết giữa các dân tộc và giữa nhân dân địa phương với cán bộ cách mạng nhằm gây khó khăn cho phong trào cách mạng của ta. Ngay sau khi Nhật rút quân khỏi Yên Bình (chủ yếu do tác động khách quan từ phong trào cách mạng ở các địa phương khác), quân Quốc dân Đảng đã kéo vào chiếm đóng với quân số khoảng 400 tên do tên Triệu Quốc Lộc (tức Quản Lộc) cầm đầu, sau khi chiếm được Yên Bình chúng ra sức cướp bóc của cải, đàn áp nhân dân, đồng thời chúng tập trung lực lượng đi đánh chiếm xã Bằng Lang, Xuân Giang, chiếm đồn xã Tiên Yên (lúc bấy giờ tại xã Tiên Yên đã có bộ đội Việt Minh). Để tăng cường lực lượng cho phong trào cách mạng ở Hà Giang, cuối tháng 9/1945, Xứ uỷ Bắc Kỳ điều động một đơn vị vũ trang từ tỉnh Yên Bái tới Yên Bình để gây dựng cơ sở cách mạng, đơn vị này đã bị quân của Quản Lộc phát hiện, đánh úp làm một đội viên hy sinh và 30 cán bộ, chiến sỹ của đơn vị bị chúng bắt đưa lên thị xã Hà Giang giao nộp cho 17
  18. Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình 1945 - 2010 Hoàng Quốc Chính. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về hòa với Pháp để nhanh chóng đuổi Tưởng và bọn tay sai về nước, phong trào cách mạng ở các địa phương của tỉnh Hà Giang phát triển nhanh chóng. Lúc này, theo lệnh của tên Tư Xiêm ở đồn Bắc Quang, tên Quản Lộc ở Yên Bình đã bố trí lực lượng để phối hợp với lực lượng của Hai Sửu ở đồn Quang Minh tấn công ta ở ngòi Quang, nắm được âm mưu của địch, ta đã khống chế tên Tư Xiêm ở ngòi Quang, buộc hắn phải đầu hàng và ra lệnh cho binh sĩ, sĩ quan ở Bắc Quang nộp vũ khí cho cách mạng. Ngày 04/11/1945, Bắc Quang được giải phóng, Uỷ ban lâm thời huyện Bắc Quang được thành lập và ra mắt đồng bào. Trước khí thế ấy, phong trào cách mạng ở các địa phương của huyện Bắc Quang phát triển nhanh chóng, nhân dân đã được tuyên truyền giác ngộ về đường lối cách mạng của Đảng, về phương pháp đấu tranh cách mạng, lực lượng cách mạng được gây dựng đã tổ chức bao vây, cô lập, cắt viện trợ của quân Quốc dân Đảng cho lực lượng tay sai đóng trên địa bàn xã Yên Bình gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong hàng ngũ của chúng. Sau khi huyện Hoàng Su Phì được giải phóng, lực lượng Quốc dân Đảng ở Yên Bình bị cô lập, mất viện trợ, đồng thời trước khí thế cách mạng của quần chúng ở địa phương, quân Quốc dân Đảng đã bỏ chạy khỏi đồn Yên Bình, tháng 12 năm 1945 nhân dân xã Yên Bình cử đại diện đi đón bộ đội Việt Minh ở hai ngả đường xã Bằng Lang và xã Tân Trịnh. Như vậy, đến cuối năm 1945 xã Yên Bình mới có cán bộ đến gây dựng và lãnh đạo phong trào cách mạng. Tuy thời gian đầu xã Yên Bình chưa có cán bộ đến gây dựng phong trào cách mạng, nhưng trước khí thế và phong trào cách mạng phát triển nhanh chóng ở các địa phương khác trong tỉnh đã có tác động không nhỏ đến nhân dân các dân tộc Yên Bình, nhân dân đã tập hợp nhau lại cùng 18
  19. Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình 1945 - 2010 với lực lượng cách mạng và dân quân du kích ở địa phương khác đã bao vây, cô lập lực lượng Quốc dân Đảng buộc chúng phải rút khỏi Yên Bình. Ngày 8/12/1945, thị xã Hà Giang được giải phóng, ngày 25/12/1945 Uỷ ban hành chính lâm thời tỉnh Hà Giang được thành lập, đồng chí Thanh Phong được cử làm Chủ tịch. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, nó đánh dấu mốc kết thúc giai đoạn đấu tranh giành chính quyền trong phạm vi toàn tỉnh. Ngày 25/12/1945, Ban chấp hành lâm thời của Đảng bộ tỉnh Hà Giang được thành lập, đã chỉ đạo triển khai trên phạm vi toàn tỉnh một số nội dung quan trọng như: chuẩn bị thực hiện công tác tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và bầu Uỷ ban hành chính tỉnh Hà Giang; thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi. Tiếp đó, Đảng bộ tỉnh đã tiến hành việc củng cố chính quyền cách mạng, đặt cơ sở cho việc xây dựng và củng cố chế độ mới, tiến hành thành lập các tổ chức cơ sở đảng và củng cố lực lượng, phát triển đảng viên mới ở các địa phương. Ở Yên Bình, sau một thời gian cán bộ Việt Minh đến gây dựng phong trào cách mạng, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên đa số nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã Yên Bình đã tin và đi theo cách mạng, phong trào cách mạng của quần chúng phát triển nhanh chóng. Trước tình hình đó, để đáp ứng được yêu cầu lãnh đạo phong trào quần chúng, tháng 12 năm 1946, Uỷ ban lâm thời xã Yên Bình được thành lập, nhiệm vụ trước mắt là tuyên truyền chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng đến quần chúng nhân dân; vận động nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, nhanh chóng ổn định đời sống, xây dựng mặt trận Việt Minh, củng cố các tổ chức đoàn thể chính trị, xây dựng lực lượng dân quân du kích sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chính quyền lâm thời, ủng hộ cách mạng và bảo vệ nhân dân. Tuy nhiên, chính quyền mới được thành lập, đội ngũ cán bộ, đảng viên thiếu, trình độ và kinh nghiệm công tác còn hạn chế, 19
  20. Lịch sử Đảng bộ thị trấn Yên Bình 1945 - 2010 tình hình kinh tế khó khăn do hậu quả của chính sách khai thác, bóc lột của Pháp - Nhật và tay sai nên trong giai đoạn này nạn đói về cơ bản chưa được khắc phục, bệnh tật hoành hành khắp nơi, trên 90% dân số mù chữ nên chính quyền lâm thời xã đứng trước nhiều khó khăn, thử thách, một mặt vừa vận động nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, giải quyết nạn đói trước mắt, phát động phong trào bình dân học vụ để giải quyết nạn mù chữ, mặt khác phải tăng cường củng cố xây dựng lực lượng cách mạng, chú trọng đào tạo, phát triển những cán bộ là dân tộc ít người ở địa phương để đáp ứng nhu cầu nhân lực tại chỗ cho cách mạng. Ngày 06/01/1946, nhân dân các dân tộc Yên Bình hăng hái đi bầu cử đại biểu Quốc hội khoá I nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đây là cuộc vận động chính trị rộng lớn biểu thị sức mạnh đoàn kết, niềm tin của nhân dân Yên Bình nói riêng, nhân dân cả nước nói chung vào chế độ mới. Sau khi bầu cử, hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương được củng cố, kiện toàn góp phần phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền trên các mặt trận chống giặc ngoại xâm, thực hiện các nhiệm vụ phát triển sản xuất, củng cố lực lượng... Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, ngày 20/11/1946, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn... trước những hành động xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp, đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, cả nước ta đã bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tuy lúc này thực dân Pháp chưa đánh chiếm Yên Bình nhưng theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ trương của Trung ương Đảng, với tinh thần quyết tâm cùng cả nước đánh đuổi giặc Pháp xâm lược, nhân dân các dân tộc Yên Bình đã tích cực thi đua phát triển sản xuất, tích trữ lương thực để chuẩn bị cho kháng chiến. Đồng thời tích cực hưởng ứng phong trào bình dân học vụ nhằm giải quyết cơ bản vấn đề “giặc dốt” trong nhân dân. Củng cố đội dân quân tự vệ để sẵn sàng chiến 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2