intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giá trị nội dung tác phẩm Số phận con người của Sô lô khốp

Chia sẻ: Lan Zhan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

61
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sô lô Khốp (1905 –1984), ông là một nhà văn Xô Viết lỗi lạc đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị.Tác phẩm của ông gồm những tập truyện, tiểu thuyết lớn và tiêu biểu trong số đó có tác phẩm “số phận con người”. Chủ đề tập trung khám phá nỗi bất hạnh của con người sau chiến tranh. Song tuy viết về những đau thương, mất mát mà chiến tranh gây ra, tác giả vẫn giữ vững niềm tin ở tính cách Nga kiên cường cũng như lòng tin ở cuộc sống bao dung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giá trị nội dung tác phẩm Số phận con người của Sô lô khốp

Đề bài: Giá trị nội dung tác phẩm Số phận con người của Sô lô khốp<br /> <br /> Bài làm:<br /> <br /> Sô lô Khốp (1905 –1984), ông là một nhà văn Xô Viết lỗi lạc đã để lại nhiều tác phẩm có  <br /> giá trị.Tác phẩm của ông gồm những tập truyện, tiểu thuyết lớn và tiêu biểu trong số  đó <br /> có tác phẩm “số  phận con người”. Chủ  đề  tập trung khám phá nỗi bất hạnh của con  <br /> người sau chiến tranh. Song tuy viết về những đau thương, mất mát mà chiến tranh gây <br /> ra, tác giả  vẫn giữ  vững niềm tin  ở tính cách Nga kiên cường cũng như  lòng tin  ở  cuộc  <br /> sống bao dung.<br /> <br /> Khi đọc tác phẩm “số phận con người” người đọc vô cùng xúc động trước số  phận đầy  <br /> nước mắt của Xô­cô­lốp. Năm 1941, phát xít Đức bất ngờ  tấn công Liên Xô. Cùng với <br /> hàng triệu người Xô Viết cầm vũ khí đứng lên, Xô­cô­lốp ra trận. Anh nếm trải những <br /> gian truân, thất bại buổi đầu của Liên Xô. Hai lần bị thương vào chân và tay. Rồi anh bị <br /> giặc bắt, bị  đày đọa suốt hai năm trong nhiều trại tập trung. Áo quần xơ  xác, lao động <br /> khổ sai, người tù da bọc xương. Xô­cô­lốp cũng như các tù binh khác bị cái chết bủa vây, <br /> Đúng như  tên gọi của tác phẩm là Số  phận con người, nhà văn Sô­lô­khốp dường như <br /> bám sát những diễn biến trong cuộc sống của nhân vật Xô­cô­lốp và luôn đặt anh vào  <br /> những tình huống bất thường để bộc lộ tính cách. Điều bất hạnh lớn nhất mà Xô­cô­lốp <br /> phải đối đầu trong cuộc sống hòa bình khi chiến tranh kết thúc là anh đã mất tất cả <br /> những người thân yêu, mất niềm hi vọng sum họp gia đình sau bao ngày chiến tranh ác  <br /> liệt, luôn cận kề với cái chết. Anh không muốn trở về quê hương vì sợ không chịu nổi sự <br /> nhức nhối, day dứt do bao nhiêu kỉ niệm êm đẹp gợi lên trong tâm trí. Lang thang nơi đất <br /> khách quê người, anh chỉ còn nguồn an ủi duy nhất là vợ chồng người bạn chiến đấu cũ, <br /> nay cũng phải lăn lộn vất vả mưu sinh. Xô­cô­lốp ở nhờ nhà họ và được bạn xin cho một  <br /> chân lái xe chở hàng trong đội vận tải. Công việc hằng ngày của anh là chở  hàng hóa từ <br /> thành phố về các huyện.<br /> <br /> Bé Vania cũng là hiện thân của thảm họa chiến tranh. Cha “chết ở mặt trận”, “mẹ bị bom  <br /> tàu hỏa khi mẹ con cháu đang đi tàu”. Bé cũng không biết, không nhớ từ đâu đến. Bà con  <br /> thân thuộc không có ai cả. Hình ảnh bé Vania cũng như cuộc đời Xô­cô­lốp được tác giả <br /> miêu tả một cách chân thực cảm động tố cáo thảm họa chiến tranh.<br /> <br /> Chính sự  thiếu thốn tình cảm gia đình và khao khát có được người thân bên cạnh là  <br /> nguyên nhân của cảm giác  ấy. Xô­cô­lốp cảm thấy  ấm lòng khi nhìn thấy Vania. Lòng  <br /> nhân hậu đã làm sống lại tình phụ  tử  thiêng liêng trong anh. Xô­cô­lốp cố  gắng kiếm  <br /> sống để nuôi bé Vania. Anh vượt lên những nỗi đau, xe anh quệt nhẹ người ta mà anh bị <br /> tước bằng lái, anh mất việc nên phải đi lang bạt kiếm sống. Đã thế  thể  chất sức khỏe  <br /> của anh cũng giảm đi trông thấy. Anh đau đến khóc thế nhưng anh vẫn cố gắng không để <br /> cho bé Vania biết. Trước mặt cậu anh vẫn tỏ ra bình thường. Dường như  nhà văn đang  <br /> nhìn anh với một ánh mắt nhân đạo, anh đã không để cho bé Vania phải khóc, điều đó thể <br /> hiện một sự hi sinh của người cha.<br /> <br /> Kết thúc truyện ngắn Số phận con người là hình ảnh: Chú bé chạy tới, đứng bên phải bố, <br /> túm lấy vạt áo bông của bố, chạy lon ton cho kịp bước sải dài của người lớn. Hình ảnh  <br /> ấy khơi dậy trong lòng tác giả một cảm xúc khó tả, một suy ngẫm sâu xa: Hai con người  <br /> côi cút, hai hạt cát đã bị  sức mạnh phũ phàng của bão tố  chiến tranh thổi bạt tới những  <br /> miền xa lạ… Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước.<br /> <br /> Đoạn trích khẳng định sức mạnh tiềm  ẩn và những cống hiến của nhân dân Nga nói <br /> chung trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc, đồng thời thể hiện lòng khâm phục  <br /> và tin tưởng  ở tính cách Nga kiên cường và nhân hậu, đồng cảm trước vô vàn khó khăn <br /> trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường vươn tới tương lai, hạnh phúc. Nhân <br /> vật trung tâm của tác phẩm là một người lính dũng cảm trong chiến đấu trước kẻ  thù,  <br /> một người lao động có trách nhiệm cao cả  và nghị  lực phi thường trong cuộc sống đời <br /> thường. Đặt nhân vật vào nhiều mối quan hệ với dân tộc, nhân dân, thời đại, gia đình,..  <br /> nhà văn đã nâng nhân vật lên tầm vóc sử thi. Nhân vật chính vừa là biểu tượng của nhân <br /> dân Nga, vừa là một số  phận cá nhân với những cảnh ngộ, sự từng trải và bước đường  <br /> đời rất riêng.<br /> <br /> Qua tác phẩm, người đọc một lần nữa hiểu hơn về  số  phận của những con người sau  <br /> chiến tranh. Xô­ cô­ lốp cùng bé Vania chính là hiện thân của những số phận bất hạnh đó. <br /> Đồng thời qua tác phẩm này nhà văn kêu gọi mọi người nên có trách nhiệm với số phận  <br /> của những con người như thế.<br /> <br />  <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2