intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp chuyển đổi số trong đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tiếp tục kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp để đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực có tay nghề, có kỹ năng đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp nền tảng, thương mại điện tử và kinh tế số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp chuyển đổi số trong đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0

  1. International Conference on Smart Schools 2022 GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 DIGITAL TRANSFORMATION SOLUTIONS IN HIGH QUALITY HUMAN RESOURCES TRAINING TO MEET THE REQUIREMENTS OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 ThS. Vũ Quang Khải Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. HCM Email: vuquangkhai@lttc.edu.vn Từ khóa: TÓM TẮT: Chuyển đổi số và phát Bối cảnh: Chuyển đổi số và cuộc Cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, tác động tới triển mô hình đại học nhiều mặt của xã hội. 4.0 Kết quả: Phân tích việc chuyển đổi số ảnh hưởng đến các trường đại học trong nước, đồng thời đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng được các nhu cầu đổi mới nâng cao năng lực quản trị đại học, hướng tới quản trị đại học 4.0 thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực kỹ thuật - công nghệ, đảm bảo yêu cầu CMCN 4.0 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tiếp tục kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp để đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực có tay nghề, có kỹ năng đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp nền tảng, thương mại điện tử và kinh tế số. Bàn luận: Cần có nhiều giải pháp về chuyển đổi số để nâng cao chất lượng cho các trương đại học trong nước. ABSTRACT: Context: Digital transformation and the 4.0 Revolution are taking place strongly, affecting many aspects of society. Result: Analyze the impact of digital transformation on domestic universities, and at the same time offer solutions to improve education quality to meet the needs of innovation Keywords: to improve university governance, towards higher education management. University Digital transformation management 4.0 synchronously implements solutions to improve the quality of human and university model resource training, especially technical and technological human resources, ensuring the development 4.0 requirements of Industry 4.0 in the context of international economic integration. Vocational education institutions need to continue to closely connect with businesses to train and re-train skilled and skilled human resources to meet the requirements of developing supporting industries and background industries. platform, e-commerce and digital economy. Discussion: There should be many solutions on digital transformation to improve the quality of domestic universities. 1. Đặt vấn đề: Chỉ cần một cái lích chuột, một nút nhấn, một câu nói, . . . mà chúng ta có thể biết được rất nhiều chuyện trên thế giới này. Vậy chúng ta phải làm gì để đưa nó vào một kho dữ liệu khổng lồ như vậy? Chuyển đổi số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm được đều đó, nó tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có cả giáo dục cụ thể là các trường đại học. Đứng trước những chuyển biến về “Chuyển đổi số” đòi hỏi mỗi giảng viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói chung, giảng viên tại trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng phải nghiên cứu vận dụng những kết quả khoa học vào trong giảng dạy. Trong quá trình chuyển đổi mô hình đào tạo “ Chuyển đổi số” ở nhà trường thông minh trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư (CMCN 4.0). Chúng ta cần quay lại khởi nguồn từ đại dịch COVID-19, còn được gọi là đại dịch coronavirus, là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ 809
  2. International Conference on Smart Schools 2022 bán buôn hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống với gen SARS-CoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%. Song song với đại dịch SARS-CoV-2, thì thế giới đang có CMCN 4.0, là cuộc cách mạng có tốc độ phát triển nhanh chưa từng có trong lịch sử, đã và đang tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội trong đó có giáo dục đào tạo. Sự tác động đó đã và đang đặt ra những yêu cầu vô cùng cấp bách cho sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo (GD-ĐT). Đây chính là thách thức trong việc “ Giải pháp chuyển đổi số trong đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0 “ 2. Kết quả nghiên cứu: Tại Việt Nam, Thủ tướng chính phủ cũng đã ký quyết định phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vào năm ngoái, trong đó Giáo dục là một trong những lĩnh vực mũi nhọn sẽ được ưu tiên chuyển đổi số. “Chuyển đổi số trong giáo dục là một xu hướng tất yếu trong bối cảnh công nghệ 4.0. Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy quá trình này phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết”, đây là chủ đề chia sẻ của Tiến sĩ Howard Youngs, giảng viên trường ĐH Công nghệ Auckland (AUT) tại sự kiện Tuần lễ Giáo dục New Zealand dành cho các đối tác khu vực châu Á (NZPWW) diễn ra vào ngày 15/6 vừa qua. Cũng tại sự kiện, tiến sĩ Howard Youngs phân tích rõ hơn về quan điểm tại sao việc triển khai giáo dục số hóa không chỉ đơn giản là tăng cường ứng dụng công nghệ số và những kinh nghiệm của New Zealand về việc triển khai học trực tuyến trong giai đoạn Covid-19 [1]. “Chuyển đổi số” (tiếng Anh: Digital transformation, viết tắt DT) là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề. Khái niệm này được ra đời trong thời đại bùng nổ Internet, mô tả những hoạt động đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện trong cách thức hoạt động của toàn cơ quan ban ngành nhà nước, doanh nghiệp ở tất cả những khía cạnh như cung ứng, sản xuất, hợp tác, mối quan hệ khách hàng hoặc thậm chí là tạo ra những doanh nghiệp mới với cách thức hoạt động mới mẻ hoàn toàn. Chuyển đổi số không chỉ tác động đến những tổ chức hay nhà trường mà còn tác động đến những nhóm đối tượng khác xoay quanh như là khách hàng, đối tác, nguồn nhân lực, kênh phân phối,... Với việc tác động khá toàn diện vào đời sống hiện nay, khái niệm chuyển đổi số được sử dụng khá bừa bãi, điều này khiến khái niệm “Chuyển đổi số” bị nhầm lẫn với những khái niệm khác như “Số hóa” và “Ứng dụng số hóa” (digitalization) [2]. Hiện nay, nhiều người vẫn chưa phân biệt được rõ ràng “Số hóa” và “Chuyển đổi số”. Nhiều người vẫn còn lầm tưởng rằng hoạt động số hoá nào đó là chuyển đổi số. Vậy giữa số hóa và chuyển đổi số có những điểm gì giống và khác nhau. - “Số hóa” và “Chuyển đổi số” có điểm giống nhau: Nhiều người nhầm lẫn giữa số hóa và chuyển đổi số là do chúng có vài điểm giống nhau. Về cơ bản, cả hai quá trình này đều là ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào trong nhà trường. Từ đó làm thay đổi nhiều thao tác truyền thống. Cải thiện hoạt động của nhà trường. Những công nghệ được áp dụng từ đơn giản đến phức tạp. Đơn giản như việc chuyển dữ liệu sang dạng file mềm. Hay phức tạp khi ứng dụng các công nghệ hiện đại như AI, Big Data, IoT,… - Phân biệt “Số hóa” và “Chuyển đổi số”: Sự khác nhau giữa số hóa và chuyển đổi số thể hiện ở yếu tố con người và các giá trị bền vững. Số hóa chỉ đơn giản là ứng dụng công nghệ để làm thay đổi các quy trình, thao tác làm việc. Là sự sử dụng các yếu tố kỹ thuật số thuần túy. Bản thân các dữ liệu không có gì thay đổi. Chỉ là thay đổi cách thức lưu trữ chúng. Số hóa làm thay đổi cách thức lưu trữ, thao tác làm việc. Nhưng nó không tối ưu được hoàn toàn hoạt động của nhà trường. Còn chuyển đổi số đòi hỏi nhà trường phải có chiến lược lâu dài, tác động lên toàn bộ hệ thống GD-ĐT. Từ tổ chức, con người đến mô hình quản lý. Dựa trên các dữ liệu và quy trình được số hóa, chuyển đổi số làm thay đổi toàn bộ mô hình hoạt động của nhà trường. nhà trường có thể đưa ra các chiến lược phù hợp, tối ưu quy trình, mô hình đào tạo để đem lại hiệu quả và chất lượng cao. Có thể coi số hóa là bước đệm làm bền tảng cho chuyển đổi số, là một phần của quá trình chuyển đổi số. Để thực hiện chuyển đổi số thành công, quan trọng nhất là yếu tố con người. Từ lãnh đạo đến nhân viên cần được đào tạo để thích ứng với mọi sự thay đổi. Cần có sự nhanh nhạy linh hoạt hoạt hơn. Hơn nữa chuyển đổi số là quá trình 810
  3. International Conference on Smart Schools 2022 liên tục và kéo dài. Không thể hoàn thành ngay lập tức trong thời gian ngắn. Trong khi đó, số hóa có thể thực hiện và hoàn thiện nhanh chóng. Số hóa có thể coi là những bước đệm của chuyển đổi số [3]. Thời gian qua, nhiều trường đại học, cao đẳng đã tích cực, chủ động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào trong công tác nghiên cứu, dạy và học để bắt kịp xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0). Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số được nhận định là chìa khóa để nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng năng lực cạnh tranh cho các cơ sở giáo dục nói chung, các trường đại học/cao đẳng ngành nói riêng. Để làm được điều đó, các cơ sở giáo dục của ngành cần xác định lộ trình và kế hoạch cụ thể để phát triển thành đại học thông minh tương ứng với giai đoạn 3 của lộ trình chuyển đổi số - giai đoạn thay đổi toàn diện mô hình và cách thức hoạt động của nhà trường. Đầu tư hệ thống phòng học thông minh, thư viện điện tử, không gian học tập, trải nghiệm và đổi mới sáng tạo; bồi dưỡng, tập huấn về năng lực, công nghệ số cho đội ngũ cán bộ giảng dạy. Đồng thời, các cơ sở giáo dục cần tập trung đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, trong đó xây dựng chiến lược khoa học và công nghệ của mình phù hợp với chiến lược tổng thể của quốc gia giai đoạn 2021-2030; mở rộng các hình thức liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam; xây dựng các chương trình đào tạo hướng tới chuẩn quốc tế; đầu tư kiểm định chương trình bởi các tổ chức quốc tế có uy tín; đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo; từng bước hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp qua việc chuyển giao các đề tài, dự án nghiên cứu sinh viên, giảng viên thành các mô hình, dự án khởi nghiệp có giá trị cao cho doanh nghiệp, cộng đồng, xã hội… Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh tự chủ và giải trình xã hội, đổi mới nâng cao năng lực quản trị đại học, hướng tới quản trị đại học 4.0; thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực kỹ thuật - công nghệ, đảm bảo yêu cầu CMCN 4.0 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tiếp tục kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp để đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực có tay nghề, có kỹ năng đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp nền tảng, thương mại điện tử và kinh tế số [4]. Tại sao “Chuyển đổi số” lại quan trọng và mang lại những lợi ích gì? Trong khi đó đối với một số con người coi đó là bình thường, chuyển đổi số làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và giao dịch với nhau. Còn đối với nhà nước, chuyển đổi số dùng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi trải nghiệm người dùng với các dịch vụ do nhà nước cung cấp, thay đổi quy trình nghiệp vụ, thay đổi mô hình và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước. Chuyển đổi số còn góp phần gia tăng năng suất lao động. Nghiên cứu của Microsoft cho thấy, năm 2017, tác động của chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động ở vào khoảng 15%, đến năm 2020, con số này là 21%. Chuyển đổi số đang được diễn ra trên thế giới và tại Việt Nam như thế nào? Chuyển đổi số đang ngày một thay đổi nhận thức của những nhà lãnh đạo, những người có khả năng quyết định hướng đi và khả năng chuyển đổi thành công của tổ chức. Bộ máy chính quyền của nhiều quốc gia sau khi nhận ra tầm quan trọng của chuyển đổi số trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động và đảm bảo an ninh quốc gia, đã lập tức bước vào một “cuộc đua” mới trong việc áp dụng chuyển đổi số. Theo nghiên cứu năm 2017 của Microsoft tại khu vực Châu Á TBD, năm 2017, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP là khoảng 6%, năm 2019 là 25% và tới năm 2021 là 60%. Kết quả nghiên cứu của McKensey chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, với đất nước Brazil là 35%, còn ở các nước Châu Âu là khoảng 36%. Từ đây, có thể thấy khả năng tác động của chuyển đổi số đối với tăng trưởng GDP là rất lớn. Tốc độ chuyển đổi số tại các khu vực và quốc gia là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô hình đào tạo. Trong đó khu vực châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất, tiếp đến là Mỹ và quốc gia tại châu Á [5]. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nguồn tin dạng số, ngay từ khi xuất hiện, thư viện số (TVS) nhanh chóng trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của những người hoạt động trong lĩnh vực thư viện - thông tin. Theo L. Wulandari và các cộng sự (2016), sự phát triển TVS để giúp: Cung cấp thông tin cho người dùng tin (NDT) mọi nơi, mọi lúc; Cải thiện tìm kiếm, truy cập, truyền tải thông tin; Cải thiện các phương tiện để chia sẻ thông tin; Truy cập thông tin một cách kịp thời (tức thời); Cải thiện việc sử dụng thông tin; Cải thiện sự liên kết, hợp tác giữa thư viện với NDT; Giảm thiểu sự phân cách, khoảng cách về trình độ giữa các cộng đồng, góp phần tạo sự bình đẳng trên mọi phạm vi. Tác giả Nguyễn Hoàng Sơn (2011) trong nghiên cứu của mình đã xác định “TVS là không gian lý tưởng để giao lưu tri thức số, kiến tạo một nền văn hoá đọc chưa từng có trong lịch sử thế giới và khơi nguồn sáng tạo cho 811
  4. International Conference on Smart Schools 2022 những phát minh quyết định trong tiến trình phát triển trí tuệ nhân loại”. Cũng vì thế, TVS là “một trong những nền tảng quyết định cho chính sách phát triển nền kinh tế tri thức, vị thế cạnh tranh của quốc gia trên trường quốc tế và là yếu tố cấu thành Hệ thống tri thức quốc gia”. Theo tác giả Cao Minh Kiểm (2009), phần cốt lõi của TVS là “bộ sưu tập trực tuyến các tài nguyên số, có tổ chức, có chất lượng đảm bảo, được người làm thư viện chọn lọc, sưu tập và quản trị theo các nguyên tắc quốc tế về phát triển bộ sưu tập, được bảo quản lâu dài để NDT truy cập, tìm lại và khai thác tài nguyên được thuận tiện và bền vững trên những dịch vụ cần thiết”. Chúng ta đã biết đến một số nhận diện khác biệt nhau về chức năng của TVS. Trong đó, nổi bật là cách tiếp cận xác định chức năng của TVS thông qua mô hình 7 chữ A, do Eric Brangier, Jérôme Dinet, Laurent Eilrich... đề xuất; mô hình 5 chữ S, do R. Shen, E.A. Fox... đề xuất. - Mô hình 7 chữ A: Mô hình này phản ánh các chức năng chính của TVS được tạo nên bởi chữ cái đầu của các từ trong tiếng Anh: Archive (lưu trữ); Accredit (công nhận); Actualise (thực tế hóa); Analyse (phân tích); Affirm (xác nhận); Associate (liên kết) và Animate (kích hoạt). (1) Chức năng Archive (resources): Chức năng lưu trữ các nguồn thông tin, cung cấp hiệu quả các dữ liệu. Điều này hoàn toàn phù hợp với bản chất cốt lõi nhất của mọi thư viện - nơi lưu giữ, hay đầy đủ hơn là nơi cung cấp quyền truy cập/ khai thác/ sử dụng bộ (các bộ) sưu tập với tính cách là nguồn lực thông tin đặc trưng của thư viện đó. Chức năng này được xác định nhằm sắp xếp các nguồn tin được tổ chức lại một cách hợp lý để chúng dễ dàng truy cập được và trở nên hữu dụng đối với NDT, phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ xác định của họ. (2) Chức năng Accredit (the information): Chức năng cung cấp chứng thực đối với thông tin nhằm nâng cao được tính/ mức độ xác thực (về giá trị nội dung thông tin) của TVS. Chức năng chứng thực nhằm chính thức công nhận TVS là một tổ chức với khả năng cung cấp các thông tin chuyên ngành đáng tin cậy, phải chứa các thông tin tin cậy, giúp tra cứu tới nguồn gốc tri thức. Điều này cũng được xác định thông qua chính sách phát triển nguồn lực thông tin của thư viện. (3) Chức năng Actualise (knowledge): Chức năng hiện thực hoá kiến thức nhằm cập nhật kiến thức. Chức năng hiện thực hoá kiến thức nhằm mục đích cập nhật thông tin và cung cấp các kiến thức mới nhất để đáp ứng một loại nhu cầu thường trực đối với NDT. Điều này cũng rất quen thuộc bởi các dịch vụ phổ biến thông tin hiện tại, các sản phẩm thông tin như thư mục thông báo sách mới, thư mục hiện tại... mà hầu như mọi thư viện, nhất là các thư viện khoa học, thư viện đại học đều triển khai. (4) Chức năng Analyse (the data): Chức năng phân tích dữ liệu giúp NDT hiểu rõ và đầy đủ các kho lưu trữ thông tin. Chức năng phân tích dữ liệu giúp NDT phân tích một cách toàn diện nội dung dữ liệu của kho lưu trữ. TVS hỗ trợ cho sự hiểu biết về các sự kiện, so sánh các nguồn lực, tạo cho việc tham chiếu, so sánh, tra cứu thông tin. Tuy chưa phải tất cả các thư viện đã thực hiện, song có thể thấy sự liên kết, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện đã được rất nhiều thư viện lớn trên thế giới thực hiện một cách có hiệu quả. Đây chính là tiền đề giúp NDT có thể truy cập, khai thác một nguồn thông tin khổng lồ, bao quát mọi thành tựu tri thức của nhân loại. (5) Chức năng Affirm (an identity): Chức năng xác định một thực thể (tài liệu, nguồn thông tin...) để phản ánh giá trị cốt lõi của mỗi thư viện. Giá trị cốt lõi ở đây là mọi yếu tố cấu thành mang tới giá trị và hiệu quả của thư viện đối với cộng đồng, bao gồm trong đó nguồn lực thông tin (trữ lượng và đặc tính của các bộ sưu tập), hệ thống sản phẩm và dịch vụ, cơ sở vật chất, kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia và các đối tác, các thành tựu nổi bật, truyền thống lịch sử... Chức năng xác định giúp chỉ ra hay khẳng định giá trị, bản sắc của thư viện. (6) Chức năng Associate: Chức năng liên kết nhằm giúp NDT thực hiện việc liên kết, kết nối đến các mạng xã hội mang tính chuyên ngành phù hợp với sự quan tâm của họ. Chức năng liên kết được thể hiện thông qua sự tham gia của các diễn đàn khác nhau (cá nhân hoặc tập thể) trong việc phát triển kiến thức chung. Đối với các thư viện khoa học, thư viện đại học (TVĐH), đây là chức năng ngày càng trở nên quan trọng bởi nó giúp cho quá trình giao lưu khoa học được diễn ra một cách có hiệu quả. (7) Chức năng Animate: Chức năng kích hoạt sự quan tâm của NDT, nhằm thu hút sự quan tâm của họ thông qua việc phát triển các sự kiện số (digital event). Chức năng kích hoạt nhằm kích thích NDT trong việc tạo lập và trao đổi kiến thức thông qua sử dụng các nguồn lực thông tin và dịch vụ do TVS cung cấp. - Mô hình 5 chữ S: Mô hình 5 chữ S là chữ cái viết tắt của các từ: Societies, Scenarios, Spaces, Structures, Streams. R. Shen, E.A. Fox (2013) và một số tác giả đã xem TVS là một hệ thống thông tin phức hợp thực hiện các chức năng được lý giải theo ý nghĩa của 5 chữ S như sau: (1) Societies (nhu cầu): TVS có chức năng đáp ứng nhu cầu của NDT nói chung, tức là đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong xã hội. Đây cũng chính là chức năng xã hội của TVS. 812
  5. International Conference on Smart Schools 2022 (2) Scenarios (dịch vụ): TVS có chức năng cung cấp các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của NDT, bao gồm các hoạt động cụ thể, được thiết kế theo một trình tự xác định nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là đáp ứng yêu cầu tin đã được xác lập. Trước đây, một số nghiên cứu đã xem chiến lược tìm tin được thể hiện dưới hình thức một kịch bản thiết kế mà theo đó, việc tìm tin diễn ra. Đó cũng có thể xem là một trong các nguyên nhân sâu xa mà các tác giả xem TVS khi cung cấp các dịch vụ thông tin tức là thực hiện chức năng (3) Spaces (thông tin): Trình bày, cung cấp thông tin theo các cách thức phù hợp với nhu cầu của NDT; mô tả thông tin theo các không gian chức năng của thư viện. (4) Structures (cấu trúc): Tổ chức, bao gói thông tin theo cách thức phù hợp với nhu cầu NDT. Bao gồm cả việc sử dụng siêu dữ liệu để tạo nên các cấu trúc phù hợp cho thông tin nhằm hướng đến việc đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, khai thác thông tin qua việc kết nối các dữ liệu. (5) Streams (dòng): Hình thành các luồng/ dòng thông tin để thực hiện việc liên kết, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các cá nhân, cộng đồng. Phát triển thư viện số thông minh, nhiệm vụ trọng tâm của các thư viện đại học hiện nay Ban Nghiên cứu và kế hoạch của Hiệp hội các trường Đại học và Thư viện nghiên cứu của Mỹ (Association of College and Research Libraries - ACRL) biên soạn Báo cáo tổng quan về các khuynh hướng đặc trưng trong hoạt động của TVĐH năm 2018. Báo cáo phác họa 7 khuynh hướng nổi bật, bao gồm: Triển khai hoạt động trên nền tảng sự liên kết giữa nhà cung cấp thông tin và nhà xuất bản; Tin tức giả mạo và vấn đề kiến thức thông tin; Quan điểm quản lý dự án trong thư viện; Khả năng chi trả cho tài liệu và nguồn học liệu mở; Phân tích học tập, thu thập dữ liệu và các khía cạnh đạo đức trong việc khai thác thông tin; Bổ sung bộ dữ liệu khoa học, khai thác tài liệu và khoa học về dữ liệu; Quản lý bộ sưu tập (Phát triển mô hình bổ sung, Chính sách phát triển truy cập mở và các kế hoạch tài trợ, Bộ sưu tập truyền thống). Khuynh hướng rõ rệt nhất liên quan tới quy mô phát triển cũng như mối quan hệ chằng chịt của các dữ liệu trong khối dữ liệu lớn được thể hiện trong báo cáo. Đây cũng là khuynh hướng được phản ánh khá rõ nét trong các báo cáo tổng quan mà ACRL đã công bố ngay từ các năm 2012, 2014, 2016. Báo cáo nhấn mạnh tới xu hướng tăng cường sự phối hợp và liên kết chặt chẽ giữa hoạt động mang tính truyền thống của thư viện (cung cấp thông tin cho NDT) với hoạt động xuất bản trong việc phát triển và quản trị nguồn thông tin khoa học tại các tổ chức nghiên cứu, đào tạo. Tiếp đó báo cáo đề cập tới khuynh hướng thư viện sử dụng hệ thống thiết bị có chức năng xử lý, lưu giữ, kết nối, truyền dữ liệu để phát triển hoạt động, cung cấp dịch vụ thông tin, trong đó phải kể tới các thiết bị đặc trưng nhất hiện nay dành cho NDT như các thiết bị di động và mạng kết nối wifi nói chung, các vấn đề liên quan tới việc phát triển nguồn học liệu mở tại các thư viện phục vụ nghiên cứu, đào tạo. Các khuynh hướng thể hiện sự kết nối, phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa thư viện với các hoạt động nghiên cứu đào tạo cũng được phân tích đầy đủ để qua đó có thể thấy được tính chất của loại hình TVS thông minh - khuynh hướng thể hiện rõ tính mục tiêu trong hoạt động của thư viện thế hệ 4.0 đó là: hoạt động của TVĐH phải giúp NDT có thể học tập, nghiên cứu dựa trên năng lực của bản thân, đồng thời kết quả hoạt động của thư viện phải gắn chặt với sự thành công của người học. Bên cạnh đó, thư viện cần chú trọng tới việc đưa ra các trắc lượng để giúp NDT có cơ sở xây dựng các đánh giá mang tính định lượng đối với mọi thông tin khi cần. Ngoài ra, hoạt động của thư viện cần mang các giá trị nhân văn đến NDT, tạo nên sự giao thoa, hài hòa giữa các phương pháp nghiên cứu, học tập mang tính truyền thống của con người gắn chặt với môi trường và thiết bị công nghệ hiện đại nhất. Trong phạm vi các thư viện phục vụ nghiên cứu, đào tạo, vấn đề về nguồn tin cần được đặc biệt quan tâm bởi lẽ vai trò của chúng trong việc tạo sự liên kết, hội nhập của nguồn tin khoa học nội sinh (được tạo nên từ các hoạt động nghiên cứu, đào tạo của chủ thể) với nguồn tin bên ngoài trên tất cả các phạm vi. Chức năng này của thư viện trong kỷ nguyên CMCN 4.0 được hiểu chính là việc tạo ra một khối lượng dữ liệu cụ thể để gia nhập vào không gian khổng lồ của dữ liệu lớn chung của nhân loại. Rất tiếc cho tới lúc này, ở nước ta vấn đề này chưa được nhìn nhận và giải quyết theo như cách cần phải có. Như đã biết, trong môi trường IoT, mọi thực thể trong đó có cả các tri thức đều được phản ánh trong một không gian số - vì thế mới hình thành nên CPS (Cost Per Sale) - đòi hỏi các thư viện không thể đứng ngoài nhiệm vụ quản lý tri thức, bởi lúc này, quản lý tri thức tức là quản lý động thái của nguồn dữ liệu phản ánh tri thức. Các tác giả M. Koloniari, K. Fassoulis (2017) khi đề cập tới chức năng quản lý tri thức của TVĐH giai đoạn hiện nay đã giới thiệu một số dịch vụ mới liên quan tới hệ thống dữ liệu về nguồn nhân lực của trường đại học, các dịch vụ và phương tiện duy trì việc trao đổi thông tin trên mọi phạm vi. Điểm then chốt của TVS thông minh là khả năng đáp ứng linh hoạt nhu cầu NDT (cá nhân, cộng đồng) trên nền tảng nguồn tin và các dịch vụ thông tin trực tuyến. Ở đây, TVS được phát triển theo hướng hỗ trợ tích cực cho 813
  6. International Conference on Smart Schools 2022 quá trình phát triển hoạt động nghiên cứu, đào tạo trên môi trường số. TVS thông minh lúc này chính là một bộ sưu tập trực tuyến được kết nối với các nguồn tin khác nhau trong một hệ thống liên thông, hầu như không bị giới hạn (không gian thông tin chung) và các nhà quản lý cung cấp các dịch vụ cho NDT theo hướng chú trọng tới các dịch vụ cá thể hoá, nhằm tạo ra các sản phẩm dành riêng cho mỗi người. Mặt khác, ngoài việc phát triển các dịch vụ gắn liền với nền tảng là nguồn tin trực tuyến, các dịch vụ hướng tới hỗ trợ NDT tiến hành việc trao đổi, chia sẻ thông tin phục vụ nghiên cứu, đào tạo; các dịch vụ trực tiếp hỗ trợ quá trình giao lưu khoa học đang trở thành xu hướng nổi bật của TVS thông minh. Các dịch vụ của TVS thông minh bao gồm: - Trích xuất dữ liệu từ các tài liệu số: Tạo giá trị cho siêu dữ liệu, nhập giá trị và kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu; - Tạo biểu ghi siêu dữ liệu phù hợp; - Lập chỉ số biểu ghi siêu dữ liệu: duy trì chỉ số của siêu dữ liệu; - Quản lý dữ liệu: nhận diện nội dung, lưu trữ, bảo quản và xoá dữ liệu; - Xếp hạng dữ liệu: so sánh tài liệu dựa trên trắc lượng, ở đây có sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong trắc lượng thư mục (Bibliometrics), trắc lượng web (Webometrics); - Chọn lọc dữ liệu: Đối chiếu độ chính xác với nội dung tìm; - Tìm tin: mã hoá và sử dụng tri thức ngành, xếp hạng và tìm kiếm; - Nhận diện và sử dụng: Nhận diện bản sao, chia sẻ và tái sử dụng nội dung; - Trao đổi, chia sẻ: Sao chụp, tải và truyền tải nội dung; - Phân phối, phân đoạn: Chuyển dữ liệu từ nơi này sang nơi khác; - Theo dõi bổ sung: cung cấp số liệu thống kê như phần mềm, mô hình và tính hữu dụng của nội dung; - Hỗ trợ, kích thích: Cung cấp các báo cáo đến từng chủ thể đóng góp nội dung số, các phần mềm... Các dịch vụ cho phép khả năng cá thể hoá, chọn lọc thông tin phù hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân NDT. Có thể nói, hệ thống dịch vụ đa dạng, đủ phủ kín mọi loại nhu cầu của NDT, mà việc khai thác chúng không bị phụ thuộc vào các yếu tố không gian và thời gian đã trở thành hồn cốt của TVS thông minh trong kỷ nguyên CMCN 4.0 [6]. 3. Kết luận: 3.1. Thuận lợi: Việt Nam có một lợi thế lớn là sự phổ biến của điện thoại thông minh và mạng internet. Theo thống kê, lượng người sử dụng internet năm 2018 đạt 64 triệu, chiếm 67% dân số. Việt Nam có thể vào top 10 quốc gia có tỷ lệ người tiếp cận Internet cao nhất, với khoảng 80% dân số sử dụng internet trước năm 2020. Riêng mảng mạng xã hội, tính đến tháng 1-2018, có tới 55 triệu người dùng, chiếm 57% dân số. Tỷ lệ người sử dụng Internet trong dân số cao là một trong những điều kiện ban đầu giúp Việt Nam tiếp cận giáo dục 4.0 nhanh hơn. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục, đặc biệt trong bối cảnh khoa học, công nghệ phát triển nhanh như vũ bão. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế (4-11-2013). Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4-5-2017). Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Đề án Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025; Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở GDĐH đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030; Chiến lược Phát triển tổng thể GDĐH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2035, làm cơ sở cho đổi mới, phát triển toàn diện và bền vững trong dài hạn của hệ thống GDĐH. Quán triệt và khẩn trương triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 749/QĐ-TTg với nội dung mục tiêu kép là: “vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu”. Trong đó triển khai thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu, đó là: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học”. 814
  7. International Conference on Smart Schools 2022 Một trong các nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định đối với ngành Giáo dục và các cơ sở GDĐH: “Xây dựng các mã ngành đào tạo mới và cập nhật chương trình đào tạo nhân lực chuyên nghiệp ở đại học và các trường cao đẳng, dạy nghề với các nội dung liên quan đến dữ liệu và công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, điện toán đám mây, Internet vạn vật, chuỗi khối, dữ liệu lớn; Xây dựng trung tâm nghiên cứu, đào tạo nhân lực về trí tuệ nhân tạo và các công nghệ số liên quan để đào tạo nhân lực chuyển đổi số”. Như vậy, các trường đại học cần đi đầu trong công tác ứng dụng công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho chuyển đổi số, chuyển giao công nghệ cho các cơ quan, tổ chức đơn vị bên ngoài thực hiện hiệu quả. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 (được phê duyệt tại Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ) cùng với Chiến lược quốc gia về kinh tế số và xã hội số sẽ được ban hành tới đây là nền tảng pháp lý quan trọng trong việc triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia. Những nhiệm vụ đề ra cho thấy Chính phủ đã xác định được những lĩnh vực cần ưu tiên và đã thấy được những thách thức chung về nhận thức, thể chế, chính sách, về hạ tầng và nền tảng số, về nguồn nhân lực và kỹ năng số, để đề ra những biện pháp, giải pháp thực hiện cụ thể. Do đó, khi xây dựng kế hoạch chuyển đổi số của mình, ngoài những thách thức chung, các cơ sở GDĐH cũng cần xem xét đến những thách thức riêng trong lĩnh vực GDĐH. Chuyển đổi số là chiến lược đang được đặt ra ở mọi quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa và CMCN 4.0. Trong các trường đại học, chuyển đổi số được đặt ra phải xem xét lại không chỉ vấn đề về ứng dụng công nghệ mà toàn bộ các vấn đề của tổ chức lại hoạt động đào tạo mà đặc biệt là chiến lược và nội dung chương trình đào tạo, bởi vì công nghệ số tạo sự thay đổi cơ bản của thị trường lao động, cạnh tranh công nghệ gay gắt giữa các quốc gia. Công nghệ thay đổi nhanh chóng khiến cho kiến thức những chuyên ngành đào đạo chuyên sâu trở nên lạc hậu nhanh hơn. Theo dự báo của Diễn đàn kinh tế thế giới, sẽ có khoảng 49% công việc hiện nay biến mất trong 20 năm tới. Ở Việt Nam có đến 70% lao động trong các ngành nghề sản xuất có nguy cơ mất việc. Những ngành nghề từ trước đến nay có thể được yêu thích chưa chắc sẽ có nhiều nhu cầu tuyển dụng trong tương lai, đồng thời nhu cầu nhân lực về công nghệ thông tin, tự động hóa, công nghệ sinh học… sẽ tăng cao. Thời đại công nghệ 4.0 mở ra, tạo cho mỗi người trẻ có những cơ hội và thách thức nhất định trong vấn đề việc làm. Cần lưu ý, không chỉ nghề nghiệp bị lạc hậu mà còn cả các kiến thức và kỹ năng cũng lạc hậu, kinh nghiệm không còn giúp giải quyết các vấn đề mới. Trong điều kiện này, nguồn nhân lực được đánh giá thông qua kiến thức, kỹ năng rộng và liên ngành; thông qua phương pháp tư duy và năng lực tự học. Nhu cầu về nguồn nhân lực có tay nghề cao, tư duy sáng tạo, thực hiện những công việc phức tạp, làm chủ máy móc sẽ tăng lên. Con người hiện đại là trở thành kiến trúc sư chứ không phải là thợ xây dựng. Năng lực cạnh tranh thể hiện ở khả năng thường xuyên thích ứng và lĩnh hội được những kiến thức và kỹ năng mới. Chuyển đổi số trong GDĐH không chỉ là thay đổi về công cụ, phương pháp, quy trình đào tạo và quản lý đào tạo mà còn là chiến lược thay đổi cơ bản trong ngành nghề đào tạo, nội dung chương trình và phương pháp đào tạo. Các trường đại học với yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu, học liệu hiện đại cũng cần trở thành các trung tâm đổi mới. Trường đại học tương lai cần kết hợp giữa giáo dục và khoa học. Điều này lại dẫn đến cần tổ chức lại các viện nghiên cứu, các trường đại học đầu ngành. Phát triển các chương trình đào tạo trực tuyến và từ xa cũng là thách thức cho các trường. Bất cứ sinh viên nào cũng đều có thể lựa chọn để được học từ giảng viên có uy tín trong trường, cũng như dễ tiếp cận hơn để được học tại trường đại học danh tiếng ở trong nước và trên thế giới, vì giáo dục số vượt khỏi khuôn khổ khuôn viên một lớp học hay một nhà trường. Các ứng dụng dịch thuật cũng đã xóa đi ranh giới rào cản về ngôn ngữ. Điều này có nghĩa là cạnh tranh giáo dục sẽ ở bình diện toàn cầu. Bên cạnh đó, các trường đại học trong nước cũng cần liên kết, hợp tác với nhau trong sử dụng các nền tảng số dùng chung để giảm chi phí đầu tư cho hạ tầng công nghệ số.Thách thức không nhỏ nữa đó là sự thay đổi từ phía sinh viên, học viên và giảng viên. Nếu như trước đây giáo dục là trải nghiệm mang tính đại trà thì hiện nay, giáo dục lại là trải nghiệm mang tính cá thể hóa. Phương pháp và tài liệu giáo dục cần linh động hơn, cho phép thay đổi để thích nghi với cách học và tốc độ tiếp thu kiến thức của từng sinh viên, chứ không theo như cách cũ trước đó là buộc sinh viên phải thay đổi để tuân theo phương pháp giảng dạy trên lớp.Vai trò của người thầy “truyền thống” cần thay đổi, từ người truyền thụ kiến thức chuyển sang người tổ chức, hướng dẫn sinh viên tiếp nhận tri thức. Vì vậy, giảng viên nâng cao năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, các phương pháp giảng dạy thu hút sự tham gia kết hợp với các công cụ hỗ trợ kỹ thuật của công nghệ thông tin. Đây cũng là thách thức không nhỏ với đội ngũ giảng viên hiện nay và cũng đặt ra vấn đề lãnh đạo nhà trường cần có những chính sách quản lý và khuyến khích động viên, tạo động lực cho giảng viên tích cực sáng tạo và ứng dụng những phương pháp dạy học hiện đại vào thực tiễn của nhà trường để khuyến khích sự đam mê và tâm huyết của giảng viên. 3.2. Khó khăn: - Giảng viên cần biết sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy, đòi hỏi giảng viên phải thường xuyên cập nhật các 815
  8. International Conference on Smart Schools 2022 phương pháp dạy học hiện đại, để tránh sự nhàm chán trong quá trình dạy và học. - Tính nhạy bén về công nghệ của đại đa số cán bộ, giáo viên của toàn ngành chưa cao. - Tâm lý an bài, ổn định của nhiều cán bộ, giảng viên còn nặng nề. - Về cơ sở vật chất nhà trường cần đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại, cột thu sóng wifi mạnh đủ cho giảng viên và sinh viên tham gia kết nối và học tập trên internet một cách dễ dàng hơn. - Các cơ quan quản lý và xã hội cần chăm lo hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo như đúng vị thế sẵn có "cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu". TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/chuyen-doi-so-voi-doanh-nghiep-viet-nam-trong-boi-canh-cuoc- cach-mang-cong-nghiep-4-0-3112.4050.html [2]. https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BB%83n_%C4%91%E1%BB%95i_s%E1%BB%91 [3]. https://vkshue.gov.vn/chuyen-doi-so/su-khac-biet-giua-so-hoa-va-chuyen-doi-so-1497.html [4]. http://vjst.vn/vn/tin-tuc/5856/cac-co-so-giao-duc-cua-bo-cong-thuong-tang-toc-chuyen-doi-so.aspx [5]. https://nhuthanh.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2021-5-13/Chuyen-doi-so-la-gi-va-quan-trong-nhu-the-nao- tron9u1917.aspx [6]. https://nlv.gov.vn/nghiep-vu-thu-vien/phat-trien-thu-vien-so-thong-minh-trong-ky-nguyen-cach-mang-cong- nghiep-4.0.html Tài liệu đọc tham khảo nước ngoài: 1. Think Tank VINASA, Việt Nam thời chuyển đổi số, Nhà Xuất bản Thế giới 2019. 2. Bukht R., Heeks, R., Defining, Conceptualising and Measuring the Digital Economy (August 3, 2017). Development Informatics Working Paper no. 68. Available at: https://ssrn.com/abstract=3431732or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.3431732. 3. ^ O'Donnell, Jim (ngày 10 tháng 3 năm 2017). “IDC says get on board with the DX economy or be left behind”. techtarget.com. 4. ^ Lankshear, Colin; Knobel, Michele (2008). Digital literacies: concepts, policies and practices. tr. 173. ISBN 978-1433101694 – qua Google Books. The ultimate stage is that of digital transformation and is achieved when the digital usages which have been developed enable innovation and creativity and stimulate significant change within the professional or knowledge domain. 5. Baryshev R.A. The smart library project: Development of information and library services for educational and scientific activity. https:// www.emeraldinsight.com/doi/abs/10.1108/EL-01- 2017-0017?af=R. Truy cập ngày 05/9/2018. 6. Bortolini M., etc. Assembly system design in the Industry 4.0 era: A general framework // IFAC PapersOnLine. - 2017. - No. 50(1). - P. 5700 - 5705. 7. Brangier E., Dinet J., Eilrich L. The 7 Basic Functions of a Digital Library - Analysis of Focus Groups about the Usefulness of a Thematic Digital Library on the History of European Integration. - Berlin: Springer-Verlag Berlin Heidelberg, 2009. 8. Breeding M. Introduction and Concepts: Chapter 1 Library Services Platforms: A Maturing Genre of Products // Library Technology Reports. - 2015. - No. 3. - P. 1 - 19. 9. International Conference on Digital Libraries 2016: Smart Future. Knowledge Trends that will Change the World // India Conference Papers. - 2016. - No.1. - P. 13 - 16. 10. Koloniari M., Fassoulis K. Knowledge Management Perceptions in Academic Libraries // The Journal of Academic Librarianship. - 2017. - No. 43. - P. 135 - 142. 11. Leidig J.P., Fox E.A. Intelligent digital libraries and tailored services // Journal of Intelligent Information System. - 2014. - No. 43. - P. 463 - 480. https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/11/02/chuyen-doi-so-trong-cac-co-so-giao-duc-dai-hoc/ 816
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2