intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này tổng quan về tình hình và thực trạng ý thức tự tôn dân tộc của thanh niên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp; Chỉ ra phương hướng và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên trong huyện trong tình hình hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp hiện nay

  1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC Ý THỨC TỰ TÔN DÂN TỘC CHO THANH NIÊN HUYỆN LẤP VÕ, TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY SV: Dƣơng Thị Kiều Tiên Lớp: ĐHGDCT11 GVHD: ThS. Lê Văn Tùng Tóm tắt: Bài viết này tổng quan về tình hình và thực trạng ý thức tự tôn dân tộc của thanh niên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp; Chỉ ra phương hướng và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên trong huyện trong tình hình hiện nay. Từ khóa: giáo dục, huyện Lấp Vò, thanh niên, ý thức tự tôn dân tộc. 1. Đặt vấn đề Điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay đã và đang đặt ra những vấn đề bức xúc về mặt văn hóa, xã hội trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc. Dƣới sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đã tác động không những tích cực mà còn tiêu cực đến đạo đức, lối sống, niềm tin,… của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng để đề xuất giải pháp bồi dƣỡng, giáo dục và phát huy ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung nhằm ngăn ngừa những tác động tiêu cực đến việc bảo vệ và giữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc; góp phần vào sự phát triển trƣờng tồn của dân tộc và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập, tự chủ đất nƣớc là nhu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. 2. Vài nét về tình hình thanh niên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp Cũng nhƣ các huyện thị trấn khác, Lấp Vò đang không ngừng đổi mới để phát triển, vƣơn mình hơn nữa, kinh tế đã vƣợt qua thời kỳ khó khăn, suy giảm và có tốc độ tăng trƣởng khá cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện rõ nét đã tác động mạnh mẽ đến tƣ tƣởng, tình cảm của thanh niên một cách tích cực. “Thanh niên Lấp Vò từ Đại hội Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Lấp Vò lần thứ IX đến nay đã có những chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động, không ngừng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, ra sức học tập, lao động, xung kích tình nguyện trên các lĩnh vực, rèn 160
  2. luyện đạo đức, nhân cách, lối sống... Đại bộ phận thanh niên có ý chí vƣơn lên, lập thân, lập nghiệp, tin tƣởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và luôn mong muốn đƣợc đứng vào hàng ngũ của Đảng để cống hiến và trƣởng thành” [2]. “Toàn huyện hiện nay có 12.059 tổng số hội viên, và có 5.118 tổng số đoàn viên trong đó có 1.075 đoàn viên trí thức và 4.027 đoàn viên nông thôn. Và trong năm 2014 vừa qua, huyện đã giới thiệu 202 đoàn viên ƣu tú cho Đảng xem xét và kết nạp, 123 đồng chí đƣợc đứng vào hàng ngũ của Đảng” [3]. Từ đó cho thấy, thanh niên Lấp Vò ngày càng tiến bộ và tự giác hơn về ý thức, đạo đức, lối sống, rèn luyện tƣ tƣởng, tình cảm, và thái độ chính trị vững vàng, hòa nhập hơn với xu thế của thời đại, biết cách ứng phó để vẫn giữ đƣợc chính mình. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa văn hóa, từ mặt trái của cơ chế thị trƣờng đã có sự tác động tiêu cực; bên cạnh đó các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách, mọi âm mƣu, thủ đoạn, thực hiện chiến lƣợc “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” mà trƣớc hết là tập trung vào lĩnh vực văn hóa nhằm mục đích làm lệch lạc về tƣ tƣởng, đạo đức của nhân dân ta đã và đang tạo ra những khó khăn, thách thức đối với thanh niên Việt Nam mà trong đó thanh niên Lấp Vò cũng chịu sự tác động nói trên nhƣ: trình độ học vấn của thanh niên nông thôn chƣa cao, việc tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật còn nhiều khó khăn, vẫn còn thanh niên chƣa có nghề nghiệp, việc làm thiếu ổn định. Một bộ phận thanh niên sống theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão, lý tƣởng, thích hƣởng thụ, lƣời lao động, sa vào tệ nạn xã hội. Chính từ những vấn đề trên đây đã cho thấy công tác giáo dục ý thức, tinh thần tự tôn dân tộc cho thanh niên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp hiện nay đang là vấn đề cấp thiết. 3. Thực trạng ý thức tự tôn dân tộc của thanh niên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp hiện nay Theo kết quả khảo sát vào tháng 3 năm 2015 với 80 thanh niên của 13 xã, thị trấn trong địa bàn huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Trên cơ sở phân tích các kết quả khảo sát đã cho thấy rõ thực trạng giáo dục ý thức tự tôn dân tộc của thanh niên hiện nay: Thứ nhất, khi tìm hiểu mức độ hiểu biết về vấn đề dân tộc, ý thức tự tôn dân tộc của thanh niên cho thấy phần lớn thanh niên chưa có nhận thức đầy đủ và hiểu biết sâu sắc về vấn đề tự tôn dân tộc, ý thức về tự tôn dân tộc ở họ là có song vẫn chưa cao. 161
  3. Trong quá trình khảo sát khi đƣợc hỏi Mức độ hiểu biết của bạn về ý thức tự tôn dân tộc thì có 46,25% thanh niên nói rằng họ hiểu biết sâu sắc về vấn đề tự tôn dân tộc; tuy nhiên có đến 41,25% cho rằng họ hiểu biết ở mức độ vừa phải; 8,75% hiểu biết chƣa sâu sắc và có 3,75% không hiểu biết gì về vấn đề ý thức tự tôn dân tộc. Điều này cho thấy, đa phần thanh niên có tinh thần tự tôn dân tộc nhƣng vẫn chƣa cao, một bộ phận không hiểu biết cũng nhƣ không quan tâm đến ý thức tự tôn dân tộc của dân tộc mình; đây là điều đáng phê phán và cần có công tác tuyên truyền, giáo dục, định hƣớng cho thanh niên của huyện nhận thức và có mức độ hiểu biết sâu sắc hơn nữa về vấn đề tự tôn dân tộc để có thể ứng phó với mọi biến đổi có thể xảy ra. Bên cạnh đó đa số thanh niên Lấp Vò còn chƣa hiểu hết các giá trị truyền thống của dân tộc, còn có cái nhìn chƣa bao quát, trọn vẹn về những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Khi đƣợc hỏi Theo bạn, cần làm gì để trở thành một thanh niên có ý thức tự tôn dân tộc? thì số đông thanh niên bao gồm cả trí thức, học sinh – sinh viên, và thanh niên nông thôn có nhận định nhƣ sau: Cần chấp hành tốt các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; cần tăng cƣờng công tác tổ chức và nâng cao giá trị của các hoạt động Đoàn, Hội; Thƣờng xuyên tham gia các phong trào Đoàn, Hội, các hoạt động hƣớng về cội nguồn do địa phƣơng tổ chức; Tích cực học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không ngừng nâng cao năng lực trí tuệ; Có lập trƣờng chính trị vững vàng, tinh thần tự lực, tự cƣờng, sống có lý tƣởng và hoài bão;... Từ những ý kiến trên đã cho ta cái nhìn cụ thể hơn về ý thức của thanh niên huyện Lấp Vò đối với quê hƣơng, đất nƣớc và thể hiện rõ tinh thần tự tôn dân tộc của mình qua các ý kiến đƣợc khảo sát. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ thanh niên không nhận thức đƣợc vai trò và trách nhiệm của mình đối với quê hƣơng, đất nƣớc, hay bảo vệ các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thứ hai, qua kết quả điều tra về động cơ và việc thực hành ý thức tự tôn dân tộc của thanh niên cho thấy, đa phần thanh niên Lấp Vò có tinh thần tham gia các hoạt động hướng đến việc bảo tồn và phát huy ý thức tự tôn dân tộc do các đoàn thể ở địa phương tổ chức; họ chú trọng đến việc phát huy ý thức tự tôn dân tộc, tự bồi dưỡng, rèn luyện bản thân. 162
  4. Khi đƣợc hỏi Mức độ tham gia các hoạt động hướng đến việc phát huy ý thức tự tôn dân tộc do các đoàn thể ở địa phương tổ chức. Một bộ phận tƣơng đối lớn 65% cho biết thƣờng xuyên tham gia các hoạt động do các đoàn thể, địa phƣơng tổ chức; 26,25% thỉnh thoảng tham gia; với 5% hiếm khi tham gia; 2,5% thanh niên cho biết họ không tham gia và có 1,25% thanh niên nói rằng họ không biết. Từ kết quả khảo sát cho thấy, đa phần thanh niên có ý thức trong việc tham gia các hoạt động cũng nhƣ việc thực hành ý thức tự tôn dân tộc. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận không nhỏ không mấy thiết tha với đất nƣớc, với dân tộc, họ thờ ơ, vô cảm trƣớc việc xây dựng và phát huy lòng tự tôn dân tộc của bản thân. Khi đƣợc hỏi Động cơ tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy ý thức tự tôn dân tộc của bạn là gì thì có 83,75%, một số lƣợng khá đông thanh niên cho biết việc họ tham gia là thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với dân tộc. Với 7,5% thanh niên cho biết tham gia để trở thành một thanh niên gƣơng mẫu. Bộ phận còn lại thì không hứng thú khi tham gia: 5% cho biết họ tham gia cho có phong trào và có 3,75 ết đƣợc động cơ là gì. Điều này cho thấy, số đông thanh niên có ý thức và tinh thần tự giác rất cao; tuy nhiên, bên cạnh đó có một bộ phận thanh niên không mấy nhiệt tình, hứng thú mà chỉ tham gia cho có, hoặc không biết đến mục đích hay động cơ tham gia của mình; chính điều này đã giảm đi ý thức của thanh niên về lòng tự tôn dân tộc. Đa số thanh niên có tinh thần đấu tranh phê phán các giá trị, phản văn hóa, lối sống thực dụng, hưởng lạc, nhân cách thấp hèn, đạo đức thoái hóa vốn xa lạ với giá trị văn hóa của dân tộc; số đông thanh niên (chiếm 65% ) trả lời là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong số một bộ phận có nhận thức đúng đắn và tích cực thì vẫn còn một số thanh niên của huyện tồn tại tƣ tƣởng không mấy tích cực và tiến bộ nhằm góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, mà ngƣợc lại là cổ vũ cho những cái sai, cái xấu tiếp tục có điều kiện đƣợc “sinh sôi nảy nở”. Tƣ tƣởng này sẽ tác động tiêu cực đến suy nghĩ của bộ phận thanh niên còn lại có thể dẫn đến nguy cơ mai một nền văn hóa dân tộc và thay vào đó là xu hƣớng ngoại nhập. qua kết quả điều tra cho ta thấy đa phần thanh niên có hiểu biết về ý thức tự tôn dân tộc, có tham gia tốt các phong trào hƣớng đến việc bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp 163
  5. của dân tộc và đã đạt đƣợc những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những ƣu điểm nhất định còn có mặt hạn chế đó là: thanh niên vẫn còn chƣa nhận thức đúng đắn, vô cảm trƣớc vận mệnh cũng nhƣ sự sống còn của quê hƣơng, đất nƣớc và cả địa phƣơng nơi mình sinh sống, cũng nhƣ bản thân không biết tự hào về truyền thống tốt đẹp vốn có của dân tộc nói chung và của huyện Lấp Vò nói riêng. Thứ ba, về thực trạng công tác giáo dục ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Với câu hỏi Theo bạn, những thành tựu của tổ chức Đoàn thanh niên và Hội Liên hiệp thanh niên mang lại trong việc tổ chức các hoạt động giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là gì? thì có 47,5% trả lời có nhiều thành tựu; có 33,75% ý kiến cho rằng chỉ ở mức độ vừa phải; 11,25% ý kiến cho rằng thành tựu chƣa nhiều và có đến 7,5% trả lời ý kiến khác. Qua đây cho thấy: một là, thanh niên còn thiếu sự quan tâm đến công tác giáo dục và tham gia các hoạt động Đoàn, Hội; hai là, công tác tổ chức các hoạt động của Đoàn, Hội hƣớng đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc và phát huy ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên vẫn còn chƣa sâu rộng. Cần có sự đầu tƣ hơn nữa để giúp thanh niên hiểu và trau dồi ý thức tự tôn dân tộc cho mình, góp phần bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở từng địa phƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung. Đa phần thanh niên nhận thức đƣợc rằng việc tổ chức các hoạt động hướng đến việc phát huy ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên là rất cần thiết chiếm 73,75%, chỉ có một bộ phận nhỏ vẫn chƣa nhận thấy đƣợc tầm quan trọng (3,75% thanh niên trả lời là không cần thiết và có đến 3,75% ý kiến trả lời là không quan tâm, bên cạnh số đông thanh niên hiểu và nhận thức đƣợc ý nghĩa của công tác giáo dục nói trên). Khi đƣợc hỏi về Mức độ cần thiết của việc tổ chức các phong trào tôn vinh, phát huy và nhân rộng các giá trị văn hóa truyền thống, lối sống đẹp, phát hiện những nhân tố mới, điển hình trong các thế hệ thanh niên để tuyên truyền, giáo dục kịp thời cho mọi đối tượng thanh niên thì có đến 76,25% trả lời là rất cần thiết; 22,5% cho rằng ở mức độ cần thiết và chỉ có 1,25% ý kiến cho rằng không cần thiết. Từ đó cho thấy, chỉ có một bộ phận nhỏ thanh niên là không quan tâm, chú trọng đến việc tổ chức các phong trào mang tính giáo dục; bộ phận này cũng không ảnh hƣởng nhiều so với tinh thần tự ý thức của đa số thanh niên trong Huyện nói chung. 164
  6. ực trạng về công tác giáo dục của thanh niên huyện Lấp Vò là rất tốt và có hiệu quả. Về thuận lợi, Ban thƣờng vụ Huyện Đoàn luôn tổ chức và phối hợp tốt với các ban ngành đoàn thể (Đài truyền thanh, Phòng văn hóa thông tin, Trung tâm văn hóa, Ban Tuyên giáo huyện ủy huyện Lấp Vò) và có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng-gia đình và xã hội trong công tác giáo dục ý thức tự tôn dân tộc, về tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống, tạo việc làm ổn định cho thanh niên, giúp thanh niên nâng cao ý thức và trách nhiệm, có ý chí vƣơn lên và tinh thần học hỏi, sáng tạo trong lao động, nhiệt tình tham gia các phong trào hƣớng về cội nguồn dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác giáo dục cũng gặp không ít khó khăn: một số địa phƣơng tổ chức các hoạt động vẫn chƣa có sự lồng ghép tính giáo dục về ý thức tự tôn dân tộc cho thanh, thiếu niên, không có sự thay đổi hình thức nội dung giáo dục và đa dạng hóa các hoạt động gây nên sự nhàm chán; với sự tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng làm cho một bộ phận thanh niên có tƣ tƣởng, hành vi lệch lạc, sai trái, sống ích kỷ, thực dụng,... có nhận thức không đúng và sa vào các tệ nạn xã hội và một phần do sự nuông chiều từ gia đình dẫn đến phần lớn lớp thanh niên này về mặt cảm hóa và giáo dục là vô cùng khó khăn. Chính vì vậy, cần có sự chung tay phối hợp nhiều hơn nữa với các ban ngành đoàn thể, các địa phƣơng để giáo dục thanh niên có nhận thức, lối sống đúng đắn hơn, quay trở về với cái tốt, biết tránh xa cái xấu, cái thấp hèn và tùy từng đối tƣợng cũng nhƣ tầng lớp thanh niên mà có những công tác giáo dục riêng, góp phần bồi dƣỡng, phát huy ý thức tự tôn dân tộc của thanh niên nhất là trong giai đoạn hiện nay. 4. Phƣơng hƣớng và một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. 4.1. Phương hướng giáo dục ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp Giáo dục ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp cần gắn liền với việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế. Cần tổ chức phát động trong toàn hệ thống Đoàn, “Tôi yêu Tổ quốc tôi”. 165
  7. dung về truyền thống văn hóa, cội nguồn của dân tộc. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên, thanh niên trong học tập, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống, xây dựng lớp thanh niên có kiến thức khoa học công nghệ, năng động, thích nghi với nền kinh tế thị trƣờng, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, bồi dƣỡng tinh thần yêu nƣớc, ý thức cảnh giác, tinh thần sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Chống lại âm mƣu “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch nhất là ở các địa bàn vùng sâu. “Tập trung phối hợp triển khai có hiệu quả các hoạt động nhƣ: Chƣơng trình "Tháng ba biên giới", “Tháng thanh niên”, chiến dịch “Thanh niên tình nguyện hè”, “Ngày hội nhân ái vì sức khỏe cộng đồng”, “Vòng tay tình nguyện”, “Ngày chủ nhật hồng”, “Ngày thứ bảy tình nguyện”,...Trong các hoạt động luôn lồng ghép các nội dung Hƣớng về biển đảo Việt Nam, về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộ ấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh cho mọi đoàn viên thanh niên cùng hiểu và nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nó” [4]. Tổ chức lễ Thắp nến tri ân cho các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệ Huyện nhân kỷ niệm Ngày Thƣơng binh Liệt sĩ. Tập trung đầu tƣ các thiết chế văn hóa phục vụ tốt cho các hoạt động văn hóa thể thao; nâng cấp và mở rộng Thƣ viện huyện, Trung tâm văn hóa huyện, Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã. Thực hiện tốt công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di sản, di tích văn hóa gắn liền với các hoạt động du lịch và quảng bá hình ảnh của địa phƣơng, của đất nƣớc, dân tộc. Đặc biệt là bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống nhƣ Làng chiếu Định An, Định Yên (đƣợc Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, các khu tƣởng niệm (Nhà tƣởng niệm Bác Tôn ở xã Mỹ An Hƣng B) và gần đây là Công trình Văn hóa tâm linh Đặng tộc Nam Phƣơng Linh từ (xã Long Hƣng A),... các hoạt động mang nét đẹp văn hóa riêng của huyện Lấp Vò. Giáo dục ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp cần gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện. Triển khai phong trào sáng tạo, nghiên cứu mô hình trồng trọt, chăn nuôi trong thanh niên nông thôn. Tổ chức các hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật, giới thiệu về khoa học công nghệ mới cho 166
  8. thanh niên. Tổ chức có hiệu quả hoạt động tƣ vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên nông thôn, tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên có cơ hội đƣợc học nghề, đƣợc giới thiệu việc làm phù hợp, ổn định để từ đó có thể ra sức phục vụ, xây dựng đất nƣớc giàu mạnh. Khi kinh tế, xã hội của Huyện phát triển vững chắc, đời sống của ngƣời dân ở Huyện nói chung ổn định hơn, góp phần tạo lối sống lành mạnh cho thanh niên, từ đó ý thức của thanh niên cũng ngày càng đƣợc nâng cao tốt hơn. Giáo dục ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp cần gắn liền với công tác đoàn, phong trào thanh niên lập thân lập nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện hiện nay. Nâng cao chất lƣợng tổ chức và hoạt động của các cơ sở Đoàn, Hội; chú trọng xây dựng các loại hình hoạt động, đa dạng hoá việc đoàn kết tập hợp thanh niên bằng nhiều hình thức. Triển khai tốt phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế ảo vệ Tổ quốc”, “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”. Tổ chức các Hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật, giới thiệu về khoa học công nghệ mới cho thanh niên. Thành lập các mô hình làm ăn hiệu quả trong thanh niên nhƣ: Tổ chăn buôi bò tại xã Mỹ An Hƣng B, Tổ nuôi Ếch và trồng Cam tại xã Tân Khánh Trung, Chăn nuôi Thỏ tại xã Tân Mỹ, Tổ cơ khí tại thị trấn Lấp Vò, Tổ xây dựng Nhà tại xã Mỹ An Hƣng A,...” [1]. Bên cạnh đó, cần phối hợp với TP Hoa Sa Đéc để cung cấp giỏ hoa, hạt giống, tạo việc làm cho thanh thiếu niên thất nghiệp. Huyện đoàn cần tích cực phối hợp với trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm của huyện nghiên cứu nhu cầu của thị trƣờng lao động để mở những lớp dạy nghề cho thanh niên nông thôn, đảm bảo thanh niên vừa có tay nghề tốt vừa có việc làm sau khi theo học và có thu nhập ổn định. Thƣờng xuyên tìm hiểu tâm tƣ, nguyện vọng của thanh niên, khuyến khích thanh niên tự đề xuất thành lập các tổ chức câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm theo sở thích và nhu cầu, nghề nghiệp của thanh niên. Tổ chức các “Sân Chơi thanh niên”, qua các kỳ Sân chơi Thanh niên để giúp cho các cán bộ, đoàn viên thanh niên có dịp gặp gỡ, giao lƣu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ tốt cho công tác. 167
  9. 4.2. Một số nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Nhóm giải pháp về xây dựng môi trường xã hội Tổ chức các cuộc thi tuyên truyền, tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, 6 bài học lý luận chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho lực lƣợng đoàn viên và thanh niên thông qua đợt sinh hoạt chính trị “Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng” và qua các hình thức thi tìm hiểu trên hệ thống phƣơng tiện truyền thông hiện đại, thông qua các hội thi nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, đất nƣớc nhƣ: Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2), ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nƣớc (30/4), ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9,...” [2]. Xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh, nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm cộng đồng cho thanh niên, xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, tích cực tuyên truyền, vận động lực lƣợng thanh niên và nhân dân xây dựng nếp sống văn minh. Tiếp tục tổ chức các hoạt động cảm hóa, giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến, thanh thiếu niên có nguy cơ vi phạm pháp luật; tập trung tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục về đạo đức, lối sống, pháp luật, tệ nạn xã hội, hôn nhân gia đình,...thông qua Diễn đàn thanh thiếu niên, “Phiên tòa giả định”. Tổ chức những sự kiện sinh hoạt truyền thống, hội nghị, míttinh thông qua đó tuyên truyền đến thanh niên những truyền thống, văn hóa, đạo đức quý báu của dân tộc. Nhóm giải pháp về kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường – giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Huyện đoàn phối hợp xây dựng kế hoạch liên tịch với Phòng Giáo dục và đạo tạo huyện Lấp Vò, Ban thanh niên trƣờng học tỉnh Đoàn Đồng Tháp về phƣơng hƣớng quản lý học sinh, đoàn viên, thanh niên. Đảm bảo mối liên kết chặt chẽ và lâu dài giữa nhà trƣờng – gia đình và xã hội. Thành lập các đoàn công tác với các đơn vị có liên quan thƣờng xuyên đến thăm gia đình học sinh đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh chậm tiến có biểu hiện vi phạm nội quy của nhà trƣờng, pháp luật của Nhà nƣớc để có những giải 168
  10. pháp hỗ trợ kịp thời tạo điều kiện thật tốt cho các em học tập và rèn luyện đạo đức cá nhân. ăn nghệ,... Tổ chức các “Phiên tòa giả định Nhóm giải pháp về sử dụng hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của các cơ quan thông tin đại chúng. Tham mƣu cấp ủy đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật cho đài truyền thanh, tăng kỳ phát hành của tạp chí Lấp Vò ngày nay và nâng cao chất lƣợng trang Thông tin điện tử của huyện Lấp Vò. Phối hợp với Đài truyền thanh của các xã, thị trấn thông tin tuyên truyền các ngày lễ lớn của đất nƣớc, của dân tộc. Qua đó ôn lại truyền thống lịch sử đấu tranh vẻ vang của dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nƣớc và niềm tự hào dân tộc của thanh niên và ngƣời dân trong Huyện. Phối hợp Đài Truyền thanh Huyện xây dựng chuyên mục phát thanh “Diễn đàn thanh niên huyện Lấp Vò”, phát sóng vào ngày thứ 7, tuần thứ 4 hàng tháng nhằm giới thiệu những mô hình mới, cách làm hay, những tấm gƣơng thanh thiếu niên tiêu biểu trong học tập, lao động và sản xuất đến thanh thiếu nhi.” [ 3]. Đổi mới các hình thức tuyên truyền, giáo dục nhằm thu hút sự quan tâm của mọi ngƣời nhƣ: xe loa lƣu động, tổ chức các hội thi theo chủ đề, diễn kịch, ca, múa, nhạc, truyền thanh trực tiếp… Nhóm giải pháp về tự giáo dục, bồi dưỡng của thanh niên Đa dạng hóa, phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao cho thanh niên, thiếu nhi ở các cấp, ƣu tiên các hoạt động tham gia giữ gìn, khôi phục và phát huy những di sản văn hóa, di tích lịch sử, cách mạng, những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tăng cƣờng các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho thanh niên về tác hại của bia, rƣợu, thuốc lá, ma túy và các chất kích thích khác,... Kịp thời hỗ trợ, tƣ vấn giúp đỡ thanh niên sau cai nghiện, thanh niên sa vào tệ nạn xã hội, nạn nhân của bạo lực gia đình. 169
  11. Ngoài ra, mỗi đoàn viên, thanh niên cần tự trang bị cho mình những kỹ năng, tri thức nhất định, nâng cao hiểu biết, chống lại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, quyết tâm bảo vệ và giữ gìn nền văn hóa tốt đẹp, truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc; quyết tâm xây dựng và phát triển nền văn hóa nước nhà tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 5. Kết luận Hiện nay với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với quá trình xây dựng kinh tế thị trƣờng thì một bộ phận thanh niên đã suy giảm về đạo đức và lối sống, xa lạ với nền văn hóa của nƣớc nhà. Vì vậy, tùy theo tình hình và hoàn cảnh mà các cấp lãnh đạo, ban ngành đoàn thể của Huyện phối hợp với các cơ quan tổ chức đề ra những chủ trƣơng, chính sách nhằm giáo dục kịp thời cho thanh niên và đoàn viên thật sâu rộng và hiệu quả. Đặc biệt, cần tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích; các chƣơng trình hoạt động có lồng ghép các nội dung về giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, các di tích lịch sử, di sản văn hóa của địa phƣơng, quê hƣơng Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp nói riêng và của dân tộc nói chung cho đoàn viên, thanh niên cùng hiểu biết và nhận thức về các giá trị tốt đẹp ấy; từ đó khơi gợi ý thức tự tôn dân tộc cho họ; bồi dƣỡng và phát huy hơn nữa tinh thần tự tôn dân tộc, tự hào với những giá trị, truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mỗi đoàn viên, thanh niên. Tài liệu tham khảo [1]. BCH Đoàn huyện Lấp Vò, Báo cáo kết quả triển khai thực hiện đề án phát triển thanh niên huyện Lấp Vò giai đoạn 2011 – 2015. [2]. BCH Đoàn huyện Lấp Vò, Báo cáo Hội nghị giữa nhiệm kỳ IX, Tình hình thực hiện nghị quyết Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Lấp Vò lần thứ IX. [3]. BCH Đoàn huyện Lấp Vò, Báo cáo kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2014. [4]. BCH Huyện Đoàn Lấp Vò, Phương hướng hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên năm 2015-BCH Huyện Đoàn Lấp Vò. [5]. Lƣơng Thanh Tân, Lê Văn Tùng, ”Quan tâm bồi dƣỡng giáo dục ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên hiện nay”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 28/5/2014. 170
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2