intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

100
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vịnh Nha Trang có tính đa dạng sinh học khá cao, là nơi tập trung nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế cảng và giao thông biển; nuôi trồng và đánh bắt thủy sản; du lịch và kinh tế đảo. Hiện nay, mặt nước trong vịnh Nha Trang, đặc biệt trong vùng nhạy cảm bị khai thác quá mức, cùng với hàng loạt vấn đề bất cập về thể chế, cơ chế và khả năng tổ chức quản lý, giám sát; đầu tư cho bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản... đang là những vấn đề đặt ra cấp thiết trong công tác quản lý vịnh hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 1/2016<br /> <br /> KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br /> <br /> GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC<br /> VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRONG KHU BẢO TỒN BIỂN<br /> VỊNH NHA TRANG<br /> SOLUTIONS FOR EFFECTIVE EXPLOITATION MANAGEMENT AND MARINE<br /> RESOURCES PROTECTION WITHIN NHA TRANG BAY MARINE PROTECTED AREA<br /> Đàm Hải Vân1, Nguyễn Đức Sĩ2<br /> Ngày nhận bài: 02/6/2015; Ngày phản biện thông qua: 26/8/2015; Ngày duyệt đăng: 15/3/2016<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Vịnh Nha Trang có tính đa dạng sinh học khá cao, là nơi tập trung nhiều tiềm năng cho phát triển kinh<br /> tế cảng và giao thông biển; nuôi trồng và đánh bắt thủy sản; du lịch và kinh tế đảo. Hiện nay, mặt nước trong<br /> vịnh Nha Trang, đặc biệt trong vùng nhạy cảm bị khai thác quá mức, cùng với hàng loạt vấn đề bất cập về thể<br /> chế, cơ chế và khả năng tổ chức quản lý, giám sát; đầu tư cho bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản... đang<br /> là những vấn đề đặt ra cấp thiết trong công tác quản lý vịnh hiện nay. Từ những khảo sát thực tế, tác giả đưa<br /> ra một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu<br /> bảo tồn biển vịnh Nha Trang, bao gồm: Nhóm giải pháp về quản lý khai thác thủy sản, nuôi trồng và các dịch<br /> vụ giải trí; Nhóm giải pháp đối với những hoạt động tạo thu nhập, nâng cao đời sống cộng đồng; Nhóm giải<br /> pháp nâng cao năng lực quản lý đối với các cơ quan hữu quan và nâng cao nhận thức của cộng đồng<br /> Từ khóa: quản lý; nguồn lợi thủy sản; vịnh Nha Trang<br /> ABSTRACT<br /> Nha Trang Bay where is highly biodiversityand, is a potential source of economic development of the<br /> harbor and navigation services; aquaculture and fisheries; tourism and recreational activities. However the<br /> sensitive areas within the Nha Trang Bay have been overexploited. There are also lots of shortcomings related<br /> to institutions, mechanisms and capacities in management, supervision, and investment to protect and develop<br /> the marine resources.Those are the urgent issues raised in the management of Nha Trang Bay. Based on the<br /> field survey, the author suggests some solutions to improve the efficiency of exploitation and protection of<br /> fishery resources within the Nha Trang Bay MPA. There are three solutions: solution related to management<br /> of fishing, farming and recreational services; solution related to income generating activities and enhance<br /> community life; solution related to improvement of the management capacity for the relevant authorities and<br /> raise of community awareness.<br /> Keywords: management; fishery resources; Nha Trang Bay<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> <br /> Đàm Hải Vân: Cao học Khai thác thủy sản 2011 – Trường Đại học Nha Trang<br /> TS. Nguyễn Đức Sĩ: Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> 152 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Vịnh Nha Trang có diện tích 249,65 km2;<br /> trong đó diện tích mặt biển là 211,85 km2 và<br /> diện tích các đảo nằm trong vịnh là 37,8 km2,<br /> có hệ thống sinh thái rất đa dạng, là nơi sinh<br /> sống của nhiều loài sinh vật biển. Các nhà<br /> khoa học đã phát hiện được trên 26 loài cá<br /> có giá trị thương mại, trên 200 loài cá sống ở<br /> tầng đáy, 30 loài cá sống nổi ven bờ, 33 loài cá<br /> sống ở cửa sông và 176 loài cá sống ở các rạn<br /> san hô. Nhưng quan trọng hơn cả là phát hiện<br /> được trên 350 loài san hô sống trong ranh giới<br /> Khu bảo tồn biển. Sự đa dạng của san hô tạo<br /> rạn ít nhiều tương tự nhau với mức độ giàu có<br /> trung bình dao động: 85 - 87 loài và độ phong<br /> phú: 122 -127 trong đó các điểm có giá trị cao<br /> nhất là Đ Hòn Tre, Bãi Sạn, Hòn Nọc, Hòn<br /> Vung, TN Hòn Mun, Hòn Rơm, Hòn Cau và Bãi<br /> Bàng. Cá rạn san hô:Tổng mức độ giàu của<br /> loài tại từng điểm khảo sát đạt giá trị trung bình<br /> là 61 loài, dao động từ 33 – 83 loài. Các điểm<br /> có mức độ giàu (> 60 loài) và phong phú (>100<br /> điểm) cao nhất bao gồm Hòn Rơm, Hòn Một,<br /> TN Hòn Mun, Đ Hòn Tre, Đầm Báy, Hòn Cau ,<br /> N Hòn Tằm và Bãi Sạn Động vật không xương<br /> sống kích thước lớn. Đối với động vật không<br /> <br /> Số 1/2016<br /> xương sống kích thước lớn, sự đa dạng giữa<br /> các điểm rạn có giá trị độ giàu có loài dao động<br /> từ 16 - 45 loài và độ phong phú từ 25 - 77 điểm.<br /> Thành phố Nha Trang có 3.128 tàu thuyền<br /> đánh bắt thủy sản, trong đó khai thác trong vịnh<br /> Nha Trang trên 2.000 chiếc, số còn lại đánh bắt<br /> các ngư trường ngoài tỉnh. Các ngành nghề<br /> đánh bắt trong Vịnh Nha Trang gồm nghề lưới<br /> rê, nghề câu, nghề lưới vây rút chì, mành trũ,<br /> lưới cước, lưới quét… Trong đó, loại tàu có<br /> công suất nhỏ hơn 20cv chiếm khoảng trên<br /> 35%. Lực lượng này thường xuyên khai thác<br /> và khai thác quá mức ở vùng ven bờ, và đây là<br /> nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi thủy sản<br /> vùng ven bờ vịnh Nha Trang. Có những sự suy<br /> giảm về mức độ giàu có loài của cá ở từng điểm<br /> từ năm 2002 đến 2007, với giá trị trung bình<br /> của độ giàu loài từ 64 loài trong năm 2002 đến<br /> 39 loài năm 2007. Có sự suy giảm có ý nghĩa<br /> về mức độ giàu có loài (P < 0.001), Có sự suy<br /> giảm chung về độ đa dạng loài và độ phong phú<br /> của san hô tạo rạn ở từng điểm khảo sát gữa<br /> năm 2002 và 2007, với tổng giá trị suy giảm dao<br /> động lần lượt từ 95 cho đến 85 loài cho thấy<br /> một sự suy giảm nhẹ về tổng mức độ phong<br /> phú trung bình giữa năm 2002 và 2007.<br /> <br /> Hình 1. Sư thay đổi độ phong phú (species abundance) của tổng các nhóm loài tại từng điểm rạn khảo sát<br /> trong KBTB vịnh Nha Trang, 2002 – 2007<br /> <br /> Hình 2. Biến thiên mật độ trung bình (con/100m2) cá rạn san hô tại từng điểm giám sát từ năm 2002 - 2007<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 153<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> Ngoài ra, Vịnh Nha Trang có nhiều đơn vị,<br /> cá nhân tổ chức các dịch vụ du lịch trên vịnh<br /> với trên 200 tàu thuyền du lịch cả canô làm<br /> dịch vụ đưa đón khách du lịch đi tham quan<br /> trên các tuyến đảo và nhiều dịch vụ nhà hàng,<br /> khách sạn trên các đảo và ven bờ bên trong<br /> và xung quanh Vịnh Nha Trang. Các dịch vụ<br /> du lịch này rất phong phú, nhiều loại hình dịch<br /> vụ vui chơi như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ<br /> dưỡng, du lịch khám phá, du lịch tham quan,<br /> các trò chơi mạo hiểm, cảm giác mạnh.<br /> Sự gia tăng cường lực khai thác quá mức<br /> bao gồm sự tăng nhanh số lượng và công suất<br /> tàu thuyền ở vùng ven bờ là một trong những<br /> nguyên nhân chủ yếu. Thêm vào đó, cơ cấu<br /> nghề nghiệp khai thác bất hợp lý, khai thác<br /> mang tính hủy diệt cùng với hàng loạt vấn đề<br /> bất cập, hạn chế về thể chế, khung pháp luật;<br /> cơ chế và khả năng tổ chức quản lý, giám sát;<br /> đầu tư cho bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy<br /> sản; trình độ dân trí, điều kiện kinh tế xã hội<br /> của ngư dân vùng ven biển... đang là những<br /> vấn đề đặt ra một cách cấp thiết trong lĩnh vực<br /> quản lý nghề cá hiện nay.<br /> Bài báo này, nghiên cứu làm cơ sở cho<br /> việc đề xuất các giải pháp quản lý, định hướng<br /> phát triển bền vững KBTB vịnh Nha Trang, góp<br /> phần bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi và<br /> phát triển nguồn lợi thủy sản tại KBTB, phục vụ<br /> phát triển bền vững ở địa phương.<br /> II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Thu thập số liệu thứ cấp<br /> - Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài<br /> liệu lưu trữ tại Sở NN&PTNT; Sở Khoa học<br /> và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa; Cục Thống kê<br /> Khánh Hòa; Viện Hải dương học Nha Trang;<br /> Chi cục Khai thác và Bảo vệ NLTS; Ban quản<br /> lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang; Phòng<br /> Kinh tế TP. Nha Trang; UBND phường Vĩnh<br /> Nguyên- Nha Trang; các tài liệu, văn bản trên<br /> các website của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Sở<br /> NN&PTNT và các trang mạng khác.<br /> <br /> 154 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Số 1/2016<br /> 2. Thu thập số liệu sơ cấp<br /> - Số liệu điều tra xã hội về KT&BVNLTS<br /> trong KBTB VNT theo mẫu phiếu điều tra in<br /> sẵn, thực hiện tháng 7/2012. Tác giả đã tiến<br /> hành điều tra toàn bộ số hộ có phương tiện<br /> KTTS trong vịnh Nha Trang.<br /> - Tham vấn ý kiến của 50 hộ ngư dân KTTS<br /> theo mẫu (chọn mẫu ngẫu nhiên theo tư vấn<br /> của cán bộ quản lý KBTB vịnh Nha Trang, kết<br /> hợp phỏng vấn trực tiếp và sử dụng phương<br /> pháp PRA – Đánh giá nhanh nông thôn có sự<br /> tham gia của cộng đồng).<br /> 2.1. Phương pháp khảo sát thực địa<br /> - Trực tiếp khảo sát, đo đạc, phân loại, thu<br /> thập các số liệu về sản lượng, đối tượng khai<br /> thác, thành phần sản phẩm...bằng cách đi biển<br /> với ngư dân hoặc thực hiện tại cảng cá ngay<br /> khi các tàu về bến và chưa tiêu thụ sản phẩm.<br /> Lựa chọn các nghề chủ lực có ảnh hưởng lớn<br /> đến NLTS và chọn ngẫu nhiên mỗi nghề 3 hộ,<br /> mỗi hộ tiến hành đo đạc 05 chuyến biển để<br /> thu thập sản lượng, thành phần sản phẩm, đo<br /> đạc kích thước đối tượng khai thác kết hợp với<br /> phiếu điều tra để đánh giá.<br /> 2.2. Phương pháp xử lý số liệu<br /> - Sử dụng phần mềm Excel để xử lý và tính<br /> toán các chỉ số về thời gian khai thác, sản<br /> lượng khai thác, … phục vụ cho nội dung tính<br /> cường độ khai thác, sự biến động NLTS của<br /> KBTB vịnh Nha Trang.<br /> - So sánh số liệu thực trạng KTTS với các<br /> tiêu chuẩn quy định của nhà nước hiện hành<br /> nhằm đánh giá ảnh hưởng của nó đối với<br /> NLTS trong KBTB.<br /> - Sử dụng phương pháp phân tích SWOT<br /> (phân tích đánh giá nội tại: các điểm mạnh,<br /> điểm yếu và bên ngoài: các cơ hội, thách thức)<br /> để đánh giá thực trạng mô hình quản lý KBTB<br /> nói chung và quản lý KT&BVNLTS nói riêng.<br /> - Dựa trên cơ sở số liệu thực trạng, đề xuất<br /> các giải pháp quản lý KT&BVNLTS phù hợp<br /> với mục tiêu phát triển bền vững tại KBTB VNT.<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 1/2016<br /> <br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 1. Thực trạng khai thác thủy sản trong khu<br /> bảo tồn biển vịnh Nha Trang<br /> Hiện nay, tàu thuyền hoạt động đánh bắt<br /> quanh khu bảo tồn biển với các loại nghề như:<br /> Lưới rê, câu, pha xúc, mành, vây rút, lưới kéo,<br /> trủ, lưới cước, lưới quét...tập trung chủ yếu ở<br /> <br /> 2 phường Vĩnh Trường và Vĩnh Nguyên. Qua<br /> điều tra khảo sát cho thấy, các nghề hoạt động<br /> với cường lực mạnh nhất là các nghề: lưới kéo<br /> đơn, mành, vây, trủ rút, lưới rê (lưới cước), pha<br /> xúc. Phân bố số lượng tàu thuyền theo nghề,<br /> theo công suất tại các phường, xã trong thành<br /> phố Nha Trang được trình bày ở các bảng 1.<br /> <br /> Bảng 1. Phân bố số lượng tàu thuyền theo nghề (< 90CV)<br /> TT<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> 8<br /> 9<br /> 10<br /> 11<br /> <br /> Nghề<br /> <br /> Nhóm công suất<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2