intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp tiết kiệm năng lượng trong ngành sản xuất săm lốp cao su

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết phân tích việc sử dụng năng lượng và đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả trong ngành sản xuất săm lốp cao su ở Việt Nam. Qua phân tích dữ liệu thực tế, tác giả thấy rằng ngành công nghiệp sản xuất săm lốp cao su tiêu thụ một lượng năng lượng rất lớn, do đó nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả mang lại tiềm năng to lớn đối với các nhà máy, công ty để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm chi phí vận hành các thiết bị hiện có.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp tiết kiệm năng lượng trong ngành sản xuất săm lốp cao su

  1. GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH SẢN XUẤT SĂM LỐP CAO SU Hà Đức Nguyên Khoa Điện, trường Đại học Công nghiệp Việt Trì Email: hdnguyen.vui@gmail.com Tóm tắt Bài báo phân tích việc sử dụng năng lượng và đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả trong ngành sản xuất săm lốp cao su ở Việt Nam. Qua phân tích dữ liệu thực tế, tác giả thấy rằng ngành công nghiệp sản xuất săm lốp cao su tiêu thụ một lượng năng lượng rất lớn, do đó nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả mang lại tiềm năng to lớn đối với các nhà máy, công ty để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm chi phí vận hành các thiết bị hiện có. Vì động cơ điện chiếm một lượng đáng kể tổng năng lượng được sử dụng trong ngành nên các chiến lược tiết kiệm đã được nghiên cứu để giảm năng lượng tiêu thụ của các động cơ này, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất. Từ khóa: Tiết kiệm năng lượng, săm lốp cao su, hệ cố công suất, biến tần ENERGY SAVING IN RUBBER TIRES PRODUCTION INDUSTRY Abstract This paper presents an analysis of energy use and proposes effective energy-saving solutions in the rubber tire manufacturing industry in Vietnam. The rubber tire manufacturing industry consumes a huge among of energy, so researching effective energy-saving solutions would yield great potential. Since electric motors account for a significant amount of the total energy used in the rubber tire industry, savings strategies have been studied to reduce the energy consumption of these motors, in order to improve energy efficiency. Keywords: effective energy-saving, rubber tire , power factor, inverters 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành công nghiệp cao su tiêu thụ cả năng lượng điện và nhiệt. Nhiên liệu được sử dụng để tạo ra nhiệt là xăng, dầu hỏa, dầu diesel, LPG, dầu nặng, khí đốt tự nhiên, than, mùn cưa, củi và trấu [1]. Loại nhiên liệu và công nghệ được sử dụng phụ thuộc vào loại sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất các sản phẩm từ cao su. Với cao su tự nhiên, giai đoạn đầu của quá trình sản xuất hầu hết là các công việc liên quan đến việc trồng rừng cao su và lấy mủ tiêu thụ một lượng nhỏ năng lượng. Bước tiếp theo là biến đổi mủ cao su thành nhiều dạng như mủ cô đặc, cao su tấm, cao su khối và cao su Crepe. Bước cuối cùng cao su thiên nhiên được thay đổi để hoàn thiện sản phẩm. Trong giai đoạn sản xuất ra cao su thành phẩm này, các nhà máy sản xuất các sản phẩm săm lốp, sản phẩm nhúng và khối cao su nén tiêu thụ năng lượng nhiều 232
  2. nhất [3]. Hình vẽ 1 mô tả quá trình sản xuất lốp xe Radial, một sản phẩm chiếm tỉ trọng rất lớn trong ngành sản xuất săm lốp cao su [1]. Hình 10. Quy trình sản xuất lốp xe Radial Quá trình sản xuất săm lốp cao su có thể chia thành 4 bước chính: 1. Chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, trộn nguyên liệu với hóa chất 2. Khâu bán thành phẩm bao gồm cán mỏng và ép các nguyên liệu đầu vào 3. Thành hình sản phẩm 4. Khâu lưu hóa để sản phẩm săm lốp có độ đàn hồi và ổn định về mặt hóa học. Trong quá trình sản xuất săm lốp, nhiệt từ hơi nước được sử dụng để làm nóng khuôn và máy ép, điện năng cung cấp cho các động cơ truyền động của các xưởng như xưởng trộn, xưởng cắt, xưởng ép sợi thép vào tấm cao su. 2. CÔNG NGHỆ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG Sự phân bố tiêu thụ năng lượng từ 03 nhà sản xuất lốp xe hàng đầu của Việt Nam (SRC, DRC, Casumina). Trong đó năng lượng được sử dụng chủ yếu là điện, khí đốt tự nhiên, dầu diesel, hơi Biomas (chủ yếu dưới dạng nhiệt năng) được chỉ ra trong Hình 2. Hình 11. Biểu đồ phân bố tiêu thụ năng lượng 2.1. Tiết kiệm năng lượng trong cơ cấu chi phí giá điện Quản lý chi phí giá điện 233
  3. Năng lượng tiêu thụ trong ngành chiếm tỉ trọng lớn đó là điện năng. Việc tiết giảm chi phí điện năng có thể đem lại cơ hội rất lớn để tiết kiệm năng lượng. Có một số cấu trúc chi phí giá điện tùy thuộc vào số lượng và kiểu sử dụng. Các nhà máy sản xuất do đó cần phải hiểu được nội dung và phương pháp để đánh giá hóa đơn tiền điện hàng tháng dựa vào biểu giá bán lẻ điện do Tập đoàn điện lực Việt Nam đề xuất trong [5]. Dựa vào cơ cấu giá bán điện theo giờ Tập đoàn điện lực Việt Nam, để có thể tiết kiệm năng lượng, các nhà sản xuất trong ngành cao su săm lốp nói riêng cần thực hiện cấu trúc “Thời gian sử dụng hợp lý”. Đó là một cơ cấu chi phí giá điện khuyến khích người dùng tiêu thụ điện trong giai đoạn ngoài giờ cao điểm. Tỷ lệ tiêu thụ điện điện trong giờ cao điểm cao hơn rất nhiều so với một trong giai đoạn ngoài giờ cao điểm. Giờ cao điểm và giai đoạn ngoài giờ cao điểm được xác định bởi thời gian và ngày trong tuần [4]. Hóa đơn điện hàng tháng bao gồm hai khoản chi phí cơ bản, đó là chi phí cho việc tiêu thụ năng lượng điện và chi phí do nhu cầu sử dụng điện giờ cao điểm. Ngoài ra, cần lưu ý rằng EVN có thể có một khoản phụ phí cho những khách hàng tiêu thụ năng lượng với hệ số công suất thấp hơn 0,85. Như vậy, dựa vào biểu giá bán lẻ điện có thể rút ra một số biện pháp có thể được thực hiện để giảm chi phí tiêu thụ năng lượng điện như: 1. Giảm nhu cầu cao điểm 2. Chuyển phụ tải điện từ giờ cao điểm sang thấp điểm 3. Giảm tiêu thụ năng lượng trong các công đoạn sản xuất 4. Cải thiện hệ số công suất đối với các tải tiêu thụ điện. Phân tích hóa đơn tiền điện trong một ngày của một nhà máy sản xuất săm lốp cao su vào một ngày trong tuần [3]. Công suất tiêu thụ định mức của nhà máy là 200 kW (từ 6 giờ đến 22 giờ) và nhu cầu giờ cao điểm tiêu thụ công suất là 900 kW vào buổi trưa trong 1 giờ. Nhu cầu cao điểm như vậy có thể do nhiều máy điện cùng lúc khởi động. Để giảm nhu cầu về điện trong giờ cao điểm, thời gian bắt đầu khởi động của mỗi máy điện có thể tái sắp xếp để quá trình khởi động không bắt đầu cùng một lúc. Do đó có thể giảm nhu cầu cao điểm từ 900 kW xuống 600 kW như vậy sẽ tiết kiệm được 33% công suất tiêu thụ. Bên cạnh đó, nếu tải tiêu thụ điện có thể được chuyển từ trên đỉnh của giờ cao điểm, chi phí điện năng có thể sẽ giảm đến 56%. Bằng cách giảm nhu cầu và chuyển tải, lượng năng lượng tiêu thụ vẫn như nhau, chỉ giảm chi phí. Để giảm tiêu thụ năng lượng, các biện pháp tiết kiệm năng lượng khác phải được thực hiện như giảm tổn thất năng lượng, vận hành đúng cách các máy điện, thường xuyên bảo trì máy điện... Các biện pháp quản lý 1. Kiểm tra hồ sơ phụ tải để xác định các biện pháp tiết kiệm năng lượng nhằm giảm tiêu thụ năng lượng và nhu cầu giờ cao điểm, đồng thời cải thiện hệ số công suất. Tiết kiệm từ các biện pháp này có thể được sử dụng để sửa đổi máy và thay thế cac loại máy điện có hiệu suất cao. 234
  4. 2. Phân tích hồ sơ phụ tải, đặc biệt là tiêu thụ năng lượng ở các máy tiêu thụ nhiều năng lượng, và xác định các biện pháp để giảm nhu cầu cao điểm và chuyển dịch tải sang giờ thấp điểm. Có một số biện pháp kỹ thuật trong quá trình này để có thể tiết kiệm năng lượng như: - Lên lịch lại giờ hoạt động sang thời gian thấp điểm, - Tắt các phụ tải nhỏ trong thời gian cao điểm như máy bơm cấp nước, máy lạnh, v.v., - Tắt các thiết bị và máy móc trong giờ giải lao, - Chuyển thời gian bơm nước vào các bể dự trữ sang thời gian thấp điểm. 2.2. Tiết kiệm năng lượng trong uá trình sản xuất Cao su nguyên liệu thường đông cứng rất nhanh, vì vậy trong quá trình gia công cao su nguyên liệu thường được chế tạo bằng cách ép thành tấm hoặc đùn với động cơ có công suất rất lớn sau khi được làm mềm bằng cách nung nóng. Quá trình lưu hóa sản phẩm chủ yếu tiêu thụ nhiệt năng (dạng hơi). Do mức tiêu thụ nhiên liệu của toàn nhà máy bị ảnh hưởng rất nhiều bởi hai quá trình này cho nên ngành sản xuất săm lốp được xếp vào nhóm ngành tiêu thụ năng lượng rất lớn. Việc tìm ra cách tiết kiệm năng lượng cho cả hai quá trình này là rất quan trọng, thông thường chiếm từ 60 đến 90% tổng năng lượng tiêu thụ trên thực tế [3]. Các biện pháp quản lý trong giai đoạn trộn liệu 1. Áp dụng biện pháp tải trọng thích hợp cho từng mẻ trộn để giảm chu kỳ trộn, thời gian trộn và tăng hiệu quả trộn (kWh/kg); 2. Kiểm tra mức tiêu thụ năng lượng theo kg/giờ hoặc kWh/kg cho từng mẻ cụ thể, máy có mức tiêu thụ điện thấp nhất nên được sử dụng liên tục; 3. Lắp đặt cảm biến nhiệt độ, đồng hồ đo công suất và bộ ghi dữ liệu tại máy trộn để đo nhiệt độ trộn và công suất tiêu thụ của động cơ; 4. Tối ưu hóa tải và hợp chất để trộn mẻ; 5. Tối ưu hóa giai đoạn trộn cho mỗi mẻ; 6. Tối ưu hóa lịch trình trộn để giảm thời gian chết, thời gian chạy không tải của máy trộn; 7. Duy trì hệ thống làm mát hiệu quả trong máy trộn và máy nghiền để tăng hiệu quả truyền nhiệt; 8. Nghiên cứu và tìm hiểu tài liệu hướng dẫn vận hành máy từ nhà cung cấp để có biện pháp sử dụng hiệu quả nhất. Các biện pháp cải tiến máy móc/ thiết bị trong giai đoạn trộn liệu Khi sử dụng nhiều động cơ điện trong các quy trình trộn cần cố gắng loại bỏ động cơ có hiệu suất kém và lên kế hoạch sử dụng động cơ có hiệu quả nhất. 1. Cải thiện độ chính xác của hệ thống trọng số lên khoảng +/- 0,2% đối với hóa chất, polyme, v.v. để giảm các hợp chất không cần thiết. 235
  5. 2. Lắp đặt công tơ đo điện cho mỗi công đoạn sản xuất để ghi lại năng lượng tiêu thụ cho mỗi ca làm việc. Dữ liệu này sẽ được sử dụng để điều tra hiệu quả của các quá trình trộn, từ đó lên kế kế hoạch sử dụng tốt nhất cho các động cơ trong công đoạn trộn. 3. Xem xét khả năng giảm chu kỳ trộn bằng các kỹ thuật sau: • Đẩy nhanh tốc độ trộn; • Đẩy nhanh thời gian để trộn hóa chất và hợp chất được thêm vào giữa chu kỳ; • Lắp đặt hệ thống phun chất bôi trơn tốc độ cao; • Giảm số lần tải ram; • Tăng lực nén ram; • Tăng tốc độ trộn. 4. Thay thế hệ thống khí nén bằng hệ thống thủy lực để di chuyển ram và đóng/ mở cửa trộn. Hệ thống thủy lực tiêu thụ ít năng lượng hơn và chính xác hơn. 5. Cài đặt bộ biến tần điều chỉnh tốc độ để điều khiển máy trộn nhằm tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của máy và tiết kiệm năng lượng. 6. Cài đặt các bộ biến tần cho các động cơ trong hệ thống lọc để tối ưu hóa tốc độ dòng khí và giảm áp suất qua bộ lọc. 7. Cài đặt thông số của biến tần của máy trộn để tối ưu hóa tốc độ trộn và công suất tùy theo tải trọng của nguyên liệu. Hệ số công suất có giá trị thấp chủ yếu là do các động cơ cảm ứng có công suất lớn gây ra. Trong trường hợp đó, hệ số công suất có thể được cải thiện bằng cách thay thế động cơ hiện tại bằng động cơ có công suất phù hợp hoặc lắp đặt tụ bù tại các tủ điện phân phối. Các biện pháp thay thế máy móc/ thiết bị trong giai đoạn cán luyện, ép suất và thành hình Cán luyện, ép suất và thành hình là các quá trình ở khâu bán thành phẩm, nằm giữa quá trình giữa quá trình trộn và quá trình lưu hóa. Năng lượng tiêu thụ của các động cơ trong các khâu này phụ thuộc vào các sản phẩm và loại máy được sử dụng. Sản phẩm săm lốp tiêu tốn nhiều năng lượng hơn sản phẩm khuôn ép. Lượng năng lượng tiêu thụ trong khâu bán thành phẩm có liên quan đến năng lượng trong quá trình lưu hóa [2]. Trong giai đoạn trộn cuối cùng của khâu bán thành phẩm, các chất phụ gia sẽ được thêm vào và tạo thành hợp chất. Nguyên liệu ở trạng thái dẻo, từ đó hợp chất có thể được tạo thành hình dạng mong muốn cho đến khi lưu hóa. Sản phẩm có thể được tạo thành bằng cách đi qua giữa các cuộn (của máy cán và ép), bằng cách đưa nó qua lỗ có hình dạng mong muốn (đùn) hoặc bằng cách ép dưới áp lực trong khuôn có kích thước yêu cầu. Các hoạt động này thường được gọi là hoạt động xử lý khi nhiệt độ của nguyên liệu tăng lên [3]. 236
  6. Thời gian của quá trình cán luyện phụ thuộc vào tốc độ sản xuất, thời gian tạo hình và kinh nghiệm của người vận hành. Cần lưu ý rằng động cơ của máy nghiền thường có công suất lớn, một hoạt động mà có lượng tồn dư trên đỉnh của máy nghiền, gây ra nhiệt độ cao của nguyên liệu, thời gian nghiền lâu và quá trình tiêu tốn năng lượng [1]. Để tiết kiệm năng lượng trong quá trình này, cần thực hiện các phương pháp sau: 1. Tránh quá trình tái nhiệt và làm mát lại nguyên liệu, 2. Giảm thời gian nghiền cho mỗi chu kỳ hoạt động, 3. Giảm nhiệt độ của máy bằng cách sử dụng truyền nhiệt thụ động, 4. Thay thế quy trình cấp liệu nóng bằng quy trình đùn cấp liệu lạnh tiết kiệm năng lượng hơn. Các biện pháp trong quá trình tạo hình/nghiền có thể tiết kiệm năng lượng trong quá trình lưu hóa, chẳng hạn như 1. Giảm khối lượng nguyên liệu trong quá trình nghiền; 2. Giảm sự tái định hình và kích thước lại sản phẩm. Việc thay đổi quy trình đùn nguyên liệu nóng sang quy trình đùn ép nguyên liệu nguội Chế biến nguyên liệu có thể giảm tiêu thụ năng lượng trong quy trình nghiền khoảng 50% và cả trong quy trình lưu hóa do ít biến động hơn trong lượng nguyên liệu tạo sẵn. Các biện pháp quản lý trong quá trình tạo hình/ nghiền 1. Xem xét các quy trình tạo hình/ nghiền để giảm thời gian và sự thay đổi trong nguyên liệu như kỹ thuật nghiền, khối lượng giới hạn của máy nghiền 2. Phân phối đều lượng tồn dư trên máy nghiền và giảm thiểu lượng tồn dư trên máy nghiền để tránh “điểm chết” nơi các hợp chất không chảy qua ao cắt. 3. Làm trống nguyên liệu trước khi dừng máy. 4. Tắt tất cả các bộ phận phụ khi máy không sử dụng như thiết bị sưởi/ làm mát, ống xả, quạt, máy bơm làm mát, v.v. 5. Loại bỏ sự đóng cặn trong hệ thống làm mát để tăng cường hệ số truyền nhiệt. 6. Điều chỉnh tốc độ dòng nước của hệ thống làm mát để đáp ứng tải nhiệt của máy móc bằng cách sử dụng các thiết bị tự động hoặc điều chỉnh van bằng tay dựa trên nhiệt độ nước. 7. Sử dụng thường xuyên máy có hiệu quả nhất thay vì máy kém hiệu quả nhất. 8. Sử dụng chất kết dính gốc nước thay vì chất kết dính gốc hóa học hoặc phát triển kỹ thuật không kết dính. Các biện pháp thay thế máy móc/ thiết bị trong quá trình tạo hình/ nghiền Hệ thống đùn cấp liệu lạnh tiêu thụ ít năng lượng hơn trong hệ thống làm mát so với hệ thống cấp liệu nóng vào khoảng 70%. Hơn nữa, chúng có thể cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm cháy xém, tăng năng suất và giảm không gian cần thiết. 237
  7. Việc sử dụng nhiều hệ thống đùn làm giảm quy trình nghiền. Hệ thống đùn nguyên liệu nguội nên được coi là sự thay thế cho hệ thống nghiền nóng để tiết kiệm năng lượng. 1. Cách hiệu quả nhất để giảm nhiệt độ và năng lượng trong quá trình nghiền là giảm tốc độ bề mặt của máy nghiền. 2. Sử dụng máy thổi khí nóng thay vì khí nén để làm khô vật liệu trong quá trình xử lý. 2.3. Tiết kiệm năng lượng trong trong uản lý phế liệu, chất thải và xử lý lại sản phẩm Một quy trình không hiệu quả sẽ tạo ra một lượng lớn phế liệu và chất thải trong đó một số có thể được xử lý lại; tuy nhiên, năng lượng đã được tiêu thụ bởi những phế liệu và chất thải này. Nếu chúng được tính đến, các sản phẩm làm lại tiêu thụ năng lượng gấp đôi hoặc nhiều hơn so với sản phẩm thông thường. Do đó, bằng cách giảm thiểu chất thải, không chỉ tiết kiệm được năng lượng mà còn tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu và nhân công. Hầu hết các nhà quản lý tin rằng không có chi phí phát sinh liên quan đến phế liệu/chất thải vì chúng có thể được tái sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế chi phí năng lượng phát sinh lại rất lớn trong phế liệu/ chất thải nếu chúng được tái xử lý. Những chi phí phát sinh liên quan đến chúng ví dụ như: • Chi phí năng lượng của phế liệu/ chất thải vì chúng đã từng được chảy qua dây chuyền xử lý mà năng lượng được tiêu thụ; • Chi phí lao động do phân loại, trình độ chuyên môn, vận chuyển và lưu trữ phế liệu/ chất thải; • Chi phí lưu nguyên liệu cho phế liệu / chất thải; • Chi phí kiểm tra trong phòng thí nghiệm và kiểm soát chất lượng; • Chi phí xử lý và vận chuyển; • Chi phí suy giảm chất lượng của sản phẩm do trộn lẫn giữa chất thải và nguyên liệu thô; • Chi phí năng lượng bổ sung do xử lý lại. Chi phí quản lý và tái xử lý lớn hơn 5% tổng chi phí năng lượng xử lý. Các biện pháp quản lý 1. Tất cả các chất thải phải được ghi lại trong sổ nhất ký sản xuất và phân tích hàng ngày để xác định nguyên nhân và giải pháp giảm thiểu chất thải. 2. Kiểm tra các quy trình nghiền nếu phát hiện thấy các hợp chất cháy xém - các bờ máy nghiền phải có đường kính nhỏ hơn 150mm nếu sử dụng máy cán, hoặc nhỏ hơn 15mm nếu sử dụng cuộn ép. Không được tồn dư trong máy nếu ngừng hoạt động. 3. Thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng và kiểm soát vận hành, nhờ đó có thể giảm bớt phế liệu/ chất thải. Các biện pháp cải tiến máy móc/ thiết bị 238
  8. 1. Đảm bảo chất lượng cho mỗi quy trình sản xuất - trước khi chuyển các hợp chất sang các quy trình liền kề, các hợp chất phải được kiểm tra xem chúng có đủ tiêu chuẩn hay không. Một hợp chất không đủ tiêu chuẩn cần được loại bỏ và xác định nguyên nhân của nó. Tỷ lệ trộn của từng nguyên liệu thô cần được kiểm tra xem có vấn đề về độ chính xác của hệ thống cân trọng lượng hay không. Xem xét nâng cấp thiết bị nếu cần. 2. Kiểm soát nhiệt độ hỗn hợp - liên tục kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp. Hợp chất có nhiệt độ cao có thể do hệ thống làm mát kém hiệu quả hoặc tốc độ cán cao. 3. Hiệu chuẩn dụng cụ - quá trình lưu hóa yêu cầu kiểm soát chính xác nhiệt độ, áp suất và thời gian. Dụng cụ và cảm biến phải được hiệu chuẩn thường xuyên để có độ tin cậy và độ chính xác cao. 3. KẾT LUẬN Giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả trong ngành sản xuất săm lốp cao su có thể thực hiện thông qua các giải pháp như phân tích chi phí vận hành theo biểu giá điện, biện pháp quản lý và cải tiến máy móc thiết bị, ngoài ra quản lý phế liệu, chất thải và xử lý lại sản phẩm cũng sẽ mang lại tiềm năng to lớn trong việc tiết kiệm năng lượng. Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành cần phải tận dụng tối đa các giải pháp quản lý và công nghệ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hữu Trí (2018), Công nghệ cao su thiên nhiên, Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 2. V.C Chandrasekaran (2017), Essential Rubber Fomulary - Formulas For Practitioners, William Andrew Publishing,United States of America. 3. Ngô Kinh Luân (2020), Báo cáo ngành săm lốp, Fpt Securities, Hà Nội. 4. Dương Trung Kiên, Cù Huy Quang (2020), “Công tác quản lý năng lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Công nghiệp. 5. Tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN, Biểu giá điện bán lẻ của tập đoàn EVN, https://www.evn.com.vn/c3/evn-va-khach-hang/Bieu-gia-ban-le-dien-9-79.aspx., 9/7/2021. 239
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2