intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giấm chua

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

85
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giấm chua "Giấm chua" để chỉ đàn bà ghen. Hoàng đế nước Kim rất yêu quý hai nàng cung phi là Lệ Cẩm tây cung và Ngọc Sương ái phi. Hoàng hậu lấy làm ghen tức nhưng vì thấy nhà vua quá sủng ái hai nàng, nên đành phải câm lặng. Khi nhà vua lâm trọng bịnh, trước giờ lâm chung, trối lại với hoàng hậu cùng quần thần là khi nhà vua chết, phải chôn sống hai nàng ái phi theo vua. Vài hôm sau, nhà vua chết. Hoàng hậu tuân theo di ngôn của nhà vua, nhưng bà lại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giấm chua

  1. Giấm chua "Giấm chua" để chỉ đàn bà ghen. Hoàng đế nước Kim rất yêu quý hai nàng cung phi là Lệ Cẩm tây cung và Ngọc Sương ái phi. Hoàng hậu lấy làm ghen tức nhưng vì thấy nhà vua quá sủng ái hai nàng, nên đành phải câm lặng. Khi nhà vua lâm trọng bịnh, trước giờ lâm chung, trối lại với hoàng hậu cùng quần thần là khi nhà vua chết, phải chôn sống hai nàng ái phi theo vua. Vài hôm sau, nhà vua chết. Hoàng hậu tuân theo di ngôn của nhà vua, nhưng bà lại nghĩ rằng: nếu chôn hai vị phi tần tuyệt sắc nguyên vẹn này thì khi xuống âm cung, nhà vua lại cũng âu yếm say sưa hai nàng như trước. Cái cảnh giao hoan này như diễn ra trước mắt hoàng hậu càng làm cho máu ghen thêm sôi sục hơn nữa. Bà quát tháo ầm ĩ, truyền cung phi thị vệ khoét đôi mắt, xẻo mủi, cắt đôi má mơn mởn của hai nàng Lệ Cẩm và Ngọc Sương. Làm như thế cốt để xuống âm cung, nhà vua sẽ ghê tởm mà không dám nhìn đến nữa. Nhưng, hoàng hậu ngắm nghía thấy hai nàng còn đẹp. Mất mắt, mất mũi, mất má đào nhưng nước da hai nàng vẫn trắng nõn nà, thân hình cân đối, diễm lệ làm bà vẫn còn ghen. Bà mới nghĩ ra một cách làm hủy hoại tiêu mòn nhan sắc của hai nàng mới hả lòng. Bà đem ngâm hai nàng vào chum giấm chua rồi mới cho chôn theo nhà vua. Bấy giờ, hoàng hậu mới yên tâm.
  2. Trong "Lư phu nhân truyện" có chép: Đời nhà Đường (618-907), Phòng Huyền Linh làm đến chức Tể Tướng, có vợ là Lư Thị. Ông một niềm yêu mến vợ vô cùng, không lấy một tì thiếp nào cả. Người ngoài cho thế là tại ông sợ vợ ghen. Vua Đường Thái Tông muốn thử Lư phu nhân, một hôm cho hoàng hậu gọi nàng vào và bảo: - Theo phép thường, các quan to vẫn có tì thiếp. Quan nhà ta tuổi đã cao, vua muốn ban cho một người mỹ nhân. Lư Thị nhất quyết không bằng lòng. Vua nổi giận, gắt: - Nhà ngươi không ghen thì sống, ghen thì chết. Đoạn sai người đưa cho một chén giấm, giả làm chén thuốc độc, phán rằng: - Nếu vậy thì phải uống chén thuốc độc này. Lư Thị không ngần ngại chút nào, cầm chén uống ngay. Vua thấy thế, nói: - Ta cũng phải sợ, huống chi là Huyền Linh. Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn nói về Kiều khi ở với Thúc Sinh, nàng biết chàng đã có vợ nên lấy làm lo cho thân phận mình mà tha thiết nói với Sinh: Như chàng có vững tay co, Mười phần cũng đắp điếm cho một vài. Thế trong dầu lớn hơn ngoài, Trước hàm sư tử gửi người đằng la.
  3. Cúi đầu luồn xuống mái nhà, Giấm chua lại tội bằng ba lửa hồng. "Giấm chua" chỉ sự ghen tuông của người vợ cả. Cái "gia gia" Cuối đời nhà Thương (1783-1154 trước D.L.) vua Trụ hoang dâm vô đạo, tàn hại lê dân, người người oán giận. Văn Vương là Cơ Xương, vốn là một chư hầu của nhà Thương, nhân từ đức hạnh, được các chư hầu và dân chúng kính phục. Văn Vương lại có một người tôi tài giỏi là Khương Tử Nha phò tá làm cho chính trị trong nước ngày càng hưng vượng. Văn Vương chết, truyền ngôi cho con là Cơ Phát, lấy hiệu Võ Vương. Sau Võ Vương nghe lời quần thần, hội chư hầu đem binh phạt Trụ mong cứu dân chúng thoát cảnh lầm than. Bá Di và Thúc Tề là con vua nước Cô Trúc nghe thấy, ra nắm dây cương ngựa của Võ Vương, nói rằng: - Cha chết chưa chôn mà đã chăm việc chinh chiến, thế có gọi là hiếu được không? Bầy tôi giết vua để cướp nước, thì có gọi là nhân được không? Võ Vương bảo: - Vua Trụ hoang dâm vô đạo, sát hại lê dân làm giận lòng người, trái ý trời. Nếu ta thủ phận, ngồi nhìn sự hà khắc của vua Trụ thì muôn dân còn trông cậy vào đâu!
  4. Hơn nữa, giang san có riêng gì của vua Trụ, ngày xưa vua Thành Thang chẳng chinh phạt vua Kiệt nhà Hạ để dựng nên nhà Thương đó sao? Bá Di, Thúc Tề chẳng nghe, cho Võ Vương là bội chúa. Những cận thần của Võ Vương tức giận, muốn giết cả hai. Tử Nha can: - Không nên. Hai ông là người nghĩa. Đoạn, bảo quân lính đẩy hai ông ra. Sau Võ Vương thắng trận, Trụ Vương thiêu mình, lập thành nhà Chu, các chư hầu đều thần phục. Bá Di, Thúc Tề lấy làm hổ thẹn, coi thóc gạo cũng là của nhà Chu mà không ăn nữa. Hai ông lên ẩn ở núi Thú Dương, hái rau vi mà ăn, và làm bài hát "Thái Vi" (hái rau vi) rằng: Lên núi Tây Sơn chừ, ta hái rau vi. Kẻ bạo thay bạo chừ, biết phải trái gì. Thần Nông, Ngu, Hạ đã qua chừ ta biết đâu mà quy y. Đành chịu vậy chừ, vận mạng ta suy. Nguyên văn: Đăng bỉ Tây Sơn hề thái kỳ vi hĩ, Dĩ bạo dịch bạo hề bất tri kỳ phi hĩ. Thần Nông, Ngu, Hạ hốt yên một bề ngã an thích quy hĩ. Vu ta tồ hề mạng chi suy hĩ. Nhưng một hôm có người bảo hai ông: - Đất bây giờ là đất của nhà Chu, thiên hạ là thiên hạ của nhà Chu, hai ông đã chê, không ăn cơm gạo nhà Chu mà hái rau vi của giang san nhà Chu thì có khác gì.
  5. Hai ông cho là có lý nên từ ấy nhịn ăn mà chết. Tương truyền, hai ông vì uất ức, oan hồn chưa tan nên biến thành một loại chim, thường gào thét một giọng bi thảm: - "Bất thực Túc Chu gia... Bất thực Túc Chu gia" Người ta bảo đó là chim Đa Đa do âm "gia gia" mà ra. Trong bài "Qua đèo ngang t ức cảnh" của bà Huyện Thanh Quan, có câu: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. Nguyễn Công Trứ có làm bài thơ "Vịnh Di, Tề": Danh chẳng màng, lợi cũng chẳng mê. Ấy gang hay sắt hỡi Di, Tề? Gặp xe vua Võ tay dừng lại, Thấy thóc nhà Chu mặt ngoảnh đi. Cô Trúc hồn về sương mịt mịt, Thú dương danh tạc đá tri tri. Cầu nhân chẳng đặng nhân mà chớ, Chẳng trách ai chi, chẳng oán chi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2