intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Sinh học 10 bài 26: Sinh sản của vi sinh vật

Chia sẻ: Lê Văn Bảo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

631
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng hợp các giáo án về sinh sản của vi sinh vật được biên soạn nhằm khái quát cho các thầy cô và các em học sinh về một số hình thức sinh sản của vi sinh vật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Sinh học 10 bài 26: Sinh sản của vi sinh vật

  1. GIÁO ÁN: SINH HỌC 10 BÀI 26: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:  KIẾN THỨC: - Nêu được các hình thức sinh sản chủ yếu ở VSV nhân sơ (phân đôi, ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi). - Mô tả được sự sinh sản phân đôi ở vi khuẩn (bắt đầu từ sự hình thành hạt mezoxom, DNA phân chia và hình thành vách ngăn). - Nêu được các hình thức sinh sản chủ yếu ở VSV nhân thực (sinh sản bằng bào tử vô tính và bào tử hữu tính.  KỸ NĂNG: - Quan sát, suy luận. - Thảo luận nhóm.  THÁI ĐỘ: - Có thái độ đúng đắn trong việc nhận biết tầm quan trọng của các VSV. - Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống nhằm bảo vệ sức khỏe, bảo quản các loại thức ăn hoặc một số vật dụng trong gia đình. - Biết vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số ứng dụng trong cuộc sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Hình động H26.1, H26.2, H26.3 - Phiếu học tập và đáp án phiếu học tập. - Máy chiếu và một số tranh khác có liên quan đến bài học để phục vụ cho việc nắm vững kiến thức của học sinh. III. PHƯƠNG PHÁP: - Hỏi đáp tìm tòi - Trực quan tìm tòi - Quy nạp IV. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: - Các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và nhân thực. V. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: • BƯỚC 1: Ổn định lớp (1’) • BƯỚC 2: Kiểm tra bài cũ (5’) a. Thế nào là môi trường nuôi cấy không liên tục? b. Sinh trưởng của vi sinh vật là gì? Cho 1 ví dụ về thời gian thế hệ? • BƯỚC 3: Giảng bài mới (35’) 1
  2. CÂU DẪN VÀO BÀI: một số vi khuẩn trong những điều kiện bất lợi có thể hình thành ở bên trong tế bào sinh dưỡng một cấu trúc đặc biệt bằng cách loại bỏ bớt nước, vỏ dày có canxidipicolinat, cấu trúc đó chịu được nhiệt độ cao và các chất độc hại…cấu trúc đó là nội bào tử của vi khuẩn. Vậy nội bào tử của vi khuẩn là gì? Để trả lời vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau bắt đầu tìm hiểu bài 26 “SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT” I. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN SƠ Hoạt động 1: Tìm hiểu các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ. Mục tiêu: Nêu được các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ. Mô tả được sự phân đôi và nảy chồi của vi khuẩn. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Các em hãy cho thầy biết ở VSV nhân sơ có bao → Ơ VSV nhân sơ có 3 hình thức sinh nhiêu hình thức sinh sản? Hãy kể tên các hình thức sản đó là phân đôi, nảy chồi và tạo thành đó? bào tử. - Sinh sản của vi sinh vật là gì? → Sinh sản của vi sinh vật là sự gia tăng về số lượng cá thể vi sinh vật. 1) Phân đôi: - Phân đôi là hình thức phổ biến của VSV nào? → Phân đôi là hình thức phổ biến của vi khuẩn. - Chiếu hình động H26.1 đặt câu hỏi gợi ý để định hướng cho học sinh quan sát (2’). (chiếu lặp lại 1 lần nữa để học sinh quan sát) + Khi chuẩn bị phân đôi thì kích thước của tế bào → Khi chuẩn bị phân đôi thì kích thước vi khuẩn như thế nào? của tế bào vi khuẩn tăng lên do sinh khối tăng. + Màng sinh chất của vi khuẩn sẽ như thế nào? → Màng sinh chất gấp nếp tạo thành mêzôxôm. + Mêzôxôm có vai trò gì? → Làm điểm tựa cho ADN bám vào để nhân đôi. + Tiếp theo thì thành tế bào của vi khuẩn sẽ như → Thành tế bào hình thành vách ngăn. thế nào? + Vậy kết quả cuối cùng sẽ như thế nào? Từ 1 tế → Kết quả là từ 1 tê bào mẹ tạo thành 2 bào mẹ sẽ cho ra bao nhiêu tế bào con? tế bào con giống hệt nhau. - Từ những diễn biến mà các em vừa quan sát hãy cho → Phân đôi ở vi khuẩn không có sự thầy biết sự phân đôi khác với nguyên phân ở điểm hình thành thoi phân bào. nào? - Các em hãy cho thầy biết thế nào là sự phân đôi? → Màng sinh chất gấp nếp (gọi là 2
  3. mezoxom). Mezoxom làm điểm tựa cho AND đính vào nhân đôi và hình thành vách ngăn chia tế bào. Kết quả là từ 1 tê bào mẹ tạo thành 2 tế bào con giống hệt nhau. (gọi 1 học sinh dọc lại cho lớp ghi lại bài). 2) Nảy chồi và tạo thành bào tử: → Nảy chồi thường gặp ở vi khuẩn dinh - Nảy chồi thường gặp ở VSV nào? dưỡng metan, vi khuẩn quang dưỡng màu tía… - Chiếu động H26.2 và cho học sinh quan sát trả lời câu hỏi. + Thế nào là hiện tượng nảy chồi? → Trên cơ thể mẹ mọc ra một số chồi nhỏ , chồi này lớn dần rồi tách thành cơ thể mới. - Vi khuẩn có thể tạo thành những loại bào tử nào? → Vi khuẩn có thể tạo thành những loại - Chiếu bảng tóm tắt về đặc diểm của các loại bào tử bào tử như: ngoại bào tử, bào tử đốt và nhưng để trống. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và nội bào tử. điền vào chỗ trống đó.(4’) - Trong các loại bào tử thì bào tử nào là loại sinh sản? → Ngoại bào tử, bào tử đốt là loại bào 3
  4. tử sinh sản. - Tại sao nội bào tử không phải là loại bào tử sinh sản? → Đây chỉ là dạng nghỉ của tế bào khi gặp điều kiện bất lợi.  Tiểu kết I: I. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN SƠ: 1) Phân đôi: + Đây là hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn. + Tế bào tăng kích thước do tăng sinh khối. + Màng sinh chất gấp nếp tạo hạt Mezoxom + DNA đính vào hạt Mezoxom để nhân đôi. + Hình thành vách ngăn chia tế bào.  Kết quả: từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con giống hệt nhau. 2) Nảy chồi và tạo thành bào tử: + Định nghĩa: Trên cơ thể mẹ mọc ra một số chồi nhỏ , chồi này lớn dần rồi tách thành cơ thể mới. + Có 3 loại bào tử:  Ngoại bào tử: bào tử hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.  Bào tử đốt: bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi sinh dưỡng.  Nội bào tử: khi gặp điều kiện bất lợi tế bào vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong một nội bào tử. Đây không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng nghỉ. II. SINH SẢN CỦA SINH VẬT NHÂN THỰC Hoạt động 2: Tìm hiểu các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân thực. Mục tiêu: Nêu được các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân thực. Mô tả được sự phân đôi và nảy chồi của sinh vật nhân thực. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Vi sinh vật nhân thực có những hình thức → Ơ VSV nhân sơ có 3 hình thức sinh sản đó là: sinh sản nào ? phân đôi, nảy chồi và sinh sản bằng bào tử. 1) Sinh sản bằng bào tử: - Ở sinh sản bằng bào tử có các hình thức → Sinh sản bằng bào tử vô tính. sinh sản nào? (có loại chỉ cần bào tử mẹ đã Sinh sản bằng bào tử hữu tính. hình thành được cơ thể con. Có loại phải hình thành hợp tử mới tạo ra được cơ thể con.) - Chiếu hình động 26.3 để học sinh quan 4
  5. sát và trả lời câu hỏi. (chiếu lặp lại để học sinh quan sát) (3’). - Thế nào là sinh sản bằng bào tử vô tính? → Bào tử được hình thành trên đỉnh của sợi nấm. Và hãy cho VD về những VSV nào sinh Mỗi bào tử phát tán gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát sản bằng hình thức này? triển thành cơ thể mới. → VD: Nấm chổi, nấm cúc... - Thế nào là sinh sản bằng bào tử hữu tính? → Hợp tử được hình thành do sự kết hợp 2 tế bào, Và hãy cho VD về những VSV nào sinh hợp tử giảm phân tạo thành bào tử kín. Bào tử phát sản bằng hình thức này? tán gặp điều kiện thuận lợi mỗi bào tử phát triển thành cơ thể mới. → VD: Nấm Mucor, Nấm Rhizopus… 2) Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi: - Chiếu hình động cho học sinh quan sát và trả lời câu hỏi. (Hình giáo viên đưa thêm và để cung cấp thêm thông tin cho học sinh trả lời câu hỏi). - Sinh sản bằng cách nảy chồi ở VSV nhân → Tế bào mẹ mọc ra các chồi nhỏ→lớn dần, tách thực diễn ra như thế nào? Cho VD về khỏi tế bào mẹ thành cơ thể độc lập. những VSV nào sinh sản bằng hình thức → VD: Nấm men rượu… này? - Sinh sản bằng cách phân đôi ở VSV nhân thực diễn ra như thế nào? Cho VD về → Các thành phần tế bào phân chia và màng tế bào những VSV nào sinh sản bằng hình thức hình thành vách ngăn hoặc thắt lại ở giữa. này? → VD: Ở trùng đế giày, tảo lục , nấm men rượu rum…  Tiểu kết II: II. SINH SẢN CỦA SINH VẬT NHÂN THỰC 1. Sinh sản bằng bào tử: + Sinh sản bằng bào tử vô tính: Bào tử được hình thành trên đỉnh của sợi nấm. Mỗi bào tử phát tán gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành cơ thể mới. VD: Nấm chổi, nấm cúc… + Sinh sản bằng bào tử hữu tính: Hợp tử được hình thành do sự kết hợp 2 tế bào, hợp tử giảm phân tạo thành bào tử kín. Bào tử phát tán gặp điều kiện thuận lợi mỗi bào tử phát triển thành cơ thể mới. VD: Nấm Mucor, Nấm Rhizopus… 2. Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi: + Sinh sản bằng nảy chồi: Tế bào mẹ mọc ra các chồi nhỏ→lớn dần, tách khỏi tế bào mẹ thành cơ thể độc lập. VD: Nấm men rượu… + Sinh sản bằng phân đôi: Các thành phần tế bào phân chia và màng tế bào hình thành 5
  6. vách ngăn hoặc thắt lại ở giữa. VD: Ở trùng đế giày, tảo lục , nấm men rượu rum… • BƯỚC 4: Củng cố kiến thức ( 3’) - Ở VSV nhân sơ có bao nhiêu hình thức sinh sản? - Ở VSV nhân thực có bao nhiêu hình thức sinh sản? - Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử nào? - Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phồng bị biến dạng, vì sao? • BƯỚC 5: Dặn dò (1’) - Về nhà học bài - Về nhà tìm thêm các hình thức sinh sản của VSV tương ứng với những loại VSV nào? - Xem trước bài 27: “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VSV” 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2