intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục phòng chống bạo lực gia đình trong dạy học môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

17
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Giáo dục phòng chống bạo lực gia đình trong dạy học môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở trình bày các nội dung chính sau: Bạo lực gia đình và sự cần thiết của giáo dục kĩ năng phòng chống bạo lực gia đình cho trẻ em; Ưu thế của môn Giáo dục công dân cấp Trung học cơ sở trong việc phòng chống bạo lực gia đình; Hình thức và phương pháp giáo dục phòng chống bạo lực gia đình cho học sinh cấp trung học cơ sở qua dạy học môn Giáo dục công dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục phòng chống bạo lực gia đình trong dạy học môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0073 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 4, pp. 84-92 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Thị Xiêm* và Bùi Minh Tuyên Khoa Sư phạm, Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt. Bạo lực gia đình đang là hiện tượng phổ biến ở Việt Nam. Theo Unicef Việt Nam, hiện có 68,4% trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 14 là nạn nhân của bạo lực gia đình [1]. Vì vậy, việc giáo dục cho trẻ những kĩ năng cần thiết để phòng chống bạo lực gia đình là điều cần thiết. Trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Giáo dục công dân là một môn học trực tiếp trang bị cho học sinh những kĩ năng cần thiết giúp học sinh ứng phó những hành vi bạo lực này. Bằng phương pháp nghiên cứu lí thuyết, bài viết tổng hợp khái niệm bạo lực gia đình và tính tất tất yếu của việc giáo dục phòng chống bạo lực gia đình; ưu thế của môn Giáo dục công dân trong việc giáo dục phòng chống bạo lực gia đình nhằm mục đích tìm ra hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với nội dung môn học để trang bị cho học sinh những năng lực cần thiết phòng chống bạo lực gia đình. Từ khóa: bạo lực gia đình, giáo dục công dân, phòng chống bạo lực gia đình, kĩ năng sống. 1. Mở đầu Gia đình là nền tảng của xã hội. Trong gia đình, mỗi thành viên sống yêu thương, bình đẳng và không có bạo lực là cội nguồn của xã hội phát triển bền vững. Tuy vậy, trên thực tế, tình trạng bạo lực đối với trẻ em đang diễn ra phổ biến trong nhiều gia đình ở Việt Nam. Vì vậy, việc giáo dục cho trẻ những kĩ năng phòng chống bạo lực, trong đó có bạo lực gia đình trở nên cấp thiết. Trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Giáo dục công dân là môn học giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân. Với bốn mạch chủ đạo bao gồm, giáo dục pháp luật, giáo dục kinh tế, giáo dục kĩ năng sống và giáo dục đạo đức, môn Giáo dục công dân giúp học sinh biết cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật; biết bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm và mọi hành vi bạo lực. Trong Giáo dục công dân 8, chương trình có một chủ đề trực tiếp về giáo dục phòng chống bạo lực gia đình [2]. Ngoài ra, môn Giáo dục công dân còn rất nhiều những chủ đề khác góp phần trang bị cho học sinh những tri thức cơ bản về đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế, pháp luật; đánh giá được thái độ, hành vi của bản thân và người khác; tự điều chỉnh và nhắc nhở mọi người điều chỉnh thái độ, hành vi theo chuẩn mực; biết cách thiết lập, duy trì mối quan hệ hoà hợp với những người xung quanh; bảo vệ bản thân trước mọi hành vi bạo lực và những tình huống nguy hiểm khác. Vấn đề đặt ra là, giáo viên triển khai các nội dung dạy học đó bằng hình thức và phương pháp dạy học nào để giảm thiểu những hệ quả tiêu cực do bạo lực gia đình gây ra. Ngày nhận bài: 1/7/2022. Ngày sửa bài: 22/7/2022. Ngày nhận đăng: 19/8/2022. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Xiêm. Địa chỉ e-mail: ntxiem@daihocthudo.edu.vn 84
  2. Giáo dục phòng chống bạo lực gia đình trong dạy học môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Bạo lực gia đình và sự cần thiết của giáo dục kĩ năng phòng chống bạo lực gia đình cho trẻ em 2.1.1. Bạo lực gia đình Bạo lực được hiểu là dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ. Thuật ngữ này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế, bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ gia đình và xã hội. Trong gia đình, bạo lực có thể xảy ra đối với bất kì ai có địa vị thấp hơn hoặc có ít quyền lực hơn như trẻ em, phụ nữ hay người cao tuổi. Bạo lực gia đình thường được hiểu là bạo lực của nam giới thực hiện với phụ nữ và các em gái. Đây là một quan niệm thông thường khi đề cập đến bạo lực gia đình. Về góc độ này, Liên hiệp quốc đã đưa ra một định nghĩa về bạo lực gia đình “là hành vi của một người (thường là đàn ông) bằng cách dùng vũ lực hay đe dọa vũ lực nhằm áp đặt sự kiểm soát đối với người chung sống (vợ hoặc bạn tình)” [3]. Quan niệm này đã đồng nhất bạo lực gia đình với bạo lực thể chất và chỉ chú trọng đến đối tượng của bạo lực gia đình là phụ nữ. Trên thực tế, bạo lực gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế, hình thức và đối tượng của bạo lực gia đình rộng hơn rất nhiều so với khái niệm nêu trên. Sự khiếm khuyết này trong nghiên cứu không chỉ làm nghèo đi nội dung nghiên cứu của bạo lực gia đình mà còn khiến cho cộng đồng, xã hội nhận thức không đầy đủ về bạo lực gia đình. Theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực gia đình được xác định “là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” [4]. Luật phòng chống bạo lực gia đình còn xác định rõ chín nhóm hành vi bạo lực gia đình tại Khoản 1 Điều 2 của Luật. Những hành vi đó bao gồm nhóm hành vi nhìn thấy dược (bạo lực thân thể, bạo lực tình dục) và nhóm hành vi không nhìn thấy được (bao gồm các hành vi tâm lí, tinh thần, tình cảm khác). Như vậy, bạo lực gia đình có thể được hiểu là những hành vi bạo lực xảy ra trong phạm vi gia đình; đó là sự xâm phạm, ngược đãi về thân thể, tinh thần, tình cảm hay tình dục, kinh tế hay xã hội giữa các thành viên trong gia đình. Bạo lực gia đình là sự lạm dụng quyền lực nhằm hăm dọa, đánh đập một người thân trong gia đình để điều khiển hay kiểm soát người đó. Về hình thức bạo lực gia đình, hiện có những cách phân chia như sau: Theo mối quan hệ của các thành viên trong gia đình: có bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng, bạo lực trong mối quan hệ của cha mẹ và con cái. Ngoài ra còn có bạo lực trong mối quan hệ anh chị em; bạo lực trong mối quan hệ ông bà và cháu (tùy thuộc vào các loại hình và quy mô gia đình). Theo tính chất của bạo lực: có những hình thức khác nhau, trong đó những hình thức phổ biến có thể kể đến bạo lực thân thể, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế và bạo lực xã hội (cô lập, cách ly). Tuy nhiên, sự phân biệt này chỉ mang tính chất tương đối và một hành vi bạo lực có thể bao chứa nhiều hình thức bạo lực gia đình. Ví dụ, đánh đập là hình thức bạo lực thân thể, thường đi kèm với sự chửi bởi, mắng nhiếc (bạo lực tinh thần) hay như bạo lực tình dục thường kết hợp cả hình thức bạo lực thân thể (cưỡng bức) với bạo lực tinh thần. 2.1.2. Sự cần thiết của giáo dục kĩ năng phòng chống bạo lực gia đình cho trẻ em 2.1.2.1. Những con số báo động về bạo lực gia đình Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Theo thống kê của Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trung bình mỗi năm cả nước có hơn 2.000 trẻ bị bạo hành, bị xâm hại ở mức độ nghiêm trọng cần được can thiệp [5]. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2021, Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 171.019 85
  3. Nguyễn Thị Xiêm* và Bùi Minh Tuyên cuộc gọi đến, trong đó có 706 ca phải hỗ trợ, can thiệp (tăng 299 ca so với cùng kì năm trước). Trong các ca hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em, có 362 ca bạo lực trẻ em, chiếm 51,27% (cao hơn cùng kì năm 2020 là 167 ca, tương đương 3,36%); 122 ca xâm hại tình dục trẻ em, chiếm 17,28% (tăng hơn cùng kì năm trước 13 ca). Trong đó, tỉ lệ trẻ em bị bạo lực trong gia đình tăng 3% so với cùng kì năm 2020, đây là điều đáng báo động về phương pháp giáo dục của cha mẹ/người chăm sóc đối với trẻ em. Đối với các ca bị xâm hại tình dục, có 71 ca hiếp dâm trẻ em, chiếm 58,2% (tăng 16 ca so với cùng kì 2020), 51 ca dâm ô trẻ em, chiếm 25,4% (tăng 21 ca so với cùng kì năm 2020). Tỉ lệ trẻ em bị xâm hại tình dục bởi bạn bè, người quen chiếm 3,1%; bởi người thân trong gia đình vẫn tương đối cao, chiếm 23,8% (tăng 5,4% so với cùng kì năm 2020) [6]. Con số này có xu hướng tăng và điều đó đồng nghĩa với việc có nhiều đứa trẻ hàng ngày sống trong những trận đòn roi, lời mắng nhiếc, bị hành hạ về cả thể xác lẫn tâm hồn. 2.1.2.2. Hậu quả của bạo lực gia đình Đối với trẻ em, gia đình là nơi nương tựa vững chắc trong những năm tháng đầu đời. Việc sống cùng cha mẹ và được hưởng tình yêu thương cũng như sự chăm sóc về vật chất và tinh thần là quyền chính đáng của mọi trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trẻ đã không được sống như vậy. Bạo lực gia đình luôn là nỗi ám ảnh của trẻ và gây ra nhiều hệ lụy xấu cho chính nạn nhân và xã hội. Có thể khái quát một số tác hại của hành vi bạo lực trong gia đình qua một số luận điểm sau: Thứ nhất, bạo lực gia đình làm tổn hại đến sức khỏe thể chất, tổn thương tâm lí tinh thần, thậm chí nguy hại đến tính mạnh của trẻ Bạo lực gia đình khiến cho sức khỏe của trẻ bị hủy hoại, bị gây thương tích và đau đớn, có thể gây tàn tật suốt đời và dẫn đến tử vong. Theo thống kê của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, trung bình khoảng hai đến ba ngày lại có một người chết vì bạo lực gia đình, phần đông nạn nhân là phụ nữ và trẻ em [7]. Trong những năm gần đây, các vụ bạo lực gia đình vẫn xảy ra với số lượng lớn vụ việc ở mức độ nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của trẻ. Sự tàn ác trong các vụ việc hành hạ trẻ em thời gian qua vượt qua sự tưởng tượng tồi tệ nhất của bất kì ai, làm cho tất cả người đều rất bức xúc. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Liên hợp quốc tại Việt Nam cho thấy bạo lực gia đình gây tổn hại về sức khỏe, thể chất chiếm 87,5% [8]. Trẻ em phải chịu bạo lực gia đình làm tâm lí trẻ lo sợ, buồn chán không muốn ăn uống, vận động, mọi sinh hoạt của trẻ bị ảnh hưởng. Đồng thời sự căng thẳng tinh thần làm cho các cơ quan trên cơ thể trẻ cũng có những rối loạn trong hoạt động như vậy ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất ở trẻ. Bạo lực gia đình khiến trẻ còi cọc, chậm lớn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nước da tái, môi nhợt nhạt, ánh mắt đờ đẫn bạc nhược hoặc hung dữ. Bạo hành trẻ em không chỉ là những hậu quả nặng nề về sức khỏe thể chất, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của trẻ kéo theo nhiều hệ lụy tâm lí. Các vụ bạo lực gia đình gây tổn thương về tâm lí, tinh thần chiếm 89,4% [9]. Tất cả những hành động như đánh đập, vùi dập, khủng bố, làm nhục… đều khiến đứa trẻ thiếu tự tin, rụt rè, luôn trong trạng thái thảng thốt. Khi bị bạo hành thường xuyên sẽ khiến trẻ có những rối loạn hành vi và ứng xử. Có hai kiểu phản ứng ở trẻ thường xảy ra khi bị bạo hành. Nếu biểu hiện ra bên ngoài, trẻ có thể thay đổi tính nết. Phản ứng kiểu thứ nhất là trẻ đang hiền lành bỗng trở nên hung bạo, hay cáu gắt, khóc lóc, thậm chí có hành vi hung tính như đánh đập người khác hoặc độc ác với thú vật. Kiểu phản ứng thứ hai là trẻ thu mình lại; cụ thể là trẻ trở nên lo lắng, buồn phiền, xa lánh mọi người, không thích tiếp xúc và luôn mang cảm giác sợ sệt. Mức độ trầm trọng hơn là trẻ bị rối loạn tâm thần với các triệu chứng như hoang tưởng, ảo giác. Có những vết thương có thể lành theo năm tháng nhưng vết thường về mặt tinh thần thì sẽ để lại di chứng rất nhiều năm nếu không có sự can thiệp một cách triệt để và có những giải pháp để tư vấn tâm lí, trị liệu tâm lí cho trẻ em đang trong hoàn cảnh bị bạo lực. 86
  4. Giáo dục phòng chống bạo lực gia đình trong dạy học môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở Thứ hai, bạo lực gia đình làm ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ Điều đặc biệt lưu ý là việc bạo hành sẽ gây hậu quả trầm trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Nếu những đứa trẻ này không được quan tâm và giáo dục đúng mức thì các em có thể trở thành những đứa trẻ hư, làm gia tăng tỉ lệ tội phạm vị thành niên, tệ nạn xã hội, thêm gánh nặng cho nhà quản lí xã hội. Năm 2016, Bộ Công an công bố bảng số liệu cho thấy phần nhiều phạm nhân trẻ em đều lớn lên từ những gia đình không hòa thuận và phải quen nhìn thấy những cảnh bạo lực trong chính gia đình của chúng: có 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hôn trong đó 49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ. Theo số liệu điều tra 2.209 học viên các trường giáo dưỡng, có tới 49,81% trong số này sống trong cảnh bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ [10]. Số liệu trên cho thấy, bạo lực gia đình không chỉ gây ra những hệ lụy tiêu cực cho trẻ mà còn gây mất trật tự xã hội, là mầm mống phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội, giảm sút nguồn lao động, cản trở sự phát triển và tiến bộ xã hội. Những hậu quả này chất thêm gánh nặng cho hệ thống y tế quốc gia. Bởi lẽ, trẻ em bị bạo hành gia đình phải cần đến các dịch vụ chăm sóc y tế cao hơn nhiều so với trẻ em bình thường. 2.1.3. Thực trạng về tuyên truyền, giáo dục kĩ năng phòng chống bạo lực gia đình + Về tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Sự ra đời của Luật Bình đẳng giới năm 2006, Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật Trẻ em năm 2016 là những cơ sở pháp lí quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện các các văn bản luật này vẫn còn nhiều khó khăn; việc tuyên truyền, giáo dục phổ biến luật chưa đạt được nhiều thành công. Vẫn còn rất nhiều thành viên trong xã hội quan niệm bạo lực gia đình là chuyện riêng của từng gia đình, vì vậy mà việc xử lí và phát hiện nhằm ngăn chặn bạo lực xảy ra vẫn còn gặp rất nhiều bất cập. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương do chưa xây dựng được phương án điều tra thực trạng bạo lực gia đình một cách đồng bộ và sâu rộng nên chưa có các kế hoạch và giải pháp cụ thể. Phòng chống bạo lực gia đình chủ yếu tập trung vào công tác tuyên truyền, chưa có phân bố đầy đủ cán bộ chuyên trách công tác gia đình ở cơ sở. Tại các cơ sở địa phương, nơi có hành vi bạo lực gia đình diễn ra, việc thiết lập và vận hành cơ chế phòng chống bạo lực gia đình chưa hiệu quả. Còn rất nhiều hành vi bạo lực gia đình đang diễn ra trong cộng đồng xã hội chưa bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời nên rất nhiều hành vi khi đã phát hiện thì hậu quả xảy ra đã rất nghiêm trọng và muộn màng. + Thực trạng nhận thức của trẻ và các bậc cha mẹ về phòng chống bạo lực gia đình Năm 2020, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã tiến hành khảo sát trẻ dưới 18 tuổi trên phạm vi cả nước. Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 1/3 số gia đình mỗi khi xảy ra vấn đề bạo lực gia đình thường không biết cách xử lí. Khoảng 25% số gia đình khi được hỏi cho rằng, bạo lực gia đình là việc riêng của mỗi nhà, hàng xóm không nên can dự vào. Có thể thấy, nhiều người vẫn còn nặng tư tưởng “việc nhà đóng cửa bảo nhau” khiến cho vấn nạn bạo lực gia đình có xu hướng gia tăng. Những nạn nhân không lường trước được hậu quả của việc im lặng, chịu đựng những lần bạo hành sẽ lớn như thế nào. Nó không chỉ đem đến hậu quả về mặt thể chất (bị mất khả năng lao động, thương tật hay tử vong) mà còn để lại hệ quả nặng nề về mặt tinh thần cho cả người bị bạo hành và người thân trong gia đình. Nạn nhân của bạo lực gia đình có thể là mọi thành viên trong gia đình; trong đó trẻ em là đối tượng yếu thế nhất và là nạn nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp của nạn bạo lực gia đình. Vì thế việc giáo dục kĩ năng phòng chống bạo lực gia đình cho trẻ là điều cần thiết. Các nhà trường có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động giáo dục tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình cho học sinh và các bậc cha mẹ. Mỗi trường cần xây dựng phòng Tư vấn tâm lí học đường góp phần hỗ trợ những học sinh là nạn nhân của bạo lực gia đình. Đặc biệt, giáo viên cần phải đưa những nội 87
  5. Nguyễn Thị Xiêm* và Bùi Minh Tuyên dung giáo dục phòng chống bạo lực gia đình cho trẻ trong những đơn vị kiến thức phù hợp. Ở cấp Trung học cơ sở, Giáo dục công dân là môn học góp phần trực tiếp vào kĩ năng phòng chống bạo lực gia đình. 2.2. Ưu thế của môn Giáo dục công dân cấp Trung học cơ sở trong việc phòng chống bạo lực gia đình 2.2.1. Xuất phát từ đặc điểm chương trình môn học Giáo dục công dân giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, môn Giáo dục công dân góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõicủa người công dân, đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế [11]. Ở cấp Trung học cở sở, nội dung chủ yếu của môn học là giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật và kinh tế và tích hợp nhiều chủ đề cần thiết. Những nội dung này gắn bó chặt chẽ với đời sống hàng ngày của học sinh, gắn liền với những sự kiện chính trị, xã hội có tính thời sự trong nước và quốc tế. Những đặc điểm ấy của môn học cho phép giáo viên dễ dàng đưa nội dung phòng chống bạo lực gia đình vào những bài học, đơn vị kiến thức phù hợp. 2.2.2. Xuất phát từ mục tiêu của môn học Giáo dục công dân giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, môn Giáo dục công dân góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân, đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Ở giai đoạn giáo dục cơ bản: Đạo đức và Giáo dục công dân là các môn học bắt buộc. Nội dung chủ yếu của môn học là giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật và kinh tế. Những nội dung này định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật [12]. Ở cấp Trung học cơ sở, môn Giáo dục công dân giúp học sinh có hiểu biết về những chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực đó; tự hào về truyền thống gia đình, quê hương, dân tộc; tôn trọng, khoan dung, quan tâm, giúp đỡ người khác; tự giác, tích cực học tập và lao động; có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện trong đời sống; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, công việc và môi trường sống [13]. Đồng thời, môn Giáo dục công dân còn giúp học sinh có tri thức phổ thông, cơ bản về đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế, pháp luật; đánh giá được thái độ, hành vi của bản thân và người khác; tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân điều chỉnh thái độ, hành vi theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật; thực hiện được các công việc để đạt mục tiêu, kế hoạch hoàn thiện, phát triển bản thân; biết cách thiết lập, duy trì mối quan hệ hoà hợp với những người xung quanh, thích ứng với xã hội biến đổi và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống của cá nhân, cộng đồng phù hợp với giá trị văn hoá, chuẩn mực đạo đức, quy tắc của cộng đồng, quy định của pháp luật và lứa tuổi [14]. Với mục tiêu trên, môn Giáo dục công dân có ưu thế rất lớn trong việc trang bị cho trẻ những kĩ năng phòng chống bạo lực gia đình. 2.2.3. Xuất phát từ năng lực đặc thù của môn học 88
  6. Giáo dục phòng chống bạo lực gia đình trong dạy học môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở Giáo dục công dân là một môn khoa học hướng tới việc hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh, bao gồm: năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội [15]. Trong đó năng lực phát triển hành vi rất cần thiết giúp học sinh biết bạo vệ bản thân trước mọi hành vi bạo hành và tự ý thức hành vi của bản thân trong việc tránh xa các hành vi bạo lực. Về yêu cầu cần đạt của năng lực điều chỉnh hành vi được cụ thể hóa trong từng cấp học. Với cấp Trung học cơ sở, năng lực điều chỉnh hành vi bao gồm: nhận thức được hành vi: (i) nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, pháp luật phổ thông, cơ bản, phù hợp với lứa tuổi và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực hành vi đó; (ii) có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân và thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống. Thứ hai, đánh giá được chuẩn mực hành vi: (i) đánh giá được tác dụng và tác hại của thái độ, hành vi đạo đức và pháp luật của bản thân và người khác trong học tập và sinh hoạt; (ii) đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi tích cực; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi tiêu cực về đạo đức và pháp luật. Thứ ba, tự điều chỉnh hành vi: (i) tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi; sống tự chủ, không đua đòi, ăn diện lãng phí, nghịch ngợm, càn quấy, không làm những việc xấu như bạo lực học đường, mắc tệ nạn xã hội; biết rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế của bản thân, hướng đến các giá trị xã hội; (ii) tự thực hiện và giúp đỡ bạn bè thực hiện được một số hoạt động cơ bản, cần thiết để nhận thức, phát triển, tự bảo vệ bản thân và thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống. Với yêu cầu cần đạt như vậy, các tác giả sách giáo khoa sẽ đưa những nội dung, gợi ý những hoạt động gắn với thực tiễn, trực tiếp gắn với nội dung phòng chống bạo lực gia đình. Trong quá trình dạy học, giáo viên cũng dễ dàng đưa vấn đề bạo lực học đường vào bài học hay lồng ghép vào những nội dung bài học có liên quan đến vấn đề này. Thông qua các hoạt động học tập, học sinh cũng nhận thức được những kĩ năng cần thiết để bảo vệ bản thân trước mọi hành vi bạo hành, giảm thiểu những hậu quả do hành vi đó gây ra. 2.2.4. Xuất phát từ nội dung của môn học Chương trình Giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân được xây dựng theo hướng đồng tâm và phát triển, xoay quanh bốn mạch nội dung cơ bản: giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục kinh tế và giáo dục pháp luật. Trong đó, nội dung giáo dục kĩ năng được triển khai thành hai nội dung: kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân và kĩ năng tự bảo vệ. Ở cấp Trung học cơ sở, giáo dục kĩ năng sống là nội dung giáo dục bắt buộc với thời lượng là 20%. Cụ thể, với kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân bao gồm các bài học: Tự nhận thức bản thân (lớp 6); Ứng phó với tâm lí căng thẳng (lớp 7), Xác định mục tiêu cá nhân (lớp 8), Quản lí thời gian hiệu quả (lớp 9). Với kĩ năng tự bảo vệ được triển khai thành các bài học: Ứng phó với tình huống nguy hiểm (lớp 6); Phòng, chống bạo lực học đường (lớp 7); Phòng chống bạo lực gia đình (lớp 8) và Thích ứng với thay đổi (lớp 9). Như vậy, với nội dung trên có thể thấy nội dung phòng chống bạo lực gia đình được đề cập một cách trực tiếp trong môn học Giáo dục công dân ở cấp Trung học cơ sở. Ngoài ra, phòng chống bạo lực gia đình còn có thể được lồng ghép trong việc triển khai các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục kinh tế và giáo dục pháp luật. Nội dung giáo dục đạo đức bao gồm năm chủ đề yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm, trong đó chủ đề nhân ái trực tiếp hình thành cho học sinh những nhận biết về lòng yêu thương con người; biết đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương của người khác biết phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người. Với yêu cầu cần đạt đó giúp học sinh có ý thức bạo về bản thân trước mọi hành vi bạo hành, biết cách lên án những hành vi bạo lực trong gia đình và ngoài xã hội và tự ý thức bản thân không được co hành vi bạo lực mọi người xung quanh. Đặc biệt trong nội dung giáo dục pháp luật có các bài học: Quyền trẻ em (lớp 6); Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (lớp 7); Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí (lớp 9). Các nội dung trên giúp học sinh nhận thức được được trẻ em có những cơ bản trong đó gồm 89
  7. Nguyễn Thị Xiêm* và Bùi Minh Tuyên quyền sống còn (được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất); quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng (cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội); quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự (trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lí kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật). Chủ đề Mức độ thể hiện Trực tiếp Tích hợp Giáo dục đạo Yêu thương con người x đức Quan tâm, cảm thông, chia sẻ x Khoan dung x Bảo vệ lẽ phải x Giáo dục kĩ Ứng phó với tình huống căng thẳng x năng sống Phòng chống bạo lực gia đình x Giáo dục pháp Quyền trẻ em x luật Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình x Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí x 2.3. Hình thức và phương pháp giáo dục phòng chống bạo lực gia đình cho học sinh cấp trung học cơ sở qua dạy học môn Giáo dục công dân 2.3.1. Tổ chức hiệu quả các hoạt động dạy học và các chuyên đề học tập về phòng tránh bạo lực gia đình theo định hướng phát triển năng lực Dạy học các nội dung giáo dục phòng chống bạo lực gia đình theo định hướng phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực tự phòng vệ của trẻ trước mọi hành vi xâm hại và bạo lực. Nội dung giáo dục giáo dục phòng chống bạo lực gia đình gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh. Vì vậy, việc quan trọng nhất là làm thế nào thay đổi phương pháp dạy học nội dung này để có thể thực hiện được những mục tiêu của chương trình, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xã hội. Sau đây là một số gợi ý về các phương pháp dạy học: Phương pháp nêu gương: Giáo viên đưa ra những tấm gương thực tế về chủ đề yêu thương con người; quan tâm, cảm thông, chia sẻ; khoan dung và bảo vệ lẽ phải vào tiết dạy để học sinh nhận biết được phẩm chất nhân ái; từ đó giúp học sinh có sức mạnh đẩy mạnh cái ác, cái xấu với những hành vi bạo lực làm tổn thương bản thân và tổn thương người khác. Phương pháp này có thể được sử dụng phổ biến trong các bài giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: phương pháp này giúp học sinh có thể xử lí các tình huống liên quan đến bạo lực gia đình. Giáo viên có thể sử dụng khi dạy học các chủ đề Yêu thương con người; Ứng phó với tình huống nguy hiểm; Quyền trẻ em (lớp 6); Quan tâm, cảm thông, chia sẻ; Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (lớp 7); Phòng, chống bạo lực gia đình (lớp 8); Khoan dung; Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí (lớp 9). Phương pháp dự án: Việc giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện các dự án về bạo lực gia đình tại địa phương giúp giáo viên hiểu hoàn cảnh gia đình của các em. Với những trường hợp 90
  8. Giáo dục phòng chống bạo lực gia đình trong dạy học môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường, giáo viên có những tác động tới các bậc cha mẹ hoặc có những thông báo kịp thời tới cơ quan công an, nhân viên công tác xã hội địa phương hay tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để để nghị hô trợ, giúp đỡ trẻ. Khi học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập này, các em phải tự đề xuất cho mình những giải pháp, đồng thời tham khảo những đề xuất của các bạn trong việc phòng ngừa các hành vi lạm dụng, bạo hành và khắc phục, giảm thiểu các hậu quả do hành vi đó gây ra. Ngoài những phương pháp kể trên, giáo viên có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực khác phù hợp với năng lực của bản thân và trình độ nhận thức của học sinh để đạt được hiệu quả cao trong việc tổ chức hoạt động dạy học. 2.3.2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm chủ đề bạo lực gia đình với sự tham gia của các bậc cha mẹ học sinh Việc huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao nhận thức về tác hại của bạo lực đối với trẻ, kiềm chế việc vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình. Giáo viên có thể tham khảo một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm như: Hội thi/cuộc thi về chủ đề “Phòng phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương; Câu lạc bộ “Tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình”; Hoạt động “Sân khấu tương tác”… Khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần đảm bảo gắn nội dung hoạt động trải nghiệm với thực tiễn cuộc sống, phải có sự chuẩn bị chu đáo cho mỗi hoạt động trải nghiệm phòng chống bạo lực gia đình, cần cụ thể hóa nhiệm vụ của mình và học sinh trước, trong và sau hoạt động trải nghiệm. Cách thức tiến hành hoạt động trải nghiệm cũng cần được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho học sinh để đảm bảo các em hiểu đầy đủ nhiệm vụ và tạo thuận lợi trong hoạt động trải nghiệm. 3. Kết luận Bạo lực gia đình đang trở thành vấn nạn ở Việt Nam hiện nay. Vì thế phòng chống bạo lực học đường không chỉ có ý nghĩa sống còn đối với những trẻ nhỏ - những nạn nhân của bạo lực học đường mà còn là trách nhiệm của nhà trường và toàn xã hội. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Giáo dục công dân cấp THCS góp phần trang bị cho học sinh những năng lực, phẩm chất cần thiết để bảo vệ bản thân trước mọi hành vi bạo lực, giảm thiểu hậu quả từ những hành vi bạo lực trong gia đình gây ra. Tuy nhiên, giáo viên cần biết lựa chọn những đơn vị kiến thức phù hợp, sư dụng hình thức, phương pháp dạy học phù hợp để đạt được những hiệu quả trong giáo dục phòng chống bạo lực học đường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Unicef, 2020. Bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành, https://www.unicef.org/vietnam/vi/b%E1% BA%A3o-v%E1%BB%87-tr%E1%BA%BB-em-kh%E1%BB%8Fi-b%E1%BA%A1o- h%C3%A0nh, truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022 [2] 2. Bộ Giáo dục và đào tạo, 2018, Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân (Ban hành kèm theo thông tư 32/2018/TT-BGD ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo); tr.16. [3] Vinafpa và Unafpa, 2002. Bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và chống bạo lực gia đình. Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam tr.148. [4] Luật phòng, chống bạo lực gia đình, 2007, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr.5. https://nld.com.vn/ban-doc/bao-ve-phu-nu-va-tre-em-bi-bao-hanh-20220306202825358. htm [5] http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/hau-qua-bao-luc-gia-dinh-doi-voi-tre-em/ [6] https://baophapluat.vn/so-lieu-dau-long-cu-2-3-ngay-co-1-nguoi-chet-vi-bao-luc-gia-dinh- post319263.html 91
  9. Nguyễn Thị Xiêm* và Bùi Minh Tuyên [7] Tổng cục Thống kê và Liên hợp quốc tại Việt Nam, 2010. Kết quả nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, Hà Nội. [8] Tổng cục Thống kê và Liên hợp quốc tại Việt Nam, 2010. Kết quả nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, Hà Nội [9] http://mattran.org.vn/hoi-dong-tu-van/vai-tro-cua-nha-truong-trong-phong-chong-bao-luc- gia-dinh-11082.html [10] Bộ Giáo dục và đào tạo, 2018. Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân (Ban hành kèm theo thông tư 32/2018/TT-BGD ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo); tr.3. [11] Bộ Giáo dục và đào tạo, 2018. Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân (Ban hành kèm theo thông tư 32/2018/TT-BGD ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo); tr.4. [12] Bộ Giáo dục và đào tạo, 2018. Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân (Ban hành kèm theo thông tư 32/2018/TT-BGD ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo); tr.5. [13] Bộ Giáo dục và đào tạo, 2018. Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân (Ban hành kèm theo thông tư 32/2018/TT-BGD ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo); tr.12-13. ABSTRACT Domestic violence prevention education in teaching civic education at secondary school Nguyen Thi Xiem* and Bui Minh Tuyen Faculty of Primary Education, Hanoi Metropolitan University Domestic violence is a common phenomenon in Vietnam. According to UNICEF Vietnam, 68.4% of children from the ages of 1 to 14 are victims of domestic violence. Therefore, educating children on the skills they need to prevent domestic violence is essential. In the secondary education program in 2018, Civic Education is a subject that directly equips students with the necessary skills to help students respond to these violent behaviors. The article contributes to supplementing the theory of domestic violence, researching domestic violence prevention education activities for students in teaching Civic Education in secondary education; thereby, the author proposes to use some content and conduct appropriate forms and methods of teaching to equip students with the necessary competencies to prevent domestic violence. Keywords: domestic violence, Civic Education, domestic violence prevention, life skill. 92
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2