intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn và làm mát (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:49

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn và làm mát (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát; tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa được hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn và làm mát (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Quyển giáo trình này được biên soạn từ các nguồn tài liệu như: Internet, tài liệu đào tạo TOYOTA…đã được chọn lọc phù hợp với chương trình đào tạo hệ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề ngành Công nghệ ô tô. Nội dung tài liệu này nhằm trang bị kiến thức lý thuyết và thực hành cho học sinh- sinh viên ngành Công nghệ ô tô, đây là tài liệu học tập và tham khảo bổ ích cho học sinh – sinh viên. Tập tài liệu này biên soạn theo chương trình khung của Tổng cục dạy nghề được chỉnh sửa và bổ sung năm 2018. Nội dung tài liệu đề cập những vấn đề cơ bản sau: 1 Tháo lắp, nhận dạng hệ thống bôi trơn 2 Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn 3 Sửa chữa hệ thống bôi trơn 4 Tháo lắp, nhận dạng hệ thống làm mát 5 Bảo dưỡng hệ thống làm mát 6 Sửa chữa hệ thống làm mát Trong quá trình biên soạn tác giả đã tham khảo và sử dụng nhiều tài liệu trước đó của các tác giả nhiều kinh nghiệm trong ngành Công nghệ ô tô, tuy nhiên đây là lần đầu biên soạn theo chương trình mới, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định về mặt nội dung và hình thức trình bày tài liệu. Bởi vậy, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp thiết thực của các đồng nghiệp và bạn đọc. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Cần thơ, ngày:…. tháng:…. Năm 2018 Tham gia biên soạn Chủ biên: Dương Chí Thiện Trần Thành Danh Nguyễn Quốc Cường MỤC LỤC 2
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN...................................................................................... 1 LỜI GIỚI THIỆU.................................................................................................... 2 THÁO LẮP NHẬN DẠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN..........................................6 I. NHIỆM VỤ HỆ THỐNG BÔI TRƠN:.............................................................. 6 1/ Công dụng dầu bôi trơn:....................................................................................6 Khi hai bề mặt chi tiết máy chuyển động cọ xát trực tiếp, sẽ tạo ra ma sát – mài mòn và phát sinh nhiệt có thể dẫn đến tình trạng hai chi tiết bị dính lại, do đó cần có một màng dầu nằm giữa hai bề mặt ma sát, sẽ làm giảm ma sát và mài mòn...6 II. PHÂN LOẠI:.....................................................................................................7 III. CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN CƯỠNG BỨC:.......................................................................................................7 1/ Sơ đồ cấu tạo:.....................................................................................................7 2/ Nguyên lý hoạt động:.....................................................................................9 Bài 2: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN.................................................. 10 II. Nội dung bảo dưỡng: ......................................................................................11 Bài 3: SỬA CHỮA HỆ THỐNG BÔI TRƠN......................................................12 I. BƠM DẦU:.......................................................................................................13 1. Nhiệm vụ:.........................................................................................................13 3. BƠM DẦU KIỂU BÁNH RĂNG:...............................................................13 4. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, SỬA CHỮA CÁC HƯ HỎNG CỦA BƠM DẦU..................................... 17 II. KÉT LÀM MÁT DẦU....................................................................................20 1. Nhiệm vụ:.....................................................................................................20 2. Phân loại:......................................................................................................20 3. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của két làm mát dầu nhờn: ....................21 4. Bảo dưỡng sửa chữa:..................................................................................23 2. Phân loại: .................................................................................................23 3/ Hiên tương, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chửa các hư hỏng: ................................................................................................................26 BÀI 4: THÁO LẮP NHẬN DẠNG HỆ THỐNG LÀM MÁT............................27 I/ Khái niệm sự cần thiết phải làm mát động cơ:................................................. 28 II/ Nhiệm vụ:........................................................................................................ 28 III/ Phân loại: .......................................................................................................28 1/ Cấu tạo hệ thống làm mát bằng gió:.............................................................29 2/ Làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức:..................................................30 BÀI 6: SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÀM MÁT.....................................................33 I. BƠM NƯỚC:....................................................................................................34 1. Nhiệm vụ:...................................................................................................34 3
  4. 2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc:.................................................................. 34 3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra sửa chữa bơm nước:.................................................................................................................35 II. KÉT NƯỚC:....................................................................................................36 1. Nhiệm vụ:................................................................................................36 2. Cấu tạo két nước:..................................................................................... 36 III. KIỂM TRA THAY THẾ VAN HẰNG NHIỆT:........................................... 38 1. Nhiệm vụ:.........................................................................................................38 2. Cấu tạo:........................................................................................................ 38 BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ LÀM MÁT Mã mô đun: MĐ 15 Thời gian mô đun: 45 giờ; (Lí thuyết:15 giờ; Thực hành:30 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MĐ 12, MĐ 13, MĐ 14, MĐ 15. - Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát - Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa được hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định - Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc chung của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát - Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng trong hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát 4
  5. - Trình bày được phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa những sai hỏng các chi tiết, bộ phận của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát - Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* 1 Tháo lắp, nhận dạng hệ thống bôi trơn 10 3 7 0 2 Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn 5 1 4 0 3 Sửa chữa hệ thống bôi trơn 10 3 5 2 4 Tháo lắp, nhận dạng hệ thống làm mát 7 3 4 0 5 Bảo dưỡng hệ thống làm mát 5 2 3 0 6 Sửa chữa hệ thống làm mát 8 3 4 1 Cộng: 45 15 27 3 5
  6. BÀI 1 THÁO LẮP NHẬN DẠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN (TH: 7g, LT: 3t) Mục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn dùng trong động cơ - Tháo, lắp, nhận dạng, bảo dưỡng và sửa chữa được hệ thống bôi trơn, đúng quy trình đảm bảo kỹ thuật và an toàn - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. I. NHIỆM VỤ HỆ THỐNG BÔI TRƠN: 1/ Công dụng dầu bôi trơn: Khi hai bề mặt chi tiết máy chuyển động cọ xát trực tiếp, sẽ tạo ra ma sát – mài mòn và phát sinh nhiệt có thể dẫn đến tình trạng hai chi tiết bị dính lại, do đó cần có một màng dầu nằm giữa hai bề mặt ma sát, sẽ làm giảm ma sát và mài mòn. Dầu nhờn ngoài công dụng giảm ma sát và mài mòn còn có những công dụng khác như: - Làm kín các khe hở nhỏ giữa xéc măng và xy lanh. - Làm mát các chi tiết máy như pit tông, bạc của ổ trục. - Làm sạch, lấy đi các tạp chất giữa hai bề mặt ma sát. 6
  7. - Chống rỉ sét cho các bề mặt chi tiết máy. 2/ Nhiệm vụ hệ thống bôi trơn: Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ cung cấp liên tục dầu nhờn sạch đến các bề mặt làm việc của chi tiết máy trong động cơ, với một lượng dầu cần thiết, một áp suất và nhiệt độ nhất định. - Đưa dầu nhờn đến các bề mặt ma sát. - Lọc sạch các tạp chất lẩn trong dầu nhờn. - Làm mát dầu nhờn để bảo đảm tính năng hóa lý của nó. II. PHÂN LOẠI: - Bôi trơn bằng cách nhỏ dầu. - Bôi trơn bằng cách tạt dầu. - Bôi trơn bằng cách pha nhớt vào xăng. - Hệ thống bôi trơn cưỡng bức. Để cung cấp dầu nhờn liên tục đến các bề mặt ma sát của các chi tiết máy chuyển động trong động cơ, ta có thể lựa chọn những phương pháp bôi trơn, kiểu bố trí hệ thống bôi trơn khác nhau tùy thuộc vào tốc độ động cơ, công suất, phụ tải. III. CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN CƯỠNG BỨC: 1/ Sơ đồ cấu tạo: 7
  8. Hình 1. Sơ đồ hệ thống bôi trơn Hình 2. Hoạt động của hệ thống bôi trơn 8
  9. 2/ Nguyên lý hoạt động: a/ Lúc bình thường: Khi động cơ làm việc cốt máy kéo cốt cam quay, cốt cam kéo bơm dầu quay, dầu được hút từ cạc te qua phao lọc đến bơm dầu, từ bơm dầu, dầu theo đường ống đến bình lọc dầu, sau khi được lọc sạch các tạp chất, dầu đi đến đường ống dầu chính trong thân máy, dầu được đưa đến các đường ống dẫn dầu phụ trong thân máy để đi bôi trơn cho cốt máy, cốt cam, bánh răng cam, dàn cò mổ. Còn pit tông và xy lanh do lỗ dầu ở đầu to thanh truyền phun lên bôi trơn rồi rớt về cạc te. Khoảng 15% dầu bôi trơn qua lọc tinh rồi trở về cạc te. b/ Khi các van làm việc: - Áp suất dầu lên cao van an toàn (van 4) của bơm dầu mở ra, dầu qua van trở về bơm cứ tiếp tục như vậy đến khi áp suất dầu giảm xuống đến mức quy định. - Trường hợp lỏi lọc thô bị tắt, van an toàn của lỏi lọc mở ra, dầu không vào lọc, mà đi qua van lên đường dầu chính đi bôi trơn. - Khi nhiệt độ dầu lên cao, lớn hơn 80 0C van 6 đóng lại, dầu qua két làm mát rồi trở về cạc te nhớt. c/ Vòi phun dầu: Động cơ Diesel có vòi phun dầu ở thân máy để làm mát pit tông, một phần dầu bôi trơn từ bơm dầu đến thân máy qua van một chiều đến vòi phun, dầu phun lên bên trong pit tông để làm mát đỉnh pit tông, van một chiều sẽ đóng khi áp lực dầu giảm xuống xấp xỉ 140 kpa (1,4 kg/cm 2 ) để ngăn ngừa áp suất dầu bôi trơn giảm xuống quá thấp 9
  10. Hình 3: Vòi phun dầu Bài 2: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN (TH: 4h, LT: 1h) Mục tiêu: - Trình bày được mục đích, nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống bôi trơn - Bảo dưỡng được hệ thống bôi trơn đúng quy trình, quy phạm, và đúng yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô 10
  11. - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. I. Mục đích: Duy trì sự họat động bình thường của hệ thống bôi trơn và phát hiện các hỏng hóc để kịp thời sửa chữa. II. Nội dung bảo dưỡng: Các hư hỏng của hệ thống bôi trơn được thể hiện bằng các dấu hiệu như: dầu bôi trơn bị bẩn, tăng hoặc giảm áp suất quá mức trong hệ thống. Giảm áp suất xảy ra khi mức dàu bôi trơn không đủ, dàu bị loãng hoặc rò rỉ, bơm dầu bị mòn, khe hở dàu của các chi tiết bị mòn, van giảm áp bị kẹt mở. Dầu tăng áp suất quá mức có thể do dàu quá đặc, van giảm áp bị kẹt ở vị trí đóng, cặn bẩn đóng các đường ông dẫn dầu. a/ Nội dung bảo dưỡng thường xuyên: Xét độ kín khít của hệ thống bôi trơn; kiểm tra mức đầu bôi trơn trong cạcte nếu thấp hơn quy định phải châm thêm, tắt máy lắng nghe tiếng của bầu lọc ly tâm, b/ Nội dung bảo dưỡng định kỳ: - Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1: Nếu Ô tô hoạt động ở vùng nhiều cát bụi phải thay dầu bôi trơn trong động cơ, thải bỏ cặn dầu ra khỏi bầu lọc dầu và cọ rửa hết cặn bẩn ở mặt trong ở vỏ bầu lọc ly tâm, cọ rửa lõi lọc ở bầu không khí của cơ cấu thông gió cạcte động cơ. - Bảo dưỡng kỹ thuật cấp hai: Căn cứ vào lịch bảo dưỡng của xe tính theo Km thay dầu bôi trơn động cơ, cọ rửa lỏi lọc ở bầu lọc thô, thay lỏi lọc ở bầu lọc tinh, cọ rửa bầu lọc ly tâm; xả bỏ cặn dầu trong thân bầu lọc; lau rửa van thông gió cho cạcte động cơ. - Châm thêm hoặc thay dầu bôi trơn trong động cơ: Khi tiến hành kiểm tra mức dầu bôi trơn động cơ phải tắt maý, chờ 2 – 3phút cho dầu nhờ chảy hết về cạc te động cơ, rút thước đo mức dầu ra, lau hết dầu dính trên thước, cắm thước vào chỗ cũ. Xong rút thước ra xem vết dàu trên thước để xác định mức dầu 11
  12. Nếu mức dầu thấp hơn mức dưới (vạch rót thêm) thì không được tiếp tục để động cơ nổ máy, phải rót thêm dầu nhờn đến vạch trên (vạch đầy) trên thước Nếu kiểm tra mức dầu trên động cơ đã ngừng chạy trong thời gia dài, thì mức dầu khi kiểm tra phải tương ứng với vạch 1 trên thước Nên thay dầu nhờn lúc động cơ còn nóng. Mở ốc xả dầu ở cạc te, xả hết dầu hờn trong động cơ. Loại bỏ hết cặn bẩn ra khỏi các bầu lọc dầu nhờn, cọ rửa bầu lọc, nếu nhiều cặn bẩn phải tiến hành xúc rửa cạcte động cơ. Tiến hành xúc rửa cạcte động cơ, rót dầu nhờn có độ nhớt thấp vào cạcte đến vạch dưới của thước đo dầu, khởi động động cơ, để động cơ chạy không tải từ 3 đến 5 phút, thải hết dầu dùng để rửa ra, đổ dầu mới vào cạc te cho độn cơ nổ máy khoảng 5 phút, sau khi tắt máy khoảng 10 phút do mức dầu trong cạc te. Bài 3: SỬA CHỮA HỆ THỐNG BÔI TRƠN (TH: 5h, LT: 3h, KT: 2h) Mục tiêu: - Phát biểu được hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa hệ thống bôi trơn - Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa hệ thống bôi trơn đúng quy trình và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô 12
  13. - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. I. BƠM DẦU: 1. Nhiệm vụ: Bơm dầu nhờn có nhiệm vụ cung cấp liên tục dầu nhờn có áp suất cao đến các mặt ma sát để bôi trơn, làm mát và tẩy rửa mặt ma sát. 2. Phân loại: Thông thường bơm dầu dùng trong hệ thống bôi trơn ta thường gặp hai loại bơm là: bơm bánh răng ăn khớp ngoài và bơm bánh răng ăn khớp trong. - Bơm bánh răng ăn khớp ngoài. Hình 4: Bơm bánh răng ăn khớp ngoài - Bơm bánh răng ăn khớp trong. Hình 5: Bơm bánh răng ăn khớp trong 3. BƠM DẦU KIỂU BÁNH RĂNG: 3.1. Bơm dầu bánh răng ăn khớp ngoài: 13
  14. - Cấu tạo: Bơm bánh răng có ưu điểm nhỏ gọn, áp suất bơm dầu cao, cung cấp dầu liên tục, làm việc rất an toàn, tuổi thọ cao. Hình 6: Cấu tạo bơm dầu và các van hạn chế áp lực Hình 7: Các chi tiết bơm bánh răng - Nguyên tắc hoạt động: 14
  15. Trục bơm dầu được trục cam dẫn động, khi trục bơm dầu quay làm bánh răng chủ động quay , kéo bánh răng bị động quay theo; dầu nhờn từ đường dầu áp suất thấp, được bánh răng bơm dầu guồng sang đường dầu áp suất cao. Van ổn áp 7 bảo đảm áp suất dầu (2.5-4 kg/cm 2 tùy theo loại xe) đi bôi trơn trong hệ thống, khi áp suất dầu trên đường ống vượt quá trị số cho phép, đầu đẩy van 7 mở ra, lúc nầy dầu qua van chảy về đường dầu áp suất thấp làm cho áp suất dầu trên đường ống giảm xuống đến áp suất quy định. 3.1. Bơm bánh răng ăn khớp trong: - Cấu tạo loai 1: 15
  16. Thường trên xe du lịch, do yêu cầu kết cấu gọn nhẹ nên bơm dầu thường dùng bơm bánh răng ăn khớp trong. Bơm nầy làm việc tương tự như bơm bánh răng ăn khớp ngoài, ưu điểm của nó nhỏ gọn chắc chắn, có áp suất cao, nhược điểm là chế tạo khó. - Nguyên lý làm việc: Hình 8: Nguyên lý làm việc bơm dầu kiểu bánh răng roto Khi trục cam động cơ quay, qua bánh răng truyền động làm trục bơm và roto trong quay theo, kéo bánh răng roto ngoài quay tạo ra lực hút trên đường dầu vào, khi các roto quay thể tích giữa hai roto giảm dần khi răng của hai roto di chuyển từ 16
  17. đường dầu vào đến đường dầu ra; dầu nhờn được hút từ cạcte vào bơm, dầu nhờn nằm giữa hai roto được các răng đưa đưa sang đường dầu ra lên lọc dầu. Khi tốc độ quay của các bánh răng tăng cao, áp suất dầu nhờn trên đường dầu ra tăng lên có thể vượt quá áp suất quy định; lúc nầy van ổn áp mở ra cho một phần dầu trở về đường dầu vào hoặc xả về cạcte, khi áp suất dầu giảm xuống thì van ổn áp đóng lại. - Bơm bánh răng ăn khớp trong: Hình 9: Bơm bánh răng ăn khớp trong 4. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, SỬA CHỮA CÁC HƯ HỎNG CỦA BƠM DẦU. Những hư hỏng chủ yếu của bơm dầu nhờn áp suất bơm không đủ, nguyên nhân do điều chỉnh sức căng van hạn chế áp lực không phù hợp, phần lớn do các bề mặt làm việc của nắp bơm hoặc bánh răng chủ động và bị động của bơm bị mòn. Nếu khi phát hiện không bơm được dầu hoặc áp suất bơm dầu không đủ ta tiến hành điều chỉnh van hạn chế áp lực không kết quả, phải tiến hành tháo bơm ra để kiểm tra chi tiết. 17
  18. Bơm bánh răng, lưu lượng và hiệu suất bơm phụ thuộc rất nhiều vào khe hở hướng kính giữa đỉnh răng và mặt lỗ khoan lắp bánh răng và khe hở dọc trục giữa mặt đầu bánh răng với mặt đầu nắp bơm, thường các khe hở nầy không vượt quá 0.1 mm a. Kiểm tra sơ bộ - Dùng mắt quan sát kiểm tra sự rạng nứt, chờn ren của vỏ bơm, nắp bơm. Nếu rạng nứt thì hàn lại, chờn ren thì làm lại ren mới. - Bánh răng dẫn động bị mòn, nứt mẻ thì hàn đắp và gia công lại. - Kiểm tra sự mòn khuyết trầy sướt của van hạn chế áp lực bơm. b. Kiểm tra mặt phẳng nắp bơm Dùng thướt thẳng đặt lên mặt phẳng nắp bơm, quan sát giữa thướt với nắp bơm. Nếu khe hở không đều ta đưa căn lá vào đo nơi có khe hở lớn. Yêu cầu khe hở nhỏ hơn hoặc bằng 0.02 mm. Nếu lớn hơn giá trị cho phép thì dùng bột mài lại mặt phẳng. c. Kiểm tra khe hở mặt phẳng: Bánh răng với mặt phẳng nắp bơm: Dùng chì mềm để kiểm tra: Đặt chì mềm lên trên mặt phẳng của bánh răng, sau đó lắp nắp bơm vào siết các bu lông đúng lực rồi tháo nắp bơm ra, dùng panme đo ngoài đo độ dày biến dạng của chì so sánh yêu cầu kỹ thuật nhỏ hơn hoặc bằng 0.025mm. Nếu khe hở đo được lớn hơn quy định ta dùng bột mài rà lại mặt phẳng vỏ bơm. Nếu khe hở nhỏ hơn qui định ta có thể tăng độ dày của đệm mặt lắp ghép. d. Kiểm tra khe hở ăn khớp răng Đưa căn lá vào khe hở ăn khớp giữa hai bánh răng (đo nhiều vị trí). Khe hở cho phép nhỏ hơn hoặc bằng 0.02mm. Nếu khe hở ăn khớp lớn hơn qui định là do cặp bánh răng bị mòn. Đối với loại ăn khớp trong thì thay cặp bánh răng mới, loại ăn khớp ngoài có thể hàn đắp gia công lại hoặc thay mới. 18
  19. Đưa căn lá vào đo khe hở giữa đỉnh răng (hoặc vòng ngaoif của vỏ bơm đối với loại ăn khớp trong) và thân bơm. Khe hở cho phép nhỏ hơn hoặc bằng 0.02mm. Đối với loại ăn khớp trong vỏ bị mòn thì đống sơ mi, loại ăn khớp ngoài gia công lại vỏ thay cặp bánh răng có đường kính lớn hơn.  Cách kiểm tra bơm dầu loại roto: Giống như cách kiểm tra bơm dầu loại bánh răng Đo khe hở giữa roto ngoài với vỏ bơm. Đo khe hở ăn khớp của roto ngoài và roto trong e. Độ rơ hướng kính của trục bơm Lắp trục bơm vào vỏ bơm, kẹp vỏ bơm lên ê tô, tì mũi của đồng hồ so vào trục bơm đẩy trục bơm về một phía sau đó đẩy ngược lại. Sự sai lệch giá trị trên đồng 19
  20. hồ so là độ rơ hướng kính. Độ rơ cho phép nhỏ hơn hoặc bằng 0.02mm. Nếu kiểm tra thấy lớn hơn ta thay bạc mới. f. Độ dịch dọc của trục bơm Dùng căn lá đo khe hở giữa mặt cuối của vỏ bơm với bánh răng truyền động. Khe hở cho phép nhỏ hơn hoặc bằng 0.02mm. Nếu khe hở lớn hơn ta tăng độ dày của đệm phía trên bánh răng dẫn động. g. Kiểm tra van hạn chế áp lực Van hạn chế áp lực được bố trí chung với bơm dầu nhờn, nó có nhiệm vụ đưa một lượng dầu nhờn từ mạch thoát trở về mạch hút khi số vòng quay của động cơ cao, để giới hạn áp suất của bơm. Khi van kẹt mở hoặc khi lò xo yếu thì van sẻ mở sớm lúc nầy lượng nhớt cung cấp cho động cơ sẻ thiếu. trương hợp van kẹt đóng hoặc hoặc điều chỉnh lực căng lò xo quá lớn , khi số vòng quay lớn, lưu lượng dầu nhờn do bơm cung cấp quá nhiều nhưng không có chổ thoát, lúc nầy công dùng để dẫn động bơm gia tăng, ngoài ra khi áp suất bơm quá lớn áp lực nhớt làm cho lỏi lọc tinh bị bẹp gây tắt nghẽn. Áp suất tối đa của bơm được quy định bởi nhà chế tạo, trong quá trình làm việc van ổn áp phải bảo đảm sao cho khi động cơ làm việc ở số vòng quay cao thì áp suất đầu bôi trơn trong mạch không vượt quá trị số cho phép. Thực tế việc điều chỉnh áp suất bơm gặp nhiều khó khăn do không có thiết bị kiểm tra, do đó khi tháo van ra phải đặc biệt chú ý từng chi tiết của nó. II. KÉT LÀM MÁT DẦU 1. Nhiệm vụ: Để bảo đảm nhiệt độ làm việc của dầu nhờn ổn định, giữ cho độ nhớt của dầu không đổi, bảo đảm khả năng bôi trơn người ta dùng két làm mát dầu nhờn để hạ nhiệt độ dầu nhờn: 2. Phân loại: - Két làm mát dầu nhờn bằng nước. - Két làm mát dầu nhờn bằng không khí. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2