intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bệnh truyền nhiễm xã hội - Trường Trung học Y tế Lào Cai

Chia sẻ: Chuheo Dethuong25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Bệnh truyền nhiễm xã hội với mục tiêu giúp người học có thể trình bày được quá trình nhiễm khuẩn, quá trình dịch, các đặc điểm của bệnh truyền nhiễm. Giải thích được các yếu tố nguy cơ phát sinh bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội thường gặp. Trình bày được nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng, tiến triển, biến chứng, các biện pháp điều trị, cách ly một số bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội thường gặp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bệnh truyền nhiễm xã hội - Trường Trung học Y tế Lào Cai

  1. UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG TRUNG HỌC Y TẾ BÀI GIẢNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM – XÃ HỘI Tài liệu dùng cho đối tượng Y sỹ trung cấp Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Để thống nhất nội dung giảng dạy, đáp ứng nhu cầu tài liệu học tập và tham khảo cho giáo viên, học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập, trường Trung học Y tế Lào Cai tổ chức biên soạn và biên tập giáo trình, bài giảng các môn học sử dụng đào tạo các đối tượng học sinh trong Nhà trường. Giáo trình bệnh truyền nhiễm – xã hội dùng cho học sinh ngành Y sỹ đa khoa và Y sỹ định hướng chuyên khoa được biên soạn dựa trên nội dung, mục tiêu Chương trình giáo dục ngành Y sỹ của trường Trung học Y tế Lào Cai năm 2011. Giáo trình được biên soạn theo hướng đổi mới để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có thể áp dụng phương pháp dạy - học tích cực. Mỗi bài gồm có: Mục tiêu học tập, nội dung và phần tự lượng giá. Giáo trình gồm 32 bài bao phủ toàn bộ chương trình học phần bệnh truyền nhiễm. Nội dung của từng bài được viết một cách ngắn gọn, đảm bảo lượng kiến thức cơ bản cũng như cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn. Do điều kiện về thời gian có hạn cũng như một số yếu tố khách quan cũng như chủ quan nên giáo trình biên soạn lần đầu chắc không tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế nhất định. Trong quá trình sử dụng rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, giáo viên và học sinh để giáo trình ngày một hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu dạy - học. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự nhận xét, đánh giá và góp ý của Hội đồng thẩm định giáo trình để đưa tập giáo trình vào sử dụng chính thức trong Trường. CHỦ BIÊN ThS. Nguyễn Chí Thuật Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 2
  3. BỆNH TRUYỀN NHIỄM, XÃ HỘI - Số tiết học lý thuyết: 75 - Số đơn vị học trình: 5 - Thời điểm thực hiện học phần: Học kỳ II - Năm thứ nhất I. MỤC TIÊU 1. Trình bày được quá trình nhiễm khuẩn, quá trình dịch, các đặc điểm của bệnh truyền nhiễm. Giải thích được các yếu tố nguy cơ phát sinh bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội thường gặp. 2. Trình bày được nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng, tiến triển, biến chứng, các biện pháp điều trị, cách ly một số bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội thường gặp. 3. Phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh, gây dịch tại cộng đồng; đề xuất và tham gia các biện paasp giải quyết; báo cáo kịp thời khi có dịch; quản lý, theo dõi, chăm sóc những người mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội tại cơ sở y tế, tại nhà. 4. Giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và người nhà của họ về phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội. Tổ chức lồng ghép các chương trình y tế - xã hội, tuyên truyền cộng đồng tham gia chương trình phòng chống các bệnh xã hội và bệnh nhiễm khuẩn II. NỘI DUNG TT Số tiết Tên bài học lý thuyết 1 Đại cương Nhiễm khuẩn và Bệnh truyền nhiễm 4 2 Hội chứng nhiễm trùng và sốc nhiễm trùng 2 3 Nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn 2 4 Bệnh Thương hàn 2 5 Bệnh Tả 2 6 Bệnh Lỵ trực khuẩn, amíp 2 7 Bệnh Viêm gan do virut 3 8 Hội chứng Chân - Tay - Miệng 2 9 Bệnh Bạch hầu 2 10 Bệnh Ho gà 2 11 Viêm màng não mủ 2 12 Hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng do virus (SARS) 2 13 Bệnh Cúm 2 14 Bệnh Sởi - Sởi Đức ( Rubeon) 3 15 Bệnh Thuỷ đậu 2 16 Bệnh Quai bị 2 17 Bệnh Viêm não cấp do virus 2 18 Bệnh Sốt xuất huyết Dengue 3 19 Bệnh Dịch hạch 1 20 Bệnh Dại 2 21 Bệnh Uốn ván 2 Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 3
  4. 22 Các bệnh truyền nhiễm virut Herpes 2 23 Bệnh giun đường ruột 2 24 Bệnh giun chỉ 1 25 Bệnh sán lá ( Sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột) 3 26 Bệnh sán dây ( Sán dây lợn, sán dây bò) 2 27 Bệnh AIDS và chương trình phòng chống nhiễm HIV/AIDS 4 28 Bệnh Lao và chương trình chống Lao quốc gia 3 29 Bệnh Phong và chương trình chống Phong quốc gia 2 30 Bệnh Sốt rét và chương trình chống Sốt rét quốc gia 4 31 Chương trình Tiêm chủng mở rộng 4 32 Bệnh Mắt hột và chương trình phòng chống Mắt hột 2 Tổng số 75 III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Giảng dạy Áp dụng các phương pháp dạy-học tích cực thuyết trình, kết hợp xem Video, Slide. 2. Đánh giá - Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra hệ số 1 - Kiểm tra định kỳ: 2 điểm kiểm tra hệ số 2 - Thi kết thúc môn học: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống cải tiến và câu hỏi thi trắc nghiệm. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ DẠY VÀ HỌC - Bệnh học truyền nhiễm, bệnh xã hội dùng trong các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp y tế. - Bệnh học truyền nhiễm, Đại học Y-Dược Huế. 2006 - Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện, Bộ Y tế, NXB Y học 2001 - Quyết định ban hành Phác đồ chẩn đoán, điều trị các Bệnh truyền nhiễm và Bệnh xã hội của Bộ y tế. ( Cập nhật mới) - Giáo trình môn học Bệnh truyền nhiễm xã hội của Nhà trường Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 4
  5. ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM Mục tiêu học tập : Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Trình bày được một số đặc điểm, tính chất bệnh truyền nhiễm. 2. Trình bày được cách phân loại bệnh truyền nhiễm. 3. Liệt kê được những căn cứ chẩn đoán và hướng điều trị bệnh truyền nhiễm. 1. ĐỊNH NGHĨA Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, và nấm. 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH TRUYỀN NHIỄM 2.1. Khả năng gây bệnh của vi sinh vật - Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật gây ra, gọi là mầm bệnh. Mỗi loại bệnh truyền nhiễm do một loại mầm bệnh gây nên. - Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khoẻ bằng nhiều đường khác nhau. - Bệnh phát triển thường theo chu kỳ mà trong lâm sàng gọi là các giai đoạn. - Sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm, cơ thể con người sẽ có miễn dịch. Tuỳ theo bệnh và từng cơ thể mà miễn dịch được hình thành với mức độ khác nhau, thời gian tồn tại miễn dịch bảo vệ cơ thể cũng khác nhau. - Mức cảm thụ bệnh khác nhau tuỳ theo loại bệnh và cơ thể bệnh nhân. Có những bệnh khi cơ thể nhiễm phải mầm bệnh sẽ mắc bệnh 100%, có loại mầm bệnh khi cơ thể nhiễm phải không nhất thiết trường hợp nào cũng mắc bệnh. 2.2. Tiến triển của bệnh Nhìn chung bệnh truyền nhiễm diễn biến qua các thời kỳ sau: + Thời kỳ ủ bệnh: tính từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể cho đến khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Thời kỳ này thường yên lặng, không có biểu hiện bệnh lý. Thời kỳ ủ bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào các yếu tố: - Chủng vi sinh vật gây bệnh: số lượng và độc tính của mầm bệnh. - Mức cảm thụ của cơ thể. - Đường vào của mầm bệnh. + Thời kỳ khởi phát: đặc trưng bởi dấu hiệu nhiễm khuẩn, nhiễm độc nhưng chưa phải là lúc bệnh nặng và rầm rộ nhất và chưa có những dấu hiệu đặc hiệu cho từng loại bệnh. Bệnh khởi phát theo 2 kiểu: từ từ và đột ngột. Hầu hết bệnh truyền nhiễm đều có sốt và một trong những triệu chứng khởi phát đầu tiên nhất cũng là sốt. + Thời kỳ toàn phát: là lúc bệnh phát triển rầm rộ và thể hiện đầy đủ các triệu chứng nhất, đồng thời cũng là lúc bệnh nặng nhất. Các biến chứng thường hay gặp trong thời kỳ này. Ngoài dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc còn có các triệu chứng đặc hiệu cho từng loại bệnh. Ví dụ màng giả trong bệnh bạch hầu, ... Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 5
  6. + Thời kỳ lui bệnh: bệnh có thể lui từ từ hoặc đột ngột tuỳ thuộc sức chống đỡ của người bệnh, tác động của điều trị. Nếu không được can thiệp sớm và hiệu quả, một số bệnh sẽ diễn biến kéo dài, tái phát với những biến chứng, hậu quả nghiêm trọng. + Thời kỳ lại sức: các cơ quan tổn thương của người mắc bệnh truyền nhiễm ở giai đoạn này dần bình phục và trở lại bình thường. Có thể có 3 mức độ: - Khỏi toàn thân, không còn mầm bệnh. - Khỏi toàn thân về lâm sàng, sạch mầm bệnh nhưng còn tổn thương thực thể. Ví dụ trong lỵ trực khuẩn vẫn còn các vết loét ở niêm mạc trực tràng. - Khỏi về lâm sàng, không còn tổn thương thực thể nhưng còn mang mầm bệnh. Ví dụ có người còn mang vi khuẩn thương hàn trong túi mật hàng năm sau khi lui bệnh. 2.3. Đặc điểm của mầm bệnh và quá trình dịch: 2.3.1. Đặc điểm của mầm bệnh: - Mỗi tác nhân gây bệnh chỉ gây một bệnh truyền nhiễm nhất định. - Các loại vi sinh vật gây bệnh đều có những đặc tính cơ bản của chúng: + Loại vi sinh vật chỉ gây bệnh cho người. + Loại vi sinh vật chỉ gây bệnh cho súc vật + Loại vi sinh vật gây bệnh cho cả người và súc vật. - Tính biến dị: vi sinh vật có thể biến dị để thích nghi với ngoại cảnh và cơ thể vật chủ dẫn đến chủng cũ thay đổi dần bằng chủng mới gây ra một số tác hại sau: + Trong điều trị gây nhờn thuốc, kháng thuốc. + Trong phòng bệnh, việc tìm ra vắc xin có tính hiệu lực cao sẽ có trở ngại vì tính biến dị và thay đổi cấu trúc kháng nguyên. 2.3.2. Quá trình dịch: Quá trình dịch gồm 3 khâu khép kín: Nguồn truyền nhiễm (A), Yếu tố truyền nhiễm (B), Cơ thể cảm nhiễm (C) A B C Sơ đồ 1: Sơ đồ quá trình dịch - Nguồn truyền nhiễm bao gồm: + Người mắc bệnh. + Người lành mang mầm bệnh. + Súc vật mắc bệnh, mang mầm bệnh. Mỗi loại nguồn truyền nhiễm đều có vai trò truyền nhiễm nhất định, trong đó vai trò của người lành mang bệnh cần được chú ý hơn. - Yếu tố truyền nhiễm: là những yếu tố của môi trường xung quanh, đảm bảo sự truyền mầm bệnh từ cơ thể này sang cơ thể khác. Yếu tố truyền nhiễm gồm không khí, nước, đất, thực phẩm, côn trùng… Mỗi yếu tố đều có vai trò truyền nhiễm nhất định, là chiếc cầu nối để tạo ra quá trình dịch liên tục. - Cơ thể cảm nhiễm: là những người lành sẵn sàng tiếp nhận bệnh qua các yếu tố truyền nhiễm. Cơ thể người lành có 2 đặc tính: Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 6
  7. + Tính cảm nhiễm: là khả năng tiếp nhận vi sinh vật gây bệnh. + Tính miễn dịch: là trạng thái cơ thể không cảm thụ bệnh, bình thường tính miễn dịch bao giờ cũng ưu thế hơn tính cảm nhiễm, nếu thế cân bằng này bị đảo ngược thì sẽ mắc bệnh. 3. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA BỆNH NHIỄM KHUẨN - Tính đặc hiệu: Nói chung mỗi bệnh truyền nhiễm đều do một vi sinh vật nhất định gây ra. - Tính lây truyền: là khả năng truyền mầm bệnh từ cơ thể này đến cơ thể khác. - Tính chu kì: Bình thường bệnh truyền nhiễm nào cũng đều diễn tiến theo chu kì: thời kỳ ủ bệnh, thời kì khởi phát, thời kỳ toàn phát, thời kỳ lui bệnh. - Tính phát sinh miễn dịch đặc hiệu: khi vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể thì chúng kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch đặc hiệu để chống lại mầm bệnh đó; thời gian và mức độ miễm dịch khác nhau ở từng cơ thể và tùy theo bệnh. 4. PHÂN LOẠI BỆNH TRUYỀN NHIỄM Có nhiều cách phân loại bệnh truyền nhiễm nhưng phân loại theo đường lây thường được sử dụng nhất. Căn cứ vào đường lây chia làm 4 nhóm sau: 4.1. Bệnh truyền nhiễm lây theo đường tiêu hoá Ví dụ: bệnh bại liệt, thương hàn, lỵ… - Mầm bệnh được bài xuất qua phân và chất nôn, làm ô nhiễm đất, nước, thực phẩm… xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hoá do ăn uống không hợp vệ sinh. - Bệnh thường gặp vào mùa hè. - Biện pháp phòng chống là: tiêm phòng vaccin, ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn, quản lý và xử lý tốt phân rác, diệt ruồi. 4.2. Bệnh truyền nhiễm lây theo đường hô hấp Ví dụ : Bệnh ho gà, lao , sởi…. - Mầm bệnh có trong niêm mạc của đường hô hấp khi ho, hắt hơi, nói lớn…bắn ra những giọt nước bọt nhỏ có mang mầm bệnh bay lơ lửng trong không khí sau đó xâm nhập vào đường hô hấp của người khác để gây bệnh. - Bệnh thường gặp vào mùa đông. - Biện pháp phòng là: tiêm phòng vaccin, cách ly bệnh nhân, mang khẩu trang… 4.3. Bệnh truyền nhiễm lây theo đường máu Ví dụ: Bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, HIV/AIDS… - Bệnh này thường do côn trùng truyền (như muỗi, chấy, rận..), truyền máu. - Mầm bệnh có trong máu bệnh nhân, côn trùng hút máu người bệnh rồi truyền qua người lành hoặc qua tiêm chích, truyền máu. Bệnh phát theo mùa có côn trùng truyền bệnh phát triển mạnh. - Biện pháp phòng: + Tiêu diệt côn trùng truyền bệnh. +Tránh côn trùng đốt. + Tiêm phòng nếu có. + Uống thuốc phòng. Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 7
  8. 4.4. Bệnh nhiễm theo đường da, niêm mạc Ví dụ: bệnh uốn ván, bệnh dại, bệnh giang mai… - Mầm bệnh có thể từ môi trường ngoài hay có ở cơ thể mắc bệnh, lây truyền qua da xây sát hay qua niêm mạc. - Biện pháp phòng: + Tiêm phòng. + Cách ly bệnh nhân. + Cắt đứt đường lây. 5. CĂN CỨ CHẨN ĐOÁN VÀ HƯỚNG ĐIỀU TRỊ 5.1. Căn cứ chẩn đoán Chẩn đoán dựa vào những căn cứ sau: + Dịch tễ. + Lâm sàng. + Xét nghiệm. 5.2. Phương pháp điều trị - Điều trị đặc hiệu. - Điều trị theo cơ chế bệnh sinh. - Điều trị triệu chứng. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Trình bày tiến triển của bệnh truyền nhiễm? 2. Trình bày khả năng gây bệnh truyền nhiễm của mầm bệnh? 3. Vẽ sơ đồ và giải thích quá trình dịch? 4. Nêu 4 tính chất của bệnh truyền nhiễm? 5. Trình bày cách phân loại bệnh truyền nhiễm theo đường lây? 6. Liệt kê những căn cứ chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh truyền nhiễm? Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 8
  9. HỘI CHỨNG NHIỄM TRÙNG VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG Mục tiêu bài học : sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng 1. Trình bày được định nghĩa hội chứng nhiễm trùng, sốc nhiễm trùng 2. Trình bày được nguyên nhân gây sốt, cách xử trí sốt 3. Trình bày được các biểu hiện lâm sàng của sốc nhiễm trùng, chẩn đoán sốc nhiễm trùng, những nguyên tắc chung để điều trị sốc nhiễm khuẩn I. ĐỊNH NGHĨA Hội chứng nhiễm trùng không phải là một bệnh, nó bao gồm nhiều triệu chứng: sốt, tình trạng nhiễm trùng… Hội chứng này gặp ở hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn. II. BIỂU HIỆN 1. Sốt Sốt là một dấu hiệu thường gặp nhất. Sốt là biểu hiện tốt của cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus… Nó làm tăng phản ứng nhiễm khuẩn của cơ thể. ở trẻ nhỏ sốt lại gây hậu quả xấu như gây co giật toàn thân, hôn mê, tổn thương thần kinh và để lại di chứng nặng, gây mất nước, giảm khả năng thải nhiệt, giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Để đánh giá người bệnh có sốt hay không, phải đo nhiệt độ ở nách. Khi thấy: T0 = 36,50 – 37,20C Không sốt 0 0 0 T ≥ 37,3 C – 37,9 C Sốt nhẹ T0 ≥380 – 38,90C Sốt vừa 0 0 T ≥ 39 C Sốt cao 1.1.Nguyên nhân gây sốt - Sốt do nhiễm khuẩn: Viêm phổi, viêm tai mũi họng, viêm màng não, thương hàn, lỵ trực khuẩn - Sốt do nhiễm virus… - Sốt do nhiễm ký sinh trùng: Sốt rét 1.2. Xử lý các trường hợp sốt Cần làm ngay: - Bỏ chăn, nới rộng quần áo người bệnh. - Lau mát - Chườm mát. Xử lý tiếp theo: - Uống thêm nước, tốt nhất là ORS. - Theo dõi nhiệt độ bằng đo nhiệt độ. - Dùng thuốc theo y lệnh: uống thuốc hạ nhiệt, người bệnh không uống được phải đặt ở hậu môn. Nếu người bệnh có tiền sử co giật cần dùng thêm thuốc an thần. 2. Tình trạng nhiễm trùng - Quan sát người bệnh thấy: Mặt hốc hác, môi khô. Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 9
  10. - Xem miệng: Lưỡi bẩn - Hơi thở: Có thể thấy hơi thở hôi. III. SỐC NHIỄM KHUẨN Sốc nhiễm khuẩn là một cấp cứu truyền nhiễm. 1. Định nghĩa: Sốc nhiễm khuẩn là sốc do nhiễm khuẩn nặng gây ra, biểu hiện là suy tuần hoàn cấp, gây ra thiếu oxy tổ chức do giảm tưới máu, xảy ra sau một cơn sốt cao, trong quá trình nhiễm trùng nặng. 2. Các vi khuẩn thường gây sốc nhiễm khuẩn: Chủ yếu là các vi khuẩn: - Gram âm chiếm 2/3 các trường hợp: Coli, Klebsiella, Pseudomnas, Proteus. - Cẩu trùng Gram dương: Tụ cầu vàng, liên cầu. - Trực khuẩn Gram dương kỵ khí: Clotridium, Perfringens. 3. Lâm sàng: 3.1. Dấu hiệu suy tuần hoàn cấp: - Trên da: + Lúc đầu là sốc nóng: Da khô, nóng, đầu chỉ ấm, màu sắc bình thường. + Sau đó chuyển sang sốc lạnh: Đầu chi, da lạnh do co mạch ngoại biên. Móng tay, mũi, tai tím lại. Trên da xuất hiện các mảng tím ở đầu gối và chi. Nặng nhất có thể hoại tử trên da. + Ân vào da, màu sắc không phục hồi ngay ( do truỵ mạch) trước khi có mảng xám. - Hạ huyết áp: + Xuất hiện chậm hơn vì giai đoạn đầu cơ thể có bù trừ. + Mạch nhỏ không đều, lúc nhanh lúc chậm. Tứ chi lạnh. - Giảm khối lượng nước tiểu: + Nếu lượng nước tiểu < 40ml/ giờ, hoặcvô niệu là có suy thận cấp. + Sau xử lý nếu lượng nước tiểu đạt 30-50ml/ giờ là tốt. 3.2. Các dấu hiệu kèm theo: - Tình trạng sốc thường tiếp sau một cơn sốt cao rét run. Khi sốc xuất hiện nhiệt độ giảm, có khi tụt xuống thấp. - Tinh thần: Người bệnh tỉnh, chỉ vật vã lo lắng, thở nhanh. Nếu sốc kèm hôn mê thì phải tìm kỹ nguyên nhân khác vì sốc ít gây hôn mê, trừ khi sốc được xử trí quá muộn làm thiếu oxy não quá lâu. - Đau cơ dữ dội lan toả, chuột rút thiếu oxy tổ chức: Nhiều khi nhầm với các bệnh ngoại khoa, uốn ván. - Xuất huyết lan toả: Chấm xuất huyết, mảng xuất huyết. - Chú ý giai đoạn đầu của sốc có thể huyết áp hơi tăng làm lạc hướng chẩn đoán. 4. Các xét nghiệm sinh học: Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 10
  11. - Công thức bạch cầu: Thường tăng bạch cầu đa nhân, tăng tỷ lệ đa nhân trung tính, có bạch cầu non. - Cấy máu: Vi khuẩn Gram âm kỵ khí. Nếu âm tính cũng khôngloại trừ sốc nhiễm khuẩn. - Máu cô đặc: Giảm khối lượng tuần hoàn. + Hematocrite tăng. + Đường máu tăng. + Transaminase tăng. - Toan chuyển hoá. + Urê huyết tăng nhanh. + pH máu: Lúc đầu kiềm hô hấp do thở thải quá nhiều C0 2. Sau do thiếu oxygên tổ chức gây toan chuyển hoá. 5. Các bệnh hay gây sốc và các điều kiện dễ gây xuất hiện sốc: 5.1. Các bệnh hay gây sốc - Nhiễm trùng tiết niệu, sỏi tiết niệu, thủ thuật soi đường tiết niệu. - Nhiễm trùng tiêu hoá-gan mật, viêm đường mật do sỏi phẫu thuật túi mật đại tràng. - Nhiễm trùng đường sinh dục: Phá thai, nạo thai, đẻ khó. - Các bệnh nhiễm trùng tại bệnh viện: Các thủ thuật đặt nội khí quản, cattheter tĩnh mạch, mở khí quản, thông đái… - Sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân, bỏng, thương hàn, não mô cầu… 5.2. Điều kiện dễ xuất hiện sốc: - Vừa sẩy thai, đẻ khó xong, vì có tụ máu, băng huyết rối loạn đông máu, dễ nhầm với sốc do mất máu. - Sau mổ do giảm thể tích máu, hậu quả gây mê thiếu oxygene tổ chức, tắc mạch máu sau phẫu thuật, thường gặp ở phẫu thuật phổi. 6. Chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn 6.1. Chẩn đoán xác định - Căn cứ vào lâm sàng và xét nghiệm nêu trên 6.2. Chẩn đoán phân biệt Cần phân biệt với sốc tim và sốc giảm thể tích máu - Sốc tim: + Không có nhiễm khuẩn, có bệnh ở tim như nhồi máu cơ tim…gan to, ứ trệ ở phổi. + Lượng tống máu của tim giảm + Áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) thường cao. Áp lực động mạch phổi bít(PWP) thường cao - Sốc nhiễm khuẩn + Lượng tống máu của tim bình thường + Lực cản ngoại vi giảm + CVP bình thường, PWP bình thường - Sốc giảm thể tích: Lượng tống máu của tim giảm Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 11
  12. + Lực cản ngoại vi không giảm .CVP giảm; PWP giảm 7. Nguyên tắc chung điều trị sốc nhiễm khuẩn * Những xét nghiệm và thăm dò cần làm - Hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, tiểu cầu - Thăm dò huyết động: đo CVP, PAP, PWP, CO - pH máu; PCO2 máu động mạch - Lactat máu: chức năng thận, điện giải - Lượng nước tiểu/h - Điện tim - Phân lập vi khuẩn từ máu và từ ổ nhiễm khuẩn tiên phát hoặc thứ phát * Bù dịch * Hồi sức hô hấp * Kháng sinh liệu pháp * Cải thiện huyết động-thuốc vận mạch * Xử trí xuất huyết * Can thiệp ngoại khoa * Những biện pháp khác: ví dụ mannitol, fusosemid; Corticoid Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 12
  13. NHIỄM TRÙNG NHIỄM ĐỘC THỨC ĂN Mục tiêu bài học : Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng : 1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng của bệnh. 2. Trình bày được cách điều trị và phòng bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn. Bệnh nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hóa do ăn phải thức ăn có nhiễm vi khuẩn như Salmonella, hay do ăn phải thức ăn có độc tố vi khuẩn như độc tố của tụ cầu. Bệnh gây viêm dạ dày, ruột non cấp, gây bệnh cảnh nôn mửa và ỉa chảy, có thể kèm hội chứng nhiễm trùng hay không. I. NHIỄM TRÙNG NHIỄM ĐỘC THỨC ĂN DO SALMONELLA 1. Nguyên nhân dịch tễ học 1.1. Nguyên nhân Do Salmonella (S) cholerasuis, S.typhi murium, S. enteridis…Chúng có sức đề kháng cao, chịu được nhiệt độ sôi nên tồn tại lâu trong thức ăn và tiếp tục sinh sản mà không làm thay đổi mùi vị và biến hoá màu thức ăn nên khó nhận biết. Vi khuẩn tồn tại lâu ở ngoại cảnh. 1.2. Dịch tễ học - Nguồn bệnh: Chủ yếu là súc vật và loài gặm nhấm như lợn, dê, gia cầm, mèo chuột… Vi khuẩn được bài xuất qua chất nôn, qua phân, trong khi ăn. - Đường lây: Lây qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. - Cảm thụ và miễn dịch: Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh, miễn dịch sau mắc ngắn và không có miễn dịch chéo. 2. Triệu chứng học 2.1. Triệu chứng lâm sàng - Thời kỳ ủ bệnh: Trung bình từ 12 - 24 giờ. - Thời kì khởi phát và toàn phát: Khởi phát đột ngột, sốt cao, nôn mửa, nhức đầu, đau bụng, ỉa chảy phân toàn nước, không nhầy máu, không mót rặn. Tuỳ theo mức độ có thể dẫn đến mất nước, điện giải nếu nặng. 2.2. Triệu chứng cận lâm sàng Cấy phân dương tính. 3. Các thể lâm sàng - Thể nhiễm khuẩn huyết: Bệnh cảnh lâm sàng giống thương hàn, cấy máu (+). - Thể viêm dạ dày - ruột non - ruột già: Còn có thêm hội chứng lỵ. 4. Tiến triển và biến chứng - Bệnh diễn tiến nhanh, nếu điều trị tốt thì hồi phục nhanh, nếu điều trị muộn, bệnh nặng có thể tử vong hay gặp ở trẻ em và người già. Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 13
  14. 5. Chẩn đoán 5.1. Chẩn đoán xác định - Dịch tễ: Có nhiều người cùng ăn uống cùng mắc. - Lâm sàng: Nôn, ỉa chảy và sốt. - Cấy phân (+). 5.2. Chẩn đoán phân biệt: - Giai đoạn đầu cần phân biệt với lỵ trực khuẩn: Phân như nước máu cá, về sau có nhầy máu, mót rặn, cấy phân có trực khuẩn lỵ. - Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do tụ cầu: không sốt. 6. Điều trị - Bù nước và điện giải nhanh chóng: Nhẹ cho uống ORS, nặng thì truyền dịch. - Điều trị đặc hiệu: Dùng kháng sinh Chlorocid 1,5 g /ngày trong 4 - 5 ngày; kháng sinh thay thế: Bactrim, Flouroquinolon. 7. Phòng bệnh - Ăn chín uống sôi. - Vệ sinh thực phẩm, không ăn những thức ăn để lâu hay ôi thiu. - Rửa tay trước khi ăn. II. NHIỄM TRÙNG VÀ NHIỄM ĐỘC THỨC ĂN DO TỤ CẦU KHUẨN 1. Nguyên nhân và dịch tễ học 1.1. Nguyên nhân: Do tụ cầu tiết ra ngoại độc tố, tụ cầu có sức đề kháng cao, sống lâu trên da, trong thực phẩm. Ngoại độc tố chịu được nhiệt độ cao 100oC trong 2 giờ. 1.2. Đường lây: qua đường tiêu hoá do ăn thức ăn nhiễm tụ cầu đã tiết ra ngoại độc tố. Ví dụ: Thường là thức ăn ngọt như bánh, kem. 1.3. Cảm thụ và miễn dịch: Cảm thụ cao, không có miễn dịch. 2. Triệu chứng học 2.1. Triệu chứng lâm sàng - Thời kỳ ủ bệnh: 2 - 4 giờ sau khi ăn. - Thời kì khởi và toàn phát : đột ngột với đau quặn bụng, nôn mửa dữ dội, lúc đầu có thức ăn về sau toàn nước, ỉa lỏng, không sốt, không có triệu chứng thần kinh. - Bệnh cảnh diễn tiến nhanh, rầm rộ, có thể dẫn đến mất nước, nhưng thường hồi phục nhanh sau 24 giờ. 2.2. Triệu chứng cận lâm sàng Không có giá trị 3. Chẩn đoán 3.1. Chẩn đoán xác định Dựa vào: - Dịch tễ. Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 14
  15. - Lâm sàng: nôn nhiều, ỉa chảy ít, không sốt. 3.2. Chẩn đoán phân biệt - Tả: Dựa vào dịch tễ tả, tính chất phân tả, cấy phân có vi khuẩn tả. - Ngộ độc thức ăn: Ví dụ: Ngộ độc sắn, nấm. Thường có tiền sử, hay kèm biểu hiện thần kinh như vật vã, mê sảng... - Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do Salmonella: có sốc, ỉa chảy nhiều hơn nôn. 4. Điều trị: Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là bù nước điện giải tuỳ theo mức độ mất nước. 5. Phòng bệnh - Bảo quản thức ăn tốt. - Vệ sinh ăn uống. - Kiểm tra thực phẩm tốt. - Kiểm tra nhân viên nhà ăn. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Nêu nguyên nhân nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn? 2. Nêu sự khác biệt trong yếu tố dịch tễ giữa nhiễm độc do Salmonella và tụ cầu? 3. Trình bày triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng nhiễm độc ăn uống do salmonella? 4. Trình bày triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng nhiễm độc ăn uống do tụ cầu? 5. Trình bày cách điều trị và phòng bệnh nhiễm trùng ăn uống do salmonella? 6. Trình bày cách điều trị và phòng bệnh nhiễm trùng ăn uống do tụ cầu? Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 15
  16. BỆNH THƯƠNG HÀN (TYPHOID FEVER) Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1.Trình bày được nguyên nhân, dịch tễ học, triệu chứng học bệnh thương hàn. 2.Trình bày được các biến chứng, cách điều trị và phòng bệnh thương hàn. 1. ĐỊNH NGHĨA Bệnh sốt thương hàn và phó thương hàn là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân cấp được gây nên bởi Salmonella Typhy và Salmonella Paratyphi, bệnh được đặc trưng bởi sốt kéo dài, nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân, rối loạn tiêu hoá và tổn thương ở hạch bạch huyết ruột non. 2. NGUYÊN NHÂN VÀ DỊCH TỂ HỌC 2.1. Nguyên nhân - Do trực khuẩn thương hàn S.typhi và trực khuẩn phó thương hàn S.paratyphi có 3 loại A, B, C gây nên. - Trực khuẩn Gram (-), không có vỏ, không sinh nha bào, có lông, di động, kỵ khí không bắt buộc, sức đề kháng cao nhưng chết nhanh trong nước sôi và nước có Clor. - Vi khuẩn có kháng nguyên O (thân), kháng nguyên H (lông), kháng nguyên Vi, có nội độc tố có độc tính cao gây nên triệu chứng lâm sàng của bệnh. 2.2. Dịch tễ học 2.2.1. Nguồn bệnh: Người mắc bệnh, người mới khỏi bệnh và người mang mầm bệnh (chiếm 3% sau khi mắc cấp), vi khuẩn được bài xuất chủ yếu qua phân và nước tiểu. 2.2.2. Đường lây: Lây qua đường tiêu hoá, qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn là chủ yếu, có thể lây qua tay bẩn, ruồi nhặng. 2.2.3. Cảm thụ và miễn dich - Người có cảm thụ cao ở mọi lứa tuổi. - Miễn dịch: lâu bền sau khi mắc bệnh hoặc tiêm chủng. Không có miễn dịch chéo giữa các chủng. 3. TRIỆU CHỨNG 3.1. Triệu chứng lâm sàng: (Thể điển hình) 3.1.1. Thời kì ủ bệnh: 7 - 14 ngày có thể ngắn hay dài hơn tuỳ số lượng vi khuẩn được nuốt. Thời kỳ này không có triệu chứng. 3.1.2. Thời kì khởi phát: Thường sốt từ từ tăng dần, nhức đầu, mất ngủ, chóng mặt, người mệt mỏi, chảy máu cam. Trong thời kỳ này có thể có một số dấu hiệu kín đáo như bụng hơi chướng, phát ban, lách to, loét họng (loét 2 bên, không đau, ổ loét sạch), thời kì này kéo dài khoảng một tuần. 3.1.3. Thời kì toàn phát: Xuất hiện nhiều hội chứng: Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 16
  17. - Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc: Sốt cao liên tục 39-40oC (thường cao hơn vào buổi chiều tối) trong nhiều ngày, môi khô đỏ, da khô nóng, có thể gặp mạch nhiệt độ phân ly. - Hội chứng thần kinh: Bệnh nhân li bì, thờ ơ ngoại cảnh, ngơ ngác đến mức bất động, có thể quờ quạng, mê sảng hay mất tri giác, nhức đầu mất ngủ kéo dài. - Hội chứng tiêu hoá: Chán ăn, đau bụng, ỉa phân màu nâu gạch thối khắm hay táo bón. Có hình ảnh lưỡi quay, bụng chựớng nhẹ, gõ trong, óc ách hố chậu phải (+), gan lách có thể to. - Hội chứng tim mạch: Nhịp tim nhanh, tiếng tim mờ, đôi khi loạn nhịp gặp khi có biến chứng viêm cơ tim. - Các dấu hiệu khác: Như phát ban, dấu hiệu Lescicus (ran phế quản ở phổi), thời kỳ này kéo dài 2 - 3 tuần. 3.2. Triệu chứng cận lâm sàng - Công thức máu: Bạch cầu giảm. - Cấy máu (+) trong 90% trường hợp trong tuần đầu khi chưa dùng kháng sinh. - Cấy phân, nước tiểu: Khó gặp hơn. - Siêu âm bụng: Hồi manh tràng phù nề, hạch mạc treo. - Phản ứng Widal: để tìm hiệu giá ngưng kết kháng nguyên, kháng thể trong máu bệnh nhân, làm vào tuần thứ 2 trở đi, tối thiểu nên làm 2 lần, thường (+) khi ngưng kết O từ 1/100  1/2000. 4. CÁC THỂ LÂM SÀNG - Thể nhẹ: Như cảm cúm, nhưng có thể biến chứng đột ngột. - Thể khởi đầu đột ngột: Như viêm phổi, viêm màng não. - Thể trẻ em dưới 5 tuổi, người già: Triệu chứng không điển hình, khó chẩn đoán, thường nặng. - Thể thương hàn đã được điều trị kháng sinh đặc hiệu, không đầy đủ: triệu chứng không rõ, dễ xảy ra biến chứng. 5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG 5.1. Tiến triển - Nếu không được điều trị, bệnh nhân không chết: bệnh diễn biến tự nhiên sau 3 - 4 tuần, nhiệt độ giảm, bệnh nhân khỏe hẳn. - Nếu được điều trị kháng sinh đặc hiệu sớm, đa số trường hợp đỡ nhanh từ 2 - 4 ngày sau, nhưng có thể gặp biến chứng. 5.2. Biến chứng Thường gặp trong thời kỳ toàn phát: - Viêm cơ tim: Nhịp tim nhanh, tiếng tim mờ, loạn nhịp, nhịp ngựa phi  suy tim cấp. - Truỵ mạch (do độc tố) : tay chân lạnh, nhiệt độ hạ thấp, da tái nhợt, vã mồ hôi, người mệt lả, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ, giảm liều kháng sinh, dùng Cortioid biến chứng này giảm. Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 17
  18. - Thủng ruột: tỷ lệ 3%. - Xuất huyết tiêu hoá: Chiếm 15% trường hợp. - Biến chứng khác: Viêm túi mật, viêm màng não, viêm phúc mạc, giảm tiểu cầu. 6. CHẨN ĐOÁN 6.1. Chẩn đoán xác định: dựa vào - Lâm sàng: Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc, hội chứng tiêu hoá, thần kinh. - Cận lâm sàng: cấy máu (+),Widal (+), ECHO bụng (+). 6.2. Chẩn đoán phân biệt - Sốt rét: có tiền sử sốt rét, cơn sốt rét, thiếu máu, ký sinh trùng sốt rét trong máu (+). - Sốt nhiễm siêu vi. - Nhiễm trùng huyết : có tiêu điểm nguyên phát, sốt có rét run, bạch cầu tăng cao, cấy máu (+). - Sốt xuất huyết : dịch tễ sốt xuất huyết, sốt liên tục, ban xuất huyết, tiểu cầu giảm. - Lao: Sốt kéo dài, cơ thể suy nhược, hạch nhiều, ho kéo dài… 7. ĐIỀU TRỊ Đòi hỏi phải chẩn đoán sớm và điều trị kháng sinh thích hợp sẽ giảm tỷ lệ tử vong và các biến chứng. 7.1. Kháng sinh: Trước đây thường sử dụng Chloramphenicol, Bactrim từ 10 đến 14 ngày.Gần đây đã xuất hiện chủng Salmonella typhi kháng các loại kháng sinh thông thường. Nên kháng sinh thường dùng hiện nay là: * Nhóm Quinolon (Flouroquinolones) - Ofloxacin (Oflocet) 200 mg x 2 viên/ngày đối với người lớn. - Ciprofloxacin (ciprobay) 500mg x 2 viên/ngày/người lớn. Thời gian dùng kháng sinh 5 - 7 ngày. * Cephalosporin thế hệ 3: Như Ceftriaxon, Cefotaxim 2g/ ngày tiêm bắp (người lớn) thời gian dùng 5 - 7 ngày (sử dụng đường tiêm khi bệnh nặng). - Ceficime 15-20mg/kg/ngày x 10-14 ngày. 7.2. Chế độ ăn uống, chăm sóc: Ăn lỏng nhẹ, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng vitamin, vệ sinh da, răng miệng, chống loét nhất là nằm lâu. 7.3. Điều chỉnh rối loạn nước điện giải 7.4. Sử dụng Corticoide: Nhất là thể có biến chứng viêm cơ tim, truỵ mạch, viêm não. Để làm giảm tử vong thường dùng Dexamethazol, Depersolon. 7.5. Điều trị ngay các biến chứng nếu có: Tuyến cơ sở cần sơ cứu và chuyển gấp lên tuyến trên khi phát hiện được các biến chứng Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 18
  19. 8. PHÒNG BỆNH 8.1. Phòng bệnh đặc hiệu * Tiêm vaccin TAB: Hiện nay ít dùng - Người lớn, trẻ > 10 tuổi, người già cho 0,5 ml/ 1 lần tiêm dưới da. Cho 2 lần cách nhau 4 tuần hay hơn. - Trẻ < 10 tuổi cho 1/3 liều người lớn. Nhắc lại sau 3 năm. * Vaccin Zerotype uống: hiện nay đang sử dụng liều 3 viên ngày 1 – 3 - 5 cho trẻ em và người lớn. Không dùng cho trẻ em < 3 tháng. - Tác dụng trong 3 năm, miễn dịch tốt. - Bảo quản tốt ở nhiệt độ 3 - 8oC, ở nhiệt độ thường dùng trong 10 ngày. 8.2. Phòng bệnh không đặc hiệu: phòng bệnh lây đường tiêu hoá: - Vệ sinh ăn uống: Ăn chín uống sôi. - Vệ sinh thực phẩm. - Vệ sinh môi trường: Phân , nước, rác. - Rửa tay trước khi ăn. - Diệt ruồi. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Nêu nguyên nhân của bệnh thương hàn? 2. Nêu các yếu tố dịch tễ của bệnh thương hàn? 3. Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh thương hàn? 4. Nêu cách phòng bệnh đặc hiệu trong phòng bệnh thương hàn? 5. Nêu cách phòng bệnh không đặc hiệu trong phòng bệnh thương hàn? Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 19
  20. BỆNH TẢ (Cholera) Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: 1. Trình bày được nguyên nhân, dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng bệnh tả. 2. Trình bày được cách điều trị và phòng bệnh tả. 1. ĐỊNH NGHĨA Bệnh tả là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc cấp, là bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm vì lây lan nhanh do phẩy khuẩn tả gây nên. Tỷ lệ tử vong cao do mất nước và điện giải nhanh chóng. 2. NGUYÊN NHÂN VÀ DỊCH TỄ HỌC 2.1. Nguyên nhân Do phẩy khuẩn tả Vibrio Cholera gây ra; là vi khuẩn gram ( - ), hình cong, hiếu khí, di động, có 2 type sinh học: Cổ điển và Eltor. - Vi khuẩn tả tiết ra nội độc tố gây ỉa chảy. - Sức đề kháng yếu, nhưng sống lâu được ở môi trường nghèo chất dinh dưỡng, sống lâu trong nước có ga. 2.2. Dịch tễ học 2.2.1. Nguồn bệnh Chủ yếu là người thải vi khuẩn qua phân và chất nôn: - Người bệnh. - Người vừa khỏi bệnh. - Người lành mang mầm bệnh: Chiếm 33% có thể mang trùng rất lâu, có khi 1-3 năm. 2.2.2 Đường lây - Chủ yếu qua nước. - Ngoài ra còn qua: Thực phẩm, ruồi nhặng, tay bẩn. 2.2.3. Cảm thụ và miễn dịch - Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh, bệnh lây nhanh và mạnh ở những vùng không có tiêm chủng, vào mùa hè, ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém. - Sau khi mắc bệnh thường có miễn dịch bền vững. 3. TRIỆU CHỨNG HỌC 3.1. Triệu chứng lâm sàng * Thời kỳ ủ bệnh: Từ 4 giờ đến 4 ngày. * Thời kỳ khởi phát: Phần lớn xuất hiện đột ngột, sôi bụng rồi ỉa chảy, một số trường hợp nhất là trẻ em đi ỉa 5 - 6 lần/ngày. * Thời kỳ toàn phát: Điển hình của tả: - Đi ngoài nhiều lần. Bài giảng bệnh truyền nhiễm, xã hội Ths. Nguyễn Chí Thuật 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2