intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế

Chia sẻ: Hetiheti Hetiheti | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

405
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn giáo trình được biên soạn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu và học tập của sinh viên, trong phần 1 của cuốn giáo trình sẽ trình bày về những vấn đề chung về văn hóa và văn minh, các điều kiện bên trong của sự hình thành và phát triển văn hóa Việt Nam, văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế

ĐẠI HỌC HUẾ<br /> TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA<br /> NGUYỄN SAN - PHAN ĐĂNG<br /> <br /> GIÁO TRÌNH<br /> <br /> CƠ SỞ VĂN HÓA<br /> VIỆT NAM<br /> (Tái bản, có chỉnh lý và bổ sung)<br /> <br /> NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ<br /> Huế - 2012<br /> 1<br /> <br /> LỜI NÓI ĐẦU<br /> Để có những hiểu biết căn bản nhất định về văn hóa Việt Nam, từ năm<br /> 1990 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam vào<br /> chương trình đào tạo cho khối các ngành đại học ngoại ngữ, và từ năm<br /> 1995 mở rộng phạm vi áp dụng cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn.<br /> Đây là một trong những môn học quan trọng của chương trình đào tạo bậc<br /> đại học ở nước ta.<br /> Cơ sở văn hóa Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong nhà trường<br /> và ngoài xã hội. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều ý tưởng khác nhau về cách trình<br /> bày môn học này. Chính vì thế, để đáp ứng việc học tập và nghiên cứu của<br /> sinh viên hệ đào tạo từ xa, một loại đối tượng có những đặc thù của một hệ<br /> đào tạo cũng đặc thù, chúng tôi đã biên soạn Giáo trình cơ sở văn hóa Việt<br /> Nam, được Trung tâm đào tạo từ xa Đại học Huế cho xuất bản lần đầu vào<br /> năm 2001 và đã được dùng làm Giáo trình chính thức cho hệ đào tạo này.<br /> Từ đó đến nay Giáo trình đã được chỉnh lý, bổ sung và cố gắng hoàn<br /> thiện dần trên cơ sở kiến thức thu thập thêm được, cũng như nhiều ý kiến<br /> quý báu mà độc giả quan tâm đã chỉ giáo cho. Tái bản lần này, Giáo trình<br /> gồm 8 chương và phần phụ lục, tất cả được điều chỉnh, sắp xếp lại, và chi<br /> tiết hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu và học tập<br /> của sinh viên.<br /> Chương 1: Những vấn đề chung về văn hóa và văn minh<br /> Chương 2: Các điều kiện bên trong của sự hình thành và phát triển<br /> văn hóa Việt Nam.<br /> Chương 3: Văn hóa nhận thức<br /> Chương 4: Văn hóa tổ chức cộng đồng<br /> Chương 5: Sinh hoạt văn hóa<br /> Chương 6: Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên<br /> Chương 7: Những điều kiện bên ngoài và văn hóa ứng xử với môi<br /> trường xã hội.<br /> Chương 8: Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc<br /> <br /> 3<br /> <br /> Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học rất thú vị nhưng có nhiều nội<br /> dung khó. Nó đòi hỏi sự dày công nghiên cứu bổ sung cũng như sự hiểu<br /> biết thấu đáo cội nguồn của vấn đề. Vì vậy, mặc dù Giáo trình đã được lưu<br /> hành sử dụng trên mười năm, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót.<br /> Nhóm biên soạn rất vui lòng đón nhận những nhận xét, ý kiến đóng góp của<br /> quý độc giả để Giáo trình được hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản sau.<br /> Nhân lần tái bản này, chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.<br /> TSKH. Trần Ngọc Thêm, người đã đọc, góp ý và viết nhận xét cho Giáo<br /> trình từ lần xuất bản đầu tiên, cảm ơn những ý kiến đóng góp rất quý báu<br /> mà chúng tôi đã nhận được từ thân hữu, từ quý độc giả quan tâm trong bấy<br /> lâu nay. Đồng thời, xin cảm ơn các nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Đại<br /> học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Huế đã ấn hành Giáo trình liên tục<br /> trong thời gian qua, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong nghiên cứu và<br /> học tập của sinh viên hệ đào tạo từ xa thuộc Đại học Huế.<br /> Huế, tháng 10 năm 2012<br /> Các tác giả<br /> Nguyễn San - Phan Đăng<br /> <br /> 4<br /> <br /> Trách nhiệm của các dân tộc<br /> là làm rõ bản sắc của mình trước thế giới.<br /> R. Tagore<br /> <br /> Chương 1<br /> <br /> NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA<br /> VÀ VĂN MINH<br /> 1.1. KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA<br /> 1.1.1. Nghĩa hẹp và nghĩa rộng của văn hóa<br /> Văn hóa, văn minh là những khái niệm công cụ nhận thức tự nhiên và<br /> xã hội. Ngay đối với khái niệm văn hóa cũng được hiểu không thống nhất<br /> trong những công trình nghiên cứu các nền văn hóa trên thế giới bởi vì văn<br /> hóa là một khái niệm đa nghĩa và phức tạp, có thể hiểu theo nghĩa hẹp và<br /> nghĩa rộng.<br /> Ở nghĩa hẹp, văn hóa chỉ một lĩnh vực nào đó của kiến thức (chẳng hạn,<br /> về y học, kiến trúc, về văn chương, hội họa, v.v..), tức là sự sản xuất tri thức và<br /> nghệ thuật; hoặc hiểu biết về lối sống và cách ứng xử (văn hóa giao tiếp, văn<br /> hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội).<br /> Xưa nay người ta thường hiểu văn hóa theo nghĩa hẹp, rồi sau đó làm thành lịch<br /> sử của các “lĩnh vực văn hóa” để tạo ra cái văn hóa chung.<br /> Ở các lĩnh vực riêng biệt, chẳng hạn như y học, kiến trúc, ngôn<br /> ngữ, hội họa, v.v.. vẫn có điểm chung. Đó là sản phẩm lao động trí tuệ, lao<br /> động có tính nghệ thuật và tính sáng tạo của con người. Điều này làm cho<br /> các sản phẩm văn hóa (gọi tắt là văn hóa phẩm với nghĩa rộng) khác với các<br /> sản phẩm thường nhật mà con người hầu như ai cũng có thể làm được. Như<br /> vậy tức là, ở nghĩa hẹp, các văn hóa phẩm tự thân chúng đã nói lên rằng chỉ<br /> có một số nhóm người tạo tác ra được các văn hóa phẩm đó, sử dụng, truyền<br /> đạt chúng cho những nhóm người khác, mà về phần mình những nhóm<br /> người khác này không phải ai cũng tiếp nhận đúng và đầy đủ cái chất văn<br /> hóa trong những văn hóa phẩm đầy mẫn cảm và tinh tế ấy. Điều này có<br /> 5<br /> <br /> nghĩa là khi nói đến văn hóa theo nghĩa hẹp thì cũng đồng nhất với những gì<br /> thuộc về hoạt động văn hóa, - hoạt động đòi hỏi trình độ thẩm mỹ cao và<br /> lòng nhân ái sâu sắc.<br /> Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp còn biểu đạt một lối sống, cách sống<br /> nhất định, nghĩa là biết sống. Biết sống, một mặt, - đó là phép ứng xử, phép<br /> xử thế đúng mực, đúng phép lịch sự; mặt khác, nó thể hiện sự nhạy cảm,<br /> tính nhân đạo, lòng nhân ái, đức độ khoan dung. Tất cả đều tuân thủ đúng<br /> theo những gì mà một dân tộc phải trải qua hàng trăm năm, hàng ngàn năm<br /> mới tạo dựng được.<br /> Nói tóm lại, văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp là tri thức toàn diện tối<br /> thiểu cần thiết để sống đúng với nghĩa của thuật ngữ này.<br /> Khi hiểu theo nghĩa rộng, văn hóa mang tính miêu tả thuần tuý. Điều<br /> này có nghĩa là văn hóa vừa mang tính liên kết, vừa có giá trị trung tính,<br /> không thiên về một lĩnh vực tri thức cụ thể nào; nó là tổng thể những nét đặc<br /> trưng tiêu biểu nhất của một xã hội thể hiện trên nhiều phương diện như vật<br /> chất, tinh thần, tri thức, tình cảm thể hiện sức sống, sức sáng tạo của một<br /> dân tộc. Nói cách khác, văn hóa hiểu theo nghĩa rộng bao quát cả hai dạng ý<br /> nghĩa văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp đã đề cập trên đây.<br /> Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả phong tục, tập quán, tín<br /> ngưỡng, tôn giáo, luật pháp, ngôn ngữ, văn học nghệ thuật, v.v.., nghĩa là<br /> những gì làm nên đặc trưng, đặc tính của một dân tộc, khu biệt dân tộc này<br /> với dân tộc khác, tộc người này với tộc người kia.<br /> Như vậy, ở nghĩa rộng, ta nói tới văn hóa trong một hệ thống hữu cơ,<br /> - hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra.<br /> Bên cạnh thuật ngữ văn hoá, ở Việt Nam còn có thuật ngữ văn hiến,<br /> đã tồn tại từ lâu đời, ngay từ thời nhà Lý (thế kỷ XI); đến thời nhà Lê,<br /> Nguyễn Trãi tự hào rằng nước ta thực sự là một nước văn hiến.<br /> Văn hiến là một khái niệm chỉ một nền văn hoá cao, trong đó nếp sống<br /> tinh thần, đạo đức được chú trọng. Nói cách khác, văn hiến là truyền thống<br /> văn hoá lâu đời và tốt đẹp, thiên về những giá trị tinh thần do những người<br /> có tài và đức độ chuyển tải, thể hiện bản sắc dân tộc rõ rệt. Như vậy, khái<br /> niệm văn hiến rộng hơn so với khái niệm văn hóa, nó bao hàm các yếu tố và<br /> giá trị của văn hoá. Văn hiến, ngoài việc chứa đựng các nội dung văn hóa,<br /> 6<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2