intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Dân số và Phát triển: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Nam Phương (chủ biên)

Chia sẻ: Hoa La Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:171

400
lượt xem
125
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 Giáo trình Dân số và Phát triển do PGS.TS. Nguyễn Nam Phương (chủ biên) gồm nội dung chương 5 đến chương 9 của tài liệu, cụ thể: Chương 5 - Dự báo dân số và chính sách dân số, Chương 6 - Dân số và các vấn đề kinh tế, Chương 7 - Dân số và các vấn đề xã hội, Chương 8 - Dân số và các vấn đề tài nguyên, môi trường, Chương 9 - Lồng ghép dân số và phát triển vào kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Dân số và Phát triển: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Nam Phương (chủ biên)

  1. Chương 5 DỰ BÁO DÂN SỐ VÀ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ Mục đích - Giúp cho người học nắm được khái niệm, nhiệm vụ, mục tiêu, b¶n chÊt, c¸c b−íc tiÕn hµnh DBDS, yªu cÇu vµ ®iÒu kiÖn ®Ó sö dông c¸c ph−¬ng ph¸p dù b¸o d©n sè khi ho¹ch ®Þnh chiÕn l−îc ph¸t triển kinh tế xã hội t−¬ng lai cũng nh− lËp kÕ ho¹ch, ch−¬ng tr×nh ph¸t triÓn kinh tế xã hội hµng n¨m. C¸c chÝnh s¸ch d©n sè vµ c¸c chÝnh s¸ch ph¸t triÓn cã mèi quan hệ mËt thiÕt với nhau, do vậy khi lập các kế hoạch và hoạch định các chính sách phát triển cần nắm vững các mục tiêu, biện pháp, nguyên tắc cơ bản của chính sách dân số hiện hành. 5.1. DỰ BÁO DÂN SỐ 5.1.1. Khái niệm, nhiệm vụ, phân loại dự báo dân số a. Khái niệm Dân số và sự phát triển kinh tế xã hội có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Dân số vừa là yếu tố của sản xuất, nhưng đồng thời lại là yếu tố của tiêu dùng, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển. Để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội tương lai cũng như lập kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội hàng năm, việc nắm bắt tình hình phát triển dân số, quy mô, cấu trúc của nó là yêu cầu cần thiết và là thực tế khách quan. Dự báo dân số chính là để đáp ứng những yêu cầu nói trên. Dự báo dân số thực chất là những tính toán để xác định hoặc chỉ ra một kiểu tái sản xuất dân số nào đó trong tương lai, trên cơ sở những giả thiết về sự biến đổi của các quá trình dân số đã được chấp nhận. Dự báo dân số là một trong những bộ phận chủ yếu trong hệ thống dự báo kinh tế xã hội. Dự báo dân số có nhiệm vụ là phát hiện những yếu tố tác động đến quá trình dân số, vạch ra bức tranh toàn cảnh về tình hình tái sản xuất dân số trong tương lai. 157
  2. b. Vai trò và nhiệm vụ của dự báo dân số Dự báo dân số là một trong những dự báo quan trọng nhất trong hệ thống các dự báo và thường được thực hiện đầu tiên. Bởi vì, dự báo dân số cung cấp các thông tin về nhân lực, lao động, làm tiền đề, cơ sở để xây dựng các chương trình, kế hoạch và để thực hiện các dự báo khác. Với vai trò và ý nghĩa như vậy, dự báo dân số có một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình biến động dân số trong quá khứ và hiện tại, xem xét xu hướng biến đổi dân số trong tương lai, dự báo dân số có nhiệm vụ là phải tính toán và xác định được số lượng (quy mô) dân số sẽ có trong tương lai. - Dự báo dân số phải có nhiệm vụ tính toán, xác định và chỉ ra được những thay đổi trong tương lai về cơ cấu dân số theo tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, lao động, nghề nghiệp, nơi cư trú, theo tình trạng hôn nhân, v.v... - Dự báo dân số có nhiệm vụ là tính toán và chỉ ra những thay đổi trong tương lai các hiện tượng dân số có liên quan đến quá trình tái sản xuất dân số như: tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô, tỷ suất nhập cư, xuất cư, tỷ suất biến động tự nhiên, tỷ suất di dân thuần túy, tỷ suất biến động chung dân số, số con bình quân một phụ nữ, tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi, tuổi thọ trung bình, v.v... làm cơ sở để đề xuất các biện pháp của chính sách dân số và họach định các chiến lược phát triển. - Ngoài những nội dung và nhiệm vụ chủ yếu nêu trên, trong chừng mực nhất định dự báo dân số còn có nhiệm vụ phát hiện và chỉ ra những hậu quả sâu xa của những thay đổi dân số tương lai đối với các quá trình phát triển, từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm điều chỉnh sự phát triển dân số cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ. c. Phân loại dự báo dân số Tuỳ theo mục đích, nội dung và yêu cầu đặt ra để phân chia dự báo dân số theo từng loại cho thích hợp. Về cơ bản có một số dạng dự báo dân số chủ yếu sau đây: . Theo thời gian Dự báo dân số có thể là: Dự báo ngắn hạn; dự báo trung hạn; dự báo dài hạn 158
  3. + Dự báo ngắn hạn là những dự báo được xác định trong khoảng thời hạn 5 năm. Các dự báo ngắn hạn thường có độ chính xác tương đối cao hơn, vì trong quãng thời gian không dài, tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan đến các quá trình dân số không nhiều, trong chừng mực nhất định có thể lường trước và tính toán được. Các dự báo dân số ngắn hạn có ý nghĩa rất lớn trong công tác lập kế hoạch và thường được sử dụng làm cơ sở để xây dựng kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của khu vực, vùng... + Dự báo trung hạn là những dự báo được xác định cho khoảng thời hạn trên dưới 15 năm (15 - 20 năm). Do độ dài của thời gian dự báo tương đối dài, nhiều thay đổi và những tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình dân số khó xác định, vì thế mức độ chính xác của các dự báo trung hạn không cao. + Dự báo dài hạn là những dự báo được xác định cho khoảng thời hạn từ 30 năm trở lên. Do thời hạn dự báo dân số dài nên những yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình dân số khó lường trước và tính toán đầy đủ, chính xác được, vì vậy kết quả dự báo dài hạn thường có độ chính xác thấp, nhất là các dự báo cụ thể, chi tiết. Các dự báo dài hạn thường dựa trên một số giả thiết nào đó (như mức sinh, mức chết...) để định hướng về những thay đổi trên những nét đại thể và sơ bộ về các quá trình biến động dân số như quy mô dân số, quy mô nguồn lao động, v.v... Các dự báo dài hạn thường được sử dụng rộng rải để đánh giá những hậu quả sâu xa về kinh tế xã hội trong tương lai, đặc biệt là hậu quả về vấn đề môi sinh, vấn đề lương thực, thực phẩm, v.v... . Theo phạm vi không gian Theo phạm vi không gian, dự báo dân số có thể chia thành các dạng chủ yếu sau đây: - Dự báo dân số trên phạm vi toàn cầu (thế giới). - Dự báo dân số theo từng khu vực, từng châu lục. - Dự báo dân số trong phạm vi toàn quốc tính cho một nước. - Dự báo dân số cho từng vùng kinh tế. 159
  4. - Dự báo dân số cho các địa phương (tỉnh, huyện, xã...), các thành phố lớn. Phân chia dự báo dân số theo không gian và thời gian thực ra chỉ để xác định rõ hơn, cụ thể hơn mục tiêu của dự báo. Trên thực tế, trong dự báo theo thời gian đã bao hàm trong đó dự báo theo không gian và ngược lại. Cần chú ý rằng độ chính xác của các dự báo dân số tuỳ thuộc rất nhiều vào độ dài thời gian dự báo cũng như quy mô, phạm vi không gian của các dự báo. 5.1.2. Các phương pháp dự báo dân số Có nhiều phương pháp dự báo dân số. Tuỳ theo mục đích, nội dung, yêu cầu đặt ra về mức độ chính xác của các kết quả dự báo, nguồn số liệu thu thập được... để lựa chọn phương pháp dự báo cho thích hợp. Các phương pháp dự báo dân số sau đây thường được sử dụng nhiều: a. Phương pháp toán Thực chất. Theo phương pháp này, khi dự báo dân số thường sử dụng các công cụ toán học để tính toán dân số tương lai. Thực chất của dự báo dân số theo phương pháp toán là dựa vào nguồn số liệu điều tra, thống kê dân số, xem xét đánh giá tình hình vận động và biến đổi của các quá trình dân số đã xảy ra trong quá khứ và hiện tại, xác định xu thế vận động và biến đổi của nó trong tương lai với giả định diễn biến dân số theo thời gian trong thời kỳ dự báo tương ứng với một đường cong (hàm số) nào đó, lựa chọn các hàm số toán học thích hợp để dự báo dân số trong tương lai. Các bước tiến hành: + Thu thập số liệu điều tra dân số. Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng, vì nó cung cấp những thông tin dân số ban đầu (số liệu đầu vào) cho quá trình thực hiện dự báo. + Chỉnh lý số liệu điều tra dân số. + Sắp xếp số liệu điều tra dân số theo một trật tự hay theo một quy luật nào đó. Thông thường, có thể sắp xếp số liệu dân số theo trình tự thời gian tăng dần. 160
  5. + Phân tích, đánh giá số liệu dân số để xem xét xu hướng vận động và biến thiên của các quá trình, các sự kiện dân số đã xảy ra trong quá khứ và hiện tại, từ đó làm cơ sở để định dạng hàm số toán học cho phù hợp. + Lựa chọn hàm số toán học thích hợp để tiến hành dự báo dân số tương lai. + Lựa chọn phương án dự báo. Thông thường có 3 phương án: cao, trung bình và thấp. + Thực hiện tính toán dự báo. Đây là bước công việc rất quan trọng của quá trình dự báo. + Kiểm tra, đánh giá kết quả dự báo và thực hiện điều chỉnh (nếu thấy cần thiết do có những sai sót nhất định...) và sau đó đưa kết quả dự báo ứng dụng vào thực tiễn. Ưu, nhược điểm. + Ưu điểm: Ưu điểm chủ yếu của phương pháp này là đơn giản và dễ tính toán. Nó có thể sử dụng cho tất cả các dạng dự báo từ dài hạn đến trung hạn và ngắn hạn. Tuy nhiên, phương pháp này tỏ ra thích hợp với các dạng dự báo trung hạn và dài hạn hơn là các dự báo ngắn hạn. + Nhược điểm: Phương pháp toán học thường được sử dụng chủ yếu để tính toán số lượng dân số chung trong tương lai. Trong nhiều trường hợp cũng có thể sử dụng để tính toán dân số cho từng bộ phận cụ thể như dân số nam, nữ, dân số theo từng nhóm, độ tuổi, dân số thành thị, nông thôn, v.v... Do sự biến động dân số theo từng bộ phận không tương đồng với sự biến đổi dân số chung nên các hàm số toán học ít được sử dụng cho các dạng dự báo dài hạn, cụ thể, chi tiết. Vì sử dụng phương pháp toán cho các dạng dự báo như vậy, kết quả dự báo dễ bị sai lệch nhiều, độ chính xác của các kết quả dự báo không cao. Các hàm số toán học. Hàm gia tăng tuyến tính. 161
  6. *Phương trình dự báo: Pt  Po(1  rt ) Trong đó: Po và Pt là số lượng dân số đầu và cuối kỳ dự báo. r là tỷ lệ gia tăng dân số trung bình năm kỳ dự báo. t là độ dài thời kỳ dự báo. Để xác định được dân số tương lai theo hàm gia tăng tuyến tính, nhiệm vụ đặt ra là phải xác định được (r). Thông số (r) có thể được xác định bằng phương pháp ngoại suy xu thế. Trên cơ sở số liệu dân số thu thập được trong các thời điểm (năm) trước thời kỳ dự báo (trong quá khứ), xác định tỷ lệ gia tăng dân số trung bình năm xảy ra trước đây, sử dụng phương pháp bình phương bé nhất để ngoại suy (r), sau đó xem xét xu thế biến thiên của (r) sẽ xảy ra trong tương lai để ước lượng giá trị (r) cho phù hơp. Sau khi dự tính được (r), thay giá trị (r) này vào hàm số tuyến tính sẽ tính được tổng dân số chung kỳ dự báo. Ngoài ra, (r) cũng có thể được ngoại suy theo công thức đơn giản sau: 1  Pt  r   1 t  Po  *Điều kiện áp dụng: Hàm số này thường được sử dụng trong trường hợp khi trong thời kỳ nghiên cứu, dân số tăng hoặc giảm với một lượng gần như không đổi. Hàm gia tăng cấp số nhân. *Phương trình dự báo: Pt  Po(1  r ) t Trong đó: Po và Pt là số lượng dân số đầu và cuối kỳ dự báo. r là tỷ lệ gia tăng dân số trung bình năm kỳ dự báo. t là độ dài thời kỳ dự báo. Để dự báo dân số tương lai theo hàm gia cấp số nhân vấn đề đặt ra là phải xác định được (r). Phương pháp chung như cách tính (r) ở hàm tuyến tính. Ngoài ra, (r) cũng có thể được ngoại suy theo công thức đơn giản sau: 162
  7. Pt Cách 1: r  t 1 Po 1 Pt lg Cách 2: r  10 t Po 1 1 Pt Cách 3: r  anti log log 1 t Po *Điều kiện áp dụng: Hàm số này thường được sử dụng trong trường hợp khi trong thời kỳ nghiên cứu, dân số tăng hoặc giảm với một tỷ lệ gần như không đổi. Hàm gia tăng số mũ (lũy thừa). *Phương trình dự báo: Pt  Po * e rt . r được xác định bằng phương pháp ngoại suy xu thế và cách tính toán giống như các hàm số trên. Ngoài ra, (r) cũng có thể được ngoại suy theo công thức đơn giản sau: 1 Pt r  ln t Po * Điều kiện áp dụng: Hàm số này thường được sử dụng trong trường hợp khi trong thời kỳ nghiên cứu, dân số tăng hoặc giảm với một tỷ lệ gần như không đổi. Chính với những yêu cầu và điều kiện như vậy, nên hàm số này thường được sử dụng để dự báo thời gian dân số tăng lên gấp (n) lần, đặc biệt nó thường được sử dụng rất phổ biến để tính thời gian dân số tăng lên gấp đôi (với n=2). b. Phương pháp thành phần (chuyển tuổi) Thực chất. Thực chất của phương pháp thành phần (hay còn gọi là phương pháp chuyển tuổi) để dự báo dân số là dựa vào số liệu điều tra, thống kê dân số theo tuổi và giới tính, thực hiện chuyển tuổi những người sống (hay có mặt) đầu kỳ dự báo và còn tiếp tục sống được đến cuối kỳ dự báo; tính số trẻ em mới sinh ra và còn sống đến cuối kỳ dự báo; xác định số người di dân thuần túy xảy ra trong kỳ dự báo và sau đó tổng hợp các kết quả lại để xác định tổng dân số chung của kỳ dự báo. 163
  8. Cơ sở của việc thực hiện dự báo theo phương pháp này chính là dựa vào phương trình cân bằng dân số: Pt = Po +B -D +I -O. Việc dự báo dân số được tiến hành theo từng thành phần cụ thể như: B; D; I; O (NM) và tính riêng cho từng độ tuổi, nhóm tuổi và cho từng giới tính. Ưu, nhược điểm. Phương pháp này cho ta kết quả dự báo với độ chính xác tương đối cao, nhất là đối với các dạng dự báo ngắn hạn, cụ thể, chi tiết. Do vậy, phương pháp này thường được sử dụng khá phổ biến cho các dạng dự báo nói trên. Tuy nhiên, do yêu cầu về nguồn số liệu đầu vào khá khắt khe và tính toán tương đối phức tạp nên phương pháp này hầu như ít được sử dụng cho các dạng dự báo trung hạn và dài hạn. Các bước tiến hành dự báo dân số. Bước1: Thu thập và chỉnh lý số liệu điều tra dân số. Bước 2: Xác định năm gốc và chuyển đổi dân số từ năm điều tra sang năm gốc theo tuổi. - Phương pháp chung là dựa vào các hàm số toán học để tiến hành tính chuyển. Có 3 hàm số toán học được giới thiệu ở trên. Thông thường hàm gia tăng theo cấp số nhân được sử dụng phổ biến nhất khi tiến hành tính chuyển Pt  Po(1  r ) t   P g  P dt (1  r ) t   Pxg  Pxdt (1  r ) t . - Trong trường hợp khi biết tổng dân số chung năm gốc ( P g ) , để chuyển dân số theo tuổi từ năm điều tra sang năm gốc có thể thực hiện thông qua việc sử dụng một hệ số điều chỉnh (k) nào đó. Hệ số (k) có thể được xác định như sau: Pg k  dt P Dân số theo các nhóm tuổi năm gốc có thể đươc xác định theo công thức sau: Pxg  Pxdt * k 164
  9. Bước 3: Dự báo tự nhiên số người có mặt vào đầu kỳ dự báo và còn sống được đến cuối kỳ dự báo theo từng nhóm tuổi (chuyển tuổi). Công thức chung để tiến hành dự báo như sau: PxDBTN n  Pxg * S x hayPxtnn  Pxt * S x t n Trong đó: PxDBTN  n hayPx  n là số lượng dân số tuổi x+n vào thời điểm t+n (cuối kỳ dự báo). Pxg hayPxt là số lượng dân số tuổi x vào thời điểm t (đầu kỳ dự báo hay năm gốc). S x là xác suất sống qua tuổi x và đạt tuổi x+n vào cuối kỳ dự báo. Riêng dân số nhóm tuổi mở (tuổi x+) vào cuối kỳ dự báo có thể được tính theo công thức sau: PxDBTN   ( Pxg  n * S x   n )  ( Pxg * S x  ) .  Trong đó: PxDB  là dân số tuổi x năm dự báo. Pxg  n là dân số tuổi x   n năm gốc. S x   n là xác suất sống qua tuổi x   n và đạt tuổi x  vào cuối kỳ dự báo. Pxg là dân số tuổi x  năm gốc. S x  là xác suất tiếp tục sống đến cuối kỳ dự báo của những người tuổi x  Bước 4: Dự báo tự nhiên số trẻ em mới sinh ra và còn sống được đến cuối kỳ dự báo (Bs). Đây cũng chính là dân số tuổi o-n năm dự báo. Khi thực hiện phép chuyển tuổi dân số từ thời điểm hiện tại (t) sang thời kỳ dự báo (t+n) ta thấy trong dân số vắng mặt nhóm tuổi ban đầu (0- n tuổi). Số người ở nhóm tuổi này thực chất là số sống sót từ số trẻ em mới sinh trong thời kỳ dự báo (t) đến (t +n). Vì vậy, để dự báo dân số tương lai đầy đủ các thành phần, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải xác định được số trẻ em mới sinh và số sống được đến cuối thời kỳ dự báo. Số trẻ mới được sinh ra trong thời kỳ dự báo có thể tính như sau: 165
  10. 49 B s  B TK * S 0  PoDBTN n  t *  ASFR x * W x * S 0 . x 15 Trong đó: B s : Số trẻ em mới sinh ra và còn sống được đến cuối kỳ dự báo B TK : Tổng số trẻ em mới được sinh ra trong suốt thời kỳ dự báo. S 0 : Xác suất sống đến cuối kỳ dự báo của số trẻ em mới sinh này. PoDBTN n : Dân số tuổi 0-n vào thời điểm cuối kỳ dự báo t: Độ dài thời kỳ dự báo (năm). (t) luôn luôn bằng (n) (t=n), trong đó (n) là độ dài khoảng tuổi khảo sát. ASFR x : Tỷ suất sinh đặc trưng tuổi x tính trung bình trong suốt thời kỳ dự báo. W x : Số phụ nữ tuổi x tính trung bình trong kỳ dự báo. Trong đó: 1 ASFRx  ( ASFR xg  ASFR xDB ) 2 W  2  1 G W  W DB  - Kb là hệ số tăng (giảm) mức sinh tính từ năm gốc đến năm dự báo. Khả năng tăng, giảm mức sinh năm dự báo so với năm gốc có thể được xác định như sau: TFR DB Kb  TFR g Trong đó: - TFR G : Tổng tỷ suất sinh (hay số con bình quân/1 phụ nữ) năm gốc (đầu kỳ dự báo). - TFR DB : Tổng tỷ suất sinh (số con bình quân/1 phụ nữ) dự kiến cho năm dự báo. Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến mức sinh tiến hành dự 166
  11. kiến mức sinh (TFR) đạt được trong kỳ dự báo và xác định khả năng tăng, giảm mức sinh trong kỳ dự báo. Từ đó ước tính các tỷ suất sinh đặc trưng theo nhóm tuổi phụ nữ (15 - 49) trong kỳ dự báo. Ví dụ: Năm 1979 bình quân 1 phụ nữ sinh được 4,8 con Năm 1989 bình quân 1 phụ nữ sinh được 4 con Năm 1999 bình quân 1 phụ nữ sinh được 2,3 con Năm 2004 bình quân 1 phụ nữ sinh được 2,15 con Năm 2009 bình quân 1 phụ nữ sinh được 2,05 con 2,05 Kb   0,9535 2,15 Mức tăng (giảm) sinh chung (Kb) này được xem như là mức tăng (giảm) sinh theo từng nhóm tuổi và có thể sử dụng nó để ước tính các tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi trong kỳ dự báo, bằng cách lấy các tỷ suất sinh theo độ tuổi đầu kỳ dự báo nhân với hệ số giảm sinh chung kỳ dự báo (Kb). Khi đã xác định được số trẻ em mới sinh ra và còn sống trong kỳ dự báo, có thể tính riêng cho từng giới (trẻ em gái và trai). Tống dân số theo dự báo tự nhiên sẽ là:   P DBTN   PxDBTN   PxDBTN  P0DBTN n x 0 x n Bước 5: Dự báo lượng di dân thuần túy theo các nhóm tuổi và cho toàn bộ dân số. NM xDB  t * NMR xDB * Px . 1 g Px  ( Px  PxDBTN ) . 2 NMR xDB : có thể được xác định theo phương pháp ngoại suy xu thế. Tổng số người di dân thuần túy trong suốt thời kỳ dự báo là:  NM DB   NM xDB . x 0 167
  12. Bước 6: Tổng hợp kết quả dự báo để xác định tổng dân số chung kỳ dự báo. PxDBC  PxDBTN  NM xDB  P DBC   PxDBC  P DBTN  NM DB x 0 Trong đó: PxDBC là số lượng dân số chung tuổi x kỳ dự báo. P DBC là số lượng dân số chung kỳ dự báo. 5.2. CHÍNH SÁCH DÂN SỐ 5.2.1. Khái niệm Chính sách dân số là tổng thể các mục tiêu về phát triển dân số và hệ thống những biện pháp được chính phủ quy định dưới các dạng tài liệu khác nhau như: (văn kiện, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, điều luật...) nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào các quá trình dân số để điều tiết sự phát triển dân số cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn nhất định của đất nước. Hiểu theo quan điểm hệ thống, chính sách dân số là một bộ phận của chính sách kinh tế xã hội. Vì vậy, các chính sách dân số và các chính sách phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau. 5.2.2. Những mục tiêu và biện pháp của chính sách dân số a. Những mục tiêu chủ yếu của chính sách dân số Các mục tiêu của chính sách dân số thường là: - Bảo đảm quy mô, cơ cấu và tỷ lệ phát triển dân số đạt mức tối ưu, ổn định lâu dài và vững chắc, trên cơ sở điều chỉnh sự tăng, giảm mức sinh một cách hợp lý, khống chế tốt mức độ tử vong, không ngừng nâng cao tuổi thọ trung bình của dân cư. - Thực hiện phân bố dân cư và lao động một cách hợp lý giữa các vùng, các khu vực, tạo điều kiện khai thác triệt để và có hiệu quả cao các nguồn tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, môi trường và nguồn nhân lực cho phát triển. 168
  13. - Không ngừng nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển toàn diện con người, góp phần vào quá trình phát triển bền vững của đất nước. Đây là những mục tiêu cơ bản và chung nhất của chính sách dân số. Trên cơ sở những mục tiêu tổng quát đó, từng thời kỳ, từng vùng, từng khu vực, từng địa phương cần cụ thể hóa các mục tiêu đó cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện và tình hình thực tế cũng như yêu cầu, nhiệm vụ phát triển KTXH của đất nước và từng địa phương. Nói cách khác, khi xác định mục tiêu của chính sách dân số, ngoài các mục tiêu chung cho cả nước còn phải được xác định mục tiêu cụ thể cho từng khu vực, vùng, miền, cho các địa phương và cho những mốc thời gian nhất định. Ngoài những mục tiêu chung và chủ yếu được đề xướng trong các chính sách dân số, trong quá trình thực hiện cần xây dựng và bổ sung thêm một số mục tiêu phụ, nhằm góp phần để thực hiện nhanh và có hiệu quả cao các mục tiêu chính. Các mục tiêu phụ có thể được thể hiện dưới dạng các chỉ tiêu như sau: + Tăng, giảm tỷ suất sinh hợp lý hoặc duy trì sự ổn định lâu dài và vững chắc mức sinh ở mức tối ưu. + Khống chế tích cực để bảo đảm mức chết không ngừng giảm xuống và duy trì để mức chết thấp ổn định lâu dài. + Quy định khoảng cách giữa hai lần sinh kế tiếp nhau một cách hợp lý, khoảng thời gian tối ưu giữa lần sinh con đầu lòng và lần sinh con cuối cùng. + Số lần sinh đẻ, số con bình quân đối với một cặp vợ chồng tính trên phạm vi toàn quốc và cho từng khu vực, vùng, miền, từng địa phương và cho từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển khác nhau. + Không ngừng nâng cao chất lựơng dân số về mặt thể lực, trí lực và tinh thần, phấn đấu để chỉ số HDI từng bước được cả thiện. + Cải thiện điều kiện dinh dưỡng, điều kiện y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, bảo đảm mức chết, đặc biệt mức chết trẻ em giảm xuống, kỳ 169
  14. vọng sống trung bình của người dân tăng lên. + Điều chỉnh sự phát triển dân số và thực hiện điều chuyển dân cư, lao động hợp lý, bảo đảm mật độ dân số tối ưu giữa các vùng, miền. Các mục tiêu của chính sách dân số quyết định hướng, nội dung và mức độ của các biện pháp chính sách dân số. Vì thế, xác định có cơ sở khoa học các mục tiêu của chính sách dân số có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc quyết định sự thành công của nó. Để xác định có căn cứ khoa học và thực tiễn các mục tiêu của chính sách dân số, cần dựa trên những cơ sở chủ yếu sâu đây: - Những mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước về phát triển KTXH trước mắt và lâu dài được cụ thể hóa trong các kế hoạch 5 năm và trong chiến lược phát triển KTXH của đất nước. - Tình hình và đặc điểm phát triển dân số của đất nước nói chung, từng vùng, khu vực và từng địa phương nói riêng. - Đặc điểm và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cũng như tình hình phân bố lực lượng sản xuất của từng vùng, khu vực, địa phương và trong cả nước. - Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan đến các quá trình dân số và khả năng tác động của hệ thống các biện pháp của chính sách dân số. - Phong tục tập quán, tâm lý, văn hóa truyền thống, quan điểm, nhận thức và các hành vi nhân khẩu khác của người dân. - Hệ thống mạng lưới y tế, chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân, bảo hiểm xã hội và các dạng dịch vụ khác. - Tính quy luật của sự phát triển dân số và các kết quả dự báo dân số tương lai. - Kinh nghiệm thực tế của các nước, nhất là các nước có đặc điểm phát triển dân số và KTXH tương tự. b. Những biện pháp chủ yếu của chính sách dân số Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính sách dân số là phải 170
  15. lựa chọn và quyết định đúng đắn các biện pháp của chính sách dân số. Hiệu quả của chính sách dân số tùy thuộc rất nhiều vào tính đúng đắn của các biện pháp đề ra trong chính sách dân số. Bởi vì các biện pháp của chính sách dân số và mức độ tác động của chúng trong chừng mực nhất định là cơ sở cho việc định rõ mục tiêu của chính sách dân số. Đến lượt nó, các biện pháp của chính sách dân số lại trở thành điều kiện, phương tiện để thực hiện các mục tiêu của chính sách dân số. Giữa mục tiêu và biện pháp của chính sách dân số liên quan mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Các biện pháp của chính sách dân số là tổng thể những quy định, chế độ, phương tiện, điều kiện về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, tư tưởng, tổ chức, pháp luật nhằm hướng vào việc thực hiện tốt các mục tiêu đã được đề ra trong chính sách dân số. Căn cứ vào sự định hướng của các mục tiêu của chính sách dân số, những biện pháp của nó có thể tác động theo hướng kích thích làm tăng hoặc khống chế, kìm hãm quá trình phát triển dân số. Các biện pháp của chính sách dân số tác động lên các quá trình dân số thông qua việc tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào các yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình dân số. Hệ thống các biện pháp của chính sách dân số bao gồm các nhóm chủ yếu sau: Những biện pháp KTXH. Những biện pháp KTXH của chính sách dân số là tập hợp các quy định, chế độ về mặt KTXH hoạt động như là những kích thích hoặc kìm hãm nhằm phục vụ cho những mục tiêu của chính sách dân số. Về mặt kinh tế, trước hết phảỉ đề cập đến những quy định, chế độ liên quan đến vấn đề thu nhập, những ưu đãi về quyền lợi kinh tế gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu của chính sách dân số. Có thể nêu lên một loạt các vấn đề liên quan đến chính sách dân số như: chế độ trợ cấp nuôi con; phụ cấp sinh đẻ; thời gian nghỉ dưỡng sinh; những ưu đãi về giá đối với các loại hàng hóa tiêu dùng và các dạng dịch vụ, v.v... Trong điều kiện cần hạn chế sự gia tăng dân số, các biện pháp kinh tế xã hội cần ưu tiên tập trung hướng vào việc tác động làm giảm mức sinh, 171
  16. giảm số người nhập cư. Ví dụ như các chính sách, chế độ, quy định về trợ cấp sinh đẻ, nuôi con và nhiều chế độ đãi ngộ khác có liên quan cần ưu đãi tập trung cho những đứa con thứ nhất và lần sinh thứ nhất, trợ cấp với mức thấp hơn cho đứa con thứ 2 và lần sinh thứ 2, bỏ các chế độ trợ, phụ cấp và các dạng dịch vụ xã hội khác đối với những đứa con và các lần sinh tiếp sau; Ưu tiên cho những gia đình 1-2 con được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi để đầu tư vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình; cấp đất canh tác và đất thổ cư ưu tiên cho những gia đình có từ 1-2 con; Đối với những người nhập cư bất hợp pháp, các chế độ trợ cấp và phụ cấp không được hưởng hoặc hưởng với mức rất thấp... Ngược lại, đối với các quốc gia, các khu vực, địa phương đang thực hiện chính sách dân số theo định hướng thúc đẩy gia tăng dân số nhanh, tất nhiên những quy định và chế độ về quyền lợi kinh tế và những ưu tiên đó lại hướng chủ yếu vào các lần sinh thứ 3, thứ 4. Cùng với những biện pháp kinh tế là những biện pháp về xã hội. Thực ra, những vấn đề về kinh tế và xã hội luôn đi liền với nhau, thâm nhập vào nhau. Trong các biện pháp kinh tế thường bao hàm trong nó nội dung xã hội và ngược lại, những vấn đề xã hội luôn luôn đan cài trong đó cả nội dung về kinh tế. Về mặt xã hội, để phục vụ cho các mục tiêu của chính sách dân số, các biện pháp mang tính xã hội thường tập trung hướng vào việc đưa ra những quy định, chế độ ưu đãi, ưu tiên hoặc hạn chế, cấm đoán có liên quan đến các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe, nhà ở. Ví dụ: để hạn chế mức sinh, có thể quy định ưu tiên miễn giảm chế độ viện phí, chăm sóc y tế, khám thai miễn phí cho những phụ nữ sinh con lần đầu và lần 2; tạo điều kiện và cơ hội để tiếp cận giáo dục thuận lợi, thực hiện miễn giảm học phí cho con cái các gia đình đăng ký thực hiện đúng mục tiêu dân số mà địa phương và nhà nước quy định khi con cái họ tiếp tục học lên những bậc học cao hơn; thực hiện phân phối nhà ưu tiên cho những cặp vợ chồng trẻ chỉ sinh 1 hoặc 2 con. Cùng với sự phát triển của đất nước, thu nhập quốc dân không ngừng được tăng lên, thông qua các biện pháp kinh tế - xã hội, chính phủ có đủ khả năng và điều kiện tác động để thực hiện và đạt được các mục tiêu của chính 172
  17. sách dân số trên phạm vi toàn xã hội. Tuy nhiên, khi xác định và thực hiện những biện pháp KTXH của chính sách dân số cần phải quan tâm và chú ý đến đặc điểm dân cư theo các vùng, miền và các đối tượng khác nhau. Khu vực nông thôn ở các nước nghèo luôn có số lượng dân số chiếm phần đông so với cả nước, cần phải nghiên cứu và đề ra những biện pháp KTXH riêng cho phù hợp với đặc điểm về thu nhập và điều kiện xã hội của họ. Đây là những vấn đề hết sức nhạy cảm và khá phức tạp, nhưng rất cần thiết, bởi vì bộ phận dân cư này chiếm đại đa số trong tổng dân số cả nước và lại là nơi luôn duy trì truyền thống sinh đẻ nhiều con. Mặt khác, để các biện pháp KTXH phát huy hiệu quả, đáp ứng yêu cầu mục tiêu của chính sách dân số, cần rà soát lại những quy định trong các chính sách, chế độ về kinh tế xã hội không còn thích hợp hoặc cản trở việc thực hiện mục tiêu chính sách dân số để bổ sung điều chỉnh cho phù hợp. Cần loại bỏ hoàn toàn những quy định, chế độ có tác dụng ngược chiều với các mục tiêu trên. Thực hiện lồng ghép các mục tiêu của chính sách dân số vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội. Ví dụ: Một số quy định ở nước ta về cấp đất canh tác theo số nhân khẩu ở nhiều địa phương đã cản trở cho việc thực hiện giảm sinh, đặc biệt ở vùng nông thôn trước đây. Một số chính sách, chế độ bao cấp cho nạo hút thai (bao cấp tiền thuốc cho phụ nữ khi thực hiện nạo hút thai, bồi dưỡng vật chất cho những phụ nữ nạo hút thai do sử dụng các biện pháp tránh thai bị thất bại, phụ cấp cho các nhân viên y tế khi tiến hành các ca nạo hút thai...), để tạo cho một số nhân viên y tế cửa quyền và sẽ nảy sinh tiêu cực. Hơn nữa, thay vì phải sử dụng các phương tiện tránh thai, nhưng do việc tiếp cận dịch vụ nạo hút thai quá dễ dàng và thuận lợi, chi phí cho việc nạo phá thai quá rẻ, nên nhiều đối tượng khách hàng, nhất là các khách hàng thuộc khu vực thành thị thường lạm dụng nó. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sức khoẻ nói chung, sức khỏe sinh sản nói riêng của cộng đồng dân cư cả hiện tại lẫn tương lai. Những biện pháp thông tin, giáo dục, tuyên truyền. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện thành công mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ đề ra 173
  18. trong chính sách dân số. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, giáo dục sẽ có những tác động tích cực và đóng góp quan trọng trong việc nâng cao trình độ dân trí, trình độ nhận thức, hiểu biết và làm thay đổi quan niệm của người dân, tạo được lòng tin trong đông đảo quần chúng nhân dân, tạo ra dư luận xã hội rộng rãi, sự đồng tình ủng hộ trong quần chúng nhân dân để mọi người tự nguyện thực hiện mục tiêu, yêu cầu của chính sách dân số. Tuyên truyền, vận động, giáo dục tốt sẽ làm thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức của người dân và nhiều hành vi dân số mới sẽ được hình thành từ ông bà cha mẹ, đến các cặp vợ chồng trẻ, từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc và các nhóm tôn giáo sẽ có được những bước chuyển biến đáng kể để thực hiện thành công mục tiêu ổn định quy mô gia đình và quy mô dân số, góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao mức sống dân cư. Trong việc thực hiện mục tiêu của chính sách dân số, tuyên truyền, vận động, giáo dục tư tưởng cần hướng vào một số nội dung và trên những phương diện chủ yếu sau đây: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, thay đổi quan niệm, chuyển đổi hành vi dân số của người dân nói chung. Cần xây dựng chiến lược tuyên truyền, vận động giáo dục hợp lý, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng địa phương, từng cấp quản lý, từng nhóm đối tượng. Đây là một trong những nội dung cơ bản nhằm đảm bảo tính ổn định và bền vững của mục tiêu và chương trình dân số. Đặc biệt phải quan tâm nhiều hơn đến những địa bàn mà điều kiện sống còn gặp nhiều khó khăn ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo khó mà ở đó mức sinh, mức chết vẫn còn duy trì ở mức độ cao, chất lượng dân số thấp. Vì khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa là những địa bàn dân cư có điều kiện KTXH chưa được phát triển, hạ tầng cơ sở còn nghèo nàn, mức sống dân cư thấp, mặt bằng dân trí chưa cao, chất lượng dân số và trình độ sức khoẻ sinh sản còn nhiều hạn chế, nhiều phong tục tập quán lỗi thời, lạc hậu đang ăn sâu, bám rễ trong nhận thức, quan niệm của người dân. 174
  19. - Tuyên truyền, vận động, giáo dục phải được triển khai sâu rộng, các thông điệp liên quan đến việc thực hiện mục tiêu chính sách cần cụ thể, rõ ràng, phù hợp với từng nhóm đối tượng dân cư. Cần tạo ra môi trường xã hội thuận lợi để các cộng đồng dân cư dễ dàng tiếp cận và tiếp nhận đầy đủ thông tin nhằm thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong chính sách dân số. - Tăng cường hoạt động của các kênh truyền thông cả gián tiếp lẫn trực tiếp. Tăng thời lượng phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng, mở rộng và phát triển các mô hình, các mạng lưới truyền thông trực tiếp cấp cơ sở. Khuyến khích phát triển kênh truyền thông dân gian như hoạt động văn nghệ ở các cơ sở, xã, phường... - Tăng cường và đẩy mạnh công tác tư vấn, đối thoại. Đa dạng hoá các loại hình tư vấn, coi trọng tư vấn tại các cơ sở y tế và tư vấn từ các công tác viên dân số đối với các cá nhân, gia đình và các nhóm đối tượng riêng. Chú trọng và quan tâm nhiều hơn đến loại hình tuyên truyền này, vì nó phù hợp và mang lại hiệu quả cao đối với các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo khó, nơi mà các phương tiện truyền thông đại chúng khó thâm nhập và hiệu quả tuyên truyền, giáo dục thấp. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác tư vấn, thường xuyên quan tâm đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng tuyên truyền và tư vấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác trong lĩnh vực này. - Đầu tư thoả đáng về nhân, tài, vật, lực để đảm bảo đủ nguồn lực, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình, nhất là đối với các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo khó phải dành cho họ những sự ưu tiên thoả đáng. - Đưa giáo dục DS-SKSS-KHHGĐ, giáo dục giới tính, giáo dục gia đình, v.v... vào chương trình giảng dạy trong và ngoài nhà trường. Tiến hành xây dựng các chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo bồi dưỡng kiến thức DS-KHHGĐ-SKSS, nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết, làm nền tảng cơ sở cho việc chuyển đổi hành vi, hình thành ý thức đối với thanh niên, các bậc cha mẹ và các thế hệ tương lai để họ có thể chấp nhận quy mô gia đình lý tưởng, coi đó như là một chuẩn mực xã hội. 175
  20. Những biện pháp hành chính - pháp lý. Tính pháp lý-hành chính của chính sách dân số được thể hiện trước hết ở chỗ nó được thi hành và bảo vệ bằng pháp luật của Nhà nước. Những quy định, chế độ về mặt giá trị định lượng và về trách nhiệm trong chính sách dân số phải được tổ chức, thực hiện với tư cách như là những văn bản pháp quy của Nhà nước. Do vậy, hiệu lực, hiệu quả của các giải pháp hành chính- pháp lý rất cao. Có thể nêu ra một số các biện pháp hành chính - pháp lý của chính sách dân số như sau: - Ban hành và thực hiện thống nhất một chính sách dân số trong cả nước với tư cách là một văn bản pháp quy của Nhà nước. - Đưa ra những quy định pháp luật cụ thể trong những biện pháp của chính sách dân số, đặc biệt những quy định có tính trách nhiệm và định lượng. Ví dụ: Luật hôn nhân gia đình quy định tuổi kết hôn cho nam và nữ; chế độ một vợ một chồng; pháp lệnh dân số Việt Nam quy định cấm siêu âm phát hiện, thông báo giới tính thai nhi; chính sách khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi; quy định về kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, về sàng lọc trẻ sơ sinh để phát hiện trẻ khuyết tật nhằm can thiệp sớm sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng dân số; nhiều quy định về quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ y tế và các tổ chức y tế khi thực hiện các biện pháp của chính sách dân số và y tế; trách nhiệm của các cấp lãnh đạo các địa phương, các cơ quan ban ngành, các tổ chức sản xuất kinh doanh.. về việc thực hiện những mục tiêu và biện pháp của chính sách dân số, quyền và nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các mục tiêu và giải pháp của chính sách dân số. - Những văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện liên quan đến các biện pháp hành chính- pháp lý phải thích hợp cho từng đối tượng, thậm chí cho cả các tổ chức Đảng và đoàn thể. Điều cần nhấn mạnh khi quyết định và thực hiện các mục tiêu và những biện pháp chính sách dân số là: phải lấy truyền thống giáo dục là chính, tránh những cưỡng bức thô bạo, đồng thời phải nghiêm chỉnh chấp 176
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2