intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Gia công, lắp đặt cốt thép (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

27
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Gia công, lắp đặt cốt thép (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên trình bày được các yêu cầu kỹ thuật và cấu tạo cốt thép trong cấu kiện bê tông; nắm được phương pháp sử dụng các máy cắt, uốn cốt thép; nêu được trình tự lắp đặt cốt thép vào ván khuôn cho cấu kiện bê tông cốt thép đổ tại chỗ; phân tích được định mức vật liệu, nhân công trong công tác gia công, lắp đặt cốt thép.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Gia công, lắp đặt cốt thép (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Trong công trình dân dụng hay công nghiệp, cốt thép đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại theo thời gian của công trình. Trong kết cấu bê tông cốt thép thì thép giữ vai trò giúp kết cấu chống lại các lực xô, cắt và định hình khung công trình. Giáo trình Gia công lắp đặt cốt thép được biên soạn theo trình tự xây dựng một công trình dân dụng: từ cốt thép móng đến cốt thép mái. Người học xong module này sẽ có được những kỹ năng và kiến thức cần thiết để chọn thép, gia công và lắp đặt cốt thép cho tất cả các cấu kiện bê tông cốt thép thông thường như: móng, cột, dầm, cầu thang, sê nô… Kết cấu của giáo trình gồm 2 phần: + Phần 1: Gia công cốt thép; + Phần 2: Lắp đặt cốt thép; + Trong mỗi phần, mỗi bài cụ thể có kèm công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp; Giáo trình này được biên soạn trên cơ sở chương trình đào tạo chi tiết của Tổng cục dạy nghề và có tham khảo nguồn tài liệu khác. Tác giả xin cảm ơn đồng nghiệp, các tác giả đã cung cấp nguồn tài liệu quí giá để biên soạn giáo trình này. Giáo trình sẽ có nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và người học để giáo trình hoàn thiện hơn. Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Tác giả 1. Ngô Thanh 2. Nguyễn Trung Quang 1
  2. MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 Lời giới thiệu 1 2 Chương trình mô đun 3 3 Phần 1. Gia công cốt thép 4 3.1 Bài 1. Nắn thép tròn bằng thủ công 4 3.2 Bài 2. Cắt cốt thép bằng thủ công 7 3.3 Bài 3. Cắt cốt thép bằng máy 9 3.4 Bài 4. Uốn cốt thép bằng phương pháp thủ công 12 3.5 Bài 5. Uốn cốt thép bằng máy 16 3.6 Bài 6. Nối cốt thép bằng phương pháp buộc 19 4 Phần 2. Lắp đặt cốt thép 22 4.1 Bài 1. Lắp đặt cốt thép móng đơn 23 4.2 Bài 2. Lắp đặt cốt thép móng băng 27 4.3 Bài 3. Lắp đặt cốt thép cột 30 4.4 Bài 4. Lắp đặt cốt thép dầm đơn 35 4.5 Bài 5. Lắp đặt cốt thép hệ dầm 38 4.6 Bài 6. Lắp đặt cốt thép sàn toàn khối 43 4.7 Bài 7. Lắp đặt cốt thép dầm, giằng 46 4.8 Bài 8. Lắp đặt cốt thép cầu thang 48 4.9 Bài 9. Lắp đặt cố thép lanh tô – ô văng 52 4.10 Bài 10. Lắp đặt cốt thép sê nô 55 4.11 Bài 11. Lắp đặt cốt thép tấm tường 58 Tài liệu tham khảo 61 2
  3. GIÁO TRÌNH MODULE Tên module: Gia công, lắp đặt cốt thép Mã số module: MĐ 16 Thời gian thực hiện:90 giờ (Lý thuyết 30 giờ; Thực hành 52 giờ, kiểm tra 8 giờ) I. Vị trí, tính chất mô đun: Đây là mô đun cơ bản giúp cho người học hình thành các kỹ năng sử dụng dụng cụ thủ công và các loại thiết bị dùng cho nghề cốt thép. Học xong mô đun này người học gia công được các loại cốt thép và lắp đặt được cốt thép dùng trong kết cấu bê tông. II. Mục tiêu của mô đun: Về kiến thức: - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật và cấu tạo cốt thép trong cấu kiện bê tông. - Trình bày được phương pháp sử dụng các máy cắt, uốn cốt thép. - Nêu được trình tự lắp đặt cốt thép vào ván khuôn cho cấu kiện bê tông cốt thép đổ tại chỗ. - Phân tích được định mức vật liệu, nhân công trong công tác gia công, lắp đặt cốt thép. Về kỹ năng: - Gia công được các loại cốt thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép. - Lắp đặt được các loại cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép theo yêu cầu. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Có ý thức đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm giúp người học thực hiện tốt các công việc. III. Nội dung module: 3
  4. PHẦN 1 GIA CÔNG CỐT THÉP Mục tiêu của bài: * Kiến thức : - Trình bày được phương pháp làm vam khuy để nắn cốt thép. - Nêu được các yêu cầu kỹ thuật đối với cốt thép. - Nêu được các yêu cầu về an toàn lao động khi kéo thép. - Biết tính toán cắt cốt thép để khi uốn thép có hình dạng, kích thước theo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Nêu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy cắt đĩa và máy chuyên dụng. - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của cốt thép. - Mô tả được quy cách của thớt uốn, vam tay và bàn đế tay quay. - Trình bày được phương pháp uốn cốt thép bằng vam cần. * Kỹ năng: - Nắn thẳng được thép tròn dạng cuộn thành sợi thép thẳng. - Sử dụng được vam và bàn vam khi nắn thép. - Thao tác đánh búa an toàn. - Nắn thẳng được thép dạng cây (thép gân); - Đảm bảo thời gian và an toàn. - Tính toán được chiều dài Lc thực tuỳ thuộc và các góc uốn của cốt thép. - Tính toán được số thanh để cắt không bị lãng phí vật tư. - Đo kích thước sao cho không bị sai số kỹ thuật. - Thao tác sử dụng búa an toàn. - Vận hành được máy cắt đĩa và máy chuyên dụng. - Cắt được cốt thép bằng máy cắt đĩa chính xác, an toàn. - Sử dụng thành thạo các dụng cụ uốn. - Uốn được các loại cốt thép đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong công nghiệp, có tính cẩn thận chịu khó và hợp tác theo nhóm để thực hiện công việc. 4
  5. BÀI 1. NẮN THÉP TRÒN BẰNG THỦ CÔNG 1. Yêu cầu kỹ thuật chung về cốt thép. Cốt thép cần được neo chắc vào trong bê tông để không bị trượt khi chịu lực. Vì vậy, những cốt thép tròn trơn phải được uốn móc neo ở 2 đầu hoặc hàn thêm một đoạn thép ngang vào đầu đoạn neo. Thép có gờ (thép gân) và thép trơn trong khung hoặc lưới hàn không phải làm móc neo 2 đầu. Cốt thép phải đạt yêu cầu về thiết kế, đúng về số hiệu, đường kính. Cốt thép trước khi gia công phải còn lớp bảo vệ, sạch (không dính bùn đất, dầu mỡ, sơn…) không bị hoen ghỉ, sức sẹo. Các loại móc neo và kích thước móc neo a-Móc tròn: dùng cho cốt thép có đường kính ≥ 12; b-Móc xiên: dùng cho cốt thép có đường kính < 12; c-Chiều dài duỗi thẳng của móc tròn; d-Móc vuông: dùng cho cốt thép chịu nén và cốt thép sàn 2. Nắn thẳng thép tròn bằng thủ công. 2.1. Nắn thẳng cốt thép dạng cuộn. Công tác chuẩn bị: + Bãi nắn: có thể là nền nhà, sân xưởng. Bãi nắn phải khô ráo, tương đối bằng phẳng và không lẫn bùn đất. + Dụng cụ: Vam khuy, Vam cần (Càng cua), Bàn nắn bằng, tay quay. Đây là những dụng cụ được làm từ thép. Các bước thực hiện: + Lăn cuộn thép thành sợi; + Cắt thép thành từng sợi theo chiều dài yêu cầu; + Đưa ngang thanh thép vào khe hở của vam (chiều cong của van khuy cùng chiều cong của sợi thép). Dùng sức uốn cho vam và sợi thép lại gần nhau tùy theo thiết kế độ uốn của sợi thép (45 độ, 90 độ, 135 độ hay uốn cu-đê); 5
  6. Dụng cụ nắn thẳng thép a-Vam khuy; b-Vam cần; c-Bàn nắn thẳng; d-tay quay 2.2. Nắn thẳng thép tròn dạng cây. Công tác chuẩn bị: Sân bãi làm khu vực nắn cốt thép phải đủ rộng để quay thanh thép; Bàn nắn phải được liên kết chắc chắn xuống đất; Vam để nắn dùng loại thép to có đường kính ≥ 10, phải lựa vam phù hợp với từng loại đường kính thép; Vam cần kết hợp với bàn nắn bằng 2 chốt thép có đường kính 30mm hàn vào thớt nắn bằng thép bản, tất cả được liên kết với bàn thao tác bằng đinh hoặc bu-long; Khi uốn, có thể tăng chiều dài tay cầm của vam bằng ống tuýp (nối dài cánh tay đòn) để giảm lực uốn của tay. Các bước thực hiện: Duỗi sơ bộ: thép tròn trơn dạng cây thường được uốn thành 2 đoạn để giảm chiều dài vận chuyển, vì vậy, khi duỗi sơ bộ ta đặt chổ cong của thanh thép vào vị trí, cho miệng vam ngoạm vào thanh thép gần chổ cong, xoay vam 1 góc (góc này tùy thuộc vào độ cong của thanh thép). Nắn thẳng: nắn bằng vam thanh thép sẽ chưa thật sự thẳng, vì vậy khi thanh thép đã thẳng sơ bộ, tiến hành đưa thanh thép lên đe hoặc nền cứng – phẳng, dùng búa (búa ≥ 2kg hay búa tạ) đánh dần vào chổ cong cho đến khi thép thật thẳng. Chú ý: không nung nóng thanh thép khi nắn thẳng vì sẽ làm thanh thép giảm khả năng chịu lực; 3. An toàn lao động. Khi lăn cuộn thép phải cẩn thận, đầu thép có thể co lại khi bị nén xuống sàn – nền và bật trở lại vào người; Khi nắn théop to phải thao tác chậm và cẩn thận, đề phòng trượt vam mất đà gây ngã hoặc trượt vam làm tay cầm vam va vào bàn nắn hoặc bàn thao tác…trước khi uốn nên kiểm tra xem miệng vam đã ngoạm chặt vào thanh thép hay chưa rồi mới uốn; Khi nắn thẳng bằng búa, tay cầm thanh thép phải đeo găng, kiểm tra búa trước khi đánh đề phòng búa tuột đầu; Khi xoay vam thì xoay chậm, lực tay dồn vào từ từ. 6
  7.  Bài tập. Mỗi sinh viên làm thẳng 05 thanh thép tròn Ø6; 05 thanh thép Ø8 bằng phương pháp thủ công như hình bên dưới. Thời gian thực hiện: 02 giờ; Chuẩn bị trước: thanh thép đủ chiều dài, vam, bàn nắn, búa, đe, găng tay. 1260 Thép Ø6 2080 Thép Ø8 7
  8. BÀI 2 CẮT CỐT THÉP BẰNG THỦ CÔNG 1. Cắt thép. 1.1. Chuẩn bị. Đối với thép tròn (thép cuộn d6 hoặc d8) thì dùng kéo cắt thép hoặc kìm cộng lực hoặc dùng má kháp để cắt. Đối với thép gân (từ d10 trở lên) thì dùng máy cắt chuyên dụng. Kéo cắt thép và má kháp Máy cắt thép 1.2. Các bước thực hiện. 1.2.1. Tính chiều dài cắt thép. Khi uốn, thép sẽ giãn dài ra nên khi cắt thép để uốn phải trừ phần giãn dài ra; Trị số giãn dài phụ thuộc vào góc uốn như sau: + Góc uốn 450, giãn dài 0,5d; + Góc uốn 900, giãn dài 01d; + Góc uốn 1350, giãn dài 1,5d; Đây là trị số giãn dài theo lý thuyết, trong thực tế, trị số giãn dài của các loại thép khác nhau nên người ta thường cắt thép theo lý thuyết rồi uốn thử để tìm ra trị số giãn dài tương ứng với loại thép đang sử dụng, sau đó mới cắt thép hàng loạt. Ví dụ. Tính chiều dài cắt cho 01 thanh cốt thép đai Ø6 sao cho khi uốn có hình dạng và kích thước như hình vẽ. Trả lời. Cốt đai có 5 góc vuông (góc uốn 900). + Chiều dài tại các góc uốn là: 5 x 1d = 5 x 1 x 6 = 30 mm; + Chiều dài thanh thép theo thiết kế là: (260 x 2) + (160 x 2) + (40 x 2) = 920 mm; + Chiều dài cắt thép sẽ là: 920 – 30 = 890 mm; 1.2.2. Tính số thanh để cắt. Khi cắt nên kết hợp cắt những thanh có chiều dài khác nhau trên cùng một thanh hay một sợi thép để sử dụng hết thanh hoặc sợi thép đó, hoặc sau khi cắt xong, đoạn còn lại trên thanh hay sợi thép bị cắt là ngắn nhất, công thức cắt tham khảo: 8
  9. L   li ni  0  lmin Trong đó: L là chiều dài thanh (hoặc sợi) thép trước khi cắt; li là chiều dài thanh thứ I; ni là số thanh thứ I; lmin là chiều dài nhỏ nhất của đoạn thép thừa; Ví dụ. Thanh thép tròn trơn dài 11,7m; hãy tính số thanh để cắt 3 loại thép có chiều dài khác nhau như sau: + Loại 1: L1 = 2150 mm; + Loại 2: L2 = 1300 mm; + Loại 3: L3 = 1200 mm; Trả lời. Ta tiến hành cắt như sau: + Cắt 2 thanh cho loại 1: 2150 x 2 = 4300 mm; + Cắt 2 thanh cho loại 2: 1300 x 2 = 2600 mm; + Cắt 4 thanh cho loại 3: 1200 x 4 = 4800 mm; Như vậy thanh thép sau khi cắt còn thừa: 11700 – (4300 + 2600 + 4800) = 0 mm; 1.2.3. Cắt cốt thép. Cắt kiểu chạm: thông thường dùng kéo cắt thép hay kềm cộng lực cắt vào mỗi mép thanh thép 1/3 đường kính rồi bẻ đứt thanh thép; Cắt bằng kháp (đục thép): một má kháp đặt trên đe, đặt thanh thép cần cắt lên má kháp; một má kháp (hoặc đục thép) đặt trên thanh thép cần cắt sao cho 2 má kháp tạo thành 1 mặt phẳng; dùng búa tạ đập lên má kháp phía trên tạo ra lực cắt (như nguyên lý kéo cắt) để cắt thanh thép; Trước khi cắt cần đo chính xác chiều dài cắt thép, sau khi cắt từ 2 đến 3 thanh có chiều dài bằng nhau, xong đem uốn thử 1 – 2 thanh, nếu đạt sẽ dùng thanh còn lại làm cữ để cắt hàng loạt. 2. An toàn lao động. Khi cắt thép cần có 02 người; Nếu cắt bằng má kháp thì người đập búa không được đứng đối diện, đứng cùng phía với người cầm má kháp và thanh thép; Không đứng về phía đầu thanh thép sẽ bị cắt rời; Kéo cắt hay má kháp phải giữ thẳng, vuông góc với thanh thép, búa đập phải chính xác và dứt khoát. Đầu búa phải liên kết chắc chắn với cán búa; Không mang găng tay khi cầm búa đập. Khi cắt đến đoạn cuối, nếu thanh thép thừa quá ngắn thì phải có biện pháp phòng ngừa đoạn thép văng vào người;  Bài tập. Nhóm 02 sinh viên thực hiện cắt các thanh thép bằng thủ công (kéo cắt sắt); + Thép Ø6: 03 thanh, mỗi thanh dài 890 mm; + Thép Ø8: 03 thanh, mỗi thanh dài 890 mm; + Thép Ø10: 03 thanh, mỗi thanh dài 1300 mm; Thời gian thực hiện bài tập: 01 buổi; 9
  10. BÀI 3 CẮT CỐT THÉP BẰNG MÁY 1. Máy cắt thép điều khiển bằng tay. Máy cắt thép bằng tay chỉ thực hiện khi khối lượng cốt thép không quá lớn và thiếu thiết bị cắt chuyên dụng. Máy cắt cốt thép điều khiển bằng tay có thể cắt các loại thép có đường kính từ 20 – 40mm; 2. Máy cắt dĩa. Máy cắt đĩa bao gồm phần bệ máy, trên bệ máy được gắn một ê tô, một giá đỡ động cơ và điã cắt. Giá đỡ và bệ máy được liên kết bằng một bản lề. Nguyên tắc vận hành: thanh thép cần cắt được đưa vào ê-tô sao cho vị trí cắt quay lên trên. Kéo tay cầm xuống, nhá thử xuống xem vị trí cắt có ăn khớp với lưỡi cắt hay không. Nếu khớp thì vặn ê-tô kẹp chặc thanh thép, đóng điện cho lưỡi cắt quay, kéo tay cầm xuống từ từ để cắt; 3. Máy cắt điều khiển bằng động cơ điện. Máy có cấu tạo như hình, bao gồm: 1-Động cơ; 2-Truyền đai; 3-Bánh đà; 4- Thanh trượt; 5-Trục khủy; 6-Bánh răng; 7-Lưỡi cắt di động; 8-Lượi cắt cố định. 10
  11. Máy dùng để cắt những thanh thép có đường kính từ 22 – 40 mm, máy sử dụng trong trường hợp số lượng thanh cần cắt lớn. 4. Cắt cốt thép bằng máy. 4.1. Chuẩn bị. Mặt bằng: có thể là bãi đất rộng, bằng phẳng hoặc sân cứng, nền xưởng…Mỗi công trình xây dựng nên bố trí một khu đất (công trình lớn) hoặc một lán trại có mái che phục vụ công tác gia công cốt thép. Chuẩn bị dụng cụ cắt: máy cắt (nếu có) trước khi sử dụng phải kiểm tra các điều kiện an toàn như các bu-long, dây điện, nguồn điện…Nên vận hành không tải trước khi đưa thép vào để cắt. 4.2. Các bước cắt thép. Cắt thép bằng máy điều khiển bằng tay. Đo chiều dài đoạn thép cần cắt; Vạch dấu vị trí cần cắt; Đặt thanh thép vào vị trí lưỡi cắt má dao cố định sao cho vị trí lưỡi dao cố định trùng với vị trí cắt; Dùng lực ấn nhưng vẫn giữ thăng bằng cho máy, ấn mạnh tay dần để cắt thép. Cắt thép bằng máy cắt đĩa. 11
  12. Đo kích thước, các thanh có kích thước dài nên cần phải đo nhiều lần để tránh nhầm lẫn; Vạch dấu lên thanh thép; Đưa thép vào miệng cắt, đoạn thép ngắn ở phía ngoài bàn kẹp; Vặn e-tô kẹp chặt thanh sắt; Kiểm tra dấu cắt với lưỡi cắt; Tiến hành kéo tay cầm để hạ lưỡi cắt xuống thanh thép và cắt. Chú ý: Trước khi cắt phải kiểm tra cho lưỡi cắt trùng với vạch dấu, cắt 2 – 3 thanh, uốn thử rồi điều chỉnh (nếu có), lấy 1 thanh làm cữ cắt cho các thanh sau. 5. Cắt cốt thép bằng máy cắt có động cơ điện. Tính năng: Máy có thể cắt cùng lúc nhiều thanh, tùy thuộc vào đường kính và cường độ của thép, có thể tham khảo theo bảng sau: Trình tự và phương pháp cắt: + Kiểm tra máy, các chi tiết như bu-long, lưỡi cắt…phải bảo đảm an toàn; + Kiểm tra nguồn điện và cấp nguồn cho máy; + Vận hành không tải để kiểm tra động cơ; + Đo chiều dài các thanh thép cần cắt; + Đặt thanh thép vào vị trí cắt; + Đóng công tắc điện để cắt thép; + Lấy thanh thép ra; + Uốn thử thanh thép nếu đạt mới cắt hàng loạt. Chú ý: Khi cắt, phải mang bảo hộ đầy đủ nhất là kính và khẩu trang. Khi máy đang cắt, không được cầm thanh thép sẽ gây kẹt làm vỡ đá cắt. Không sửa chữa điều chỉnh máy khi máy đang chạy.  Bài tập thực hành. Nhóm 02 sinh viên thực hiện: + Cắt 04 thanh thép phi 12 dài 3200/cây; + Cắt 04 thanh thép 10 dài 1200/cây; 12
  13. BÀI 4. UỐN THÉP BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦ CÔNG Uốn cốt thép để tạo ra hình dạng va kích thước thanh thép theo yêu cầu; thanh thép sau khi uốn phải đảm bảo phẳng, thẳng, lắp buộc dễ dàng; 1. Uốn bằng vam tay/càng cua. Vam tay/càng cua dùng để uốn những thanh thép có đường kính ≤ 10mm; Thớt uốn bằng thép dầy từ 6 – 8 mm, mỗi cạnh 200 – 300 mm, 4 góc có lỗ để đóng đinh hoặc bắt vít/bu-long xuống bàn thao tác; Trên thớt uốn cố định 2 cọc tựa và cọc tâm; Vam uốn thường dùng một đoạn thép góc 40 x 40 mm, 50 x 50 mm, dài từ 350 – 400 mm được chế tạo như hình bên dưới; Càng cua được là từ thép gân có đường kính ≥ 10mm; 2 đầu có khoét rãnh, càng cua thường uôn được 2 loại thép (ví dụ: 1 đầu uốn thép d6, 1 đầu uốn thép d10) Bàn thao tác bằng gỗ, có thể gia cường khung bàn bằng thép, mặt bàn bằng gỗ hoặc thép. Bàn cao từ 750 – 800 mm, chiều dài từ 1600 – 1800 mm, rộng từ 300 – 600 mm. Mặt bàn phải đạt yêu cầu về độ bằng phẳng; 2. Các bước uốn cốt thép. Kiểm tra chiều dài thanh thép, loại bỏ những thanh không đạt (ngắn) và cắt bớt những thanh dài; Đánh dấu những vị trí thanh thép dắt vào sau cọc uốn. Bắt đầu uốn từ điểm đầu đến điểm cuốu theo sơ đồ uốn mẫu của thanh thép; Uốn thử 01 thanh để điều chỉnh vị trí uốn và lực uốn để thanh thép sau khi uôn đạt yêu cầu kỹ thuật; 13
  14. Ví dụ 1: Uốn 01 thanh thép đai như hình bên. Trình tự thực hiện: + Đo chiều dài thanh thép; + Đo và vạch các điểm uốn; + Uốn theo các bước 1-2-3-4-5; trong đó: a-Cạnh dài; b-Cạnh ngắn; c-Móc; + Tiến hành uốn; + Kiểm tra lại thanh thép vừa uốn xong, nếu chưa đạt thì điều chỉnh lại vị trí đánh dấu; + Cố định dấu và tiến hành uốn hàng loạt; Phương pháp lấy dấu và sơ đồ uốn 3. Uốn móc câu (uốn cu-đê) và uốn góc vuông. 14
  15. Trình tự uốn như hình minh họa bên dưới. Uốn góc 900 và 1800 bằng vam 4. Uốn thép vai bò bằng vam. Dùng vam cần và bàn thao tác; Trình tự uốn như hình minh họa bên dưới. 5. An toàn lao động. Bàn uốn phải chắc chắn, nên cố định bàn thao tác vào nền; Khi thao tác phải đứng vững, miệng vam kẹp chặt cốt thép, tay vam phải giữ ngang bằng; Khi uốn, dùng lực từ từ, không dùng lực quá mạnh có thể gây trượt vam; Không uốn cốt thép có đường kính lớn trên cao;  Bài tập thực hành. Mỗi sinh viên thực hiện uốn 3 thanh thép như hình vẽ 15
  16. 16
  17. BÀI 5. UỐN CỐT THÉP BẰNG MÁY 1. Cấu tạo máy uốn cốt thép. Sơ đồ nguyên lý và và các bộ phận của Sơ đồ mặt máy và các bộ phận của máy máy (mặt đứng) (mặt bằng) 1. Động cơ điện; 2. Đai truyền; 3. Cặp 9. Lỗ tra cọc chặn; 10. Lỗ tra chốt chia bánh răng; 4. Khớp nối; 5. Hộp giảm tốc; độ; 11. Điều chỉnh chặn cọc; 12. Bản 6. Cọc tâm; 7. Cọc uốn; 8. Mâm quay. điện điều khiển; a. Công tắc an toàn; b. Đèn báo có điện; c. Nút trở về; d. Nút uốn; e. Công tắc; Nguyên lý làm việc: Thanh thép cần uốn được đặt giữa 3 trục. Trục tâm và trục uốn đặt trên cùng mốt đĩa quay. Đĩa có thể quay theo chiều kim đồng hồ hay quay ngược lại. Trục tựa đặt cố định trên bàn uốn, gần đĩa quay. Khi máy chạy, đĩa quay và thanh thép được uốn quanh trục tâm, trục tựa giữ cho thanh thép không quay theo. Khi uốn, trục tâm và trục uốn đồng thời chuyển động và sẽ kéo thanh thép về phía trước, do đó khi vạch dấu để uốn cần căn cứ vào các góc uốn khác nhau để trừ đoạn giãn dài khi uốn và tính thêm chiều dài móc uốn ở đầu. Đó là lý do vì sao nên uốn thử để vạch dấu điểm uốn cho phù hợp; Khi uốn cốt thép phải tuân thủ theo các qui phạm hoặc bản vẽ thiết kế. Nếu bản vẽ không thể hiện chi tiết các móc thì phải uốn móc câu theo qui định chung về uốn cốt thép; 2. Uốn cốt thép. + Kiểm tra máy; + Cấp nguồn cho máy; + Kiểm tra các cọc tâm, cọc uốn, cọc chặn (tựa); + Thép uốn có đường kính ≥ 12 mmm; + Đóng cầu dao; + Đặt chốt xác định góc uốn theo yêu cầu; + Bấm nút uốn, cho máy uốn xong trả về vị trí ban đầu; 17
  18. + Lấy thanh thép ra kiểm tra, nếu đạt thì uốn tiếp, không đạt thì điều chỉnh lại chốt, góc uốn, vạch dấu… Máy uốn cốt thép 3. An toàn lao động. Người đứng máy phải được tập huấn vận hành máy, hiểu biết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy; Phải trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ lao động; Trong quá trình vận hành, nếu có nghỉ thì phải tắt điện và ngắt cầu dao; Chỉ kiểm tra, bảo trì máy khi động cơ đã ngừng hằn và nguồn điện vào máy đã được ngắt;  Bài tập. Mỗi sinh viên thực hiện gia công và uốn 5 thanh thép như hình vẽ bằng máy chuyên dụng. 18
  19. BÀI 6. NỐI CỐT THÉP BẰNG PHƯƠNG PHÁP BUỘC Mục tiêu của bài: * Kiến thức: - Nêu được yêu cầu kỹ thuật của mối nối buộc cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép. - Mô tả được các dụng cụ buộc thép. - Trình bày được các kiểu nút buộc trong quá trình buộc cốt thép. * Kỹ năng: - Sử dụng thành thạo các dụng cụ buộc cốt thép. - Buộc được cốt thép bằng hai kiểu nút buộc. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Có tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật. - Có tính cẩn thận, tỷ mỷ, chịu khó. - Hợp tác theo nhóm để thực hiện công việc. 1. Nối cốt thép. 1.1. Mục đích. Nối cốt thép nhằm mục đích đảm bảo chiều dài thanh thép thiết kế hay để tận dụng những thanh thép thừa. Có 2 phương pháp nối cốt thép là nối buộc và nối hàn. 1.2. Nối thép bằng phương pháp buộc. Nối buộc chỉ chịu lực khi bê tông đã đạt cường độ thiết kế. Khi nối, 2 thanh thép được đặt chồng lên nhau theo đúng chiều dài nối qui định rồi dùng dây thép mềm (đường kính 1mm) buộc lại. 1.3. Yêu cầu kỹ thuật. Không nối cốt thép tại các vị trí chịu lực nén lớn và chổ chịu lực uốn. Trong một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu, không nối quá 25% tiết diện tổng cộng của thép chịu lực (đối với thép tròn trơn) và không nối quá 50% tiết diện đối với thép gân. Trong mỗi mối nối cần ít nhất 3 vị trí buộc như hình. Khi nối buộc thép tròn trơn thì phải uốn móc 2 đầu; Khi nối thép chịu nén thẳng đứng (thép cột) thì cần uốn nhẹ 2 thanh thép cho chúng làm việc đồng trục. Chiều dài mối nối tham khảo theo bảng sau: 19
  20. 2. Buộc cốt thép bằng thủ công. 2.1. Chuẩn bị. Nhận vị trí nối buộc cốt thép tại hiện trường; Chuẩn bị thép nối, thép nối phải được gia công trước; Chuẩn bị thép sợi để buộc mối nối, thép buộc nên gập đôi lại và cắt chiều dài vừa đủ, cắt ngắn quá khi buộc mối nối sẽ không chặt, cắt dài quá sẽ lãng phí; Dụng cụ nối buộc cốt thép là móc xoay/móc buộc, được làm từ thép Ø6 đến Ø10, được gia công như hình bên. 2.2. Buộc cốt thép. - Có 2 kiểu buộc: buộc chéo và buộc hoa thị. a) Buộc kiểu chéo; b) Buộc kiểu hoa thị Kiểu buộc nút chéo: khi buộc, gập đôi dây rồi đặt chéo vào vị trí cần buộc, dùng móc xoay xoắn sợi thép buộc lại. Nút buộc chéo đơn giản, dễ buộc nhưng có khuyết điểm là khung hay lưới dễ biến hình, để tránh khung hay lưới biến hình, khi buộc các nút liền nhau phải đổi chiều. Buộc kiểu hoa thị phức tạp hơn, khi buộc phải xoay dây buộc 2 vòng, tạo thành nút chéo (hoa thị) rồi dùng móc xoay xoắn chặt, ưu điểm là các thanh thép trong khung hay lưới chắc chắn, ít bị biến hình, khuyết điểm là thời gian buộc sẽ tăng lên, năng suất bị giảm xuống. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2