intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn - giàn giáo (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

20
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn - giàn giáo (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên trình bày được cấu tạo và trình tự các bước gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn cho các bộ phận công trình; gia công, lắp dựng và tháo dỡ được ván khuôn, giàn giáo đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn - giàn giáo (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Trong công tác xây dựng một công trình có kết cấu bê tông cốt thép, công tác ván khuôn – giàn giáo có vai trò vô cùng quan trọng. Nó quyết định đến chất lượng, hình dạng, bề mặt kết cấu bê tông và giá thành sản phẩm. Hiện nay, việc áp dụng công nghệ cao vào xây dựng đã tạo ra những bước tiến mạnh mẽ, chất lượng công trình được nâng cao, đòi hỏi công tác ván khuôn – giàn giáo phải phát triển để phù hợp theo xu thế. Giáo trình được biên soạn dựa trên những tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau và điều chỉnh cho phù hợp với chương trình đào tạo của module Gia công, lắp đặt và tháo dỡ ván khuôn – giàn giáo của trường Cao đẳng nghề Cần Thơ. Giáo trình gồm 2 phần: + Phần 1: Công tác ván khuôn trong xây dựng; + Phần 2: Công tác giàn giáo; Trong mỗi bài học có đưa phần ATLĐ vào để người học dễ nắm bắt; Tác giả xin cảm ơn các đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến quí giá để biên soạn giáo trình này. Giáo trình sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ bạn đọc. Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Tác giả 1. Nguyễn Trung Quang 2. Ngô Thanh 1
  2. MỤC LỤC TT Tên chương, bài Trang 1 Lời giới thiệu 1 2 Chương trình module 3 3 Phần 1. Công tác ván khuôn trong xây dựng 4 3.1 Bài 1. Khái niệm, phân loại, yêu cầu chung đối với ván khuôn 4 3.2 Bài 2. Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn móng cột 8 3.3 Bài 3. Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn móng băng 14 3.4 Bài 4. Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn cột tiết diện vuông 18 – chữ nhật 3.5 Bài 5. Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn cột tròn 22 3.6 Bài 6. Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn dầm liền sàn 26 3.7 Bài 7. Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn cầu thang bê tông 34 cốt thép 2 nhịp. 3.8 Bài 8. Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn định hình kích 40 thước bé (ván khuôn định hình cho cột tiết diện vuông – chữ nhật) 4 Phần 2. Công tác giàn giáo 43 4.1 Bài 1. Lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo kim loại 43 4.2 Bài 2. Lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo lắp ghép 48 4.3 Bài 3. Tính toán hao phí vật liệu – nhân công 52 Tài liệu tham khảo 56 2
  3. CHƯƠNG TRÌNH MODULE Tên module: Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn – giàn giáo Mã số module: MĐ 15 Thời gian thực hiện: 75 giờ; (Lýthuyết: 15 giờ; Thực hành: 56 giờ, kiểm tra 4 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi học sinh đã hoàn thành các môn cơ sở như: Vẽ kỹ thuật, an toàn lao động, vật liệu xây dựng. - Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. II. Mục tiêu của mô đun: Về kiến thức: - Trình bày được cấu tạo và trình tự các bước gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn cho các bộ phận công trình . Về kỹ năng: - Gia công, lắp dựng và tháo dỡ được ván khuôn, giàn giáo đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật: - Làm được các công việc lựa chọn vật liệu, gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn tại công trình xây dựng. - Tính toán được khối lượng, vật liệu, nhân công thi công ván khuôn các cấu kiện như: móng, cột, đà kiềng, dầm sàn, cầu thang… Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Yêu nghề, rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ,chính xác, tiết kiệm vật liệu. - Đảm bảo an toàn trong thi công cốp pha. III. Nội dung của mô đun: 3
  4. PHẦN 1. CÔNG TÁC VÁN KHUÔN TRONG XÂY DỰNG Mục tiêu: * Kiến thức: - Trình bày được cấu tạo và các yêu cầu kỹ thuật của ván khuôn móng đơn. - Trình bày được cấu tạo và các yêu cầu kỹ thuật của ván khuôn móng băng . * Kỹ năng: - Làm được các công việc lựa chọn vật liệu, gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn móng đơn tại công trình xây dựng. - Làm được các công việc lựa chọn vật liệu, gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn móng băng tại công trình xây dựng. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ,chính xác, tiết kiệm vật liệu và an toàn lao động. BÀI 1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI VÁN KHUÔN Mục tiêu: Nêu được khái niệm, phân loại và yêu cầu chung đối với ván khuôn 1. Khái niệm. 1.1. Khái niệm, tầm quan trọng của ván khuôn. Ván khuôn là khuôn mẫu tạm thời bằng gỗ, kim loại, nhựa tổng hợp hoặc các loại vật liệu khác được gia công nhằm tạo hình thù kết cấu bê tông hoặc bê tông cốt thép. Sau khi bê tông hoặc bê tông cốt thép đông cứng chúng được tháo ra và được vận chuyển đến nơi khác để tái sử dụng. Ván khuôn là công cụ thi công rất cần thiết và quan trọng cho việc đúc bê tông tại hiện trường cũng như trong nhà máy. Vì vậy khi chế tạo, sử dụng ván khuôn cần đáp ứng được những yêu cầu nhất định. Ván khuôn có 2 chức năng chủ yếu: + Chống lực đấy của bê tông ướt và đảm bảo kích thước hình học cũng như hình dạng thiết kế của cấu kiệnbê tông. + Quyết định chất lượng bề mặt của bê tông. Ván khuôn được định vị theo thiết kế nhờ giàn giáo hoặc các phương tiện chống đỡ khác. Phần lớn ván khuôn được làm bằng gỗ, kim loại hoặc nhựa tổng hợp, được sản xuất, gia công trong nhà máy, công xưởng hoặc hiện trường, nhưng dù được gia công ở đâu, ván khuôn cũng phải đáp ứng được một số yêu cầu sau: + Đúng kích thước của các bộ phận công trình; + Bền, cứng, ổn định, không cong vênh; + Gọn, nhẹ, tiện dụng, dễ tháo lắp và dễ vận chuyển; + Sử dụng được nhiều lần. Ván khuôn gỗ phải dùng được từ 3-7 lần; ván khuôn kim loại từ 50-200 lần. Muốn sử dụng ván khuôn được nhiều lần, sau khi dùng xong 4
  5. phải cạo tầy sạch sẽ và bôi dầu mỡ (nhớt) vào bề mặt ván khuôn và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Ván khuôn là tạm thời, hầu hết chỉ phục vụ cho việc đổ bê tông, khi gia công lắp đặt và đổ bê tông vào ván khuôn, be tông sẽ dần đông cứng. Khi bê tông đạt cường độ cho phép, ván khuôn sẽ được tháo dỡ. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp không dỡ ván khuôn mà vẫn để lại trên kết cấu, trường hợp này gọi là ván khuôn lưu hay ván khuôn chết (tham khảo thêm tài liệu về ván khuôn lưu). Ván khuôn ảnh hưởng nhiều đến thời gian thi công, chi phí và chất lượng công trình. Nhiều trường hợp chỉ quan tâm đến việc thiết kế kết cấu, kiến trúc công trình sao cho chi phí về vật liệu thấp nhất mà không chú trọng đến yếu tố ván khuôn và biện pháp thi công cấu kiện BTCT công trình. Một số trường hợp, chi phí cho công tác ván khuôn còn cao hơn cả chi phí cho vật tư BT và sắt thép của bộ phận công trình đó. Tuy chỉ là kết cấu nhằm tạo hình và được chống đỡ tạm thời nhưng người thiết kế vẫn phải có trách nhiệm tạo dựng hệ kết cấu tạm thời đó, phải đảm bảo hệ ván khuôn, cây chống, giằng vững chắc, ổn định và an toàn. Mọi sự cố về ván khuôn dù nhỏ cũng làm chậm tiến độ, gia tăng chi phí và gây tai nạn cho con người. Thành phần ván khuôn bao gồm: ván mặt, sườn cứng và các phụ kiện liên kết. + Ván mặt: là phần tiếp xúc với bê tông, quyết định hình dạng, kích thước và chất lượng bề mặt kết cấu. + Sườn cứng: liên kết với ván mặt và gia tăng độ cứng cho ván khuôn. + Các phụ kiện: dùng để liên kết các tấm ván khuôn với nhau hoặc ván khuôn với hệ sường, cây chống đỡ… 2. Phân loại ván khuôn. Có thể phân loại ván khuôn theo nhiều cách khác nhau: 2.1. Phân loại theo kết cấu sử dụng. Bao gồm các loại: Ván khuôn móng, VK tường, VK cột, VK cột, VK dầm, VK sàn, VK vòm…. 2.2. Phân loại theo cấu tạo. Theo cấu tạo và cách gia công -> tháo dỡ, phân ra: ván khuôn cố định, ván khuôn định hình (VK luân lưu), VK di động (ngang, dọc), VK ốp mặt, VK đặc biệt… 2.2.1. Ván khuôn cố định. Thường làm từ gỗ, rất ít khi làm từ kim loại. Được gia công tại công trình, khi chế tạo VK, ta gia công theo từng bộ phận kết cấu công trình để đổ BT. Khi BT đông cứng và đạt cường độ cho phép thì tháo dỡ, nếu muôn sử dụng tiếp cho công trình (bộ phận cấu kiện) khác thì phải gia công lại. Do phải gia công nhiều, liên kết chủ yếu bằng đinh nên ván khuôn nhanh hỏng, hệ số luân chuyển thấp (3-7 lần). Ưu điểm là dễ sản xuất. Nhượt điểm là tiêu hao vật liệu (do phải cắt nhỏ để phù hợp với chi tiết kết cấu cấu kiện), tiêu hao nhân công nên hiệu quả kinh tế thấp. 2.2.2. Ván khuôn định hình. Còn gọi là ván khuôn luân lưu hoặc ván khuôn luân chuyển. Được chế tạo định hình thành từng bộ phận, từng tấm tiêu chuẩn trong các nhà máy, công xưởng. Khi ra 5
  6. công trình, công nhân chỉ liên kết chúng lại với nhau bằng các phụ kiện để tạo thành hình dáng chuẩn xác theo thiết kế để thi công bê tông. Khi bê tông đạt cường độ, VK được tháo dỡ và di chuyển sang bộ phận công trình khác và vẫn giữ nguyên hình. Loại này cho phép sử dụng nhiều lần, tháo lắp dễ dàng, ít thất lạc, vì vậy trong thiết kế, việc xác định kích thước cảu các tấm VK định hình cần phải xét đến một số yêu cầu sau: + Số lượng mối nối phải là ít nhất và đơn giản nhất; + Số loại tấm cho một kết cấu xây dựng phải ít nhất; + Không sản xuất tấm có trọng lượng lớn hơn 70kg, vì khi trọng lượng lớn, lắp ghép thủ công rất khó khăn. 2.2.3. Ván khuôn di chuyển. Là loại vk không tháo rời từng bộ phận sau mỗi chu kì sử dụng mà vẫn để nguyên và di chuyển sang vị trí tiếp theo để tiếp tục khai thác (còn gọi là ván khuôn di dộng hay ván khuôn trượt). Ván khuôn này di chyển được là nhờ những thiết bị đặc biệt hỗ trợ như: kích, tời, cần cẩu, rãnh, hệ treo, đỡ… Đối với mỗi loại, những thiết bị hỗ trợ này dược thiết kế theo chức năng chuyên dùng. 2.2.4. Ván khuôn ốp mặt. Là loại ván khuôn rất kiên cố. Sau khi thi công, loại ván khuôn này được giữ lại làm bề mặt của kết cấu. Nó có thể chịu được các tải trọng trong quá trình thi công và các loại tải trọng nén, uốn của kết cấu. Ván khuôn được làm từ bê tông cốt thép hoặc bằng kim loại. Chúng được dùng ở những công trình đặc biệt như: công trình cách nhiệt, chống bức xạ, chứa hóa chất… 2.2.5. Ván khuôn đặc biệt. Dùng cho các ông trình đặc biệt và phụ thuộc vào phương pháp đổ bê tông như: ván khuôn rút nước cho bê tông, ván khuôn tự mang tải…. 2.3. Phân loại theo mức độ khó trong thi công. Theo vị trí, tầm quan trọng và độ khó của cấu kiện, của bộ phận công trình, ván khuôn được phân loại như sau: + Ván khuôn đơn giản: dùng trong các kết cấu đơn giản như móng bè, móng băng… + Ván khuôn trung bình: dùng trong các công trình không sử dụng bê tông cốt thép, có sàn bình thường là sàn phẳng. + Ván khuôn phức tạp: dùng trong các công trình có tường chịu lực, công trình có dầm chính và dầm phụ, công trình có khung BTCT… + Ván khuôn đặc biệt cho sàn nhiều ô, cầu thang, sàn có hình dáng đặc biệt… + Ván khuôn đặc biệt cho sàn nấm, vòm cong, cầu thagn lượn, tháp nước… 2.4. Phân loại theo vật liệu sử dụng. Theo vật liệu, ta có thể chi ra: + Ván khuôn gỗ: làm từ gỗ nguyên tấm, gỗ ép (chịu nước và không chịu nước); 6
  7. + Ván khuôn kim loại: làm từ tol mỏng, hợp kim nhôm; + Ván khuôn nhựa: làm từ nhựa tổng hợp; + Ván khuôn bê tông, bê tông cốt thép: trong quá trình đổ bê tông, các tấm này sẽ kết dính với kết cấu của công trình và nằm lại trên bề mặt với chức năng trang trí bề mặt; + Ván khuôn làm từ các tấm định hình; 3. Yêu cầu đối với công tác ván khuôn. Ván khuôn là công cụ thi công rất cần thiết và quan trọng cho việc đúc bê tông tại công trình hay trong nhà máy. Vì vậy khi chế tạo, sử dụng, ván khuôn cần đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật nhất định như sau: + Công tác ván khuôn phải phù hợp với các quy phạm hiện hành, khi thiết kế cần tuân theo các tiêu chuẩn riêng và các tiêu chuẩn có liên quan; + Ván khuôn cần được gia công thực hiện theo thiết kế. đối với vk phức tạp cần thực hiện đồng thời giữa thiết kế công trình và thiết kế ván khuôn; + Ván khuôn cần được chuẩn bị bên ngoài công trình theo thứ tự sử dụng; + Với ván khuôn chế tạo trong nhà máy, công xưởng, cần kiểm tra nghiệm thu đạt yêu cầu mới cho ra công trình sửn dụng; + Ván khuôn phải hoàn chỉnh với các phụ kiện kèm theo và phải đảm bảo thi công liên tục theo tiến độ chung của công trình; + Ván khuôn phải được sử dụng đúng theo qui định, có theo dõi. VÁn khuôn nên được tái sử dụng, số lần tái dùng càng nhiều càng tốt. + Khi gia công cần bố trí công cụ thật hợp lý. Khi lắp dựng và tháo dỡ cần phân chia thành từng phân đoạn, phối hợp cùng với các công tác khác như công tác thép, BT… + Ván khuôn phải đảm bảo hình dáng, kích thước phù hợp với kết cấu bộ phận công trình; phải bền cứng, ổn định, không bị cong vênh. + Chịu được tải trọng của bản thân; + Kín khít, không bị chảy nước ximăng khi thi công; + Cơ động, dễ lắp đặt và tháo dỡ; + Tạo được bề mặt bê tông nhẵn và phẳng; + An toàn khi sử dụng; 7
  8. BÀI 2. GIA CÔNG, LẮP DỰNG VÀ THÁO DỠ VÁN KHUÔN MÓNG CỘT Mục tiêu: * Kiến thức: - Trình bày được cấu tạo và các yêu cầu kỹ thuật của ván khuôn móng đơn. * Kỹ năng: - Làm được các công việc lựa chọn vật liệu, gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn móng đơn tại công trình xây dựng. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ,chính xác, tiết kiệm vật liệu và an toàn lao động. 1. Cấu tạo ván khuôn móng cột. 1.1. Nguyên tắc chung về cấu tạo: Tấm khuôn gỗ kích thước nhỏ được cấu tạo theo những yêu cầu sau: + Tấm khuôn làm bằng ván có chiều dày từ 25-30mm, chiều rộng từ 100-300mm, các tấm ván được liên kết với nhau bằng các nẹp gỗ và đinh. + Khoản cách các nẹp nằm trong khoản từ 150-250mm. Khoảng cách nẹp quá nhỏ sẽ cản trở thi công, khoảng cách quá lớn sẽ không đảm bảo độ cứng, độ ổn định). + Khi liên kết nẹp với ván, đinh liên kết nẹp và ván mặt có chiều dài lớn hơn tổng chiều dài của nẹp và ván từ 10 – 15mm, đầu nhọn của đinh được đóng uốn gập theo nẹp ngang; khi nẹp đặt đứng, chiều dài của đinh phải lớn hơn 2,5 – 3 lần chiều dầy của ván, trọng lượng của tấm ván khuôn phải phù hợp khi mang vận chuyển lắp ghép. + Liên kết đinh: liên kết đinh trong từng tấm khuôn hoặc trong các thành phần khác của ván khuôn cấn cấu tạo sao cho trong thời gian đổ bê tông, đinh làm việc ổn định, chắc chắn nhất, và khi tháo ván khuôn có thể tháo nhổ đinh dễ dàng. Cấu tạo mặt cắt ngang móng trụ độc lập không giật cấp 8
  9. Cấu tạo móng trụ độc lập có giật cấp. 1.2. Gia cố ván khuôn: (để chịu áp lực ngang của bê tông mới đổ). + Gia cố bên trong: cố định 2 thành ván khuôn đối diện bằng dây thép hoặc bulong; có thể cố định thành ván bằng thanh giằng xiên liên kết với móc treo đã được chôn sẵn ở lớp bê tông đã đổ đợt trước. Ngoài ra, có thể cố định thành ván khuôn bằng thanh giằng liên kết với thép chịu lực bên trong của công trình. Cấu tạo mặt cắt ngang móng trụ độc lập có giật cấp 9
  10. 2. Yêu cầu kỹ thuật. 2.1. Đúng hình dáng, kích thước. Ván khuôn móng cột độc lập khi gia công xong, lắp ghép thành hộp, mặt bên trong của ván tiếp giáp với bê tông, đảm bảo đúng hình dáng, kích thước theo thiết kế hoặc cấu kiện của bê tông. 2.2. Ván khuôn đảm bảo độ kín khít. Ván khuôn móng cột độc lập khi lắp ghép liên kết thành từng tấm hoặc mảng, tạo thành hộp luôn phải đảm bải kín khít, không làm mất nước xi măng khi thi công. 2.3. Đảm bảo độ ổn định, chắc chắn. Khi lắp dựng xong phải đảm bảo độ ổn định chắc chắn trong khi thi công bê tông đến khi bê tông đạt cường độ yêu cầu. 2.4. Đúng vị trí tim, code theo thiết kế. Ván khuôn khi lắp dựng xong phải đúng vị trí tim theo cả hai phương trục dọc – trục ngang của công trình, đảm bảo đúng cao độ (code) theo thiết kế. 2.5. Cấu ạto đơn giản trước, trong và sau khi lắp đặt – tháo dỡ. Ván khuôn khi gia công phải đạt yêu cầu cấu tạo thật đơn giản, khoa học, lắp dựng nhanh, không ảnh hưởng đến tiến độ và luân chuyển được nhiều lần. 3. An toàn lao động. Khi thi công phải trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động như quần áo, giày, găng tay, kính, mũ…Công nhân khi thi công phải tuân thủ một số qui định sau: + Khi thi công phải quan sát kỹ, tránh dẫm phải đinh, cưa, mảnh thép…khi đóng đinh phải cẩn thận không để búa đóng vào tay hoặc mảnh vụn gỗ văng vào mắt. + Ván khuôn móng cột không có ván mặt đáy mà chỉ có thành ván, vì vậy sau 2 – 3 ngày có thể tháo ván để luân chuyển sang vị trí khác. Khi tháo dỡ ván phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến khối bê tông đang ninh kết. + Đinh phải được nhổ khỏi ván nẹp, gông…và được tập trung vào vật chứa an toàn, không vứt, quăng gây mất an toàn. + Ván khuôn tháo dỡ và nhổ sạch đinh phải được vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng theo chủng loại. + Ván khuôn và giàn giáo thường là làm việc trên cao, tai nạn có thể xảy ra trong lúc thi công như ngã khi đứng trên thang hoặc trong khi lắp ghép. Để hạn chế tai nạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: + Khi vận chuyển ván khuôn lên cao, khi lắp dựng, tháo dỡ phải lắp đầy đủ giàn giáo công tác. + Khi lên, xuống phải có hệ thống thang, không tự ý leo trèo. + Lắp dựng, tháo dỡ phải đúng trình tự. + Không uống bia rượu, chất kích thích trong thời gian làm việc. 4. Gia công, sản xuất ván khuôn móng cột. 4.1. Đọc bản vẽ cấu tạo móng. Đọc bản vẽ để biết cấu tạo móng, hình dáng, kích thước các cạnh, chiều cao đài móng, cổ móng… Biết được chủng loại, kích thước, số lượng, vị trí lắp dựng và cấu tạo móng trụ độc lập giất cấp hay không giật cấp. 4.2. Chuẩn bị dụng cụ và chọn vật liệu. Căn cứ vào số liệu của bảng thống kê chọn: + Phương tiện, dụng cụ, máy móc phù hợp để gia công thuận tiện như: máy cắt, máy cưa, máy bào, cưa thủ công, búa, dụng cụ đo-vạch… 10
  11. + Chọn gỗ để gia công các tấm ván sao cho phù hợp với chiều dài, chiều rộng, hạn chế tối đa việc cắt vụn ván để tránh lãng phí. + Chọn đầy đủ các thanh nẹp, thanh chống, niêm, kê và các vật liệu theo yêu cầu. 4.3. Gia công, sản xuất ván khuôn và các phụ kiện. Gia công sản xuất ván khuôn móng không giật cấp: gia công các tấm ván khuôn thành theo từng cặp theo đúng hình dáng, kích thước của cấu kiện. Gia công sản xuất ván khuôn móng có giật cấp: + Gia công các tấm ván khuôn phần thành đế móng trong, thành đế móng ngoài theo tưng cặp và phần cổ móng đúng hình dạng, kích thước cảu cấu kiện. + Gia công các thanh nẹp, thanh chống, kê, niêm….phù hợp với chiều dài, chiều rộng, chiều cao của thành móng. + Dùng búa đóng đinh từ mặt tiếp xúc với bê tông của tấm ván ra nẹp bên ngoài. Khoảng cách thành nẹp phù hợp và đóng theo từng cặp để móng và thành cổ móng. 5. Lắp dựng và điều chỉnh ván khuôn. Trước hết phải xác định được vị trí tim trục dọc, trục ngang, code của công trình. Khi lắp ván khuôn thành của đế móng xong phải đo, cân chỉnh đúng vị trí tim, code rồi mới cố định ván chắc chắn (đối với móng không giật cấp). Đối với móng có giật cấp, lắp tiếp phần ván khuôn cổ móng; tấm ngoài được cố định bằng dây thép gằng, tấm trong được cố định bằng nẹp cữ và thanh giăng; khi cạnh của móng lớn phải có nẹp giữ thành và niêm để chống phình vàn khuôn. 6. Tháo dỡ và vệ sinh ván khuôn. 6.1. Tháo dỡ. Ván khuôn móng không có mặt đáy, do đó có thể tháo dỡ sớm hơn qui định, nhưng trong quá trình tháo dỡ phải tuân thủ một số nguyên tắc đã trình bày ở các phần trên. Khi tháo, tháo từ trên xuống, nghĩa là tháo ván thành cổ móng trước rồi mới đến tháo dỡ phần đế móng. Tháo xong sắp xếp và phân loại để dễ vệ sinh và nhổ đinh. 6.2. Vệ sinh ván khuôn. Nhổ đinh xong, tiến hành cạo bỏ phần bê tông bám vào thành ván; Xếp các tấm theo kích thước, hình dáng tương đối với nhau; Bảo dưỡng ván khuôn, chỉnh sửa những tấm bị cong, nứt… 7. Những sai phạm thường gặp. Ván khuôn không đúng hình dạng, kích thước: có thể do đọc bản vẽ sai, hoặc khi gia công sai, hoặc trong lúc thi công thiếu công tác kiểm tra; Sai lệch tim, code: do khi lắp dựng xong không kiểm tra hoặc trong quá trình cân chỉnh bị va chạm mà không phát hiện. Khắc phục: Mỗi công việc sau khi hoàn thành đều phải có bước kiẻm tra, cân chỉnh lại chính xác, nếu chưa đạt phải chỉnh sửa hoặc thay thế, khi nào đạt yêu cầu mới cho thi công; 11
  12. 8. Bài tập thực hành. Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn móng cột độc lập có giật cấp theo hình: 12
  13. 13
  14. Bài 3. GIA CÔNG LẮP DỰNG VÀ THÁO DỠ VÁN KHUÔN MÓNG BĂNG Mục tiêu: * Kiến thức: - Trình bày được cấu tạo và các yêu cầu kỹ thuật của ván khuôn móng băng . * Kỹ năng: - Làm được các công việc lựa chọn vật liệu, gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn móng băng tại công trình xây dựng. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ,chính xác, tiết kiệm vật liệu và an toàn lao động trong khi lắp dựng và tháo dỡ. Mô tả ván khuôn móng băng. Ván khuôn móng băng cũng gồm 2 loại: giật cấp và không giật cấp; loại chỉ chạy theo trục dọc; chỉ chạy thao trục ngang và chạy theo trục dọc – trục ngang của công trình xây dựng. Cũng như móng đơn, ván khuôn móng băng cũng không có ván mặt đáy. Ván được làm từ gỗ thường hoặc gỗ ép. Ván khuôn móng băng được làm ngoài hiện trường; 1. Cấu tạo ván khuôn móng băng. 1.1. Móng băng không giật cấp. Có cấu tạo một đợt, đế móng chỉ có ván thành, đế móng không có ván thành cổ móng mà chúng chạy theo chiều dài móng. Gồm 2 tấm ván thành ngoài liên kết khép kín theo kích thước của cấu kiện bê tông. Ngoài ra còn có một số chi tiết phụ như nẹp, chống… Cấu tạo ván khuôn móng băng không giật cấp 14
  15. 1.2. Móng băng giật cấp. Ván khuôn móng băng loại này có cấu tạo phần đế móng là phần dưới cùng, tương tự như ván khuôn móng băng không giật cấp nhưng có thêm phần ván thành cổ móng đóng chồng lên trên. Hộp khuôn trên được cấu tạo bởi 2 tấm ngoài kéo dài ra 2 phía, chạy song song với ván thành đế móng, liên kết với nhau theo kích thước cấu kiện bê tông. Ngoài ra còn có một số chi tiết phụ như nẹp, chống… Mặt bằng móng băng có giật cấp Mặt cắt cấu tạo ván khuôn móng băng có giật cấp 2. Yêu cầu kỹ thuật. + Đúng hình dáng, kích thước: ván khuôn móng băng khi gia công xong đảm bảo đúng hình dáng, kích thước bên trong theo đúng kích thước thiết kế của cấu kiện. 15
  16. + Ván khuôn kín khít: khi lắp ghép, liên kết thành từng tấm, từng mảng, tạo thành hộp nhằm không cho nước xi măng thoát ra. + Ván khuôn ổn định, chắc chắn: ván khuôn khi lắp dựng xong phải đảm bảo độ ổn định, chắc chắn trong suốt quá trình thi công và bảo dưỡng bê tông. + Ván khuôn đúng vị trí, tim, code theo thiết kế: khi lắp dựng xong phải đúng theo cả 2 trục dọc – ngang của công trình, đảm bảo đúng code công trình. + Cấu tạo khoa học, hợp lý, tháo lắp thuận tiện dễ dàng: khi lắp dựng hay tháo dỡ nhanh, gọn, không ảnh hưởng đến các công tác khác. 3. Gia công, sản xuất ván khuôn móng băng. + Đọc bản vẽ cấu tạo: đọc bản vẽ kết cấu của móng băng để biết được hình dạng, kích thước, cao độ và vị trí lắp dựng, từ đó lập bảng thống kê về chủng loại, số lượng, kích thước của các tấm ván. + Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, máy móc: căn cứ vào số liệu thống kê, chọn các tấm ván phù hợp, hạn chế cắt ván dễ làm vụn ván; chọn đầy đủ các thanh nẹp, cây chống, dây giăng, niêm, kê.. + Gia công ván khuôn, phụ kiện và chống đỡ: chọn gỗ để gia công các thanh chống, nẹp…liên kết bằng đinh và phải đóng từ mép trong thành ván ra ngoài cây chống, nẹp, khoảng cách các cây chống hợp lý và đóng theo cặp, các thanh nẹp cũng đóng theo cặp và có khoảng cách hợp lý. 4. Công tác lắp dựng, kiểm tra và điều chỉnh. 4.1. Công tác lắp dựng. Xác định vị trí tim trục dọc, tim trục ngang, code cao độ của công trình. Khi lắp dựng, ván khuôn được lắp cố định tạm thời; Khi lắp đến phần cổ móng, tấm trong được cố định bằng nẹp cữ và thanh giăng; khi cạnh móng lớn phải có nẹp giữ thành và niêm để chống phình ván khuôn. 4.2. Kiểm tra và điều chỉnh. Đo, kiểm tra kích thước phần đế móng, cổ móng; kiểm tra tim trục, code và độ ổn định chắc chắn của hệ ván khuôn, chống, giằng… 5. Công tác tháo dỡ và vệ sinh ván khuôn móng. 5.1. Công tác tháo dỡ ván khuôn. + Đặc điểm của ván khuôn móng băng chỉ có ván thành chạy dài dọc theo trục dọc, ngang của công trình, do đó ta có thể tháo sớm hơn thời gian cho phép, nhưng chú ý tháo theo trình tự. + Tháo ván thành cổ móng trước, tháo ván thành đế móng sau. 5.2. Vệ sinh ván khuôn. Vệ sinh máy móc, dụng cụ thi công, gia công; Vệ sinh bề mặt ván khuôn, cạo bỏ phần vữa bám. Chỉnh sửa những tấm bị cong, vênh, sức mẻ… Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp theo chủng loại. 6. Những sai phạm thường gặp. Ván khuôn không đúng hình dạng, kích thước: có thể do đọc bản vẽ sai, hoặc khi gia công sai, hoặc trong lúc thi công thiếu công tác kiểm tra; Sai lệch tim, code: do khi lắp dựng xong không kiểm tra hoặc trong quá trình cân chỉnh bị va chạm mà không phát hiện. Khắc phục: Mỗi công việc sau khi hoàn thành đều phải có bước kiểm tra, cân chỉnh lại chính xác, nếu chưa đạt phải chỉnh sửa hoặc thay thế, khi nào đạt yêu cầu mới cho thi công; 16
  17. 7. An toàn lao động. Khi thi công phải trang bị đầy đủ trang phục, công cụ, dụng cụ bảo hộ lao động; Khi thi công cần quan sát, tránh dẫm phải đinh, mảnh thép… Khi tháo dỡ ván khuôn cần cẩn thận, tránh va chạm vào phần bê tông bên trong. Nhổ sạch đinh trên nẹp, ván khuôn và cho vào thùng. Sắp xếp ván khuôn theo chủng loại, kích thước, hình dáng và vệ sinh sạch trước khi bảo quản hoặc luân chuyển sang vị trí khác. 8. Bài tập thực hành Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn móng băng theo hình: Mặt bằng móng băng có giật cấp 17
  18. Bài 4. GIA CÔNG LẮP DỰNG VÀ THÁO DỠ VÁN KHUÔN CỘT TIẾT DIỆN VUÔNG – CHỮ NHẬT Mục tiêu: * Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo và trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của ván khuôn cột tiết diện vuông - chữ nhật. * Kỹ năng: - Làm được các công việc; lựa chọn vật liệu, gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn cột tiết diện vuông – chữ nhật tại công trình xây dựng. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ,chính xác, tiết kiệm vật liệu và an toàn lao động. Ván khuôn loại này chỉ có ván thành 4 mặt xung quanh, không có ván đáy. Các thành xung quanh đối xứng và bằng nhau. Khi lắp dựng sẽ lắp theo phương thẳng đứng và chỉ lắp sau khi phần bê tông móng đã hoàn thành. Ván khuôn được làm từ gỗ nhóm 8, 7, 6…hoặc từ gỗ ép, có thể dễ dàng gia công, lắp dựng, tháo dỡ và vận chuyển. 1. Cấu tạo. 1.1. Cấu tạo mảng trong và ngoài của cột. Ván khuônc ho cột tiết diện vuông – chữ nhật có 2 tấm trong và 2 tấm ngoài, liên kết giữa chúng là đinh, tạo thành hộp vuông – chữ nhật. Hình dạng, kích thước theo thiết kế, các tấm ván thành gồm một hay nhiều mảnh ván ghép lại với nhau, gia cường bằng nẹp, gông nhằm đảm bảo độ kín khít, ổn định và chắc chắn. Cấu tạo ván khuôn cột tiết diện vuông – chữ nhật 1 – Ván khuôn; 2 – Thanh nẹp; 3- Đinh liên kết 18
  19. 1.2. Cấu tạo hệ thống gông, neo và cây chống. Khi lắp dựng ván khuôn cột, ngoài phần ván khuôn tạo thành hộp khuôn mẫu, còn có hệ cây chống đỡ, hệ thống các gông…gọi là hệ thống khung định vị. Hệ thống khung định vị chân cột có thể làm bằng gỗ hoặc kim loại, có tác dụng định vị chân cột đúng vị trí, chống áp lực ngang của bê tông khi đổ vào, khoảng cách giữa các gông dao động từ 300 – 500mm tùy theo kích thước cột. Cây chống có thể dùng gỗ, tre hoặc hệ dây có tăng đơ nhằm giúp cột ổn định theo phương thẳng đứng của công trình. Hộp ván khuôn cột 2. Yêu cầu kỹ thuật của ván khuôn cột tiết diện vuông – chữ nhật. + Ván khuôn sau khi gia công sản xuất, lắp dựng xong phải đúng hình dáng, kích thước theo thiết kế. + Ván khuôn phải kín khít sau khi lắp ghép, liên kết thành từng tấm, từng mảng, tạo thành hộp cột, không làm mất nước xi măng khi đổ bê tông. + Ván khuôn đảm bảo độ ổn định, chắc chắn trong suốt quá trình đổ bê tông cho đên khi bê tông ninh kết đạt cường độ. + Ván khuôn phải đúng vị trí, đúng tim trục theo cả 2 phương và đ1ung code. + Cấu tạo phải đơn giản nhất, tháo lắp nhanh, không ảnh hưởng đến tiến độ công trình và luân chuyển được nhiều lần. 3. Trình tự gia công sản xuất. 3.1. Công tác chuẩn bị. + Đọc bản vẽ để biết cấu tạo, hình dáng, kích thước, vị trí lắp dựng, số lượng cấu kiện giống nhau nhằm chuẩn bị vật liệu phù hợp. + Chọn vật liệu dựa vào bảng thống kê, chọn các tấm ván phù hợp, ưu tiên chọn những tấm có cùng kích thước (ván cũ) hoặc có kích thước gần tương đồng để tránh cắt vụn gây lãng phí. + Chuẩn bị hê cây chống, các gông, nẹp, neo, đinh… 19
  20. 3.2. Gia công sản xuất ván thành. + Gia công tấm khuôn 2 mặt trong – ngoài: thông thường, hộp ván khuôn cột vuông – chữ nhật sẽ có 3 mặt được gia công trước thành hộp có chiều cao bằng với chiều cao từ code chuẩn đến mặt dưới của dầm, mặt còn lại sẽ ghép các tấm ván khuôn có chiều cao từ 800 – 1200mm gọi là chừa cửa đổ bê tông, khi đổ đến cao độ trên cảu tấm ván này ta sẽ ghép thêm tấm ván khác, gia cường và đổ đến khi đạt chiều cao thiết kế. + Cửa đổ bê tông thường dùng làm cửa dọn vệ sinh khi đổ bê tông. + Cửa ghép dầm gồm nẹp đỡ ván đáy dầm và 2 nẹp đỡ thành dầm. Nẹp đỡ ván đáy dầm cũng là nẹp của tấm khuôn, được đặt cách đáy của cửa ghép dầm bằng bề dày của tấm ván đáy dầm hoặc nẹp đỡ thành dầm đặt cách cạnh của cửa ghép dầm bằng bề dày tấm ván thành dầm. + Tấm trong được ghép thành mảng kín, vị trí các nẹp ngang bằng vị trí các nẹp tương ứng kích thước tấm ngoài. 3.3. Gia công gông, chống, nẹp. - Sản xuất gông: kích thước, khoảng cách gông được sản xuất theo bảng sau: 4. Công tác lắp dựng và điều chỉnh. 4.1. Công tác lắp dựng. Trước tiên phải xác định vị trí tim trục dọc, trục ngang, code của công trình, cốt thép đã lắp đặt đúng vị trí, kỹ thuật. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2