intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Giải phẫu người: Phần 2 - Trịnh Xuân Đàn (chủ biên)

Chia sẻ: Tháng Năm Vội Vã | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

146
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1 cuốn giáo trình "Giải phẫu người", phần 2 giới thiệu các kiến thức về giải phẫu hệ tiêu hóa, giải phẫu hệ niệu - dục, giải phẫu hệ thần kinh - nội tiết. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Giải phẫu người: Phần 2 - Trịnh Xuân Đàn (chủ biên)

  1. GIẢI PHẪU HỆ TIÊU HOÁ Hệ tiêu hoá là tập hợp của nhiều cơ quan, gồm: - Ông tiêu hoá: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. - Các tuyến tiêu hoá: tuyến nước bọt, tuyến tuỵ, gan và các tuyến tiêu hoá nằm trong th à n h của ống tiêu hoá. Các cơ quan này tham gia vào việc tiếp nhận, chuyển hoá thức ăn thành những chất dễ hấp thu, gọi là quá trìn h tiêu hoá. Quá trìn h tiêu hoá gồm các hoạt động: - Hoạt động cơ học: Có tác dụng nghiền n á t thức ăn, nhào trộn với dịch tiêu hoá và vận chuyển chất chứa đựng. - Hoạt động hoá học (hoạt động tiết dịch)', tiết ra các men tiêu hoá và nước cần th iết cho sự thuỷ phân thức ăn. - Hoạt động hấp thu: có tác dụng đưa các sản phẩm đã được tiêu hoá từ trong lòng ống tiêu hoá vào máu. - Hoạt động cô đặc, tạo khuôn và đào thải các chất không hấp thu {tiết phân). 1. Hầu 2. Thực quản đoạn ngực 3. Thực quản đoạn bụng 4. Dạ dày 5. Lách 6,17. Kết tràng ngang 7. Kết tràng xuống 8. Hỗng tràng 9. Hồi tràng 10. Kết tràng chậu hông 11. Trực tràng 12. Ống hậu môn 13. Ruột thừa 14. Manh tràng 15. Kết tràng lên 16. Tá tràng 18. Túi mật 19. Gan 20. Khi quản 21. Thanh quản 22. Lưỡi Hình 6.1. Sơ đồ hệ tiêu hoá 105
  2. l ẵ ĐẠI CƯƠNG 1.1. C ấ u tạ o h ệ tiê u h o á Các p hần của ống tiêu hóa, dài chừng 6 -10m , nằm ở đầu, ngực, bụng và cả ở chậu hông. Tuy nhiên phần lón ống tiêu hoá nằm trong ô bụng. Moi đoạn của ống tiêu hoá có chức năng riêng nên có cấu tạo giải phẫu không giông nhau. Có một đặc điểm chung là th à n h của phần lớn ống tiêu hoá đều gồm có 4 lốp từ ngoài vào trong: lớp th a n h mạc; lớp cơ; lớp dưới niêm mạc và lốp niêm mạc có nhiều tuyến tiêu hoá. 1.2. P h ú c m ạc * Đ ịn h n g h ĩa : phúc mạc hay m àng bụng (peritoneum) là một th a n h mạc phủ tấ t cả các th à n h của 0 bụng, bao bọc các tạn g thuộc bộ m áy tiêu hoá (ke cả các bó mạch th ầ n kinh của tạn g đó) và che phủ phía trước, hoặc phía trên các tạng tiết niệu và sinh dục. * Cấu tạo và các th àn h phần của phúc mạc: phần phúc mạc che phủ m ặt trong th àn h bụng là phúc mạc thành (peritoneum parietale); phần phúc mạc bọc m ặt ngoài các tạng là phúc mạc tạng (peritoneum visceralis). Liên tiếp giữa phúc mạc th àn h và phúc mạc tạng là các nếp phúc mạc gồm: mạc treo, mạc nối và mạc chằng (dây chằng). Khoang nằm giữa các phần nói trên của phúc mạc là ố phúc mạc. Khoang nằm giữa ổ phúc mạc và th à n h bụng là khoang ngoài phúc mạc. * Các n ếp p h ú c m ạc - Mạc treo (meso): treo các tạn g thuộc ống tiêu hoá vào th à n h bụng, CC nhiều m ạch m áu đi kèm. - Mạc chằng hay dây chằng (ligam entum ): buộc vào th à n h bụng, các tạng không thuộc ống tiêu hoá có ít m ạch th ầ n kinh. - Mạc nối (omentum): nối tạn g nọ vào tạn g kia và cũng có m ạch - thầr kinh đi kèm. 1. Dây chằng tròn và các tĩnh mạch cạnh rốn 2. Phúc mạc thành 3. Nếp rốn ngoài (thừng ĐM trên vị) 1 4. Nếp rốn trong (thừng ĐM rốn) 2 5. Hố bẹn ngoài 6. Hố bẹn giữa 3 7. Hố bẹn trong 8. Túi tinh và ống tinh 9. Dây treo bàng quang (dây chằng rốn giữa) 10. Động, tĩnh mạch chậu ngoài 11. Bó mạch trên vị 12. Đường cung (cung Douglase) 13. Rốn 14. Mạc ngang bụng 15. Dây chằng liềm Hình 6.2. Các nếp và các hố của phúc mạc 106
  3. * Các cấu trú c khác: - Túi cùng (excauatio): là do các lá phúc mạc lách giữa các tạng 0 chậu hông tạo nên là nơi th ấp n h ấ t của ổ phúc mạc mà dịch trong 0 bụng khi có bệnh lý thường đọng lại như tú i cùng bàng quang-sinh dục, túi cùng sinh dục-trực tràng. - Hô (fossa): là do phúc mạc th àn h lót vào chỗ lõm của th à n h bụng như hô trên bàng quang, hố bẹn... - Ngách (recessus)'. do lá phúc mạc lách giữa các tạng hay th àn h bụng tạo nên một rã n h hay một hốc nhưng không phải là chỗ th ấp n h ấ t trong ổ bụng như ngách tá tràng, ngách sau m anh tràng... - Nếp (plica)-, là nơi phúc mạc bị đội lên đẩy lồi vào trong như nếp tá tràng, nếp rổh tro n g ... * Mối quan hệ giữ a các tạ n g b ụ n g và ổ ph ú c m ạc tuỳ theo mức độ được bọc bởi phúc mạc m à tạng bụng được coi là tạn g trong ổ phúc mạc nếu nó không có phúc mạc tạng bao phủ (buồng trứ ng là tạng duy n h ấ t nằm trong 0 phúc mạc). Tạng trong phúc mạc nếu nó được phúc mạc che phủ gần hết m ặt ngoài (dạ dày, ruột), và được nối vối phúc mạc th à n h qua mạc treo hoặc mạc chằng. Tạng ngoài phúc mạc nếu chỉ có một phần phúc mạc che phủ, mặt ngoài của tạng không có mạc treo hoặc mạc chằng. * T ú i m ạ c noil ( b u r s a o m e n ta lis ) là một ngách lỏn n h ấ t của 0 phúc mạc được quây quanh bởi mạc nôi và những tạn g nằm trê n mạc treo kết tràng ngang. Nó chỉ thông với p hần còn lại của 0 phúc mạc bởi khe Winslow. 1. Động mạch chủ 2. Thận trái 3. Tuỵ 4. Mạc nối tuỵ-tỳ 5. Tỳ 6. Mạc nối vị-tỳ 7. Dạ dày 8. Mạc chằng liềm 9. Mạc nối nhỏ 10. Tiền đình hậu cung 11. Gan 12. Tĩnh mạch chủ dưới 13. Thận phải Hình 6.3. Sơ đồ cắt ngang qua hậu cung mạc nối Hậu cung mạc nối gồm có tiền đình và hậu cung chính, cách nh au bởi lỗ túi mạc nôi. H ậu cung mạc nôi thông ra ổ bụng lốn bởi lỗ mạc nối. Túi mạc nối gồm tiền đình và tú i chính. 107
  4. - Lỗ mạc nôi là một khe dọc nằm giữa bờ phải mạc nối nhò và tĩnh mạch chủ dưới; giữa gan ở trên và phần dính khôi tá tuỵ ở dưới. - Tiền đình mạc nối là phần tú i mạc nối được vây quanh bởi mạc nôi nhỏ ỏ trưốc; các mạch chủ ở sau; gan ở trên và khối tá tuỵ dính ở dưới. - Túi chính nằm vê' phía trá i của lỗ nếp vị tuỵ, được quây quanh bơi dạ dầy và dây chằng vị đại tràn g ở trước; tỳ, dây chằng vị tỳ và tu ỵ tỳ ơ bên trái; thận, tuyến thượng th ậ n và tuỵ ở sau. Sàn của tú i là mạc treo kêt trà n g ngang và bờ trên là chỗ bám của dây chằng vị hoành. 2. MIỆNG M iệng (cavum oris) là phần đầu của ống tiêu hoá, gồm có 2 phần: tiền đình miệng ở trưốc, ổ miệng chính thức ỏ sau. Hai phần ngăn cách n h au bởi hai hàm răng và trong miệng có lưỡi. Miệng được giới hạn trước bởi h a i môi, hai bên bởi má, ở trên bởi vòm xương và m àn hầu, ở dưới bởi nền miệng. 1. Mõi trẽn 2. Lưỡi gà 3. Cung khẩu cái hầu 4. Hạnh nhân khẩu cái hầu 5. Cung khẩu cái lưới 6. Lưng lưỡi 7. Môi dưới 8. Cục dưới lưỡi 13 9. Hẩm lưỡi 10. Mép 11. Rãnh giữa 12. Nếp dưới lưỡi 13. TM lưỡi sâu Hình 6.4. Ổ miệng (A: Khi há miệng; B: lưỡi cong lên) 2Ế1. T iền đ ìn h m iệ n g Là 1 khoang h ìn h móng ngựa, nằm giữa hàm ră n g và môi má. Niêm mạ< phủ tiền đình lậ t từ môi, má lên lợi tạo th à n h rã n h trê n và rã n h dưói. ở giữí mỗi rã n h có nếp niêm mạc chia rã n h làm 2 phần: bên phải và bên trá i (gọi lí hãm môi). Ớ ngang mức răn g hàm lỏn th ứ hai của hàm trê n có lỗ ông Sténoi của tuyến nưỏc bọt m ang ta i đổ vào. Khi ngậm miệng, khoang tiền đình thông với ổ miệng chính thức qui nhiều khe ỏ giữa các răng, giữa bò trước ngành lên xương hàm dưới v à răn Ị hàm cuối có một lỗ rộng thông tiền đình vỏi ổ miệng (có thê luồn sonde đ ể bơn thức ăn kh i bệnh nhân không mở m iệng được). 108
  5. 2.2. o m iên g ch ín h 0 miệng chính thức nằm sau cung răng lợi; sau thông với hầu qua eo họng; trên là vòm miệng; dưới là nền miệng. Vòm miệng gồm có 2 phần: - Phần trước do xương hàm trên và phần ngang xương khẩu cái tạo nên. - Phần sau là tổ chức mềm gọi là m àn hầu, phía trước m àn hầu dính vào xương k hẩu cái, phía sau tụ do gọi là lưỡi gà. Nền miệng được tạo bởi các cơ trên móng, trên nền miệng có lưỡi, đô vào miệng có 3 tuyến nước bọt: tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi, tuyến dưới hàm. 2.3ệ C ác tu y ế n n ư ớ c b ọ t Có nhiều tuyến nưâc bọt đổ vào miệng, nằm rải rác khắp niêm mạc của miệng, 3 đôi tuyến lốn là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm , tuyến dưới lưỡi. * T u y ế n n ư ớ c b ọ t m a n g ta i: là một tuyến lỏn nhất, nặng từ 25 - 26g, nằm phía dưới ống tai ngoài, giữa ngành lên của xương hàm dưói và cơ ức đòn chũm. Được bọc trong mạc tuyến (do mạc cô nông tạo nên). Bờ trưóc tuyến có ống Sténon - chạy m ặt ngoài cơ cắn tới bò trước cơ cắn rồi vòng qua cục mỡ Bichat, đổ vào trong má (ngang cổ răng hàm lớn th ứ I-II hàm trên). Có thê di chuyển đưa ống Sténon lên m át để chữa bệnh khô giác mạc. * T u y ế n d ư ớ i h à m : nặng từ 10-20 gam nằm ở m ặt trong xương hàm dưái. Ông tiết của tuyến là ống W harton lên đổ vào hai bên hãm lưỡi. * T u y ế n d ư ớ i lưỡi: tuyến dưới lưỡi là một tuyến nhầy nặng 3-4 gam, nằm trong ô dưối lưỡi (giữa cơ hàm m óng và cơ m óng lưỡi trên m ặ t trong xương hàm dưới) chỉ được phủ bởi lớp niêm mạc của nền miệng và ống tiết của tuyến đổ vào miệng bằng các ống r ấ t nhỏ là ông Rivinus. 1. TM thái dương nông 2. Tuyến nước bọt mang tai 3. Ống sténon 4. Cơ cắn 5. Nhánh TK sô' VII 6. Cơ ức đòn chũm 7. Tuyến nước bọt dưới hàm 8. Thân TM giáp lưỡi mặt 9. Tuyến nước bọt dưới lưỡi 10. TK dưới lưỡi Hình 6.5. Các tuyến nước bọt 105
  6. 2.4. R ăng Răng có là một cấu trúc đặc biệt có nhiệm vụ cắt xé và nghiền thức ăn, góp phần vào việc tiêu hoá cơ học. * C ấ u tạ o r ă n g có 3 phần: th ân răng, cổ răng, chân răng (hay rễ). Trong răng có ống tuỷ chứa mạch và th ầ n kinh. Xung quanh ông tuỷ có ngà răng. Ngà răng được bao bọc ở th â n bởi men răng và ở chân bởi chất cément. Răng căm vào lỗ chân răng và được chằng vào xương bởi dây chàng chân răng. * P h â n lo ạ i ră n g : răn g ở 2 xương hàm xếp th à n h các cung răn g trê n và dưói. Răng ở mỗi cung gồm có 4 loại: răng cửa dùng để cắt thức ăn, răn g nanh dùng để xé thức ăn, răn g hàm bé dùng để làm vỡ, và răn g hàm lớn dùng đê nghiền n á t thức ăn. R ăng hàm lổn ỏ trên thường có 3 chân (hai ngoài một trong), răn g hàm lớn dưối thường có 2 chân (trước và sau) răn g hàm lớn cuôi cùng gọi là răn g khôn. A. Vành răng а. Vành răng lâm sàng B. Cổ răng c. Rễ răng c. Rễ răng lâm sàng D. Lỗ ổ đỉnh ổ răng 1. Men răng 2. Các ống răng 3. Ngà răng 4. 0 tuỷ răng 5. Rãnh lợi б. Lợi 7. Các sợi lợi răng 8. Dây chằng chân răng 9. Ống rễ răng 10. Xương huyệt răng 11. Tiền ngà răng 12. Các nhánh TK răng 13. Các mạch răng Hình 6.6. Cấu tạo của răng (cắt dọc qua răng nanh) * R ăng sữa v à răn g v ĩn h v iễn - Răng sữa b ắt đầu mọc trong miệng đứa trẻ từ 6 th á n g tuổi đến 2,5 tuổi. Số lượng 20 cái, nghĩa là 5 răn g cho một nử a hàm : 2 răn g cửa (a,b), 1 răng n a n h (c) và 2 răn g hàm bé (d, e), theo công thức: e d c b a a b c d e e d c b a a b c d e Thứ tự mọc răn g sữa thường là a, b, d, c, e. K hoảng 12 tuổi các răn g sữa thường rụng cùng vâi sự n h ú lên của răn g vĩnh viễn. 110
  7. Răng vĩnh viễn: b ắt đầu x uất hiện từ khảng 6 tuổi và thay th ế toàn bộ răn g sữa đến 12 tuổi. Số lượng răng vĩnh viễn gồm 32 cái, nghĩa là 8 răng cho mỗi nửa hàm: 2 răng cửa, 1 răng nanh, 2 răng hàm bé, 3 răng hàm lốn, theo công thức: CO 00 00 7 6 5 4 3 2 1 1 2 4 5 6 7 00 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8 Thứ tự mọc răn g vĩnh viễn thường mọc như sau: 6, 1, 2, 4, 3, 5, 7, 8. 2ắ5. Lưỡi Lưỡi (lingula) là cơ quan dùng để nếm, nhai, nuốt và nói; lưỡi nằm trong 0 miệng gồm có 2 m ặt (trẽn, dưới), 2 bò (phải, trái), 1 đầu (nhọn ở trước) và một đáy (ở sau). - M ặt trên (lưng lưỡi): gồm hai phần, 2/3 trưóc trong ổ miệng chính, 1/3 sau trong h ầu miệng, cách nhau bởi rãn h chữ V (rãnh tận hay "V lưỡi"), đỉnh rã n h ở sau có lỗ tịt. Sau rãnh, dưỏi niêm mạc có hạn h nh ân lưõi. Niêm mạc có nhiều nhú (gai) là cơ quan cảm nh ận về vị giác. Có 8 - 14 gai to gọi là gai đài xếp th à n h chữ V trước rãnh tận. Ngoài ra còn có gai nấm , gai bèo. - M ặt dưối có hãm lưỡi ở dọc đường giữa. Hai bên đầu dưói hãm lưỡi có 2 cục lưõi, đỉnh cục lưỡi có lỗ ống tiết W harton đổ vào (lỗ ống tiết của tuyến nưốc bọt dưới hàm). Niêm mạc m ặt dưới lưỡi mỏng và trơn. - Đáy lưỡi dính vào m ặt trên sụn nắp th a n h th iệt. Liên quan hai bên vối vùng dưỏi hàm . Từ đáy lưõi tới cung răng lợi có một rã n h gọi là rãn h huyệt lưỡi, ở hai bên rãn h , dưới niêm mạc có 1. Sụn nắp thanh quản tuyến nước bọt dưới lưỡi. 2. Nếp lưỡi nắp thanh quản 3. Hạnh nhân khẩu cái Lưỡi được cấu tạo bởi 17 cơ bám vào một 4. Lố tịt 5. V lưỡi cô't xương sợi. Cốt gồm có vách lưỡi ở giữa và 6. Nhũ lưỡi 7. Ránh giữa màng móng lưỡi đè lên xương móng. 17 cơ thì Hình 6.7. Lưỡi có 8 cở đôi, một cơ lẻ chia làm 2 loại: 1 loại ỏ ngang trong lưỡi gồm có cơ lưỡi dọc trên, cơ lưỡi dọc dưới cơ ngang lưỡi; 1 loại đi từ các vùng lân cận tới gồm có cơ cằm lưõi, cơ móng lưõi, cơ trâ m lưỡi, cơ m àn hầu lưỡi, cơ h ầ u lưõi và cơ h ạn h n h â n lư ỡ i... 111
  8. 3. THỰC QUẢN Thực quản là một ống cơ dài khoảng 23 - 25cm, đưòng kính khoảng 25 - 33mm, tiếp theo từ lỗ dưói của hầu {ngang mức đốt sống cô VI), ở phía sau 1. Thanh quàn của khí quản, đi xuống ngực qua trung 2. Cung ĐM chủ th ấ t sau, ngay trước cột sống, rồi chui I. Cung sụn nhẫn qua cơ hoành tậ n h ết ỏ tâm vị, ngang II. Cung ĐM chủ III. Chỗ chui qua mức đốt sống ngực X và XI. cơ hoành Đường kính thực quản khoảng 2,2cm nhưng có 4 chỗ hẹp: ngang mức sụn nhẫn; nơi b ắt chéo cung động mạch chủ; nơi bắt chéo phê quản chính trá i và chỗ chui qua cơ hoành. T hành thực quản có 4 lốp như ống Hình 6.8. So đồ thụt quản và những chỗ hẹp tiêu hoá trong đó lớp niêm mạc là thượng mô lát tầng, m ặt hướng vào lòng thực quản có nhưng nếp dọc. Thực quản có 3 p hần liên quan: - Phần cổ: thực quản nằm trưốc th ân các đốt sống cổ, sau khí quản; giữa 2 bó mạch cảnh và 2 th u ỳ bên tuyến giáp, th ầ n k in h th a n h qu ản quặt ngược nằm trong khe giữa khí quản và thực quản. - P h ần ngực: thực quản đi qua tru n g th ấ t trê n và tru n g th ấ t sau. Mặl trưốc áp vào khí quản (ở trên) và tâm nhĩ trá i (ở dưới). M ặt sau thự< quản áp sát m ặt trưốc th ân các đốt sống ngực nhưng ỏ dưới Thịv thì có í thành phần ngăn cách thực quản với cột sống: tính từ phải sang trái là tĩnl mạch đơn lớn, ống ngực, động mạch chủ ngực. Dây X phải và trái tiến sá các bờ bên thực quản sau khi b ắt chéo sau cuống phổi. Chúng phâi n h án h tạo đám rối thực quản rồi xuông dưới gộp th à n h 2 th â n th ầ n kin] X trước và sau thực quản đến tậ n bụng. - P hần bụng dài chừng 2cm, được phúc mạc ph ủ ở m ặt trước và đào th à á rã n h ỏ m ặt hoành của gan. 4ẳ DẠ DÀY Dạ dày (ventriculus) còn gọi lă vị, là chỗ phình của ông tiêu hoá, nôi giũ thực quản và tá tràng. Dạ dày là nơi n h ậ n thức ăn, nhào trộn thức ăn vối dịc vị để th à n h nhũ trấ p rồi đẩy xuống tá tràng. 112
  9. 4 ếl . H ìn h t h ể n g o à i Hình th ể ngoài dạ dày thay đổi tuỳ theo tuổi, giỏi, tư th ế và cách quan sát. Bình thường trên hình chụp Xquang dạ dày có hình chữ J hay tù và, gồm 2 phần: - Phần đứng chiếm 2/3 trên, nằm dọc sườn trá i cột sống gồm có: + Đáy vị (fundus ventriculi) hay phình vị lớn: là phần cao n h ất của dạ dày, lên tối khoang liên sườn V bên trái. + T hân vị (corpus ventriculi) ở dưới đáy vị, nằm bên trá i cột sông. - Phần ngang nằm vắt ngang trước cột 1. Thực quản 7. õng môn vị sống th ắ t lưng, đoạn đầu của phần này 2. Đáy vị 8. Phình vị bé 3. Bờ cong lớn 9. Hang vị phình to gọi là hang vị (antrum 4. Thân vị 10. Tá tràng pyloricum). P h ần tiếp theo th u nhỏ 5. Bờ cong nhỏ 11. Môn vị dần tạo th à n h ông môn vị. 6. Khuyết góc 12. Tâm vị Hình 6.9. Hinh thể ngoài dạ dày Kích thước dạ dày thay đổi nhiều tuỳ theo lượng thức ăn, bình thường dạ dày dài 25 cm, rộng 12 cm, thể tích trung bìnL 1 2 lít. 4.2ể C ấu tạ o Ke từ nông vào sâu dạ dày có 4 lớp: - Lốp th a n h mạc chính là phần phúc mạc bọc dạ dày. - Lổp cơ dầv và chắc, gồm 3 loại thố (thổ dọc ỏ nông, thớ vòng ỏ giữa, thớ chéo ở trong), các thớ cơ vòng p hát triển ỏ môn vị tạo nên cơ th ắ t môn vị. - Lốp dưới niêm mạc là tô chức liên kết lỏng, dễ xô đẩy, có nhiều mạch th ần kinh. - Lỏp niêm mạc có các tuyến tiết dịch vị. Khi dạ dày rỗng niêm mạc gấp th à n h nhiều nếp, khi dạ dày căng niêm mạc dãn phang. 4 ẽ3. L iê n q u a n - M ặt trưỏc có 2 p hần liên quan: + P h ần trê n liên quan vối ngực trên 1 diện về chiều cao từ khoang liên sưòn V bên trá i tới bờ dưối lồng ngực, qua cơ hoành liên quan vối phổi, m àng phổi với tim m àng tim. + Phần dưới: Liên quan với thành bụng trước, trên một diện hình tam giác (tam giác Labbé). Được giới hạn: ỏ bên phải ứng vối bò trước của gan ở 113
  10. bên trái ứng vối bờ sưòn trái, ở dưới là đường nốì giữa hai sụn sươn 9 vói nhau. - M ặt sau dính sát vào cơ hoành, qua đó liên quan với tim và màng ngoai tim. Thân vị liên quan vái thận, tuyến thượng th ận trái, vối th â n và đuôi tuỵ. Phân ngang dạ dày nằm trên mạc treo kêt tràn g ngang. - Hai bò cong: + Bờ cong nhỏ: trước có gan che phủ, mạc nối nhỏ nôi từ bờ cong nhỏ đến rốn gan, sau liên quan vối động mạch th â n tạng, động mạch chủ bụng, đám rối tạng (đám rối dương). Dọc bò này có cung mạch bờ cong vị bé. + Bò cong lớn liên quan lần lượt: từ trên xuống có mạc treo vị hoành, ở giữa có mạc nối vị tỳ, ở dưới có mạc nôi lốn bám dọc theo bò cong lớn. Dọc theo bờ cong lân có vòng mạch bờ cong vị lớn. - Hai đầu: + Đầu trên (tâm vị) ở sâu, sát m ặt trá i đốt sống T hXXI. Dây th ầ n kinh X trá i đi trước của tâm vị th ầ n kinh X phải đi ỏ m ặt sau. + Đ ầu dưới (môn vị) ở sườn phải đốt sống L[ phía trước liên quan vối thuỳ vuông của gan và túi m ật, bò trê n và dưái có mạc nối nhỏ và mạc nối lớn bám. Có các động mạch quây xung quanh: T rên có động mạch môn vị; dưới có động mạch vị mạc nối phải; phía sau bên phải là động mạch vị tá tràng. 4 ể4. M ạch m á u v à t h ầ n k in h * Đ ộ n g m ạch dạ dày được nuôi dưỡng bởi các n h á n h của động mạch thân tạng, các n h án h này nối vối n hau tạo th à n h các vòng m ạch của dạ dày. 1. ĐM vị sau 2. ĐM thực quản phình vị 3. Động mạch vành vị 4. Động mạch vị mạc nối trái 5. Động mạch môn vị 6. Động mạch vị tá tràng 7. Động mạch vị mạc nối phải Hình 6.10. Sơ đổ động mạch cấp máu cho dạ dày 114
  11. Vòng mạch bờ cong vị bé: do 2 động mạch tạo nên: động mạch vị trái (a. gastrica sinistra) hay động mạch vành vị là nhánh của động mạch th ân tạng nối vối động mạch vị phải (a. gastrica dextra) hay động mạch môn vị là 1 nhánh tách từ động mạch gan riêng ở giữa 2 lá mạc nối nhỏ, dọc bò cong vị bé sát dạ dày. - Vòng mạch bờ cong vị lán: cũng do 2 động mạch tạo nên động mạch vị mạc nối phải (nhánh của động mạch vị tá tràng) tiếp nối vối động mạch vị mạc nối trái (nhánh của động mạch tỳ), đi trong 2 lá của mạc nối lớn, chạy dọc bò cong vị lớn nằm cách dạ dày khoảng 1,5 cm. Ngoài ra, vùng đáy vị dạ dày còn được cấp máu bởi động mạch thực quản tâm phình vị (nhánh động mạch vị trái); động mạch vị ngắn và động mạch phình vị sau (nhánh động mạch tỳ) tạo nên cuống mạch đáy vị. * T ĩn h m ạ c h đi kèm và cùng tên vối các động mạch, cuối cùng đều đổ vào tĩnh mạch gánh. * B ạ c h h u y ế t b ắt nguồn từ lớp cơ của dạ dày và đổ vào các chuỗi hạch lốn nằm dọc theo các động mạch lớn, gồm: Chuỗi vành vị, chuỗi tỳ và chuỗi gan vị. * T h ầ n k in h gồm 2 dây thần kinh X phải và trái. Dây X trái tách 4 - 6 nhánh vào m ặt trước dạ dày; dây X phải tách 4 - 6 nhánh vào m ặt sau dạ dày. Ngoài ra còn các sợi giao cảm từ các dây tạng qua đám rối dương tới dạ dày. 5ệ RUỘT NON VÀ CÁC TUYẾN TIÊU HOÁ LỚN Ruột non hay tiểu tràng (intestinum tenue) là đoạn dài n h ất của ống tiêu hoá, đi từ lỗ môn vị đến lỗ hồi m anh tràng. Ruột non gồm tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Các tuyến tiêu hoá lớn là gan và tuỵ bài tiết dịch tiêu hoá đổ vào ruột non. 5ắl . R u ộ t n o n 5.1.1. Tá tr à n g Tá trà n g (duodenum), là khúc đầu của ruột non đi từ môn vị đến góc tá hỗng tràng; nằm sá t th à n h bụng sau, trước cột sống dài 25-30cm đường kính từ 3-4cm. * H ìn h t h ể n g o à i tá trà n g uốn cong hình chữ c hưống sang trá i và ôm quanh đầu tuỵ. Nó đi theo một đường gấp khúc gồm 4 phần (khúc): - Khúc 1 nằm dưối gan, hơi chếch lên trên, ra sau và sang phải. 2/3 đầu phình to th à n h h àn h tá trà n g và di động giũa các mạc nối. - Khúc 2 chạy th ẳn g xuống ở bên phải đầu tuỵ, trước th ậ n phải, ố n g m ật chủ và ông tuỵ đổ vào th à n h sau trong khúc 2. Giữa khúc 1 và 2 là gối trên tá tràng. 115
  12. - Khúc 3 nằm vắt ngang cột sông th ắ t lưng trước động mạch chủ bụng và tĩn h mạch chủ dưới. Giữa khúc 2 và 3 là gối dưổi tá tràng. - Khúc 4 chạy lên trên cạnh sườn trá i động mạch chủ bụng tói góc tá hông tràng, ngang sưòn trá i đốt sống Ln. * H ìn h t h ể tr o n g v à c â u tạ o cũng có 4 lớp như câu tạo chung cua ông tiêu hoá. M ặt trong khúc II tá tràn g có 2 lỗ cục ruột (nhú tá). - N hú tá lỏn (lỗ cục ruột tó) ở chỗ nối giữa 2/3 trên , 1/3 dưới m ặt trong phần xuống tá tràng; trong 50% trường hợp rỗng ở giữa th àn h bóng valter có ông tuỵ chính và ông m ật chủ đô vào. - Nhú tá bé nàm (lổ cục ruột bé) ở trên nhú tá lốn 3cm có ông tuỵ phụ đô vào. 1. Dạ dày 2. Tỳ 3. Thân tụy 4. Góc kết tràng trái 5. Thận trái 6. Góc tá hổng tràng 7. Bó mạch mạc treo tràng trẽn 8. Khúc lên tá tràng 9. Rễ mạc treo ruột non 10. Khúc ngang dưới tá tràng 11.Gối dưới tá tràng 12. Góc kết tràng phải 13. Rễ mạc treo kết trànn ngang 14. Khúc xuống tá tràng 15. Khúc ngang trên tá tràng 16. Thận, tuyến thuọng thận phải 17. Gối trẽn tá tràng Hình 6.11. Vị trí. hình thể của tá tràng 5.1.2. H ồng - h ồi tr à n g (tiểu trà n g ) Là p h ần di động của ruột non, từ góc tá hỗng trà n g đến góc hồi m anh tràng, dài 6-7m trong đó 4/5 trê n được coi là hỗng tràn g . R anh giới giữa 2 p hần không rõ ràn g có th ể có tú i th ừ a hỗng trà n g ngăn cách n hau. Tiểu tràng được cố định vào th à n h bụng sau bởi mạc treo tiểu tràn g , 1 bờ chính là chỗ mạc treo bám, còn 1 bò tự do (hay bờ ruột). Có m àu hồng, có lúc m àu đỏ sẫm hoặc m àu xanh (tuỳ giai đoạn tiêu hoá). Tiểu trà n g cuộn lại th à n h 14 - 16 quai, các quai ở phía trê n nằm ngang, các quai ở phía dưói nằm dọc, đoạn cuối nằm ngang đô vào m anh tràng. * L iê n q u a n hỗng-hồi tràn g nằm ỏ giữa và hơi lấn nhiều sang bên trá i c bụng. Trong 0 bụng, nằm dưối kết tràn g ngang và mạc treo kết tràn g ngang, trêr các tạng trong chậu hông bé; trước là mạc nối lốn và sau là đại tràng xuống. 116
  13. 1. Mạc treo kết tráng ngang 2. Góc tá hồng tràng 3. Các quai hổng tràng 4. Kết tràng chậu hông 5. Bàng quang 6. Manh tràng 7. Các quai hổi tràng 8. Kết tràng lên 9. Kết tràng ngang 10. Mạc nối lớn — 5 Hình 6.12. Vị trí, hinh thể và cách sắp xếp của ruột non * C ấu tạ o cũng có 4 lốp, nhưng lỏp niêm mạc của chúng và tá tràng có diện tích lân nhờ những nếp vòng, trên nếp vòng lại có những nhung mao; bên dưới niêm mạc có những nang bạch huyết chùm và các nang bạch huyết đơn độc. 1. Mạc treo 2. Thanh mạc 3. Quai động mạch 4. Lớp cơ dọc 5. Lớp cơ vòng 6. Lớp dưới niêm mạc 7. Lớp niêm mạc 8 Hình chụp có cản quang của hỗng tràng Hình 6.13. Cấu tạo các lớp của hỗng tràng * M ạc tr e o tiể u tr à n g là một nếp phúc mạc treo tiểu trà n g vào thành bụng sau, có nhiều tổ chức mỡ, mạch máu, th ầ n kinh. Mạc treo tiểu tràng có 2 mặt: m ặt phải (trước), m ặt trá i (sau) và có 2 bờ: một bò bám vào ruột, dài theo chiều dài của ruột, 1 bò bám vào th àn h bụng sau gọi là rễ, rễ có hình chữ s chỉ dài 15-18 cm, bắt đầu ở bên trá i và tận hết ỏ trước khớp cùng chậu phải. * M ạch v à t h ầ n k in h c ủ a tiể u t r à n g - Động mạch: tiểu tràn g được cấp m áu bởi 14-16 n h á n h tách ra từ động mạch mạc treo trà n g trên, các n h án h này đi trong 2 lá của mạc treo tiểu trà n g và p h ân n h án h tiếp nối vối n hau tạo th à n h các cung mạch trước khi tách ra các n h án h th ản g tới bờ ruột. - Tĩnh m ạch đi kèm theo bên phải động mạch, lên tới phía sau đầu cổ tuỵ thì hợp vối tĩn h mạch tỳ, tĩn h mạch mạc treo trà n g dưới tạo th à n h tĩnh mạch gánh. - Bạch huyết đô vào hạch tạn g mạc treo tràng. 117
  14. - T hần kinh là các nhánh tách từ đám rối mạc treo trà n g trên (thuộc đám rối dương) đi tới th àn h ruột tạo th àn h đám rôi Auerbach và đám rôi M eissner. 5.2. G an Gan (hepar) là tạng to n h ất cơ thể, chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thê ngưòi lớn và 5% trọng lượng cơ thể trẻ em. 5.2.1. Vị trí, k íc h th ư ớ c và đ ố i ch iếu Gan nằm trong ổ bụng, dưới vòm hoành phải nhưng lấn sang trá i nằm dưới vòm hoành trá i và vùng thượng vị. 0 người sống gan có màu đỏ nâu. trơn bóng, mật độ chắc, nên dễ bị vỡ. Trọng lượng từ 2-3 kg (trong đó có 800-900g máu). Bê ngang của gan dài 25-28cm (phải trái), bê trước sau 18cm (rộng) và dầy 8cm (trên-dưối). Bờ dưối gan chạy dọc theo cung sườn phải bắt chéo qua vùng thượng vị và cung sườn trái. Điểm cao n hất của gan ở phía sau xương sưòn thứ V bên phải, ngay dưới núm vú. Gan di động theo nhịp thỏ, theo sự di chuyên của cơ hoành. 5.2Ỗ2. H ìn h th ê n g o à i và liê n q u a n G an có hình gần giống quả dưa hấu cắt chếch nên có 2 m ặt (m ặt hoành lồi và m ặt tạn g phảng ran h giới giữa 2 m ặt ở phía sau không rõ, ở phía trước là một bờ sắc gọi là bờ dưới. - M ặt hoành (faciès diaph.ragma.tica): m ặt này có hình vòm, nhẫn, áp sát vào cơ hoành và được chia th àn h 4 phần: trên, trước, phải và sau. Phần sau m ặt hoành có 1 vùng nằm giữa 2 lá của dây chằng vành, nơi không có phúc mạc phủ và được gọi là vùng trần . Dây chằng liềm chia làm hai thuỳ phải và trái. Qua cơ hoành, m ặt trê n liên quan với tim . đáv phổi và m àng phổi phải. 1. Mạc chằng tam giác trái 2. Thuỳ gan trái 3. Thuỳ gan phải 4. Mạc chằng liềm 5. Mạc chằng tam giác phải 6. Dãy chằng tròn 7. Bờ trước gan 8. Đáy túi mật Hình 6.14. Mật trên gan (mặt hoành) 118
  15. - M ặt tạng (faciès visceralis) hay m ặt dưới gan hướng về phía sau dưới và tiếp xúc nhiều tạng bụng. M ặt này có hai rã n h dọc và một rãn h ngang tạo th à n h hình chữ H chia m ặt dưới gan th àn h các thuỳ. 1.Mạc chằng vành trẽn 2. Mặt sau 3. Ấn thượng thận 4. TM chủ dưới 5. Ấn dạ dày 6. Rốn gan 7. Ấn thận 8. Ấn môn vị 9. Túi mật 10. Ấn đại tràng 11. Dây chằng tròn 12. Rãnh TM Arantius 13. Mạc chằng vành lá dưới Hình 6.15. Măt dưới gan + Rãnh dọc phải: nửa trưốc là rãn h túi mật, nửa sau là rãn h tĩnh mạch chủ dưới. + Rãnh dọc trái: trước là rãnh dây chằng tròn, sau là khe dây chằng tĩnh mạch. + R ãnh ngang hay rốn gan hoặc cửa gan: hơi lùi ra phía sau, dài khoảng 6 cm, là nơi các th à n h phần của cuông gan đi vào và ra khỏi gan. Các rãnh trên chia m ặt dưỏi gan làm 4 thuỳ và có các vết ấn của các tạng bụng. + Thuỳ phải (lobus hepatis dexter): có 3 ấn lõm liên quan: ấn thận, tuyến thượng th ận phải ỏ sau; ấn đại tràng ở trưóc; ấn môn vị tá tràng ở trong. + Thuỳ trá i (ỉobus hepatis sinister)-, mỏng, úp lên đáy vị. + Thuỳ vuông (lobus quadrratus): úp lên phần ngang dạ dày và tá tràng. + Thuỳ đuôi (lobus caudatus)'. nằm sau rãnh ngang . - Bờ dưới gan sắc, có k h u y ết tú i m ật bên phải, k h u y ết dây chàng tròn bên trái. 5.2.3. C ấ u ta o g a n Gan được p hủ bởi phúc mạc, trừ vùng trần , dưới phúc mạc là áo xơ. ở cửa gan, áo xơ đi vào cùng các mạch tạo nên bao xơ quanh m ạch hay là bao Glisson. Gan được p h ân chia th à n h các đơn vị cấu trúc là tiểu thuỳ. Mỗi tiểu thuỳ là một khôi nhu mô gan mà m ặt cắt ngang có hình 5-6 cạnh, ở mỗi góc tiểu 119
  16. thuỳ có một khoảng mô liên kết gọi là khoảng cửa, nơi chứa một nhánh tĩnh mạch cửa, n h án h động mạch gan và một ông dẫn mật. ơ tru n g tâm tiêu thuỳ gan có một tĩn h mạch tru n g tâm , từ tĩnh mạch này có những đôi dây tê bào gan hình lập phương toả ra ngoại vi. Giữa hai đôi dây tê bào liền nh au là những mao mạch dạng xoang dẫn m áu từ nhánh tĩnh mạch cửa và n h án h động mạch gan ở khoảng cửa tối tĩnh mạch trung tâm . Thành các mao mạch dạng xoang được tạo nên bởi tê bào nội mô, trong đó có một sô đại thực bào (tê bào Kupffer). Các tĩnh mạch tru n g tâm hợp lại lớn dần lên, và cuôi cùng tạo th à n h các tĩnh mạch gan chạy ra khỏi gan đổ vào tĩnh mạch chủ dưới, ơ giữa các đôi dây tê bào gan là các vi quản m ật, có đầu ngoại vi đô vào ông m ật ỏ khoang cửa (ông gan tiểu thuỳ). Các ống m ật ở khoảng cửa hợp nên những ống m ật lớn dan, cuối cùng th àn h các ống gan phải và trá i đi ra khỏi gan. 5.2.4. Các p h ư ơ n g tiệ n c ô 'đ ịn h g a n Gan được giữ tại chỗ bởi: tĩnh mạch chủ dưới cùng các tĩn h m ạch gan; dây chằng hoành gan dính chặt vùng trầ n của gan vào cơ hoành, dây chang vành và dây chằng liềm. Ngoài ra còn có cấu trúc khác có tên là dây chằng như ng không có vai trò giữ gan như mạc nối nhỏ, dây chàng tròn, dây chằng tĩn h mạch. 5.2.5. Đ ư ờ n g d ẫ n m ậ t n g o à i g a n M ật từ trong gan chảy ra ngoài qua ống gan phải và trái. H ai ống này hợp lại tạo nên ông gan chung, ống gan chung nằm trong cuống gan. dài 4cm, xuống dưối sang phải tới bờ trê n khúc I tá trà n g hợp với ống tú i m ặt tạo thành ống m ật chủ. Ông m ật chủ dài khoảng 8cm, đường kính 5-6mm, chạy theo hướng của ống gan đi xuống sau khúc 1 tá tràn g và đầu tuỵ tái lỗ cục ru ộ t to cùng với ống tuỵ chính đổ vào tá tràng. Đặc biệt chỗ đô vào lỗ cục ru ộ t to là nơi hẹp n h ất của ống m ật chủ vì ở đó có cơ trơn Oddi. Túi m ật (vesica fellea) giống hình quả lê dài 8-10cm, rộng 3cm nằm trong rãn h túi m ật ỏ m ặt dưới gan. Túi m ật gồm có 3 phần: - Đáy tú i m ật ứng với k huyết tú i m ật ở bờ trước của gan. đối chiếu ra ngoài th à n h bụng trước là giao điểm của bò ngoài cơ th ả n g to gặp bờ sườn bên phải. - T hân tú i m ật năm trong rãn h tú i m ật ở m ặt dưới gan, có phúc mạc phủ. - Cô tú i m ật nằm cách gan độ 0,5 cm, cổ tú i m ật phình to ở giữa còn hai đầu th u nhỏ lại, đầu trên gấp vào th ân , đầu dưỏi gấp vào ống tú i mật. Được treo vào gan bởi mạc treo tú i mật. Ong tú i m ật (ductus cysticus) dài 2-4cm, từ cổ tú i m ật chạy xuống dưỏi, sang trá i tới bờ trên khúc I tá trà n g hợp với ống gan th àn h ống m ật chủ. Trong lòng ông tú i m ật niêm mạc tạo th à n h nếp hình xoắn ốc. 120
  17. 1. ống gan trái 2. Ống gan phải 3. Ống cổ túi mật 4. Ống túi mật 5. Óng mặt chủ 6. Đáy túi mật 7. Ống tuỵ chính 8 Nhũ tá lán 9 Khúc II tá tràng Hình 6.16. Sơ đồ đường dẫn mật ngoài gan 5.2.6. M a c h m á u , th ầ n k in h * Đ ộ n g m ạ c h cấp m áu cho gan là động m ạch gan riêng, n h án h của động mạch th â n tạng. Động mạch gan chung chạy xuống dưới sang phải ra trước, khi tối bò tr á i tĩn h m ạch cửa ngang khúc ngang trê n tá trà n g th ì chia ra làm 2 ngành: 1. ĐM vành vị 2. ĐM gan riêng 3. ĐM thân tạng 4. ĐM tỳ 5. ĐM gan chung 6. ĐM vị tá tràng 7. ĐM mạch treo tràng trên Hình 6.17. Động mạch thân tạng và các nhánh - Ngành xuống là động mạch vị tá trà n g (a. gastroduodenalis) đi xuống cấp m áu cho tá tuỵ và một phần cho dạ dày. - Động m ạch gan riên g (arteria heptica propria), đi dọc theo trước bờ trá i tĩn h m ạch cửa, trong cuống gan, khi tói gần rốn gan chia làm 2 ngành chui vào gan và p h ân chia nhỏ dần theo tĩn h m ạch cửa nằm trong khoang cửa. Động mạch gan riêng còn tách động m ạch tú i m ật và động mạch vị phải. * T ĩn h m ạ c h c ử a (vena portae) là tĩnh mạch chức phận m ang m áu chứa các chất th u được từ ông tiêu hoá về gan. Trong lòng tĩn h mạch cửa không có van. 121
  18. Tĩnh mạch cửa được hình th à n h do sự hợp lại của 3 tĩn h mạch chính: tĩnh mạch tỳ nối với tĩn h m ạch mạc treo tràn g dưới th à n h th â n tĩn h m ạch tỳ - mạc treo tràng. T hân này nôi với tĩnh mạch mạc treo trà n g trê n tạo th à n h tĩnh mạch cửa ỏ ngay sau đầu cổ tuỵ. Từ đâỵ, nó chạy chêch lên trên, sang phải vào trong hai lá của mạc nối nhỏ, tới gần rốn gan chia làm hai ngành phải và trái. Cả 2 ngành này chui vào trong gan phân chia th à n h các n h án h nhỏ gióng như động mạch gan. T rên đường đi, tĩn h mạch cửa còn n h ận m áu từ các tĩnh mạch túi mật, các tĩn h mạch cạnh rốn, tĩn h mạch vị trái và phải, ... Các n h án h của tĩn h mạch cửa tiếp nối với các n h án h của hệ tĩn h mạch chủ ở 3 nơi: giữa tĩn h mạch vành vị với tĩnh mạch thực quản ở thực quản; giữa tĩnh mạch rốn với tĩn h mạch th àn h bụng ỏ quanh rốn; và giữa tĩn h m ạch trực tràng trên vối tĩn h mạch trực trà n g giữa và dưới ở trực tràng. Khi có nguyên nhân nào đó gây cản trở m áu về gan qua tĩnh mạch cửa sẽ gây ra dãn các mao mạch tại các chỗ nôi, m áu ứ lại nhiều sẽ gây biên chứng vỡ các mao m ạch này, tuỳ theo vị trí m à có các triệu chứng lâm sàng khác nh au như nôn ra m áu, đi ngoài ra máu, tu ầ n hoàn bàng hệ dưỏi da bụng. 1. Thực quản 2. Tĩnh mạch vành vị 3. Tĩnh mạch môn vị 4. Tĩnh mạch vị mạc nối phải 5. Tĩnh mạch tỳ 6. Tĩnh mạch mạc treo tràng dưới 7. Tĩnh mạch trực tràng giữa 8. Tĩnh mạch trực tràng dưới 9. Tĩnh mạch mạc treo tràng trên 10. Tĩnh mạch tá tuỵ phải trên 11. Tính mạch cửa Hình 6.18. Sơ đồ cấu tạo tĩnh mạch cửa và vòng nối cửa chủ * T ĩn h m ạ c h g a n (vena hepaticae) hay tĩn h m ạch trê n gan: các tĩn h mạch tru n g tâm tiểu th u ỳ của gan hợp lại th à n h các tĩn h m ạch lón dần rồi cuối cùng tạo th à n h các tĩn h mạch gan. Có 3 tĩn h mạch gan phải, gan trá i và gan giữa n h ận m áu từ các th u ỳ gan để đổ vào tĩn h mạch chủ dưối. * B ạ c h h u y ế t có 3 nhóm hạch: nhóm nằm q u an h rốn gan, nhóm nằm cạnh tĩn h mạch chủ dưỏi và nhóm nằm sau mũi ức. * T h ầ n k in h chi phôi cho gan thuộc hệ th ầ n kinh thực vật, gồm các sợi của dây X trá i và tách từ đám rối dương tối. 122
  19. 1. Động mạch gan trái 2. Ống gan trái 3. Ông túi mật 4. Động mạch gan riêng 5. Động mạch gan chung 6. ĐM vị tá tràng 7. TM mạc treo tràng dưới 8. Ống mật chủ 9. ĐM mạc treo tràng trên 10. Tĩnh mạch mạc treo tràng trên 11. Túi mật Hình 6.19. Sơ đồ liên quan các thành phần cuống gan * C u ố n g g a n : cuống gan đi từ cửa gan tới phần trên tá trà n g và là nơi chứa hầu hết các th à n h phần đi vào và đi ra khỏi gan. Các th à n h phần của cuống gan nằm tương đối tập tru n g giữa 2 lá của dây chằng gan tá trà n g (thuộc mạc nối nhỏ) và bao gồm: đường m ật chính; động mạch gan; tĩn h mạch cửa; các mạch bạch huyết và th ầ n kinh. Trong cuống gan, các th à n h phần sắp xếp như sau: tĩnh mạch cửa nằm sau, ống gan và ống m ật chủ nằm ở trưốc phải, động mạch gan nằm ở trưốc trái. 0 gần cửa gan thì 2 ngành tĩn h mạch cửa nằm ỏ sau cùng; lớp trước 2 n gành này là các ngành phải và trá i của động mạch gan và trưốc nhất là 2 ngành của ống gan. 5.3. T uỵ Tuỵ (pancreas) là một tuyến thuộc bộ máy tiêu hoá vừa ngoại tiết (tiết ra dịch tuỵ đô vào ruột giúp cho sự tiêu hoá) vừa nội tiết (tiết Insuline đổ vào máu có tác dụng điều hoà đường huyết). Tuỵ m àu trắn g hồng, dài 15cm, cao 6cm và dầy 3cm; nặng khoảng 80gr; đi từ khúc II tá tràn g chếch lên trê n và sang trá i tới gần rốn tỳ, nằm vắt ngang trưốc các đốt sống th ắ t lưng trên. 5.3.1. H ỉn h th ê n g o à i và liên q u a n Vối hình giống cái búa, dẹt theo chiều trước sau và có 3 phần: đầu, th â n và đuôi; giữa đầu và th â n có khuyết tuỵ. * Đ ầ u tu ỵ : dẹt, h ìn h gần vuông, có tá trà n g quây quanh; dưâi đầu tuỵ tách ra mỏm móc tuỵ. Đ ầu được phần cô định của tá trà n g vây quanh và gắn thành 1 khôi có những liên quan chung: M ặt sau khôi tá tụy không có phúc mạc bọc và dính với nử a trong, m ặt trưỏc th ận phải, tuyến thượng th ậ n phải, cuống th ậ n phải và tĩn h mạch chủ dưỏi. Ong m ật chủ đào th à n h rãn h vào m ặt sau đầu tuỵ. 123
  20. M ặt trước có phúc mạc phủ và bị rễ mạc treo két trà n g ngang b ăt chéo theo chiều ngang. P hần trên chỗ bắt chéo bị gan, môn vị và tú i m ật chùm lên; phần dưới tiếp xúc với các quai ruột non. 1. Khúc I tá tràng 2. Ống tuỵ phụ 3. Đuôi tuỵ 4. Thân tuỵ 5. Óng tuỵ chính 6. Nhũ tá lớn 7. ĐM mạc treo tràng trên 8. Khúc III tá tràng 9. Đầu tuỵ Hình 6.20. Tá tràng và tuỵ (mặt trước) * T h â n tu ỵ : chạy chếch lên trên sang trá i áp sát vào th à n h bụng sau, mặl trưốc có phúc mạc phủ liên quan qua tú i mạc nôi vái dạ dày; m ặt sau không cc phúc mạc và dính vào m ặt trưốc thận, tuyến thượng th ậ n và cuống th ận trái có động mạch lách chạy dọc bờ trên m ặt sau th â n tuỵ; rễ mạc treo kết tràng ngang bám dọc bò dưới. Vùng tiếp nối đầu và th â n tuỵ ỏ ngang mức kh u y ết tuỵ, có 3 động mạc? quây xung quanh: động mạch th â n tạng ở trên, động m ạch chủ bụng ở sau VỀ động mạch mạc treo trà n g trên ỏ dưới. * Đ u ô i tu ỵ : tiếp theo th â n tuỵ, nằm trong 2 lá mạc nối tuỵ tỳ, di động Ví liên quan chặt chẽ tới cuống tỳ. 5.3.2. C ấu ta o củ a tu ỵ và cá c ốn g tiế t Mô tuỵ gồm nhiều tiểu thuỳ, mỗi tiểu thuỳ do nhiều nang tuyến hợp nên VI th àn h nang lại do các tế bào tiết dịch tạo thành. Dịch từ mỗi tiểu th u ỳ được dẫ] lưu bởi 1 ống tiết nhỏ và những ống này hợp lại tạo th à n h 2 ống lớn là ông tu chính và ống tuỵ phụ. Nằm xen với các nang tuỵ ngoại tiết là những đám tế bà nội tiết gọi là các tiêu đảo L angerhans, chúng tiết ra Insulin và glucagon, cá hormon nay đi th ắn g vào m áu để tham gia vào chuyển hoá glucose của cơ thể. - O n g tu ỵ c h ín h (ductus pancreaticus) hay ống W irsung: chạy theo trụ của th ân , n h ậ n nhiều n h án h bên đến khuyết tuỵ th ì bẻ gập cong xuốn dưói rồi chạy qua đầu tuỵ tới đổ vào bóng gan tuỵ. - O n g tu ỵ p h ụ (ductus pancreaticus accessorius) ống S an to n m : tách r từ ông tuỵ chính ở khuyết tuỵ, chạy chếch lên trên tới n h ú tá bé. 124
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2