intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Giải phẫu – sinh lý - Nghề: Dược (Trình độ Cao đẳng): Phần 1

Chia sẻ: Huyền Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

128
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Giải phẫu sinh lý được biên soạn phù hợp nội dung chương trình đào tạo nghề kỹ thuật dược trình độ cao đẳng. Giáo trình Giải phẫu sinh lý cung cấp kiến thức cơ sở y dược tạo nền tảng cho người học tiếp thu tốt hơn và hiểu rõ hơn tác dụng của thuốc trên cơ thể người nhằm nâng cao chất lượng phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng. Giáo trình được chia thành 2 phần. Mời các bạn cùng tham khảo phần 1 sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Giải phẫu – sinh lý - Nghề: Dược (Trình độ Cao đẳng): Phần 1

  1. BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CĐ KỸ NGHỆ II GIÁO TRÌNH GIẢI PHẪU – SINH LÝ NGHỀ: DƯỢC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành theo quyết định số / /QĐ-CĐKNII ngày tháng năm của Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II) (LƯU HÀNH NỘI BỘ) 2
  2. Lời nói đầu Kỹ thuật dược là nghề mới được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho phép đưa vào giảng dạy trong hệ thống trường nghề trong vài năm gần đây. Nghề này có đặc thù liên quan mật thiết mã ngành Sức khoẻ, đòi hỏi người học phải có đủ kiến thức chuyên ngành Dược, một phần kiến thức ngành Y và kỹ năng sử dụng trang thiết bị trong bào chế, bảo quản thuốc dùng cho chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Khoa Dược là một trong những khoa mới được thành lập trong hệ thống trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình giảng dạy nghề kỹ thuật dược theo Chương trình khung được Bộ ban hành, khoa đã chủ động biên soạn bộ giáo trình đáp ứng việc đào tạo nghề dược trình độ cao đẳng nghề, tạo nguồn cung lao động kỹ thuật ngành dược cho nhu cầu xã hội hiện nay. Giáo trình GIẢI PHẨU SINH LÝ được biên soạn phù hợp nội dung chương trình đào tạo nghề kỹ thuật dược trình độ cao đẳng. Giáo trình GIẢI PHẨU SINH LÝ cung cấp kiến thức cơ sở y dược tạo nền tảng cho người học tiếp thu tốt hơn và hiểu rõ hơn tác dụng của thuốc trên cơ thể người nhằm nâng cao chất lượng phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng. Giáo trình GIẢI PHẨU SINH LÝ thật sự còn nhiều khiếm khuyết, khoa Dược trên tinh thần cầu thị mong có nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, người học nhằm hoàn thiện hơn nội dung và cập nhật kiến thức chuyên ngành đáp ứng nhu cầu người học và sinh viên các chuyên ngành liên quan. Phụ trách khoa Dược 3
  3. CHƯƠNG 1: ĐAI CƯƠNG GIẢI PHẨU HỌC GIỚI THIỆU MÔN GIẢI PHẪU HỌC NGƯỜI Mục tiêu học tập: Nêu được ý nghĩa giải phẫu học và các phương thức miêu tả giải phẫu. Trình bầy được vị trí và tầm quan trọng của môn giải phẫu học trong y học. Nêu được các quy ước chung về tư thế, mặt phẳng giaỉ phẫu. Nội dung: 1. Giải phẫu học và các phân môn của giải phẫu học Giải phẫu học người (human anatomy) là nghành khoa học nghiên cứu cấu trúc cơ thể người. Tùy thuộc vào phương tiện quan sát, giải phẫu học được chia thành hai phân môn: giải phẫu đại thể (gross anatomy hay macroscopic anatomy) nghiên cứu các cấu trúc có thể quan sát bằng mắt thường và giải phẫu vi thể (microscopic anatomy hayhistology) nghiên cứu các cấu trúc nhỏ chỉ có thể nhìn thấy qua kính hiển vi. 2. Các phương thức mô tả giải phẫu Tùy theo mục đích nghiên cứu, có nhiều cách mô tả khác nhau. Ba cách tiếp cận chính trong nghiên cứu giải phẫu là giải phẫu hệ thống, giải phẫu vùng và giải phẫu bề mặt. Giải phẫu hệ thống (systemic anatomy) là cách mô tả mà ở đó cấu trúc của từng hệ cơ quan (thực hiện một chức năng nào đó của cơ thể) được trình bày riêng biệt. Giải phẫu hệ thống thích hợp với mục đích giúp người học hiểu được chức năng của từng hệ cơ quan. Các hệ cơ quan của cơ thễ có: hệ da, hệ xương, hệ khớp, hệ cơ, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ sinh dục và hệ nội tiết. các giác quan là một phần của hệ thần kinh. Giải phẫu vùng (regional anatomy) hay giải phẫu định khu (topographical anatomy) là nghiên cứu và mô tả giải phẫu của tất cả các cấu trúc (thuộc các hệ cơ quan khác nhau) trong một vùng, bao gồm cả lien quan của chúng với nhau. Cơ thể được chia thành những vùng lớn sau đây: ngực, bụng, đáy chậu và chậu hông, chi dưới, chi trên, lưng, đầu và cổ. mỗi vùng này lại được chia thành những vùng nhỏ hơn. Giải phẫu bề mặt (surface anatomy) là mô tả hình dáng bề mặt cơ thể người. đặc biệt là những liên quan của bề mặt cơ thể với những cấu trúc sâu hơn như các xương và các cơ. Mục đích chính cua giải phẫu bề mặt la giúp người học hình dung ra những cấu trúc nằm dưới da. VD: ở những người bị vết thương do dao đâm, thầy thuốc phải hình dung ra những cấu trúc bên dưới vết thương có thể bị tổn thương. 3. Vị trí của môn giải phẫu trong y học: Trong y học, giải phẫu học đóng một vai trò của một môn học cơ sở. Kiến thức giải phẫu học người là kiến thức nền tảng, giúp ta hiểu được hoạt động của cơ thể người (sinh lí học) Fernel noi rằng “ giải phẫu học cần cho sinh lí học giống như mon 4
  4. địa lí cần cho môn lịch sử”. Giải phẫu học cũng là nền tảng kiến thức căn bản của tất cả các chuyên ngành lâm sàng. 5
  5. 4. Tư thế giải phẫu Tất cả các mô tả giải phẫu được trình bày trong mối liên quan với tư thế giải phẫu để đảm bảo rằng các mô tả đó được rõ rang và chính xác. Một người ở tư thế giải phẫu và một người đứng thẳng với: đầu, mắt và các ngón chân hướng ra trước, cac’ gót chân va các ngón chân áp sát nhau, và hai tay buông thong ở hai bên với các gan bàn tay hướng ra trước. 5. Các mặt phẳng giải phẫu Những mô tả giải phẫu đươc bốn loại mặt phẳng giải phẫu cắt qua cơ thể ở tư thế giải phẫu. Có nhiều mặt phẳng đứng dọc, đứng ngang và nằm ngang nhưng chỉ có một mặt phẳng đứng dọc giữa. Tác dụng chính của các mặt phẳng giải phẫu là để mô tả các mặt cắt và hình ảnh của cơ thể. Mặt phẳng đứng dọc giữa (medial sagital plane) là mặt phẳng thẳng đứng đi dọc qua trung tâm của cơ thể, chia cơ thể thành các nửa phải và trái. Các mặt phẳng đứng dọc (sagittal planes) là những mặt phẳng thẳng đứng đi qua cơ thể song song với mặt phẳng đứng dọc giữa. Các mặt phẳng đứng ngang (coronal/frontal planes) là những mặt phẳng thẳng đứng đi qua cơ thể vuông góc với mặt phẳng đứng dọc giữa chia cơ thể thành các phần trước và sau. Các mặt phẳng nằm nang (horizontal planes) là các mặt phẳng đi qua cơ thể vuông góc với các mặt phẳng đứng dọc giữa và đứng ngang. Một mặt phẳng nằm ngang chia cơ thể thành các phần trên và dưới. 6. Các từ chỉ mối quan hệ vị trí và so sánh Có nhiều tính từ được sử dụng để mô tả mối liên hệ về vị trí của các phần cơ thể ở tư thế giải phẫu bằng cách so sánh vị trí tương đối của hai cấu trúc với nhau, một cấu trúc đơn lẻ với bề mặt hoặc đường giữa, hay một cấu trúc với các cực co thể. Dưới đây là những từ thường được sử dụng. Trên (superior/cranial/cephalic) là nằm gần hơn về phía đầu; ví dụ nói “Tim nằm trên cơ hoành” nghĩa là nói Tim nằm gần đầu hơn cơ hoành, nói cái gì đó đi về phía đầu tức là nói đi lên phía trên. Dưới ( inferior/caudal) là nằm gần hơn về phía bàn chân ; ví dụ nói “ Dạ dày nằm dưới tim” nghĩa là nói dạ dày nằm gần bàn chân hơn so với tim. Trước (anterior) là ở gần mặt trước cơ thể hơn. Sau (posterior) là nằm gần mặt sau cơ thể hơn. Bên ( lateral) và giữa (medial). Bên là nằm xa mặt phẳng dọc giữa hơn, giữa thì ngược lại. Gần (proximal) và xa (distal). Gần nghĩa là nằm gần thân hoặc là điểm nguyên ủy (điểm gốc) của một mạch máu, thần kinh, chi hoặc cơ quan…hơn; xa có nghĩa ngược lại. Nông (superficial) là nằm gần bề mặt hơn và sâu (deep) là nằm xa bề mặt hơn. Bên trong ( internal) là ở gần hơn về phía trung tâm của một cơ quan hay khoang rỗng. Bên ngoài (external) thì ngược lại. 6
  6. BÀI 1: ĐẦU - MẶT - CỔ Đầu và mặt có các cơ bám vào da và ở quanh các hốc tự nhiên. Cơ được chia thành các nhóm. 1. Nhóm cơ vùng đầu: Gồm các cơ rất mỏng: - Cơ chẩm chán: hai đầu là cơ, còn giữa là cân. Cơ bám vào xương chán ở trước xương chẩm ở sau, tạo thành nếp nhăn ở trán. - Hai bên thái dương có hai cơ thái dương. 2. Nhóm cơ vùng mặt: Có 4 nhóm cơ quanh các hốc tự nhiên để biểu lộ tình cảm. 2.1. Các cơ quanh hốc mắt: - Cơ mày: ở trong cùng lông mày để nhíu mày - Cơ vòng mi: vòng quanh mi mắt để nhắm mắt 2.2. Các cơ quanh mũi: - Cơ tháp: ở phần trên sống mũi - Cơ ngang mũi: vắt ngang mũi. - Cơ nở mũi làm cánh mũi rạng ra - Cơ lá làm cánh mũi hẹp lại 2.3. Các cơ quanh miệng: - Cơ vòng môi: mím môi - Cơ mút: bú, mút, thổi lửa, thổi sáo - Cơ nanh: thể hiện tính hung dữ - Cơ tiếp khớp, tiếp nhỏ: thể hiện vui cười. - Cơ kéo cánh mũi và môi trên ( nông và sâu) - Cơ cười: cười khầy, nhạo báng - Cơ vuông cằm làm căng da vùng cằm - Cơ chòm râu. 2.4. Các cơ quanh tai: Gồm các cơ tai trước tai trên và tai sau. Các cơ này ở động vật thì cử động tai. Ngoài 4 nhóm cơ nói trên thì còn có cơ bám da cổ chạy từ ngực, cổ đến xương hàm dưới. 2.5. Nhóm cơ nhai: Để cắn khít hàm răng tức là kéo xương hàm dưới lên và đưa sang 2 bên ( nghiền, nhai) - Cơ thái dương: từ xương thái dương đến xương hàm dưới - Cơ cắn: từ mỏm đến xương hàm dưới. - Cơ chân bướm trong và cơ chân bướm ngoài bám vào mặt trong và mặt ngoài chân bướm, đến bám vào xương hàm dưới. 2.6. Mạch máu thần kinh: Nuôi dưỡng vùng đầu mắt là do động mạch cảnh ngoài , thần kinh chi phối là thần kinh sọ não số VII và V 7
  7. 3. Cổ: Ở phía trước và hai bên, chia làm hai khu là khu tạng ở giữa , khu cơ ở xung quanh. 3.1. Khu tạng gồm: - Thực quản ở sát phía trước cột sống, ở sau khí quản. - Khí quản ở trước thực quản - Hai bên khí quản là thùy bên tuyến giáp trạng, bộ mạch thần kinh cổ (động mạch cảnh gốc, tĩnh mạch cảnh trong và dây thần kinh X). Ngoài ra giữa thực quản và khí quản còn có nhánh X quặt ngược. 3.2. Khu cơ ở xung quanh: chia làm hai lớp: - Lớp cơ sâu: gồm các cơ trước cột sống ở giữa và các cơ bậc thang ở trước , giữa và sau. ở hai bên là các cơ hô hấp. - Lớp cơ nông: gồm các cơ bao quanh tạng, chia làm hai khối. + Hai bên là cơ ức đòn chũm bám vào xương chũm, là cơ tùy hành của nhóm thần kinh cổ. + Phía trước cổ có các cơ: 2 cơ ức giáp, 2 cơ vai móng, 2 cơ ức đòn móng, 2 cơ giáp móng. Chú ý: 2 cơ ức đòn móng và 2 cơ ức giáp tạo thành hình trám khí quản là nơi mổ vào khí quản. Ngoài các cơ này ra ở vùng trên xương móng còn có các cơ: 2 cơ hám móng và 2 cơ cằm móng ở phía trước, 2 cơ nhị thân và 2 cơ trên móng ở hai bên phía sau. 3.3. Mạch máu, thần kinh: Nuôi dưỡng cổ là động mạch dưới đòn và động mạch cảnh ngoài, thần kinh đám rối cổ và dây thần kinh XI, XII. PHÚC MẠC VÀ PHÂN CHIA Ổ BỤNG 1. Phúc mạc: Phúc mạc (màng bụng) là một lớp màng mỏng nhẵn, phủ mặt trong của thành bụng rồi đi đến bao phủ các tạng và từ tạng này sang tạng khác vì vậy ta chia phúc mạc thành 3 phần là: lá thành, lá tạng, nếp phúc mạc. 1.1. Lá thành: Là phần phúc mạc mặt trong thành bụng. 1.2. Lá tạng: Là phần phúc mạc bao phủ ở mặt ngoài của các tạng (thanh mạc) 1.3. Nếp phúc mạc : Là phần phúc mạc đi từ thành bụng đến các tạng hoặc chạy từ tạng này sang tạng kia. Trong các nếp phúc mạc có nhiều mạch máu và thần kinh nếp phúc mạc được chia làm 3 loại là : mạc chằng, mạc treo và mạc nối. 1.3.1 Mạc chằng hay dây chằng: Là nếp phúc mạc chằng có tạng đặc vào thành bụng. 8
  8. Ví dụ: mạc chằng vành, mạc chằng liềm, dây chằng tử cung, dây chằng hoành tỳ. 1.3.2 Mạc treo: Là nếp phúc mạc treo các tạng rỗng vào thành bụng. Mạc treo có nhiều mạch máu. Ví dụ: mạc treo đại tràng, mạc treo vòi trứng. 1.3.3 Mạc nối: Là nếp phúc mạc nối tạng này với tạng kia. Có 2 mạc nối quan trọng. - Mạc nối nhỏ: là hai là phúc mạc bọc gan đến mặt dưới gan từ hai bên chạy đến gặp nhau và dính lại, từ mặt dưới gan đến bờ cong bé dạ dày lại tách ra bọc dạ dày. Mạc nối nhỏ có cuống gan và vòng mạch bờ cong nhỏ. - Mạc nối lớn: Hai lá phúc mạc sau khi bọc mặt trước và mặt sau dạ dày, đến bờ cong lớn thì chập lại vòng xuống đến khớp mu giống bức rèm che phía trước rỗng và hồi trang rồi lật ngược lại bám vào mặt trước khối tá tụy rồi dính vào thành bụng sau. * HẬU CUNG MẠC NỐI: Là khoang ảo ở mặt sau dạ dày do các tạng và mạc nối tạo thành. Hậu cung mạc nối gồm các mặt : - Phía trước là dạ dày ở trên, mạc nối lớn ở dưới. - Phía sau là cơ hoành ở trên, khối tá tụy và thận trái ở dưới. - Phía trên là cơ hoành. - Phía dưới là mạc treo đại tràng ngang. - Phía trái là tỳ có mạc nối vị tỳ và mạc nối tụy tỳ. - Phía phải là khe thông từ hậu cung mạc nối với ngoài. Khe tạo bởi tĩnh mạch chủ dưới ở sau trước là bờ phải của mạc nối nhỏ trong đó có cuống gan. Trên là thùy Spiegen (spiegel) của gan. Khe đó có tên là Uyn-slô (Winslow). Ta có thể đặt ngón trỏ vào khe này để thăm khám cuống gan, ống mật chủ. Trong ngoại khoa thường vào hậu cung mạc nối để thăm mặt sau dạ dầy, và nối thông vị tràng qua mạc treo đại tràng ngang. 2. Phân chia ổ bụng: Lấy phúc mạc làm ranh giới, những tạng được phúc mạc bao bọc gần hết hoặc bao bọc hết gọi là tạng nằm trong ổ phúc mạc. Tạng được phúc mạc đi qua một mặt gọi là tạng ngoài phúc mạc. Dù tạng nằm trong phúc mạc hoặc ngoài phúc mạc đều gọi là trong ổ bụng. - Những tạng nằm ngoài phúc mạc (ngoài màng bụng). Lại chia làm 2 phần : sau phúc mạc, dưới phúc mạc. + Tạng nằm sau phúc mạc: Hai thận, niệu quản tuyến thượng thận, động mạch chủ bụng, tĩnh mạch chủ dưới. +Tạng nằm dưới phúc mạc: Gồm bàng quang, các tạng sinh dục và trực tràng. - Những tạng nằm trong phúc mạc: + Tầng trên đại tràng ngang gồm: Gan, dạ dày tỳ và hầu hết khối tá tụy. Tầng này được mạc chằng liềm chia thành ô dưới hoành phải và ô dưới hoành trái. 9
  9. + Tầng dưới đại tràng ngang: Gồm hỗng tràng hồi tràng và một phần rất ít của khối tá tụy. Tầng này có rễ mạc treo tiểu tràng ngăn cách thành ô dưới bên phải đến manh tràng (hố chậu phải) và ổ dưới bên trái đến tận túi cùng Dougla. 10
  10. BÀI 2: HỆ XƯƠNG Mục tiêu học tập: Trình bày được cầu tạo xự hình thành và phát triển của xương. Mô tả được những đặc điểm hình thể chính của xương. Gọi đúng được cơ các chi tiết trên phương diện thực hành giải phẫu. Nội dung: ĐẠI CƯƠNG 1. Thành phần của bộ xương: Bộ xương người có 206 xương chia thành: - Các xương trục: Xương sọ và xương mặt, cột sống, xương xườn và xương ức. - Các xương phụ: xương chi trên, xương chi dưới. Ngoài ra còn có xương vừng trong các gân cơ, và những xương bất thường khác. 2. Chức năng: Xương có 4 chức năng chính: - Nâng đỡ: Bộ xương tạo cho cơ thể một hình dáng và vị thế nhất định. - Bảo vệ: Các xương tạo thành hộp sọ che chở cho não, lồng ngục bảo vệ tim phổi, các mạc nối lớn, khung chậu chứa đựng bang quang, tử cung. - Vận động: Xương là nơi các cơ đến bám nên khi co sẽ tạo cử động quanh các khớp như là một đòn bẩy. - Tạo máu và trao đổi các chất: Tủy xương tạo ra các hồng cầu, bạch cầu hạt và tiểu cầu. Đồng thời nó cũng là nơi dự trữ mỡ, canxi, phot-pho… 3. Phân loại: Có thể sắp xếp loại xương theo hình thể và theo nguồn gốc cấu trúc của nó. 3.1 Theo hình thể: Có các loại sau: - Xương dài như xương cánh tay, xương đùi. - Xương ngắn như xương cổ tay, cổ chân… - Xương bất định hình, như xương thái dương, xương hàm trên… - Xương vừng như xương bánh chè 3.2 Theo nguồn gốc , cấu trúc xương: - Xương màng như xương hộp sọ và một số xương sọ mặt. - Xương sụn như xương chi, cột sống , xương ức , xương sườn , xương chậu… 4. Mô tả 4.1. Hình thể loài người: Mỗi xương có một hình thể ngoài riêng biệt và có những chỗ lồi lõm được chia làm 2 loại: 11
  11. - Loại tiếp khớp (diện khớp).Loại tiếp khớp lõm được gọi là ổ chảo hay ổ cối . Loại lồi gọi là lồi cầu, chỏm, hay ròng rọc. - Loại không tiếp khớp : Chỗ lồi được gọi là lồi củ , củ , mỏm ,ụ ,gai , mào… nơi lõm gọi là hố , rãnh , khe , ống khuyết… Riêng ở một số xương sọ mặt có các hốc xương gọi là xoang hay hang. 4.2. Cấu tạo của xương dài: Gồm có 1 thân xương hình ống và 2 đầu phình to gọi là đầu xương. - Thân xương: cấu tạo bởi chất xương đặc được bao bọc trong màng xương , ở giữa than xương co một hốc xương gọi là buồng tủy. - Đầu xương: phần ngòi mỏng, cấu tạo bởi chất xương cốt mạc, trừ ở diện khớp được thay bằng sụn khớp, phần trong xương dày là chất xương xốp 4.3. Cấu tạo xương ngắn: Tương tự như cấu trúc xương dài. 4.4 Cấu tạo xương dẹt và xương bất định hình: Các xương vòm sọ cấu tạo bởi một lớp xương xốp ở giữa 2 bản xương đặc. Màng xương chỉ phủ một mặt ngoài của bản ngoài. 4.5 Mạch máu và thần kinh: Chui qua lỗ nuôi xương, để dinh dưỡng và cảm giác cho xương. 5. Sự tăng trưởng của hệ xương: 5.1 Sự cốt hóa Cốt hóa là một quá trình biến đổi mô lien kết thường thành mô lien kết rắn, đặc ngấm đầy muối canxi, mô xương. Có 2 hình thức cốt hóa: - Cốt hóa trực tiếp ( gọi là cốt hóa màng). Chất căn bản của mô lien kết ngấm canxi và biến thành xương được hình thành bằng cách này gọi là xương màng. - Cốt hóa sụn: Các cơ bản của mô lien kết ngấm Cartiragen thành sụn, sau đó sụn này biến thành xương. 5.2. Sự tăng trưởng: Tăng trưởng theo chiều dài: Nhờ sụn đầu xương nối giữa đầu và than xương làm xương tiếp tục tăng trưởng cho đến khoảng 25 tuổi thì ngừng. Tăng trưởng theo chiều dày: Là do sự phát triển của cốt mạc. 5.3. Sự tái tạo xương: Khi xương gãy, giữa nơi gãy sẽ hình thành tổ chức liên kết. Tổ chức liên kết này sẽ ngấm canxi và biến thành xương và làm lành xương. Khi các đoạn gãy xa nhau thì xương chậm liền hoặc tạo khớp giả. Vì vậy cần bất động với nơi gãy. 12
  12. XƯƠNG ĐẦU MẶT Các xương đầu mặt chia làm 2 phần: - Khối xương sọ có 8 xương tạo thành hộp sọ não. - Khối xương mặt gồm 15 xương tạo thành sọ mặt. 1. Khối sọ mặt: 1.1. Xương trán: Nằm trước hộp sọ, gồm trái trán, phần mũi và phần ổ mắt. Mặt ngoài trái trán ở bên đường giữa có ụ trán, cung mày và bờ trên ổ mặt. Bên trong xương ở bề trong cung mày có 2 xoang trán ngăn cách nhau bởi một vết xương mỏng. 1.2. Xương sàng: Ở phần trước nền sọ gồm có mảnh sàn nằm ngang, mảnh thẳng đứng thẳng góc với mảnh sàn để tạo thành một vật của vách mũi và 2 mê đạo sàn treo phía dưới hai bên mảnh sàn. Mỗi mê đạo sàn có các xoang sàn ở bên trong và 2 xương xoang trên và giữa ở mặt trong, tạo với mặt này các ngách mũi trên và giữa. 1.3. Xương bướm: Hình con bướm nằm giữa nền sọ. Phía trước tiếp khớp với xương trán, xương sàn. Phía sau tiếp khớp với xương chẩm. Hai bên với xương thái dương. Xương bướm gồm một thân bướm hai đôi cánh bướm lớn và nhỏ và mỏm chân bướm. Mặt trên thân bướm là hố yên có tuyến yên nằm trong. Giữa 3 lỗ: Lỗ tròn, lỗ bầu dục và lỗ gai. Bên trong thân xương bướm là xoang bướm. 1.4. Xương chẩm: Ở sau dưới hộp sọ, gồm có 2 chẩm, phần nền và 2 phần bên. Bốn phần này bao quanh lỗ lớn xương chẩm. Qua lỗ này hộp sọ thông với ống sống. Ở 2 bên lỗ lớn có 2 lồi cầu xương chẩm tiếp khớp với đôt sống cổ thứ nhất. Ở trước lồi cầu có ống thần kinh hạ thiệt đi qua. Ở giữa mặt ngoài trái chẩm là ổ chẩm ngoài. 1.5. Xương đỉnh: Là xương đôi, hai bên đỉnh sọ, hình hơi vuông. Mặt ngoài xương cong thành bướu gọi là ụ đỉnh. 1.6 Xương thái dương: Cũng là xương đôi gồm 3 phần: Phần trai, phần đá, phàn nhĩ. Phần trai là một phần thành bên của hộp sọ có mỏm gò má tiếp khớp với xương gò má. Phần đá có 3 mặt, nền khớp với vành tai và phần nhĩ tạo nên vách ngoài của sọ não và chỏm chũm. Mặt sau này có lỗ ống tai trong để thần kinh mặt và thần kinh tiền đình ốc tai đi ra. Phần nhĩ là mảnh xương cong nằm dưới trai và trước mỏm chũm, tạo thành phần lớn ống tai ngoài. 2. Khối xương mặt: Khối xương mặt gồm 15 xương, trong đó có 6 xương chẵn, là các xương: hàm trên, gò má, mũi, lệ khẩu cái và xương xoăn mũi dưới. Còn có 3 xương lẻ là các xương: hàm dưới, lá mía và xương móng. 2.1. Xương hàm trên: 13
  13. Là xương chính ở mặt, tiếp khớp với các xương khác để tạo thành ổ mắt, ổ mũi và vòm miệng. Xương gồm một than, chứa xoang hàm trên ở trong và bốn mỏm là : mỏm trán mỏm gò má, mỏm khẩu cái và mỏm huyệt răng. Các răng được trồng vào những huyệt răng của mỏm này. 2.2. Xương khẩu cái: Có 2 mảnh: Mảnh thẳng và mảnh ngang. Mảnh ngang của 2 xương khẩu cái hợp thành phần sau nền miệng và nền mũi. Mảnh thẳng có mặt trong là phần sau của thành ngoài lỗ mũi. 2.3. Xương gò má: Có hình 4 cạnh không đều tạo nên 1 cung nối mặt với sọ gọi là cung gò má. Mặt ngoài có vài cơ bám. Mặt thái dương liên quan với hố thái dương. Còn mặt ổ mắt là phần trước thành ngoài ổ mắt. 2.4. Xương mũi: Là mảnh xương hình chữ nhật tạo nên sống mũi. 2.5. Xương lệ: Là xương nhỏ và mảnh dẻ nhất của khối xương mặt, nằm ở trước, thành trong ổ mắt. Có mào lệ sau và rãnh lệ tạo nên một phần của ống lệ mũi. 2.6. Xương xoăn mũi dưới: Là lá xương mỏng được treo lơ lửng ở thành mũi ngoài. Giữa xương với thành này là ngách mũi dưới. 2.7. Xương lá mía: Là một xương dẹt mỏng, có hình tứ giác không đều tạo nên phần sau và dưới của vách mũi. 2.8. Xương hàm dưới: Là xương lớn nhất, khỏe nhất, và cử động độc nhất của khối xương mặt. Xương gồm một thân nằm ngang, hình móng ngựa, ở mỗi đầu có ngành hàm đi lên trên. Mặt trước than xương có lối cầu ở giữa (lối cằm), hai bên có hai đường chéo, trên đường chéo có lỗ cằm để thần kinh và mạch máu cằm đi qua. Mặt sau thân có gai cằm và đường hàm móng. Bờ trên thân có nhiều huyệt răng. Ngành hàm có mặt ở ngoài nhiều gờ để cơ cắn bám. Mặt trong có lỗ hàm dưới để mạch và thần kinh răng dưới đi qua. Bờ trên ngành hàm có khuyết hàm dưới ở giữa. Phía trước khuyết hàm là mỏm vẹt để cho cơ thái dương bám, phía sau là mỏm lồi cầu tiếp khớp với xương thái dương. 2.9. Xương móng: Hình chữ U, nằm ở hần trước cổ, giữa xương hàm dưới và thanh quản. xương có một thân và 2 cặp sừng lớn và nhỏ, có nhiều cơ vùng cổ bám vào xương. 3. Các khớp đầu mặt: Các xương đầu mặt nối với nhau bằng các khớp bất động. Chỉ trừ khớp thái dương – hàm dưới là khớp động duy nhất để ta há miệng, ngậm miệng và nhai. Trên trẻ sơ sinh còn thấy ở các góc của 2 xương đỉnh những khoang mà xương chưa tiếp nối liền với nhau, gọi là thóp. Có thóp trước hình thoi ở nơi xương trán tiếp nối với 2 14
  14. xương đỉnh. Thóp sau hình tam giác, là chỗ tiếp khớp giữa 2 xuong chẩm. Hai thóp này là mốc để chuẩn đoán và tiên lượng một số cuộc đẻ. CỘT SỐNG Cột sống là một cột xương dài, uốn éo từ mặt dưới xương chẩm đến xương cụt. Cột sống có từ 33-35 đốt sống, được chia làm 5 phần: phần cổ gồn 7 đốt, phần ngực có 12 đốt, phần thắt lưng 5 đốt, phần cùng 5 đốt, và phần cụt có 4-6 đốt. Các đốt sống cùng và cụt dính lại thành xương cùng và xương cụt. 1. Cấu tạo chung của các đốt sống: Một đốt sống nói chung gồm các thành phần sau: 1.1. Thân đốt sống: Hình trụ, có 2 mặt: trên và dưới, hơi lõm ở giữa và có một vành xương đặc ở xung quanh. 1.2. Cung đốt sống: Mọc ra từ phần sau trên của thân đốt sống, gồm có 2 cuống cung ở trước và 2 mảnh xương ở sau. Hai bờ trên và dưới của mỗi cuống có khuyết sống trên và khuyết sống dưới. Khi 2 đốt sống khớp nhau thì các khuyết này tạo thành lỗ gian đốt sống để dây thần kinh gai đốt sống chui ra. Từ cung đốt sống chồi ra 7 mỏm gồm: 1 mỏm gai, 2 mỏm ngang và 4 mỏm khớp ( 2 mỏm khớp trên và 2 mỏm khớp dưới). Cung đốt sống cùng với thân đối sống tạo thành lỗ đốt sống. Khi các đốt sống ghép lại thành cột sống thì các lỗ đốt sống tạo thành ống sống để bao bọc tủy gai ở trong. 2. Đặc điểm của từng loại đốt sống: Các đốt sống của 3 đoạn cổ, ngực và thắt lưng có những đặc điểm riêng đối với các mỏm, lỗ đốt sống… nhưng đặc điểm cơ bản để phân biệt chúng là: các đốt sống cổ có lỗ ở mỏm ngang, gọi là lỗ ngang, các đốt sống ngực có hố sườn ở mặt bên thân đốt sống để khớp với các đầu xương sườn , các đốt sống thắt lưng không có cả 2 đặc điểm (lỗ ngang và hố sườn). Riêng đốt sống cổ I không có thân đốt sống và tiếp khớp với xương chẩm nên gọi là đốt đội. Đốt sống cổ II có mỏm răng ( đốt trục), đốt sống cổ VI có mỏm ngang lồi to ra thành củ cảnh, đốt sống cổ VII có mỏm gai dài thẳng ra sờ thấy ngay dưới da (đốt sống lồi). Xương cùng do 5 đốt sống cùng dính lại mà thành. Xương có hình tháp dẹt trước sau nên có 2 mặt, một nền quay lên trên, một đỉnh quay xuống dưới tiếp khớp với xương cụt và 2 phần bên. Mặt chậu hông quay ra trước có 4 đôi lỗ cùng chậu hông, lõm. Mặt lưng lồi và gồ ghề, có 4 cặp lỗ cùng lưng và các mào cùng: giữa, trung gian và bên. Các lỗ cùng để cho các dây thần kinh gai sống chui qua. Bên trong xương cùng có ống cùng lien tiếp ở phía trên với ống sống và trước các nhánh của đuôi ngựa. Phần bên xương cùng có diện hình tai để khớp với xương chậu. Phía sau diện này là lồi củ cùng, có các dây chằng bám vào. Chỗ xương cùng khớp với đốt sống thắt lưng V tạo thành một góc lồi ra trước gọi là ụ nhô. Đó là điểm mốc để đo các dường kính trước, sau của eo trên khung chậu. Từ ụ nhô này chạy ngang qua 2 15
  15. bên liên tiếp với mặt chậu hông của xương cùng là phần sau của đường tận cùng chậu (hình). Xương cụt do 4-6 đốt sống cụt tạo thành, là di tích của các loài vật. Đỉnh xương cụt quay xuông dưới và là một mốc để đo các đường kính trước sau của eo dưới khung chậu. Nền xương cụt quay lên trên để khớp với đỉnh xương cùng. Khớp cùng cụt là một khớp bán động nên có thể cho phép xương cụt uốn cong ra sau khi sinh nở. XƯƠNG NGỰC Ngực được tạo bởi khgung xương sụn gồm 12 đốt sống ngực, xương ức, các xương sườn và sụn sườn.khung này hình nón cụt nên có 2 lỗ trên và dưới. lỗ dưới được cơ hoành bít lại ngăn cách ổ bụng ở dưới và lông ngực ở trên . 1 Xương ức: Xương ức là một xương dẹt nằm ở thành trước của ngực và gồm 3 phần: cán ức, thân ức và mỏm mũi kiếm. cán ức nối với thân ức bằng một góc lồi ra trước. bờ trên có cán ức có khuyết tĩnh mạch ở giữa và hai khuyết đòn hai bên để khjowps với đầu ức của xương đòn . mỗi bờ trên có 7 khuyết sườn để khớp với 7 sụn sườn . 2. Xương sườn: Có 12 đôi xương sườn , là những xương dài, dẹt, cong ở hai bên lồng ngực. giwuax hai xương sườn kế tiếp nhau là khoang gian sườn. 2.1 Cấu tạo chung của các xương sườn: Mỗi xương sườn có một đầu , một cổ và một thân. - Đầu sườn có hai diện khớp ngăn cách nhau bởi một mào gọi là mào đầu sườn để tiếp khớp với hố sườn ở mặt bên của thân hai đốt sống ngực kề nhau. - Cổ sườn là phần thắt lại nối đầu sườn đến củ sườn , củ sườn nằm ở phần sau chỗ nối giữa cổ và thân. Phía dưới trong của củ sườn có một diện khớp lồi để tiếp khớp với hố sườn ngang của mỏm ngang đốt sống ngực. - Thân dài, dẹt, rất cong doc theo bờ ở mặt trong có rãnh sườn để chứa mạch và thần kinh gian sườn. 2.2. Điểm vài xương sườn đặc biệt: - Xương sườn I: rộng và ngắn nhất. Có hai mặt trên và đưới. Mặt trên có tĩnh mạch dưới đòn ở phía trước và rãnh động mạch dưới đòn ở sau. giữa hai rãnh là củ cơ bật thang trước . mặt dưới không có rãnh sườn. - Xương sườn II: có hai mặt chếch trên ngoài và dưới trong , ở phần giữa mặt trên ngoài có lồi củ cơ răng trước - Xương sườn XI và XII: đầu sườn chỉ có một mặt khớp , không có cổ sườn , củ sườn lẫn góc sườn . xương sườn XII không có rãnh sườn và ngắn hơn xương sườn XI 16
  16. - Sụn sườn : sụn sườn nối thân sườn với xương ức ở các khuyết sườn. bảy sụn trên bám trực tiếp vào xương ức , có 3 sụn sườn VIII, IX và X thì bám vào xương ức gián tiếp qua sụn sườn VII, hai xương sườn XI và XII không có sụn mà lơ lửng nên gọi là sườn cụt. Nhờ các sụn sườn mà thành ngực có tính đàn hồi hơn , thích hợp với các cử động hô hấp. XƯƠNG CHI TRÊN Ở người có 4 chi gồm 2 chi trên và 2 chi dưới: - Các xương bả vai: có 2 xương là xương đòn và xương vai gọi chung là đai vai. - Xương ở cánh tay: có một xương là xương cánh tay - Các xương ở cẳng tay: có 2 xương là xương trụ và xương quay, khi cẳng tay ngửa hai xương nằm song song, xương trụ ở trong, xương quay ở ngoài. - Các xương cổ tay : có 8 xương nhỏ xếp thành 2 hàng , mỗi hàng có 4 xương. - Các xương ở bàn tay: có 5 xương đốt bàn tay và 14 xương đốt ngón tay. Mỗi ngón có 3 xương, ngón cái có hai xương Các xương chi trên liên kết với nhau bởi khớp động. 1. Xương đòn: Xương đòn là một xương dài, cong hình chữ s, nằm ngay dưới da ngang qua phí trước nền cổ. Xương có một thân và hai đầu. đầu trong tiếp khớp với xương ức, đầu ngoài tiếp khớp với xương vai. 1.1. Định hướng: Đặt xương nằm ngang, đầu dẹt ra ngoài, bờ lõm đầu dẹt ra trước. mặt có rãnh xuống dưới. 1.2. Mô tả: Xương đòn có một thân, hai đầu. Thân xương có 2 mặt, hai bờ. mặt trên sờ thấy ngay dưới da, mặt dưới có rãnh dưới đòn để cơ dưới đòn bám bờ trước lõm ở phần ngoài, lồi ở phần trong. Bờ sau theo chiều ngược lại . Hai đầu xương là: - Đầu ức ở trong tiếp khớp với xương ức - Đầu cùng vai ở ngoài tiếp khớp với mỏm cùng vai của xương vai. 2. Xương vai: Là một xương dẹt hình tam giác nằm áp phía sau trên của lồng ngực. Xương vai khớp với xương đòn và xương cánh tay phía ngoài , còn ở phía trong được nối với cột sống chỉ bằng các cơ. 2.1. Định hướng: Đặt xương đứng ngang, góc có diện khớp hình xoan lên trên và ra ngoài, mặt có gai nằm ngang ra sau. 2.2. Mô tả: Xương có 3 mặt, 3 bờ, 3 góc.mặt sườn lõm thành hố nhìn ra trước gọi là hố dưới vai. Mặt lưng có gai vai chia mặt này thành hố trên gai và hố dưới gai, phần 17
  17. ngoài của gai vai là mỏm cùng vai tiếp khớp với xương đòn. Ba bờ là bờ trên có khuyết vai va mỏm quạ, bờ ngoài và bờ trong. Ba góc là góc trên , góc dưới và góc ngoài . Góc ngoài có một hõm khớp hình xoan gọi là để khớp với xương cánh tay 3. Xương cánh tay: Là xương dài nhất và lớn nhất của chi trên, chạy từ khớp vai đến khớp khuỷu. 3.1. Định hướng: Đặt xương đứng thẳng, đầu tròn lên trên và hướng vào trong, rãnh ở đầu này ra trước. 3.2. Mô tả: Xương có một thân và hai đầu. đầu trên có một chỏm hình 1/3 trái cầu tiếp khớp với ổ chảo xương vai. Xung quanh chỏm cầu xương hơi thắt lại gọi là cổ giải phẫu. Phía dưới ngoài chỏm và cổ giải phẫu có hai củ : củ bé ở trong và củ lớn ở ngoài. Giữa hai củ là rãnh gian củ. Ở ngay dưới hai củ này , đầu trên nối với thân xương bởi một chỗ hẹp gọi là cổ giải phẫu thường gãy xương ở đây., thân xương có 3 mặt, 2 bờ: bờ trong bờ ngoài.Mặt trước ngoài có một vùng gồ ghề hình chữ V gọi là lồi củ Delta.Mặt sau có rãnh để thần kinh quay và động mạch cánh tay sâu đi qua nên thần kinh quay đi qua rất rễ tổn thương khi gãy 1/3 giữa cánh tay, mặt trước trong phẳng. chỏm con ở phía ngoài và ròng rọc ở trong. Phía trên chỏm có hố quay và phía trên ròng rọc là hố vet. Ở trên ngoài chỏm con là mỏm trên lồi cầu ngoài và ở trên trong dòng rọc là mỏm trên lồi cầu trong . Mặt sau ở trên ròng rọc có hố mỏm khuỷu. 4. Xương trụ: Là một xương dài nằm ở phía trong cẳng tay, tiếp khớp phía ngoài với xương quay, phía trên với xương cánh tay và phía dưới với đĩa khớp cổ tay. 4.1. Định hướng: Đặt xương đứng thẳng , đầu lớn lên trên, mặt khớp lõm của đầu này ra trước , cạnh sắc của thân xương ra ngoài. 4.2. Mô tả: Xương trụ có một thân, 2 đầu , đầu trên rất to có mỏm khuỷu ở trên và mỏm vẹt ở dưới . Giữa hai mỏm này là khuyết ròng rọc để khớp với ròng rọc xương cánh tay. Ở mặt ngoài mỏm vẹt là khuyết quay, để khớp với vành xương quay, khi gấp khuỷu , mỏm vẹt áp vào hố vẹt, còn khi duỗi khuỷu thì mỏm khuỷu nằm trong hố mỏm khuỷu của đầu xương cánh tay.Thân xương thon dần từ trên xuống dưới và có 3 mặt 3 bờ: bờ trước, bờ sau và bờ gian cốt, mảnh và sắc, ba mặt là mặt trước, mặt trong và mặt sau. Đầu dưới nhỏ hơn đầu trên, phía ngoài có diện khớp vòng để khớp với xương quay, phía trong có mỏm châm trụ. 5. Xương quay: Nằm phía ngoài xương trụ, xương quay khớp vói xương cánh tay ở trên, các xương cổ tay ở dưới và xương trụ ở trong. 5.1: Định hướng: 18
  18. Đặt xương đứng thẳng, đầu lớn ở dưới, mấu nhòn của đầu này ra ngoài và mặt có nhiều rãnh ở đầu này ra sau. 5.2. Mô tả: Xương có một thân và hai đầu, đầu trên có chỏm xương quay hình trụ tiếp khớp với chỏm con xương cánh tay ở phía trên và với xương trụ ở phía trong. Phía dưới chỏm là cổ xương quay. Phía dưới và trong của cổ là lồi củ quay để cơ nhị đầu cánh tay bám. Thân xương có 3 mặt trước, ngoài và sau và 3 bờ là bờ trước, bờ sau và bờ gian cốt, sắc hướng vào trong và ở đoạn dưới thì bờ này tách ra làm 2 gờ trước và sau giới hạn nên khuyết trụ, đầu dưới lớn hơn đầu trên và có 4 mặt: mặt dưới có diện khớp cổ tay để nối với xương cổ tay, mặt trong có khuyết trụ để nối với xương trụ , mặt ngoài thảng liên tục xuống dưới thành mỏm trâm quay, xuống thấp hơn mỏm trâm trụ. Mặt sau có nhiều rãnh để gân các cơ duỗi đi xuống bàn tay. 6. Các xương cổ tay: Có 8 xương cổ tay xếp thành 2 hàng, mỗi hàng có 4 xương xếp theo thứ tự vào trong: Hàng trên: xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp, xương đậu. Hàng dưới: xương thang, xương thê , xương cả , xương móc Ở mặt gan tay, các xương cổ tay tạo thành rãnh cổ tay, có mạc giữ gân gấp căng ngang phía trước biến rãnh cổ tay thành ống cổ tay để các cơ gấp, mạch thần kinh đi qua. 7. Các xương đốt bàn tay: Có 5 xương đốt bàn tay được đánh số thứ tự từ ngoài vào trong là I đến V. mỗi xương có một nền để khớp với xương cổ tay và xương đốt bàn tay bên cạnh (trừ xương đốt bàn tay một), một thân hơi cong ra trước và một chỏm để khớp với nền đốt gần của các xương ngón tay. 8. Các xương ngón tay: Mỗi ngón tay có 3 đốt theo thứ tụ từ trên xuống: đốt gần, đốt giữa và đốt xa, riêng ngón cái chỉ có 2 đốt, mỗi đốt cũng có một nền, một thân và một chỏm. nền để tiếp khớp với xương ở trên và chỏm để khớp với xương ở dưới, trừ các đầu dưới của các đốt ngón xa (chỏm) không tiếp khớp mà có hình móng ngựa. XƯƠNG CHI DƯỚI Chi dưới giống như chi trên, được nối vào thân mình bởi một đai, gọi là đai chi dưới và có 3 phần: Đùi, cẳng chân và bàn chân. Đai chi dưới do xương chậu khớp với nhau ở phía trước và với xương cùng ở phía sau tạo thành. Đùi gồm xương đùi và xương bánh chè. Cẳng chân có xương chày và xương mác, bàn chân có các xương cổ chân, các xương đốt bàn chân và các xương đốt ngón chân. Các xương chi dưới được nối với nhau bằng cá khớp động giống như xương chi trên. 1. Xương chậu: 19
  19. Xương chậu là xương chẵn, hình chong chóng hai cánh và do 3 xương hợp thành: xương cánh chậu, xương mu và xương ngồi. 1.1.Định hướng: Đặt xương đứng thẳng, khuyết của viền chén xuống dưới, mặt có lõm hình chén ra ngoài, bờ có khuyết lớn ra sau. 1.2. Mô tả: Về mặt giải phẩu, chúng ta mô tả xương chậu với hai mặt bốn bờ. - Mặt ngoài: Ở giữa có một chỗ hõm gọi là ổ cối, có hai phần: phần tiếp khớp với xương đùi có hình chư C mở xuống dưới gọi là diện nguyệt. Phần không tiếp khớp nằm ở đáy ổ cối là hố ổ cối. Ổ cối bị khuyết ở dưới gọi là khuyết ổ cối. Trên ổ cối là mặt ngoài của xương cánh chậu, có 3 đường mông: Sau, trước va dưới có các cơ mông bám vào. Dưới ổ cối gọi là ổ bịt do xương ngồi và xương mu tạo nên. Lỗ bịt được giới hạn ở trên bởi rãnh bịt. Qua rãnh có mạch và thần kinh bịt từ vùng chậu chạy ra đùi. - Mặt trong: Ở giữa là đường cung, chạy chéo từ sau ra trước xuống dưới. Phía trên đường cung là hố chậu. Phía sau có một diện khớp hinh vành tai gọi là diện tai để khớp với xương cùng. - Các bờ: + Bờ trên: Thường được gọi là mào chậu, bắt đầu từ gai chậu trước trên đến gai chậu sau trên. Gai chậu trước trên và gai chậu sau trên là các điểm mốc để xác định vùng tiêm bắp an toàn ở mông. + Bờ dưới: Được tạo bởi ngành dưới xương mu và ngành xương ngồi. + Bờ trước: Từ trên xuống dưới có gai chậu trước trên, gai chậu trước dưới, gò chậu mu (gò chậu lược), một diện hình tam giác gọi là diện lược giới hạn bởi phía sau bởi mào lược, sau cùng là củ mu. + Bờ sau: Có nhiều chỗ lồi lõm, từ trên xuống dưới có: Gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, khuyết ngồi lớn có hình lê đi qua, gai ngồi nhô vào khoang chậu bé nên người ta lấy gai ngồi làm mốc để xác định đường kính ngang của gai chậu bé (đường kính ngang của eo giữa) và độ lọt của ngôi thai trong tiến trình chuyển dạ sanh, khuyết ngồi nhỏ, ụ ngồi là nơi nối thân với ngành xương đùi ngồi. 1.3. Các đường kính của khung chậu: Khung chậu được tạo bởi 4 xương: Hai xương chậu ở phía ngoài và phía tước, xương cùng và xương cụt ở phía sau. Khung chậu được chia làm chậu lớn và chậu bé bởi một mặt chếch xuống dưới và ra trước, băng qua ụ nhô của xương cùng, đường cung của xương chậu, mào lược xương mu và bờ trên của khớp mu. Chu vi của mặt phẳng này gọi là đường tận cùng hay eo chậu trên. Chậu lớn liên quan với các tạng nằm ở phần dưới ổ bụng, còn chậu bé chứa đụng bàng quang, trực tràng và cơ quan sinh dục trong… Ở nữ giới, chậu bé còn là một đường ống để thai nhi chui và sổ ra ngoài sau khi sinh. Ống này có hai lỗ: lỗ trên là eo chậu trên, lỗ dưới là eo chậu, được 20
  20. giới hạn bởi bờ dưới khớp mu ở phía trước, hai ụ ngồi hai bên, xương cùng và xương cụt ở phía sau. Trong sản khoa, người ta đo các đường kính của khung chậu. Có thể kể các đường kính đó là: 1.3.1. Các đường kính ngoài của chậu lớn: - Đường kính lưỡng gai: là khoảng cách giữa hai gai chậu trước trên. - Đường kính lưỡng mấu: là khoảng cách giữa hai mấu chuyển lớn xương đùi. - Đường kính lưỡng mào: là khoảng cách giữa hai điểm xa nhất của mào chậu. - Đường kính trước sau (Baudeloque): là khoảng cách giữa bờ trên khớp mu đến chỗ hõm giữa đốt sống thắt lưng V và xương cùng. 1.3.2. Các đường kính trong của chậu bé: Các đường kính của eo trên: - Các đường kính trước sau: đường nhô – thượng vệ, nhô – hạ vệ, nhô – hậu vệ là các khoảng cách từ ụ nhô lần lượt đến bờ trên, bờ dưới và mặt sau khớp mu – Đường kính chéo: là khoảng cách từ khớp cùng chậu bên này đến gò chậu mu đối bên. - Đường kính ngang: là khoảng cách từ phần giữa của đường cung xương chậu bên này đến đường kính cung bên kia. Các đường kính của eo dưới: - Đường kính trước sau: là khoảng cách từ bờ dưới khớp mu đến đỉnh xương cụt. - Đường kính ngang: là khoảng cách giữa hai bờ trong của hai ụ ngồi. 2. Xương đùi: Xương đùi là một xương chẵn dài và nặng nhất của cơ thể nối hông và cẳng chân. 2.1. Định hướng: Đặt xương đứng thẳng, đầu có chõm tròn lên trên, vào trong bờ dày của thân sương hướng ra sau. 2.2. Mô tả: Xương đùi có một thân và hai đầu: trên và dưới. Đầu trên: Gồm 4 phần: chỏm đùi, cổ đùi và hai mấu chuyển (lớn, bé). - Trục của cổ nghiêng lên trên và vào trong hợp với trục của thân một góc 0 130 . - Ở phía trước hai mấu chuyển nối nhau bởi đường gian mấu và ở phía sau bởi mào gian mấu. Thân xương: có 3 mặt và 3 bờ. - Bờ trong và bờ ngoài không rõ lắm. Bờ sau lồi gọi là đường ráp. - Đường ráp có hai mép: mép trong và ngoài. Ở phía dưới, mép tách đôi ra giới hạn nên một cùng hình tam giác gọi là diện kheo. - Xương có ba mặt: Trước, ngoài và trong được phủ các cơ nên không sờ thấy được dưới da. 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2