intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường Đồ Sơn phần 1

Chia sẻ: Thái Duy Ái Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

136
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 1. Những vấn đề chung về tổ chức thực tập PGS. TS. Nguyễn Đình Hòe Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường Đồ Sơn NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2006. Tr 5 – 13. Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường Đồ Sơn phần 1

  1. Chương 1. Những vấn đề chung về tổ chức thực tập PGS. TS. Nguyễn Đình Hòe Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường Đồ Sơn NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2006. Tr 5 – 13. Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà xuất bản và tác giả. Mục lục Chương 1 Những vấn đề chung về Tổ chức thực tập ........................................................2 1.1 Mục đích môn học ...................................................................................................2 1.2 Phương pháp nghiên cứu chung ...............................................................................2 1.2.1 Nghiên cứu tài liệu thứ cấp ..............................................................................2 1.2.2 Quan sát thực tế ...............................................................................................3 1.2.3 Phỏng vấn chính thức ......................................................................................3 1.2.4 Phỏng vấn bán chính thức và không chính thức ...............................................4 1.2.5 Phương pháp ma trận liệt kê, đánh giá hiện trạng sử dụng và tác động.............4 1.2.6 Biểu đồ cơ cấu chức năng hoặc biểu đồ quan hệ (phương pháp mạng lưới)....... ........................................................................................................................5 1.3 Các yêu cầu về chuyên môn đố i với cán bộ hướng dẫn và sinh viên trong đợt thực tập............................................................................................................................5 1.3.1 Giảng dạy thực địa ..........................................................................................5 1.3.2 Nghiên cứu cá nhân .........................................................................................5 1.3.3 Nghiên cứu theo nhóm ....................................................................................6 1.3.4 Nghiên cứu theo đoàn......................................................................................6 1.3.5 Viết nhật ký thực tập .......................................................................................7 1.3.6 Tổ chức thị trường thông tin ............................................................................7 1.3.7 Viết báo cáo thu hoạch ....................................................................................8 1.3.8 Hoạt động ngoại khoá......................................................................................9 1.4 Đánh giá kết quả thực tập.........................................................................................9
  2. 2 Chương 1 Những vấn đề chung về Tổ chức thực tập 1.1 Mục đích môn học Mục tiêu cơ bản của đợt thực tập Đồ Sơn là hướng dẫn sinh viên thực hành các phương pháp phổ thông nhất trong nghiên cứu thực địa, thu thập, xử lý thông tin, tổ chức thực hiệ n nghiên cứu một vấn đề cụ thể và trình bày kết quả nghiên cứu. Thông qua thực hành tại địa bàn, sinh viên có điều kiện khám phá, nghiên cứu một số vấn đề về tài nguyên môi trường bán đảo Đồ Sơn. Ngoài việc minh hoạ và bổ sung kiến thức cho các môn đã học (Địa chất môi trường và các môn học tài nguyên), đây là dịp tốt để sinh viên bổ sung thêm các kiến thức về tài nguyên môi trường một vùng ven biển năng động và đa dạng chưa được trình bày trong các giáo trình đã học, hiểu thêm về thiên nhiên, đất nước, con người, bước đầu nhận biết và đánh giá được mố i quan hệ tương hỗ, nhân quả phức tạp giữa các vấn đề tài nguyên môi trường vùng ven biển. 1.2 Phương pháp nghiên cứu chung Mỗi chuyên đề nghiên cứu đều có những phương pháp riêng đặc thù. Ngoài ra, thực tập tài nguyên môi trường Đồ Sơn sử dụng một số kỹ thuật đơn giản của hệ phương pháp Đánh giá nhanh môi trường. Đây là hệ phương pháp đánh giá trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin thứ cấp, kết hợp với quan sát thực tế, phỏng vấn không chính thức và phân tích bán định lượng. Một số kỹ thuật đơn giản của “Phương pháp Đánh giá nhanh môi trường” được sử dụng trong thực tập Đồ Sơn là: 1.2.1 Nghiên cứu tài liệu thứ cấp Thông tin thứ cấp bao gồm các xuất bản phẩm, các kết quả điều tra, nghiên cứu, bản đồ, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết… về các vấn đề có liên quan tại địa phương nghiên cứu. Thông tin thứ cấp có vai trò to lớn trong định hướng tổ chức nghiên cứu, làm cơ sở cho việc rút ngắn thời gian nghiên cứu, lý giải một phần những vấn đề địa phương... Thông tin thứ cấp có thể mang tính chuyên ngành sâu sắc, đánh giá định tính hoặc định lượng các vấn đề kinh tế, xã hộ i, môi trường cụ thể, hoặc trên tầm vĩ mô. Thông tin thứ cấp về các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường Đồ Sơn tương đối phong phú, được lưu trữ tại các thư viện của trường, viện nghiên cứu, trung tâm... Một số bài viết của các tác giả đã được lược trích đưa vào phụ lục của giáo trình để sinh viên có thể tham khảo ngay tại địa bàn thực tập... Trong đợt thực tập tài nguyên môi trường Đồ Sơn, sinh viên có nhiệm vụ sử dụng thông tin trong phạm vi vấn đề và lãnh thổ mình nghiên cứu. Mỗ i sinh viên cần nghiên cứu kỹ tài liệu trước khi đến địa bàn thực tập, nắm vững các nộ i dung và yêu cầu của đợt thực tập, địa bàn thực tập để định hướng cho mình những nhiệm vụ riêng cần nghiên cứu.
  3. 3 1.2.2 Quan sát thực tế Quan sát thực tế cung cấp các thông tin nhanh về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hộ i, cũng như các dấu hiệu chỉ thị môi trường. Trong quá trình quan sát thực tế, nên phỏng vấn các chuyên gia hoặc người dân địa phương để phát hiện các vấn đề và khả năng giải quyết, góp phần cho định hướng nghiên cứu, kiểm tra thông tin..., đồng thời có giải pháp loại trừ những thông tin nhiễu mà người cung cấp thông tin có thể mắc phải do thói quen, hoặc do định kiến... Trong khi quan sát, không nên áp đặt những cách hiểu cá nhân hay của một tài liệu tham khảo nào đó vào thực tiễn một cách vộ i vã. Quan sát không có nghĩa là chỉ nhìn mà còn phải ghi chép và đặt ra những câu hỏ i đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng để có một hình ảnh trực quan sinh động về đố i tượng cần quan sát. Có thể thảo luận nhóm ngay trên đường đi hoặc sau chuyến quan sát. Các thu lượm được nên diễn giải thành sơ đồ vùng nghiên cứu, điểm nghiên cứu và lát cắt cảnh quan sinh thái khu vực. Các thông tin quan sát được đều phải ghi trong nhật ký thực tập một cách trung thực, rõ ràng. Thông tin liên quan đến các lĩnh vực tự nhiên cần gắn liền với đặc điểm thời tiết, thờ i gian, địa điểm nơi thu thập thông tin. Mọi kiến giải bình luận chủ quan cần ghi rõ để dễ phát hiện và tránh nhầm lẫn. Trong quá trình quan sát nghiên cứu, mọ i thông tin đều có thể có giá trị khi ta cần lý giải một hiện tượng hay vấn đề nào đó. Việc phân loại thông tin chỉ nên thực hiện khi ta đã có tương đối đầy đủ các dữ liệu về vấn đề nghiên cứu. 1.2.3 Phỏng vấn chính thức Đoàn thực tập sẽ mời một số nhà quản lý, chuyên gia nghiên cứu am hiểu các lĩnh vực kinh tế, xã hộ i, tài nguyên, môi trường của địa phương đến báo cáo. Báo cáo viên có thể cung cấp thông tin theo cách trình bày báo cáo và trả lời những câu hỏ i của sinh viên. Các báo cáo viên đã được đặt hàng trước về nộ i dung báo cáo, do đó báo cáo viên đã chuẩn bị trước một cách cẩn thận, sử dụng nhiều số liệu thống kê, đưa ra nhiều ví dụ cụ thể tại địa bàn. Trong quá trình nghe báo cáo, sinh viên phải chăm chú lắng nghe và ghi chép đầy đủ. Sau khi trình bày báo cáo, các báo cáo viên sẽ trực tiếp trả lời các câu hỏ i của sinh viên. Sinh viên cần cố gắng phát hiện nhanh vấn đề và đặt câu hỏi để khai thác tối đa khả năng được cấp thông tin. Nội dung câu hỏ i nên nằm trong phạm vi vấn đề mà báo cáo viên đã đề cập, hoặc là những vấn đề liên quan. Để có thể nhận được những thông tin đúng đắn và nhiều nhất, sinh viên cần biết đặt câu hỏ i: câu hỏ i phải ngắn gọn, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề; Hỏi trong phạm vi chuyên môn của báo cáo viên, tránh hỏ i những câu quá khó, hoặc thuộc về những lĩnh vực nhạy cảm, tránh những câu hỏ i về các vấn đề lý thuyết chung chung, hoặc về các chính sách tầm vĩ mô và những câu hỏ i ngoài phạm vi chuyên môn của báo cáo viên; Tránh lặp lại câu hỏ i mà ngườ i trước đã hỏi. Nếu câu trả lời của báo cáo viên chưa đáp ứng nhu cầu người hỏ i thì cần cân nhắc trước khi hỏ i tiếp, nhất là khi câu hỏ i không thuộc lĩnh vực chuyên sâu của báo cáo viên. Khi sinh viên thực sự có nhu cầu và điều kiện, có thể tiếp tục trao đổi riêng với báo cáo viên sau buổ i thuyết trình hoặc xin địa chỉ để có thể liên hệ làm việc trong tương lai.
  4. 4 1.2.4 Phỏng vấn bán chính thức và không chính thức Các loại phỏng vấn bán chính thức và không chính thức bao gồm phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn người cung cấp tin chính, phỏng vấn nhóm. Đối tượng phỏng vấn là những ngườ i tại cộng đồng có thể được chính quyền giới thiệu trước hoặc gặp ngẫu nhiên trên tuyến thực địa. Nhìn chung họ phải là những người am hiểu vấn đề chúng ta đang quan tâm. Thời điể m phỏng vấn nên chọn khi người được phỏng vấn có thời gian, thời gian phỏng vấn không quá dài (thường dưới 1 giờ với phỏng vấn bán chính thức và dưới 15 phút với phỏng vấn không chính thức) để tránh cho họ khỏ i bị mệt mỏ i, nhàm chán, dễ sinh trả lời qua quít, thiếu trách nhiệm. Địa điểm phỏng vấn cần chọn chỗ thuận tiện, ít người để người được phỏng vấn không ngại ngần. Thông tin cần phỏng vấn bao gồm các chủ đề trả lời được các vấn đề chính trong nộ i dung nghiên cứu, như các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, thời vụ sản xuất, tập quán, phong tục, văn hoá, giáo dục, dịch bệnh, cơ cấu ngành nghề và các tổ chức xã hộ i, đoàn thể... Nội dung phỏng vấn gồ m một số câu hỏ i và chủ điểm định sẵn từ trước và các câu hỏ i tự phát sinh trong khi phỏng vấn. Tiến trình phỏng vấn và thứ tự ưu tiên các chủ đề không được định sẵn, mà tuỳ thuộc vào không khí cuộc phỏng vấn, không mang tính bị truy hỏ i mà tự nguyện, người phỏng vấn giố ng như người đi học, còn người được phỏng vấn là người được tôn trọng, thông thạo vấn đề. Đa phần các đố i tượng được hỏ i sẵn sàng cung cấp thông tin thật. Tuy nhiên không loại trừ một số thông tin nhiễu. Các tình huống xảy ra trong quá trình phỏng vấ n là đa dạng, không có một khuôn mẫu giải pháp định sẵn, đòi hỏ i người phỏng vấn phải có tinh thần tự chủ, linh hoạt trong công việc. Trong phỏng vấn cần lưu ý những điểm sau: tìm hiểu và nắm vững nộ i dung cần điều tra, tránh bỏ sót hoặc đặt các câu hỏ i cứng nhắc gây khó khăn cho người trả lời. Nên có màn thă m hỏ i xã giao, đặt một số câu hỏi mở, nhất là khi vào đầu cuộc phỏng vấn. Khi cần thiết, nên giảm mức độ nghiêm trọng và hình thức của cuộc phỏng vấn nếu nhận thấy đố i tượng được hỏ i có biểu hiện thiếu tự tin hay e ngại. Hãy giải thích rằng việc nghiên cứu chỉ phục vụ cho học tập. Theo đuổi nội dung hỏi đến cùng, bám sát câu trả lời để hỏ i tiếp theo cách hỏ i lần đầu mố i, vừa làm cho người trả lời cảm nhận thấy mình rất tâm đắc và đánh giá cao tri thức của họ, vừa thoả mãn nhu cầu thông tin của mình. Các câu hỏ i có tính chất tìm hiểu nhận thức cầ n có những gợi mở vừa đủ, không nên bộc bạch các vấn đề mà mình cho là đúng để hỏi, không nên mớm câu trả lời. Các phản đề là rất cần thiết, nhiều khi thấy họ nói đúng rồi nhưng vẫn nên hỏi lại theo kiểu nghĩ đó là sai để kiểm chứng. Chú ý lắng nghe câu trả lời xem đã đầy đủ và thoả đáng chưa, từ đó tìm cách ngắt lời và chuyển hướng nộ i dung phỏng vấn. Liên tục rà xét nộ i dung phỏng vấn để tránh bỏ sót vấn đề, đồng thời đánh giá xem đố i tượng cấp tin có đáng tin cậy không để hỏ i tiếp hay dừng lại. Ghi chép đầy đủ các thông tin có giá trị, nhưng cần ghi tắt, ghi đúng những gì được cung cấp, tuyệt đối không được ghi theo ý mình hiểu. Có thể đề nghị người được phỏng vấn vẽ sơ đồ vị trí điểm quan tâm. 1.2.5 Phương pháp ma trận liệt kê, đánh giá hiện trạng sử dụng và tác động Ma trận là kiểu bảng thống kê và mô tả hiện trạng sử dụng tài nguyên, hành động phát triển và các tác động tới môi trường. Ma trận đánh giá có thể thiết kế đơn giản thành những cột liệt kê hành động phát triển, cột mô tả hiện trạng và cột mô tả hệ quả tương ứng. Ở mức cao hơn, hiện trạng tác động và hệ quả có thể được phân cấp, ví dụ 0 - Không tác động, 1 - Tác động trung bình, 2 - Tác động mạnh... Ma trận sức ép đơn giản gồm cột liệt kê hoặc mô tả các điều kiện tự nhiên và cột liệt kê hoặc mô tả sức ép môi trường lên các hoạt động phát triển. Mức độ tác động có thể do cá nhân tự đánh giá, hoặc dùng phiếu hỏ i điều tra ý kiến cả nhóm, sau đó thu lại và tính trung bình. Ma trận đánh giá sức ép môi trường lên hoạt động
  5. 5 phát triển được xây dựng tương tự. Ma trận đánh giá là một phương pháp mới, nên chỉ khuyế n khích dùng trong thị trường thông tin, báo cáo nhóm, với sự hướng dẫn chi tiết của giáo viên hướng dẫn. Phương pháp ma trận có ưu điểm là tập thông tin cô đọng, dễ tiếp cận, đánh giá, nhưng có nhược điểm là không xét được đồng thời các tác động tương hỗ nhau, chưa xét đến diễn biến theo thời gian của tác động, chưa phân biệt được tác động lâu dài với tác động tạm thời. 1.2.6 Biểu đồ cơ cấu chức năng hoặc biểu đồ quan hệ (phương pháp mạng lưới) Biểu đồ cơ cấu chức năng giúp chỉ ra mố i quan hệ thứ bậc giữa các vấn đề, các cơ quan, bộ phận. Biểu đồ quan hệ biểu thị mố i tương quan nhân quả giữa các yếu tố trong một hệ thống. Biểu đồ có thể được dùng để phân tích tác động song song và nố i tiếp do các hành động của hoạt động gây ra. Để xây dựng mạng lưới, trước hết phải liệt kê toàn bộ các hành động (vấn đề) trong hoạt động. Xác định mố i quan hệ thứ bậc hoặc nhân quả giữa chúng và dùng chúng để nố i các hành động (vấn đề) lại với nhau thành một sơ đồ mạng lưới. Trên sơ đồ mạng lưới cơ cấu chức năng hoặc quan hệ có thể phân biệt được các bậc của tác động, tức tác động là trực tiếp hay gián tiếp. Biểu đồ cũng cho bức tranh toàn cảnh về một vấn đề với các nhân tố và hệ quả của nó, từ đó dễ dàng đề xuất giải pháp ngay từ khâu quy hoạch, thiết kế hoạt động phát triển, thích hợp cho phân tích các tác động sinh thái. Đây là một cách thức hay để thiết kế “Tập thông tin” và tham gia “Thị trường thông tin”. 1.3 Các yêu cầu về chuyên môn đối với cán bộ hướng dẫn và sinh viên trong đợt thực tập 1.3.1 Giảng dạy thực địa Đoàn thực tập có một tập thể giáo viên hướng dẫn. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của các giáo viên là hướng dẫn sinh viên phương pháp nghiên cứu thực địa, định hướng và giám sát để sinh viên chủ động quan sát, điều tra nghiên cứu, hỗ trợ sinh viên trong việc xử lý tổng hợp tài liệu thu thập được để xây dựng báo cáo tổng hợp, chứ không phải trực tiếp và tuần tự giảng dạy lý thuyết như trên lớp. Do vậy, nhiệm vụ của sinh viên là tuân theo hướng dẫn của giáo viên một cách nghiêm chỉnh, tự thân cố gắng trong quá trình thực tập tìm kiếm thông tin và phân tích tổng hợp vấn đề. Cuố i đợt thực tập, các giáo viên sẽ hỗ trợ việc giải đáp những câu hỏ i khó. 1.3.2 Nghiên cứu cá nhân Nghiên cứu cá nhân là công việc cần thiết và bắt buộc trong các công trình nghiên cứu, khảo sát thực địa. Nghiên cứu cá nhân cần tiến hành trước khi tới bất kỳ một địa bàn thực địa nào nhằm mục tiêu tìm kiếm càng nhiều càng tốt các thông tin thứ cấp, xem xét, nghiên cứu kỹ các thông tin này, phát hiện những vấn đề nhạy cảm (thông tin cần kiểm chứng, thông tin thiếu...) để lập chương trình mục tiêu riêng cho chuyến khảo sát, hạn chế lãng phí nhân lực, vật lực và tài chính. Trong quá trình thực tập, sinh viên phải học cách độc lập khai thác thông tin từ báo cáo viên theo chuyên đề, giáo viên hướng dẫn, người địa phương... hoặc qua phỏng vấn, quan sát... Mỗi cá nhân đều có một khả năng quan sát và độ nhạy cảm chuyên môn riêng, do vậy, những thông tin thu thập được trên địa bàn thực tập sẽ mang tính cá nhân rõ nét. Trong nhiều
  6. 6 trường hợp, những thông tin tưởng như rất đơn giản thu được trong quá trình khảo sát lại trở thành cơ sở cho sự lý giải một vấn đề, hay tiền đề cho một khám phá, phát hiện mới. 1.3.3 Nghiên cứu theo nhóm Làm việc theo nhóm là cần thiết nhằm hỗ trợ cho nhau trong quá trình thu thập và xử lý thông tin trong mỗ i chuyến khảo sát thực địa. Trong thực tế, mỗ i đoàn khảo sát thực địa thường gồ m một số chuyên gia thuộc những lĩnh vực chuyên sâu khác nhau, nên có thể sẽ có những cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề không giống nhau, mặt khác, do thời gian thực địa có hạn nên mỗ i người có thể chỉ sâu sát được vấn đề trong một phạm vi nhất định, vì vậy cần thiết phải thường xuyên trao đổi để bổ sung cho nhau và cùng nhau thực hiện mục tiêu chung của đoàn khảo sát. Nghiên cứu theo nhóm là một đặc thù trong tổ chức nghiên cứu thực địa nói chung và nghiên cứu tài nguyên môi trường nói riêng. Thông qua nghiên cứu theo nhóm, sinh viên sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập, tiếp thu tốt hơn, đồng thời rèn luyệ n những kỹ năng cần thiết như thói quen đọc tài liệu, phương pháp tư duy khoa học, tranh luận khoa học, làm việc tập thể, chia sẻ nguồn thông tin, cùng nhau hình thành các giả thuyết giúp giải quyết vấn đề, kiểm tra giả thuyết và đi đến kết luận,... Đây là những kỹ năng rất quan trọng cho công việc sau này của các cử nhân tương lai. Nghiên cứu nhóm giúp sinh viên hình thành những kỹ năng làm việc tập thể như: tôn trọng và biết cộng tác với người khác, khả năng thể hiện vai trò người đứng đầu hoặc người thực thi tùy tình huống cụ thể; biết tiếp thu ý kiến tập thể và có những phản hồ i cho tập thể. Hợp tác học tập và nghiên cứu theo nhóm giúp rèn luyện khả năng hợp tác, khả năng thuyết phục, khả năng quản lý, nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức, nắm vững thông tin, hiểu vấn đề sâu sắc và chính xác hơn, tự đánh giá nhận thức của mình đúng đắn hơn, có cơ hội điều chỉnh, bổ sung dễ dàng hơn những thiếu hụt. Trong đợt thực tập Tài nguyên môi trường Đồ Sơn, kỹ năng làm việc theo nhóm được thiết lập thông qua việc nghiên cứu hoàn chỉnh một chuyên đề theo nhóm. Đoàn thực tập được chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗ i nhóm có từ 10 - 20 sinh viên, được một chuyên gia hướng dẫn thực tập chuyên sâu theo một trong những chuyên đề cụ thể trong chương 3. Khi thời gian thực tập có hạn, mỗ i nhóm sẽ chỉ nghiên cứu một chuyên đề. Nhóm có thời gian đ i thực địa riêng theo những hành trình phù hợp với chuyên đề nghiên cứu để thu thập thông tin, sau đó tiến hành xây dựng, thuyết trình và bảo vệ các báo cáo nhóm treo và viết. Trong nghiên cứu nhóm, mọ i thành viên đều có quyền và nghĩa vụ bàn bạc, trao đổi ý kiến, thực hiện sự phân công của nhóm. Nghiên cứu nhóm sẽ thành công khi mọ i sinh viên đều tham gia thu thập thông tin, tự mình phân tích đánh giá thông tin, trao đổi ý kiến, bày tỏ quan điểm, tranh luận bảo vệ quan điểm trong nhóm, đồng thời biết tự tôn trọng nhau, vượt qua những chênh lệch về kiến thức cũng như khác biệt về tính cách, tạo điều kiện và cơ hội cho bạn mình cùng hợp tác. 1.3.4 Nghiên cứu theo đoàn Trong chương trình thực tập có một thời lượng nhất định dành cho nghe báo cáo chung toàn đoàn, một số tuyến khảo sát chung toàn đoàn. Hành trình thực tập chung toàn đoàn bắt buộc: Tuyến thứ nhất dọc theo bờ biển, qua chùa Hang, bãi tắm I, II, III, biệt thự Bảo Đại, miếu Vạn Ngang, bến cá Vạn Hương... đến Vạn Hoa và vòng về núi Độc, để quan sát các đặc điểm khai thác tài nguyên và hiện trạng môi trường, cũng như các cảnh quan và thảm thực vật khu vực. Điểm cuố i hành trình là kè luồng
  7. 7 Ngọc Hải, một công trình nhân tạo đặc biệt nhằm tạo hiệu ứng dòng nạo vét chống sa bồ i luồng bến cá. Tuyến thứ hai đi theo đường Suối Rồng, quan sát một vùng nông nghiệp và sinh cảnh đất dốc ẩm ướt nhất khu vực, với nguồn nước ngầm phong phú, trong đó có suối Rồng quanh năm nước chảy và đỉnh núi Tháp, nơi còn dấu tích của Tháp Tường Long; Đây cũng là điểm lý tưởng quan sát vùng cửa sông Văn Úc, với các hoạt động kinh tế khác hẳn vùng cửa sông ven biển Bạch Đằng. Điểm cuố i hành trình là xã Bàng La, vùng sản xuất muố i và nuôi trồng thuỷ sản. Hành trình thực tập chung không bắt buộc: Tuyến đảo Dáu quan sát hệ sinh thái tự nhiên và cảnh quan biển; Tuyến dọc đường 14 đến đảo Đình Vũ, quan sát các hệ quả môi trường của việc đắp đập Đình Vũ. Tuyến sang Kiến An, quan sát đồi cò quân khu III. Tuyế n dọc đê 14 quan sát nghiên cứu rừng ngập mặn và các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt hải sản tại nông trường Trung Dũng. Khó khăn lớn nhất khi làm việc toàn đoàn là sinh viên quá đông, rất khó tập hợp và kiể m soát kỷ luật học tập, mỗ i sơ suất nhỏ trong khâu tổ chức và từ mỗ i thành viên trong đoàn đều có thể gây ảnh hưởng xấu cho hoạt động chung. Do vậy, tuân thủ nội quy đoàn thực tập là yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên. Đoàn thực tập có nộ i quy riêng, có chương trình và giờ giấc làm việc định sẵn, bắt buộc mọ i sinh viên phải tuân thủ, không có ngoại lệ. Đoàn tổ chức cho sinh viên đi lại, ăn ngủ tập trung để đảm bảo an ninh và sức khoẻ cho mọ i thành viên trong đoàn, đồng thời rèn luyện cho sinh viên ý thức tập thể, mình vì mọ i người ngay cả trong các hoạt động cá nhân. Ban cán sự lớp, các nhóm trưởng và phòng trưởng có trách nhiệm giúp giáo viên tổ chức các hoạt động chuyên môn đạt kết quả tốt. 1.3.5 Viết nhật ký thực tập Người đi thực địa phải tập tính ngăn nắp, cẩn thận, tỉ mỉ, chăm chỉ, thường xuyên ghi chép thông tin vào nhật ký cá nhân. Nhật ký ghi chép rõ ràng, để lề rộng để có chỗ bổ sung thông tin khi cần. Đố i với những người làm môi trường, mọ i thông tin về thời tiết, cảnh quan, môi trường tự nhiên, xã hộ i đều đáng lưu tâm và phải được ghi trong nhật ký. Hàng ngày, sau khi đi thực địa về sinh viên cần dành khoảng 30 phút để chỉnh sửa các lỗ i có thể có trong nhật ký. Về nguyên tắc, mọ i điều ghi được trên đường thực địa đều có giá trị, không nên xoá. Những vấn đề nào còn nghi vấn nên đánh dấu hỏi bên lề và bố trí thời gian, cơ hộ i để tìm kiếm thông tin trả lời trong những dịp có thể. 1.3.6 Tổ chức thị trường thông tin Tổ chức làm việc nhóm xây dựng tập thông tin: Toàn nhóm cùng nhau thảo luận trước khi đi đến thống nhất quan điểm trong mọ i vấn đề. Có nhiều cách khác nhau để thống nhất quan điểm, ví dụ như biểu quyết theo đa số, thảo luận, giải thích... Có nhiều cách khác nhau để huy động tổng lực, chính kiến cá nhân, ví dụ như mỗ i người trong nhóm viết câu trả lờ i riêng ra giấy về những vấn đề cụ thể nào đó, sau đó cùng tổng hợp lại, hoặc giao việc cho từng tiểu nhóm, buộc phải hoàn thành trong những thời hạn ngắn, sau đó cả nhóm cùng xem xét, bổ sung, chỉnh sửa. Có thể dùng phiếu điều tra để định lượng hoá nhanh các thông tin. Những vấn đề chưa có câu trả lời rõ ràng sẽ cử người đi điều tra bổ sung. Dựa trên sự đồng thuận của đa số, nhóm sẽ có những vấn đề được phân tích một cách chặt chẽ, khoa học, kèm theo các chứng cứ và lời giải thích hợp lí, gọi là “Tập thông tin”. Mỗi tập là tổ hợp thông tin về kết quả nghiên cứu một đề tài trọn vẹn, trình bày dưới dạng bảng, sơ đồ khố i, dòng tin, ma trận... Không sao chép nguyên dạng tài liệu thứ cấp làm tập thông tin.
  8. 8 Các tập thông tin sẽ được thiết kế trình bày thành những bảng vấn đề, kiểu báo treo, có tên gọi phù hợp, trên giấy khổ lớn (tối thiểu là một mặt giấy Ao). Mỗi báo cáo treo không quá 4 mặt giấy Ao. Một báo cáo treo đạt yêu cầu cần có nội dung khoa học hoàn chỉnh, đúng đắn, chính xác, cụ thể, thuyết phục, thực tiễn, cô đọng, hình thức báo cáo trình bày đẹp, khoa học, chữ viết to, rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu, mẫu vật đẹp, phù hợp và có chú giải. Khuyến khích trình bày các tập thông tin một cách sáng tạo và giàu tính truyền thông, quảng cáo. Hộp 1 THỊ TRƯỜNG THÔNG TIN - Nội dung nghiên cứu vào ngày khảo sát theo nhóm chuyên đề sẽ được các nhóm trình bày trên các báo cáo treo tại Thị trường thông tin, có mục đích chia sẻ thông tin với các nhóm khác không có cơ hội khảo sát và nghiên cứu chi tiết. - Mỗi nhóm cử người trực ở "quầy" của nhóm để trả lời các câu hỏi của thành viên đến từ nhóm khác. Cần phải trả lời mọi câu hỏi một cách cởi mở, không giấu giếm. Đối với những câu hỏi khó cần phải hội ý nhóm để trả lời, hoặc ghi nhận, như một vấn đề để mở cần nghiên cứu tiếp. - Các nhóm tránh tranh luận gay gắt, cũng tránh đặt câu hỏi có tính dồn ép người trực "quầy". Đoàn tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn chung theo hình thức “Thị trường thông tin”. Trong “Thị trường thông tin”, mỗ i nhóm sẽ trưng bày các “Tập thông tin” của mình, tương tự như trình bày báo cáo treo. Để việc trưng bày được thuận lợi, cần thiết kế các tập thông tin gọn nhẹ, chắc chắn và bền vững nhất, đồng thời chuẩn bị sẵn phương tiện hỗ trợ như dây, cặp... Các nhóm phải cử người thuyết minh về các "Tập thông tin", trả lời câu hỏ i do các cá nhân hoặc nhóm khác đặt ra để bảo vệ “chân lý “ của nhóm. Mỗi cá nhân có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm những thông tin mà mình cho là bổ ích hoặc chưa có, phát hiện những khiếm khuyết có thể trong các tập thông tin, cùng tranh luận để tìm ra chân giá trị của các thông tin trưng bày. Thông qua “Thị trường thông tin” mỗ i cá nhân có thể thu thập được thêm nhiều thông tin bổ ích, cũng như rèn luyện cho mình bản lĩnh bảo vệ chính kiến đúng của toàn nhóm. Tuy nhiên “Thị trường thông tin” chỉ thành công khi có sự tham gia tích cực và có trách nhiệm của mọi thành viên (Hộp 1). 1.3.7 Viết báo cáo thu hoạch Báo cáo thực tập là công trình khoa học hoàn chỉnh về một vấn đề trọn vẹn do sinh viên tự chọ n, được trình bày một cách khoa họ c và hợp lý trong cách lý giả i sự lựa chọ n và giả i quyết vấn đề, tính phù hợp giữa tên gọ i và nộ i dung của báo cáo. Tuỳ theo yêu cầu của mỗ i đợt thực tập, sinh viên sẽ phải viết báo cáo cá nhân hoặc theo nhóm (tối đa là 5 sinh viên/nhóm), trên cơ sở phân tích tài liệu thứ cấp, kết quả phỏng vấn và quan sát thực địa. Hình thức báo cáo trình bày theo quy định viết báo cáo khoa học, không quá 15 trang đánh máy trên giấy A4, cỡ chữ VNTime 13, đóng bìa màu và bìa mica. Báo cáo phải có đủ mục lục và các phần đặt vấn đề, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo. Báo cáo nên có ảnh và hình vẽ, sơ đồ, mặt cắt minh họa, trình bày đẹp, rõ ràng, khoa học và phù hợp, có tên gọi, ghi rõ địa chỉ tài liệu tham khảo. Đề cương viết báo cáo nhóm:
  9. 9 1. Mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục tiêu đặt ra, nhiệm vụ phải giải quyết. Nhóm đã thực hiện đề tài như thế nào (sử dụng phương pháp gì, đi hành trình nào, phỏng vấn những ai...), cảm ơn thầy hướng dẫn và những người đã giúp đỡ. 2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Sinh viên có thể lựa chọn 1 trong 2 tiếp cận trình bày sau: Đặc điểm chung về tài nguyên môi trường Đồ Sơn, hiện trạng khai thác sử dụng và hệ quả. Đây là một tiếp cận viết báo cáo khó, đòi hỏ i sinh viên phải biết phân tích tổng hợp vấ n đề và có hiểu biết về quản lý tổng hợp đới bờ. Trong báo cáo phải nêu được các vấn đề sau: 1 - Mô tả các loại tài nguyên (phân bố, khố i lượng, chất lượng), đánh giá, xếp lo ại mức độ quan trọng của từng loại đố i với kinh tế xã hộ i và lý giải tại sao xếp loại như vậy; 2 - Chỉ ra những vấn đề bức xúc trong sử dụng tài nguyên ở Đồ Sơn (suy thoái, ô nhiễm), xếp lo ại theo mức độ và lý giải nguyên nhân của các vấn đề bức xúc và giải pháp khắc phục; 3 - Những phát hiệ n mới về các vấn đề tài nguyên môi trường địa phương. Phân tích và thảo luận một chuyên đề tự chọn, trong đó trình bày chi tiết hiện trạng vấn đề, phân tích nguyên nhân, hệ quả và đề xuất giải pháp giải quyết các tác động bất lợi tới môi trường và phát triển kinh tế xã hội khu vực. Kết luận và kiến nghị: Chỉ viết những gì cá nhân hoặc nhóm tự tìm ra được, liên quan đến những phát hiện đã trình bày trong báo cáo. Tài liệu tham khảo. Phụ lục. 1.3.8 Hoạt động ngoại khoá Đoàn thực tập tổ chức một số buổi sinh hoạt ngoại khoá, như thi đấu thể thao, văn nghệ, đốt lửa trại... Mỗi đợt thực tập có thể lựa chọn các hình thức sinh hoạt tập thể phù hợp nhất và chủ động chuẩn bị sẵn phương tiện hoạt động. Các hoạt động này một mặt làm đa dạng nộ i dung chuyến thực địa, mặt khác tạo cơ hộ i cho mọi sinh viên hoà đồng vào nhịp sống chung của tập thể theo khả năng, sở trường của mình. Các sinh hoạt ngoại khoá là bắt buộc đối vớ i sinh viên vì cũng là một nộ i dung thực tập. Ban chấp hành chi đoàn, hộ i sinh viên của lớp có vai trò tổ chức chính, nội dung sinh hoạt ngoại khoá do đoàn thực tập tự xây dựng, chuẩn bị, có thông qua giáo viên phụ trách (Hộp 2). Hộp 2 MỘT SỐ LOẠI HÌNH SINH HOẠT NGOẠI KHOÁ - Giao lưu văn nghệ, khiêu vũ với đoàn thanh niên địa phương và bộ đội dưới hình thức lửa trại ngoài trời. - Thi sáng tác và biểu diễn thời trang môi trường - Thi ảnh và chú giải ảnh thực tập - Thi tìm hiểu môi trường xen kẽ với thi hát theo băng hình (Karaoke tập thể). - Thi đấu bóng bãi biển. - Giao lưu nhóm nhỏ: kể chuyện, hát... 1.4 Đánh giá kết quả thực tập Bảng 1
  10. 10 Dự kiến cách đánh giá kết quả thực tập TT Nội dung cho điểm Điểm 1 Điểm báo cáo viết 4-6 2 Điểm trình bày và bảo vệ cho riêng từng sinh viên nếu 2 các báo cáo viết theo nhóm 3 Điểm tham gia thị trường thông tin 2 4 Điểm nhật ký thực địa, tinh thần, thái độ thực tập cá nhân 2 và tham gia hoạt động ngoại khoá Tổng 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2