intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kiểm soát nhiễm khuẩn (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kiểm soát nhiễm khuẩn (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Đại cương kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế; Hệ thống tổ chức và điều kiện thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; Đường lây truyền và nguyên tắc phòng ngừa; Phòng ngừa nhiễm khuẩn trực tiếp từ người sang người; Khử khuẩn - Tiệt khuẩn; Vệ sinh môi trường bệnh viện. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kiểm soát nhiễm khuẩn (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN NGÀNH: CAO ĐẲNG HỘ SINH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKT ngày ..… tháng ....... năm…….. của Trường Cao đẳng Y tế Sơn La) Sơn La, năm
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện một số điều theo Thông tƣ 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11/3/2017 của Bộ lao động, Thƣơng binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chƣơng trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp trình độ cao đẳng, Trƣờng Cao đẳng Y tế Sơn La đã tổ chức biên soạn tài liệu dạy/học một số môn cơ sở và chuyên ngành theo chƣơng trình đào tạo trình độ Cao đẳng nhằm từng bƣớc xây dựng bộ tài liệu chuẩn trong công tác đào tạo. Thực hiện chủ chƣơng của Nhà trƣờng về xây dựng tài liệu dạy/học theo khung chƣơng trình chi tiết môn học, chúng tôi biên soạn giáo trình Kiểm soát nhiễm khuẩn dựa theo mục tiêu, chƣơng trình đào tạo đã đƣợc phê duyệt. Giáo trình Kiểm soát nhiễm khuẩn phục vụ chủ yếu cho đối tƣợng Cao đẳng hộ sinh, Cao đẳng Hộ sinh hệ chính qui. Tuy nhiên, tùy vào đặc thù chuyên môn của ngành, nghề đào tạo trong quá trình giảng dạy có thể mở rộng nội dung và liên hệ thực tế phù hợp đối tƣợng học tập. Tài liệu này cũng có thể dùng cho đối tƣợng Cao đẳng hộ sinh, Cao đẳng Hộ sinh hệ liên thông. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Bài 1: Đại cƣơng kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế Bài 2: Hệ thống tổ chức và điều kiện thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn Bài 3: Đƣờng lây truyền và nguyên tắc phòng ngừa Bài 4: Phòng ngừa nhiễm khuẩn trực tiếp từ ngƣời sang ngƣời Bài 5: Khử khuẩn - Tiệt khuẩn Bài 6: Vệ sinh môi trƣờng bệnh viện Bài 7: Quản lý chất thải y tế Bài 8: Dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp với các tác nhân gây bệnh qua đƣờng máu, dịch tiết cơ thể Bài 9: Xử trí các tai nạn rủi ro nghề nghiệp do phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể Bài 10: Một số nhiễm khuẩn bệnh viện thƣờng gặp Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng bám sát mục tiêu, nội dung bài học sao cho phù hợp đối tƣợng học tập và khung chƣơng trình chi tiết môn học Kiểm soát nhiễm khuẩn của Cao đẳng đã đƣợc Ban giám hiệu thông qua. Giáo trình đƣợc biên soạn lần đầu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất trân trọng và cảm ơn các đóng góp xây dựng của quý độc giả. Sơn La, ngày tháng năm Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS. Đoàn Thị Hồng Thúy 2. Thành viên: CN. Lƣu Thị Xuân 2
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... 11 BÀI 1: ĐẠI CƢƠNG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ . 12 BÀI 2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN .............................................................................................. 22 BÀI 3. ĐƢỜNG LÂY TRUYỀN VÀ NGUYÊN TẮC PHÒNG NGỪA .................... 33 BÀI 4. PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN TRỰC TIẾP TỪ NGƢỜI SANG NGƢỜI ...................................................................................................................................... 40 BÀI 5. KHỬ KHUẨN - TIỆT KHUẨN ...................................................................... 65 BÀI 6. VỆ SINH MÔI TRƢỜNG BỆNH VIỆN ......................................................... 83 BÀI 7. QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ ........................................................................ 94 BÀI 8. DỰ PHÕNG PHƠI NHIỄM NGHỀ NGHIỆP VỚI CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH QUA ĐƢỜNG MÁU, DỊCH TIẾT CƠ THỂ ................................................. 104 BÀI 9. XỬ TRÍ CÁC TAI NẠN RỦI RO NGHỀ NGHIỆP DO PHƠI NHIỄM VỚI MÁU VÀ DỊCH CƠ THỂ .......................................................................................... 111 BÀI 10. MỘT SỐ NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN THƢỜNG GẶP ........................ 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 138 3
  5. CHƢƠNG TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: Kiểm soát nhiễm khuẩn 2. Mã môn học: 430319 Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 28 giờ; kiểm tra: 02 giờ) 3. Vị trí , tính chất của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho ngƣời học trình độ Cao đẳng hộ sinh tại trƣờng Cao đẳng Y tế Sơn La. 3.2. Tính chất: Giáo trình cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ và trách nhiệm cho ngƣời học liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn, các biện pháp thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế và cách phòng ngừa một số nhiễm khuẩn bệnh viện thƣờng gặp. Qua đó, ngƣời học đang học tập tại trƣờng sẽ: (1) có bộ giáo trình phù hợp với chƣơng trình đào tạo của trƣờng; (2) dễ dàng tiếp thu cũng nhƣ vận dụng các kiến thức và kỹ năng đƣợc học vào môi trƣờng học tập và thực tế lâm sàng. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Kiểm soát nhiễm khuẩn là môn học cơ sở cung cấp cho ngƣời học các kiến thức cơ bản về các biện pháp thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế. Đồng thời giúp ngƣời học hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong học tập và thực hành trên lâm sàng. 4. Mục tiêu môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày đƣợc cơ sở lý luận và những nguyên tắc chính trong kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. A2. Mô tả đƣợc một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. A3. Trình bày đƣợc một số biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn thƣờng gặp trên lâm sàng. 4.2. Về kỹ năng: B1. Thực hiện đƣợc một số kỹ thuật trong kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. B2. Vận dụng có hiệu quả các kỹ thuật trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện trên lâm sàng. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Thể hiện đƣợc năng lực tự học, tự nghiên cứu trong công tác chuyên môn. C2. Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác điều dƣỡng sau này. 4
  6. 5. Nội dung của môn học 5.1. Chƣơng trình khung Thời gian học tập (giờ) Trong đó Thực Số tín Mã MH Tên môn học Tổng hành/thực chỉ số Lý tập/thí Kiểm thuyết nghiệm/bài tra tập/thảo luận I Các môn học chung 22 435 157 255 23 430301 Chính trị 4 75 41 29 5 430302 Tiếng anh 6 120 42 72 6 430303 Tin học 3 75 15 58 2 430304 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4 Giáo dục quốc phòng - an 5 75 36 35 4 430305 ninh 430306 Pháp luật 2 30 18 10 2 II Các môn học chuyên môn 96 2655 654 1924 77 II.1 Môn học cơ sở 31 585 332 230 23 430307 Sinh học 2 45 14 29 2 430308 Hóa học - Hóa sinh 3 45 42 0 3 430309 Giải phẫu - Sinh lý 3 60 29 29 2 430310 Vi sinh ký sinh trùng 3 60 29 28 3 430311 Dƣợc lý 1 15 14 0 1 430312 Y đức 2 30 29 0 1 430313 Môi trƣờng và sức khoẻ 2 30 29 0 1 430314 Tổ chức và QLYT 2 30 29 0 1 430315 Giao tiếp - GDSK 3 60 29 29 2 430316 Dinh dƣỡng tiết chế 2 30 29 0 1 430317 Điều dƣỡng cơ sở 4 90 29 58 3 430318 Xác suất thống kê 2 45 15 29 1 430319 KSNK 2 45 15 28 2 II.2 Môn học chuyên môn 61 1950 303 1598 49 430320 Thực hành lâm sàng kỹ 2 90 0 86 4 5
  7. thuật điều dƣỡng CS sức khỏe phụ nữ và 3 60 29 29 2 430321 nam học 430322 CSBM thời kỳ mang thai 3 60 29 29 2 430323 CSBM chuyển dạ đẻ 5 105 44 58 3 430324 CSBM sau đẻ 3 45 43 0 2 430325 CSSK trẻ em 4 75 44 29 2 430326 TH lâm sàng Sản vòng 1 4 180 0 176 4 430327 TH lâm sàng Sản vòng 2 4 180 0 176 4 430328 TH lâm sàng Nhi 4 180 0 176 4 430329 TH lâm sàng CSSKSS 4 180 0 176 4 430330 Quản lý điều dƣỡng 3 60 29 29 2 430331 CSSKSS cộng đồng 3 105 13 90 2 Thực tập lâm sàng nghề 6 270 0 266 4 430332 nghiệp 430333 NCKH 2 45 15 29 1 DSKHHGĐ – Phá thai an 2 45 14 29 2 430334 toàn 430335 CSSK ngƣời lớn 3 45 28 15 2 TH lâm sàng CSSK ngƣời 4 180 0 176 4 430336 lớn 430337 Tiếng anh chuyên ngành 2 45 15 29 1 II.3 Môn học tự chọn 4 120 19 96 5 Nhóm 1 430338 CSNB Truyền nhiễm 2 30 19 10 1 430339 TH lâm sàng CSNBTN 2 90 0 86 4 Nhóm 2 430338 CS NB CK hệ nội 2 30 19 10 1 430339 THLS CSNBCK hệ nội 2 90 0 86 4 Tổng cộng 118 3090 811 2179 100 5.2. Chƣơng trình chi tiết môn học Số Thời gian (giờ) TT Tên chƣơng, mục Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành, thí tra 6
  8. nghiệm, thảo luận, bài tập 1 Bài 1. Đại cƣơng kiểm soát nhiễm khuẩn 2 2 0 trong các cơ sở y tế 2 Bài 2. Hệ thống tổ chức và điều kiện thực 1 1 0 hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn 3 Bài 3. Đƣờng lây truyền và nguyên tắc 2 2 0 phòng ngừa 4 Bài 4. Phòng ngừa nhiễm khuẩn trực tiếp từ 13 1 12 ngƣời sang ngƣời 5 Bài 5. Khử khuẩn - Tiệt khuẩn 10 2 8 6 Bài 6. Vệ sinh môi trƣờng bệnh viện 5 1 4 7 Bài 7. Quản lý chất thải y tế 6 2 4 8 Bài 8. Dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp 1 1 0 với các tác nhân gây bệnh qua đƣờng máu, dịch tiết cơ thể 9 Bài 9. Xử trí các tai nạn rủi ro nghề nghiệp 1 1 0 do phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể 10 Bài 10. Một số nhiễm khuẩn bệnh viện 2 2 0 thƣờng gặp Cộng 45 15 28 2 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: - Lý thuyết: Đáp ứng phòng học chuẩn; - Thực hành: Phòng thực hành chuẩn tại trƣờng và khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn – Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La. 6.2. Trang thiết bị dạy học: Máy vi tính, máy chiếu projector, phấn, bảng. 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phƣơng tiện: Giáo trình, bài tập, dụng cụ thực hành, video clip, bảng kiểm kỹ thuật, dụng cụ y tế, vật tƣ tiêu hao 6.4. Các điều kiện khác: mạng Internet. 7. Nội dung và phƣơng pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: 7
  9. - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, ngƣời học cần: + Nghiên cứu bài trƣớc khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lƣợng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phƣơng pháp: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành k m theo Thông tƣ số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. - Hƣớng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Sơn La nhƣ sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thƣờng xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phƣơng pháp đánh giá Phƣơng pháp Phƣơng pháp Hình thức Chuẩn đầu Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra ra đánh giá cột kiểm tra A1, A2, A3 Sau15 giờ lý Thƣờng xuyên Viết Tự luận B1, B2, C1, 1 thuyết. C2 Thực hiện A1, A2, A3 Sau 28 giờ Định kỳ Thực hành kỹ thuật B1, B2, C1, 1 thực hành thực hành C2 Kết thúc môn Tự luận cải A1, A2, A3 Viết 1 Sau 45 giờ học tiến B1, B2, C1, C2 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học đƣợc chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. 8
  10. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tƣơng ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 8. Hƣớng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tƣợng áp dụng: Môn học đƣợc áp dụng cho đối tƣợng sinh viên Cao đẳng hộ sinh hệ chính quy học tập tại Trƣờng CĐYT Sơn La. 8.2. Phƣơng pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với ngƣời dạy + Lý thuyết: Thuyết trình, động não, thảo luận nhóm, minh họa trực quan + Thực hành, bài tập: Thảo luận, làm mẫu, cầm tay chỉ việc.. + Hƣớng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trƣởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với ngƣời học: Ngƣời học phải thực hiện các nhiệm vụ nhƣ sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trƣớc khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ đƣợc cung cấp nguồn trƣớc khi ngƣời học vào học môn học này (trang web, thƣ viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu ngƣời học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới đƣợc tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phƣơng pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 ngƣời học sẽ đƣợc cung cấp chủ đề thảo luận trƣớc khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi ngƣời học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: [1]. Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội (2018), Thông tƣ số 54/2018/TT- BLĐTBXH ngày 28/12/2018 của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội về việc quy định khối lƣợng kiến thức tối thiểu yêu cầu về năng lực mà ngƣời học đạt đƣợc sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội. [2]. Bộ Y tế (2017), Quyết định 3916/QĐ-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2017 của Bộ Y tế về việc phê duyệt các Hƣớng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. [3]. Bộ Y tế (2015), Quyết định 4290/QĐ-BYT ngày 15 tháng 10 năm 2015 của Bộ Y tế về việc ban hành hƣớng dẫn vệ sinh môi trƣờng bề mặt khu phẫu thuật. [4]. Bộ Y tế (2013), Hƣớng dẫn thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn trong môi trƣờng bệnh viện, Nhà xuất bản y học. 9
  11. [5]. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 24 tháng 4 năm 2012 của Bộ Y tế ban hành “ Chuẩn năng lực của Điều dƣỡng Việt Nam”. [6]. Bộ Y tế (2012), Quyết định 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế về việc phê duyệt các hƣớng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn. [7]. Bộ Y tế (2012), Tài liệu phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn. 10
  12. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐTSPN Điều trị sau phơi nhiễm HBV Vi rút viêm gan B HCV Vi rút viêm gan C HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời HSTC Hồi sức tích cực KBCB Khám bệnh, chữa bệnh KK Khử khuẩn KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn NB Ngƣời bệnh NKBV Nhiễm khuẩn bệnh viện NKVM Nhiễm khuẩn vết mổ NVYT NVYT TK Tiệt khuẩn PTPHCN Phƣơng tiện phòng hộ cá nhân VK Vi khuẩn VST Vệ sinh tay VSV Vi sinh vật VPBV Viêm phổi bệnh viện WHO Tổ chức y tế thế giới 11
  13. BÀI 1. ĐẠI CƢƠNG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ  GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan về kiểm soát nhiễm trong các cơ sở y tế để ngƣời học có đƣợc kiến thức nền tảng và vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào trong thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn và vận dụng có hiệu quả các kỹ thuật trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện trên lâm sàng.  MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày đƣợc chu trình nhiễm khuẩn và định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện, kiểm soát nhiễm khuẩn. - Trình bày đƣợc các tác nhân chính, nguồn lây và các đƣờng lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện. - Trình bày đƣợc nguyên nhân, hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện. - Liệt kê đƣợc các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.  Về kỹ năng: - Áp dụng đƣợc những văn bản pháp quy về/hoặc liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn vào thực tiễn lâm sàng.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Chủ động thực hiện, tham khảo, đọc các văn bản pháp quy về/hoặc liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế. - Chủ động thực hiện đƣợc việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng.  PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chƣơng trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có 12
  14.  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có 13
  15. NỘI DUNG BÀI 1 1. Đại cƣơng nhiễm khuẩn bệnh viện 1.1. Một số định nghĩa 1.1.1. Nhiễm khuẩn bệnh viện Nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế (gọi tắt là nhiễm khuẩn bệnh viện) là các nhiễm khuẩn xảy ra trong quá trình ngƣời bệnh đƣợc chăm sóc, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 1.1.2. Kiểm soát nhiễm khuẩn Kiểm soát nhiễm khuẩn là việc xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện các quy định, hƣớng dẫn, quy trình chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho ngƣời bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng trong quá trình cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. 1.2. Chu trình nhiễm khuẩn Hình 1.0. Chu trình nhiễm khuẩn trong bệnh viện 1.3. Dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện 1.3.1. Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện trên thế giới Ngày nay, NKBV hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế đang là vấn đề y tế toàn cầu do làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài ngày nằm viện và tăng chi phí điều trị. NKBV vừa là hậu quả, vừa là nguyên nhân gia tăng chủng vi khuẩn kháng thuốc nhƣ: tụ cầu vàng kháng Methicilin, cầu khuẩn đƣờng ruột kháng Vancomycin, trực khuẩn gram âm sinh men P-lactamase phổ rộng. Mặt khác, thế giới đang phải đối mặt với những vụ đại dịch bởi sự biến đổi khó lƣờng của các chủng vi sinh vật nhƣ vi rút cúm, lao... 14
  16. Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới về nhiễm khuẩn bệnh viện khi điều tra tại 55 cơ sở y tế của 14 nƣớc đại diện cho các khu vực khác nhau trên thể giới cho thấy: tỉ lệ NKBV là 8,4% ngƣời bệnh nhập viện và ƣớc tính ở bất cứ thời điểm nào cũng có hơn 1,4 triệu ngƣời bệnh trên thế giới mắc NKBV. Hằng năm thế giới có khoảng 2 triệu ngƣời bệnh mắc NKBV, làm 90.000 ngƣời tử vong và tốn thêm 4,5 tỉ USD viện phí. Tại Mỹ (2002), tỷ lệ mắc mới NKBV là 4,5%, tƣơng ứng 9,3% NKBV cho 1000 ngày nằm viện; hàng năm khoảng 1,7 triệu ngƣời bệnh mắc NKBV, trong đó 99.000 ngƣời bệnh tử vong và chi phí phát sinh trong điều trị khoảng 6,5 tỷ USD. Bốn loại nhiễm khuẩn bệnh viện thƣờng gặp ở Mỹ là: nhiễm khuẩn tiết niệu (36%); nhiễm khuẩn vết mổ (20%); nhiễm khuẩn huyết (11%) và nhiễm khuẩn phổi bệnh viện (11%). Tại các nƣớc đang phát triển, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện dao động từ 5,7% đến 19,9% và tỷ lệ tính chung là khoảng 10,1/100 ngƣời bệnh. Trong đó nhiễm khuẩn vết mổ chiếm tỷ lệ cao nhất (29,1%), nhiễm khuẩn tiết niệu (23,9%), nhiễm khuẩn huyết (19,1%), đƣờng hô hấp (14,8%) và các nhiễm khuẩn khác là 13,1%. Ở hầu hết các nƣớc đang phát triển, chƣơng trình KSNK đã đƣợc triển khai từ đầu những năm 1980. Nhiễm khuẩn bệnh viện không chỉ gây hại cho ngƣời bệnh mà còn đe dọa tính mạng cả NVYT (NVYT). NVYT có nguy cơ cao lây nhiễm tác nhân gây bệnh theo đƣờng máu nhƣ: vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời (HIV), vi rút viêm gan B (HBV) và vi rút viêm gan C (HCV). Theo trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh Hoa Kỳ, hàng năm ở Mỹ có khoảng 3000 NVYT bị phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh theo đƣờng máu qua tổn thƣơng da do vật sắc nhọn, trong đó có khoảng 0,25 - 0,3% nhiễm bệnh. Trong vụ dịch viêm đƣờng hô hấp cấp tính (SARS), tỷ lệ NVYT bị nhiễm bệnh chiếm 20 - 60% số ngƣời mắc trên toàn thế giới. Tại một số nƣớc Châu Á nhƣ: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan đã phát hiện 8.059 ngƣời bệnh SARS, 722 ngƣời bệnh tử vong, hầu hết là NVYT. Nhìn chung, tỷ lệ mắc và tử vong do NKBV khác nhau ở mỗi quốc gia và phụ thuộc vào đối tƣợng, mức độ nguy cơ. Để cải thiện chất lƣợng điều trị và an toàn ngƣời bệnh, một số nƣớc đã ban hành những điều luật quy định, hƣớng dẫn thực hiện KSNK với mong muốn đƣa KSNK bệnh viện trở thành một ƣu tiên hàng đầu trong các chƣơng trình y tế quốc gia. 1.3.2. Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại Việt Nam Giám sát của cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế (2005) trên 9.345 ngƣời bệnh tại 19 bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố và tuyến trung ƣơng đại diện trong toàn quốc phát hiện 553 NB (5,7%) mắc NKBV; các loại nhiễm khuẩn thƣờng gặp nhất gồm: nhiễm khuẩn hô hấp chiếm 55,4%; nhiễm khuẩn vết mổ là 13,6%; nhiễm khuẩn tiết niệu 9,7%. Tác nhân chính gây NKBV là trực khuẩn mủ xanh (24,0%); phế trực khuẩn ( 20,0%). Theo kết quả nghiên cứu thực hiện ở 62 bệnh viện thuộc 3 tuyến: tuyến trung ƣơng (11 bệnh viện); tuyến tỉnh/thành phố (34 bệnh viện) và tuyến quận/huyện (17 bệnh viện) đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên, kết quả tỷ lệ nhiễm khuẩn chung các tuyến bệnh viện: 7,8%; tỷ lệ ngƣời bệnh mắc NKBV tại bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố là 8,3%, cao hơn bệnh viện tuyến trung ƣơng: 5,4% và tuyến quận/huyện là 6,4%. Nghiên cứu này cũng cho biết, có ba loại NKBV thƣờng gặp gồm: nhiễm khuẩn phổi bệnh viện 15
  17. (44,7%), nhiễm khuẩn vết mổ (29,3%) và nhiễm khuẩn tiết niệu (13,9%). Cũng theo kết quả của nghiên cứu này thì tác nhân chính gây NKBV: P.aeruginosa (31,5%); A.baumannii (23,3%); nấm Candida spp (13,1%); K.preumoniae (10,3%); Enterococus spp 5,7% và yếu tố nguy cơ gây NKBV là: mở khí quản, phẫu thuật, đặt nội khí quản, đặt ống thông tiểu, đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm. Bệnh viện tuyến dƣới thì nguy cơ NKBV cao hơn các bệnh viện tuyến trung ƣơng. NVYT tại các cơ sở y tế tại Việt Nam có nguy cơ cao mắc NKBV. Các tác nhân gây lây bệnh là mối đe dọa thƣờng trực nhƣ (HBV, HCV, HIV, lao...), ngoài ra Việt Nam cũng là nƣớc bị ảnh hƣởng của nhiều vụ đại dịch từ vi rút cúm. Năm 2003, khi dịch SARS xảy ra, có 37 NVYT bị nhiễm bệnh, trong đó có 03 ngƣời tử vong. Cùng với sự phát triển của y học và việc ứng dụng ngày càng phổ biến các phƣơng tiện, thủ thuật xâm nhập trong chẩn đoán, chăm sóc và điều trị thì cơ hội vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể ngƣời bệnh và gây nhiễm khuẩn ngày càng gia tăng. KSNK tại Việt Nam đang đứng trƣớc nhiều khó khăn và thách thức, tuy nhiên kiểm soát NKBV hoàn toàn có thể ngăn ngừa thông qua những chuẩn mực về chất lƣợng chăm sóc và thực hành lâm sàng. Việc kiểm soát và dự phòng NKBV hiệu quả đƣợc xem nhƣ là một tiêu chuẩn quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Việt Nam. 2. Tác nhân chính gây nhiễm khuẩn bệnh viện 2.1. Vi khuẩn Vi khuẩn gây NKBV có thể từ hai nguồn gốc khác nhau, vi khuẩn nội sinh, thƣờng cƣ trú ở lông, tuyến mồ hôi, tuyến chất nhờn. Bình thƣờng trên da có khoảng 13 loài vi khuẩn ái khí đƣợc phân bố khắp cơ thể và có vai trò ngăn cản sự xâm nhập của VSV gây bệnh. Một số vi khuẩn nội sinh có thể trở thành căn nguyên nhiễm trùng khi khả năng bảo vệ tự nhiên của vật chủ bị tổn thƣơng. Vi khuẩn ngoại sinh, là vi khuẩn có nguồn gốc ngoại lai, có thể từ dụng cụ y tế, NVYT, không khí, nƣớc hoặc lây nhiễm chéo giữa các ngƣời bệnh. 2.1.1. Vi khuẩn gram dương Cầu khuẩn gram (+): thƣờng gặp là tụ cầu, liên cầu, họ vi khuẩn đƣờng ruột Enterobacteriaceae. Nhóm vi khuẩn này có thể gây nhiễm khuẩn tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể và đặc biệt chúng có khả năng kháng lại với nhiều loại kháng sinh. Cầu khuẩn gram dƣơng điển hình là tụ cầu vàng là nguyên nhân gây nhiều loại nhiễm khuẩn trong bệnh viện nhƣ viêm phổi, xƣơng, tim và nhiễm khuẩn huyết và tụ cầu vàng có khả năng kháng lại với Penicilin và Methicilin. Trực khuẩn gram (+): nổi bật nhất trong nhóm này là Clostridium spp 2.1.2. Vi khuẩn gram (-) Vi khuẩn gram (-) là nguyên nhân quan trọng gây nhiễm khuẩn nặng trong các bệnh viện nhƣ nhiễm khuẩn vết thƣơng, vết mổ, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, các trực khuẩn đƣờng ruột. Hiện nay đã xuất hiện nhiều chủng E. coli, K. pneumoniae có khả năng sản sinh ra các men β-lactamase phổ mở rộng có khả năng đề kháng lại các nhóm kháng sinh thế thệ mới nhƣ Cephalosporin thế hệ 3 và 4. Trực khuẩn mủ xanh cũng là một trong những vi khuẩn chủ yếu gây nhiễm khuẩn bệnh viện và có khả năng đề kháng tự nhiên với nhiều loại kháng sinh thông dụng cũng đƣợc nhắc đến nhƣ một 16
  18. hiểm họa của NKBV. Hiện nay, NKBV do vi khuẩn gram (-) thƣờng nặng, khó điều trị và tỷ lệ tử vong cao. 2.2. Vi rút Vi rút gây nhiễm khuẩn đƣờng hô hấp: Cytomegalo, Adeno, Corona, Hepes simplex, cúm, á cúm, sởi, quai bị ... những vi rút này lây truyền qua không khí hoặc qua bàn tay bị ô nhiễm. Vi rút Cytomegalo, Corona và cúm có thể gây viêm phổi nặng ở ngƣời bệnh suy giảm miễn dịch. Vi rút gây bệnh theo đƣờng máu: HBV, HCV, HIV,... những vi rút này lây truyền chủ yếu qua vết thƣơng xuyên thấu da và qua niêm mạc bị tổn thƣơng. Vi rút phát ban: Herpes simplex, Varicella zoster, sởi, Rubella, vi rút đƣờng ruột, những vi rút này lây truyền qua dịch tiết hô hấp và tổn thƣơng qua da. Vi rút gây nhiễm khuẩn dạ dày, ruột: các vi rút đƣờng ruột (bại liệt, Coxsackie A và B, ECHO), vi rút Adeno, vi rút Rota, vi rút Corona, vi rút viêm gan A,E. Những vi rút này lây truyền qua đƣờng tiếp xúc phân - miệng, chủ yếu qua trung gian bàn tay bị ô nhiễm. 2.3. Một số tác nhân khác Một số tác nhân khác gây NKBV gồm: nấm, ký sinh trùng, đơn bào. Tỷ lệ nhiễm khuẩn nấm bệnh viện có xu hƣớng tăng trong những năm gần đây. Loại nấm thƣờng gặp trong bệnh viện gồm: Candida. Spp và Aspergillus. Nhiễm nấm bệnh viện thƣờng gặp ở ngƣời bệnh khoa hồi sức tích cực, nơi có nhiều ngƣời bệnh nặng và suy giảm sức đề kháng. Việc sử dụng thuốc kháng nấm để điều trị ngày càng nhiều, từ đó làm tăng chủng nấm kháng thuốc, đáng chú ý là Candida. Spp kháng Fluconazole. Một số ký sinh trùng gây NKBV thƣờng gặp: Pneumocystis Carinii, Toxoplasma gondii, Cryptosporidium. Nhìn chung, ký sinh trùng có độc lực yếu, thƣờng gây bệnh cơ hội ở ngƣời già, trẻ em, ngƣời suy giảm miễn dịch hoặc ngƣời bệnh có sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (cấy ghép mô, tổ chức...). 3. Nguồn lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện 3.1. Môi trƣờng Các tác nhân gây bệnh có thể gặp trong môi trƣờng (không khí, nƣớc, bề mặt vật dụng xung quanh ngƣời bệnh, thực phẩm) nhƣ nấm, vi khuẩn hoặc các loại vi rút và các ký sinh trùng. 3.2. Ngƣời bệnh Con ngƣời (ngƣời bệnh, NVYT, ngƣời nhà ngƣời bệnh, khách thăm) đều có thể đóng vai trò nhƣ ổ chứa hoặc nguồn chứa tác nhân gây NKBV. Các yếu tố từ ngƣời bệnh làm thuận lợi cho NKBV gồm tuổi, tình trạng sức khỏe và phƣơng pháp điều trị đƣợc áp dụng. Nguy cơ có thể đƣợc phân loại theo 3 mức độ khác nhau: nguy cơ mức độ thấp, mức trung bình và mức độ cao. Một số yếu tố khác cũng góp phần NKBV nhƣ tình trạng ngƣời bệnh khi nhập viện (cấp tính hay không cấp tính), thời gian nằm viện, giới tính, khả năng khử nhiễm chọn lọc của ống tiêu hóa và các nguy cơ này mang tính độc lập với mỗi loại nhiễm 17
  19. khuẩn. Nguy cơ cao NKBV cũng xảy ra trên những ngƣời bệnh thay tạng, ung thƣ hoặc nhiễm trùng do suy giảm miễn dịch ở ngƣời nhiễm HIV, ngƣời bệnh tổn thƣơng hệ miễn dịch, ngƣời bệnh đa chấn thƣơng hoặc bỏng nặng và ngƣời bệnh thƣờng xuyên phải điều trị can thiệp. 3.3. Chăm sóc - điều trị 3.3.1. Do sử dụng các dụng cụ, thiết bị xâm nhập Khi sử dụng thiết bị xâm nhập nhƣ đặt nội khí quản, máy trợ hô hấp, nội soi thăm dò, dẫn lƣu sau mổ, đặt cathete tĩnh mạch trung tâm, dẫn lƣu tiết niệu...tất cả các điều trị can thiệp đó đã làm mất đi cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Tỷ lệ các NKBV liên quan đến qui trình điều trị xâm nhập hoặc dụng cụ xâm nhập chiếm sấp xỉ 80% tổng số nhiễm khuẩn trong bệnh viện. 3.3.2. Chưa tuân thủ các quy định phòng ngừa lây nhiễm Tỷ lệ NVYT tuân thủ vệ sinh tay còn thấp, sử dụng chung găng tay, xử lý các dụng cụ y tế để dùng lại không đúng quy định. 3.4. Sử dụng kháng sinh không thích hợp Ngày nay, có khoảng 70% NKBV là do các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Quá trình kháng thuốc là do VK phát triển tính kháng tự nhiên hoặc do NVYT lạm dụng kháng sinh trong quá trình điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Do vậy, vấn đề kháng thuốc của các tác nhân gây nhiễm khuẩn đang là một vấn đề toàn cầu, đặc biệt là các căn nguyên vi khuẩn đa kháng kháng sinh. Khi sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ làm tăng chủng kháng thuốc do có sự phối hợp chọn lọc tự nhiên và thay đổi các thành phần gen kháng thuốc của vi khuẩn. Kháng kháng sinh xuất phát điểm từ các cơ sở y tế, sau đó lan rộng ra cộng đồng và vi khuẩn kháng thuốc trở thành căn nguyên của khoảng 70% các nhiễm khuẩn bệnh viện. Tỷ lệ mắc và tử vong do NKBV có liên quan đến vi khuẩn kháng thuốc đã làm tăng đáng kể các loại chi phí. Ngăn ngừa sự bùng phát và lây lan của các vi khuẩn kháng thuốc sẽ hạn chế đƣợc ảnh hƣởng bất lợi và tốn kém. Việc quản lý và sử dụng kháng sinh thích hợp nhƣ lựa chọn thuốc, liều dùng trong quá trình điều trị và giám sát thƣờng xuyên tính kháng kháng sinh sẽ hạn chế đƣợc tốc độ kháng thuốc của vi khuẩn. 4. Đƣờng lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện Có 3 đƣờng lây truyền chính trong cơ sở y tế là lây qua đƣờng tiếp xúc, đƣờng giọt bắn, và không khí. Lây truyền qua đƣờng tiếp xúc: là đƣờng lây nhiễm quan trọng và phổ biến nhất trong NKBV. Lây nhiễm qua đƣờng tiếp xúc đƣợc chia làm hai loại là lây nhiễm qua đƣờng tiếp xúc trực tiếp (tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh) và lây nhiễm qua tiếp xúc gián tiếp (tiếp xúc với vật trung gian chứa tác nhân gây bệnh). Lây truyền qua đƣờng giọt bắn: các tác nhân gây bệnh chứa trong các giọt nhỏ bắn ra khi ngƣời bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện bắn vào kết mạc mắt, niêm mạc mũi, miệng của ngƣời tiếp xúc. Các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có trong các giọt bắn có thể truyền bệnh từ ngƣời sang ngƣời trong một khoảng cách ngắn (5 µm, có khi lên tới 30 µm hoặc lớn 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2