intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIÁO TRÌNH LUẬT ĐẦU TƯ

Chia sẻ: 124357689 124357689 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

1.416
lượt xem
172
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời đại ngày nay, trong bối cảnh và điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự phát triển toàn diện của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Tính phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế cũng như về các lĩnh vực khác là nét phổ biến của thế giới hiện đại. Khi trình độ khoa học phát triển nhanh với tốc độ chưa từng cóvà đã vượt ra khỏi phạm vi của mỗi quốc gia, đầu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIÁO TRÌNH LUẬT ĐẦU TƯ

  1. PHẦN I GIỚI THIỆU LUẬT ĐẦU TƯ VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT ĐẦU TƯ CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ LUẬT ĐẦU TƯ I. Khái quát chung về đầu tư 1. Vai trò, mục đích của đầu tư Thời đại ngày nay, trong bối cảnh và điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự phát triển toàn diện của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Tính phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế cũng như về các lĩnh vực khác là nét phổ biến của thế giới hiện đại. Khi trình độ khoa học phát triển nhanh với tốc độ chưa từng cóvà đã vượt ra khỏi phạm vi của mỗi quốc gia, đầu tư phát triển kinh tế trở thành một yêu cầuphát triển khách quan mang tính quy luật. Đó cũng là vấn đề trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta và nhiều nước khác trên thế giới. Thực hiện đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Đảng với đặc điểm và khả năng của nền kinh tế nước ta trong chặng đường đầu tiên của chặng đường quá độ lên chủ nghĩa xã hộ, nhằm mở rộng hợp tá kinh tế với nước ngoài, phát triển kinh tế quốc dân, đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên, lao động và các tiềm năng của đất nước. Việc khuyến khích và bảo đảm dầu tư trong và ngoài nước là một vấn đề quan trọng góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta hiện nay, đặc biệt là việc công nhận và thừa nhận các hình thức đầu tư nước ngoài. Trên thế giới, đầu tư nước ngoài không phải là vấn đề mới mẻ, đặc biệt là ở những nước có nền kinh tế thị trường đang phát triển. Ở nước ta, đầu tư nước ngoài đến nay vẫn được coi là mới mẻ cả về hình thức và nội dung. Về đầu tư, trước đây chúng ta phân chia thành hai loại đầu tư: đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đầu tư trong nước được điều chỉnh bằng Luật khuyến khích và đầu tư trong nước. Đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bằng Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam. Hiện nay, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư năm 2005, văn bản Luật này áp dụng chung cho các hoạt động đầu tư trong và ngoài nước (gọi là Luật đầu tư chung). Luật Đầu tư chung (ĐTC) là một trong hai đạo luật kinh doanh quan trọng (cùng với Luật Doanh nghiệp thống nhất) để đẩy nhanh tốc độ phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng như đầu tư nước ngoài và góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế. Luật Đầu tư năm 2005 Giáo trình Pháp luật về đầu tư http://www.ebook.edu.vn
  2. được ban hành đã thay thế Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật Đầu tư nước ngoài. Quốc hội ban hành Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành thực hiện các mục đích sau: 1. Thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước nhằm thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế khu vực kinh tế tư nhân cũng như đầu tư ra nước ngoài, góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế. 2. Góp phần tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế cho các hoạt động đầu tư ở Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài. 3. Khai thác có hiệu quả tài nguyen của đất nước, tạo thêm công ăn việc làm, đẩy mạnh hoạt động đầu tư, tăng tích luỹ cho sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. 4. Nhanh chóng tạo được chỗ đứng vững chắc của nước ta trong phân công lao động quốc tế, tạo được thế mạnh trên thị trường quốc tế. 2. Khái niệm đầu tư Khoản1 Điều 3 Luật đầu tư năm 2005 quy định: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Hoạt động đầu tư là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư. Có hai loại đầu tư: là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. 3. Các hình thức đầu tư. Theo Điều 21 Luật Đầu tư năm 2005 có các hình thức đầu tư: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Giáo trình Pháp luật về đầu tư http://www.ebook.edu.vn
  3. a. Đầu tư trực tiếp Theo Khoản 2 Luật đầu tư, là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Điều 21 Luật đầu tư quy định, Đầu tư trực tiếp bao gồm các hình thức cụ thể sau: 1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Căn cứ vào các hình thức đầu tư quy định tại Điều 21 của Luật này, nhà đầu tư được đầu tư để thành lập các tổ chức kinh tế sau đây: a) Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; b) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật; c) Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi; d) Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Ngoài các tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư trong nước được đầu tư để thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo Luật hợp tác xã; hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật. 2. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài liên kết với nhà đầu tư trong nước, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các loại hình công ty như công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên và hai thành viên trở lên), công ty cổ phần… Việc liên kết đó đã tạo ra các tổ chức kinh tế liên doanh giữa một bên là doanh nghiệp trong nước và một bên là nhà đầu tư nước ngoài. 3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (Hợp đồng hợp tác kinh doanh), hợp đồng BOT ( Hợp đồng xây dựng- kinh doanh - chuyển giao), hợp đồng BTO (Hợp đồng xây dựng - chuyển giao – kinh doanh), hợp đồng BT (Hợp đồng xây dựng - chuyển giao). - Hợp đồng BCC (Hợp đồng hợp tác kinh doanh): Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân. Giáo trình Pháp luật về đầu tư http://www.ebook.edu.vn
  4. - Hợp đồng BOT ( Hợp đồng xây dựng- kinh doanh - chuyển giao): Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân - Hợp đồng BTO (Hợp đồng xây dựng - chuyển giao – kinh doanh):Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. - Hợp đồng BT (Hợp đồng xây dựng - chuyển giao):Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT. Điều 23 Luật Đầu tư quy định: Nhà đầu tư được ký kết hợp đồng BCC để hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác. Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quy định. Chính phủ quy định lĩnh vực đầu tư, điều kiện, trình tự, thủ tục và phương thức thực hiện dự án đầu tư; quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT. 4. Đầu tư phát triển kinh doanh. Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau đây: - Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh; - Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường. Giáo trình Pháp luật về đầu tư http://www.ebook.edu.vn
  5. 5. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam . Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành, nghề do Chính phủ quy định. 6. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh. Điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Luật này, pháp luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 7. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác. b. Đầu tư gián tiếp Theo Khoản 3 Điều 3 Luật Đầu tư Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Theo quy định của Luật đầu tư, nhà đầu tư thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo các hình thức sau đây: Thứ nhất, Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; Thứ hai, Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán; Thứ ba, Thông qua các định chế tài chính trung gian khác. Đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, Luật đầu tư năm 2005 đã quy định cụ thể vấn đề đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư. Luật đầu tư quy định: Nhà đầu tư được đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước tiếp nhận đầu tư. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trên cơ sở Giáo trình Pháp luật về đầu tư http://www.ebook.edu.vn
  6. bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế; bảo lãnh vay vốn đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư. Luật đầu tư quy định cụ thể lĩnh vực khuyến khích, cấm đầu tư ra nước ngoài. Đó là: Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với những lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động; phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Việt Nam; mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư; tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ. Nhà nước Việt Nam không cấp phép đầu tư ra nước ngoài đối với những dự án gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Để được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư phải có các điều kiện sau đây: a) Có dự án đầu tư ra nước ngoài; b) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam ; c) Được cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Việc đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư gián tiếp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân hàng, chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước. Về thủ tục đầu tư ra nước ngoài, Luật đầu tư căn cứ vào từng dự án cụ thể để quy định thủ tục đầu tư . Dự án đầu tư ra nước ngoài được phân loại như sau: a) Dự án đăng ký đầu tư: là dự án có quy mô vốn đầu tư dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam ; b) Dự án thẩm tra đầu tư: là dự án có quy mô vốn đầu tư từ mười lăm tỷ đồng Việt Nam trở lên. Thủ tục đăng ký và thẩm tra đầu tư được quy định cụ thể như sau: Đối với dự án đăng ký đầu tư, nhà đầu tư đăng ký theo mẫu tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư; Đối với dự án thẩm tra đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo mẫu tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giáo trình Pháp luật về đầu tư http://www.ebook.edu.vn
  7. Chính phủ quy định cụ thể lĩnh vực khuyến khích, cấm, hạn chế đầu tư ra nước ngoài; điều kiện đầu tư, chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư ra nước ngoài; trình tự, thủ tục và quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài. II. Khái quát chung về Luật Đầu tư và những nội dung cơ bản của Luật đầu tư. 1. Lịch sử ra đời Luật đầu tư. Sau khi đất nước ta thống nhất năm 1975, nhu cầu khôi phục và xây dựng nề knh tế bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng đã được Đảng và Nhầ nước ta đặc biệt quan tâm. Về chính sách đầu tư, đặc biệt là vấn đề đầu tư nước ngoài, các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IV và Nghị quyết Trung ương lần thứ 24 nhấn mạnh chủ trương phát triển kinh tế đất nước, thiết lập và mở rộng quan hhệ giữa nước ta với các nước khác trên thế giới trên cơ sở tôn trọng chủ quyền độc lập, bình đẳng và cùng có lợi, tích cực tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; tranh thủ vốn và kỹ thuật để tận dụng cho khả năng tiềm tàng về tài nguyên và sức lao động của nước ta nhằm nhanh chóng đưa nước ta tiến lên trình độ tiên tiến trên thế giới. Từ năm 1984, chính sách phát triển kinh tế trong nước và đầu tư nước ngoài đã có những bước tiến rõ rệt tạo tiền đề cho một giai đoạn mới: giai đoạn mở rộng các thành phần kinh tế và mở rộng chính sách kinh tế đối ngoại đối với các nước trên thế giới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đổi mới cơ chế kinh tế của Việt Nam, đặc biệt đối với đầu tư nước ngoài đã được ghi nhận trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quuốc lần thứVI: “Công bos chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào nước ta dưới nhiều hình thức, nhất là đối với các ngành và cơ sở đòi hỏi kỹ thuật cao, làm hàng xuất khẩu ”. Bước sang thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước ta nhận thức rằng, muốn có sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng thì cần phải tích cực tham gia vào phân công lao động quốc tế và gia nhập thị trườg thế giới. Để thực hiện được tiến trình này, chúng ta chủ trương mở rộng các chính sách kinh tế đối ngoại, coi phát triển kinh tế đối ngoại là tiền đề của sự phát triển, đồng thời là đồn bẩy thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh mục tiêu tận dụng khai thác các yếu tố bên ngoài nhằm phát huy có hiệu quả nguồn lực trong nước đáp ứng phát triển kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa một cách đồng bộ, phù hợp với hệ thôngd kinh tế mở, mục tiêu đa dạng hoá các hoạt động quan hệ đối ngoại, đa phương hoá các quan hệ đối ngoại đang ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm và đưa ra những đường lối, chủ trương đúng đắn là: “tận lực khai thác với hiệu quả cao những lợi thế và nguồn lực của đất nước, những điều kiện thuận lợi ở trong nước và trong quan hệ đối ngoại, chủ động mở rộngcác hoạt động kinh tế đối ngoại đối với các kinh tế quốc dân nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã xác định” Giáo trình Pháp luật về đầu tư http://www.ebook.edu.vn
  8. Một trong những hoạt động kinh tế đối ngọai được coi là trọng điểm đó là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong điều kiện tích luỹ từ nền kinh tế còn hạnc hế, khả năng tạo ra nguồn hàng xuất khẩu bằng các nguồn lực trong nước còn hạn chế, không thông thạo thị trường thế giới, thì việc mở rộng hợp tác kinh doanh với nước ngoài, thu hút vốn nước ngoài để khai thác có hiệu quả nguồn lực trong nước, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước dưới cac shình thức đầu tư trực tiếp là một tất yếu khách quan. Trong nền kinh tế của nước ta, bên cạnh việc khai thác khả năng của các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hộiu chủ nghĩa thì việc thu hút đầu tư nước ngoài có ý nghĩa và tầm quan trọng chiến lược, là mũi nhọn của kinh tế đối ngoại trong một thời kỳ dài. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định nền kinh tế nước ta, về cơ bản đã bước ra khỏi khủng hoảng và bước vào thời kỳ phát triển mới: thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Con đường để thực hiện thành công chủ trương này là là khai thác tối đa nguồn lực trong và ngoài nước. Đảng và nhà nước ta đều khẳng định coi vốn trong nước là quyết định, vốn ngoài là quan trọng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: kinh tế có đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường có định hướng Xã hội chỉu nghĩa ở nước ta, được phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Thu hút đầu tư nước ngoìa là vấn đề quan trọng góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phát triển đất nước. Trong những năm qua, kể từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam năm 1987, hoạt động đầu tư nước ngoài ở nước ta đã đạt được những kết quản đáng kể, góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế, tăng cường thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới; nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu; tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm qua cũng đã bộc lộ những mặt yếu kém, hạn chế. Cụ thể: - Nhận thức, quan điểm về đầu tư nước ngoài chưa thống nhất và chưa quán triệt đầy đủ ở các cấp, các ngành; c - Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài có mặt còn bất hợp lý và hiệu quả tổng thể về kinh tế-xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa cao; Giáo trình Pháp luật về đầu tư http://www.ebook.edu.vn
  9. - Môi trường đầu tư chưa hấp dẫn; môi trường kinh tế và pháp ký còn đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa đồng bộ; - Công tác về quản lý đầu tư nước ngoài còn nhiều mặt yếu kém; - Thủ tục hành chính còn phiền hà; - Công tác cán bộ còn n hiều bất cập. Từ những hạn chế đó cho thấy kết quả là nhịp độ tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1997 liên tục giảm sút; tuy từ năm 2000 có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa vững chắc, nếu không có biện pháp khắc phục sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư phát triển những năm tới. Trong khi đó, cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới và khu vực diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là sau khủng hoảng kinh tế khu vực. Nhằm tiếp tục cải thiện mô trường đầu tư, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát triển, đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế đất nước góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài ở Việt Nam. 2. Giới thiệu nội dung cơ bản của Luật đầu tư Luật đầu tư được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 trên cơ sở hợp nhất hai văn bản luật là Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam. Luật đầu tư gồm có 10 chương, 89 điều. Trong đó: Chương 1:gồm có 5 điều (từ điều 1 đến điều 5) quy định những vấn đề chung như: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, chính sách đầu tư, gải thích từ ngữ và quy định vấn đề áp dụng pháp luật đầu tư, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quấn đầu tư quốc tế. Chương 2: gồm có 5 điều (từ điều 1 đến điều 12) quy định về bảo đảm đầu tư, như: bảo đảm về vốn và tài sản, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại; chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài; bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách; vấn đề giải quyết tranh chấp… Chương 3 :gồm có 8 điều (từ điều 13 đến điều 20 quy định về quyền và nghĩa vụ nhà đầu tư, bao gồm: quyền tự chủ đầu tư kinh doanh; quyền tiếp cận sử dụng nguồn lực đầu tư; quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, gia công và gia công lại liên quan đến hoạt động đầu tư; quyền mua ngoại tệ; quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư; thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; các quyền khác của nhà đầu tư;… Giáo trình Pháp luật về đầu tư http://www.ebook.edu.vn
  10. Chương4 :gồm có 6 điều (từ điều 21 đến điều 26) quy định về hin hf thức đầu tư, bao gồm các hình thức đầu tư trực tiếp; đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng; đầu tư theo phát triển kinh doanh; góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại; đầu tư gián tiếp. Chương 5:gồm có 13 điều (từ điều 27 đến điều 39) bao gồm hai mục: mục 1 là ưu đãi đầu tư và mục 2 là hỗ trợ đầu tư. Mục 1 (từ điều 27 đến điều 31): Ưu đãi đầu tư quy định về lĩnh vực, địa bàn đầu tư, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, bao gồm: lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện, lĩnh vực cấm đầu tư và ban hành các danh mục, các lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư có điều kiện; Mục 2: ( từ điều 32 đến điều 44): hỗ trợ đầu tư. Quy định cụ thể về hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ và khuyến khích phát triển dịch vụ đầu tư; đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ coa, khu kinh tế; thị thực xuất cảnh, nhập cảnh. Chương6 :gồm có 22 điều (từ điều 45 đến điều 66) quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp, gồm hai mục: Mục 1: Thủ tục đầu tư (từ điều 45 đến điều 54) quy định về thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước; thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư nước ngoài; thẩm tra dự án đầu tư; thủ tục thẩm tra đối với dự án coa quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt nam trở lên và không thuộpc danh mục đầu tư có điều kiện; thủ tục thẩm tra đối với dự án thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện; thủ tục đầu tư gắn với việc thành lạpp tổ chức kinh tế; điều chỉnh dự án đầu tư; thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài; trách nhiệm lập dự án, quyết định đầu tư, thẩm tra đầu tư; lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án có nhiều nhà đầu tư quan tâm. Mục 2: Triển khai thực hiện dự án đầu tư. Quy định về thuê, goa nhận đất thực hiện dự án; chuẩn bị mặt bằng xây dựng, thực hhiện dự án đầu tư có khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản; thực hiện dự án đầu tư có xây dựng; giám định máy móc, thiết bị; tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Việt Nam; Tài khoản ngoại tệ, tài khoản tiền đồng Việt Nam…. Chương7: gồm có 7 điều (từ điều 67 đến điều 73) quy định về đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước. Cụ thể gồm vấn đề: quản lý đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước;đầu tư kinh doanh vốn nhà nước vào tổ chức kinh tế; đầu tư của nhà nước vào hoạt động công ích; đầu tư bằng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước... Chương 8: gồm có 6 điều (từ điều 74 đến điều 79 quy định về đầu tư ra nước ngoài. Cụ thể đầu tư ra nước ngoài; lĩnh vực khuyến khích, cấm đầu tư ra nước ngoài; điều kiện đầu tư ra nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài; thủ tục đầu tư ra nước ngoài. Giáo trình Pháp luật về đầu tư http://www.ebook.edu.vn
  11. Chương 9: gồm có 8 điều (từ điều 80 đến điều 87) quy định về quản lý nhà nước về đầu tư. Bao gồm: nội dung quản lý nhà nước về đầu tư; trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư; quản lý đầu tư theo quy hoạch; xúc tiến đầu tư; theo dõi, đanhdgiá hoạt động đầu tư; thanh tra hoạt động đầu tư; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện; xử ký vi phạm. Chương 10:gồm có 2 điều (từ điều 88 đến điều 89) quy định về điều khoản thi hành. 3. Những điểm mới và những bất cập của Luật đầu tư. a. Điểm mới của Luật đầu tư. Luật đầu tư chung với những vấn đề mới quy định theo chương trình xây dựng pháp luật năm 2005 và đáp ứng yêu cầu gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam, Luật Đầu tư áp dụng chung đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ tám, tháng 10 năm 2005. Vậy, ngoài những vấn đề chung, những vấn đề đã có trên cơ sở hợp nhất hai luật, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998, có những vấn đề nào mới được quy định trong dự thảo Luật Đầu tư chung? Quy định về đầu tư ra nước ngoài Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2004, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 115 dự án đầu tư ra nước ngoài, trong đó 111 dự án còn hiệu lực với tổng v ốn đầu tư đăng ký là 222,9 triệu USD, vốn pháp định trên 198 triệu USD. Các nước có nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam là Liên bang Nga, có 11 dự án, với tổng vốn đầu tư gần 35 triệu USD và Lào có 32 dự án, với tổng vốn là 20,5 triệu USD Ngoài các lĩnh vực đầu tư mang tính chất sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ phổ biến, còn có lĩnh vực sẽ mang đến nhiều triển vọng và quan trọng đối với nền kinh tế nước ta là tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí với một số dự án có tiềm năng phát triển ở In-đô-nê-xia, An-giê-ri, I-rắc... Điều này cho thấy rõ, vai trò của đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Vi ệt Nam . Tuy vậy, cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của ta chưa được quy định trong luật. Hiện tại, Việt Nam mới có Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ và một số văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan. Ngay Nghị định số 22/1999/NĐ-CP khi ban hành, vì chưa có luật quy định nên phải xin phép ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định của Điều 56 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định 22/1999/NĐ-CP sau thời gian thực hiện đã bộc lộ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung. Nghị định sửa đổi này hiện đang được trình Chính phủ để ban hành. Do đó, việc quy định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trong Luật Đầu tư chung là vấn đề cần thiết và đã chín muồi. Luật đầu tư dành một chương quy định những vấn đề có tính nguyên tắc nhất làm cơ sở pháp lý để Chính phủ hướng dẫn thi hành. Giáo trình Pháp luật về đầu tư http://www.ebook.edu.vn
  12. Theo quy định của Luật đầu tư, tất cả các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế đều được đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp, nhằm mục đích thu lợi nhuận theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước tiếp nhận đầu tư. Nhà nước Việt nam bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư ra nước ngoài và bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư Việt Nam tại nước ngoài theo các điều ước quốc tế. Đối với doanh nghiệp liên doanh v ới nước ngoài, doanh nghiệp 100% v ốn đầu tư nước ngoài khi đầu tư ra nước ngoài cần phải đáp ứng thêm các điều kiện: + Đã góp đủ vốn pháp định; +Vốn đầu tư ra nước ngoài được sử dụng từ lợi nhuận v à các khoản đầu tư được phép chuy ển ra nước ngoài theo quy định của pháp luật. Luật đầu tư cũng quy định nghiêm cấm đầu tư ra nước ngoài đối với những dự án gây hại đến bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng, lịch sử. b. Những bất cập của Luật đầu tư Luật Đầu tư chung (ĐTC) là một trong hai luật kinh doanh quan trọng (cùng với Luật Doanh nghiệp thống nhất) để đẩy nhanh tốc độ phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng như đầu tư nước ngoài và góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế. Luật ĐTC sẽ thay thế Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật Đầu tư nước ngoài, góp phần tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế cho các hoạt động đầu tư ở Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài. Luật Đầu tư chung (ĐTC) được K ỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI thảo luận và thông qua vào tháng 11 – 2005. Trong quá trình thảo luận, có rất nhiều ý kiến chưa đồng tình ủng hộ, nên nhiều lúc tưởng chừng không thể thông qua vì trong Luật có quá nhiều bất cập. Thậm chí, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An khi điều khiển phiên thảo luận kỳ họp này cũng đã tuyên bố, các đại biểu cứ thảo luận kỹ, nếu chưa nhất trí thì chưa thông qua nhưng…cuối cùng vẫn thông qua. Nhiều ý kiến của doanh nghiệp cũng như của các chuyên gia pháp luật, kinh tế cho rằng, các cơ chế quản lý trong Luật ĐTC thể hiện sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư. Những ý kiến đóng góp của các đại biểu không phải là không có lý, vì họ e ngại Luật ĐTC sẽ “ đẻ ” thêm giấy phép con, vẫn nặng về thủ tục là bước lùi so với trước… Sau đây là một số bất cập trong Luật ĐTC: Luật ĐTC đã đưa ra tiêu chí mới để phân loại các dự án đầu tư và áp dụng thêm thủ tục đăng ký/cấp phép đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước, đây là những thủ tục mà cho đến nay, nhà đầu tư trong nước không phải thực hiện. Giáo trình Pháp luật về đầu tư http://www.ebook.edu.vn
  13. Như vậy, bên cạnh việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước phải có nghĩa vụ đăng ký đầu tư đối với mọi dự án đầu tư mới. Hơn thế, những dự án đầu tư nào có giá trị trên 5 tỷ đồng mà thuộc loại dự án phổ thông sẽ phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giấy CNĐKĐT), còn các dự án đầu tư thuộc ba nhóm còn lại phải được Nhà nước thẩm định trước khi cấp phép đầu tư. Nhiều người cho rằng, nguy cơ ‘’ đẻ ’’ ra những giấy phép con, cản trở hoạt động của nhà đầu tư là không thể tránh khỏi. Bởi lẽ, muốn được cấp phép đầu tư phải thuê tư vấn độc lập thẩm định hiệu quả của dự án, phải có chứng nhận thẩm định chất lượng thiết bị nhập từ nước ngoài. Việc tạo ra những ‘’ giấy phép con ’’ thể hiện tư duy cũ của người quản lý đầu tư, không phù hợp với bối cảnh hội nhập. Xu hướng chung, quản lý đầu tư phải chuyển từ “ tiền kiểm” sang “hậu kiểm” , nhằm giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp gia nhập thị trường. Tăng cường “ hậu kiểm”, cơ quan quản lý sẽ phải chịu khổ và vất vả hơn trong việc thẩm định các yêu cầu đối với nhà đầu tư. Chính vì thế, có ý kiến cho rằng, không phải cán bộ quản lý đầu tư không biết phiền toái của “giấy phép con” , thế nhưng, bằng “giấy phép con” , cơ quan quản lý đầu tư muốn nắm “đằng chuôi”, giành lấy sự an nhàn cho m ình. “Giấy phép con” có thể làm sống lại cơ chế “xin- cho” , tạo nên m ảnh đất mầu mỡ cho tiêu cực, nhũng nhiễu phát sinh. Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp mà chủ yếu để thị trường quy ết định. Cụ thể, các doanh nghiệp làm ăn với nhau sẽ giám sát lẫn nhau, và họ sẽ biết ai để có thể “chọn mặt gửi vàng”! Đáng lẽ, Luật ĐTC nên cho phép nhà đầu tư đăng ký dự án, đăng ký kinh doanh cùng một thời điểm và tự chịu trách nhiệm về tính trung thực c ủa dự án, không cần đến sự thẩm tra của Nhà nước. Nếu trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp muốn đầu tư các dự án vượt ngoài phạm vi ngành nghề đã đăng ký thì buộc phải đăng ký bổ sung. Như thế, nhà đầu tư không cần đăng ký dự án, chỉ cần đăng ký kinh doanh, chịu trách nhiệm về dự án đầu tư ở những lĩnh vực ngành nghề đăng ký. Quản lý nhà nước về đầu tư không có nghĩa là cơ quan Nhà nước phải thẩm tra tính khả thi hay hiệu quả của dự án, vì không đủ nhân lực để làm thay chủ đầu tư. Sở K ế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh đã kiến nghị: “Đòi hỏi giấy chấp thuận đầu tư sẽ hạn chế quy ền tự chủ của doanh nghiệp, trong khi nhà đầu tư không cần đến loại giấy này ” . Theo quy định của Luật đầu tư thì những dự án phổ thông từ 5 tỷ đồng đến 300 tỷ đồng phải làm nhiều thủ tục để xin Giấy chấp thuận đầu tư của cơ quan quản lý đầu tư và chịu thêm m ột cơ quan thanh tra mới là thanh tra đầu tư. Đây là những vấn đề nảy sinh mà Luật Khuyến khích đầu tư trong nước trước đây không qui định. 4. Đối tượng điều chỉnh, phạm vi, lĩnh vực đầu tư, chính sách về đầu tư a. Đối tượng điều chỉnh của Luật đầu tư. Giáo trình Pháp luật về đầu tư http://www.ebook.edu.vn
  14. Quan hệ được Luật đầu tư điều chỉnh là các quan hệ: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài. + Đầu tư trực tiếp, được quy định tại khoản 2 điều 3 Luật đầu tư. + Đầu tư gián tiếp, được quy định tại khoản 3 điều 3 Luật đầu tư (xem phần khái niệm đầu tư). + Đầu tư trong nước, được quy định tại khoản 13 điều 3 Luật đầu tư. Luật đầu tư quy định, đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam . + Đầu tư nước ngoài, được quy định tại khoản 12 điều 3 Luật đầu tư, theo đó, đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư. + Đầu tư ra nước ngoài, quy định tại khoản 14 điều 3 Luật đầu tư. Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài. Theo Khoản 4 Điều 3 Luật đầu tư năm 2005, “nhà đầu tư” được hiểu là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư. Chủ thể của các quan hệ đầu tư là nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam . Bao gồm: + Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanh nghiệp. + Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã. + Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập trước khi Luật này có hiệu lực. + Hộ kinh doanh, cá nhân. + Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú tại Việt Nam . Khoản 5 Điều 3 Luật đầu tư quy định “nhà đầu tư nước ngoài ” là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. b. Phạm vi, lĩnh vực đầu tư. Giáo trình Pháp luật về đầu tư http://www.ebook.edu.vn
  15. Luật đầu tư không hạn chế lĩnh vực đầu tư, nhưng theo quy định chung của pháp luật Việt nam, chủ đầu tư không được phép đầu tư vào những lĩnh vực mà Nhà nước Việt Nam giữ độc quyền hoặc những ngành nghề mà pháp luật Việt Nam cấm kinh doanh. Toàn bộ hoạt động đầu tư phải tuân theo nguyên tắc “tự do kinh doanh theo pháp luật”. c. Chính sách về đầu tư. Chính sách đầu tư được Luật đầu tư quy định cụ thể tại Điều 4, nội dung như sau: + Nhà đầu tư được đầu tư trong các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật không cấm; được tự chủ và quyết định hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam . + Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư. + Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động đầu tư. + Nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. + Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư. Trong trường hợp hoạt động đầu tư có liên quan đến điều ước quốc tế , pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế thì các nhà đầu tư phải tuân thủ theo quy định của Luật đầu tư tại Điều 5. Cụ thể: + Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. + Hoạt động đầu tư đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó. + Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó. + Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam Giáo trình Pháp luật về đầu tư http://www.ebook.edu.vn
  16. CHƯƠNG II QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ I. Khái quát chung về quản lý nhà nước về đầu tư 1. Khái niệm Quản lý nhà nước về đầu tư là hoạt động cảu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo cho quá trình đầu tư của các nhà đầu tư tuân theo những quy định của pháp luật. Quản lý đầu tư bao gồm các nội dung: Cơ quan nhà nước quản lý nhà nước về đầu tư; thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư; thủ tục cấp giấy phép đầu tư. 2. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư. Hoạt động đầu tư chịu sự quản lý trường hợp thống nhất từ trung ương xuống địa phương. Nội dung, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư bao gồm: a) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư phát triển để huy động và điều tiết các nguồn lực cho đầu tư phát triển; b) Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư; xây dựng các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật liên quan đến hoạt động đầu tư; giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư; tổng hợp, kiến nghị hoặc huỷ bỏ các văn bản pháp luật không còn phù hợp hoặc do các cấp ban hành không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung không phù hợp; c) Thực hiện quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế, đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư theo quy định pháp luật về điều ước quốc tế; d) Quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến đầu tư; xây dựng hệ thống thông tin quốc gia phục vụ hoạt động đầu tư; đ) Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư; quản lý thống nhất hoạt động đăng ký đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đầu tư; Giáo trình Pháp luật về đầu tư http://www.ebook.edu.vn
  17. e) Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật đầu tư đối với hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư và hoạt động của nhà đầu tư; g) Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết những vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư trong quá trình hoạt động đầu tư; h) Đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế vĩ mô của hoạt động đầu tư; i) Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong quản lý hoạt động đầu tư; k) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tăng cường năng lực quản lý đầu tư cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư các cấp; l) Giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư theo thẩm quyền. Khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư hoặc xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật. 3. Về quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư, Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư, bao gồm: a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trong phạm vi cả nước; chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển theo ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế; ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư; phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư cho các Bộ, ngành và địa phương; b) Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương thực hiện luật pháp, chính sách về đầu tư; phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt quy hoạch; quyết định chủ trương đầu tư đối với những dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; quyết định hoặc cho phép thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế; chỉ đạo giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình điều hành, quản lý hoạt động đầu tư vượt quá thẩm quyền của các Bộ, ngành và địa phương; c) Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế có chương trình đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư; d) Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban Quản lý có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn hoạt động đầu tư trong lĩnh vực và địa bàn theo thẩm quyền; bảo đảm thủ tục đầu tư minh bạch, đơn giản, đúng thời hạn; đ) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không được ban hành các văn bản quy định lĩnh vực cấm đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và các ưu đãi đầu tư không đúng với quy định của pháp luật. Giáo trình Pháp luật về đầu tư http://www.ebook.edu.vn
  18. II. Các lĩnh vực quản lý nhà nước về đầu tư. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quản lý về các lĩnh vực sau: 1. Về quản lý đầu tư theo quy hoạch: Chính phủ quy định về tổ chức lập, trình duyệt các quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư phải tuân thủ quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác. Quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm phải phù hợp với lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực cấm đầu tư quy định tại các điều 27, 28, 29 và 30 của Luật này và là định hướng để nhà đầu tư lựa chọn, quyết định đầu tư. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch có trách nhiệm công bố công khai các quy hoạch liên quan đến hoạt động đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với dự án đầu tư chưa có trong các quy hoạch quy định tại Điều này, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có trách nhiệm làm đầu mối làm việc với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch để trả lời cho nhà đầu tư trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhà đầu tư có yêu cầu. 2. Đối với hoạt động xúc tiến đầu tư: Hoạt động xúc tiến đầu tư của các cơ quan nhà nước các cấp được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư của các cơ quan nhà nước được cấp từ ngân sách nhà nước. 3. Về việc theo dõi, đánh giá hoạt động đầu tư: Cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư các cấp tổ chức việc theo dõi, đánh giá và báo cáo hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật. Nội dung theo dõi, đánh giá đầu tư bao gồm: a) Việc ban hành văn bản hướng dẫn pháp luật theo thẩm quyền và thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư; b) Tình hình thực hiện các dự án đầu tư theo quy định của Giấy chứng nhận đầu tư; c) Kết quả thực hiện đầu tư của cả nước, các bộ, ngành và các địa phương, các dự án đầu tư theo phân cấp; d) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp trên về kết quả đánh giá đầu tư, kiến nghị các biện pháp xử lý những vướng mắc và vi phạm pháp luật về đầu tư. 4. Về thanh tra về hoạt động đầu tư: Thanh tra đầu tư có các nhiệm vụ sau đây: a) Thanh tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về đầu tư; b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đầu tư; Giáo trình Pháp luật về đầu tư http://www.ebook.edu.vn
  19. c) Xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về đầu tư. Tổ chức và hoạt động của thanh tra đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh tra. 5. Về khiếu nại, tố cáo, khởi kiện: Luật đầu tư quy định, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện; tổ chức có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật. Việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện và giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trong hoạt động đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đầu tư. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đầu tư hoặc quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì thi hành theo quyết định, bản án đó. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đầu tư các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; trong trường hợp nhận được khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền của mình thì có trách nhiệm chuyển kịp thời đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo biết. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư, các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm hướng dẫn các hoạt động về đầu tư và phối hợp hoạt động quản lý nhà nước. Cụ thể: 6. Về hướng dẫn hoạt động: Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh có trách nhiệm hướng hoạt động đầu tư trong lĩnh vực và địa bàn quản lý. Cung cấp các thông tin cần thiết và tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư lựa chọn cơ hội để đầu tư; cải tiến việc điều hành, rà soát thủ tục đầu tư nhằm bảo đảm thủ tục đầu tư đơn giản, nhanh chóng. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh lấy ý kiến Bộ kế hoạch và đầu tư trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền. Uỷ ban nhân dân Tỉnh không được ban hành các quy định ưu đãi về thuế, tài chính và các ưu đãi khác vượt quá thẩm quyền của mình. 7. Về phối hợp hoạt động quản lý nhà nước. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh và cơ quan cấp phép đầu tư trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và tư vấn pháp lý hiện quản lý nhà nước và chế độ phối hợp trong công tác quản lý hợp đồng đầu tư nước ngoài. Uỷ ban nhân cấp Tỉnh có trách nhiệm xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền và hướng dẫn các doanh nghiệp hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư. tRong quá trình xử lý, nếu các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân Tỉnh có ý kiến khác nhau về cùng một vấn đề, thì cần trình bày Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Bộ kế hoạch và đầu tư tổng hợp. cung cấp thông tin về tình hình đầu tư và làm việc định kỳ theo chế đọ giao ban với các Bộ Tài chính, Thương mại, Tài nguyên môi trường, Ngân hàng nhà nước, Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh có liên quan đề xử lý kip thời các vấn đề phát sinh, giải quyết các vấn đề kiến nghị của các doanh nghiệp dề xuất các chính sách, biện pháp cải thiện môi trường đầu tư. Giáo trình Pháp luật về đầu tư http://www.ebook.edu.vn
  20. a. Bộ kế hoạch và đầu tư có nhiệm vụ và quyền hạn sau dây: 1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và rà soát các văn bản pháp luật, chính sách về đầu tư. Hướng dẫn, phổ biến, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư. Ban hành các mẫu văn bản liên quan đến thủ tục đầu tư để áp dụng trong phạm vi cả nước. 2. Tổ chức, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng, tổng hợp trình Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển; quy hoạch tổng thể quốc gia về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. 3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc lập danh mục dự án quốc gia thu hút vốn đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tham mưu về việc bổ sung quy hoạch đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ không nằm trong quy hoạch; có ý kiến với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư về sự cần thiết của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ mà thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch để trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. 4. Thẩm tra các dự án đầu tư quan trọng quốc gia và dự án đầu tư khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 5. Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến đầu tư; xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình quốc gia về vận động xúc tiến đầu tư; phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư; đặt đại diện tổ chức xúc tiến đầu tư tại nước ngoài; thực hiện quản lý quỹ xúc tiến đầu tư quốc gia. 6. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành đàm phán và trình Chính phủ ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư; thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động đầu tư. 7. Tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường năng lực quản lý đầu tư cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư các cấp. 8. Phối hợp với Tổng cục Thống kê tổ chức hoạt động thống kê về đầu tư theo quy định của pháp luật về thống kê; tổ chức, xây dựng hệ thống thông tin quốc gia phục vụ hoạt động đầu tư. 9. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư. 10. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư. 11. Kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động đầu tư theo thẩm quyền; xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát liên ngành đối với hoạt động đầu tư; kiểm tra việc cấp, Giáo trình Pháp luật về đầu tư http://www.ebook.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2