intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Máy điện 2 (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi (Năm 2020)

Chia sẻ: Đàm Tuyết Hạ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Máy điện 2 (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) được ban hành kèm theo quyết định số 546 ngày 11 tháng 8 năm 2020. Giáo trình kết cấu gồm 5 bài, cung cấp cho học viên những nội dung về: máy biến áp 3 pha và máy biến áp đặc biệt; máy điện không đồng bộ; tính toán dây quấn máy điện không đồng bộ khi không còn số liệu cũ; máy điện đồng bộ; máy điện một chiều;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Máy điện 2 (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi (Năm 2020)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI VÀ THỦY LỢI GIÁO TRÌNH MÁY ĐIỆN 2 NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo quyết định số 546 ngày 11 tháng 8 năm 2020) NĂM 2020
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng điện ngày càng lớn. Máy điện là thiết bị được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Vì vậy, tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức cơ bản trong thiết kế, vận hành, khai thác máy điện là vấn đề
  3. được nhiều người, nhiều ngành quan tâm quan tâm, đặc biệt là các kĩ sư, kĩ thuật viên ngành điện. Giáo trình do các nhà giáo có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy tại trường biên soạn. Nội dung của giáo trình được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo các giáo trình đang được giảng dạy tại các trường trong nước kết hợp với những nội dung đã được giảng dạy nhiều năm của nhà trường và các nội dung nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. Nội dung của giáo trình được biên soạn gồm 5 bài như sau: Bài 1: Máy biến áp 3 pha và máy biến áp đặc biệt Bài 2: Máy điện không đồng bộ Bài 3. Tính toán dây quấn máy điện KĐB khi không còn số liệu cũ Bài 4: Máy điện đồng bộ Bài 5: Máy điện một chiều Nhóm biên soạn
  4. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................................ 1 LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................................ 1 GIỚI THIỆU VỀ MÔ ĐUN ................................................................................................ 5 A. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:............. 5 B. Mục tiêu của môn học: ............ 5 C. Nội dung của môn học: .......... 5 BÀI 1: MÁY BIẾN ÁP 3 PHA & MBA ĐẶC BIỆT ......................................................... 8 1.1. Máy biến áp 3 pha ........... 8 1.1.1 Cấu tạo. ........................................................................................................... 8 1.1.2 Các kiểu đấu dây của MBA 3 pha. ............................................................... 10 1.1.3 Tổ nối dây của MBA 3 pha. .......................................................................... 11 1.1.4 Sự làm việc song song của máy biến áp 3 pha. ............................................ 14 1.1.5Xác định cực tính các đầu dây máy biến áp 3 pha . 18 1.1.6 Đấu và đo kiêm tổ MBA 3 pha. .................................................................... 21 1.1.7 Đấu và đo kiêm tổ MBA 3 pha công suất nhỏ. ............................................. 21 1.2. Các máy biến áp đặc biệt 21 1.2.1 Máy biến áp hàn hồ quang ............................................................................ 21 1.2.2 Máy biến áp đo lường ................................................................................... 21 BÀI 2: MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ ........................................................................ 25 2.1 Mở rộng sơ đồ dây quấn động cơ không đồng bộ .......... 25 2.1.1 Sơ đồ dây quấn 3 pha dạng 2 lớp dây ........................................................... 25 2.1.2 Quấn động cơ KĐB 3 pha xếp kép ............................................................... 29 2.1.3 Sơ đồ dây quấn 3 pha hai tốc độ tỷ lệ biến tốc 2/1 ....................................... 30 2.1.4 Quấn động cơ KĐB 3 pha 2 tốc độ 2p = 4/2 ................................................ 31 2.1.5 Quấn động cơ KĐB 3 pha 2 tốc độ tỷ lệ biến tốc khác 2/1 .......................... 32 2.1.6 Sơ đồ dây quấn 3 pha dạng q là phân số ....................................................... 32 2.2 Xác định cực tính động cơ 3 pha hai tốc độ 9 đầu ra và 12 đầu ra 36 2.2.1 Xác định cực tính động cơ 9 đầu ra .............................................................. 36 2.2.2 Xác định cực tính động cơ 12 đầu ra ............................................................ 37 2.3 Đấu động cơ 3 pha về 1 pha ............... 39 BÀI 3: TÍNH TOÁN DÂY QUẤN MÁY ĐIỆN KĐB KHI KHÔNG CÒN SỐ LIỆU CŨ42 3.1. Tính số liệu dây quấn máy điện KĐB 3 pha ................................................. 42 3.2. Tính số liệu dây quấn máy điện KĐB 3 pha hai tốc độ ................................ 47 3
  5. 3.3. Tính số liệu dây quấn máy điện KĐB 1 pha ................................................. 50 BÀI 4: MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ ........................................................................................ 55 4.1 Sự làm việc song song của máy phát điện đồng bộ ............. 55 4.1.1 Máy phát điện đồng bộ làm việc song song ................................................. 55 4.1.2 Các phương pháp hòa đồng bộ chính xác ..................................................... 56 4.1.3 Phương pháp tự đồng bộ ............................................................................... 58 4.2 Động cơ và máy bù đồng bộ ..................... 59 4.2.1 Động cơ điện đồng bộ ................................................................................... 59 4.2.2 Máy bù đồng bộ ............................................................................................ 61 4.3 Đấu dây, vận hành máy phát đồng bộ ..................... 61 BÀI 5: MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU .................................................................................... 62 5.1 Dây quấn phần ứng máy điện một chiều ..................... 62 5.1.1 Thuật ngữ và phân loại dây quấn .................................................................. 62 5.1.2 Phương pháp đưa đầu dây lên phiến góp ...................................................... 63 5.1.3 Định nghĩa các bước bối dây và công thức liên quan ................................... 63 5.1.4 Xây dựng sơ đồ khai triển dât quấn roto máy điện một chiều ...................... 65 5.1.5 Sơ đồ dây quấn theo công nghệ quấn dây roto động cơ vạn năng................ 70 5.2 Đấu động cơ một chiều kích từ độc lập 75 5.3 Đấu động cơ một chiều tự kích từ ...................... 75 5.4 sửa chữa động cơ điện một chiều ...................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 75 GIỚI THIỆU VỀ MÔ ĐUN Tên mô đun: Máy điện 2 Mã mô đun: MĐ 21 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 4
  6. - Vị trí: Mô đun này học sau các môn học/ mô đun: An toàn và bảo hộ lao động, Kỹ thuật điện, Đo lường điện, Vật liệu điện, Khí cụ điện, Máy điện 1 - Tính chất: Là mô đun bắt buộc trong chương trình đào tạo. II. Mục tiêu mô đun: Kiến thức: - Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến áp 3 pha và các máy biến áp đặc biệt - Trình bày được phương pháp xây dựng sơ đồ dây quấn máy điện không đông bộ dạng hai lớp dây và hai cấp tốc độ Kỹ năng: - Vẽ được sơ đồ khai triển dây quấn máy điện không đông bộ dạng hai lớp dây và hai cấp tốc độ - Đấu và vận hành được máy biến áp ở lưới điện 3 pha. - Quấn lại được động cơ ba pha một tốc độ và hai tốc độ bị hỏng theo số liệu có sẵn. - Tính toán được dây quấn động cơ không đồng bộ một pha và ba pha khi không còn số liệu cũ. - Đấu, vận hành được máy phát đồng bộ - Sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của động cơ điện một chiều Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Chủ động lập kế hoạch, dự trù được vật tư, thiết bị. - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tư duy khoa học trong công việc - Sử dụng tiết kiệm năng lượng và nguyên vật liệu - Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, tác phong công nghiệp cho học sinh, sinh viên III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: Thời gian Số Thực hành, Tên các bài trong mô đun Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm TT số thuyết thảo luận, tra bài tập Bài 1. Máy biến áp 3 pha và máy 10 5 4 1 biến áp đặc biệt. 1.1.Máy biến áp ba pha. 1.2. Các máy biến áp đặc biệt. 1 1.3. Kiểm tra Bài 2. Máy điện không đồng bộ . 70 7 60 3 5
  7. Thời gian Số Thực hành, Tên các bài trong mô đun Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm TT số thuyết thảo luận, tra bài tập 2.1. Mở rộng sơ đồ dây quấn động cơ không đồng bộ 3 pha 2.2. Xác định cực tính động cơ ba pha hai tốc độ 9 đầu ra và 12 đầu ra 2.3. Đấu động cơ 3 pha về 1 pha 2 2.4. Kiểm tra Bài 3. Tính toán dây quấn máy điện 20 10 9 1 KĐB khi không còn số liệu cũ 3.1. Tính số liệu dây quấn máy điện KĐB 3 pha 3.2. Tính số liệu dây quấn máy điện 3 KĐB 1 pha 3.3. Kiểm tra 4 Bài 4. Máy điện đồng bộ 10 4 6 4.1. Sự làm việc song song của máy phát điện đồng bộ. 4.2. Động cơ và máy bù đồng bộ. 4.3. Đấu dây, vận hành máy phát đồng bộ. 5 Bài 5. Máy điện một chiều 10 4 6 5.1. Dây quấn phần ứng máy điện một chiều. 5.2. Đấu động cơ 1 chiều kích từ độc lập 5.3. Đấu động cơ một chiều tự kích từ 5.4. Sửa chữa động cơ điện một chiều Tổng 120 30 85 5 6
  8. Bài 1. MÁY BIẾN ÁP 3 PHA VÀ MBA ĐẶC BIỆT 1.1. Máy biến áp 3 pha Để biến đổi điện áp trong hệ thống mạch điện xoay chiều ba pha, người ta sử dụng máy biến áp ba pha. 1.1.1. Cấu tạo của máy biến áp ba pha. 1.1.1.1. Mạch từ. Gồm nhiều lá thép kỹ thuật điện ghép lại. Dựa vào quan hệ của các mạch từ giữa các pha, mạch từ được chia làm 2 dạng:  Mạch từ riêng: Nếu dùng ba máy biến áp một pha ghép lại để tạo thành một máy biến áp ba pha thì về cấu tạo của chúng như đã trình bày ở trên. Máy biến áp ba pha tạo ra từ ba máy biến áp một pha được gọi là loại máy biến áp ba pha có mạch từ độc lập (hình 2-21). 7
  9. Hình 2-21. Máy biến áp ba pha mạch từ riêng.  Mạch từ chung: Máy biến áp có mạch từ khép kín gọi là máy biến áp ba pha có mạch từ liên quan. Loại này có ba trụ và dây quấn trên ba trụ (hình 2-22). Hình 2-22. Máy biến áp ba pha mạch từ chung. 1.1.1.2. Dây quấn. Trên mỗi trụ của lõi thép được quấn cuộn sơ cấp và thứ cấp. Nguyên liệu sử dụng làm dây quấn thường bằng đồng hoặc nhôm. Các đầu đầu và đầu cuối của ba pha phải chọn 1 cách thống nhất, nếu không điện áp dây lấy ra sẽ mất tính đối xứng. Để đơn giản và thuận tiện, người ta quy ước ký hiệu dây quấn của máy biến áp như sau: 8
  10. Hình 2-23. Cách quy ước các đầu đầu Hình 2-24. Điện áp dây không và đầu cuối của dây quấn ba pha. đối xứng lúc ký hiệu ngược hay dấu ngược một pha. Điện áp Dây quấn Ký hiệu đầu dây Ký hiệu cuối dây Trung tính Pha A A X Cao áp Pha B B Y 0 Pha C C Z Pha A Am Xm Trung áp Pha B Bm Ym 0m Pha C Cm Zm Pha A a x Hạ áp Pha B b y o Pha C c z Với máy biến áp ba pha, các đại lượng định mức ghi trên nhãn máy biến áp có khác so với máy biến áp một pha. Cụ thể: + Điện áp định mức: U1đm, U2đm là điện áp dây định mức. + Dòng điện định mức: I1đm, I2đm là dòng điện dây định mức. + Sđm là công suất toàn phần của cả ba pha. + Un% là điện áp dây ngắn mạch tính theo phần trăm. + P0, Pn là công suất tổn hao không tải và ngắn mạch cho cả ba pha. Nhưng điện trở, điện kháng, tổng trở chỉ ký hiệu cho một pha. 1.1.2. Các kiểu đấu dây của máy biến áp ba pha. Dây quấn sơ cấp và thứ cấp có thể nối theo hình sao (Y) hoặc hình tam giác (Δ). 9
  11. 1. Đấu hình sao (Y): Đấu ba đầu cuối X, Y, Z lại với nhau. Hình 2-25. Đấu sao (Y). Hình 2-26. Đấu tam giác (Δ). 2. Đấu hình tam giác (Δ): Đấu điểm đầu của pha này với điểm cuối của pha kia (hình 2-26). 3. Đấu zíc – zắc (Z): Mỗi pha dây quấn máy biến áp gồm hai nữa cuộn dây trên hai trụ khác nhau mắc nối tiếp và đấu ngược chiều nhau (hình 2-27). Kiểu dây này ít dùng vì tốn đồng nhiều hơn, loại này chủ yếu gặp nhiều trong máy biến áp dùng cho thiết bị chỉnh lưu. Hình 2-27. Đấu zíc – zắc. 1.1.3. Tổ nối dây của máy biến áp ba pha. Tổ nối dây máy biến áp được hình thành do sự phối hợp kiểu dây quấn sơ cấp so với kiểu dây quấn thứ cấp. Nó được biểu thị góc lệch pha giữa sức điện động dây của dây quấn sơ cấp và sức điện động dây của dây quấn thứ cấp và góc lệch pha này phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Chiều quấn dây; + Cách ký hiệu các đầu dây ra; + Kiểu nối dây quấn sơ cấp và thứ cấp. 10
  12. a) Nối Δ/Y b) Nối Y/Y c) Nối Δ/Δ Hình 2-28. Sơ đồ nối dây máy biến áp ba pha. Xét máy biến áp một pha hai dây quấn (hình 2-29); sơ cấp: AX; thứ cấp: ax. Các trường hợp xảy ra như sau: a) Hai dây quấn cùng chiều và ký hiệu tương ứng (hình 2-29a). b) Hai dây quấn ngược chiều (hình 2-29b). c) Đổi chiều ký hiệu một trong hai dây quấn (hình 2-29c). Tổ nối dây máy biến áp một pha: kể từ véctơ sức điện động sơ cấp đến véctơ sức điện động thứ cấp theo chiều kim đồng hồ. + Trường hợp a: lệch pha 3600. + Trường hợp b, c: lệch pha 1800. (a) (b) (c) Hình 2-29. Tổ nối dây của máy biến áp một pha. 11
  13. Tổ nối dây máy biến áp: Ở máy biến áp ba pha do nối sao (Y) và tam giác (Δ) với những thứ tự khác nhau mà sức điện động dây quấn sơ cấp và sức điện động dây quấn thứ cấp là 300, 600, 900,…, 3600. Thực tế không dùng độ để chỉ góc lệch pha mà dùng kim đồng hồ (hình 2-30) để biểu thị và gọi tên tổ nối dây máy biến áp, cách biểu thị như sau: + Kim dài cố định ở con số 12, chỉ sức điện động sơ cấp. + Kim ngắn chỉ 1, 2, 3, …, 12 ứng 300, 600, 900,…, 3600 chỉ sức điện động thứ cấp. Trường hợp máy biến áp một pha: + Trường hợp a (hình 2-29): I/I-12. + Trường hợp b, c (hình 2-29): I/I-6. Trường hợp máy biến áp ba pha: Hình 2-30. Phương pháp ký hiệu tổ nối dây + Máy biến áp ba pha nối Y/Y: bằng kim đồng hồ. Ví dụ 1: Một máy biến áp ba pha có dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp nối hình sao, cùng chiều dây quấn và cùng ký hiệu các đầu dây (hình 2-31) thì véctơ sức điện động pha giữa hai dây quấn hoàn toàn trùng nhau và góc lệch pha giữa hai điện áp dây sẽ bằng 3600 hay 00. Ta nói máy biến áp tổ nối dây 12 và ký hiệu Y/Y-12 hay Y/Y-0. Để nguyên dây quấn sơ cấp, dịch ký hiệu dây quấn thứ cấp a→b, b→c, c→a ta có tổ nối dây Y/Y-4, dịch tiếp một lần nữa ta có tổ nối dây Y/Y-8. Nếu đổi chiều dây quấn thứ cấp ta có tổ nối dây Y/Y-6, 10, 2. Như vậy khi máy biến áp nối Y/Y, ta có tổ nối dây chẵn. Hình 2-31. Tổ nối dây Y/Y-12. + Máy biến áp ba pha nối Y/Δ: Ví dụ 2: Một máy biến áp ba pha có dây quấn sơ cấp nối hình sao và dây quấn thứ cấp nối hình tam giác, cùng chiều dây quấn và cùng ký hiệu các đầu dây (hình 2-32) thì 12
  14. véctơ sức điện động pha giữa hai dây quấn hoàn toàn trùng nhau và góc lệch pha giữa hai điện áp dây sẽ bằng 3300. Ta nói máy biến áp tổ nối dây 11 và ký hiệu Y/Δ -11. Để nguyên dây quấn sơ cấp, dịch ký hiệu dây quấn thứ cấp a→b, b→c, c→a thì ta có tổ nối dây Y/Δ -3, dịch tiếp một lần nữa ta có tổ nối dây Y/Δ-7. Nếu đổi chiều dây quấn thứ cấp ta có tổ nối dây Y/Δ-5, 9, 1. Như vậy khi máy biến áp nối Y/Δ, ta có tổ nối dây lẻ. Hình 2-32. Tổ nối dây Y/Δ-11. 1.1.4. Sự làm việc song song của máy biến áp 3 pha Khi công suất của phụ tải tăng lên, người ta cần phải đặt thêm máy biến áp mới và nối song song với máy biến áp đang làm việc. Nhờ làm việc song song công suất lưới điện lớn hơn nhiều so với công suất mỗi máy, cho phép nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống điện, đảm bảo cung cấp điện liên tục, cũng như bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ các máy biến áp. Khi tải giảm xuống có thể cho một máy nghỉ để các máy còn lại mang tải định mức, nâng cao được hiệu suất của các máy cũng như hệ số công suất của lưới điện (hình 2-33). Máy biến áp làm việc song song tốt nhất nếu điện áp thứ cấp của chúng bằng nhau về trị số và trùng nhau về góc pha và nếu tải được phân phối theo tỉ lệ công suất máy giống nhau (hay hệ số tải bằng nhau). Muốn vậy phải có các điều kiện: cùng tổ nối dây, hệ số biến đổi điện áp k, và điện áp ngắn mạch un như nhau. Hình 2-33. Máy biến áp ba pha làm việc song song. Điều kiện cùng tổ nối dây. 13
  15. Cùng tổ nối dây điện áp thứ cấp sẽ trùng pha nhau. Khác tổ nối dây điện áp thứ cấp sẽ lệch pha nhau, và sự lệch pha này phụ thuộc vào tổ nối dây. Ví dụ: Nối hai máy biến áp: máy thứ nhất I nối Y/Δ-11 và máy thứ hai II nối Y/Y- 12 làm việc song song. Vậy điện áp thứ cấp hai máy sẽ lệch pha nhau một góc 30 0, trong mạch nối liền dây quấn thứ cấp sẽ xuất hiện một sức điện động: ΔE = 2Esin150 = 0,518E (2-74) Khi máy không tải, trong dây quấn sẽ có dòng điện cân bằng: ΔE Icb  (2-75) ZnI  ZnII Giả sử: ZnI = ZnII = 0,05 0,518 Icb   5,18 lần Iđm 0, 05  0, 05 Như vậy dòng điện Icb = 5,18Iđm sẽ làm hỏng máy biến áp. Hình 2-34. Sơ đồ ghép song song Hình 2-35. Sơ đồ điện áp và dòng máy biến áp một pha. điện của máy biến áp có tổ nối dây khác nhau, làm việc song song. Điều kiện cùng tỷ số biến đổi điện áp. Nếu tỷ số biến đổi điện áp của hai máy khác nhau mà hai điều kiện còn lại thỏa mãn thì khi máy biến áp làm việc song song, điện áp thứ cấp không tải sẽ bằng nhau (E2I = E2II), trong mạch nối liền dây quấn thứ cấp của máy biến áp sẽ không có dòng điện chạy qua. 14
  16. Giả sử kI ≠ kII, thì E2I ≠ E2II và khi không tải, trong mạch nối liền dây quấn thứ cấp của máy biến áp sẽ có dòng điện Icb chạy qua được sinh ra bởi điện áp: ΔE = E2I - E2II (2-76) ΔE  Icb = (2-77) ZnI  ZnII (a) (b) Hình 2-36. Đồ thị véctơ và sự phân phối tải của các máy biến áp. Làm việc song song với k khác nhau. a). Khi không tải. b). Khi có tải. Dòng điện này sẽ chạy trong dây quấn máy biến áp sẽ theo hai chiều ngược nhau và chậm pha một góc 900 và r
  17. 1 1 Z= = 1 1 1 1 ZnI + ZnII + ZnIII Z ni Điện áp rơi trên mạch tương đương:  U = U1 + U'2 = Z I (2-78) Trong đó: I = I1 + I'2 dòng điện tổng của các máy biến áp, do đó dòng điện tải của mỗi pha: ZI I I 2I = = (2-79) 1 ZnI ZnI  Hình 2-37. Mạch điện thay thế của Zni các máy biến áp làm việc song song. ZI I I 2II = = (2-80) 1 ZnII ZnII  Zni ZI I I 2III = = (2-81) 1 ZnIII ZnIII  Zni Thường nI  nII  nIII nên chuyển tính từ số phức sang tính môđun: Ta có: U ®m zn = u n I®m Từ dòng máy biến áp I, ta có: I I 2I = (2-82) u nI I I®mI  u®mi ®mi U®m U®m Nhân hai vế cho = , ta có hệ số tải của các máy biến áp: S®m U®m I®m S I = (2-83a) S u nI  ®mi u ®mi S II = (2-83b) S u nII  ®mi u ®mi 16
  18. S III = (2-83c) S u nIII  ®mi u ®mi Từ các biểu thức (2-83a, b, c) ta thấy hệ số tải của các máy biến áp làm việc song song tỷ lệ nghịch với điện áp ngắn mạch của chúng: 1 1 1 I : II : II = : : (2-84) u nI u nII u nIII Như vậy, các máy biến áp làm việc song song, có điện áp un bằng nhau, tải sẽ phân phối tỷ lệ với công suất của máy. Nếu un khác nhau, máy biến áp nào có un lớn,  nhỏ còn un nhỏ,  lớn. Khi máy có un nhỏ làm việc ở định mức thì máy biến áp có un lớn sẽ hụt tải, kết quả là không tận dụng hết công suất thiết kế của mỗi máy. 1.1.5. Xác định cực tính các đầu dây máy biến áp 3 pha 1.1.5.1.Xác định cuộn liên lạc: Dùng đồ hồ đo VOM thang đo Ω đo từng cặp cọc ra dây bất kỳ, nếu ở cặp cọc nào đó, kim đồng hồ lên thì đó là 1 cuộn dây của MBA. Lần lượt với các cặp còn lại. Khi đã xác định xong, đánh dấu các cuộn liên lạc lại để tránh nhầm lẫn trong quá trình thao tác. 17
  19. A B C a b c X Y Z x y z Hình 1.1.5.2. Xác định cùng pha: 14. Bằng phương pháp nhắp pin: Nối cực âm của pin với 1 đầu cuộn dây, đầu còn lại nối với 1 công tắc, nối với cực dương pin. Dùng đồng hồ đo VOM thang đo mA DC đo ở những cuộn còn lại. A B C a b c X Y Z x y z Hình 15. Mỗi lần bật tắt công tắc, kim đồng hồ sẽ chỉ một số mA nào đó (nếu kim lên ngược, ta đảo chiều que đo). Nếu ở cuộn dây nào, kim đồng hồ chỉ sốmA lớn nhất thì cuộn đó cùng pha với cuộn nhắp pin. Làm tươmg tự với những cuộn còn lại. 1.1.5.3. Xác định cực tính: Khi đã biết những cuộn cùng pha với nhau, ta nhắp pin vào một cuộn và dùng đồng hồ mA.DC đo ở cuộn cùng pha với nó. Nếu kim lên thuận thì que đỏ của đồng hồ là đầu đầu, que đen là đầu cuối,và đầu nối với dương pin là đầu đầu, âm pin là đầu cuối. 18
  20. Vẫn tiếp tục nhấp pin vào cuộn dây đó, ta đo ở những cuộn khác pha còn lại, nếu kim lên thuận thì dương pin là đầu cuối cuộn dây, âm pin là đầu đầu. A B C - - + + X Y Z a b c + - - - + x y Hình 16. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0