intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Miễn dịch học thú y: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Hồng Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:215

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình cung cấp các kiến thức lý thuyết và ứng dụng, cơ bản và cập nhật về các hiện tượng, quá trình liên quan đến sự đề kháng, các cơ chế của các đáp ứng miễn dịch, dung nạp miễn dịch và bệnh lý miễn dịch. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Miễn dịch học thú y: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Hồng Sơn

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PGS.TS. PHẠM HỒNG SƠN (Chủ biên) ThS. BÙI THỊ HIỀN GIÁO TRÌNH MIỄN DỊCH HỌC THÚ Y NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ Huế, 2020 i
  2. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Phạm Hồng Sơn Giáo trình Miễn dịch học thú y / Phạm Hồng Sơn ch.b., Bùi Thị Hiền. - Huế : Đại học Huế, 2020. - 403tr. : 51 hình vẽ ; 24cm ĐTTS ghi: Đại học Huế. Trường Đại học Nông Lâm. - Thư mục: tr. 396-403 1. Thú y 2. Miễn dịch học 3. Giáo trình 636.0896079 - dc23 DUM0390p-CIP Mã số sách: GT/296-2020 ii
  3. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình “Miễn dịch học thú y” này được biên soạn nhằm cung cấp kiến thức từ cơ bản đến ứng dụng đáp ứng yêu cầu dạy và học ở bậc đại học và đáp ứng phần cốt lõi của đào tạo sau đại học ngành Thú y, và có thể làm tài liệu tham khảo đối với người học ở các ngành học liên quan sinh học khác. Miễn dịch học là học phần đề cập một lĩnh vực khoa học cơ bản và ứng dụng, phát triển nhanh chóng với nhiều kiến thức được “sản xuất” hàng ngày do có vai trò ngày càng to lớn trong đời sống con người. Đây là ngành khoa học cung cấp “phương tiện” cơ bản cho việc nghiên cứu các lĩnh vực vi sinh vật học, sinh học, bệnh truyền nhiễm, vệ sinh môi trường… và là một trong những “vũ khí” quan trọng nhất trong phòng và chống bệnh truyền nhiễm ở động vật và người. Trong xã hội hiện đại, cùng với sự gia tăng tuổi thọ của con người, tỷ trọng bệnh ung thư ngày càng cao, nhu cầu cấy ghép mô ngày càng lớn… xã hội càng chú ý hơn đến vấn đề phòng trị bệnh ung thư cũng như chống loại thải mô ghép. Miễn dịch học, vì vậy, càng ngày có vai trò càng cao trong đào tạo y khoa và thú y. Giáo trình cung cấp các kiến thức lý thuyết và ứng dụng, cơ bản và cập nhật về các hiện tượng, quá trình liên quan đến sự đề kháng, các cơ chế của các đáp ứng miễn dịch, dung nạp miễn dịch và bệnh lý miễn dịch. Nhờ đó, người học hiểu rõ hơn về các nguyên lý phòng và trị bệnh, cơ chế nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, nguyên tắc hoạt động và nguyên lý sử dụng vaccine, kháng huyết thanh và các chất điều biến miễn dịch khác trong phòng và trị dịch bệnh truyền nhiễm, các bệnh miễn dịch và suy giảm miễn dịch, nguyên lý và quy trình thực hiện các phương pháp miễn dịch học chẩn đoán bệnh và đánh giá mức độ miễn dịch chống bệnh truyền nhiễm, đưa thuốc đến các mô đích đặc hiệu cũng như chống loại thải mô ghép... Từ đó, người học có cái nhìn toàn diện về nguyên nhân phát sinh các quá trình bệnh lý, tác động của đáp ứng miễn dịch đến quá trình hình thành, phát sinh và ngừng tắt dịch bệnh truyền nhiễm và ứng dụng của miễn dịch học trong chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh động vật, đến kết quả của việc ghép mô... iii
  4. Giáo trình gồm 11 chương với nội dung phức tạp dần từ dẫn nhập các khái niệm cơ bản đến mô tả chi tiết các phạm trù khoa học cụ thể như hệ thống miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể, bổ thể, cytokine, phức hợp hòa hợp mô chính và phản ứng ghép mô, đáp ứng miễn dịch chống mầm bệnh và khối u, tương tác và điều hòa đáp ứng miễn dịch, các dạng đáp ứng miễn dịch có tính chất bệnh lý, liệu pháp miễn dịch và cuối cùng là những kỹ thuật miễn dịch học liên quan được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh truyền nhiễm và định type phân loại vi sinh vật. Biên soạn giáo trình này, ngoài PGS. TS. Phạm Hồng Sơn là chủ biên đã biên soạn tất cả các chương (từ chương 1 đến chương 11), còn có ThS. Bùi Thị Hiền là người đã tham gia biên soạn nội dung của Chương 8: Kiểm soát đáp ứng miễn dịch. Miễn dịch học là một ngành có nhiều kiến thức mới được phát hiện nhanh chóng, với những cơ chế chuyên sâu phức tạp. Cho nên việc trình bày phù hợp để dẫn nhập được đầy đủ nội dung chuyên môn hàm chứa những kiến thức cơ bản và cập nhật kịp thời là không dễ. Tài liệu này vì vậy khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong được góp ý xây dựng để giáo trình được tốt hơn khi tái bản cập nhật. Thành phố Huế, tháng 12 năm 2020 Tác giả iv
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. 5-ASA – 5-aminosalicylic acid 2. AB – bovine albumin: albumin bò (trong tổ hợp AB-NDP) 3. ACTH – adrenocorticotropic hormone: hormone sinh corticoid thượng thận 4. ADA – adenosine deaminase 5. ADCC – antibody-dependent cell-mediated cytotoxicity/antibody-dependent cellular cytotoxicity: độc tế bào phụ thuộc kháng thể 6. AEC − 3-amino-9-ethylcarbazole 7. AGP – alpha-1-acid glycoprotein 8. AID – activation-induced (cytidine) deaminase 9. AIDS – acquired immunodeficiency syndrome: hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải 10. AIRE – autoimmune regulator: yếu tố điều hòa tự miễn 11. ALL – acute lymphocytic leukemia: ung thư lympho mãn tính 12. ALS – anti-lymphocyte serum (=SAL – serum anti-lymphocytaire: huyết thanh chống tế bào lympho) 13. APC – antigen-presenting cell: tế bào trình diện kháng nguyên 14. ASC – apoptosis-associated speck-like protein containing a CARD: protein giống đốm bẩn liên quan apoptosis chứa enzyme phân giải dạng cysteine-aspatic acid (chứa miền huy động caspase) 15. B FO (cell) – follicular B cell: tế bào B nang 16. B MZ (cell) – marginal zone B cell: tế bào B vùng biên 17. BCG – bacille de Calmette et Guérin: vi khuẩn của Calmette và Guérin 18. bcl-2 (protein) – B cell lymphoma #2 (protein): protein u lympho số 2 tế bào B 19. BCR – B-cell receptor: thụ thể tế bào B 20. BCRF1 – B-cell reproduction factor: yếu tố sản sinh tế bào B (= viral interleukin-10 homolog: chất đồng dạng interleukin-10 từ virus) 21. BIV – bovine immunodeficiency virus: virus suy giảm miễn dịch bò 22. BSF-2 – B-cell stimulatory factor-2: yếu tố 2 kích thích tế bào B (= IL-6) 23. C – constant: bất biến/hằng định 24. C1-INH – C1 inhibitor: chất ức chế C1 (= serpin) 25. C8BP – C8-binding protein: protein liên kết C8 26. CARD – caspase recruitment domain: miền huy động caspase 27. CCL – C-C motif ligand: phối tử thụ thể dạng C-C 28. CCL2 – CCL dạng 2 (= monocyte chemotactic protein: protein dẫn dụ bạch cầu đơn nhân) 29. CCNS – (antineoplastic) cell-cycle non-specific (drug): (thuốc) (chống loạn sản/chống ung thư) không đặc hiệu chu kỳ tế bào 30. CCR – C-C chemokine receptor: thụ thể chemokine C-C 31. CCR1 – C-C chemokine receptor type 1: thụ thể chemokine C-C dạng 1 32. CCR9 – C-C chemokine receptor type 9: thụ thể chemokine C-C dạng 9 33. CD – cluster of differentiation: chùm phân biệt 34. CF – complement fixation: kết hợp bổ thể, hay cố định bổ thể 35. CIK (cell) – cytokine-induced killer cell: tế bào giết được cytokine cảm ứng 36. CLL – chronic lymphocytic leukemia: ung thư lympho cấp tính 37. CLL-B – chronic lymphocytic leukemia-type B-cell lymphocytosis: ung thư lympho mãn tính dòng B 38. CLL-T – chronic lymphocytic leukemia-type T-cell lymphocytosis: ung thư lympho mãn tính dòng T 39. CLP – common lymphoid progenitor cell: tế bào nguồn lymphoid chung v
  6. 40. CMP – common myeloid progenitor: tế bào nguồn myeloid chung 41. CR – complement receptor: thụ thể bổ thể 42. CRF – corticotropin-releasing factor: yếu tố phóng thích corticotropin 43. CRP – C-reactive protein: protein phản ứng C 44. CSR – class-switch recombination: tái tổ hợp chuyển lớp 45. CTL – cytotoxic T lymphocyte: killer T cell: Tc – cytotoxic T 46. CTLA-4 – cytotoxic T-lymphocyte-associated protein 4: protein 4 liên quan lympho bào T độc tế bào 47. CXC chemokine: cytokine dạng C-X-C 48. CXCR5 – C-X-C motif chemokine receptor 5: thụ thể dạng C-X-C thứ 5 49. CYP21 – steroid 21-hydroxylase: enzyme steroid 21-hydroxylase 50. DAB – 3,3'-diamino-benzidine tetrachloride 51. DAF – decay accelerating factor: yếu tố tăng tốc hủy hoại 52. DAMP – damage-associated molecular pattern: kiểu mẫu phân tử liên quan sự hủy hoại 53. DC – dendritic cell: tế bào tua 54. DLE – dialysable leukocyte extract: chất chiết bạch cầu thẩm tích được (= TF – transfer factor: yếu tố chuyển) 55. DNA – deoxiribonucleic acid 56. DNA-PK – DNA-dependent protein kinase: enzyme kinase protein phụ thuộc DNA 57. DNP – dinitrophenol 58. DTHT – delayed type hypersensitivity T cell: tế bào T quá mẫn muộn (= TD) 59. EDF – eosinophil differentiation factor: yếu tố biệt hóa bạch cầu ái toan (= IL-5) 60. EGFR inhibitor – epiderma growth factor receptor inhibitor: chất ức chế thụ thể yếu tố phát triển biểu bì 61. EID50 – 50% embryo infectious dose: liều gây chết phôi 50% 62. ELISA – enzyme-linked immunosorbent assay: trắc nghiệm hấp phụ miễn dịch liên kết enzyme 63. ERV – endogenous retrovirus: retrovirus nội sinh 64. ESRD – end-stage renal disiease: bệnh suy thận giai đoạn cuối 65. Fab – antigen-binding fragment: mảnh kết hợp kháng nguyên 66. Fc – crystallizable fragment: mảnh có thể kết tinh 67. FcR – Fc receptor: thụ thể Fc 68. FcRn – neonatal Fc receptor: thụ thể Fc sơ sinh 69. FCSPs – fucose-containing sulfated polysaccharides (Fucoidan) 70. FcαR – Fcα receptor: thụ thể Fc của IgA 71. FIV – feline immunodeficiency virus: virus suy giảm miễn dịch mèo 72. Flt3 ligand – một cytokine tạo huyết do các tế bào nguồn của các tế bào tua tiết xuất, tương tác với thụ thể của tyrosine kinase III thiết yếu cho việc khởi đầu, duy trì và tăng cường sinh máu 73. fMLP – N-formylmethionyl-leucyl-phenylalanine 74. FNAIT – fetal/neonatal allo-immune thrombocytopenia: thiếu máu tiểu cầu do miễn dịch dị loại thai hoặc ấu nhi 75. GALT – gut-associated lymphoid tissue: tổ chức lympho liên quan ruột 76. G-CSF – granulocyte colony-stimulating factor: yếu tố kích thích tập trung bạch cầu hạt 77. GH – growth hormone: hormone sinh trưởng 78. GM-CSF – granulocyte-macrophage colony stimulating factor: yếu tố kích thích tập trung đại thực bào và bạch cầu hạt 79. H&E – hematoxilin và eosin (stain): (nhuộm) hematoxilin-eosin 80. HA – hemagglutination: ngưng kết hồng cầu 81. HAT – hypoxanthine-aminopterin-thymidine (medium): (môi trường) hypoxanthine- vi
  7. aminopterin-thymidine 82. HERV – human endogenous retrovirus: retrovirus nội sinh ở người 83. HGPRT – hypoxanthine guanine phosphoribosyl transferase 84. HI – hemagglutination inhibition reaction: ngăn trở ngưng kết hồng cầu 85. HIV – human immunodeficiency virus: virus suy giảm miễn dịch người 86. HLA – human leucocyte antigen: kháng nguyên bạch cầu người 87. HPA – human platelet antigen: kháng nguyên tiểu cầu người 88. HPA (axis) – hypothalamic pituitary adrenal (axis): (trục) (tuyến) dưới đồi-tuyến yên-thượng thận 89. hR – hormone receptor: thụ thể hormone 90. HRF – histamine releasing factor: yếu tố giải phóng histamine 91. HSC – hematopoietic stem cell: tế bào gốc tạo huyết 92. HSC – hematopoietic stem cell: tế bào gốc tạo huyết 93. IB – infectious bronchitis: viêm khí quản truyền nhiễm (gà) 94. ICAM – intercellular adhesion molecule: phân tử dính giữa các tế bào 95. IFN – interferon: interferon (cản nhiễm tố) 96. IFNGR – interferon gamma receptor: thụ thể IFN-γ 97. Ig – immunoglobulin: globulin miễn dịch 98. IgH – immunoglobulin heavy chain: chuỗi nặng (H) của immunoglobulin 99. IgL – immunoglobulin light chain: chuỗi nhẹ (L) của immunoglobulin 100. IHA – indirect hemagglutination: phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp 101. IHI – indirect hemagglutination inhibition: phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu gián tiếp 102. IL – interleukin 103. IPMA − immunoperoxidase monolayer assay: phản ứng miễn dịch peroxidase đơn lớp 104. iTreg – induced regulatory T cell: tế bào T điều hòa được cảm ứng (= pTreg) 105. kDa – kilo dalton 106. KIR – killer immunoglobulin-like receptor: thụ thể giống immunoglobulin của tế bào diệt 107. LAK – lymphokine-activated killer: tế bào giết hoạt hóa bởi lymphokine 108. LAM – lymphangioleiomyomatosis: u mạch lympho cơ trơn nang hóa ở phổi 109. LD50 – 50% lethal dose: liều gây chết 50% 110. Lf − limes flocculante: lượng giới hạn lên bông 111. LFA – lymphocyte function-associated antigen: kháng nguyên liên quan chức năng lympho bào 112. LGL – large granular lymphocyte: lympho bào lớn có hạt 113. LPF – lymphocytosis promoting factor: yếu tố tăng cường sinh lympho bào 114. LPS – lipopolysaccharide 115. LT – lymphotoxin (độc tố lympho) 116. M cell – microfold cell: tế bào M (tế bào nếp nhỏ, trong hạch hạnh nhân) 117. MAC – membrane attack complex: tổ hợp tấn công màng 118. MAC-IP – MAC-inhibitory protein: protein ức chế tổ hợp tấn công màng 119. MAF – macrophage activation factor: yếu tố hoạt hóa đại thực bào 120. MALT – mucosa-associated lymphoid tissue: tổ chức lympho liên quan niêm mạc 121. MASP – MBL assosiated serine protease: serine protease phụ thuộc MBL 122. MBL – mannan-binding lectin: lectin kết hợp mannan 123. MBP – major basic protein: protein kiềm chủ yếu 124. MBP – mannose-binding protein: protein gắn mannose 125. M-CSF – macrophage colony-stimulating factor: yếu tố tập trung bạch cầu hạt 126. MDP – muramyl dipeptide 127. MGF – myelomonocytic growth factor: yếu tố phát triển bạch cầu đơn nhân non vii
  8. 128. MHA – major histocompatibility antigen: kháng nguyên phù hợp mô chính, kháng nguyên hòa hợp tổ chức chủ yếu... 129. Mhc – major histocompatibility antigen, ở chuột 130. MHC – major histocompatibility complex: phức hợp phù hợp mô chính 131. MIF – macrophage migration inhibitory factor: yếu tố ức chế dịch chuyển đại thực bào 132. MiHC – minor histocompatibility complex: phức hợp phù hợp tổ chức thứ yếu 133. MIP – macrophage inflammatory protein: protein viêm từ đại thực bào 134. MIRL – membrane inhibitor of reactive lysis protein: chất trên màng ức chế protein dung giải hoạt tính 135. MIRR – multi-chain immune recognition receptor: thụ thể nhận biết miễn dịch đa chuỗi 136. MLC reaction – multiple lymphocyte culture reaction: phản ứng với hỗn hợp lympho bào nuôi cấy 137. MM – multiple myeloma: đa u tủy xương 138. MPP – multipotent progenitor cell: tế bào nguồn đa năng 139. mTEC – medullary thymic epithelial cell: tế bào biểu mô vùng tủy tuyến ức 140. mTOC – the mechanistic target of rapamycin: mục tiêu cơ giới của rapamycin 141. MTP – muramyl tripeptide 142. NADPH – nicotinamide adenine dinucleotide phosphate (reduced) 143. NF-κB – nuclear factor kappa-light-chain-enhancer of activated B cell: yếu tố thúc đẩy chuỗi nhẹ kappa nhân tế bào B hoạt hóa 144. NI – neutralization index: chỉ số trung hòa virus 145. NK – natural killer cell: tế bào diệt tự nhiên 146. NKT – natural killer T cell: tế bào T diệt tự nhiên 147. NP − non-structural protein: protein phi cấu trúc 148. NS – normal serum: huyết thanh bình thường 149. NTFR – nerve growth (neurotrophic) factor receptor: thụ thể yếu tố phát triển thần kinh 150. nTreg – natural regulatory T cell: tế bào T điều hòa tự nhiên 151. NHEJ – non-homologous end joining: nối các đầu không đồng dạng 152. OA – oval albumin: albumin trứng (trong tổ hợp OA-DNP) 153. OXE1 – 5-hydroxyicosatetraenoic acid and 5-oxo-eicosatetraenoic acid family: họ 5- hydroxyicosatetraenoic acid và 5-oxo-eicosatetraenoic acid 154. P – properdin 155. PAI – plasminogen activator inhibitor: chất ức chế hoạt hóa plasminogen 156. PALS – periarteriolar lymphoid sheath: bản lympho cận tiểu động mạch 157. PAMP – pathogen-associated molecular pattern: kiểu mẫu phân tử tùy thuộc mầm bệnh 158. PC – phosphoryl choline 159. PCB(s) – polychlorinated biphenyl(s): các biphenyl chlorate hóa 160. PEG – polyethylene glycol 161. pIgR – polymeric immunoglobulin receptor: thụ thể kháng thể đa phân 162. PMN – polymorphonuclear cell (family): (họ) tế bào nhân đa hình/tế bào đa nhân 163. PNP – purine nucleoside phosphorylase 164. PP – Peyer patches: mảng Peyer 165. PRR – pattern recognition receptor: thụ thể nhận biết kiểu mẫu mầm bệnh 166. PTD vaccine – pertussis-tetanus-diphtheria vaccine: vaccine phòng bệnh ho gà, uốn ván và bạch hầu 167. pTreg – peritory regulatory T (cell): tế bào T điều hòa ngoại vi (= iTreg) 168. Rh antigen – Rhesus antigen: kháng nguyên Rh 169. RNA – ribonucleic acid viii
  9. 170. RR – relative risk (risk ratio): nguy cơ tương đối 171. RSV – respiratory syncytium virus: virus hợp bào hô hấp 172. SAD – serum anti-diphtheria: huyết thanh chống bạch hầu 173. SAL – serum anti-lymphocytaire: huyết thanh chống tế bào lympho (=ALS – anti- lymphocyte serum) 174. SAP – signaling lymphocytic activation molecule (SLAM)-associated protein: protein liên quan hoạt hóa phân tử truyền tín hiệu tế bào lympho 175. SAR – serum anti-rabies: huyết thanh chống bệnh dại 176. SAT – serum anti-tetanus: huyết thanh chống uốn ván 177. SAV – serum anti-venom: huyết thanh nọc rắn 178. SDS – sodium dodecyl sulfate 179. sIg – surface Ig: Ig bề mặt (= BCR) 180. sIgD – surface IgD: IgD bề mặt 181. sIgM – surface IgM: IgM bề mặt 182. SIV – simian immunodeficiency virus: virus suy giảm miễn dịch khỉ 183. SNP – single-nucleotide polymorphism: tính đa hình đơn nucleotide 184. SRS-A – slow reacting substance of anaphylaxis: chất phản ứng chậm của phản vệ 185. SSDHI – shifting assay of standardized direct hemagglutination inhibition: trắc định xê lệch ngăn trở ngưng kết hồng cầu trực tiếp chuẩn 186. SSIA – shifting assay of standardized indirect agglutination: trắc định xê lệch ngưng kết gián tiếp chuẩn 187. STAT – signal transducer and activator of transcription 1 (STAT1, STAT3): yếu tố hiệu ứng và hoạt hóa tín hiệu phiên mã 188. T – titre: hiệu giá 189. TAP – transporter associated with antigen processing: yếu tố vận chuyển liên quan xử lý kháng nguyên 190. Tc – cytotoxic T cell: tế bào T độc tế bào 191. TCID50 – 50% tissue culture infective dose: liều gây nhiễm lứa cấy tế bào tổ chức 50% 192. TCR – T-cell receptor: thụ thể tế bào T 193. TD – delayed hypersensitivity T cell: tế bào T quá mẫn muộn (= DTHT) 194. TF – transfer factor: yếu tố chuyển = DLE – dialysable leukocyte extract: chất chiết bạch cầu thẩm tích được 195. TGF-β – transforming growth factor beta: yếu tố tăng trưởng biến nạp beta 196. TMB – tetramethyl benzidine 197. TNF – tumor necrosis factor: yếu tố hoại tử khối u 198. Ts – suppressor T cell: tế bào T ức chế 199. TS – tested serum 200. Tscm – stem memory T (cell): tế bào T nhớ gốc (= TSCM) 201. TSTA – (mouse) tumor-specific transplantation antigen: kháng nguyên cấy chuyển đặc hiệu khối u (chuột) 202. tTreg – thymus regulatory T (cell): tế bào T điều hòa tuyến ức (= nTreg) 203. Th – helper T cell: tế bào T giúp (= TH) 204. Treg – regulatory T (cell): tế bào T điều hòa 205. Trm (cell) – tissue-resident memory T (cell): tế bào T nhớ trú tại mô (= TRM) 206. V – variable: khả biến 207. V(D)J recombination – variable/diversity/joining domain recombination: tái tổ hợp V(D)J: tái tổ hợp các gene miền biến đổi, gene miền kết nối và miền đa dạng 208. VIP – vasoactive intestinal peptide: các peptide đường ruột gây hoạt mạch 209. VNA − virus neutralization assay: phản ứng trung hòa virus ix
  10. x
  11. MỤC LỤC Trang Chương 1. Khái niệm và phân loại miễn dịch 1 1.1. Sự đề kháng, miễn dịch và dung nạp miễn dịch 1 1.2. Sơ lược lịch sử phát triển của miễn dịch học 3 1.3. Các phương pháp lý thuyết tiếp cận hệ miễn dịch 8 1.4. Phân loại miễn dịch 10 1.5. Miễn dịch không đặc hiệu 13 1.5.1. Vai trò của miễn dịch không đặc hiệu 13 1.5.2. Thành phần miễn dịch không đặc hiệu 13 1.5.3. Tế bào thực bào và bệnh lý 16 1.6. Miễn dịch đặc hiệu 17 1.6.1. Khái niệm và các tính chất miễn dịch đặc hiệu 17 1.6.2. Ba giai đoạn của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu 19 1.6.3. Miễn dịch đặc hiệu chủ động 23 1.6.4. Miễn dịch đặc hiệu thụ động 27 Chương 2. Hệ thống miễn dịch của cơ thể 29 2.1. Các cơ chế đề kháng của cơ thể 29 2.1.1. Những rào cản cơ, lý, hóa và sinh học ở vị trí mầm 29 bệnh xâm nhập 2.1.2. Các cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch không đặc hiệu 33 2.1.3. Các nhóm tế bào tham gia miễn dịch không đặc hiệu 46 2.1.4. Hệ thống miễn dịch dịch thể không đặc hiệu 65 2.1.5. Tính đề kháng nhờ miễn dịch đặc hiệu 69 2.2. Các cơ quan tham gia vào đáp ứng miễn dịch 83 2.2.1. Các cơ quan miễn dịch trung ương 83 2.2.2. Các cơ quan miễn dịch ngoại vi 89 xi
  12. Chương 3. Kháng nguyên 98 3.1. Định nghĩa kháng nguyên 98 3.2. Những thuộc tính của kháng nguyên 98 3.3. Epitope kháng nguyên 100 3.4. Phân loại kháng nguyên 100 3.4.1. Kháng nguyên hoàn toàn, kháng nguyên không hoàn 101 toàn và siêu kháng nguyên 3.4.2. Kháng nguyên hòa tan và kháng nguyên hữu hình 102 3.4.3. Kháng nguyên dị loài, kháng nguyên đồng loài và 102 kháng nguyên tự thân 3.4.4. Phân loại kháng nguyên theo bản chất hóa học 103 3.4.5. Phân loại kháng nguyên theo sự tương tác của hai 104 dòng tế bào lympho B và T 3.4.6. Kháng nguyên vi khuẩn 105 3.4.7. Kháng nguyên virus 107 3.4.8. Kháng nguyên nấm và nguyên trùng 108 3.4.9. Kháng nguyên ở động vật xương sống 109 3.5. Phản ứng chéo 120 Chương 4. Kháng thể 122 4.1. Định nghĩa kháng thể 122 4.2. Cấu trúc của các globulin miễn dịch 123 4.2.1. Cấu trúc các lớp kháng thể động vật có vú và chim 123 4.2.2. Hình thành tính đa dạng paratope kháng thể 130 4.2.3. Hình thành tính đa dạng lớp kháng thể 131 4.3. Chức năng của các globulin miễn dịch và huyết thanh 139 4.3.1. Chức năng của các globulin miễn dịch 139 4.3.2. Huyết thanh 141 4.4. Thụ thể FC kháng thể và vận chuyển kháng thể xuyên 142 bào xii
  13. 4.4.1. Các loại thụ thể Fc 142 4.4.2. Chức năng của các FcR 145 4.4.3. Vận chuyển kháng thể xuyên bào 148 4.5. Quy luật hình thành kháng thể dịch thể đặc hiệu 151 4.6. Kháng thể đơn dòng 152 4.6.1. Sản xuất kháng thể đơn dòng 152 4.6.2. Ứng dụng kháng thể đơn dòng 155 Chương 5. Bổ thể và Cytokine 159 5.1. Hệ thống bổ thể 159 5.1.1. Thành phần của hệ thống bổ thể 160 5.1.2. Các con đường hoạt hóa bổ thể 162 5.1.3. Cơ chế hủy diệt mầm bệnh của hệ thống bổ thể 166 5.1.4. Sự tăng cường đáp ứng viêm 167 5.1.5. Sự opsonin hóa 168 5.1.6. Sự điều hòa hoạt động bổ thể 169 5.2. Cytokine 172 5.2.1. Khái niệm, hình thức tác động, lịch sử phát hiện và 172 vai trò của cytokine 5.2.2. Các thụ thể (receptor) của cytokine 174 5.2.3. Phân loại các cytokine 175 Chương 6. Phức hợp phù hợp mô chính và trình diện 198 kháng nguyên 6.1. Phức hợp phù hợp mô chính (MHC) 198 6.1.1. Các loại MHC 198 6.1.2. Sự khám phá các nguy cơ bệnh tật liên quan đến MHC 200 6.1.3. Gene mã hóa phức hệ MHC 200 6.1.4. Các chức năng của MHC 202 6.2. Trình diện kháng nguyên 204 6.2.1. Các tế bào trình diện kháng nguyên 204 xiii
  14. 6.2.2. Các tế bào tiếp nhận trình diện kháng nguyên 205 6.2.3. Quá trình trình diện kháng nguyên 208 6.3. Dung nạp miễn dịch 216 6.3.1. Dung nạp trung tâm 217 6.3.2. Dung nạp ngoại vi 219 6.4. Liên quan giữa MHC và bệnh tật 221 6.5. Phản ứng loại thải mảnh ghép 222 6.5.1. Đại cương về mảnh ghép 222 6.5.2. Bắt mảnh ghép và bong mảnh ghép 223 6.5.3. Cơ chế loại thải mảnh ghép 225 Chương 7. Đáp ứng miễn dịch chống mầm bệnh và 228 khối u 7.1. Miễn dịch trong nhiễm vi khuẩn 228 7.1.1. Miễn dịch không đặc hiệu 229 7.1.2. Miễn dịch đặc hiệu chống vi khuẩn 230 7.2. Miễn dịch trong nhiễm virus 232 7.2.1. Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu chống virus 233 7.2.2. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chống virus 234 7.2.3. Sự lẫn tránh của virus khỏi tác động miễn dịch 237 7.3. Miễn dịch chống ký sinh trùng 239 7.3.1. Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu chống ký sinh trùng 240 7.3.2. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chống ký sinh trùng 241 7.3.3. Sự lẫn tránh miễn dịch của ký sinh trùng 242 7.4. Miễn dịch chống khối u 242 7.4.1. Thuyết giám soát miễn dịch (Immunosurveillance theory) 242 7.4.2. Thuyết biên tập miễn dịch (Immunoediting theory) 244 7.4.3. Trình diện kháng nguyên và lẩn tránh miễn dịch của u 246 Chương 8. Kiểm soát đáp ứng miễn dịch 249 8.1. Đại cương về kiểm soát và điều hòa miễn dịch 249 xiv
  15. 8.2. Vai trò của dung nạp trong kiểm soát miễn dịch 250 8.2.1. Cơ chế dung nạp tế bào T 252 8.2.2. Cơ chế dung nạp tế bào B 253 8.3. Vai trò kháng nguyên trong kiểm soát miễn dịch 253 8.4. Vai trò của tế bào trong điều hòa miễn dịch 256 8.4.1. Vai trò của tế bào Ts trong điều hòa miễn dịch 256 8.4.2. Vai trò của các tế bào Th trong điều hòa đáp ứng 257 miễn dịch 8.4.3. Vai trò của các tế bào T điều hòa (Treg) trong điều 260 hòa đáp ứng miễn dịch 8.4.4. Vai trò của đại thực bào, tế bào tua và tế bào khác 263 trong điều hòa miễn dịch 8.5. Vai trò của kháng thể trong đáp ứng miễn dịch 266 8.5.1. Tác động của kháng thể trong điều hòa âm tính ngược 266 8.5.2. Các phức hợp miễn dịch có thể điều hòa đáp ứng tế 268 bào T 8.5.3. Idiotype và mạng lưới idiotype-antidiotype 268 8.6. Vai trò của cytokine và thụ thể trên tế bào 270 8.6.1. Các cytokine 270 8.6.2. Các thụ thể ức chế và kích hoạt trên tế bào lympho 271 8.7. Vai trò của yếu tố di truyền và thần kinh-nội tiết 272 8.7.1. Ảnh hưởng di truyền đến miễn dịch 272 8.7.2. Vai trò điều hòa của thần kinh-nội tiết trong miễn dịch 274 8.8. Vai trò của thúc đẩy chết tế bào theo chu trình 281 Chương 9. Miễn dịch bệnh lý 283 9.1. Miễn dịch bệnh lý, sai lạc miễn dịch và bệnh miễn dịch 283 9.2. Sai lạc dung nạp miễn dịch 288 9.2.1. Các dạng sai lạc dung nạp miễn dịch 288 9.2.2. Cơ chế sai lạc dung nạp miễn dịch 288 xv
  16. 9.2.3. Hiện tượng tự miễn (autoimmunity) và bệnh tự miễn 290 (autoimmune disease) 9.3. Suy giảm miễn dịch 291 9.3.1. Thiểu năng miễn dịch bẩm sinh 292 9.3.2. Suy giảm miễn dịch mắc phải 296 9.4. Hội chứng tăng sinh tế bào miễn dịch 298 9.4.1. Bệnh đa u tủy xương 300 9.4.2. Leukemia lympho mạn dòng B 301 9.4.3. Bệnh tăng globulin đại phân tử trong máu 301 9.4.4. Bệnh tăng sinh lympho đa dòng không ngừng biệt hóa 302 9.4.5. Leukemia tăng ngưng kết tố lạnh 302 9.4.6. Bệnh sarcoma hạch 302 9.4.7. Bệnh amylose 302 9.4.8. Bệnh lý hạch bạch huyết có mạch máu nhiễm tế bào 303 miễn dịch non 9.4.9. Bệnh tăng cryoglobulin trong máu 304 9.5. Quá mẫn 304 9.5.1. Quá mẫn nhanh, hay quá mẫn tức khắc 305 9.5.2. Phản ứng quá mẫn muộn (delayed hypersensitivity) 313 9.5.3. Các bệnh do phức hợp miễn dịch 316 9.5.4. Bệnh dung bào trong máu do phản ứng miễn dịch 318 Chương 10. Liệu pháp miễn dịch (immunotherapy) 321 10.1. Đại cương về liệu pháp miễn dịch 321 10.2. Tăng cường đáp ứng miễn dịch 322 10.2.1. Vaccine 322 10.2.2. Huyết thanh trong liệu pháp miễn dịch 336 10.2.3. Hóa dược tăng cường miễn dịch 339 10.3. Ức chế đáp ứng miễn dịch 341 10.3.1. Thay thế huyết tương để loại bỏ kháng thể 341 xvi
  17. 10.3.2. Giải mẫn cảm đặc hiệu 342 10.3.3. Huyết thanh chống tế bào lympho 343 10.3.4. Kháng thể đơn dòng chống những phân tử đặc hiệu 344 trên tế bào lympho 10.3.5. Biện pháp giảm lượng tế bào miễn dịch 344 10.3.6. Ức chế miễn dịch bằng thuốc 344 10.4. Hợp chất và nguyên liệu điều biến miễn dịch 349 10.4.1. Các chất điều biến miễn dịch có nguồn gốc vi sinh vật 349 10.4.2. Các chất điều biến miễn dịch chiết xuất từ tuyến ức 351 động vật 10.4.3. Các cytokine 352 10.4.4. Các hóa chất có tính điều biến miễn dịch 353 10.4.5. Thảo mộc có tác dụng điều biến miễn dịch 353 Chương 11. Phản ứng kháng nguyên - kháng thể 354 11.1. Khái niệm phản ứng huyết thanh học và cơ chế kết 354 hợp kháng nguyên-kháng thể 11.1.1. Khái niệm phản ứng huyết thanh học 354 11.1.2. Cơ chế kết hợp kháng nguyên-kháng thể 356 11.2. Phản ứng ngưng kết 357 11.2.1. Phản ứng ngưng kết nhanh vi khuẩn 358 11.2.2. Phản ứng ngưng kết trong dãy ống nghiệm 358 11.3. Phản ứng kết tủa 359 11.3.1. Phản ứng kết tủa trong ống nghiệm nhỏ 360 11.3.2. Phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch 360 11.3.3. Phản ứng lên bông 362 11.4. Phản ứng kết hợp bổ thể 363 11.5. Phản ứng trung hòa 365 11.5.1. Thí nghiệm xác định chỉ số trung hòa 366 xvii
  18. 11.5.2. Thí nghiệm xác định hiệu giá kháng thể và số đơn 369 vị trung hòa kháng nguyên 11.6. Các phản ứng sử dụng kháng thể đánh dấu 370 11.6.1. Phương pháp miễn dịch huỳnh quang 371 11.6.2. Phương pháp miễn dịch phóng xạ 372 11.6.3. Phản ứng miễn dịch enzyme 372 11.6.4. Phương pháp “que nhúng”, hay sắc ký miễn dịch 375 11.6.5. Phương pháp thấm miễn dịch và phân tích lai 377 Western (Western hybridization analysis) 11.7. Các phản ứng huyết thanh học khác 380 11.7.1. Phản ứng HI (ngăn trở ngưng kết hồng cầu) và 380 SSDHI (trắc định xê lệch ngăn trở ngưng kết hồng cầu trực tiếp chuẩn) 11.7.2. Phản ứng IHA và SSIA 386 11.7.3. Chẩn đoán bằng phản ứng quá mẫn muộn 389 11.8. Phân tích cấu trúc kháng nguyên 390 11.8.1. Khái niệm cấu trúc kháng nguyên 390 11.8.2. Các quy trình chủ yếu phân tích cấu trúc kháng nguyên 390 Tài liệu tham khảo 396 xviii
  19. Chương 1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI MIỄN DỊCH MỤC TIÊU HỌC TẬP: - Trình bày được các khái niệm về đề kháng, miễn dịch, dung nạp và các yếu tố liên quan đến các cơ chế đề kháng của cơ thể động vật. - Trình bày được mối liên hệ và vai trò qua lại giữa các khoa học khác với khoa học về miễn dịch (miễn dịch học) trong lịch sử phát triển chung và các phương pháp tiếp cận nghiên cứu miễn dịch học. - Trình bày được các thành phần hiệu ứng tạo nên miễn dịch của cơ thể động vật và mối tương tác giữa các thành phần đó. - Trình bày được sự khác nhau và giống nhau của miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động. 1.1. SỰ ĐỀ KHÁNG, MIỄN DỊCH VÀ DUNG NẠP MIỄN DỊCH Sống trong môi trường đầy những vi sinh vật dị dưỡng, trong đó có nhiều mầm bệnh truyền nhiễm (vi sinh vật ký sinh), cơ thể động vật không thể tránh khỏi sự tiếp xúc với chúng. Mầm bệnh truyền nhiễm rất phong phú về chủng loại, có các hình thức tồn tại, phát triển, xâm nhập và phát tán đa dạng. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể cũng có thể gây nên bệnh. Đó là vì cơ thể có các cơ chế chống lại các tác hại của mầm bệnh, một cách tổng thể tạo cho cơ thể một sự chống đỡ hay đề kháng. Khái niệm sự đề kháng (của cơ thể động vật) có thể dùng đồng nghĩa với khái niệm miễn dịch, nhưng thực ra đây là khái niệm rộng hơn và bao hàm khái niệm miễn dịch. Sự đề kháng với các yếu tố tác động xấu diễn ra trong thời gian đủ dài để cơ thể kịp có sự điều chỉnh các cơ chế thích ứng thường được coi là miễn dịch, trong khi các yếu tố thuộc tính sẵn có chống chịu tác động cấp thời, như da chống tác hại của tác động cơ giới gây chấn thương, gân và dây chằng chịu được 1
  20. sự co giãn mạnh, tăng cường nhịp tim… thường chỉ được gọi là sự đề kháng. Nói chung, sự chống chịu lại những tác động bất lợi diễn ra nhanh chóng, cấp thời của các lực (cơ giới, nhiệt…) thường chỉ coi là sự đề kháng mà không coi là sự miễn dịch, còn những dạng đề kháng chống lại sự tác động của các vật chất (các phân tử, các vi sinh vật…) lạ xâm nhập cơ thể được gọi là miễn dịch. Điểm phân biệt giữa miễn dịch với các cơ cấu đề kháng khác (các hàng rào đề kháng) là miễn dịch có hai giai đoạn, gồm: (1) cơ thể nhận biết vật lạ và (2) cơ thể sinh các phản ứng chống vật lạ. Miễn dịch (tiếng Anh: immunity, từ Latin “immunitas” có nghĩa là không phải nạp thuế hoặc được giải phóng khỏi nhiệm vụ nào đấy) ban đầu để chỉ hiện tượng người và động vật không mắc một bệnh nào đó từ sau khi đã khỏi bệnh đó (như bệnh đậu mùa), hoặc là khả năng của sinh vật không cảm thụ đối với một tác nhân có hại đối với cơ thể (trong đó có vi sinh vật gây bệnh). Về sau, cùng với những nhận thức và thực hành liên quan đến việc ghép mô và các tác động của bức xạ… khái niệm miễn dịch đã thay đổi nội hàm và được hiểu là sự thích ứng của cơ thể nhằm bảo vệ tính toàn vẹn nội môi của cá thể, hình thành như là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của sinh giới, chống lại sự xâm nhập của yếu tố ngoại lai. Có nhiều tiêu chí phân loại miễn dịch. Trong đó, cách tiếp cận phổ biến nhất là chia các đáp ứng miễn dịch thành hai nhóm chính, đặc hiệu và không đặc hiệu. Miễn dịch không đặc hiệu là sức đề kháng bẩm sinh (innate immune), cũng được gọi là “miễn dịch tiên thiên” hay “miễn dịch tự nhiên” (natural immune), thường là thuộc tính chung của loài. Còn miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch trong đó các yếu tố hiệu ứng (kháng thể miễn dịch và tế bào lympho T) được phát sinh trong quá trình sinh sống của cá thể sau khi cá thể tiếp xúc với mầm bệnh hoặc thành phần của mầm bệnh, nên miễn dịch đặc hiệu còn được gọi là miễn dịch thích ứng (adaptive immune), hay “miễn dịch tiếp thu”, hay “miễn dịch thu được” (acquired immune), và có các thuộc tính phân biệt sau: (1) tính đặc hiệu (chỉ chống lại một yếu tố nhất định, bao gồm việc phân biệt thành phần của mình) và (2) tính nhớ (hồi ức) miễn dịch. 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2