intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (sách dành cho các trường cao đẳng sư phạm): Phần 2

Chia sẻ: Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

451
lượt xem
104
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn giáo trình "Ngữ pháp tiếng Việt (sách dành cho các trường cao đẳng sư phạm)", phần 2 giới thiệu tới người đọc các nội dung: Bình diện ngữ pháp của câu tiếng Việt, bình diện ngữ nghĩa của câu tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (sách dành cho các trường cao đẳng sư phạm): Phần 2

  1. C H Ư Ơ N G IV " BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP CỦA CÂU TIÊNG VIỆT MỤC TIẾU CẦN ĐẠT - Nắm được cấu tạo ngữ pháp của câu tiếng Việt: các thành phần ngữ pháp. các kiều cấu tạo ngữ pháp của cáu. Đổng thời, qua đó củng cố và nàng cao hiểu biết vé đặc tntog cơ bản của câu, nhận thức được một cách khái quát ba bình diện của câu (ngữpháp, ngữ nghĩa, ngữ dựng) và mối quan hệ giữa ba bình diện ấy. - Có năng lực lĩnh hội và phân tích được cấu tạo ngữ pháp của cáu tiếng Việt, nhận ra được cái chuẩn mực và cái sai chuẩn mực trong câu. Từ đó nâng cao kĩ năng nói và viết tiếng Việt phủ hợp với chuẩn mực ngữ pháp của câu. - Chuẩn bi kiến thức, kĩ năng và phương pháp cho việc dạy những vân đê vé cáu ở trường Trung học cơ sỏ, đáp íúĩg một cách thiết thực những yêu cầu giáng dạy cáu nói riêng, và tiếng Việt nói chung ở THCS. KIÊN THỨC CẦN CÓ Đê học tốt chương này, càn có: - Nhữìig kiến thức xà kĩ năng đã được trang bị vé câu trong chương trình Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. - Những kiến thức vờ kĩ năng vê từ loại, về cụm từ tiếng Việt, vé Ngữ pháp đại cương mà các chìíơììg ỉ, li, HI trong giáo trình này đã đề cập đến. Ngoài ra vốn ngoại ngữ đã có sẽ có tác dụng so sánh đối chiếu với tiếng Việt để nhận rơ lìhữtĩg nét đồng nhất, phổ quát của các ngôn ngữ và những nét riêng biệt trong ngữ pháp tiếng Việt. MỞ ĐẦU Trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ, nếu nhìn nhận từ cấp độ thấp đến cao. thì sau các đơn vị âm vị, hình vị, từ, cụm từ, là đến đơn vị câu. Câu thường được xem là đơn vị tối thiểu đế tiến hành hoạt động giao tiếp. Nó vừa là phương tiện của hoạt động giao tiếp, vừa là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp. Cũng vì thế, câu là đơn vị có nhiều bình diện. Trước khi đi vào bình diện nghĩa (chương 5) và bình diện ngữ dụng (chương 6), chương này tiến hành tìm hiểu về bình diện cấu tạo ngữ pháp của câu. no
  2. I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ CÂU 1. C â u và p h á t n g ô n Câu và phát ngôn không phải là hai đơn vị ngôn ngữ ở các cấp độ khác nhau như ám vị - hình vị - từ - cụm từ. Sự phân biệt câu với phát ngôn cũng tương tự như sự phân biệt âm vị với âm tố. Chúng cùng một cấp độ nhưng xuất phát từ các phương diện nghiên cứu khác nhau mà người ta phân biệt câu với phái ngôn. - Ở phương diện cấu tạo ngữ pháp, cũng tức là ờ, bậc trừu tượng, khái quát, đơn vị ngôn ngữ được tạo nên bởi sự kết hợp của các đơn vị nhỏ hơn (từ, ngữ cố định, cụm từ tự do) theo những quy tắc ngữ pháp nhất định được gọi là cáu. - Ở phương diện sử dụng, mỏi câu luôn gắn với một tình huống cụ thể, nhàm một mục đích giao tiếp cụ thể, biểu hiện một ý nghĩa cụ thể. Càu cụ thể đó được gọi là phát ngôn. Nói rõ hơn, phát ngôn chính là câu trong hoạt động giao tiếp. Ví dụ: (1) Cái tay trông đẹp nhỉ. (Nam Cao) (2) Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. {Thạch Sanh, Truyện cổ tích) Ở góc độ câu, các ví dụ trên sẽ được phân tích về mặt ngữ pháp: (1) Cái tay I trông đẹp nhỉ. CN VN (2) Thạch Sanh I lại thật thà tin ngay. CN VN Cả (1) và (2) đều là câu đơn hai thành phần, có mô hình CN - V N . Ở góc độ phát ngôn ví dụ (1) và (2) phải được đật trong hoàn cành giao tiếp cụ thể. Để hiểu được nghĩa cùa phát ngôn, cần phải biết ít nhất là: Phát ngón do ai nói ra? Nói trong hoàn cảnh nào? Nhằm mục đích gì? Với phát n°ôn (1), nếu đó là lời của Chí Phèo nói với Thị Nở trong một đêm trăng ỏ vườn chuối khi khôn" say (rượu) thì đó là lời khen - khen bàn tay đẹp. Nhưng nếu đó lại là lời của người mẹ (trong truyện "Bài học quét nhà" của Nam Cao), đang trong tâm trạng bực tức, cáu giận lại nhìn thấy sự lóng ngóng, vụng về cùa đứa con gái mới 6 tuổi - lần đầu tiên cầm chổi tập quét nhà - thì đó lại là lời mỉa mai, mát mẻ, chê trách với thái độ không hài lòng. Ở bác trừu tượng, khái quát, càu không gắn với tình huống sử dụng mà ở trạng thái cô lập và việc phân tích câu cũng chí tập trung vào mạt cấu tao ngữ pháp. Nhưng n°ày nay, câu cũng như một số đơn vị khác của ngôn ngữ (từ, cụm từ, thành phần cáu) không chỉ được nghiên cứu riêng về mật cấu trúc mà cả mặt sử dụng và mặt IU
  3. nghĩa, đặc biệt là nghĩa trong ngữ cảnh. Bởi vậy, khái niệm câu cũng không chỉ bó hẹp trong phạm vi cáu - cấu trúc nữa. Chính xác hơn, nên gọi là câu - phát ngón. Nghĩa là, câu được xét ở cả phương diện cấu trúc lẫn tình huống sử dụng cụ thể. Song trong giáo trình này, đê giản tiện, vẫn dùng thuật ngữ câu thay cho thuật ngữ câu - phát ngôn. 2. C á c đ ặ c t r ư n g c ơ bản của c â u Người ta thường nhắc đến đặc trưng của câu về các mặt: chức nâng, nội dung và hình thức. 2.1. V ề chức năng Lâu nay, vẫn cho rằng thông báo là chức năng của câu. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Bởi thông báo chỉ là một trong số các hành vi ngôn ngữ - hành vi được thực hiện bằng ngôn ngữ (còn gọi là hành động nói). Theo Austin - một trong những người khởi xướng và xây dựng lí thuyết hành vi ngôn ngữ: khi chúng ta nói là chúng ta đã hành động - hành động bằng ngôn ngữ. Ví dụ: (3) Ê-mê-li! Con đi cùng cha! (Tố Hữu) "Ế-mê-li!" câu thực hiện hành động hô gọi. Câu "Con đi cùng cha" thực hiện hành động vẻn cấu. Do đó, có thê nói: về chức năng, câu được dùng để thực hiện hành động ngôn ngữ (hành động nói)... 2.2. V ề nội dung Tạo nên nội dung câu là các thành phần nghĩa của câu. Từ góc độ đó có thể hiểu, về nội dung, câu biểu thị: - Hiện thực được phản ánh vào câu như: vật, việc, hiện tượng, hành động, trạng thái, tính chất, quan hệ... Hiện thực này sẽ tạo nên phần nghĩa miêu tả (nghĩa sự việc, nghĩa biểu hiện) của câu - phát ngôn. - Quan hệ, thái độ của người nói đối với người nghe và sự đánh giá chủ quan của người nói đối với hiện thực được nói tới trong câu. N ộ i dung này chính là một yếu tố tạo nên phần nghĩa tình thái của câu. 2.3. V ề hình thúc 2.3.1. Hình thức ngữ âm của câu (Ì. Khi nói Câu có ngữ điệu kết thúc (hạ giọng ở câu trần thuật, cao giọng ở câu hỏi...). Với tiếng Việt, người nói thường dùng các tiểu từ tình thái cuối câu (à, ừ, nhỉ, nhé, hả, chứ. đi, thôi, nào, với, chứ,..) để thể hiện rõ hơn ngữ điệu kết thúc và mục đích của câu. Ngữ điệu kết thúc là một trong những dấu hiệu để phân biệt câu với dơn vị không phải là câu. Ví dụ: 112
  4. (4) Trời! Hôm nay nắng to quá! (5) Trời hôm nay nắng to quá! ơ (4), sau trời có ngữ điệu kết thúc (dấu!) nên là câu cảm thán. ở (5), sau trời không có ngữ điệu kết thúc vì trời là thành phần chủ ngữ của câu. b. Khi viết Câu được nhận diện nhờ hình thức: - Chữ cái đầu của âm tiết đầu câu được viết hoa. - Cuối càu có một trong các dấu:.!? 2.3.2. Hình thức ngữ pháp của câu Câu là đơn vị ngôn ngữ không có sẵn. Để có được nó, người sử dụng phải kết hợp các đơn vị nhỏ hơn (từ, ngữ cố định, cụm từ tự do) với nhau theo những quy tắc ngữ pháp nhất định của ngôn ngữ. Số lượng các câu cụ thể (tức là phát ngôn) là vô hạn, nó được xây dựng từ những mô hình cấu trúc cú pháp mang tính trừu tượng, khái quát và hữu hạn. Các cấu trúc cú pháp của câu thường gặp là: - Cấu trúc câu đơn: (6) Tôi/ đã trở thành một chàng d ế thanh niên, cường tráng. c V (Tô Hoài) - Cấu trúc câu ghép: (7) Sách vở/ là vũ khí của con, tóp học/ là đơn vị cùa con, trận địa/ là cả hoàn cầu và c, V, c 2 v 2 c, v 3 chiến thắng/ là hển vãn minh nhân loại. c 4 v 4 (Etmônđô dơ Amixi, Những tấm lòng cao cá) - Cấu trúc câu phức: (8) Cầy tre/ mang những đức tính của người hiền// là tượng trung cao quý của dân tộc Việt Nam. Co Vo c V - Cấu trúc câu đặc biệt: (9) A ! Sông Ngân! Sông Ngân! (Nguyên Hồng) 3 Khái q u á t v ề ba bình d i ệ n của c â u Nếu trước đáy, câu chỉ được nghiên cứu ở mặt cấu trúc ngữ pháp thì nay, nó được tìm hiểu ở cả ba bình diện: ngữ pháp - ngữ nghĩa - ngữ dụng. Tại sao vậy? Xuất phát từ sự 113
  5. nghiên cứu về tín hiệu, người ta thấy rằng mỗi tín hiệu cần được xem xét trên ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng học. Mà ngôn ngữ cũng là một hệ thống túi hiệu và câu là sản phẩm được tạo ra bởi sự kết hợp các tín hiệu ngôn ngữ với nhau theo những quy tắc nhất định nên nó cũng cần được nghiên cứu trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng. 3.1. Bình diện ngữ pháp Bình diện ngữ pháp câu nghiên cứu các quy tắc, cách thức liên kết các từ thành cụm từ (gọi là cú pháp cụm từ) và thành câu, các kiểu câu (gọi là cú pháp câu): - Cú pháp cụm từ nghiên cứu cấu tạo ngữ pháp của các loại cụm từ, đặc biệt là cụm từ chính phụ. Chẳng hạn, cụm từ chính phụ tiêng Việt thường gồm ba phần: phần phụ trước, phần trung tâm, phần phụ sau. Phần trung tâm do thực từ (như danh từ, động từ, tính từ,...) đảm nhận. - Cú pháp câu nghiên cứu: + Các đặc điểm, chức nâng của các thành phần câu (như chủ ngữ, vị ngữ, các thành phần phụ của câu). + Các kiểu cấu tạo của các loại câu: câu đơn bình thường, câu ghép. câu phức, câu đặc biệt. 3.2. Bình diện ngữ nghĩ a Bình diện ngữ nghĩa của câu bao gồm hai bộ phận nghĩa: nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái. 3.2.1. Nghĩa miêu tả của câu (còn gọi là nghĩa sự việc, nghĩa biểu hiện) Là phần nghĩa phản ánh sự việc, hiện tượng, sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ... ngoài thực tế khách quan. N ộ i dung phản ánh hiện thực đó được gọi là sự việc (hay sự thể, sự tình). M ỗ i câu thường ứng với một sự việc. Ví dụ: (10) Thạch Sanh đã cứu công chúa. ( l i ) Cuối cùng, Sơn Tinh đã thắng Thúy Tinh. Câu (10) phản ánh sự tình Thạch Sanh cứu công chúa. Câu ( l i ) phản ánh sự tình Thúy Tinh thắng Sơn Tinh. Các dạng sự tình như trên được chia làm hai thành phần: - Nội dung của sự tình gồm: hành động (làm gì), trạng thái (ra sao, như thế nào), phẩm chất (tốt hay xấu), quan hệ (đồng nhất, hơn, k é m ) . . . . N ộ i dung của các sự tình thường do các động từ, tính từ hay các từ chỉ quan hệ biểu thị. - Các nhân tố tham gia vào sự tình, gọi là các tham tố (hay tham thể) thường được biểu thị bằng danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ. Ví dụ: (12) Dân trong vùng lập cho trằn tinh một miếu thờ. 114
  6. Nghĩa sự vật của câu trên gồm: + Hoạt động: lập. + Chủ thể của hoạt động: dân trong vùng. + Đ ố i thể của hoạt động: một miếu thờ. + Tiếp thể (kẻ tiếp nhận): trằn tinh. Như vậy, nghĩa sự việc của câu là sự phản ánh sự việc trong hiện thực. 3.2.2. Nghĩa tình thái của câu Đó là phần nghĩa bao gồm nhiều phương diện. Trong giáo trình này tạm thời đề cập đến những phương diện sau đây: - Thái độ, quan hệ của người nói đối với người nghe. - Sự đánh giá người nói với hiện thực được phản ánh trong câu. Ví dụ: (13) Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình: - Con gái tôi vẽ đây ư! (Tạ Duy Anh) Nghĩa tình thái của câu in nghiêng ở ví dụ trên được nhận diện qua: + Thái độ âu yếm đầy yêu thương, tự hào của người nói đối với con gái - đ ố i tượng được nhắc đến trong câu (thể hiện qua cách hô gọi: con gái tôi). + Sự ngạc nhiên của người bố - tức người nói - trước hiện thực: con gái - vẽ (thể hiện qua tổ hợp: đây ừ). Ngoài nghĩa sự vật và nghĩa tình thái, câu còn một phần nghĩa liên quan đến tình huống sử dụng. Phần nghĩa đó sẽ được nói đến ở bình diện ngữ dụng của câu. 3.3. Bình diện ngữ dụng của câu Bình diện này nghiên cứu mối quan hệ giữa câu với người sử dụng, giữa câu với việc sử đụng câu trong một tình huống giao tiếp cụ thể nhằm phát hiện những ý nghĩa của câu - phát ngôn trong tình huống cụ thể đó (gọi là nghĩa ngữ dụng của câu). Nghĩa ngữ dụng của câu trừu tượng, phức tạp, khó xác định hơn nhiều so với nghĩa sự vát của câu. Bởi loai ý nghĩa này chỉ xuất hiện qua hoàn cảnh giao tiếp, hoàn cảnh sử dụng câu Mà hoàn cảnh giao tiếp ở đây không đơn thuần là địa điểm, thời gian cụ thể của cuộc giao tiếp bởi ở đó còn có người sử dụng câu (người phát và người nhận câu). H ọ không phải là con người trừu tượng, cô lập, chung chung mà là những con người cụ thể bằng xương bằng thịt. Ngoài sự hiểu biết chung, mỗi người lại có rất nhiều cái riêng: tuổi tác, nghề nghiệp vị thế xã hội, vốn kinh nghiệm, khả nàng nhận thức, thói quen ứng xử, điều kiên sống trạng thái tâm lí tình cảm, dụng ý phát ngôn khi giao tiếp... Các yếu tố, các quan hê rất riêng và phức tạp đó của mỗi cá nhân đều có liên quan đến sản phẩm họ tạo ra khi 115
  7. giao tiếp: câu - phát ngôn. Bởi vậy, đối tượng nghiên cứu của dụng học rất rộng và phức tạp. Trong sách này, bình diện ngữ dụng của câu sẽ chỉ đề cập đến một số vấn đề sau: - Sự hiện thực hóa cấu trúc cú pháp của câu trong phát ngôn (những hiện tượng tỉnh lược, tách câu, lựa chọn trật tự thành phần câu). - Mục đích nói của câu và những cách sử dụng câu theo l ố i trực tiếp và gián tiếp. - Hành động nói trong câu, - Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu, - Cấu trúc tin trong câu. li. BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP CỦA CÂU 1. Các thành phần câu 1.1. Thành phần nòng cốt Thành phần nòng cốt (thành phần chính) của câu là thành phần đảm bảo cho câu được trọn nghĩa và thực hiện được chức năng giao tiếp, cả trong trường hợp câu tồn tại độc lập, tách biệt với vãn cảnh hoặc hoàn cảnh sử dụng. Trong trường hợp bình thường, câu có hai thành phần nòng cốt: chủ ngữ và vị ngữ. 1.1.1. Chủ ngữ a. Khái niệm Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu có quan hệ qua l ạ i với thành phần vị ngữ, nêu lên đối tượng mà đặc trưng hay quan hệ của nó được nói đến ở vị ngữ. Quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ không phải là quan hệ một chiều như quan hệ chính phụ của cụm danh từ, động từ hay tính từ; cũng không phải là quan hệ đẳng lập như ở cụm từ đẳng lập. Bởi các thành tố trong cụm từ đẳng lập không phụ thuộc vào nhau. Chẳng hạn, để tạo thành cụm từ đẳng lập, từ thông minh không bị quy định phải kết hợp với một từ cụ thể nào độ, nó có thể kết hợp với nhiều từ khác nhau, như: thông minh và chăm chỉ, thông minh và xinh xắn, thông minh nhưng lười, thông minh nhưng cẩu thả. Sự kết hợp này là tuy thuộc vào chủ ý của người nói. Còn quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ là quan hệ qua lại. Nghĩa là thành tố này có quan hệ với thành tố kia và ngược l ạ i ; m ố i quan hệ đó có tính quy định, ràng buộc nhau. Bởi chủ ngữ nêu đ ố i tượng được nói đến trong câu, còn vị ngữ nêu đặc điểm của chính đ ố i tượng ấy, nên ngoài quan hệ ngữ pháp (quan hệ qua l ạ i giữa hai thành phần chính của câu), chúng còn có quan hệ logic sự vật - tức loại logic nằm trong chính bản thân sự vật có trong hiện thực. Chẳng hạn, nếu chủ ngữ của câu nêu đ ố i tượng là cá thì vị ngữ mới có thể nêu các đặc điểm của cớ như: bơi, lướt, nhảy, hay đớp mồi, cắn cáu chứ không thể là bay, phi, hay hót, nở (trừ những trường hợp nhân hoa hay dùng từ theo phép chuyển nghĩa). 116
  8. Bởi vậy mới nói mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ có tính quy định ràng buộc. Sự quy định ràng buộc đó là do chính logic của đối tượng đòi hỏi chứ không chỉ phụ thuộc vào ý định chủ quan của người nói. Các vai nghĩa cụ thể mà chủ ngữ biểu hiện sẽ được trình bày ở chương V, mục 1.4.1. b. Cấu tạo của chủ ngữ Chủ ngữ thường được cấu tạo bởi một từ hoặc một cụm từ. * Chủ ngữ có cấu tạo là một từ Trong câu tiếng Việt, chủ ngữ thường do danh từ hoặc đại từ đảm nhiệm. Ví dụ: ( Ì ) Biến luôn thay đ ổ i màu tuy theo sắc mày trời. (Vũ Tú Nam) (2) Minh Huệ là tác giả của bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ". (3) Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng d ế thanh niên, cường tráng. (Tô Hoài) Các thực từ khác như: động từ, tính từ, số từ cũng có thể làm chủ ngữ nhưng ít được sử dụng. (4) Thi đua là yêu nước. Lao động là vinh quang. (5) Hiên lành là cha quỷ quái. Im lặng là vàng. (6) Mười ba là con số người ta hay kiêng. (7) Đ ố i với chúng mình thì thếlằ sung sướng. (Nam Cao) (8) Trông về phía sau, đây là đền Quan Thánh, kia là chùa Trấn Quốc. (Theo Phan K ế Bính) * Chủ ngữ có cấu tạo là một tổ hợp từ. Tổ hợp từ được hiểu là một kiến trúc gồm nhiều từ có quan hệ với nhau. Các loại tổ hợp từ sau có thể làm chủ ngữ trong câu tiếng Việt: - Cụm từ chính phụ: + Cụm danh từ: (9) Cái màu xanh cần lao ấy gợi bao yêu thương và yên tĩnh trong tâm hồn. (Theo Thúy Lan, báo Người Hà Nội) (10) Một trăm cây bạch dương giống nhau cả trâm. (Tô Hoài) ( l i ) Em gái tôi tên là Kiều Phương. (Tạ Duy Anh) 117
  9. + Cụm động từ: Ví dụ: (12) Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết. (Bánh chưng, bánh giầy) (13) Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách.... là thói quen tốt. Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự\ằ thói quen xấu. (Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường) (14) Soi sáng cho cảnh vật vắng lặng chìm đắm lúc bấy giờ là hơi sương bàng bạc. (15) Vẽ đi vẽ lại cái tríơig còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo. (Theo Xuân Yên) + Cụm tính từ: Ví dụ: (16) Tốt gổ hơn tốt nước sơn. - Cụm từ đẳng lập: Ví dụ: (17) Tre, nứa, trúc, mai, vầu giúp người trăm công ngàn việc khác nhau. (Thép Mới) - Chủ ngữ là cụm từ cô định: (18) Chỉ tay năm ngón là thói thường của những kẻ có quyền lực. (19) Rán sành ra mỡ là bản tính của người keo kiệt. - Chủ ngữ là cụm túc -V: (20) Từng tảng mây khói đen là là hạ thấp xuống mặt kênh làm tối sầm mặt đất. (Đoàn Giỏi) - Chủ ngữ là kết cấu gồm từ phủ địnhlkhẳng định + Danh từ (Đại từ phiếm chỉ): Ví dụ: (21) Chẳng (có) ai hiểu tôi cả. (22) Không có gì quý hơn độc lập tự do. (Hồ Chí Minh) (23) Bây giờ chẳng còn ai ngủ nữa. (Nam Cao) (24) Không một ai mà không soi gương, từ già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà. (Bâng Sơn) - Chủ ngữ là kết cấu song hành chỉ khoảng cách không gian. (25) Từ thời con gái đến thời làm mẹ là một khoảng cách không dài của người con gái. 118
  10. Trước chủ ngữ thường không có quan hệ từ, trừ những trường hợp chủ ngữ chỉ một khoảng không gian hay thời gian, lúc đó có thể có quan hệ từ trước chủ ngữ (xem ví dụ 25). Đó cũng chính là điểm khác biệt giữa chủ ngữ và một số thành phần khác của câu như trạng ngữ và khởi ngữ - cũng đứng trước nòng cốt câu. Ví dụ về trạng ngữ và khởi ngữ: (26) Do một sự tình cờ, y biết được tên Tư. (Nam Cao) (27) Đ ố i với gia đình vợ, Thứ vẫn cố ý không thân mật lắm. (Nam Cao) c. Vị trí của chủ ngữ Nhìn chung, chủ ngữ đứng trước vị ngữ, chỉ trong một số trường hợp, vị ngữ mới được đặt trước chủ ngữ (xem dưới đây, mục 1.2.1. Vị trí của vị ngữ). 1.1.2. Vị ngữ a. Khái niệm Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, có quan hệ qua lại với thành phần chủ ngữ, nêu lên đặc trưng hoặc quan hệ của đối tượng mà chủ ngữ biểu thị. b. Cấu tạo của vị ngữ Về mặt nghĩa, vị ngữ thường nêu đặc trưng (về hành động, trạng thái, tính chất) của vật, hiện tượng được nói ở chủ ngữ hoặc quan hệ của nó với sự vật khác. Do đó, về cấu tạo, vị ngữ thường là động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ. Khi vị ngữ là danh từ thì trước đó thường có từ là. Sau đây là những cấu tạo cụ thể của vị ngữ: - Vị ngữ là động từ - cụm động từ: Ví dụ: (1) Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa. (Trần Mạnh Hảo) (2) Vào đêm trước ngày khai trường, mẹ không ngủ được. (Theo Thúy Lan) (3) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hừng dàn tộc. (Hồ Chí Minh) - Vị ngữ là tính từ - cụm tính từ: Ví dụ: (4) Cùng trên một mảnh vườn, sao lời cây ớt cay, lời cây sung chát, lời cây cam ngọt lời cây móng rồng thơm như mít chín. (Trần Mạnh Hảo) 119
  11. (5) Tre là thẳng thắn, bất khuất. (Thép Mới) - Vị ngữ có cấu tạo: là + danh từ (cụm danh từ): Ví dụ: (6) Những đêm trâng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. (Trích Đất nước ngàn năm) (7) Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tình hoa của dân tộc. (Phạm Văn Đồng) (8) Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. (9) Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. (Theo Thành Mỹ) Tuy nhiên, trong ngữ cảnh cụ thể, có thể bỏ là trước danh từ. Ví dụ: (10) Cô ấy sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà N ộ i đấy. - Vị ngữ là cụm từ đẳng lập: Ví dụ: (Ì Ị ) Mùi nước mưa mới ấm, ngón ngọt, ngai ngái. (Tô Hoài) - Vị ngữ là cụm chủ - vị: Ví dụ: (12) Cái chàng D ế Choắt, người! gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. (Tô Hoài) (13) Người nào người nấy, mặtI xanh như tàu lá chuối. (Nguyên Hồng) (14) Cá chưn hai váy/ xoè. Cả mòi vẩy trắng/ li ti như bạc mới. Cá gùng ria trê! dài vểnh lên. (Theo Nguyễn Thị c ẩ m Thạnh) Khi vị ngữ có cấu tạo là cụm chủ - vị thì câu chứa nó là câu phức vị ngữ. - Vị ngữ là cụm từ cố định. Ví dụ: (15) Anh ta mèo mù vớ cá rán. (16) Ông ấy rán sành ra mỡ. (17) Phen này anh ta chuột sa chình gạo. 120
  12. Trong những trường hợp vị ngữ có cấu tạo là động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ, cụm từ đẳng lập, cụm từ chủ vị, cụm từ cố định,... thì vị ngữ có ý nghĩa khái quát là biểu hiện đặc trưng của sự vật nêu ở chủ ngữ (hoạt động, trạng thái, tính chất, đặc điểm . . . ) . - Vị ngữ có cấu tạo: từ chỉ quan hệ + danh từ (cụm danh từ)lđộng từ (cụm động từ) Ví dụ: (18) Việc ấy tại anh. (19) Anh ấy ngoài vườn. (20) Cái bàn này để học còn cái kia để ăn cơm. (21) Chiếc tủ này bằng gỗ lát đấy. (22) Cái áo này của tôi. Khi vị ngữ có cấu tạo gồm từ chi quan hệ + danh từ (cụm danh từ), động từ (cụm động từ) thì vị ngữ biểu thị quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ với sự vật (hay hành động) được nêu ở danh từ, cụm danh từ (hay động từ, cụm động từ) đi sau từ chỉ quan hệ. Các mối quan hệ mà vị ngữ biểu thị thường là: quan hệ nguyên nhân (ví dụ 18), quan hệ định vị (ví dụ 19) quan hệ mục đích (ví dụ 20), quan hệ vật liệu (ví dụ 21), quan hệ sở hữu (ví dụ 22). Khi chủ ngữ và vị ngữ có cấu tạo là các cụm từ chính phụ thì ngoài từ trung tâm, còn có các thành tố phụ của cụm từ. Thành tố phụ của cụm danh từ thường được gọi là định ngữ, thành tố phụ của động từ, tính từ thường được gọi là bổ ngữ. Các thành tố phụ này đã được khảo sát ở phần cụm từ (xem chương HI). c. Vị trí và đặc điểm về ngữ điệu Vị ngữ thường đứng liền ngay sau chủ ngữ, giữa chủ ngữ và vị ngữ không cần ngăn cách bằng dấu phẩy hay liên từ nào. Ví dụ: (23) Bóng tre trùm lén âu yếm làng, bán, xóm, thôn. (Thép Mới) Tuy nhiên, để phục vụ cho một mục đích tu từ nào đó, có thể dùng một ữong các cách sau: - Đặt vị ngữ trước chủ ngữ: Ví dụ: (24) Đã tan {ác những bóng thù hắc ám. Đã sáng lợi trời thu tháng Tám. (Tố Hữu) (25) Vinh quang thay Tổ quốc chúng ta! (26) Thật vĩ đại cái trầm lặng đầy tin tưởng của những con người! (Thép Mới) 121
  13. - Dùng dấu phẩy ngân cách chủ ngữ với vị ngữ: Ví dụ: (27) Đoạn này, khá lắm, bác Tố ạ. (Nguyền Tuân) (28) Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc, chỉ ân khoai. (Nam Cao) (29) Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. (Thép Mới) Dấu phẩy thứ hai ở ví dụ (28) và dấu phẩy đầu ở ví dụ (29) về mặt ngữ pháp không cần thiết. Chúng được sử dụng nhằm mục đích tu từ: nhấn mạnh vào nội dung thông tin của vị ngữ (bị bao) chỉ ăn khoai ở ví dụ (28). Và ở ví dụ (29), dấu phẩy tách chủ ngữ với vị ngữ thứ nhất khiến cho số lượng âm tiết ở mỗi thành phần câu cân đối (kết hợp với cách phối âm bằng - trắc), tạo cảm nhận về nhíp quay đều đặn nhưng nặng nề, kéo dài của cối xay tre. - Cũng có thể dùng dấu phẩy ngăn cách giữa bộ phận chủ ngữ với vị ngữ khi bộ phận chủ ngữ là một cụm danh từ có định ngữ phát triển dài (định ngữ đó thường là cụm động từ, tính từ hay cụm c - V). Ví dụ: (30) Những ai không quên quá khứ, luôn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. (31) Một ông lão đầu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào, khoan thai chống gậy đi lại phía anh. - Dùng các từ: thì, mà để nhấn mạnh chủ ngữ hoặc vị ngữ: Ví dụ: (32) Người thì mớ bảy mở ba. Người thì áo rách như là áo tôi. (33) Anh mà cũng nói thế thì tôi biết tin ai. (34) Cô ấy thì cao không tới, thấp không thông. 1.2. Các thành phẩn phụ của câu Các thành phần phụ (và cả các thành phần biệt lập - xem mục 1.3) là các thành phần nằm ngoài nòng cốt của câu. Sự có mặt của chúng, nhìn chung, không đóng vai trò quyết định đối với tính trọn vẹn về ý nghĩa và tính tự lập về ngữ pháp của câu. Ngoài các thành tố phụ nằm trong các cụm từ chính phụ (định ngữ, bổ ngữ), câu có hai thành phần phụ là trạng ngữ và khởi ngữ (đề ngữ) 1.2.1. Trạng ngữ ơ. Khái niệm: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, biểu thị các ý nghĩa về thời gian, nơi chốn, phương tiện, cách thức, mục đích, nguyên nhân... của sự tình được nêu trong 122
  14. câu. Trạng ngữ có thể đíơig trước, sau hay chen giữa nòng cốt câu. Trong nhiều trường hợp, trước trạng ngữ có dùng quan hệ từ để dẫn nhập, đồng thời trạng ngữ thường được tách biệt với phần nòng cốt cáu bằng một quãng ngắt (khi viết dùng dấu phẩy). b. Các loại trạng ngữ Tham gia vào cấu trúc nghĩa miêu tả, tức cấu trúc vị từ - tham thể, trạng ngữ thường đảm nhận các vai nghĩa chỉ: thời gian, không gian, tình huống, cách thức - phương tiện, nguyên nhân, mục đích, điều kiện, nhượng bộ. Vì vậy, căn cứ vào ý nghĩa của trạng ngữ có thể phân biệt các trạng ngữ sau: - Trạng ngữ chỉ thời gian: chỉ thời gian xảy ra sự tình nêu trong câu. Thời gian đó có thể xác định (hiện tại, quá khứ hay tương lai) cũng có thể là hằng định hay phiếm chỉ. Thời gian có thể chỉ một thời điểm hay một thời đoạn. Ví dụ: (1) Anh không ngờ đời Hạnh tiếp sau đó cho đến ngày lấy chồng đã phải lưu lạc khắp nơi... Bảy giờ Hạnh là bác sĩ và con cái đã lớn. (Nguyễn Minh Châu) (thời điểm - hiện tại) (2) Y nhớ một lần y ở Hà N ộ i về quê. Hồi ấy, vợ chồng y mới ăn riêng. (Nam Cao) (thời điểm - quá khứ) (3) Sang năm, chúng ta sẽ đem đến cho mỗi gia đình một bộ sưu tập về thuyền và biển. (Nguyễn Minh Châu) (thời điểm - tương lai) (4) Từ đầu năm đến giờ, chẳng mấy khi cô ấy ở nhà. (Nam Cao) (thời đoạn - xác định) (5) Thỉnh thoảng, nó không còn sức nén, tiếng khóc bật ra. (Nam Cao) (thời gian - phiếm định) (6) Một trăm bạc này, chẳng vào đâu thực. Hàng ngày, chồng bà có thể thu hơn ngần ấy lãi. (Nguyễn Công Hoan) (thời gian - hằng định) - Trạng ngữ chỉ không gian: biểu thị nơi xảy ra sự tình Không gian mà trạng ngữ biểu thị có thể là không gian cụ thể (rộng hay hẹp), cũng có thể là không gian phiếm chỉ (không cụ thể). Ví dụ: (7) Dưới gầm trời này, tôi lo gì không thừa chiếc giường hẹp để tôi lăn kềnh tấm thân thước rưỡi. (Nguyễn Công Hoan) (không gian rộng, không cụ thể) 123
  15. (8) Xa xa, tiếng tí tách của một dòng nước chảy uể oải từ kẽ đá. (không gian rộng, không cụ thể) (9) Ngoài miền Bắc, Thăng nghĩ, chắc là gia đình Phận đã biết Phận gặp Thăng và yêu Thăng. (Nguyễn Minh Châu) (không gian rộng, cụ thể) (10) Dưới vành khăn xếp nhiễu tây, cái mặt phèn phạt như rơi xuống sân đình đánh "huỵch". (Ngô Tất Tố) (không gian hẹp) (Ì 1) Đó là cái cổng nhà Lợi. Phía trên lối ra vào, nó xây thêm một tầng nữa. (Lê Lựu) (hướng không gian) Nếu một câu có hai trạng ngữ chỉ không gian thì trạng ngữ đầu thường nêu một không gian rộng, trạng ngữ đi sau nêu không gian hẹp hơn, cụ thể hơn. Ví dụ: (12) Suốt dọc đường, từ ngoài cánh đồng trở về, cô bé và con mèo chỉ đ ố i thoại bằng mấy tiếng đơn giản. (Nguyễn Minh Châu) Trạng ngữ chỉ không gian có thể có quan hệ từ (ở, tại...) hay các từ chỉ vị trí (trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau,...) dẫn nhập. - Trạng ngữ chỉ tình huống: nêu (biểu thị) tình huống diễn ra sự tình. Loại trạng ngữ này thường được cấu tạo bởi tổ hợp: quan hệ từ + danh từ (hoặc cụm danh từ. Ví dụ: (13) Giữa sống chết, người lính không có gì ngoài tình yêu thương đùm bọc của người xung quanh. (Lê Lựu) (14) Trong tấm áo dài màu thiên thanh từ ngày may chưa bao giờ xỏ tay, bà trẻ đẹp đến nỗi chính ông Phán cũng phải lấy làm ngạc nhiên. (Nguyễn Minh Châu) (15) Qua hàng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. (Theo Khánh Hoài) Trong nhiều trường hợp, trạng ngữ chỉ tình huống được cấu tạo là động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ, hay kết cấu chủ - vị. (Trường hợp này cũng có thể coi là vị ngữ phụ, đứng trước nòng cốt câu). 124
  16. Ví dụ: (16) Chưa nghe hết cảu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. (Tô Hoài) (17) Đàng hoàng trong bộ quân phục, tôi như lấy lại được sinh khí, dẫu rằng toàn thân vẫn đau nhừ, đầu óc váng vất. {Truyện ngắn chọn lọc, 92-94) - Trạng ngữ chỉ cách thức - phương tiện: nêu cách thức thực hiện hành động hay phương tiện để chủ thể thực hiện hành động. Ví dụ: (18) Chân tay run lên như điện giật, ông trợn mắt hỏi không ra tiếng. (Vũ Trọng Phụng) (19) Từng nhát một, cối giã gạo nổi lên tiếng ken két thong thả. (Nguyễn Công Hoan) (20) Anh muốn làm việc một cách thẳng thắn, tự do. (Nguyễn Công Hoan) (21) Lại hai nách hai con, chị bế chúng vào ngồi trong chõng. (Ngô Tất Tố) (22) Bằng sắc mặt ôn hoa và dể dãi, Nghị Quế nhìn vào mắt chị Dậu. (Ngô Tất Tố) (23) Theo ánh sáng lấp lánh của các ao ruộng, chị Dậu lần đường đi đến nhà hàng cơm ban trưa, định trú chân đến sáng. (Ngô Tất Tố) (24) Nhờ cái đặc biệt của hai chòm râu, chị Dậu nhận ra ông Phủ. (Ngô Tất Tố) Trạng ngữ chỉ phương tiện thường được dẫn nhập bằng quan hệ từ bâng, qua, nhờ,... - Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: chỉ ra nguyên nhân, lí do dán đến sự tình nêu trong câu. Ví dụ: (25) Là vì nhờ ít tiền dành dụm, người ta vần có đủ cả cơm lẫn rượu. (Nam Cao) (26) Do một sự tình cờ, y biết được tên Tư. • (Nam Cao) (27) Còn tôi, chỉ vì hai đổng bạc mà phải tuyệt giao với một người yêu. (Nguyễn Công Hoan) 125
  17. (28) Vi hai đứa trẻ mồ côi, họ có thể quên cả thân mình. (Nguyên Hồng) Như các ví dụ đã cho thấy, trạng ngữ chỉ nguyên nhân thường được dẫn nhập bằng một quan hệ từ: Vỉ, do, bởi, tại, nhờ, bởi vì, tại vì,... - Trạng ngữ chỉ mục đích : nêu lên cái đích mà chủ thể cần đạt được. Ví dụ: (29) Để có thể sớm trở về cơ quan tiếp tục làm việc, tôi cũng phải tự chữa bệnh cho tôi. (Nguyễn Minh Châu) (30) Để thưởng mỗi thành tích của nó, quan thầy gắn cho nó một cái mề đay. (Nguyễn Công Hoan) (31) Các công ti, dể chống trộm, đã trang bị các thiết bị báo động. (Nam Cao) Trạng ngữ chỉ mục đích thường được dẫn nhập bằng quan hệ từ để, cho, vì.... c. Cấu tạo của trạng ngữ Cấu tạo của trạng ngữ khá đa dạng, nó có thể là từ, cụm từ, tổ hợp từ. Cụ thể: * Trạng ngữ có cấu tạo là một từ: - Danh từ. chỉ có ở trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ không gian. Ví dụ: (32) Hôm nay, cháu hãy đóng trước một suất. (Ngô Tất Tố) (33) Chung quanh, những người hiếu kì đứng vòng trong vòng ngoài để thoa mãn trí tò mò. - Tính tít. chỉ có ở trạng ngữ chỉ không gian, thời gian, cách thức. Ví dụ: (34) Xa xa, tiếng tí tách của một dòng nước chảy uể oải từ kẽ đá. (35) Láu lâu, nó mới dám ngẩng đầu lên nhìn tôi. (Nguyễn Công Hoan) - Đại từ: chỉ có ở trạng ngữ chỉ thời gian. Ví dụ: (36) Bây giờ, chị chỉ ăn rồi lại chơi. (Ngô Tất Tố) 126
  18. * Trạng ngữ có cấu tạo là một cụm từ: - Cụm chính phụ: + Cụm danh từ: thường gặp ở những trạng ngữ chỉ thời gian, không gian, phương tiện. Ví dụ: (37) Mấy hôm nọ, trời mưa lớn. (Tô Hoài) (38) Nóc bếp láng giềng, ngọn khói bốc lên nghi ngút. (Ngô Tất Tố) + Cụm động từ. Ví dụ: (39) Tan buổi hầu kiện, chị Dậu lật đật chạy xuống cổng đình tìm con. (Ngô Tất Tố) + Cụm tính từ: Ví dụ: (40) Chập choạng tối, chúng tôi đến làng Mai. (Nam Cao) (41) Xam chiêu, chúng tôi đến một lèn đá. (Nguyền Minh Châu) + Cụm từ đẳng lập: Ví dụ: (42) Hôm qua và hôm kia, u bán hai gánh khoai lang được năm hào mà đã tiêu gì đâu. (Ngô Tất Tố) (43) Ngày và đém, phải cắm đèn cắm đóm mới khỏi vướng vấp va đập. (Lê Lựu) + Két cấu song hành chỉ khoảng cách thời gian-không gian, phạm vi đối tượng -sự vật. Ví dụ: (44) Từ sáng đến tối, nó chỉ nhởn nhơ rong chơi. (Nguyên Hồng) - Cụm từ chủ vị: Ví dụ: (45) Hai tay đút túi quần, lão cúi đầu mà đi, có vẻ ngẫm nghĩ như một nhà triết học. (Vũ Trọng Phụng) (46) Tay xách cái nón, chị bước lên thềm nhà. (Ngô Tất Tố) 127
  19. Về mặt cấu trúc, phần in nghiêng trong ví dụ (45) và (46) đều là những cụm chủ vị độc lập, không nằm trong một thành phần câu nào. Do đó, nếu chỉ căn cứ vào hình thức của câu thì (45) và (46) đều là câu ghép. Nhưng về mặt ngữ nghĩa thì các chủ ngữ trong mỗi câu (hai tay - lão, tay - chị) lại có quan hệ bộ phận - chỉnh thể với nhau và cụm chủ - vị chỉ bộ phận thường đứng trước nòng cốt câu, chỉ trạng thái, tư thế của chủ thể khi thực hiện hành động nêu ở vị ngữ nòng cốt. Vì vậy, có thể xem phần in nghiêng ở câu (45) và (46) là thành phần trạng ngữ chỉ tình huống, có cấu tạo dạng đặc biệt: cụm chủ - vị. Theo đó, câu (45) và (46) sẽ thuộc kiểu câu phức thành phần trạng ngữ. ả. Vị trí của trạng ngữ Trạng ngữ là thành phần câu có vị trí khá linh hoạt. Nó có thể đứng đầu, đứng cuối hay giữa nòng cốt càu. Ví dụ: - Đứng đầu: Từ sáng đến tối, nó chỉ nhởn nhơ rong chơi. (Nguyên Hồng) - Đứng giữa: Nó, từ sáng đến tối, chỉ nhởn nhơ rong chơi. - Đứng cuối: Nó chỉ nhởn nhơ rong chơi, từ sáng đến tối. Tuy nhiên thực tế sử dụng cho thấy: - M ộ t số trạng ngữ chỉ thời gian và cách thức thường chỉ đứng đầu hay sau chủ ngữ, nhất là khi chúng được cấu tạo bằng một từ. Ví dụ: (47) Khuya, bố mới về. (48) Lâu lắm, cháu không được về, con nhớ cháu quá. (Nam Cao) (49) Hôm nay, ông Nhĩ có vẻ khoe ra nhỉ. (Nguyễn Minh Châu) (50) Bấy giờ, chị chỉ ăn rồi l ạ i chơi. (Ngô Tất Tố) (51) Trước kia, mỗi bát có năm xu. V (Nam Cao) (52) Cố hôm, người tiêm đẩy kim đến vã mồ hôi, thuốc vẫn không chạy. (Lê Lựu) - Vị trí thường gặp của các loại trạng ngữ là trước nòng cốt câu, bởi: + Trạng ngữ biểu thị các ý nghĩa về thời gian, không gian, tình huống, cách thức, phương tiện, nguyên nhản... Một cách khái quát, có thể gọi đó là ý nghĩa cảnh huống (hay bối cảnh) mà sự tình diễn ra. M ố i quan hệ giữa trạng ngữ và nòng cốt là mối quan hệ cảnh huống - sự tình, nên cảnh huống được đặt trước sự tình thì cũng là điều tất nhiên, dễ hiểu. 128
  20. + Ngoài chức nàng bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt cáu, nhiều trạng ngữ còn đồng thời thực hiện nhiệm vụ liên kết câu chứa nó với câu trước.Vị trí đầu câu rất thuận lợi cho sự liên kết đó. Ví dụ: (53) Vợ thì động thấy con khóc đã quát tháo rủa con và rùa luôn kiếp mình. Mỗi lần thế, hắn khổ hơn bị người ta chặt cổ. (Nam Cao) 1.2.2. Khỏi ngữ a. Khái niệm Khởi ngữ là thành phần phụ, đíơig trước nòng cốt câu, được dùng để nêu một đôi tượng, một nội dung với tư cách là đề tài của câu nói (do đó có người gọi là đề ngữ). Trước khởi ngữ có thể có quan hệ từ "về, đối với"... b. Các loại khởi ngữ Về phương diện nghĩa, khởi ngữ có vai trò thê hiện đề tài của câu nói. Dựa vào mối quan hệ giữa đề tài mà khởi ngữ biểu thị với các thành phần của câu, có thể chia khởi ngữ thành hai loại sau đây: - Loại khởi ngữ không có môi tương quan .nào về nghĩa biểu hiện với một thành phần khác trong câu (không phải là một tham tố trong sự tình mà nòng cốt câu biểu hiện). Ví dụ: (1) V ề chính trị, chúng tuyệt đ ố i không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Về kinh tế, chúng bóc lột nhân dân ta đến xương tùy, khiến cho nhân dân ta nghèo nàn thiếu thốn, nước ta xơ xác tiêu điều. (Hồ Chí Minh) (2) V ề các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin tưởng ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp. (Phạm Văn Đồng) (3) Sống, anh ấy đã được là một anh hùng; chết, anh ây sẽ được là một vĩ nhân. (Vũ Trọng Phụng) (4) Giàu thì anh chê là trụy lạc. Nghèo thì anh chê là ích kỉ, nhỏ nhen, nô l ệ . Vậy thì ý anh thế nào? (Nam Cao) (5) Bé thì nhờ mẹ, nhờ cha; nhớn thì nhờ vợ; già thì nhờ con. ú i chao ôi là nam nhi! (Vũ Trọng Phụng) 129
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2