intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Phòng trị bệnh - MĐ05: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

183
lượt xem
69
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình mô đun “Phòng trị bệnh” là một mô đun chuyên môn nghề “Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi” giới thiệu những hiểu biết chung về bệnh cá, cách phòng bệnh, nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng, dấu hiệu bệnh và biện pháp xử lý một số bệnh thường gặp. Nội dung giảng dạy được phân bổ trong thời gian 92 giờ và gồm 6 bài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Phòng trị bệnh - MĐ05: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỊ BỆNH MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ: NUÔI CÁ DIÊU HỒNG, CÁ RÔ PHI Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ05
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi là nghề được nhiều nông, ngư dân thực hiện nuôi trong ao, lồng, bè hầu như trên khắp cả nước để phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, để nuôi cá đạt hiệu quả, chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và phát triển nghề bền vững thì người nuôi cần phải tìm hiểu nhiều vấn đề liên quan như: Ao, lồng, bè nuôi; con giống; thức ăn; chăm sóc quản lý; phòng trị bệnh cho cá … Thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức, phân công Trường Cao Đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ biên soạn chương trình, giáo trình mô đun nghề “Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi” trình độ sơ cấp Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã đi khảo sát thực tế, chụp hình ở các cơ sở nuôi và có sử dụng hình ảnh từ các tài liệu, giáo trình nuôi cá, sách, báo đài, trên mạng internet, tích hợp những kiến thức, kỹ năng trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề và bộ phiếu phân tích công việc. Giáo trình là cơ sở cho giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, đồng thời là tài liệu học tập của học viên làm nghề nuôi cá diêu hồng, cá rô phi. Bộ giáo trình gồm 6 mô đun: Mô đun 01. Chuẩn bị ao Mô đun 02. Chuẩn bị lồng, bè Mô đun 03. Chọn và thả cá giống Mô đun 04. Chăm sóc và quản lý Mô đun 05. Phòng trị bệnh Mô đun 06. Thu hoạch và tiêu thụ Giáo trình mô đun “Phòng trị bệnh” là một mô đun chuyên môn nghề “Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi” giới thiệu những hiểu biết chung về bệnh cá, cách phòng bệnh, nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng, dấu hiệu bệnh và biện pháp xử lý một số bệnh thường gặp. Nội dung giảng dạy được phân bổ trong thời gian 92 giờ và gồm 6 bài: Bài 1: Tìm hiểu chung về bệnh và sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi cá Bài 2: Phòng bệnh tổng hợp Bài 3: Theo dõi phát hiện bệnh Bài 4: Trị bệnh do ký sinh trùng Bài 5: Trị bệnh do nấm Bài 6: Trị bệnh do vi khuẩn
  4. 3 Ban biên soạn giáo trình trân trọng cảm ơn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã đóng góp nhiều ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi để giáo trình này được hoàn thành. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Nguyễn Kim Nhi 2. Nguyễn Quốc Đạt 3. Nguyễn Thị Tím
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Tuyên bố bản quyền ................................................................................................. 1 Lời giới thiệu ............................................................................................................ 2 Mục lục ..................................................................................................................... 4 Các thuật ngữ chuyên môn, chữ viết tắt ................................................................... 9 MÔ ĐUN: PHÒNG TRỊ BỆNH ............................................................................ 10 Bài 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ BỆNH VÀ SỬ DỤNG THUỐC, HÓA CHẤT TRONG NUÔI CÁ ................................................................................................. 11 A. Nội dung ............................................................................................................ 11 1. Khái niệm bệnh .................................................................................................. 11 2. Nguyên nhân và điều kiện để phát sinh bệnh ..................................................... 11 2.1. Nguyên nhân gây bệnh .................................................................................... 12 2.2. Điều kiện để phát sinh bệnh ............................................................................ 13 3. Phân loại bệnh cá ................................................................................................ 14 3.1. Căn cứ vào nguyên nhân gây ra bệnh ................................................................ 14 3.2. Căn cứ vào triệu chứng, bệnh tích ....................................................................... 15 4. Các thời kỳ phát triển bệnh ................................................................................ 15 4.1 Thời kỳ ủ bệnh ................................................................................................. 15 4.2 Thời kỳ khởi phát ............................................................................................. 15 4.3. Thời kỳ toàn phát ............................................................................................ 15 4.4. Thời kỳ khỏi bệnh ........................................................................................... 15 4.5. Thời kỳ phục hồi ............................................................................................. 15 5. Các đường lây truyền bệnh ................................................................................ 16 5.1. Lây truyền bệnh qua nguồn nước ................................................................... 16 5.2. Lây truyền bệnh do mầm bệnh ở đáy ao ......................................................... 16 5.3. Lây truyền bệnh qua thức ăn .......................................................................... 16 5.4. Lây truyền bệnh qua dụng cụ ......................................................................... 17 5.5. Lây truyền qua những sinh vật khác ............................................................... 17 6. Các đường xâm nhập của tác nhân gây bệnh ..................................................... 17
  6. 5 6.1. Tác nhân gây bệnh xâm nhập qua cơ quan tiêu hóa ...................................... 17 6.2. Tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đường mang .............................................. 18 6 .3 . Tác nhân gây bệnh xâm nhập qua da ............................................................. 18 7. Sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi cá .................................................................. 18 7.1. Tác dụng của thuốc ......................................................................................... 18 7.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc ................................................ 18 7.3. Phương pháp dùng thuốc ................................................................................. 19 7.4. Một số loại thuốc, hóa chất dùng cho nuôi cá ................................................... 22 7.5. Chế phẩm vi sinh ............................................................................................. 28 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ............................................................................. 30 C. Ghi nhớ .............................................................................................................. 30 Bài 2. PHÒNG BỆNH TỔNG HỢP ...................................................................... 31 A. Nội dung ............................................................................................................ 31 1. Khử trùng ao, lồng, bè trước khi nuôi ................................................................ 31 2. Khử trùng các dụng cụ nuôi ............................................................................... 33 3. Xử lý nguồn nước trước và trong quá trình nuôi ............................................... 33 4. Chọn đàn cá giống khỏe mạnh ........................................................................... 35 5. Quản lý thức ăn .................................................................................................. 35 6. Tăng sức đề kháng cho cá .................................................................................. 37 7. Quản lý môi trường ao nuôi thích hợp và ổn định ............................................. 37 7.1. Nhiệt độ ........................................................................................................... 37 7.2. Độ pH .............................................................................................................. 38 7.3. Màu nước ......................................................................................................... 39 7.4. Độ trong ........................................................................................................... 39 7.5. Đo Oxy ............................................................................................................ 40 7.6. Độ kiềm ........................................................................................................... 43 7.7. Khí độc NH3 .................................................................................................... 45 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ............................................................................. 46 C. Ghi nhớ .............................................................................................................. 46 Bài 3. TH O D I VÀ PH T HIỆN BỆNH .......................................................... 47
  7. 6 A. Nội dung .......................................................................................................................... 47 1. Theo dõi những yếu tố, biểu hiện thường dẫn đến cá bị bệnh ........................... 47 1.1. Theo dõi tình hình thời tiết .............................................................................. 47 1.2. Theo dõi sự thay đổi các yếu tố môi trường ................................................... 48 1.3. Theo dõi hoạt động bơi lội của cá ........................................................................................................ 48 1.4. Theo dõi hoạt động bắt mồi của cá ................................................................. 48 2. Kiểm tra cá ....................................................................................................................... 50 2.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu ........................................................................................... 50 2.2. Thu mẫu cá bệnh ............................................................................................. 51 2.3. Quan sát bên ngoài cơ thể cá .......................................................................... 51 2.4. Kiểm tra nội tạng ............................................................................................. 55 2.5. Kết luận bệnh ................................................................................................................ 56 3. Gởi mẫu cá đến cơ sở chẩn đoán bệnh ............................................................... 56 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ......................................................................................... 57 C. Ghi nhớ ............................................................................................................................ 57 Bài 4. TRỊ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG ............................................................ 58 A. Nội dung ............................................................................................................ 58 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư ................................................................................................. 58 2. Xác định bệnh thường gặp do ký sinh trùng ...................................................... 58 2.1. Bệnh trùng bánh xe (Trùng mặt trời) .............................................................. 59 2.2. Bệnh trùng quả dưa ......................................................................................... 60 2.3. Bệnh trùng mỏ neo .......................................................................................... 61 2.4. Bệnh do sán lá đơn chủ ................................................................................... 62 2.5. Bệnh rận cá ...................................................................................................... 63 3. Xác định lượng thuốc ......................................................................................... 64 3.1. Xác định lượng thuốc cho xuống ao, lồng, bè ................................................ 64 3.2. Xác định lượng thuốc tắm ............................................................................... 65 4. Thực hiện trị bệnh cho cá ................................................................................... 65 4.1. Cho thuốc vào ao, lồng, bè nuôi ...................................................................... 65 4.2. Tắm cho cá ...................................................................................................... 66
  8. 7 5. Kiểm tra sau điều trị ........................................................................................... 67 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ............................................................................. 67 C. Ghi nhớ ............................................................................................................................ 69 Bài 5: TRỊ BỆNH DO NẤM .................................................................................. 69 A. Nội dung ............................................................................................................ 69 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư .................................................................................... 69 2. Xác định bệnh do nấm thủy mi ...................................................................................... 69 3. Xác định lượng hóa chất cần dùng ..................................................................... 72 3.1. Xác định lượng hóa chất cho xuống ao ............................................................ 72 3.2. Xác định lượng hóa chất tắm cho cá ............................................................... 72 4. Thực hiện trị bệnh cho cá ............................................................................................... 72 4.1. Cho hóa chất vào môi trường ao nuôi ............................................................. 72 4.2. Tắm cho cá ...................................................................................................... 73 5. Kiểm tra sau điều trị ........................................................................................... 73 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ......................................................................................... 73 C. Ghi nhớ .............................................................................................................. 73 Bài 6. TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN ....................................................................... 75 A. Nội dung ............................................................................................................ 75 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư ................................................................................................. 75 2. Xác định bệnh thường gặp do vi khuẩn ......................................................................... 76 2.1. Bệnh đốm đỏ, xuất huyết ............................................................................................. 76 2.2. Bệnh nổ mắt, đục mắt .................................................................................................. 89 2.3 Bệnh thối mang, mang đóng bùn ..................................................................... 80 3. Xác định lượng thuốc cần dùng ......................................................................... 81 3.1. Xác định lượng thuốc cho vào ao, lồng, bè ..................................................... 81 3.2. Xác định lượng thuốc trộn vào thức ăn ........................................................... 81 4. Thực hiện trị bệnh cho cá ................................................................................... 82 4.1. Cho thuốc vào ao nuôi ..................................................................................... 82 4.2. Trộn thuốc vào thức ăn và cho cá ăn ............................................................... 82 5. Kiểm tra sau điều trị ........................................................................................... 83
  9. 8 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ......................................................................................... 84 C. Ghi nhớ .............................................................................................................. 84 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ............................................................... 85 I.Vị trí, tính chất của mô đun............................................................................85 II. Mục tiêu........................................................................................................85 III. Nội dung chính của mô đun.........................................................................85 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành.......................................................86 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập............................................................93 VI.Tài liệu cần tham khảo.................................................................................98 Phụ lục ................................................................................................................. ...99 Danh sách ban chủ nhiệm xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp ...... 103 Danh sách hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp ............................................................................................................................... 103
  10. 9 CÁC THU T NG CHUYÊN MÔN, CH VI T T T m2 : mét vuông, đơn vị chỉ diện tích m3 : mét khối, đơn vị chỉ thể tích %: Nồng độ phần trăm ‰: Nồng độ phần ngàn ppm: Đơn vị đo nồng độ phần triệu, 1ppm = 1g/m3 hoặc 1ml/m3 Vi sinh vật: là những sinh vật rất nhỏ, không thấy được bằng mắt thường như: nguyên sinh động vật, vi khuẩn, vi rút ... Ký sinh trùng: là động vật sống nhờ (sống ký sinh) một sinh vật sống khác (ký chủ), vật ký sinh lấy chất dinh dưỡng và gây bệnh cho ký chủ. Mầm bệnh: Một tác nhân có khả năng gây bệnh. Chẩn đoán: xác định bản chất của một bệnh.
  11. 10 MÔ ĐUN: PHÒNG TRỊ BỆNH Mã mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun: “Phòng trị bệnh” là mô đun chuyên môn nghề thuộc chương trình dạy nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi. Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng hiểu biết về bệnh cá, thực hiện tốt việc phòng bệnh và điều trị được một số bệnh thường xảy ra trong quá trình nuôi. Nội dung giáo trình Phòng trị bệnh bao gồm 6 bài: Tìm hiểu chung về bệnh và sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi cá; Phòng bệnh tổng hợp; Theo dõi và phát hiện bệnh; Trị bệnh do ký sinh trùng; Trị bệnh do nấm; Trị bệnh do vi khuẩn. Thời lượng giảng dạy và học tập mô đun Phòng trị bệnh là 92 giờ, trong đó lý thuyết: 16 giờ, thực hành: 64 giờ, Kiểm tra định kỳ: 8 giờ; kiểm tra kết thúc mô đun: 4 giờ. Trong quá trình học, học viên được cung cấp những kiến thức cần thiết để thực hiện công việc, thảo luận trên lớp theo nhóm, làm bài tập kết hợp với thực hành kỹ năng nghề tại cơ sở nuôi và đi tham quan thực tế những mô hình nuôi cá diêu hồng, cá rô phi đạt hiệu quả. Kết quả học tập được đánh giá bằng hình thức kiểm tra kiến thức của người học; kết hợp đánh giá dựa trên năng lực thực hành, thao tác của người học bằng các bài thực hành về phòng bệnh, theo dõi và xử lý bệnh thường gặp ở cá diêu hồng, cá rô phi. Người học phải có ý thức học tập tích cực tham gia đầy đủ thời lượng của mô đun.
  12. 11 Bài 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ BỆNH VÀ SỬ DỤNG THUỐC, HÓA CHẤT TRONG NUÔI CÁ Mã bài: MĐ 05-01 Giới thiệu bài: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi là một trong những nghề phát triển rộng rãi ở các vùng nông thôn và đã đem lại hiệu quả cho người nuôi. Tuy nhiên, để cá nuôi khỏe mạnh, nhanh lớn đạt được năng suất cao đòi hỏi người nuôi cá cần phải có những hiểu biết chung về bệnh, sử dụng thuốc, hóa chất và chọn được các biện pháp phòng, trị bệnh phù hợp trong quá trình nuôi. Mục tiêu: - Nêu được nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh; - Biết phân loại các loại bệnh; - Biết cách sử dụng thuốc. A. Nội dung 1. Khái niệm bệnh Bệnh là trạng thái bất bình thường của cơ thể khi một hay một số hoạt động sống bị rối loạn, ngừng trệ dưới tác động trực tiếp hay gián tiếp của các nhân tố vô sinh (môi trường, dinh dưỡng) hoặc hữu sinh (virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng..) Ví dụ: cá bơi lờ đờ, thân sậm màu, là dấu hiệu cá bị bệnh. Hình 5.1.1. Cá điêu hồng bị bệnh Hình 5.1.2. Cá rô phi bị bệnh 2. Nguyên nhân và điều kiện để phát sinh bệnh Bất kỳ loại bệnh nào xảy ra và gây tác hại đến cá đều có nguyên nhân và điều kiện phát sinh của bệnh. Hiểu rõ nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh, người nuôi mới có biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả.
  13. 12 2.1. Nguyên nhân gây bệnh Có 3 loại nguyên nhân gây ra bệnh ở cá nuôi: - Do các sinh vật gây ra bệnh như: Vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng (hình 5.1.3; 5.1.4 và 5.1.5)... Những vi sinh vật này có trong môi trường ao nuôi, nếu không có biện pháp xử lý tốt thì các sinh vật này sẽ phát triển, sinh sôi nẩy nở rất nhiều và xâm nhập lên trên hay vào trong cơ thể cá, gây ra bệnh cho cá. Hình 5.1.3. Ký sinh trùng gây bệnh Hình 5.1.4. Nấm gây bệnh Hình 5.1.5. Vi khuẩn gây bệnh - Do các yếu tố môi trường gây ra bệnh: Nước dơ bẩn, nhiệt độ, độ pH, hàm lượng oxy… nằm ngoài khả năng chịu đựng của cá. Cá có thể chết hàng loạt rất nhanh hoặc gây sốc làm suy yếu sức khỏe, tạo cơ hội cho vi rút, vi khuẩn, nấm tấn công gây bệnh.
  14. 13 Hình 5.1.6. Cá chết do nguồn nư c ô nhi m - Cơ thể cá suy yếu: cho cá ăn không đủ hay thức ăn thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến cơ thể cá suy yếu, khả năng đề kháng với mầm bệnh và các thay đổi của môi trường kém làm cá dễ bị bệnh. 2.2. Điều kiện để phát sinh bệnh 2.2.1. Phát sinh bệnh do nhân tố môi trường Các yếu tố môi trường biến động lớn hay vượt quá ngưỡng thích hợp của cá cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra bệnh, gây chết hàng loạt hoặc gây sốc làm suy giảm sức khỏe của cá. Ví dụ: hàm lượng Oxy hòa tan trong nước thấp, cá bị nổi dầu 2.2.2. Phát sinh bệnh do sự kết hợp của 3 nhân tố + Môi trường không phù hợp: Môi trường nước bị ô nhiễm (bị xanh – đen, bị đục, nhiễm phèn…) là nơi chứa nhiều mầm bệnh. + Mầm bệnh phát triển: Trong môi trường thích hợp với vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, chúng sinh sản rất nhanh, tăng cường độc tố, tăng khả năng gây bệnh. + Sức đề kháng yếu: Sức đề kháng là khả năng tự bảo vệ của cơ thể trước sự tác động hoặc tấn công của tác nhân gây bệnh. Nếu sức đề kháng của cá yếu hay đã suy giảm thì đó là cơ hội để tác nhân gây bệnh phát triển và gây ra bệnh. Ví dụ: Nước ao dơ bẩn nếu không xử lý thì ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn trong nước sẽ phát triển, các chất dinh dưỡng không cung cấp đầy đủ cho cá thì cá còi cọc chậm lớn, dẫn đến cá bị bệnh.
  15. 14 Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh: mầm bệnh, môi trường và vật chủ (cá nuôi) được biểu diễn ở hình 5.1.7 Hình 5.1.7. Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh Qua hình 5.1.7 cho thấy: 1+ 2 = Bệnh không xảy ra 2 + 3 = Bệnh không xảy ra 1 + 3 = Có thể xảy ra bệnh do môi trường 1 + 2 + 3 = Bệnh sẽ xảy ra Như vậy, bệnh cá xuất hiện là do 3 nhân tố môi trường - mầm bệnh - vật chủ. Do đó, khi xem xét nguyên nhân gây bệnh cho cá người nuôi phải xem xét cả 3 yếu tố môi trường, mầm bệnh và cá nuôi, không nên kiểm tra một yếu tố đơn độc. Khi thực hiện các biện pháp phòng trị bệnh phải quan tâm đến cả 3 nhân tố trên, nhân tố nào dễ xử lý trước, nhân tố nào khó xử lý sau. 3. Phân loại bệnh cá Có nhiều cách phân loại bệnh cá: Phân loại bệnh căn cứ vào nguyên nhân gây ra bệnh; triệu chứng, bệnh tích và vào mức độ bệnh…. 3.1. Căn cứ vào nguyên nhân gây ra bệnh - Cá bị bệnh do vi khuẩn gây ra thì gọi là bệnh do vi khuẩn - Cá bị bệnh do nấm gây ra thì gọi là bệnh nấm - Cá bị bệnh do ký sinh trùng gây ra thì gọi là bệnh ký sinh trùng
  16. 15 3.2. Căn cứ vào triệu chứng, bệnh tích - Cá bị lở loét, xuất huyết đốm đỏ trên thân thì gọi là bệnh đốm đỏ - Cá bị những hạt trắng lấm tấm trên thân thì gọi là bệnh đốm trắng - Cá bị đám sợi trắng do nấm thủy mi phát triển giống như bông gòn thì gọi là bệnh nấm thủy mi hay bệnh bông gòn. 4. Các thời kỳ phát triển bệnh 4.1 Thời kỳ ủ bệnh - Là thời kỳ từ khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể cá đến khi xuất hiện dấu hiệu bệnh lý đầu tiên. - Các hoạt động sinh lý bình thường của cá bắt đầu thay đổi nhưng chưa thể hiện ra bên ngoài. Thời kỳ ủ bệnh nếu cá được chăm sóc cho ăn đầy đủ, môi trường sống sạch sẽ thì thời kỳ này kéo dài, tác hại hầu như không đáng kể. Cần theo dõi trong quá trình nuôi cá để phát hiện sớm và có biện pháp để phòng trị kịp thời trong giai đoạn này là tốt nhất. 4.2 Thời kỳ khởi phát - Là thời kỳ chuyển tiếp từ lúc xuất hiện dấu hiệu bệnh lý đầu tiên đến lúc có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. - Tác nhân gây bệnh đã gây những tác hại nhất định đến các tổ chức trong cơ thể, các sinh vât gây bệnh sinh sản rất nhanh. Sức đề kháng của cá đã không còn khả năng tiêu diệt được tác nhân gây bệnh. Thời kỳ khởi phát thường ngắn. 4.3. Thời kỳ toàn phát Là thời kỳ bệnh phát triển ở mức cao nhất, dấu hiệu điển hình của bệnh được thể hiện rõ ràng. Thời kỳ này gây tác hại lớn nhất và hiện tượng cá chết bắt đầu xảy ra. 4.4. Thời kỳ khỏi bệnh Nếu được chữa trị kịp thời, đúng cách thì tác nhân gây bệnh sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, dấu hiệu bệnh lý sẽ mất đi, cá trở lại hoạt động bình thường. 4.5. Thời kỳ phục hồi Các chức năng sinh lý hoàn toàn phục hồi, cơ thể hoạt động trở lại bình thường. Cần chú ý chăm sóc tốt hơn bằng cách tăng khẩu phần dinh dưỡng để cho cá nhanh phục hồi.
  17. 16 5. Các đường lây truyền bệnh 5.1. Lây truyền bệnh qua nguồn nước Nguồn nước: mang theo mầm bệnh lây truyền cho cá nuôi nếu xử lý không tốt. Hình 5.1.8. Nguồn nư c vào ao mang mầm bệnh 5.2. Lây truyền bệnh do mầm bệnh ở đáy ao Mầm bệnh có sẵn trong đáy ao hoặc được tích tụ trong quá trình nuôi, nếu không xử lý tốt, mầm bệnh sẽ tấn công cá và gây ra bệnh khi có điều kiện phù hợp. Hình 5.1.9. Đáy ao dơ sẽ mang mầm bệnh 5.3. Lây truyền bệnh qua thức ăn Các loại thức ăn tươi sống: cá, cua, ốc …mang sẵn mầm bệnh, nếu không rửa kỹ cá ăn sẽ bị bệnh. Hình 5.1.10. Cá, ốc, cua, lây mầm bệnh
  18. 17 5.4. Lây truyền bệnh qua dụng cụ Dụng cụ sản xuất: lưới, chài, thau.. dơ bẩn là nơi chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho cá. Hình 5.1.11. Lư i, chài dơ bẩn sẽ mang mầm bệnh 5.5. Lây truyền qua những sinh vật khác - Các động vật thủy sản di cư: cá, cua, ếch… mang mầm bệnh xâm nhập vào ao, lồng, bè lây bệnh cho cá nuôi. - Các sinh vật khác: Chim, chuột … mang mầm bệnh khi tiếp xúc với ao, lồng, bè nuôi cá. Hình 5.1.12. Cua, ếch – yếu tố trung gian mang mầm bệnh 6. Các đường xâm nhập của tác nhân gây bệnh 6.1. Tác nhân gây bệnh xâm nhập qua cơ quan tiêu hóa Cơ quan tiêu hóa là đường xâm nhập chủ yếu của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, chúng theo thức ăn vào miệng, ruột, sau đó vào máu theo hệ tuần hoàn đến các cơ quan của cơ thể để gây bệnh.
  19. 18 6.2. Tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đường mang Vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể cá qua mang, sau đó theo hệ tuần hoàn đến các cơ quan của cơ thể để gây bệnh. 6 .3 . Tác nhân gây bệnh xâm nhập qua da Vi khuẩn xâm nhập qua da của cá, sau đó theo hệ tuần hoàn đến các cơ quan của cơ thể gây bệnh. 7. Sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi cá 7.1. Tác dụng của thuốc 7.1.1. Tác dụng chính và tác dụng phụ Hầu hết các loại thuốc điều có tác dụng 2 mặt: tác dụng chính là tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phụ là tác hại đến cá nuôi và môi trường. Vì vậy, khi sử dụng thuốc phòng trị bệnh cho cá, cần lưu ý biện pháp làm giảm tác dụng phụ của thuốc. Ví dụ: cho cá ăn thuốc kháng sinh để trị bệnh vi khuẩn nhưng đồng thời tiêu diệt vi khuẩn trong ruột nên khả năng tiêu hóa thức ăn giảm. 7.1.2. Tác dụng hợp đồng và tác dụng đối kháng - Tác dụng hợp đồng: là những loại thuốc khi dùng kết hợp với nhau thì tác dụng trị bệnh cao hơn nhiều so với dùng đơn độc. Ví dụ: Penicilin kết hợp với steptomycin hoặc sunfamid kết hợp với oxytetracylin, erythromycin thì làm tăng tác dụng của thuốc (tác dụng hợp đồng). - Tác dụng đối kháng: là những loại thuốc khi dùng kết hợp với nhau thì tác dụng trị bệnh thấp hơn so với dùng đơn. Ví dụ: + Penicilin kết hợp với ocytetracylin, erythoromycin sẽ làm giảm tác dụng của từng thuốc. + Dùng vôi kết hợp với chlorin sẽ làm mất tác dụng diệt trùng của clo. Vì vậy, không nên tùy tiện kết hợp các loại thuốc, hóa chất lại với nhau khi sử dụng. 7.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc 7.2.1. Giai đoạn phát triển và sức khỏe của cá - Giai đoạn cá nhỏ thì khả năng chịu đựng với tác dụng của thuốc thấp hơn giai đoạn cá lớn, nên liều dùng thuốc với cá nhỏ thấp hơn cá lớn. - Cá bị bệnh có sức chịu đựng nồng độ thuốc thấp hơn so với cá không bị bệnh. Vì vậy, phát hiện bệnh ở thời kỳ sớm sẽ cho phép dùng thuốc với nồng độ cao và hiệu quả hơn.
  20. 19 7.2.2. Liều lượng thuốc dùng - Theo nguyên tắc chung: liều lượng dùng thuốc tăng lên thì tác dụng diệt mầm bệnh của thuốc cũng tăng lên, đồng thời tác dụng phụ của thuốc đối với cơ thể và môi trường cũng tăng lên. Nhưng dùng thuốc với liều thấp thì không có tác dụng trị bệnh. - Liều lượng thuốc cho vào nước để trị bệnh cá thường tính theo thể tích nước trong ao, lồng, bè nuôi. - Liều lượng thuốc cho cá ăn thường tính theo khẩu phần thức ăn và trọng lượng cá. Khi lựa chọn liều lượng dùng thuốc cần phải quan tâm đến 3 mục đích: Tiêu diệt được mầm bệnh, đảm bảo được sức khỏe cá nuôi và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. 7.2.3. Điều kiện môi trường Tác dụng của thuốc cũng như hiệu quả của việc phòng trị bệnh chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố môi trường: nhiệt độ, oxy hòa tan, độ pH, ao dơ hay sạch... - Nhìn chung khi nhiệt độ tăng thì tác dụng của thuốc sẽ mạnh hơn, khi nhiệt độ giảm thì tác dụng của thuốc giảm. Như vậy, tuy cùng một loại thuốc nhưng chú ý khi trời nắng nóng, nhiệt độ cao thì dùng thuốc có nồng độ thấp hơn so với lúc trời mát, nhiệt độ thấp. - Hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp thì cá khó hô hấp, cá bị mệt, sức chịu đựng cuả cá đối với thuốc giảm. Do đó, cần cải làm tăng hàm lượng oxy trước khi cho thuốc xuống ao để tránh làm cá chết. - Ao nước dơ, lượng chất hữu cơ và khí độc trong nước cao thì tác dụng của thuốc giảm vì một lượng thuốc sẽ kết hợp với chất cặn bã lắng xuống đáy. Mặt khác, trong môi trường có hàm lượng khí độc cao thì cá không được khỏe, phạm vi an toàn của thuốc giảm. Vì vậy, phải cải thiện môi trường trước khi cho thuốc xuống ao để phòng trị bệnh. 7.3. Phương pháp dùng thuốc Tùy theo từng loại bệnh, giai đoạn phát triển và sức khỏe của cá mà người nuôi sử dụng thuốc cho phù hợp. Có các phương pháp dùng thuốc sau đây: 7.3.1. Phương pháp tắm Cho cá vào trong một bể nhỏ, pha thuốc với nồng độ tương đối cao, tắm cho cá trong thời gian ngắn để tiêu diệt các sinh vật gây bệnh bên ngoài cơ thể. Ưu điểm: + Tốn ít thuốc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2