intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả - MĐ04: Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

286
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình “Phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả” có thời gian học tập là 90 giờ. Mô đun này giúp người học biết được công dụng và cách dùng một số loại thuốc, dụng cụ thú y thường dùng trong phòng, trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả; mô tả được triệu chứng của những bệnh thường gặp ở lợn rừng, lợn nuôi thả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả - MĐ04: Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO LỢN RỪNG, LỢN NUÔI THẢ MÃ SỐ: MĐ 04 NGHỀ: NUÔI LỢN RỪNG, LỢN NUÔI THẢ Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, năm 2014
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Chúng ta đang bước vào giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Việc đa dạng hóa, đa cấp hoá hình thức đào tạo, đặc biệt đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, một đội ngũ lao động kỹ thuật chăn nuôi là một nhiệm vụ hết sức cấp bách và cần thiết hiện nay Chương trình đào tạo nghề “Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất chăn nuôi lợn tại các địa phương trong cả nước. Với chương trình này những học viên có trình độ biết đọc, biết viết trở lên sẽ có điều kiện tham gia khoá học và họ sẽ là những hạt nhân cơ sở thực hiện công tác chăn nuôi - thú y tại xã, thôn, bản làng mạc nông nghiệp Việt Nam sau khoá học. Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) Giáo trình mô đun chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 2) Giáo trình mô đun nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng 3) Giáo trình mô đun nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nuôi thả 4) Giáo trình mô đun phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả 5) Giáo trình mô đun tiêu thụ sản phẩm Bộ giáo trình được xây dựng dựa trên cơ sở dùng cho đào tạo lưu động, lao động nông thôn được soạn thảo bởi ban chủ nhiệm Trường Cao nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ. Để hoàn thiện bộ giáo trình này, chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các trường, các cơ sở chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả, Ban Giám hiệu cùng các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Trường, các cơ sở chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng tôi hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Giáo trình “Phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả” có thời gian
  4. 3 học tập là 90 giờ. Mô đun này giúp người học biết được công dụng và cách dùng một số loại thuốc, dụng cụ thú y thường dùng trong phòng, trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả; mô tả được triệu chứng của những bệnh thường gặp ở lợn rừng, lợn nuôi thả Lựa chọn được các loại thuốc điều trị bệnh phù hợp; phòng và trị được một số bệnh thường gặp ở lợn rừng, lợn nuôi thả Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Để chương trình được hoàn thiện hơn chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp của các chuyên gia tư vấn, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện. Chúng tôi xin trân trọng ghi nhận. Xin trân trọng cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Đỗ Huyền Trang: Chủ biên 2. Ths.Hà Văn Lý 3. Ths.Nguyễn Xuân Lới 4. Nông Văn Trung
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1.Bài 1: Thuốc, vacxin và dụng cụ thú y thường dùng trong phòng trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả .............................................................................................. 12 A. Nội dung ............................................................................................................. 12 1. Các nhóm thuốc thông dụng ............................................................................ 12 1.1. Thuốc kháng sinh .......................................................................................... 12 1.1.1. Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng ............................................... 12 1.1.2. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh ....................................................... 18 1.2. Thuốc tác động lên các hệ cơ quan ............................................................... 19 1.2.1. Thuốc tác động lên hệ hô hấp .................................................................... 19 1.2.2. Thuốc tác động lên hệ tuần hoàn ............................................................... 20 1.2.2.1. Thuốc cầm máu ....................................................................................... 20 1.2.2.2. Thuốc tạo máu ......................................................................................... 20 1.2.3. Thuốc tác động lên hệ tiêu hóa .................................................................. 21 1.2.3.1. Thuốc nhuận tràng .................................................................................. 21 1.2.3.2. Thuốc cầm tiêu chảy ............................................................................... 21 1.2.4. Thuốc tác động lên hệ tiết niệu - sinh dục ................................................. 21 1.2.5. Thuốc tác động lên hệ thần kinh ................................................................ 23 1.2.5.1. Thuốc tác dụng thần kinh trung ương ..................................................... 23 1.2.5.2. Thuốc tác dụng thần kinh ngoại vi.......................................................... 23 1.2.5.3. Thuốc tác dụng thần kinh giao cảm ........................................................ 23 1.3. Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm ............................................................ 23 1.4. Vitamin, khoáng chất, dịch truyền ................................................................ 24 1.4.1. Vitamin ....................................................................................................... 24 1.4.2. Khoáng chất ............................................................................................... 25 1.4.2.1. Khoáng vi lượng...................................................................................... 25 1.4.2.2. Khoáng đa lượng ..................................................................................... 26 1.4.3. Dịch truyền ................................................................................................. 26 1.5. Thuốc trị ký sinh trùng .................................................................................. 27 1.5.1. Thuốc trị giun ............................................................................................. 27 1.5.2. Thuốc trị sán lá ........................................................................................... 28
  6. 5 1.5.3. Thuốc trị ngoại ký sinh .............................................................................. 29 1.5.4. Thuốc có tác dụng hỗn hợp ........................................................................ 30 1.6. Thuốc khử trùng và sát trùng ........................................................................ 31 1.6.1. Khái niệm thuốc khử trùng, sát trùng ........................................................ 31 1.6.2. Những nguyên tắc sát trùng, khử trùng thông thường ............................... 31 1.6.3. Chất sát trùng ngoài da............................................................................... 32 1.6.4. Thuốc sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi ........................................ 34 1.6.5. Các thuốc khử trùng, sát trùng phối hợp ................................................... 36 1.7. Vacxin ........................................................................................................... 36 1.8. Chế phẩm sinh học ....................................................................................... 40 2. Một số lưu ý khi dùng thuốc ............................................................................ 41 2.1. Những thông tin cần lưu ý ghi trên nhãn thuốc ............................................ 41 2.2. Cách tính liều lượng thuốc ............................................................................ 41 2.3. Những chú ý khi bảo quản và sử dụng thuốc................................................ 42 3. Các dụng cụ thú y thông dụng ......................................................................... 43 3.1. Nhiệt kế ......................................................................................................... 43 3.2. Xi-lanh, kim tiêm .......................................................................................... 44 3.2.1. Xi-lanh 20cc ............................................................................................... 44 3.2.2. Kim tiêm..................................................................................................... 45 3.3. Panh, nỉa, kéo, dao mổ .................................................................................. 46 3.3.1. Panh ............................................................................................................ 46 3.3.1.1. Panh gắp thẳng 15-16 cm ........................................................................ 46 3.3.1.2. Panh gắp thẳng 12-13 cm ........................................................................ 46 3.3.2. Nỉa .............................................................................................................. 47 3.3.2.1. Nỉa thẳng không mấu .............................................................................. 47 3.3.2.2. Nỉa thẳng có mấu .................................................................................... 47 3.3.3. Kéo ............................................................................................................. 47 3.3.3.1. Kéo phẫu thuật thẳng .............................................................................. 47 3.3.3.2. Kéo phẫu thuật cong ............................................................................... 48 3.3.3.3. Kéo nhỏ thẳng ......................................................................................... 48 3.3.4. Dao, lưỡi dao mổ ........................................................................................ 48 3.3.4.1. Cán dao số 4 ............................................................................................ 48 3.3.4.2. Cán dao số 3 ............................................................................................ 48
  7. 6 3.3.4.3. Lưỡi dao mổ số 22 .................................................................................. 49 3.3.4.4. Lưỡi dao mổ số 15 .................................................................................. 49 3.4. Kim, chỉ phẫu thuật ....................................................................................... 49 4. Cách đưa thuốc vào cơ thể ............................................................................... 49 4.1. Tiêm thuốc .................................................................................................... 49 4.2. Cho ăn hoặc uống thuốc ................................................................................ 50 4.3. Bôi thuốc ngoài da ........................................................................................ 50 4.4. Thụt rửa hoặc bơm thuốc .............................................................................. 50 B. Câu hỏi và bài tập thực hành............................................................................... 51 C. Ghi nhớ: .............................................................................................................. 51 Bài 2: Phòng và trị một số bệnh lây lan ở lợn rừng, lợn nuôi thả ........................... 52 A. Nội dung ............................................................................................................. 52 1. Nguyên tắc phòng bệnh.................................................................................... 52 1.1. Vệ sinh thú y ................................................................................................. 52 1.2. Tiêm phòng vacxin........................................................................................ 52 2. Phân biệt lợn khỏe và lợn ốm .......................................................................... 53 2.1. Đặc điểm của lợn khỏe.................................................................................. 53 2.2. Đặc điểm của lợn ốm .................................................................................... 53 3. Phòng, trị một số bệnh lây lan gây ra do virus thường hay xảy ra ở lợn rừng, lợn nuôi thả........................................................................................................... 54 3.1. Bệnh dịch tả................................................................................................... 54 3.1.1. Nguyên nhân .............................................................................................. 54 3.1.2. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................... 54 3.1.2.1. Triệu chứng ............................................................................................. 54 3.1.2.2. Bệnh tích ................................................................................................. 55 3.1.3. Phòng và điều trị ........................................................................................ 56 3.1.3.1. Phòng bệnh .............................................................................................. 56 3.1.3.2. Điều trị bệnh............................................................................................ 57 3.2. Bệnh lở mồm long móng............................................................................... 57 3.2.1. Nguyên nhân .............................................................................................. 57 3.2.2. Triệu chứng ................................................................................................ 57 3.2.3. Phòng và điều trị ........................................................................................ 58 3.2.3.1. Phòng bệnh .............................................................................................. 58
  8. 7 3.2.3.2. Điều trị bệnh............................................................................................ 59 3.3. Bệnh tai xanh(Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn - PRRS) .......... 59 3.3.1. Nguyên nhân .............................................................................................. 59 3.3.2. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................... 59 3.3.2.1. Triệu chứng ............................................................................................. 59 3.3.2.2. Bệnh tích ................................................................................................. 61 3.3.3. Phòng và điều trị ........................................................................................ 61 3.3.3.1. Phòng bệnh .............................................................................................. 61 3.3.3.2. Điều trị bệnh............................................................................................ 62 4. Phòng, trị một số bệnh lây lan gây ra do vi khuẩn thường hay xảy ra ở lợn rừng, lợn nuôi thả ................................................................................................. 62 4.1. Bệnh tụ huyết trùng ....................................................................................... 63 4.1.1. Nguyên nhân .............................................................................................. 63 4.1.2. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................... 63 4.1.2.1. Triệu chứng ............................................................................................. 63 4.1.3. Phòng và điều trị ........................................................................................ 64 4.1.3.1. Phòng bệnh .............................................................................................. 64 4.1.3.2. Điều trị .................................................................................................... 64 4.2. Bệnh phó thương hàn .................................................................................... 64 4.2.1. Nguyên nhân .............................................................................................. 64 4.2.2. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................... 65 4.2.2.1. Triệu chứng ............................................................................................. 65 4.2.2.2. Bệnh tích ................................................................................................. 65 4.2.3. Phòng và điều trị ........................................................................................ 66 4.2.3.1. Phòng bệnh .............................................................................................. 66 4.2.3.2. Điều trị bệnh............................................................................................ 67 4.3. Bệnh E.coli sưng phù đầu ............................................................................. 67 4.3.1. Nguyên nhân .............................................................................................. 67 4.3.2. Triệu chứng ................................................................................................ 67 4.3.3. Phòng và điều trị ........................................................................................ 68 4.3.3.1. Phòng bệnh .............................................................................................. 68 4.3.3.2. Điều trị .................................................................................................... 68 4.4. Bệnh Lepto (Bệnh lợn nghệ) ......................................................................... 69
  9. 8 4.4.1. Nguyên nhân .............................................................................................. 69 4.4.2. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................... 69 4.4.2.1. Triệu chứng ............................................................................................. 69 4.4.2.2. Bệnh tích ................................................................................................. 70 4.4.3. Phòng và điều trị ........................................................................................ 70 4.4.3.1. Phòng bệnh .............................................................................................. 70 4.4.3.2. Điều trị bệnh............................................................................................ 70 4.5. Bệnh Đóng dấu lợn ....................................................................................... 70 4.5.1. Nguyên nhân .............................................................................................. 70 4.5.2. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................... 71 4.5.2.1. Triệu chứng ............................................................................................. 71 4.5.2.2. Bệnh tích ................................................................................................. 71 4.5.3. Phòng và điều trị ........................................................................................ 72 4.5.3.1. Phòng bệnh .............................................................................................. 72 4.5.3.2. Điều trị bệnh............................................................................................ 72 4.6. Bệnh suyễn lợn .............................................................................................. 73 4.6.1. Nguyên nhân .............................................................................................. 73 4.6.2. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................... 73 4.6.2.1. Triệu chứng ............................................................................................. 73 4.6.2.2. Bệnh tích ................................................................................................. 73 4.6.3. Phòng và điều trị ........................................................................................ 74 4.6.3.1. Phòng bệnh .............................................................................................. 74 4.6.3.2. Điều trị .................................................................................................... 74 5. Bệnh ký sinh trùng đường ruột ........................................................................ 74 5.1. Bệnh sán lá ruột lợn ...................................................................................... 74 5.1.1. Nguyên nhân .............................................................................................. 74 5.1.2. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................... 75 5.1.3. Phòng và điều trị ........................................................................................ 75 5.2. Bệnh giun đũa lợn ......................................................................................... 75 5.2.1. Nguyên nhân .............................................................................................. 75 5.2.2. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................... 75 5.2.3. Phòng và điều trị ........................................................................................ 76 6. Bệnh ký sinh trùng ngoài da ............................................................................ 76
  10. 9 6.1. Nguyên nhân ................................................................................................. 76 6.2. Triệu chứng ................................................................................................... 77 6.3. Phòng và điều trị ........................................................................................... 77 B. Câu hỏi và bài tập thực hành............................................................................... 77 C. Ghi nhớ: .............................................................................................................. 77 Bài 3: Phòng và trị một số bệnh không lây lan ở lợn rừng, lợn nuôi thả ................ 78 A. Nội dung ............................................................................................................. 78 1. Hội chứng tiêu chảy ở lợn ................................................................................ 78 1.1. Nguyên nhân ................................................................................................. 78 1.2. Triệu chứng ................................................................................................... 79 1.3. Bệnh tích ....................................................................................................... 79 1.4. Phòng và điều trị ........................................................................................... 79 1.4.1. Phòng bệnh ................................................................................................. 79 1.4.2. Điều trị ....................................................................................................... 79 2. Bệnh táo bón .................................................................................................... 79 2.1. Nguyên nhân ................................................................................................. 80 2.2. Triệu chứng ................................................................................................... 80 2.3. Phòng và điều trị ........................................................................................... 80 2.3.1. Phòng bệnh ................................................................................................. 80 2.3.2. Điều trị ....................................................................................................... 80 3. Chấn thương cơ học ......................................................................................... 80 3.1. Nguyên nhân ................................................................................................. 80 3.2. Triệu chứng ................................................................................................... 81 3.3. Phòng và điều trị ........................................................................................... 81 3.3.1. Phòng bệnh ................................................................................................. 81 3.3.2. Điều trị ....................................................................................................... 81 4. Áp xe (Bọc mủ) ................................................................................................ 81 4.1. Nguyên nhân ................................................................................................. 81 4.2. Triệu chứng ................................................................................................... 82 4.3. Phòng và điều trị ........................................................................................... 82 4.3.1. Phòng bệnh ................................................................................................. 82 4.3.2. Điều trị ....................................................................................................... 82 5. Thiến lợn đực ................................................................................................... 83
  11. 10 B. Câu hỏi và bài tập thực hành............................................................................... 85 C. Ghi nhớ: .............................................................................................................. 85 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ................................................................ 86 I. Vị trí, tính chất của mô đun:................................................................................. 86 II. Mục tiêu: ............................................................................................................. 86 III. Nội dung chính của mô đun: ............................................................................. 86 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành...................................................... 87 V. Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 90
  12. 11 MÔ ĐUN: PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO LỢN RỪNG, LỢN NUÔI THẢ Mã mô đun/môn học: MĐ 04 Giới thiệu mô đun - Phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả là mô đun giúp người học biết được công dụng và cách dùng một số loại thuốc, dụng cụ thú y thường dùng trong phòng, trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả; mô tả được triệu chứng của những bệnh thường gặp ở lợn rừng, lợn nuôi thả. Lựa chọn được các loại thuốc điều trị bệnh phù hợp; phòng và trị được một số bệnh thường gặp ở lợn rừng, lợn nuôi thả. - Mô đun gồm có 3 bài với tổng thời gian là 90 giờ, trong đó lý thuyết là 24 giờ, thực hành là 58 giờ và kiểm tra là 08 giờ. Nội dung của mô đun đề cập đến các vấn đề sử dụng thuốc, dụng cụ và phương pháp phòng, trị một số bệnh thường gặp ở lợn rừng, lợn nuôi thả. Phần lý thuyết của mô đun gồm 3 bài học sau: - Bài 1: Thuốc, vacxin và dụng cụ thú y thường dùng trong phòng trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả - Bài 2: Phòng và trị một số bệnh lây lan ở lợn rừng, lợn nuôi thả - Bài 3: Phòng và trị một số bệnh không lây lan ở lợn rừng, lợn nuôi thả Phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết về: Phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả. Các bài học trong mô đun được sử dụng phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thời lượng cho các bài thực hành được bố trí 70 – 85 %. Vì vậy để học tốt mô đun người học cần chú ý thực hiện các nội dung sau: - Tham gia học tập tất cả các mô đun có trong chương trình đào tạo. - Tham gia học tập đầy đủ các bài lý thuyết, thực hành có trong mô đun, chú ý những bài thực hành. Vì thực hành là cơ sở quan trọng hình thành kỹ năng nghề cho người học - Phải có ý thức kỷ luật trong học tập, nghiêm túc, say mê nghề nghiệp và đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Phương pháp đánh giá kết quả học tập mô đun được thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  13. 12 Bài 1: Thuốc, vacxin và dụng cụ thú y thường dùng trong phòng trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả Mục tiêu: Trình bày được công dụng, cách dùng các loại thuốc và dụng cụ thú y trong phòng trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả A. Nội dung 1. Các nhóm thuốc thông dụng 1.1. Thuốc kháng sinh 1.1.1. Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng Thuốc kháng sinh là các chất có nguồn gốc tự nhiên và các sản phẩm được tổng hợp bằng con đường hóa học, có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh ngay ở nồng độ thấp, ở liều điều trị không hoặc ít độc với cơ thể vật chủ. Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng trong chăn nuôi gồm có: Penicillin: Penicillin có tác dụng tốt để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu gây nên bởi các vi khuẩn Gram (+) như Staphylococcus, Streptococcus, Erysipelothrix, Clostridium, Bacillus, Treponema, Leptospira ,... Penicillin được chỉ định trong điều trị các bệnh: Đóng dấu lợn, nhiệt thán, viêm hổi, viêm bàng quang, viêm phúc mạc, viêm nội mạc tử cung, vết thương nhiễm trùng, mụn nhọt, … Cách dùng và liều dùng: - Hoà tan thuốc tiêm bắp thịt, tiêm dưới da hay có thể tiêm tĩnh mạch (nếu cần). - Liều dùng cho lợn: 20.000 - 40.000 UI/kg thể trọng/ngày Trong trường hợp bệnh nặng, có thể cách 4 giờ tiêm một lần. - Không nên dùng Penicillin quá 01 tuần lễ. Nội trong 01 tuần, nếu thấy thuốc không tác dụng thì phải thay bằng thuốc khác hoặc dùng phối hợp nó với streptomycin. - Thời gian ngừng thuốc trước khi giết thịt: 7 ngày Hình 4.1.1. Thuốc NOVA-PENICILLIN
  14. 13 Ampicillin: Ampicillin có tác dụng với các vi khuẩn Gram (+) và yếm khí nhưng hiệu lực kém hơn Penicillin G. Thuốc có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn Gram (-) như E.coli, Salmonella, Pasteurella,... Ampicillin được chỉ định điều trị các bệnh (do các vi khuẩn mẫn cảm với Ampicillin) ở đường hô hấp, tiết niệu và tiêu hóa. Cách dùng và liều dùng: - Liều dùng cho lợn: 10 – 20mg/kg thể trọng/ngày - Tiêm dưới da hoặc cho uống, 1– 2 lần/ngày Hình 4.1.2. Thuốc AMPICILLIN Amoxycillin: Ứng dụng điều trị giống như Ampicillin, hấp thu tốt hơn Ampicillin. Thuốc có phổ tác dụng rộng dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng ở các loài gia súc như: nhiễm trùng máu, viêm vú, viêm tử cung, mất sữa, viêm da, viêm khớp, viêm đường hô hấp, đường tiêu hoá. Trị bệnh tụ huyết trùng, Lepto, sẩy thai truyền nhiễm... Cách dùng và liều dùng: - Liều dùng cho lợn: 10 – 20mg/kg thể trọng/ngày - Cho uống, 2– 3 lần/ngày - Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 14 ngày. Hình 4.1.3. Thuốc Amoxycillin
  15. 14 Streptomycin: Streptomycin là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside, tác dụng với nhiều vi khuẩn Gram (-) và một số loại vi khuẩn Gram (+) gây bệnh đường tiêu hóa và đường hô hấp ở gia súc, gia cầm. Trong thú y, thường ít sử dụng riêng một mình Streptomycin, nên phối hợp với Penicillin. Penicillin và Streptomycin phối hợp sẽ có tác dụng hiệp đồng tốt để điều trị các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa, hô hấp (viêm phổi), các dạng nhiễm trùng huyết, viêm tử cung, viêm vú, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh tụ huyết trùng, bệnh xoắn khuẩn, bệnh xạ khuẩn. Cách dùng và liều dùng: - Liều dùng cho lợn: 10mg/kg thể trọng/ngày - Tiêm bắp hoặc cho uống, 2 lần/ngày Hình 4.1.4. Thuốc Streptomycin Gentamycin: Gentamycin là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside, hoạt phổ rộng đối với vi khuẩn Gram (-) và vài vi khuẩn Gram (+). Gentamycin 4% được chỉ định trong điều trị các chứng bệnh nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, đường tiêu hoá, đường sinh dục - tiết niệu ở gia súc. Gentamycin dùng trị các bệnh phó thương hàn, tụ huyết trùng, viêm phổi, viêm khớp, viêm tử cung, viêm vú, hồng lỵ, bệnh lợn nghệ. Cách dùng và liều dùng: - Tiêm bắp thịt cho lợn theo liều 1ml/ 10kg thể trọng/ ngày đầu; sau đó dùng 1ml/ 20kg thể trọng/ ngày. Dùng liên tục 3 - 5 ngày. - Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 21 ngày
  16. 15 Hình 4.1.5. Thuốc Gentamycin Kanamycin: Kanamycin là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside, hoạt phổ rộng đối với vi khuẩn Gram (-) và vài vi khuẩn Gram (+). Kanamycin được chỉ định điều trị các bệnh viêm ruột-ỉa chảy, nhiễm trùng máu, viêm khớp, viêm vú, viêm đường hô hấp, lao, suyễn, tụ huyết trùng, nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, các bệnh lỡ loét, mụn nhọt, viêm có mủ… Cách dùng và liều dùng: - Dùng liên tục 3-5 ngày. - Tiêm bắp thịt hoặc dưới da. + Trâu, bò : ....................... 2,5 ml/100 kg TT/12h. + Lợn : ................................ 2,5 ml/50 kg TT/12h. + Chó, gia cầm : ....................... 0,1ml/kg TT/12h. - Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 5 ngày, lấy sữa: 1 ngày. Thuốc Kanamycin Oxytetracyclin: Oxytetracyclin có phổ tác dụng rất rộng, tác dụng với rất nhiều loại vi khuẩn Gram (+) và Gram (-), nhiều loại Mycoplasma, Clamidia, Ricketsia. Oxytetracyclin dùng điều trị các bệnh do vi khuẩn mẫn cảm như: Bệnh tụ huyết trùng, viêm phổi, bệnh đóng dấu lợn, bệnh Lepto (xoắn khuẩn), bệnh viêm ruột tiêu chảy do Colibacillus, E. Coli, viêm đường tiết niệu, viêm tử cung, viêm vú, viêm rốn,...
  17. 16 Cách dùng và liều dùng: - Tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch theo liều. + Lợn trưởng thành: 1ml/ 20kg thể trọng/ ngày. + Lợn non: 1ml/ 10kg thể trọng/ ngày. - Dùng liên tục 3-5 ngày. - Dùng theo chỉ dẫn của Bác sỹ thú y. - Chú ý: không tiêm ở một vị trí quá 5ml - Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 14 ngày Hình 4.1.6. Thuốc Oxytetracyclin Lincomycin: Lincomycin tác dụng với rất nhiều vi khuẩn Gram (+) và Mycoplasma gây viêm nhiễm ở đường hô hấp, máu, sinh dục. Lincomycin được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng như viêm khí quản, phổi ở gia súc, gia cầm, bệnh suyễn lợn do Mycoplasma gây ra, bệnh đóng dấu lợn, các chứng viêm khớp ở gia súc, viêm màng bụng, da, trị các chứng viêm vú, viêm tử cung… Cách dùng và liều dùng: - Tiêm bắp thịt theo liều: + Lợn lớn: 1 ml/ 10 kg thể trọng/ ngày. + Lợn con: 1 ml/ 5 kg thể trọng/ ngày. - Dùng liên tục 3 - 7 ngày; những trường hợp cần thiết có thể kéo dài đến 12 ngày. - Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 2 ngày
  18. 17 Hình 4.1.7. Thuốc Lincomycin Tylosin: Tylosin có tác dụng tốt với nhiều vi khuẩn Gram (+), Mycoplasma. Tylosin được chỉ định để điều trị các bệnh bệnh viêm phổi truyền nhiễm do Mycoplasma (suyễn lợn), hồng lỵ, đóng dấu lợn, viêm khớp ở lợn con, viêm vú, viêm tử cung, ... Cách dùng và liều dùng: Tiêm bắp thịt cho lợn theo liều 1ml/ 11kg thể trọng/ ngày. Dùng liên tục 3 ngày. Ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt 4 ngày Hình 4.1.8. Thuốc Tylosin Colistin: Có tác dụng điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy, viêm dạ dày ruột, phù thủng, viêm thận, viêm vú, viêm tử cung, viêm đa khớp, viêm phổi, viêm bàng quang. Cách dùng và liều dùng Tiêm bắp thịt cho lợn theo liều 1 ml/ 5kg thể trọng. Tiêm ngày 1 lần, trong 3-5 ngày liên tục. Ngưng thuốc trước khi giết mổ thịt 07 ngày. Ceftiofur: Điều trị các bệnh do vi khuẩn Gram (-) gây ra ở lợn: Đặc trị hội chứng hô hấp do Actinobacillus, tụ huyết trùng, phó thương hàn, viêm phổi, viêm tử cung, viêm vú. Cách dùng và liều dùng:
  19. 18 - Lắc kỹ trước khi dùng. Tiêm bắp thịt theo liều 1-3ml/ 50kg thể trọng/ ngày - Dùng liên tục trong 3 ngày. - Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 2 ngày Hình 4.1.9. Thuốc Ceftiofur Enrofloxacin: Enrofloxacin có tác dụng tốt với hầu hết các vi khuẩn Gram (+) và Gram (-), ngoại trừ các vi khuẩn yếm khí, được chỉ định điều trị các bệnh tiêu chảy ở lợn con do vi khuẩn đường ruột gây ra, trị các bệnh phó thương hàn, sưng phù đầu do E.coli, viêm dạ dày - ruột, bệnh tụ huyết trùng, viêm phổi,... Cách dùng và liều dùng: - Tiêm theo liều: + Lợn con: 2ml/ con/ ngày. + Lợn trên 15 ngày tuổi: 2ml/ 5kg thể trọng/ ngày. - Dùng liên tục 3-5 ngày. - Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 7 ngày. Hình 4.1.10. Thuốc Enrofloxacin 1.1.2. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh - Sử dụng kháng sinh đúng liều lượng: Dùng kháng sinh đúng liều sẽ tiêu diệt được vi khuẩn. Nếu không đủ liều thì gia súc không những không khỏi được bệnh mà còn làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, lần sau dùng kháng sinh sẽ không có hiệu quả.
  20. 19 - Sử dụng kháng sinh để điều trị càng sớm càng tốt: Nên dùng kháng sinh đúng liều ngay sau khi phát hiện ra bệnh. - Đủ liệu trình: Dùng kháng sinh ít nhất là 3 ngày liên tục hoặc cho đến 1- 2 ngày sau khi hết các biểu hiện nhiễm khuẩn (sốt, sưng hạch, ho, ỉa chảy. . . .). - Xem xét, kiểm tra trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh: Nếu sau 5- 6 ngày dùng kháng sinh mà không khỏi bệnh thì nên đổi loại kháng sinh khác hoặc xem lại việc chẩn đoán bệnh. - Mỗi lần chỉ sử dụng một loại kháng sinh: Chỉ nên sử dụng một loại kháng sinh hoặc kết hợp hai loại theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Nếu kết hợp cùng lúc nhiều loại kháng sinh không đúng nguyên tắc có thể sẽ gây nguy hiểm cho gia súc. - Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh: Không nên dùng kháng sinh tràn lan, tuỳ tiện. - Phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Tất cả các loại thuốc kháng sinh đều có thời gian an toàn cho sản phẩm. Đây là khoảng thời gian từ sau khi kết thúc lần điều trị cuối cùng đến khi an toàn tiêu thụ thịt. Điều này là để đảm bảo không còn tồn dư thuốc kháng sinh trong thịt. Vì thế, không nên mổ thịt gia súc trước thời gian an toàn. Thời gian an toàn này khác nhau, tuỳ thuộc loại kháng sinh theo khuyến cáo của nhà sản xuất. - Kết hợp các biện pháp điều trị: Khi sử dụng kháng sinh cần kết hợp với bổ sung các vitamin cần thiết, dinh dưỡng tốt và đảm bảo chăm sóc và quản lý tốt sẽ giúp cho gia súc khỏi bệnh và phục hồi sức khoẻ nhanh. * Chú ý: Các nguyên nhân làm cho sử dụng kháng sinh không có hiệu quả: - Chọn kháng sinh không đúng loại để điều trị - Liều kháng sinh sử dụng quá ít hoặc thời gian điều trị quá ngắn - Chất lượng kháng sinh không tốt - Dùng kháng sinh quá muộn hoặc khi gia súc quá ốm, yếu - Do vi khuẩn nhờn thuốc - Bệnh do virus, do ngộ độc... 1.2. Thuốc tác động lên các hệ cơ quan 1.2.1. Thuốc tác động lên hệ hô hấp Bromhexine: có tác dụng làm loãng đờm và long đờm, dùng hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp của lợn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0