intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Quy trình kỹ thuật bệnh viện (Chuyên ngành: Ngoại khoa - Chuyên khoa Phẫu thuật cột sống)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:340

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Quy trình kỹ thuật bệnh viện (Chuyên ngành: Ngoại khoa - Chuyên khoa Phẫu thuật cột sống)" được biên soạn với các nội dung về: Phẫu thuật cố định cột sống thắt lưng bằng vít qua cuống sống; Phẫu thuật giải phóng chèn ép thần kinh trong chấn thương CSTL; Phẫu thuật cố định CS và hàn xương liên thân đốt sống qua lỗ liên hợp;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Quy trình kỹ thuật bệnh viện (Chuyên ngành: Ngoại khoa - Chuyên khoa Phẫu thuật cột sống)

  1. BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 198 /QĐ-BYT Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2014 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành tài liệu “Hƣớng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa- chuyên khoa Phẫu thuật chấn thƣơng chỉnh hình, Phẫu thuật cột sống” BỘ TRƢỞNG BỘ Y TẾ Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009; Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Xét Biên bản họp của Hội đồng nghiệm thu Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Ngoại khoa của Bộ Y tế; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa- chuyên khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Phẫu thuật cột sống”, gồm 131 quy trình kỹ thuật. Điều 2. Tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa- chuyên khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Phẫu thuật cột sống” ban hành kèm theo Quyết định này được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn này và điều kiện cụ thể của đơn vị, Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng và ban hành tài liệu Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa- chuyên khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Phẫu thuật cột sống, phù hợp để thực hiện tại đơn vị. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng và Vụ trưởng các Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng Y tế các Bộ, Ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: KT. BỘ TRƢỞNG - Như Điều 4; THỨ TRƢỞNG - Bộ trưởng Bộ Y tế (để b/c); - Các Thứ trưởng BYT; Đã ký - Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (để phối hợp); - Cổng thông tin điện tử BYT; - Website Cục KCB; Nguyễn Thị Xuyên - Lưu VT, KCB. [Type text]
  2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN CHUYÊN NGÀNH : NGOẠI KHOA CHUYÊN KHOA PHẪU THUẬT CỘT SỐNG HÀ NỘI - 2013 [Type text]
  3. MỤC LỤC 1. Phẫu thuật cố định cột sống thắt lưng bằng vít qua cuống sống ..................... 1 2. Phẫu thuật giải phóng chèn ép thần kinh trong chấn thương CSTL ............... 3 3. Phẫu thuật cố định CS và hàn xương liên thân đốt sống qua lỗ liên hợp ......... 6 4. Phẫu thuật cố định cột sống và hàn xương liên thân đốt đường sau ............... 9 5. Phẫu thuật kết hợp xương, ghép xương trong trượt đốt sống L4L5, L5S1 .... 11 6. Phẫu thuật tạo hình ngực lõm ......................................................................... 13 7. Phẫu thuật cố định cột sống bằng phương pháp Luque ................................ 15 8. Mở rộng lỗ liên hợp giải phóng chèn ép rễ thần kinh ................................... 17 9. Lấy bỏ đốt sống ngực kèm ghép xương ......................................................... 19 10. Cố định cột sống ngực bằng hệ thống móc cung sau .................................. 21 11. Phẫu thuật chỉnh vẹo cột sống ngực qua đường sau .................................... 24 12. Tạo hình lồng ngực (cắt các xương sườn ở mặt lồi trong vẹo cột sống để chỉnh hình lồng ngực) ....................................................................................... 26 13. Phẫu thuật nội soi lấy đĩa đệm đường trước ................................................ 28 14. Lấy thoát vị bằng hệ thống ống nong ........................................................... 30 15. Lấy đĩa đệm đường sau qua đường cắt xương sườn .................................... 33 16. Cố định cột sống thắt lưng ghép xương liên thân đốt đường trước ............. 36 17. Phẫu thuật lấy đĩa đệm cột sống cổ đường trước, ghép xương và cố định .. 39 18. Cố định cột sống vào cánh chậu ................................................................... 42 19. Phẫu thuật buộc vòng cung sau Gallie ........................................................ 45 20. Ghép xương trong chấn thương cột sống cổ ............................................... 47 21. Hàn chầm cổ và ghép xương ....................................................................... 50 22. Vít khối bên C1 – Vít qua cuống C2 ........................................................... 53 23. Phẫu thuật cắt cung sau cột sống cổ (Laminectomy) .................................. 56 24. Tạo hình cung sau CS cổ trong điều trị hẹp ống sống cổ đa tầng mắc phải 59 25. Phẫu thuật lấy u tủy cổ cao .......................................................................... 62 26. Phẫu thuật nội soi chỉnh vẹo cột sống đường trước và hàn khớp ............... 65 [Type text]
  4. 27. Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm ................................................. 69 28. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hai tầng ........................................................... 71 29. Cắt bỏ dây chằng vàng ................................................................................ 74 30. Mở cung sau cột sống ngực ......................................................................... 77 31. Phẫu thuật cố định cột sống bằng khung kim loại ...................................... 80 32. Phẫu thuật điều trị rò dịch não tủy .............................................................. 83 33. Phẫu thuật kết hợp xương cột sống ngực .................................................... 86 34. Phẫu thuật kết hợp xương cột sống thắt lưng .............................................. 88 35. Cắt bản sống trong điều trị hẹp ống sống thắt lưng .................................... 91 36. Bơm Cement qua da vào thân đốt sống ...................................................... 94 37. Ghép xương phía sau trong phẫu thuật chấn thương cột sống thắt lưng ...... 97 38. Lấy bỏ thân đốt sống ngực và ghép xương đường trước ............................. 99 [Type text]
  5. 1. PHẪU THUẬT CỐ ĐỊNH CỘT SỐNG THẮT LƢNG BẰNG VÍT QUA CUỐNG CUNG I. ĐẠI CƢƠNG Cố định cột sống qua cuống là một kỹ thuật phổ biến để làm vững cột sống, điều trị cho các trường hợp mất vững cột sống. Đây là kỹ thuật làm vững cột sống đang được áp dụng rộng rãi, dần thay thế cho các kỹ thuật trước đây như sử dụng hệ thống móc, thanh giằng kiểu Luque. II. CHỈ ĐỊNH Tất cả các trường hợp mất vững cột sống (chấn thương, u cột sống, trượt đốt sống...) III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Các trường hợp chống chỉ định chung của phẫu thuật. IV. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện Phẫu thuật viên được đào tạo chuyên khoa sâu về phẫu thuật cột sống. 2. Phƣơng tiện Máy chụp X quang (C-arm), bộ dụng cụ phẫu thuật chuyên khoa cột sống, hệ thống vít cột sống, thanh giằng (Rod). 3.Ngƣời bệnh Vệ sinh thụt tháo, nhịn ăn uống, kháng sinh dự phòng. 4. Hồ sơ ngƣời bệnh: đầy đủ theo quy định V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH - Người bệnhnằm sấp, gây mê nội khí quản - Rạch da đường giữa liên gai sau vùng phẫu thuật - Bóc tách cân cơ cạnh sống, bộc lộ diện khớp và cung đốt sống hai bên - Bắt vít qua cuống sống: + Xác định điểm vào cuống sống thông qua các mốc giải phẫu (eo đốt [Type text]
  6. sống, mỏm ngang, diện khớp...) + Dùng que thăm chuyên dụng (Probe) để thăm dò và vào cuống sống. + Thăm dò đánh giá các thành và đáy cuống bằng que thăm để đảm bảo quá trình vào cuống chính xác, không vào ống sống hoặc ra ngoài. + Dùng khoan dẫn đường làm rộng cuống sống. + Bắt vít vào cuống (sau khi chọn vít có kích cỡ thích hợp) + Đặt thanh giằng (Rod) nắn chỉnh, siết ốc cố định cột sống - Ghép xương phía sau hoặc sau bên - Cầm máu - Đặt dẫn lưu - Đóng vết mổ theo lớp giải phẫu - Mặc áo hỗ trợ cột sống trong ít nhất 6 tuần VI. ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT - Rút dẫn lưu sau 48h - Dùng kháng sinh 5 - 7 ngày - Ra viện sau 5 - 7 ngày - Mặc áo hỗ trợ cột sống đến thời điểm khám lại (4 tuần) VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ - Tổn thương rễ thần kinh, màng cứng: Vá màng cứng - Tổn thương động mạch chủ bụng, tĩnh mạch chủ dưới: Mở bụng XỬ TRÍ tổn thương. - Nhiễm trùng vết mổ: kháng sinh tĩnh mạch theo kháng sinh đồ, thay băng, truyền dịch, hoặc có thể tiến hành làm sạch vết thương, dẫn lưu tốt. [Type text]
  7. 2. PHẪU THUẬT GIẢI PHÓNG CHÈN ÉP THẦN KINH TRONG CHẤN THƢƠNG CỘT SỐNG THẮT LƢNG I. ĐẠI CƢƠNG - Chấn thương vùng bản lề cột sống ngực thắt lưng rất thường gặp, chiếm 60- 75% trong tổng số các trường hợp chấn thương cột sống. - Khi cột sống mất vững, có dấu hiệu chèn ép thần kinh cần chỉ định phẫu thuật làm vững cột sống, Giải phóng chèn ép thần kinh và có thể kèm ghép xương phía sau. - Giải phóng chèn ép thần kinh là một thì quan trọng sau khi cột sống đã được cố định, đòi hỏi phẫu thuật viên có kinh nghiệm và bộ dụng cụ chuyên khoa để vừa đạt được hiệu quả giải phóng chèn ép thần kinh nhưng không làm mất vững cột sống và tổn thương thần kinh. II. CHỈ ĐỊNH Tất cả các trường hợp chấn thương cột sống thắt lưng mất vững kèm có dấu hiệu chèn ép thần kinh trên lâm sàng. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Các trường hợp chống chỉ định chung của phẫu thuật. - Chấn thương cột sống không làm mất vững cột sống và không chèn ép thần kinh trên lâm sàng. IV.CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện Phẫu thuật viên được đào tạo chuyên khoa sâu về phẫu thuật cột sống. 2. Phƣơng tiện Máy chụp X quang (C-arm), bộ dụng cụ phẫu thuật chuyên khoa cột sống, hệ thống vít cột sống, thanh giằng (Rod), bộ dụng cụ lấy xương ghép tự thân hoặc xương đồng loại. 3. Ngƣời bệnh Vệ sinh thụt tháo, nhịn ăn uống, kháng sinh dự phòng. [Type text]
  8. 4. Hồ sơ bệnh án: đầy đủ theo quy định V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH - Người bệnhnằmsấp, gây mê nội khí quản. - Rạch da đường giữa liên gai sau vùng phẫu thuật. - Bóc tách cân cơ cạnh sống, bộc lộ diện khớp và cung đốt sống hai bên. - Bắt vít qua cuống sống. - Tiến hành giải phóng chèn épthần kinh: + Tùy thuộc mức độ chèn ép thần kinh nhiều hay ít để quyết định giải phóng chèn ép một phần (mở cửa sổ xương) hoặc toàn bộ (cắt bỏ toàn bộ cung sau). + Quá trình giải ép cần chú ý bảo tồn diện khớp hai bên, tránh tổn thương màng cứng, rễ thần kinh. + Sử dụng dụng cụ chuyên dụng (Kerrison) gặm bỏ cung sau, đi từ chỗ không chèn ép đến chỗ chèn ép, từ chỗ chèn ép ít đến chỗ chèn ép nhiều. - Đặt thanh giằng (Rod), cố định cột sống - Tiến hành ghép xương phía sau hoặc sau bên qua các mỏm ngang bằng xương tự thân (xương chậu) hoặc xương đồng loại. - Cầm máu. - Đặt dẫn lưu. - Đóng vết mổ theo lớp giải phẫu. - Mặc áo hỗ trợ cột sống. VI. ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT - Rút dẫn lưu sau 48gờ. - Dùng kháng sinh 5 - 7 ngày. - Ra viện sau 5 - 7 ngày - Mặc áo hỗ trợ cột sống đến thời điểm khám lại (4 tuần) VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ - Tổn thương rễ thần kinh, màng cứng: Vá màng cứng - Tổn thương động mạch chủ, tĩnh mạch chủ: Mở bụng XỬ TRÍ tổn [Type text]
  9. thương - Nhiễm trùng vết mổ: Kháng sinh tĩnh mạch theo kháng sinh đồ, thay băng, truyền dịch, phẫu thuật làm sạch vết thương, dẫn lưu rộng rãi nếu cần thiết. [Type text]
  10. 3. PHẪU THUẬT CỐ ĐỊNH CỘT SỐNG VÀ HÀN XƢƠNG LIÊN THÂN ĐỐT SỐNG QUA LỖ LIÊN HỢP I. ĐẠI CƢƠNG Hàn xương liên thân đốt sống đã được Cloward giới thiệu và đưa vào áp dụng từ cách đây 50 năm với nguyên lý của kỹ thuật cố định cột sống và hàn khớp liên thân đốt đường sau (PLIF: Posterior Lumbar Interbody Fusion). Ngày nay, mặc dù kỹ thuật PLIF vẫn đang được áp dụng phổ biến nhưng một số phẫu thuật viên đã ưu tiên lựa chọn kỹ thuật cố định cột sống và hàn khớp liên thân đốt qua lỗ liên hợp (TLIF: Transforaminal Lumbar Interbody Fusion) để điều trị một số bệnh lý vùng cột sống thắt lưng đòi hỏi phải hàn khớp liên thân đốt. Ưu điểm của kỹ thuật TLIF bao gồm bộc lộ theo đường bên sẽ hạn chế được tổn thương và căng giãn thần kinh, lối tiếp cận đường bên giúp phẫu thuật viên dễ dàng hơn trong quá trình thao tác kỹ thuật. II. CHỈ ĐỊNH - Mất vững cột sống do trượt đốt sống - Bệnh lý thoái hóa đĩa đệm, hẹp ống sống thắt lưng - Thoát vị đĩa đệm tái phát gây đau lưng nhiều III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Dị dạng rễ thần kinh trong lỗ liên hợp (rễ kết hợp...) - Rối loạn đông máu - Loãng xương nặng - Nhiễm trùng cấp tính IV. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện Phẫu thuật viên được đào tạo chuyên khoa sâu về phẫu thuật cột sống. 2. Phƣơng tiện Máy chụp X quang (C-arm), bộ dụng cụ phẫu thuật chuyên khoa cột sống, hệ thống vít cột sống, thanh giằng (Rod) và miếng ghép xương liên thân [Type text]
  11. đốt (Cage). 3. Ngƣời bệnh Vệ sinh thụt tháo từ hôm trước, nhịn ăn uống, kháng sinh dự phòng. 4. Hồ sơ bệnh án: đầy đủ theo quy định. V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH - Người bệnhnằm sấp, gây mê nội khí quản. - Rạch da đường giữa liên gai sau vùng phẫu thuật. - Bóc tách cân cơ cạnh sống, bộc lộ diện khớp và cung đốt sống hai bên. - Bắt vít qua cuống cung hoặc chân cung. - Lấy đĩa đệm và hàn xương liên thân đốt: + Cắt bỏ diện khớp dưới và một phần diện khớp trên vùng lỗ liên hợp + Cắt bỏ dây chằng vàng, dây chằng lỗ liên hợp. Bộc lộ rễ thần kinh và đĩa đệm, xác định tam giác an toàn: là vùng qua đó sẽ lấy đĩa đệm và ghép xương. + Lấy toàn bộ đĩa đệm, ghép xương liên thân đốt và đặt miếng ghép có kích cỡ phù hợp. - Đặt thanh giằng (Rod) nắn chỉnh, siết ốc cố định cột sống, kiểm tra vị trí vít và mảnh ghép bằng C-arm. - Cầm máu. - Đặt dẫn lưu. - Đóng vết mổ theo lớp giải phẫu. - Mặc áo hỗ trợ cột sống trong ít nhất 6 tuần. VI. ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT - Rút dẫn lưu sau 48giờ - Dùng kháng sinh 5 - 7 ngày - Ra viện sau 5 - 7 ngày - Mặc áo hỗ trợ cột sống đến thời điểm khám lại (4 tuần) VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ - Tổn thương rễ thần kinh, màng cứng: Vá màng cứng [Type text]
  12. - Tổn thương động mạch chủ bụng, tĩnh mạch chủ dưới: Mở bụng XỬ TRÍ tổn thương. - Nhiễm trùng vết mổ: kháng sinh tĩnh mạch theo kháng sinh đồ, thay băng truyền dịch, có thể mổ lại cắt lọc làm sạch vết thương. [Type text]
  13. 4. PHẪU THUẬT CỐ ĐỊNH CỘT SỐNG VÀ HÀN XƢƠNG LIÊN THÂN ĐỐT ĐƢỜNG SAU I. ĐẠI CƢƠNG Hàn xương liên thân đốt sống đã được Cloward giới thiệu và đưa vào áp dụng từ cách đây 50 năm với nguyên lý của kỹ thuật cố định cột sống và hàn khớp liên thân đốt đường sau (PLIF: Posterior Lumbar Interbody Fusion). Ngày nay, mặc dù đã có những kỹ thuật mới để điều trị các bệnh lý thoái hóa mất vững vùng cột sống thắt lưng cùng nhưng kỹ thuật PLIF vẫn đang được áp dụng. II. CHỈ ĐỊNH - Trượt thân đốt sống mất vững có biểu hiện hội chứng đau lưng hoặc đau rễ thần kinh, điều trị nội khoa đúng phác đồ thất bại. - Hẹp ống sống thắt lưng - Thoát vị đĩa đệm tái phát biểu hiện đau lưng nặng kèm đau chân. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Các trường hợp chống chỉ định chung của phẫu thuật - Nhiễm trùng cấp tính vùng cột sống thắt lưng VI. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện Phẫu thuật viên được đào tạo chuyên khoa sâu về phẫu thuật cột sống. 2. Phƣơng tiện Máy chụp X quang (C-arm), bộ dụng cụ phẫu thuật chuyên khoa cột sống, hệ thống vít cột sống, thanh giằng (Rod) và miếng ghép xương liên thân đốt (Cage). 3. Ngƣời bệnh Vệ sinh thụt tháo, nhịn ăn uống, kháng sinh dự phòng. 4. Hồ sơ bệnh án: đầy đủ theo quy định. V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH [Type text]
  14. - Người bệnhnằm sấp, gây mê nội khí quản - Rạch da đường giữa liên gai sau vùng phẫu thuật - Bóc tách cân cơ cạnh sống, bộc lộ diện khớp và cung đốt sống hai bên - Bắt vít qua cuống sống - Lấy đĩa đệm và ghép xương liên thân đốt: + Cắt bỏ cung sau và một phần diện khớp. + Cắt bỏ dây chằng vàng, xác định và vén rễ thần kinh ra ngoài, màng cứng vào trong ngang vị trí đĩa đệm. + Tiến hành lấy toàn bộ đĩa đệm, ghép xương liên thân đốt và đặt miếng ghép (Cage) - Đặt thanh giằng (Rod) nắn chỉnh, siết ốc cố định cột sống, kiểm tra vị trí vít và mảnh ghép bằng C-arm - Cầm máu - Đặt dẫn lưu - Đóng vết mổ theo lớp giải phẫu VI. ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT - Rút dẫn lưu sau 48h - Dùng kháng sinh 5 - 7 ngày - Ra viện sau 5 - 7 ngày - Mặc áo hỗ trợ cột sống trong ít nhất 6 tuần VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ - Tổn thương rễ thần kinh, màng cứng: Vá màng cứng - Tổn thương động mạch chủ, tĩnh mạch chủ: Mở bụng XỬ TRÍ tổn thương. - Nhiễm trùng vết mổ: kháng sinh tĩnh mạch theo kháng sinh đồ, thay băng truyền dịch, nếu cần mổ lại làm sạch và để hở vết thương. [Type text]
  15. 5. PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƢƠNG, GHÉP XƢƠNG TRONG TRƢỢT ĐỐT SỐNG L4L5, L5S1 I. ĐẠI CƢƠNG Phẫu thuật kết hợp xương, ghép xương sau trượt đốt sống thắt lưng là một kỹ thuật kinh điển nhằm làm vững cột sống một cách lâu dài sau mổ khi xương ghép đã liền. Đây là một trong các thì của phẫu thuật điều trị trượt đốt sống, tiến hành sau khi đã cố định cột sống bằng vít qua cuống. Xương ghép thường được sử dụng là xương tự thân (xương chậu...) hoặc xương đồng loại. II. CHỈ ĐỊNH Tất cả các trường hợp trượt đốt sống thắt lưng mất vững. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Các trường hợp chống chỉ định chung của phẫu thuật như rối loạn đông máu, nhiễm trùng vùng cột sống phẫu thuật. - Loãng xương nặng IV. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện Phẫu thuật viên được đào tạo chuyên khoa sâu về phẫu thuật cột sống. 2. Phƣơng tiện Máy chụp X quang (C-arm), bộ dụng cụ phẫu thuật chuyên khoa cột sống, hệ thống vít cột sống, thanh giằng (Rod), bộ dụng cụ lấy xương ghép tự thân hoặc xương đồng loại. 3. Ngƣời bệnh Vệ sinh thụt tháo, nhịn ăn uống, kháng sinh dự phòng. 4. Hồ sơ bệnh án: đầy đủ theo quy định V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH - Người bệnhnằmsấp, gây mê nội khí quản [Type text]
  16. - Rạch da đường giữa liên gai sau vùng phẫu thuật - Bóc tách cân cơ cạnh sống, bộc lộ diện khớp và cung đốt sống hai bên - Bắt vít qua cuống sống - Mở cung sau - Lấy toàn bộ đĩa đệm qua đường sau, đường trước hoặc qua lỗ liên hợp - Ghép xương tự thân hoặc xương đồng loại, đặt miếng ghép (cage) hoặc không. - Đặt thanh giằng (Rod) nắn trượt - Siết ốc thanh giằng - Kiểm tra bằng C - arm - Cầm máu - Đặt dẫn lưu - Đóng vết mổ theo lớp giải phẫu - Mặc áo hỗ trợ cột sống VI. ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT - Rút dẫn lưu sau 48giờ - Dùng kháng sinh 5 - 7 ngày - Ra viện sau 5 - 7 ngày VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ - Tổn thương rễ thần kinh, màng cứng: Vá màng cứng - Tổn thương động mạch chủ bụng, tĩnh mạch chủ dưới: Mở bụng XỬ TRÍ tổn thương - Nhiễm trùng vết mổ: khánh sinh tĩnh mạch theo kháng sinh đồ, thay băng truyền dịch, có thể mổ lại cắt lọc làm sạch vết thương. [Type text]
  17. 6. PHẪU THUẬT TẠO HÌNH NGỰC LÕM I. ĐẠI CƢƠNG Bệnh ngực lõm (ngực hõm hay ngực phễu) là một dị dạng bẩm sinh của thành ngực trước, trong đó xương ức và một vài xương – sụn sườn phát triển bất thường làm cho thành ngực trước lõm xuống. Điều trị phẫu thuật được đặt ra khi Người bệnhcó triệu chứng lâm sàng mệt mỏi, đau ngực, có dấu hiệu chèn ép tim hoặc đòi hỏi về thẩm mỹ. Hiện nay phương pháp phẫu thuật điều trị được áp dụng rộng rãi là phương pháp Nuss, do tác giả Donald Nuss người Mỹ đề xuất từ năm 1986. II. CHỈ ĐỊNH - NGƯỜI BỆNHngực lõm (với chỉ số Haller > 2.56) có biểu hiện chèn ép tim, mệt mỏi, đau ngực - Yêu cầu về thẩm mỹ của người bệnh - Tuổi: 6 – 18 (tuổi) III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Các trường hợp chống chỉ định chung của phẫu thuật như rối loạn đông máu, nhiễm trùng cấp tính. - Dưới 6 tuổi hoặc trên 18 tuổi. IV. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện Phẫu thuật viên được đào tạo chuyên khoa sâu về phẫu thuật tim mạch và lồng ngực. 2. Phƣơng tiện Bộ dụng cụ phẫu thuật chuyên khoa lồng ngực, hệ thống dàn máy nội soi, thanh kim loại và bộ uốn. 3. Ngƣời bệnh Vệ sinh thụt tháo, nhịn ăn uống, kháng sinh dự phòng. 4. Hồ sơ bệnh án: đầy đủ theo quy định [Type text]
  18. V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH - Người bệnh nằm ngửa, gây mê nội khí quản - Rạch da 2 cm hai bên ngực đường nách giữa tương ứng khoang liên sườn 4 - 5 - Phẫu tích nâng vạt da cơ tạo phẫu trường rộng quanh nơi rạch da - Tạo đường hầm từ khoang màng phổi phải qua trung thất trước sát mặt sau xương ức sang khoang màng phổi trái - Qua vết rạch da bên thành ngực trái, luồn thanh kim loại đã được uốn cong theo đường hầm sang ngực phải - Quay thanh đỡ 180 độ với chiều cong quay ra sau để nâng xương ức lên - Cố định thanh đỡ - Kiểm tra thanh đỡ, cầm máu, đuổi khí khoang màng phổi, đặt dẫn lưu nếu cần, đóng vết mổ. VI. ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT - Rút dẫn lưu (nếu có) sau 24 - 48h - Liệu pháp hô hấp tốt - Dùng kháng sinh 5 - 7 ngày - Ra viện sau 5 - 7 ngày VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ Tràn khí màng phổi: đặt dẫn lưu [Type text]
  19. 7. PHẪU THUẬT CỐ ĐỊNH CỘT SỐNG BẰNG PHƢƠNG PHÁP LUQUE I. ĐẠI CƢƠNG - Chấn thương vùng bản lề cột sống ngực thắt lưng rất thường gặp, chiếm 60 - 75% trong tổng số các trường hợp chấn thương cột sống. - Trong những trường hợp cột sống mất vững, phẫu thuật cố định cần được đặt ra nhằm mục đích làm vững lại cột sống. - Phương pháp cố định cột sống bằng luồn chỉ thép dưới cung sau đốt sống (phương pháp Luque) đã được áp dụng từ lâu, là phương pháp đơn giản ít tốn kém nhưng hiện nay đã dần được thay thế bằng phương pháp cố định cột sống qua cuống. II. CHỈ ĐỊNH Tất cả các trường hợp chấn thương cột sống mất vững với thân đốt sống còn nguyên vẹn cung sau, các đốt sống di lệch ít, đặc biệt trẻn hỏ. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Các trường hợp chống chỉ định chung của phẫu thuật - Chấn thương cột sống di lệch nhiều (gãy trật...), cung sau đốt sống bị vỡ. IV. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện Phẫu thuật viên được đào tạo chuyên khoa sâu về phẫu thuật cột sống. 2. Phƣơng tiện Máy chụp X quang (C-arm), bộ dụng cụ phẫu thuật chuyên khoa cột sống, hệ thống dây thép buộc và que thép các kích thước. 3. Ngƣời bệnh Vệ sinh thụt tháo, nhịn ăn uống, kháng sinh dự phòng. 4. Hồ sơ bệnh án: đầy đủ theo quy định V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH - Người bệnhnằmsấp, gây mê nội khí quản - Rạch da đường giữa liên gai sau vùng phẫu thuật [Type text]
  20. - Bóc tách cân cơ cạnh sống, bộc lộ diện khớp và cung đốt sống hai bên - Tiến hành luồn chỉ thép qua dưới cung sau đốt sống ở cả hai bên cung sau, dây thép đi qua đốt vỡ cùng với hai đốt sống (đốt trên và dưới đốt vỡ). - Sử dụng hai que thép uốn hình chữ L đặt song song hai bên cung sau qua đốt vỡ, buộc chỉ thép cố định hai que thép vào cột sống để cố định đốt vỡ. - Siết chỉ thép cố định que thép giằng - Cầm máu - Đặt dẫn lưu - Đóng vết mổ theo lớp giải phẫu - Mặc áo hỗ trợ cột sống VI. ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT - Rút dẫn lưu sau 48h - Dùng kháng sinh 5 - 7 ngày - Ra viện sau 5 - 7 ngày - Mặc áo hỗ trợ cột sống đến thời điểm khám lại (4 tuần) VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ - Tổn thương rễ thần kinh, màng cứng: Vá màng cứng - Nhiễm trùng vết mổ: dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, thay băng, truyền dịch, hoặc có thể tiến hành làm sạch vết thương, để hở và dẫn lưu tốt. - Tụ dịch, nhiễm trùng vết mổ: thay băng, kháng sinh tĩnh mạch theo kháng sinh đồ - Di lệch thanh kim loại: nếu di lệch nặng cần mổ đặt và cố định lại với 5 điểm chỉ thép - Thủng tim: hiếm gặp [Type text]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2