intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Sinh lý 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, phần 2 của giáo trình Sinh lý 2 gồm 5 chương tiếp theo, cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: sinh lý hệ sinh dục; sinh lý sinh dục nam; sinh lý hệ nội tiết; sinh lý hệ thần kinh; sinh lý hệ cơ;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Sinh lý 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản

  1. Giáo trình Sinh Lý II SINH LÝ HỆ SINH DỤC Với vai trò duy trì nòi giống, hệ sinh dục ở nam và nữ thực hiện hai chức năng chính là chức năng ngoại tiết tạo ra giao tử và chức năng nội tiết tạo ra hormon sinh dục. Hoạt động của hệ sinh dục gắn liền với hoạt động của trục vùng hạ đồi-tuyến yên-tuyến sinh dục (GnRH-FSH, LH-hormon sinh dục). Đời sống sinh sản được đánh dấu bằng các hiện tượng dậy thì và mãn dục. Quá trình mang thai và nuôi con cũng có nhiều thay đổi trong cơ thể để giúp người phụ nữ thực hiện thiên chức làm vợ và làm mẹ. SINH LÝ SINH DỤC NAM Mục tiêu: 1. Trình bày được chức năng ngoại tiết và nội tiết của tinh hoàn. 2. Phân tích được các hiện tượng trong hoạt động sinh dục nam. 1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CHỨC NĂNG Bộ máy sinh dục nam gồm 3 phần chính: - Dương vật: niệu đạo nằm trong thể xốp, mô cương gồm hai thể hang, thần kinh và mạch máu. - Bìu: nằm ngoài khoang cơ thể. Trong bìu có tinh hoàn và mào tinh. + Tinh hoàn: nhiều thùy, mỗi thùy nhiều ống sinh tinh, giữa các ống sinh tinh có tế bào kẽ (tế bào Leydig). + Mào tinh: Dài 6m, tiếp nối các ống sinh tinh. - Ống dẫn tinh và các tuyến phụ thuộc: ống dẫn tinh tiếp nối mào tinh hoàn, đổ vào niệu đạo. Các tuyến ngoại tiết đổ dịch vào đường sinh dục nam là túi tinh, tiền liệt tuyến, tuyến hành niệu đạo. 2. CHỨC NĂNG CỦA TINH HOÀN 2.1. Chức năng tạo tinh trùng 2.1.1. Quá trình hình thành và dự trữ tinh trùng - Sản sinh tinh trùng: xảy ra ở ống sinh tinh, tạo 120 triệu tinh trùng/ngày. Tiến trình này mất 74 ngày từ tế bào mầm nguyên thủy (2n nhiễm sắc thể)  tinh bào bậc I (2n)  tinh bào bậc II (n)  tiền tinh trùng (n)  tinh trùng (n). - Sự thành thục (trưởng thành) tinh trùng: xảy ra ở mào tinh làm tinh trùng bắt đầu có khả năng di động theo đường thẳng 4mm/phút. - Dự trữ tinh trùng: xảy ra ở ống dẫn tinh dưới dạng không hoạt động và có thể duy trì khả năng thụ tinh trong 1 tháng, nếu không phóng tinh tinh trùng sẽ tự tiêu hủy. 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng * Các hormon: 82
  2. Giáo trình Sinh Lý II - GnRH (vùng hạ đồi) kích thích tuyến yên bài tiết FSH và LH. - FSH (tuyến yên) kích thích sản sinh tinh trùng. - LH (tuyến yên) kích thích tế bào Leydig bài tiết testosteron. - Testosteron (tinh hoàn) kích thích sản sinh tinh trùng. - Inhibin (tinh hoàn) ức chế bài tiết FSH dẫn đến làm giảm sản sinh tinh trùng. - Somatomedin (gan), T3-T4 (tuyến giáp) kích thích sản sinh tinh trùng. * Các yếu tố khác: - Nhiệt độ: + Nhiệt độ thích hợp cho sản sinh tinh trùng là nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt từ 1- 2 C. Để đảm bảo nhiệt độ này, tinh hoàn phải được đưa từ ở bụng xuống bìu trong thời 0 kỳ bào thai. Bên cạnh đó khả năng thải nhiệt ở bìu rất tốt bằng cơ chế đối lưu và cơ Dartos của bìu còn có thể co dãn theo nhiệt độ môi trường. + Nhiệt độ thích hợp cho hoạt động tinh trùng là 37 0C và đây cũng chính là nhiệt độ của đường sinh dục nữ. Khi nhiệt độ giảm, Hoạt động của tinh trùng sẽ giảm. Người ta bảo quản tinh trùng ở -1750C. - Độ pH: pH trung tính hoặc hơi kiềm, tinh trùng sẽ hoạt động mạnh. Khi pH acid, tinh trùng sẽ giảm hoạt động và có thể bị giết chết. pH âm đạo của phụ nữ tuổi sinh sản là pH acid, do vậy để bảo vệ tinh trùng thì tinh dịch phóng ra phải có pH kiềm. - Kháng thể: tinh trùng bị tiêu diệt bởi kháng thể có trong máu và dịch thể. Ngoài ra, một số ít phụ nữ có kháng thể kháng tinh trùng ở đường sinh dục, những phụ nữ này sẽ bị vô sinh. - Rượu, thuốc lá, ma túy, tia X, tia phóng xạ, virus quai bị, căng thẳng kéo dài có thể làm giảm sản sinh và ảnh hưởng lên chất lượng tinh trùng. 2.2. Chức năng nội tiết 2.2.1. Androgen Hormon sinh dục nam androgen gồm có testosteron, dihydrotestosteron và androstenedion trong đó chủ yếu là testosteron. - Nguồn gốc: tế bào Leydig - Bản chất: steroid 19C - Tác dụng: + Thời kỳ bào thai: từ tuần thứ bảy tinh hoàn bào thai tiết testosteron làm biệt hóa đường sinh dục nam, ngăn cản sự hình thành đường sinh dục nữ. Trong 2-3 tháng cuối thai kỳ, testosteron còn có tác dụng đưa tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu. + Làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh dục nam thứ phát từ tuổi dậy thì như tóc cứng và thô, mọc nhiều lông, râu; giọng nói trầm do dây thanh âm phì đại; da dày, thô, mụn trứng cá; phát triển cơ xương, phát triển cơ quan sinh dục; tâm lý mạnh mẽ, hướng ngoại, thích người khác giới. 83
  3. Giáo trình Sinh Lý II + Kích thích sản sinh tinh trùng: kích thích sự hình thành tinh nguyên bào, sự phân chia giảm nhiễm từ tinh bào II thành tiền tinh trùng. Testosteron cũng kích thích tế bào Sertoli tổng hợp và bài tiết protein nuôi dưỡng tinh trùng. + Đồng hóa prorein, phát triển hệ thống cơ xương: hệ thống cơ bắp phát triển mạnh, lắng đọng protein ở da làm da dày, ở thanh quản làm phì đại niêm mạc thanh quản, tăng tổng hợp protein của khung xương. Gây cốt hóa sụn liên hợp đầu xương, tăng hoạt động tạo xương, làm khung chậu phát triển theo hình ống. + Tăng chuyển hóa cơ sở. + Tăng số lượng hồng cầu. + Tái hấp thu Na+ và nước ở ống lượn xa. - Điều hòa bài tiết: + Bào thai: HCG kích thích bài tiết testosteron. + Trưởng thành: LH kích thích bài tiết testosteron. 2.2.2. Inhibin - Nguồn gốc: tế bào Sertoli. - Bản chất: glycoprotein, trọng lượng phân tử 10.000-30.000. - Tác dụng: ức chế bài tiết FSH dẫn đến giảm sản sinh tinh trùng. - Điều hňa: khi sản sinh tinh trůng quá nhiều sẽ kích thích bŕi tiết inhibin. 3. HOẠT ĐỘNG SINH DỤC NAM 3.1. Hiện tượng cương - Cương là một phản xạ tủy. Cung phản xạ: + Bộ phận nhận cảm: receptor xúc giác ở dương vật do kích thích cơ học và ở vỏ não do kích thích tâm lý. + Sợi hướng tâm: dây thần kinh thẹn trong. + Trung tâm: đoạn thắt lưng của tủy sống. + Sợi ly tâm: sợi phó giao cảm trong dây thần kinh tạng. + Đáp ứng: dãn các tiểu động mạch ở dương vật, tổ chức cương của dương vật chứa đầy máu, tĩnh mạch bị ép lại làm nghẽn dòng máu ra. Dương vật to, dài ra và rất cứng. - Các xung động giao cảm làm co các tiểu động mạch gây chấm dứt hiện tượng cương, dương vật nhỏ và mềm lại. 3.2. Hiện tượng phóng tinh Phóng tinh là một phản xạ tủy gồm 2 giai đoạn: 3.2.1. Tinh dịch di chuyển vào niệu đạo - Bộ phận nhận cảm: receptor xúc giác ở dương vật, da quanh bộ phận sinh dục, bụng, mặt trước đùi. - Sợi hướng tâm: dây thần kinh thẹn trong. - Trung tâm: đoạn thắt lưng trên của tủy sống. - Sợi ly tâm: sợi giao cảm trong dây thần kinh hạ vị. 84
  4. Giáo trình Sinh Lý II - Đáp ứng: co cơ trơn ống dẫn tinh, túi tinh, tiền liệt tuyến đẩy tinh trùng và dịch các tuyến vào niệu đạo. 3.2.2. Xuất tinh - Trung tâm: đoạn thắt lưng dưới và cùng trên của tủy sống. - Sợi ly tâm: dây thần kinh cùng 1-3 và dây thần kinh thẹn trong. - Đáp ứng: co các cơ hành hang đẩy tinh dịch ra khỏi niệu đạo vào lúc cực khoái (orgasm). 3.3. Vai trò của các tuyến phụ thuộc 3.3.1. Dịch túi tinh - Chiếm 60% thể tích tinh dịch. - Thành phần: dịch có tính kiềm. - Thành phần: fructose, fibrinogen, prostaglandin... - Chức năng: + Đẩy tinh trùng ra khỏi niệu đạo. + Dinh dưỡng cho tinh trùng. + Tăng tiếp nhận tinh trùng và giúp tinh trùng di chuyển về phía loa vòi trứng. + Bảo vệ tinh trùng trong đường sinh dục nữ. 3.3.2. Dịch tiền liệt tuyến - Chiếm 30% thể tích tinh dịch. - Tính chất: Dịch trắng, đục, pH = 6,5 - Thành phần: acid citric, Ca++, enzym đông đặc, tiền fibrinolysin, prostaglandin. - Chức năng: + Đông nhẹ tinh dịch ngay sau phóng tinh, tăng tiếp nhận tinh trùng. + Loãng tinh dịch trở lại sau 15-30 phút giúp tinh trùng hoạt động trở lại. + Giúp tinh trùng di chuyển về phía loa vòi trứng. 3.4. Tinh dịch - Tinh dịch là dịch được phóng ra vào lúc cực khoái. Đây là một hỗn dịch: 10% dịch ống dẫn tinh (có tinh trùng), 60% dịch túi tinh, 30% dịch tiền liệt tuyến, một lượng nhỏ từ các tuyến khác. - Tiêu chuẩn tinh dịch bình thường theo WHO 2010: + Tính chất: Màu: trắng đục. Mùi: tanh nồng. Trọng lượng riêng: 1.028. pH7,2 Thể tích1,5mL/lần phóng tinh. Thời gian ly giải: 15-60 phút. + Tinh trùng: Tổng số tinh trùng 39 triệu 85
  5. Giáo trình Sinh Lý II Mật độ tinh trùng 15triệu/mL Di động tiến tới (PR) ≥ 32% hoặc PR+NP (không tiến tới) ≥ 40% Hình dạng bình thường ≥ 4% Tỉ lệ tinh trùng sống ≥ 58% + Khác: Tế bào lạ ≤ 1 triệu/mL Thành phần khác: fructose, prostaglandin ... SINH LÝ SINH DỤC NỮ Mục tiêu: 1. Trình bày được chức năng nội tiết và ngoại tiết của buồng trứng. 2. Phân tích được các thay đổi sinh học trong chu kỳ kinh nguyệt. 1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CHỨC NĂNG Bộ máy sinh dục nữ bao gồm 2 phần chính: - Cơ quan sinh dục ngoài: âm hộ, âm đạo và tầng sinh môn. - Cơ quan sinh dục trong: + Tử cung: cổ tử cung, thân tử cung và đáy tử cung. + Vòi trứng: tiếp nối từ đáy tử cung ra ngoài và tạo thành loa vòi bao phủ buồng trứng. + Buồng trứng: ở phụ nữ trưởng thành, buồng trứng có hình trứng, chắc và đặc, màu hơi hồng, kích thước nhỏ và thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong buồng trứng có nhiều nang trứng nguyên thủy, trong quá trình phát triển cơ thể phần lớn nang trứng sẽ tự thoái hóa: ở thời kỳ bào thai có khoảng 6 triệu nang, sau khi sinh còn khoảng 2 triệu nang, đến tuổi dậy thì chỉ còn khoảng 300.000–400.000 nang và đến tuổi mãn kinh tất cả các nang trứng đều thoái hóa. Đời sống sinh sản của người phụ nữ bắt đầu từ tuổi dậy thì đến mãn kinh, có hai hiện tượng quan trọng nhất diễn tiến theo chu kỳ là chu kỳ buồng trứng và chu kỳ nội mạc tử cung. 2. CHỨC NĂNG CỦA BUỒNG TRỨNG 2.1 Chức năng tạo trứng và hoàng thể Quá trình tạo trứng và hoàng thể lập đi lập lại trong đời sống sinh sản tạo thành chu kỳ buồng trứng. Một chu kỳ gồm các giai đoạn: * Giai đoạn nang trứng: Lúc người phụ nữ đang hành kinh, ở buồng trứng chỉ có các nang trứng nguyên thủy, trong mỗi nang có một noãn. Noãn là giao tử cái mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội. Từ sau khi hành kinh đến trước khi phóng noãn, 6-12 nang trứng nguyên thủy phát triển to lên thành nang trứng sơ cấp, nang trứng thứ cấp và nang trứng có hốc. Trong 86
  6. Giáo trình Sinh Lý II quá trình này một số nang trứng tiếp tục bị thoái hóa để đến khi phóng noãn thường chỉ còn lại một nang. Đi cùng sự phát triển của nang trứng là sự hình thành ngày càng rõ của hai lớp áo, lớp áo ngoài là vỏ xơ bao xung quanh nang trứng và lớp áo trong với các tế bào có hạt bao quanh noãn. Lớp áo trong này chính là bộ phận nội tiết của nang trứng bài tiết estrogen và progesteron mà chủ yếu là estrogen. Hốc chứa dịch bên trong nang trứng cũng lớn dần lên và đẩy noãn về một cực của nang. * Giai đoạn phóng noãn: Tuyến yên FSH/LH=1/3 (+) Nang trứng chín Estrogen Nang trứng có hốc Progesteron Nang trứng xung huyết và Men phân giải protein bài tiết prostaglandin Thành nang yếu Thấm huyết tương vào nang Thoái hóa thành nang tại gò trứng Nang căng phồng Vỡ nang Phóng noãn Hoàng thể Sơ đồ 10.1. Cơ chế phóng noãn Thời điểm phóng noãn là khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt (trước ngày hành kinh của chu kỳ sau 12-16 ngày). Thông thường mỗi chu kỳ chỉ phóng một noãn duy nhất và trong toàn bộ đời sống sinh sản có khoảng 400-500 nang trứng phát triển đến phóng noãn. Cơ chế phóng noãn: vào khoảng gần giữa chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen trong máu tăng cao có tác dụng feedback(+) làm tuyến yên tăng bài tiết FSH và LH. Khi đạt đến đỉnh FSH/LH=1/3 thì nang trứng chín, đồng thời dưới tác dụng của LH nang trứng bắt đầu tăng bài tiết progesteron, progesteron sẽ gây ra một số biến đổi tại nang trứng dẫn đến phóng noãn. Trứng rụng nằm trên bề mặt buồng trứng được loa vòi đón lấy và đưa vào 1/3 ngoài loa vòi. Nếu không thụ tinh, trứng sẽ tự thoái hoá. * Giai đoạn hoàng thể: 87
  7. Giáo trình Sinh Lý II Hoàng thể được hình thành từ phần còn lại của nang trứng sau khi phóng noãn, ngấm mỡ và có màu vàng. Hoàng thể bài tiết hormon progesteron và estrogen mà chủ yếu là progesteron. Sự phát triển và thoái hóa của hoàng thể: - Khi không có thai: hoàng thể phát triển to nhất 7-8 ngày sau phóng noãn rồi thoái hóa và giảm dần bài tiết hormon. Đời sống hoàng thể khoảng 12-14 ngày. - Khi có thai: hoàng thể tiếp tục duy trì đời sống sau 14 ngày và phát triển tối đa vào tháng thứ 3. Sau tháng thứ 4 hoàng thể ngừng hoạt động, thoái hóa và nhau thai sẽ thay thế hoàng thể bài tiết progesteron và estrogen. 2.2 Chức năng nội tiết Buồng trứng bài tiết 2 hormon sinh dục chính: estrogen và progesteron. 2.2.1 Estrogen * Nguồn gốc Estrogen được tiết ra từ lớp áo trong nang trứng, hoàng thể, vỏ thượng thận, nhau thai và hình thành từ quá trình thơm hoá ở ngoại vi. * Bản chất Estrogen là hợp chất steroid, được tổng hợp ở buồng trứng từ cholesterol và có thể từ acetylcoenzym A. Dạng lưu hành: 17-estradiol (E2), estron (E1) và estriol (E3), trong đó chủ yếu là 17-estradiol. Tác dụng của 17-estradiol mạnh gấp 12 lần estron và gấp 80 lần estriol. * Tác dụng - Làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh dục nữ thứ phát từ tuổi dậy thì đến lúc mãn kinh như tóc dài, mượt, mọc lông mu; giọng nói trong do dây thanh âm mỏng; lắng đọng mỡ dưới da làm dáng vẻ mềm mại; tâm lý mềm mỏng, hướng nội, thích người khác phái. - Trên tử cung: + Cơ tử cung: tăng khối lượng và kích thước tử cung do phát triển cơ tử cung Tăng tính nhạy cảm của cơ tử cung với oxytocin, tăng co bóp tử cung. + Nội mạc tử cung: tái tạo lớp chức năng từ lớp nền sau khi hành kinh và làm tăng trưởng nội mạc tử cung, làm các động mạch dài ra và thẳng, các tuyến dài ra, thẳng, tích trữ nhiều glycogen nhưng không bài tiết. + Cổ tử cung: làm các tế bào tuyến cổ tử cung tiết nhiều chất nhầy trong, dai và loãng. - Trên vòi trứng: tăng sinh mô tuyến niêm mạc, tăng số lượng và hoạt động của các tế bào biểu mô lông rung. - Trên âm đạo: phát triển biểu mô âm đạo thành dạng tầng với 4 lớp và làm cho bào tương các tế bào biểu mô tích trữ nhiều glycogen. Trực khuẩn thường trú ở âm đạo là Doderlein sẽ sử dụng glycogen tạo ra acid lactic làm cho pH âm đạo có tính acid (3,8- 4,2). - Tên tuyến vú: phát triển hệ thống ống tuyến, mô đệm; tăng lắng đọng mỡ ở vú. 88
  8. Giáo trình Sinh Lý II - Trên chuyển hoá: tăng tổng hợp protein ở các mô đích., tăng lắng đọng mỡ dưới da đặc biệt ở ngực, mông, đùi để tạo dáng nữ, giảm nồng độ cholesterol toàn phần và tăng nhẹ giữ nước và Na+. - Trên xương: tăng hoạt động của các tạo cốt bào, phát triển khung chậu theo chiều ngang, kích thích cốt hoá sụn xương. 2.2.2 Progesteron * Nguồn gốc: Progesteron được tiết ra từ hoàng thể, lớp áo trong nang trứng, tuyến vỏ thượng thận và nhau thai. * Bản chất Progesteron là hợp chất steroid được tổng hợp từ cholesterol hoặc từ acetylcoenzym A. * Tác dụng - Trên tử cung: + Cơ tử cung: giảm co bóp cơ tử cung. + Nội mạc tử cung: tiếp tục làm tăng trưởng nội mạc tử cung lớp chức năng, làm các động mạch dài ra, xoắn lại, các tuyến dài ra ngoằn ngoèo và bài tiết dịch có chứa nhiều glycogen vào trong lòng tử cung gọi là “sữa tử cung”. + Cổ tử cung: làm các tế bào biểu mô của niêm mạc cổ tử cung bài tiết một lớp dịch đục, đặc và bở. - Trên vòi trứng: giảm hoạt động của các tế bào có lông niêm mạc vòi trứng, kích thích niêm mạc vòi trứng tiết dịch chứa chất dinh dưỡng. - Trên âm đạo: bong các lớp trên của biểu mô âm đạo làm niêm mạc âm đạo mỏng đi. - Trên tuyến vú: phát triển thuỳ và nang tuyến làm các tế bào tăng sinh, to lên và trở nên có khả năng bài tiết. - Trên chuyển hóa: tăng tái hấp thu Na+, Cl- và nước ở ống lượn xa. - Tăng nhiệt độ cơ thể lên 0,3-0,5oC. 2.3 Điều hoà chức năng buồng trứng - Vùng hạ đồi bài tiết GnRH kích thích thuỳ trước tuyến yên bài tiết FSH và LH: + FSH kích thích nang trứng phát triển đặc biệt là kích thích sự tăng sinh lớp tế bào hạt để tạo thành lớp áo của nang trứng. + LH phối hợp với FSH làm nang trứng chín và phóng noãn; kích thích các tế bào hạt và lớp vỏ còn lại phát triển thành hoàng thể; kích thích tế bào hạt của nang trứng và hoàng thể bài tiết estrogen và progesteron. - Nang trứng phát triển và hoàng thể bài tiết estrogen và progesteron có tác dụng feedback âm lên sự bài tiết GnRH và FSH, LH (đặc biệt là khi có mặt cả estrogen và progesteron). Chỉ riêng thời điểm 24-48 giờ trước khi phóng noãn, nồng độ estrogen 89
  9. Giáo trình Sinh Lý II trong máu rất cao đã kích thích tuyến yên bài tiết FSH và LH (feedback dương) dẫn đến nồng độ hai hormon này tăng cao, nhất là LH (gấp 3 lần FSH). - Hoàng thể bài tiết inhibin có tác dụng ức chế tuyến yên bài tiết FSH, tác dụng này xảy ra vào cuối chu kỳ kinh nguyệt làm giảm FSH và LH ở thời điểm này. - Võ não: các cảm xúc tâm lý cũng có ảnh hưởng lên trục vùng hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng. 3. CHU KỲ KINH NGUYỆT Chu kỳ kinh nguyệt (chu kỳ nội mạc tử cung) là sự biến đổi ở niêm mạc tử cung và gây chảy máu một cách có chu kỳ. Chu kỳ kinh nguyệt có độ dài khoảng 25-32 ngày, trung bình 28 ngày gồm 3 giai đoạn. 3.1 Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn estrogen, giai đoạn nang tố) (N 5-N14) - Tuyến yên: bài tiết FSH và LH tăng dần mà chủ yếu là FSH. - Buồng trứng: dưới tác dụng của FSH và LH, 6-12 nang trứng phát triển và bài tiết estrogen, progesteron mà chủ yếu là estrogen. Nồng độ estrogen tăng dần trong máu. - Tử cung: dưới tác dụng của estrogen, lớp chức năng nội mạc tử cung phát triển làm niêm mạc tử cung dày 3-4mm. Các tuyến dài dần, thẳng, không tiết dịch và xuất hiện các động mạch thẳng. - Cuối giai đoạn này: 24-48 giờ trước phóng noãn, estrogen tăng cao gây feedback (+) làm tăng bài tiết FSH và LH lên rất cao, đặc biệt là LH. Nồng độ FSH và LH cao nhất là khoảng 16 giờ trước phóng noãn với tỷ số FSH/LH=1/3 rồi giảm xuống. Dưới tác dụng của FSH và LH, ở buồng trứng: + Nang trứng tăng cường bài tiết estrogen đạt đến đỉnh rồi bắt đầu giảm xuống ngay trước khi phóng noãn. + Chỉ còn 1 nang trứng phát triển đến chín, các nang khác thoái hoá. + Dưới tác dụng của LH, nang trứng bắt đầu tăng bài tiết progesteron. Chính progesteron sẽ gây phóng noãn kết thúc giai đoạn tăng sinh. 3.2. Giai đoạn phân tiết (giai đoạn progesteron, giai đoạn hoàng thể tố) (N14-N28) - Tuyến yên: bài tiết FSH và LH mà chủ yếu là LH. - Buồng trứng: dưới tác dụng của LH, hoàng thể được thành lập, phát triển to nhất 7-8 ngày sau khi phóng noãn và bài tiết tăng dần chủ yếu là progesteron và một phần estrogen. - Tử cung: dưới tác dụng của progesteron và estrogen lớp chức năng nội mạc tử cung phát triển rất mạnh làm niêm mạc tử cung dày 5-6mm. Các tuyến dài ra, ngoằn ngoèo và bắt đầu bài tiết dịch trong gọi là “sữa tử cung”. Các động mạch xoắn lại. - Cuối giai đoạn này: estrogen và progesteron tăng cao phối hợp nhau gây feedback âm làm ức chế tuyến yên bài tiết LH. Ở buồng trứng, mất tác dụng của LH, hoàng thể thoái hoá teo lại, không bài tiết estrogen và progesteron, nồng độ hai hormone này mà đặc biệt là progesteron giảm đột ngột. Kết quả là niêm mạc tử cung bắt đầu bị thoái hoá giữa lớp nền và lớp chức năng (khoảng 2 ngày trước khi hành kinh). 90
  10. Giáo trình Sinh Lý II Hình 10.1. Chu kỳ kinh nguyệt 3.3 Giai đoạn hành kinh (N1-N5) - Tuyến yên: bài tiết FSH và LH rất ít. - Buồng trứng: hoàng thể đã thoái hoá hoàn toàn, chỉ tồn tại các nang trứng nguyên thủy nên hầu như không bài tiết progesteron và estrogen. - Tử cung: mất tác dụng của progesteron và estrogen làm nội mạc tử cung lớp chức năng bị thoái hóa thật sự, các động mạch xoắn co thắt, niêm mạc tử cung không được nuôi dưỡng, bị hoại tử giải phóng chất co mạch thuộc nhóm prostaglandin tiếp tục gây co thắt động mạch xoắn. Khi động mạch chức năng vỡ, máu chảy ra dưới lớp niêm mạc chức năng. Máu đông lại sau đó tan ra làm tróc lớp niêm mạc chức năng đã hoại tử. - Kết quả của giai đoạn này là niêm mạc tử cung chỉ còn lại lớp nền và phần bong chảy ra gây hiện tượng hành kinh. Ngày chảy máu đầu tiên là ngày thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt, thời gian hành kinh trung bình 3-5 ngày. Tính chất của máu kinh nguyệt: + Trung bình 30-80mL/lần hành kinh. + Chủ yếu là máu động mạch, 25% là máu tĩnh mạch. + Máu màu đỏ sẫm, không đông. + Thành phần: các thành phần của máu, chất nhầy cổ tử cung, mảnh vụn của niêm mạc tử cung, tế bào niêm mạc âm đạo và nhiều vi trùng trường trú trong âm đạo. ĐỜI SỐNG SINH SẢN Mục tiêu: 1. Trình bày được các giai đoạn dậy thì và mãn kinh. 91
  11. Giáo trình Sinh Lý II 2. Trình bày được quá trình mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ. 3. Xác định được cơ sở sinh lý của các biện pháp tránh thai. 1. DẬY THÌ VÀ MÃN DỤC 1.1. Dậy thì Dậy thì là hiện tượng mở đầu của đời sống sinh sản, hormon sinh dục bắt đầu được bài tiết dẫn đến các hoạt động của cơ quan sinh dục. Sau khi sinh tuyến sinh dục “im lặng” cho đến tuổi dậy thì mới bắt đầu hoạt động trở lại. Hoạt động sản sinh giao tử, bài tiết hormon của tuyến sinh dục dẫn đến những thay đổi về thể chất, tâm lý, sự trưởng thành và hoàn thiện chức năng sinh dục. Các biến đổi cơ thể trong thời kỳ dậy thì bao gồm: - Phát triển nhanh cơ thể về chiều cao và trọng lượng. - Phát triển cơ quan sinh dục và bắt đầu hoạt động, có khả năng mang thai. - Xuất hiện các đặc tính sinh dục thứ phát về cách mọc tóc, mọc lông, giọng nói, hình thể, tâm lý tạo sự khác biệt lớn giữa nam và nữ. Tuổi dậy thì ở nữ khoảng 13-14 tuổi, ở nam khoảng 15-16 tuổi. Tuổi dậy thì đang có khuynh hướng ngày càng sớm đặc biệt là ở các xã hội phát triển. Tuổi được đánh dấu bằng lần có kinh đầu tiên ở nữ và lần xuất tinh đầu tiên ở nam. Tuy nhiên ở nam thường khó xác định thời điểm dậy thì nên phải dựa vào sự phát triển của tinh hoàn >4cm 3, dài >2cm và sự xuất hiện của các đặc điểm sinh dục thứ phát. Cho đến thời điểm này chưa rõ cơ chế dậy thì. Giả thuyết về cơ chế dậy thì là do sự “chín” (trưởng thành) của hệ viền (hệ Limbic) dẫn đến vùng hạ đồi bắt đầu bài tiết GnRH theo dạng xung động. GnRH kích thích tuyến yên bài tiết FSH và LH, bắt đầu kích thích tuyến sinh dục hoạt động sản xuất các hormon sinh dục. 1.2. Mãn dục Mãn dục là một trong những hiện tượng mở đầu của sự lão hóa do giảm nồng độ hormon sinh dục và sự ngừng hoạt động của các cơ quan sinh dục. - Ở nam, hiện tượng mãn dục xảy ra sau tuổi 40-50 với biểu hiện giảm dần khả năng hoạt động tình dục nhưng không chấm dứt hoàn toàn mà vẫn có thể kéo dài đến cuối đời. Ngoài ra còn có biểu hiện béo phì đặc biệt là béo bụng, giảm khối lượng cơ và sức cơ, giảm mật độ xương, rối loạn về tim mạch (xơ vữa động mạch), hô hấp (ngủ ngáy), giảm khả năng làm việc và tập trung, thiếu máu, thay đổi ở da, tóc. - Ở nữ, hoạt động sinh sản sẽ chấm dứt vào thời kỳ mãn kinh. Đây là thời kỳ buồng trứng ngừng hoạt động, không rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt thưa dần rồi hết hẳn, nồng độ các hormon sinh dục nữ giảm xuống rất thấp. + Tuổi mãn kinh khoảng 45-55 tuổi. Trước 40 tuổi là mãn kinh sớm, sau 55 tuổi là mãn kinh muộn. Tuổi mãn kinh đang có khuynh hướng ngày càng muộn đi đặc biệt là ở các xã hội phát triển. 92
  12. Giáo trình Sinh Lý II + Cơ chế của mãn kinh: số lượng noãn bào giảm đáng kể, buồng trứng trở nên kém nhạy cảm đối với những kích thích từ trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng. + Biểu hiện: ở giai đoạn tiền mãn kinh khoảng 2-5 năm trước khi mãn kinh thật sự có rối loạn về kinh nguyệt, tăng cân, trằn vùng bụng dưới, đau vú, cơn bốc hỏa, tiết mồ hôi đêm, lo âu, căng thẳng, cáu gắt. Mãn kinh thật sự được chẩn đoán sau 12 tháng liên tiếp vô kinh: buồng trứng teo nhỏ, các nang trứng thoái hóa, không có kinh nguyệt, bộ phận sinh dục ngoài teo nhỏ, âm đạo khô, hết ham muốn tình dục, giao hợp đau rát, thay đổi về hình thể, xuất hiện các nguy cơ bệnh lý xơ vữa động mạch, loãng xương, nhiễm trùng sinh dục và tiết niệu, đái tháo đường typ 2. 93
  13. Giáo trình Sinh Lý II SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT Có hai hệ thống chính điều hòa các chức năng cơ thể là hệ thần kinh thông qua cơ chế thần kinh và hệ nội tiết thông qua cơ chế thể dịch. Hệ nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết nhỏ, nằm rải rác, không liên quan về mặt giải phẫu nhưng lại liên quan rất chặt chẽ về mặt chức năng. Bên cạnh đó, có thể nói tất cả các cơ quan và tế bào trong cơ thể đều làm nhiệm vụ nội tiết. Về mặt mô học, tuyến nội tiết là những tuyến không có ống dẫn, sản phẩm bài tiết (hormon) được đổ thẳng vào máu. Cấu tạo của tuyến nội tiết gồm hai phần: phần chế tiết tạo thành từng đám tế bào có nhiệm vụ tổng hợp và phóng thích hormon, lưới mao mạch phong phú bao bọc xung quanh các tế bào chế tiết có nhiệm vụ tiếp nhận hormon đưa vào hệ thống tuần hoàn. Các tuyến nội tiết chính trong cơ thể gồm: vùng hạ đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tụy, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục. ĐẠI CƯƠNG VỀ HORMON Mục tiêu: 1. Trình bày được các khái niệm về hormon, mô đích, receptor. 2. Phân loại hormon và nêu được các đặc điểm chung trong quá trình sinh tổng hợp, bài tiết, vận chuyển hormon. 3. Phân tích được hai cơ chế tác dụng của hormon. 4. Trình bày được các cơ chế điều hòa hoạt động hệ nội tiết. 1. KHÁI NIỆM VỀ HORMON, MÔ ĐÍCH VÀ RECEPTOR 1.1. Khái niệm về hormon - Quan niệm trước đây: hormon là một chất trung gian hóa học, được bài tiết bởi các tế bào chuyên biệt nằm trong các tuyến nội tiết và được chuyên chở trong máu đến các tế bào đáp ứng với nó (tế bào đích) nhằm điều hòa quá trình chuyển hóa của các tế bào này. - Quan niệm hiện nay: hormon có thể là một trong ba chất sau: 94
  14. Giáo trình Sinh Lý II + Hormon chung (general hormone): là những hormon theo quan niệm cổ điển. Ví dụ: các hormon của vùng hạ đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tụy, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục. + Hoạt chất sinh học: là những chất trung gian hóa học do các cơ quan không phải là tuyến nội tiết chế tiết, được dòng máu phân phối và có tác dụng sinh học trên mô đích. Ví dụ: gan tiết angiotensinogen (angiotensin I - angiotensin II); thận tiết renin, erythropoietin, 1,25dihydroxycholecalciferol; tim tiết atrial natriuretic peptid. + Hormon địa phương (local hormone): là những chất trung gian hóa học do các tế bào chế tiết vào dịch gian bào và có tác dụng sinh học tại chỗ. Hormon địa phương có thể tác động theo một trong hai phương thức là cận tiết (paracrine) và tự tiết (autocrine). Ví dụ: thần kinh phó giao cảm tiết acetylcholin, tế bào S niêm mạc tá tràng tiết secretin, tế bào T niêm mạc tá - hỗng tràng tiết cholecystokinin. 1.2. Khái niệm về mô đích (target tissues) Mô đích là mô chịu sự tác động của hormon một cách đặc hiệu. Những trường hợp đặc biệt: - Có những hormon mà mô đích của nó là tất cả hoặc hầu như tất cả các tế bào của cơ thể, ví dụ: somatomedin (gan), T3, T4 (tuyến giáp). - Có thể tuyến nội tiết này lại là mô đích cho hormon của tuyến nội tiết khác, ví dụ: tuyến giáp là mô đích của hormon TSH do tuyến yên tiết ra. 1.3. Khái niệm về receptor chuyên biệt (specific receptor) Receptor là chất tiếp nhận hormon ở mô đích. Mỗi receptor có tính đặc hiệu cao đối với một loại hormon. Bản chất của receptor là protein, đôi khi là glycoprotein. Mỗi tế bào có khoảng 2.000-100.000 receptor. Vị trí của các receptor: + Receptor nằm trong màng hoặc trên bề mặt màng bào tương tế bào đích: tiếp nhận hormon peptid và catecholamin. + Receptor nằm trong bào tương tế bào đích: tiếp nhận hormon steroid. + Receptor nằm trong nhân tế bào đích: tiếp nhận hormon T 3, T4. 2. PHÂN LOẠI VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HORMON TRONG QUÁ TRÌNH SINH TỔNG HỢP, BÀI TIẾT VÀ VẬN CHUYỂN 95
  15. Giáo trình Sinh Lý II 2.1. Phân loại hormon Hormon có thể chia thành hai loại tan trong nước và tan trong dầu, tuy nhiên người ta thường chia thành 3 loại theo theo bản chất hóa học: * Hormon peptid, là các hormon có bản chất là peptid hoặc protein. Các hormon này có thể chỉ là một chuỗi peptid hoặc nhiều chuỗi peptid được liên kết nhau bằng cầu nối disulfur (-S-S-). Một số hormon có thêm gốc carbohydrat tạo thành glycoprotein (như: FSH, TSH, LH, HCG). Hormon peptid gồm: - Hormon vùng hạ đồi: như TRH là một tripeptid. - Hormon tuyến yên: + Thùy trước: protein hoặc polypeptid. + Thùy sau: ADH và oxytocin là những peptid có 9 acid amin. - Hormon tuyến cận giáp: parathormon là một polypeptid. - Hormon tuyến tụy: insulin, glucagon là những polypeptid. * Hormon acid amin, là các dẫn xuất của acid amin như: - Dẫn xuất của acid amin tyrosin: hormon tuyến giáp (T 3, T4), hormon tủy thượng thận (catecholamin: epinephrin và norepinephrin). - Dẫn xuất của acid amin tryptophan như melatonin, serotonin. - Dẫn xuất của acid amin histidin như histamin. - Dẫn xuất của acid amin glutamic như GABA. * Hormon lipid, là các dẫn xuất của lipid như: - Hormon là dẫn xuất của acid béo, thường là các hormon địa phương. Ví dụ: hormon của tuyến tiền liệt, của các tế bào ruột, gan (như các prostaglandin). - Hormon steroid là các dẫn xuất của lipid có nhân steroid. Ví dụ: hormon vỏ thượng thận (mineralocorticoid, glucocorticoid, androgen), hormon sinh dục (buồng trứng, nhau thai: estrogen, progesteron, tinh hoàn: testosteron), hormon của da - gan - thận (vitamin D3). 2.2. Sinh tổng hợp, bài tiết và vận chuyển hormon trong máu 2.2.1. Sinh tổng hợp và bài tiết hormon * Hormon peptid : Hormon peptid được tổng hợp thông qua quá trình sinh tổng hợp protein với nguyên liệu là các acid amin. Quá trình này diễn ra trong nhân 96
  16. Giáo trình Sinh Lý II (sao mã), ribosom (dịch mã), sản phẩm tạo thành là preprohormon sẽ được đưa vào mạng lưới nội bào tương có hạt. Tại đây, preprohormon được chuyển thành prohormon và đưa đến bộ golgi. Tại bộ golgi, dạng hoạt động của hormon được hình thành và dự trữ sẵn đủ để đáp ứng nhanh chóng cho các kích thích gây bài tiết. Các kích thích này cũng đồng thời xúc tiến việc tạo hormon mới. * Hormon acid amin: Được tổng hợp trong bào tương các tế bào chế tiết dưới tác động của các enzym. - Hormon tủy thượng thận (catecholamin) và melatonin: là những amin được tạo thành trong tế bào chế tiết từ sự chuyển hóa acid amin. Sau khi tổng hợp sẽ được hấp thu vào các túi có sẵn trong bào tương dự trữ đến khi bài tiết. Kích thích gây bài tiết hormon cũng đồng thời kích hoạt các enzym trong chuỗi phản ứng tạo các hormon mới. - Hormon giáp trạng (T3, T4): đầu tiên được tạo thành trong tế bào nang giáp. Sau đó đưa vào trong lòng nang đến gắn lên một phân tử protein lớn gọi là thyroglobulin và được dự trữ ở đó. Khi bài tiết, những hệ thống enzym chuyên biệt trong tế bào chế tiết sẽ phân cắt thyroglobulin tạo ra hormon và bài tiết vào máu. * Hormon steroid: Nguyên liệu để tổng hợp là cholesterol được cung cấp chủ yếu từ LDL (low density lipoprotein) trong máu và một lượng nhỏ từ acetyl coenzym A trong tế bào. Quá trình tổng hợp diễn ra tại mạng lưới nội bào tương trơn. Dạng hoạt động được tạo thành và dự trữ với số lượng rất ít mà chủ yếu là các phân tử tiền chất hiện diện trong tế bào chế tiết. Khi có một kích thích thích hợp, các enzym trong vòng vài phút sẽ tạo các phản ứng hóa học cần thiết biến dạng tiền chất thành dạng hoạt động và sau đó bài tiết ra ngoài. 2.2.2. Vận chuyển hormon trong máu - 2 dạng vận chuyển: dạng kết hợp chất vận chuyển và dạng tự do. + Hormon peptid: dạng tự do. + Hormon acid amin: catecholamin: 1/2 dạng kết hợp, 1/2 dạng tự do. T3, T4: phần lớn ở dạng kết hợp. + Hormon steroid: phần lớn ở dạng kết hợp. 97
  17. Giáo trình Sinh Lý II - Dạng kết hợp là một phức chất dễ phân ly. Đây là dạng dự trữ hormon. Khi cần phức chất sẽ giải phóng hormon tự do (dạng tác dụng). 3. CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA HORMON 3.1. Cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ II * Đặc điểm: - Các hormon tác dụng theo cơ chế này là hormon peptid và catecholamin. Các hormon này có tính chất tan trong nước, không tan trong lipid nên không qua được lớp lipid kép của màng tế bào, do vậy cần có chất truyền tin thứ hai trong tế bào. Receptor đặc hiệu nằm ở màng bào tương tế bào đích. - Khi hormon (chất truyền tin thứ I) gắn với receptor đặc hiệu tạo thành phức hợp hormon-receptor sẽ dẫn đến sự xuất hiện chất truyền tin thứ II. Chất truyền tin thứ II có nhiệm vụ hoạt hóa các enzym nội bào tạo ra một dòng thác phản ứng (cascade of reactions) mà mỗi phản ứng sau ảnh hưởng tác động lại được khuếch đại lớn hơn phản ứng trước. Kết quả là từ một lượng rất ít hormon ban đầu đã tạo được đáp ứng sinh lý to lớn cuối cùng. - Các hormon khác nhau cùng tác động thông qua trung gian một loại chất truyền tin thứ II nhưng lại gây được đáp ứng chuyên biệt vì bản chất và số lượng khác nhau của hệ thống enzym trong tế bào. Các đáp ứng sinh lý (hưng phấn hoặc ức chế) có thể là thay đổi tính thấm của màng tế bào, co hoặc giãn cơ, tổng hợp protein, kích thích tế bào bài tiết chất. - Đáp ứng sinh lý thường xảy ra nhanh nhưng ngắn. * Các chất truyền tin thứ II: - AMPc (cyclic 3’, 5’-adenosine monophosphate) (phổ biến) hoặc GMPc (cyclic 3’, 5’-guanosine monophosphate) 98
  18. Giáo trình Sinh Lý II ATP 5'-AMP (+) (+) Hormon-Receptor Hormon-Receptor Adenyl cyclase Adenyl cyclase Phosphodiesterase Phosphodiesterase AMPc (+) (+) Protein kinase A Protein kinase A Phosphoryl hóa Phosphoryl hóa Phospho+Protein Phospho+Protein Phosphoprotein Phosphoprotein Đáp ứng sinh lý Đáp ứng sinh lý Sơ đồ 9.1. Cơ chế hình thành và tác dụng của AMPc Ví dụ: ACTH tác dụng lên tế bào tuyến giáp gây tổng hợp và bài tiết T3, T4; histamin tác dụng lên tế bào viền ở dạ dày gây bài tiết HCl; ADH tác dụng lên tế bào ống thận gây tăng tái hấp thu nước. Tất cả các tác dụng này đều thông qua trung gian AMPc. - Ca++-calmodulin: Hormon đến gắn lên receptor làm mở cổng kênh Ca ++. Ca++ từ ngoài sẽ khuếch tán vào trong tế bào và kết hợp với calmodulin. Calmodulin là một phân tử protein có ái lực cao với Ca++. Khi có từ 3 đến 4 ion Ca++ gắn kết, calmodulin sẽ thay đổi cấu hình và trở lên hoạt hóa. Sự kích hoạt này sẽ dẫn đến hoạt hóa các enzym nội bào, gây đáp ứng sinh lý. Ví dụ: Ca++- Calmodulin hoạt hóa enzym myosin kinase gây co cơ trơn. - Inositol triphosphat (IP3) và diacylglycerol 99
  19. Giáo trình Sinh Lý II SINH LÝ HỆ THẦN KINH Hệ thần kinh thực hiện chức năng điều hòa hoạt động cơ thể thông qua việc chi phối các cơ. Có hai cách phân chia hệ thần kinh, về mặt giải phẫu có thể chia thành thần kinh trung ương (não và tủy sống) và thần kinh ngoại biên (các dây thần kinh sọ não và dây thần kinh tủy sống); và về mặt chức năng có thể chia thành thần kinh động vật (chi phối cơ vân) và thần kinh thực vật (chi phối cơ trơn và cơ tim). Trong quá trình hoạt động, hệ thần kinh đón nhận thông tin từ bên ngoài đưa vào (hệ cảm giác), xử lý thông tin và ra quyết định (trung tâm thần kinh), truyền dẫn tín hiệu đến chi phối các cơ (hệ vận động). Các trung tâm thần kinh có màu xám định vị ở thần kinh trung ương sẽ hoạt động phân tích, tổng hợp một cách có ý thức (tùy ý) nếu nằm ở vỏ não và không ý thức (không tùy ý) nếu nằm dưới vỏ não. Như vậy các trung tâm thần kinh hoạt động theo nhiều cấp độ khác nhau, cấp thấp nhất là ở tủy sống và cao nhất là ở vỏ não. SINH LÝ NƠRON VÀ SYNAP Mục tiêu 1. Xác định được đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng lên sự hưng phấn của nơron. 2. Trình bày được sự dẫn truyền xung động trên sợi trục nơron. 3. Phân tích được cơ chế dẫn truyền xung động qua synap. 4. Phân biệt được chất truyền đạt thần kinh phân tử nhỏ và lớn 5. Trình bày được các đặc điểm dẫn truyền xung động qua synap. 1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CHỨC NĂNG 1.1. Nơron Nơron vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của hệ thần kinh. Nơron có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau nhưng đều gồm 3 phần chính: 100
  20. Giáo trình Sinh Lý II - Đuôi gai: là những tua bào tương ngắn, phân nhánh. Mỗi nơron có nhiều đuôi gai trừ nơron hạch gai chỉ có 1 đuôi gai và đuôi gai này rất dài. Đuôi gai đóng vai trò tiếp nhận thông tin nên có nhiều receptor trên màng. - Thân nơron: có chứa nhân, nhiều tơ thần kinh và ty thể. Đặc biệt thân nơron cũng chứa nhiều thể Nissl (RNA) làm cho nó có màu xám. Thân là nơi xử lý thông tin của nơron. Tập hợp các thân nơron ở hệ thần kinh trung ương tạo thành các nhân xám (trong những trường hợp đặc biệt có thể dùng các thuật ngữ khác như vỏ, thể gối, củ não, cấu tạo lưới, sừng của tủy sống), đây chính là các trung tâm phản xạ. Tập hợp các thân nơron ở hệ thần kinh ngoại biên gọi là các hạch thần kinh. - Sợi trục: là tua bào tương dài, đầu tận cùng phân nhánh gọi là nhánh tận cùng kết thúc bằng các cúc tận cùng. Trong cúc tận cùng có nhiều túi nhỏ chứa chất truyền đạt thần kinh. Trong sợi trục cũng có nhiều tơ thần kinh và ty thể. Bao quanh sợi trục là tế bào Schwann cuộn thành nhiều lớp, khoảng cách giữa các tế bào Schwann là eo Ranvier. Sợi trục đóng vai trò dẫn truyền xung động thần kinh và có hai loại về mặt cấu trúc: + Sợi có myelin (sợi trắng): giữa các lớp cuộn tế bào Schwann có chất myelin cách điện. Tập hợp các sợi trục ở hệ thần kinh trung ương tạo thành các bó thần kinh và ở ngoại biên tạo thành các dây thần kinh. + Sợi không có myelin (sợi xám): không có myelin giữa các lớp cuộn của tế bào Schwann. 1.2. Synap Synap là "khớp" giữa nơron với một nơron khác hoặc với tế bào đáp ứng (tế bào cơ). Một số rất ít là synap điện còn lại đa phần là synap hóa học với 3 phần: - Màng trước synap: màng các cúc tận cùng. Trong màng trước synap có chất truyền đạt thần kinh. - Khe synap: khoảng giữa 2 màng. - Màng sau synap: màng của đuôi gai hoặc thân nơron tiếp theo hay màng của tế bào đáp ứng. Trên màng sau synap có các receptor. 2. HOẠT ĐỘNG CỦA NƠRON 2.1. Hoạt động tiếp nhận và xử lý thông tin của nơron 101
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2