intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thu hái và tiêu thụ hoa lan - MĐ05: Trồng hoa lan

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

175
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Thu hái và tiêu thụ hoa lan là một trong số các mô đun kỹ năng quan trọng của nghề trồng lan. Sau khi học xong mô đun này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng thu hoạch và bảo quản hoa lan, các phương pháp quảng cáo sản phẩm, các kỹ năng bán hàng và cách tính toán hiệu quả kinh tế cho các vườn trồng lan ở các quy mô khác nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thu hái và tiêu thụ hoa lan - MĐ05: Trồng hoa lan

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THU HÁI VÀ TIÊU THỤ HOA LAN MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ: TRỒNG HOA LAN Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay nghề trồng hoa lan đã phát triển ở khắp cả nước, không ít nông dân đã làm giàu được nhờ trồng lan. Với mức lãi bình quân cao gấp mười hai lần trồng lúa, nghề trồng hoa lan cắt cành được xếp vào hàng đứng đầu trong nền nông nghiệp đô thị Việt Nam. Với mức lãi hấp dẫn này, hoa lan không chỉ là mối quan tâm của riêng nhà nông mà còn là điểm ngắm của nhiều nhà đầu tư. Nghề trồng lan có thuận lợi là không cần diện tích đất lớn, nếu chăm sóc tốt, thu nhập mang lại khá cao. Vì vậy đây cũng là một nghề hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm của nông dân khi mà chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là điểm mấu chốt góp phần xoá đói - giảm nghèo bền vững. Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nghèo, lao động nông thôn luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền của các địa phương trong cả nước đặc biệt quan tâm. Trong hơn một năm qua, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt QĐ 1956 TTG ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2009 đã thực sự tạo cơ hội mới cho người lao động. Cùng góp phần hỗ trợ cho việc đào tạo nghề cho nông dân có hiệu quả, cuốn giáo trình này đã được biên soạn nhằm giúp cho những nông dân có mong muốn được học hỏi kinh nghiệm của nghề trồng hoa lan. Đây cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường dạy nghề có liên quan. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo một số tài liệu của các tác giả, các tranh ảnh từ nguồn internet, cũng như một số giáo trình dạy nghề của Tổng cục dạy nghề đã ban hành. Mô đun Thu hái và tiêu thụ sản phẩm gồm 5 bài: Bài 1: Thu hoạch và bảo quản hoa lan Bài 2: Chăm sóc cây sau thu hoạch Bài 3: Quảng cáo giới thiệu sản phẩm Bài 4: Chuẩn bị địa điểm bán hàng Bài 5: Tổ chức bán hàng Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường Cao đẳng nghề Công nghê và Nông lân Nam Bộ và các bạn đồng nghiệp tại Trường cao đẳng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ, các cơ sở sản xuất và kinh doanh hoa lan đã tài trợ kinh phí, nhiệt tình đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thành được tập tài liệu này. Xin chân thành cảm ơn!
  4. 4 Nhóm biên soạn 1. Phạm Thanh Hải Chủ biên 2. Đào Thị Hương Lan 3. Lê Trung Hưng 4. Đắc Thị Ất 5. Trần Ngọc Trường
  5. 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Bài 1: Thu hoạch và bảo quản hoa lan ............................................................... 4 1.1 Đánh giá tính thẩm mỹ của từng loại hoa lan ................................................... 4 1.2 Thu hoạch ........................................................................................................ 5 1.3. Bảo quản ......................................................................................................... 7 Bài 2: Chăm sóc cây sau thu hoạch ....................................................................11 2.1. Đối với các giống lan thu hoạch cả chậu ........................................................11 2.2. Đối với các giống lan cắt cành .......................................................................15 Bài 3: Quảng bá giới thiệu sản phẩm .................................................................19 3.1. Tham khảo tài liệu, công cụ quảng bá sản phẩm hoa lan. ...............................19 3.2. Tổ chức sản xuất chương trình, tài liệu công cụ, thiết kế tờ rơi, pano, áp phích. ..............................................................................................................................20 3.3. Thực hiện chương trình quảng bá sản phẩm. ..................................................21 3.4. Giám sát và đánh giá kết quả quảng bá...........................................................21 Bài 4. Chuẩn bị địa điểm bán hàng ....................................................................23 4.1. Thiết lập hệ thống kênh phân phối và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm hoa lan. ..23 4.2. Các bước để chuẩn bị một địa điểm bán hàng. ...............................................24 4.3. Quy trình thực hiện bán hàng. ........................................................................25 4.4. Các phương thức thanh toán. ..........................................................................26 4.5. Tổ chức, trưng bày các sản phẩm hoa lan tại quầy hàng. ................................27 Bài 5: Tổ chức bán hàng ....................................................................................30 5.1. Tâm lý người mua hàng. ................................................................................30 5.2. Kỹ năng bán hàng. .........................................................................................31 5.3. Chăm sóc khách hàng sau bán hàng ...............................................................33 5.4. Tính toán hiệu quả kinh tế ..............................................................................35 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC ........................................39 I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học: ................................................................39 II. Mục tiêu: ..........................................................................................................39 III. Nội dung chính của mô đun: ...........................................................................40 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ....................................................40 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ................................................................41 VI. Tài liệu tham khảo ..........................................................................................42
  6. 6 MÔ ĐUN: TIÊU THỤ SẢN PHẨM Mã mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun: Mô đun thu hái và tiêu thụ sản phẩm là một trong số các mô đun kỹ năng quan trọng của nghề trồng lan. Sau khi học xong mô đun này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng thu hoạch và bảo quản hoa lan, các phương pháp quảng cáo sản phẩm, các kỹ năng bán hàng và cách tính toán hiệu quả kinh tế cho các vườn trồng lan ở các quy mô khác nhau. Bài 1: Thu hoạch và bảo quản hoa lan Mục tiêu: - Xác định được thời điểm thu hái, sản lượng dự kiến của cây hoa lan; - Xác định được các phương pháp thu hoạch và bảo quản; - Sử dụng các loại công cụ, vật tư, hóa chất để thực hiện thu hoạch và bảo quản; - Có ý thức trong việc tiết kiệm vật tư, an toàn lao động, nâng cao giá trị thẩm mỹ đối với hoa lan. A. Nội dung: 1.1 Đánh giá tính thẩm mỹ của từng loại hoa lan - Hoa lan được biết đến như một loài hoa quý phái, hoa của bậc vua chúa vương giả. Với sự đa dạng về kiểu dáng, lại thêm hương sắc nồng nàn và gợi cảm, hoa lan xứng đáng được coi là hoàng hậu của các loài hoa. - Trên thế giới có khoảng 880 chi và 22.000 loài được chấp nhận. Các chi lớn nhất là Bulbophylum (khoảng 2.000 loài), Epidendrum (khoảng 1.500 loài), Dendrobium ( khoảng 1.400 loài), Pleurothallis (khoảng 1.000 loài). Họ này cũng bao gồm chi Vanilla (chi chứa loài cây vani), Orchis (chi điển hình) và nhiều loài được trồng phổ biến như Phalaenopsis hay Cattleya. - Ở Việt Nam, có khoảng 137 - 140 chi gồm trên 800 loài lan rừng. Hoa lan Việt Nam rất phong phú về hình dạng và màu sắc, có nhiều họ thuộc loại quý hiếm cần bảo vệ. - Việc thưởng thức một đóa hoa đẹp nói chung và hoa lan nói riêng cũng giống như thưởng thức một bài thơ cho nên muốn nắm bắt được cái hồn của đóa hoa, người chơi trước hết phải từng trải hiểu biết và đủ bản lĩnh, tay nghề mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp của một nghệ thuật. Đa số người chơi đều cho rằng hoa
  7. 7 lan đẹp trước hết là vẻ đẹp về ngoại hình: bao gồm 6 yếu tố cơ bản là bộ gốc, rễ, thân, cành, lá, hoa các yếu tố này phải kết hợp hài hòa với nhau sẽ tạo nên một giò phong lan đẹp. 1.2 Thu hoạch 1.2.1. Thời điểm thu hoạch - Thời gian thu hái có ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của hoa. Hoa thu hoạch tốt nhất vào buổi sáng sớm khi cành hoa còn sung nhựa, nhiều nước hay vào lúc chiều râm mát để tránh sự bốc hơi nước của hoa. Tránh thu hoạch hoa vào giữa trưa vì lúc này nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh sẽ làm cho cành hoa héo tàn nhanh. Ảnh 5.1: Vườn lan hồ điệp đến thời gian thu hoạch 1.2.2. Dự kiến sản lượng thu hái - Việc ước đoán sản lượng của các loại hoa lan phải căn cứ vào rất nhiều thông tin về thời tiết, dịch bệnh, thời điểm tiêu thụ,... Bên cạnh đó, chúng ta có thể dự đoán sản lượng của các loại hoa lan cho năm tới dựa trên các số liệu thống kê về sản lượng trong quá khứ nếu các điều kiện cơ bản không thay đổi đáng kể. Bảng thống kê về sản lượng hoa thu hoạch được lập theo từng tháng trong năm theo mẫu sau: Tháng Năng suất (cành/1000m2) 1 2
  8. 8 3... Bình quân Độ lệch chuẩn Hệ số phân tán 1.2.3. Kỹ thuật thu hái hoa lan - Hoa lan là sản phẩm của ngành nông nghiệp (khác với lan rừng thu hái từ tự nhiên) nên rất cần một công nghệ bảo quản sau thu hoạch để giữ cho hoa bền, lâu tàn. Trong điều kiện khí hậu Việt Nam thích hợp cho việc canh tác hoa lan nhiệt đới thì cũng chính khí hậu nóng ẩm cũng dễ ảnh hưởng đến chất lượng hoa lan. Trên thực tế, đa số nông dân cắt hoa và giao hoa ngay trên những phương tiện vận chuyển thô sơ, không có kho mát hay phòng mát và cũng chưa có dụng cụ chứa dinh dưỡng để cắm mỗi cành hoa vào để giữ cho hoa lâu tàn. Việc đề xuất quy trình thu hái là một trong những khâu quan trọng đảm bảo chất lượng của hoa và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của thị trường tiêu thụ. Các bước tiến hành khi thu hái: - Vệ sinh dụng cụ, bao bì sử dụng để bao gói và vệ sinh nhà đóng gói - Các thiết bị, dụng cụ và nhà đóng gói cần được làm sạch trước khi thu hái. Có thể sử dụng các chất tẩy rửa để vệ sinh dụng cụ và nhà đóng gói. Một số loại chất tẩy rửa được sử dụng: Hypoclorit Các hợp chất Khí Clo (Na, K, Ca Chloramin Ammonium hypoclorit) Nồng độ 20-200ppm 25-200ppm 25-200ppm 200ppm Dạng sử Bột tốt hơn Dung dịch đậm Khí nén Bột dụng lỏng đặc Hoạt lực Cao Cao Cao Khác nhau Độ độc hại Thấp Thấp Thấp Không Tính ổn Tốt Tốt Tốt Rất tốt định - Hạn chế sự lây nhiễm mầm bệnh trong quá trình xử lý sau thu hoạch. Vệ sinh cá nhân:
  9. 9 - Gang tay, lưới bao tóc và áo khoác phải được sử dụng phải được sử dụng trong nhà đóng gói sản phẩm xuất khẩu. Tình trạng vệ sinh cá nhân của công nhân đóng gói phải được giám sát để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Giày, dép cũng phải được làm sạch để tránh nguồn lây nhiễm vào phòng bao gói. Thiết bị và dụng cụ: Các thiết bị và dụng cụ để cắt cành, chứa đựng và bao gói phải được vệ sinh sạch sẽ để tránh côn trùng, bụi bẩn và các nguồn lây nhiễm khác. - Kỹ thuật thu hái - Đối với hoa lan nên thu hoạch khi hoa đã nở hết từ dưới gần lên phía ngọn. Thu hái nhẹ nhàng bằng cách cầm nghiêng cuống hoa và cắt nhẹ nhàng tại vị trí sát gốc cuống hoa. Dùng dao hoặc kéo sắc để cắt cành. Sau khi cắt, hoa được cắm vào chậu nước sạch hoặc dung dịch dinh dưỡng đã được pha chế sẵn rồi đem về nơi sơ chế và đóng gói. Ảnh 5.2: Thu hái hoa lan 1.3. Bảo quản 1.3.1. Thời điểm bảo quản - Sau khi cắt khỏi gốc hay rời khỏi cây mẹ, sự sống của cành hoa bắt đầu giảm dần vì khả năng hút chất dinh dưỡng, hút nước không còn nữa. Hoa chỉ sống
  10. 10 được nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ còn lại trong cây, dần dần sẽ héo tàn do sự bốc hơi nước, hay do nấm hay vi khuẩn xâm nhập vào các tế bào mô dẫn, làm thối rữa các mạch dẫn truyền. Ngoài ra hoa cắt cành tàn nhanh trong đó có vai trò gây già hoa nhanh của Etylen, Etylen thường sản sinh ra nhiều ở hoa đã thụ phấn, thụ tinh ở lá hoặc hoa già và bị bệnh. Các xốc nhiệt độ, thiếu nước, thiếu vật chất hô hấp cũng làm cho hoa sản sinh nhiều Etylen. Do đó loại bỏ tác động xấu của Etylen trong bảo quản hoa cắt cành là một vấn đề quan trọng. - Hoa lan sau khi được cắt cành, cành hoa được ngâm ngay vào nước sạch hoặc dung dịch dinh dưỡng và đưa ngay vào kho mát. Trước khi bảo quản, hoa lan được phân loại theo tiêu chuẩn phân cấp (1,2,3,..) dựa trên các tiêu chí như: số bông, chiều dài cành, màu sắc, hình dáng, đường kính bông, hoa bền và có hương thơm, tình trạng sâu bệnh,... 1.3.2. Kỹ thuật bảo quản hoa lan - Hoa sau khi thu hoạch xong có thể được xử lý theo các cách sau: - Ngâm vào nước ở 380C trong 40 phút; cắm hoa vào dung dịch 3% đường, 4ppm chất điều hòa sinh trưởng STS để bổ sung nước và chất dinh dưỡng. Sau đó, hoa được đóng gói vào bao có độ dày 1mm, có đục lỗ 60 lỗ/m2 , để hở đầu trên nhằm tăng độ thoáng khí cho hoa. Sau cùng, cho hoa vào kho lạnh để làm mát sơ bộ (15-200C); bảo quản lạnh ở 12-140C. - Với quy trình trên, hoa Mokara được bảo quản trong 45 ngày. Đối với hoa Denrobium là 38 ngày. Sản phẩm hoa khi đến tay người tiêu dùng vẫn giữ được chất lượng tốt như: Màu sắc tự nhiên, hoa tươi, cuống vẫn xanh, bông không bị rụng.... Quy trình này đã được tác giả Phạm Đình Dũng, Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch TP Hồ Chí Minh giới thiệu và áp dụng ở Nông trường Phạm Văn Cội - huyện Củ Chi - TP.HCM, cho thấy: với quy trình công nghệ này, thời gian bảo quản của hoa lan tăng lên gấp 3-4 lần so với phương pháp bảo quản thường, tỷ lệ hư hỏng của hoa sau xử lý khoảng 2-3%. - Sau khi cắt cành, khử trùng vết cắt bằng dung dịch CuSO 4 5%, sau đó buộc quanh vết cắt một ít bông thấm nước. Cho phần gốc cành hoa có buộc bông vào túi nilon nhỏ cao khoảng 10cm, đổ nước đường saccaro 1% đã khủ trùng cho ướt đẫm túi bông và buộc chặt miệng túi vào cành hoa để nước không chảy ra. Bọc từng hoa bằng những tờ giấy cuộn tròn, gói riêng từng cành hoa. Sau đó đưa hoa vào bảo quản trong điều kiện mát hoặc vận chuyển để tiêu thụ
  11. 11 Ảnh 5.3: Gốc cành lan được bảo vệ bằng túi nilon có buộc bông Các lưu ý khi bảo quản hoa: - Chất bảo quản hoa được sử dụng ở mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình phân phối. Người trồng hoa sau khi để trong kho và giao chuyển hoa cho tới người bán sĩ, bán lẻ, người tiêu dùng, chất bảo quản hoa phải tăng gấp đôi. - Điểm chú ý bình hoặc dụng cụ ngâm hoa phải rửa sạch thay nước mỗi ngày 2 lần - Chất bảo quản hoa hiện nay thường được sử dụng đó là chất Florissan nước sản xuất tại Hà Lan do công ty Hasfarm nhập về, phương pháp sử dụng 1 gói pha trong 1 lít nước ngâm hoa từ 35 – 40 phút, trước khi ngâm hoa cũng phải thực hiện theo các bước trên. Ngoài ra có thể tẩm bông gòn trong dung dịch, bọc vào gốc bên ngoài có bịch nilong giữ độ ẩm và cung cấp chất dinh dưỡng cho hoa trong quá trình vận chuyển và bán ngoài thi trường. Ảnh 5.4: Hoa lan được xử lý và đóng gói (nguồn internet)
  12. 12 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi: - Tại sao thời gian thu hái có ảnh hưởng đến độ bền của hoa lan? Thời điểm thích hợp để thu hái hoa là vào thời gian nào trong ngày? - Trình bày kỹ thuật thu hái hoa lan? - Trình bày kỹ thuật bảo quản hoa lan sau khi cắt cành? Thực hành: - Học viên thực hiện thu hái và bảo quản sản phẩm hoa lan tại các vườn trồng lan. C. Ghi nhớ: - Thời gian thu hái hoa - Kỹ thuật thu hái hoa - Kỹ thuật bảo quản hoa cắt
  13. 13 Bài 2: Chăm sóc cây sau thu hoạch Mục tiêu: + Đánh giá được tình hình sinh trưởng của các loại lan sau khi thu hoạch từ đó đưa ra kỹ thuật chăm sóc phù hợp; + Thực hiện được các biện pháp chăm sóc sau thu hoạch như thay giá thể, thay chậu và bổ sung dinh dưỡng cho lan; + Có ý thức và trách nhiệm đối với công việc chăm sóc lan, tiết kiệm nguyên liệu, an toàn đối với môi trường sinh thái. A. Nội dung: 2.1. Đối với các giống lan thu hoạch cả chậu 2.1.1 Kỹ thuật chăm sóc sau thu hoạch - Cây hoa lan sau khi thu hoạch hoa, các chậu lan cần được chăm sóc để cây nhanh chóng hồi phục. Dấu hiệu dễ quan sát nhất là sự phát triển của rễ mới. Rễ mới càng nhiều thì càng tạo điều kiện cho sự hấp thu nước và các chất dinh dưỡng, cây lan nhanh trở về trạng thái phục hồi tăng trưởng. - Dùng kéo cắt bỏ ngồng hoa, cách mắt ngủ cuối cùng trên cần hoa khoảng 3cm (không nên cắt sát cần cuống, dễ làm dập gãy lá và dễ bị thối lan vào thân cây). Cắt bỏ những lá bị vàng úa hoặc sâu bệnh. Để cây vào chỗ mát, nếu thấy chậu quá ẩm ướt thì nên để chậu khô ráo hẳn từ 1-2 ngày mới tưới nước trở lại. - Tưới nước: Lan rất cần nước cho quá trình sinh trưởng phát triển. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng nhưng không chết. Thừa nước, cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng mọc sít nhau. Quá nhiều nước rễ có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh. Nước tưới cho lan không quá mặn, phèn và clor dưới ngưỡng cho phép, pH 5,6. Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. - Bón phân cho lan: Không được bón phân cho lan khi cây chưa có dấu hiệu tăng trưởng trở lại (rễ mới bám vào chậu). Để cây nhanh chóng ra rễ mới, trong lần tưới đầu tiên nên bổ sung B1 hoặc Atonik. Sau đó cứ 1 tháng một lần pha thêm B1 vào nước tưới. Nếu thấy cây lan quá mềm yếu thì nên ngưng sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng. Nếu rễ đã bám vào chậu, có thể dùng phân N P K có nồng độ cao hơn ( 20-20-20 hoặc 6-30-30,...) để tưới tăng cường cho cây cứng cáp trở lại. Khi cây ra rễ mới bám vào chậu có thể tưới phân bình thường như những cây lan khác, có thể tưới thêm một lần phân hữu cơ phân hữu cơ nhưng chỉ nên tưới vào gốc. 2.1.2 Thay chậu, thay giá thể
  14. 14 Thay chậu: - Việc thay chậu hoa lan là một việc làm cần thiết vì các loại hoa được trồng trong chậu sau một thời gian thường có nhiều rễ bị thối, giá thể bị mục, rêu bám đầy chậu là môi trường thích hợp cho các loài sâu bệnh hoạt động. Chậu không còn đủ đáp ứng nhu cầu vệ sinh trường và phát triển của cây vì thế việc thay chậu phải được tiến hành định kỳ. Biểu hiện eần phải thay chậu lan là: + Kích thước mất cân đối giữa cây và chậu + Giá thể bị hư mục. + Rễ bị thối nhiều. + Rêu bám đầy chậu. Định kỳ khoảng 2 năm để thay chậu có thể áp dụng cho hầu hết các loài. Mùa thay chậu: Tùy địa phương và vườn lan hiện có, điều kiện về trang thiết bị có được của vườn, loại lan mà công việc thay chậu có thể tiến hành bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên tốt nhất nên tiến hành thay chậu vào đầu mùa tăng trưởng của từng loài. Nhìn chung đầu mùa mưa rất lý tưởng cho việc thay chậu của hầu hết các loài. - Nếu trồng lan cấy mô thì khi lan mô đạt khoảng 4cm cần chuyển ra ngoài. Cây mô rửa sạch để trên miếng lưới hay rổ kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con. Giai đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây thun cuốn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6-7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn. Sau mỗi lần chuyển chậu khoảng 1 tuần mới được bón phân. Việc thay đổi chậu còn tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, hư mục rêu bám… - Có 2 loại chậu: chậu bằng đất nung và chậu bằng Plastic. Chậu Plastic giữ được nước nên tưới ít hơn, rất phù hợp với một số loài lan nhỏ và cần giá thể luôn luôn ẩm. Tuy nhiên, dùng chậu Plastic nếu tưới nước quá nhiều dễ làm hư rễ. Độ ẩm ổn định cho cây chậu Plastic kém hơn chậu đất nung. Để khắc phục vấn đề này, người ta thường đặt dưới đáy chậu ít sỏi đá thô hoặc các mẫu mốp đã rửa sạch để giúp cho sự tiêu thoát nước được tốt hơn. Các cách thay chậu: - Nếu chậu làm bằng chất liệu tốt, cây không mất cân đối rễ không bị thối việc thay chậu được tiến hành như sau: Dùng một vòi nước khá mạnh, phun vào giá thể để thổi tróc những chất mùn lắng đọng ở đây, sau đó dùng kẹp gắp bỏ tất cả những giá thể hiện có trong chậu như gạch, than vụn, nhúng chậu vào dung dịch có pha thuốc ngừa rêu. (Vài giọt consan 20 trong 4 lít). Cuối cùng rửa cây và chậu một lần cuối. Đặt chậu vào chỗ thật thoáng, mát và ẩm, phun dung dịch hocmon
  15. 15 thương mại (1 - 2 giọt trong 4 lít) gồm B1 + ANA, một tuần lễ sau đặt giá thể mới vào chậu. Có thể đập bỏ chậu cũ, chỉ chừa lại những phần có rễ bám chặt hay ngâm hẳn chậu lan vào dung dịch thuốc ngừa rêu trong 30 phút sẽ làm cho cây tróc hắn ra khỏi chậu. Sau đó ta cột chặt cây lan vào chậu mới rồi treo vào chỗ thoáng mát và trình tự tiến hành như đã nói trên. Nếu chậu là một cây lan nhổ vừa phát triển lớn, có thể bỏ hẳn cây và chậu nhỏ vào trong một chậu mới lớn hơn. Ảnh 5.5: Các bước thay chậu cho lan hồ điệp Thay giá thể: Tiêu chuẩn một giá thể tốt là: - Giữ ẩm tốt - Thoáng khí - Chậm phân hủy - Chứa nhiều dinh dưỡng - Rẻ tiền, dễ kiếm và trữ lượng cao trong tự nhiên - Các loại vật liệu có thể dùng làm giá thể: dớn, dớn sợi, vỏ thông, mùn cưa, xơ dừa, than vụn, gạch, đá vụn, lông gia súc và gia cầm, lá cây mục... - Trung bình 2 đến 3 năm thay giá thể 1 lần, đồng thời tách chiết cây. Khi tiến hành thay giá thể cần chú ý giữ gìn bộ rễ, không để cho bộ rễ bị hư hại nặng. Các bước tiến hành thay giá thể:
  16. 16 + Đặt chậu nằm nghiêng, dùng một con dao dày và cứng luồn vào thành chậu rồi bẩy cả khối giá thể ra khỏi chậu. + Giũ bỏ hết giá thể cũ + Cắt bỏ những rễ già, hững rễ bị thối rữa, cắt tỉa bộ rễ còn 25-30 cm. + Sau khi cắt tỉa, rửa sạch bộ rễ, ngâm vào dung dịch thuốc chống nấm (Zineb 2/1000 hay Aliette 2/1000), vớt ra để khô. + Dùng chậu đã rửa sạch, phơi khô ráo, đặt vào đáy chậu một viên gạch. + Đổ vào chậu 1/3 giá thể đã chuẩn bị trước đó. + Đặt cây vào chậu và giữ cho cây đứng vững, cho giá thể vào từ từ, đổ xen vào bộ rễ. + Tiếp tục cho giá thể vào cho đầy chậu Sau khi thay giá thể, đặt cây vào chỗ râm mát, tưới ít. Khi cây bắt đầu ra rễ mới, tưới và phun dinh dưỡng thường xuyên. 2.1.3 Bổ sung dinh dưỡng - Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với lan. Khi lan đầy đủ dinh dưỡng cây tươi tốt, ra nhiều hoa, hoa to đẹp, bền trong khi thiếu dinh dưỡng lan còi cọc, kém phát triển, không hoặc ít có hoa. Lan cần 13 chất dinh dưỡng khoáng, thuộc các nhóm đa, trung và vi lượng: - Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). + Đạm (N) là nguyên tố quan trọng, là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản có tác dụng làm cây lan tăng trưởng nhanh, phát triển chồi, lá nên phù hợp cho cây lan con trong giai đoạn tăng trưởng. Thiếu đạm, cây lan sẽ còi cọc, ốm yếu, vàng vọt. + Lân (P) giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp, giúp việc hấp thu đạm được dễ dàng, phát triển bộ rễ, kích thích nẩy chồi, đẻ nhánh, thúc đẩy quá trình hình thành hoa; cây lan trưởng thành cần tăng tỷ lệ lân để ra hoa. Ngoài ra, lân còn giữ cho hoa lâu tàn. Thiếu lân, cây lan không lớn, khó ra hoa, rễ ít phát triển, không ra chồi non và dễ bị nhiễm bệnh. + Kali (K) giúp lan cứng cáp, kích thích ra chồi mới, màu hoa tươi đẹp, lâu tàn. - Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và Canxi (Ca). - Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl).
  17. 17 - Mỗi loại lan ở các giai đoạn phát triển khác nhau cần lượng phân bón khác nhau. Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn. - Phân bón sử dụng cho Lan có thể là phân hữu cơ (phân trâu bò, tôm cá, phân heo, phân dơi, bánh dầu,….ngâm và pha loãng); các loại vitamin B1, B6, B12, B complex, C….Phổ biến và thông dụng nhất vẫn là các nguyên tố đa lượng: Đạm (N), Lân (P), Kali (K). - Ngoài các nguyên tố đa lượng N, P, K, trên thị trường còn bán nhiều loại phân hỗn hợp có chứa các nguyên tố vi lượng (Trace element, viết tắt là TE). Trồng Phong Lan nên chọn phân bón đa lượng và vi lượng với những tỷ lệ khác nhau. NPK 30.10.10 giúp cây phát triển nhanh. Sử dụng cho cây lan còn nhỏ, chồi non mới tách ra, giúp lan ra rễ, phát triển thân, lá. NPK 20.20.20 giúp cây lan phát triển đồng đều. NPK 10.30.10 chứa nhiều lân nên có tác dụng kích thích quá trình hình thành hoa. Loại phân này sử dụng cho cây lan trưởng thành để cho ra hoa. NPK 10.10.30 có tỷ lệ Kali cao nên sử dụng cho lan vừa chớm ra hoa, giúp cây cứng cáp, phát hoa dài, thẳng, hoa rực rỡ, lâu tàn. - Tuỳ giai đoạn phát triển của cây lan mà chọn loại phân thích hợp. Nguyên tắc là khi cây lan còn nhỏ phải dùng loại phân có tỷ lệ đạm cao để giúp cây tăng trưởng mạnh. Cây đã trưởng thành dùng loại phân có tỷ lệ lân cao để thúc đẩy quá trình ra hoa. Khi cây chớm ra hoa thì dùng loại phân có tỷ lệ Kali cao để hoa thêm rực rỡ, lâu tàn. - Chú ý áp dụng liều lượng ghi trên bao bì. Thông thường 1 muỗng cà phê/4 lít nước/50 chậu, phun sương vào lúc sáng sớm. 2.2. Đối với các giống lan cắt cành - Lan cắt cành thuộc nhóm Mokara và Dendrobium được các hộ trồng nhiều và có tỷ suất lợi nhuận khá cao mặc dù đầu tư ban đầu cao, nhất là phần đầu tư cây giống. - Mokara là nhóm giống hoa được lai tạo từ các giống: Arachnis,Vanda, Ascocentrum.
  18. 18 - Nhóm giống này có đặc điểm tương tự như nhóm Vanda là loài lan đơn thân, thân hình trụ dài tiếp tục mọc cao lên mãi, không có giả hành, lá dài hình lòng máng hay hình trụ mọc cách hai bên thân. Phát hoa mọc từ nách lá giữa thân, phát hoa dài mang nhiều hoa thường không phân nhánh. Hoa cỡ trung bình đến lớn, cánh đài của hoa rất lớn. Hoa có nhiều màu sắc phong phú từ trắng, tím, hồng đỏ, cam, vàng nâu, xanh. trên cánh hoa thường có chấm, có đốm hoặc hình carô rất đẹp. - Nhóm giống này rất thích hợp với việc trồng sản xuất hoa cắt cành do siêng ra hoa, có thể đạt 6 – 8 phát hoa/năm. Nhóm lan Mokara được trồng thành luống, chiều ngang luống rộng từ 0,8 - 1,2 m để trồng từ 2 - 3 hàng, một số nơi có thể tăng lên 4 hàng với luống 1,2 m. 2.2.1 Kỹ thuật chăm sóc sau thu hoạch - Hoa lan sau khi cắt cành cũng được tiến hành chăm sóc nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây nhanh hồi phục. - Tưới nước: Về chế độ tưới hàng ngày nhất là vào mùa nắng nên đảm bảo tưới hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều mát. Đối với những ngày có sương hoặc hơi lạnh có thể tưới sớm để rửa lá trước khi mặt trời mọc. Tốt nhất là tưới phun cho giọt nước rơi nhẹ nhàng, không làm chấn thương cây. Có thể trang bị hệ thống tưới phun, tưới bằng vòi hoặc bằng bình xịt. Nếu trời quá nóng thì tăng số lần tưới và tăng lượng nước tưới, tránh tưới nước quá ít sẽ làm hơi nước bốc lên nóng cây. Vào buổi trưa, nắng gắt, nếu tưới trực tiếp vào cây lan sẽ không tốt bằng việc làm ẩm môi trường trồng (tăng độ ẩm vườn). Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay, để rửa bớt các chất cặn bã đọng lại trên lá lan. Nguồn nước tưới phải sạch, nếu sử dụng nước máy thì phải cho vào hồ chứa và để qua đêm. - Bón phân: Thời gian đầu nên sử dụng loại phân bón lá có chứa B1 và NAA để kích thích cây phát triển rễ và mau phục hồi. Sử dụng mỗi tuần một lần loại phân cá - là loại phân bón lá dạng hữu cơ rất tốt cho lan. Sau đó luân phiên sử dụng B1, phân cá và loại phân bón lá có hàm lượng nitơ cao, ví dụ như 31-11-11 để phun cho lan. Từ 3 - 6 tháng đầu sử dụng liên tục và luân phiên các loại phân bón lá trên. Nếu có điều kiện có thể bổ sung tưới hoặc phun bánh dầu đã được ngâm kỹ, hết mùi hôi và sau đó lọc kỹ đưa vào bình phun cho cây. 2.2.2 Thay chậu, thay giá thể Thay chậu: - Các loại giá thể trồng phong lan sẽ bị xuống cấp theo thời gian, tùy thuộc vào chế độ tưới nước. Thời gian có khác nhau nhưng phần lớn từ 2 – 4 năm. Nếu
  19. 19 không thay đúng lúc hay để quá trễ, giá thể sẽ bị nén lại do sự chống chất lâu ngày sẽ có hại cho cây, do độ ẩm tăng lên quá mức và cây sẽ chết vì nghẹt thở và thối rễ. Tùy theo đặc tính sinh thái của từng loài lan mà thời gian thay chậu sẽ khác nhau. Chúng ta đều biết rằng, khi thay chậu thì ít hay nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến cây, không nên thay chậu vào giai đoạn ra hoa, ngoại trừ trường hợp thật cần thiết. Kỹ thuật thay chậu cho lan cắt cành: Chỉ thay chậu cho những cây khỏe mạnh và được xử lý trừ sâu bệnh vài ngày trước, hoặc thay chậu cho các cây bị lây bệnh đã được xử lý. Cần tránh việc tổn thương đến bộ rễ. Phần lớn các trường hợp chỉ cần lật ngược và đỡ nhẹ vào cây là có thể lấy cây ra khỏi chậu được. Đối với cây lớn, bộ rễ bám vào thành chậu, nếu khó quá buộc phải đập vỡ chậu cũ, sau đó nhẹ nhàng chuyển cây ra ngoài, nếu là chậu nhựa thì dễ dàng hơn. Thay giá thể: - Lan trồng trong chậu lâu ngày ra hoa ít, cần dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá dài, chuyển sang chậu mới, thay giá thể mới, lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại. Giá thể để trồng lan có thể dùng than gỗ, xơ dừa, vỏ lạc,... - Than gỗ nung chặt khúc, kích thước (1 x 2 x 3)cm, đem ngâm, rửa sạch, phơi khô. - Xơ dừa xé tơi ngâm khoảng 1 tuần cho bớt tamin và mặn, phơi khô. Mụn dừa cần rửa sạch phơi khô. Vỏ dừa chặt khúc (1 x 2 x 3)cm xử lý nước vôi 5%. - Vỏ lạc: Dùng vòi nước phun nhiều lần để lượt bỏ một số tạp chất, giảm nhiệt, chất dầu, sau đó cho vỏ lạc vào chậu bằng nhựa hay khay đất nung, kích cỡ tùy loại và độ tuổi. Nếu trồng trên luống thì cho vỏ lạc vào luống dày 20cm. Nếu trồng kinh doanh thì dùng giá thể là vỏ lạc thì giá thành rẻ hơn. Ngoài ra vỏ lạc hút nước ít, độ ẩm vừa phải, lan ít bị nấm hơn. - Đặt cây vào giá thể mới: dùng các dụng cụ đã được vô trùng trên ngọn lửa và để nguội, cắt bỏ các rễ chết, cuống hoa khô, lá chết, các bộ phận ốm yếu... Trước khi đưa cây vào chậu mới, cần đặt dưới đáy chậu một ít đá cuội hoặc các mẫu mốp đã rửa sạch, phủ lên chúng một ít giá thể, đặt cây lên, giữ cho cây đúng vị trí đã định, cho giá thể vào chậu. Loài lan bò ngang, thì thân cây cần phủ một ít giá thể. Đối với loài lan thân đứng (Vanda, Phaleanopsis,...) thì đặt giữa chậu. Còn đối với các loại thân nằm ngang thì cần đặt lệch, để sau này chúng đâm ra là vừa và phần rễ mới sẽ nằm đúng ở giữa chậu. Đối với những bộ rễ hơi cứng (Vanda, Phaleanopsis…) có thể nhúng rễ vào nước ấm (30 0 C) trong vài phút trước khi đưa vào chậu mới. - Sau khi thay chậu: khi thay chậu cây ít nhiều cũng bị tổn thương do tác động cơ học. Vì vậy, cây cần thời gian để phục hồi (khoảng 3 tuần), cần phải có chế độ chăm sóc thích hợp. Cho cây vào trong tối nhằm làm giảm sự bốc thoát hơi
  20. 20 nước sẽ có hại cho cây. Mặt khác, người ta có thể tạo cho giá thể có một độ ẩm đồng đều từ trước. 2.2.3 Bổ sung dinh dưỡng - Cây lan rất cần phân bón, nhưng không cần nồng độ dinh dưỡng cao. Vì vậy, việc bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá. Tùy theo từng loại lan mà nhu cầu bón phân là khác nhau. - Các loại phân bón thường sử dụng cho lan là: HVP, phân bón đầu trâu, phân cá (Fish emlsion), Dyamic,....Đối với phân bón lá tổng hợp NPK: bón mỗi tuần 1-2 lần, liều lượng từ 1 – 2 phần ngàn. Lan con dùng công thức 30 – 10 – 10. Lan lứa và lớn dùng công thức 20 – 20 – 20. Thúc ra hoa dùng công thức 10 – 60 – 10 hoặc 15 – 30 – 15 (sử dụng liên tục khoảng 2 – 3 lần, sau đó ngưng để tránh lan bị suy kiệt). Dưỡng hoa sau khi hoa nở dùng công thức 20 – 20 – 30. Đối với nhóm Mokara nếu chọn được giống tốt, hoa có màu sắc phù hợp mỗi cây sẽ cho từ 6 - 8 cành hoa trong một năm. - Sau khi cắt cành dưỡng cây với công thức 30 – 10 – 10. Nếu dùng phân NPK, cần sử dụng thêm khoáng vi lượng trong các chế phẩm HVP, OMAZA,...theo liều lượng đã được ghi trên nhãn. - Phân hữu cơ: có thể sử dụng 2 – 3 tháng/lần. Lưu ý, khi sử dụng phân cá cần trộn thêm thuốc trừ nấm để ngừa lan bị nhiễm bệnh. Thông thường, trước khi tưới phân phải tưới nước trước, 30 phút sau mới tưới phân, không nên tưới phân lên phát hoa, tưới phân lúc 8 – 9 giờ sáng là tốt nhất. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi: - Trình bày kỹ thuật thay chậu, thay giá thể đối với giống lan thu hoạch cả chậu? - Nêu kỹ thuật chăm sóc đối với lan cắt cành? - Yêu cầu về phân bón đối với lan thu hoạch cả chậu và lan cắt cành có giống nhau không? Vì sao? Thực hành: - Tiến hành phân loại và chăm sóc sau thu hoạch cho các loại hoa lan trong vườn. C. Ghi nhớ: - Kỹ thuật chăm sóc lan thu hoạch cả chậu và lan cắt cành? - Kỹ thuật thay chậu, thay giá thể
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2