intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tiếng Việt (giáo trình đào tạo giáo viên mầm non) (Tập 2): Phần 2

Chia sẻ: Thanh Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

119
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn giáo trình "Tiếng Việt (giáo trình đào tạo giáo viên mầm non) (Tập 2)", phần 2 giới thiệu tới người đọc các nội dung phần 5 - Phong cách học tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tiếng Việt (giáo trình đào tạo giáo viên mầm non) (Tập 2): Phần 2

  1. Chương III ĐẶC ĐIỂM TU TỪ CỦA TIẾNG VIỆT I. ĐẶC ĐIỂM TU TỪ CỦA TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT Dựa vào phong cách ngôn ngữ, ta chia các từ ngữ ra: - Từ ngữ đa phong cách. - Từ ngữ đơn phong cách: từ khẩu ngữ, từ khoa học, từ ngữ hành chính, từ ngữ chính luận, từ ngữ nghệ thuật. 1. Từ ngữ đa phong cách Tiếng Việt có một khối lượng lớn các từ ngữ dùng chung cho mọi phong cách. Ví dụ: cỏ, cây, chim, cá, lợn, gà, xấu, tốt, cứng, mềm; cưòi, hát, chạy, nhảy; đã, sẽ, đang, không, chưa, chang; và, với, nhưng, mà... Từ đa phong cách được mọi người trong xã hội quen biết và sử dụng. 2. Từ ngữ đơn phong cách 1, T ừ k h ẩ u n g ữ Từ khẩu ngữ có những đặc điểm sau: a. Giàu hình ảnh Trong giao tiếp thân mật hàng ngày, các đê' tài trao đổi luôn luôn cụ thể, sinh động, là nguyên nhân làm xuất hiện các từ ngữ giàu hình ảnh. Ví dụ: vác nặng, dẻo miệng, thẳng tay, bạo phổi, ăn cháo đái bát, đâm bị thóc, chọc bị gạo, ba cọc ba đồng... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. b. Giàu sắc thái biểu cảm Từ khẩu ngữ bao giờ cũng gắn vối một thái độ dánh giá riêng của chủ quan lòi nói. Ví dụ: “Lý Cựu bưng bát rượu kề lên môi và gật gật gù gù: - Đây qua cầu rồi, cứ việc đánh chén cho đẫy. Thằng Mới đâu, ông bảo mày lấy thêm chén rượu, làm sao từ nãy đến giờ chưa thấy? Đừng láo, ông thì chẻ xác mày ra” (Ngô Tất Tố) Những từ ngữ khẩu ngữ như "qua cầu’- “đánh chén cho đẫy”, biểu thị thái độ đắc ý, tự mãn; "chẻ xác mày ra” biểu thị thái độ của người có quyền thế. Các thán từ, trợ từ thường dùng trong phong cách khẩu ngữ cũng rấ t giàu sắc thái biểu cảm. Ví dụ: Ô i, á i, h ô i ôi, trờ i ơi...: đ a u đớ n Eo ơi, ối trời ơi.,.: sợ hãi o , ơ, ủa, ơ kìa...: ngạc nhiên Ư (Anh về ư?): thân mật, âu yếm Ạ (Anh về ạ?): lễ phép Cơ (Anh về cơ?): nũng nịu v.v... 2. T ừ n g ủ kh o a học Các ngành khoa học ngoài việc dùrềg các từ ngũ đa phong cách, còn dùng một lớp từ ngữ riêng để biểu thị các khái niệm khoa học, đó là từ ngữ khoa học. Ví dụ: axít, bazơ, tế bào, gen: điện trỏ, dao động, vi phân, tích phân; vật chất, ý thức, duy vật; hàng hoá, thặng dư; hình tượng, điển hình... Các từ ngữ khoa học có những đặc điểm sau: 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. a. Từ ngữ khoa học không m ang sắc thái biểu cảm Từ ngữ khoa học là công cụ đê nghiên cứu khoa học, cho nên không chứa đựng tình cảm riêng của cá nhân. b. Từ ngữ khoa học m ang sắc thái phong cách Có những từ ngữ khoa học chỉ là công cụ riêng của một ngành khoa học. Ví dụ: vi phân, tích phân, axít, bazơ... Có những từ ngữ khoa học được cấu tạo bằng cách sử dụng các từ trong vốn từ ngữ chung như: điểm, đưòng, góc, ngôn ngữ, lòi nói, câu... Người nghiên cứu không thể nhầm lẫn những từ ngữ khoa học này với những từ thường dùng cùng có tên là từ ngữ khoa học. 3. T ừ n g ữ h à n h c h ín h Tính chất pháp chế của phong cách hành chính, thể thức nghiêm chỉnh của hoạt động hành chính đòi hỏi phải có một lớp từ ngữ hành chính, Ví dụ: u ỷ ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân, Bộ Giáo dục Đào tạo, bí thư, bộ trưởng, chủ tịch; hiến pháp, nghị định, thông tư, chỉ thị, hoá đơn, giấy chứng nhận; ban hành, thi hành, chiểu... Các từ ngữ hành chính co những đặc điểm sau: a. Sắc thái biêu cảm Các từ ngữ hành chính nói chung không mang sắc thái biểu cảm, trừ một số ít các từ ngữ thuộc về thể thức hành chính như: kính gửi, kính chuyển, chịu trách nhiệm... thể hiện tính chất kỉ cương, tran g trọng của phong cách hành chính. b. Sắc thái phong cách Các từ ngữ hành chính mang tính ehất nghi thức, trang trọng của phong cách hành chính. 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. 4. T ừ n g ữ ch ín h trị Phong cách chính luận có một lóp từ ngữ riêng cho mình, đó là các từ ngữ chính trị. Ví dụ: công nhân, nông dân, nhân sĩ, chiến sĩ thi đua; phê bình, đoàn kết, vận động, sơ kết, tổng kết; Đảng Dân chủ, cánh hữu, cánh tả; chủ nghĩa yêu nuớc, chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng vô sản, chí công vô tư... Những từ ngữ này biểu thị những quan niệm lí thuyết trong đời sống chính trị của các giai cấp, của dân tộc, của th ế giới. Từ ngữ chính trị có những đặc điểm sau: a. Từ ngữ chính trị mang sắc thái biêu cảm trung hoà Từ ngữ chính trị có thể được xem như một loại từ ngữ khoa học, tuy thể hiện rất rõ lập trường, quan điểm, phương pháp cách mạng nhưng vẫn mang sắc thái biểu cảm trung hoà. b. Từ ngữ chính trị mang sắc thái phong cách chính luận Từ ngữ chính trị mang sắc thái phong cách chính luận. Từ sau Cách mạng tháng Tám, sinh hoạt chính trị đóng vai trò then chốt trong đời sông tinh thần của nhân dân ta. Từ ngữ chính trị trở nên quen thuộc với mọi người, sắc thái phong cách chính luận của nhiều từ ngữ chính trị bị mò dần. v ấn đề đặt ra ở đây là không nên tuỳ tiện đưa từ ngữ chính trị vào trong nói năng thân m ật hàng ngày. 5. T ừ n g ữ n g h ệ th u ậ t Các tác phẩm văn chương có thể sử dụng các từ ngữ của tất cả các phong cách khác, tuy nhiên, những từ khẩu ngữ do có sức tạo hình và biểu cảm lớn, cho nên giữ vị trí quan trọng đặc biệt trong ngôn ngữ văn chương. 102 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. II. ĐẶC ĐIỂM TU TỪ VỂ MẶT NGỮ NGHĨA Quan hệ liên tưởng và quan hệ tổ hợp là cơ sở tạo nên các phương thức tu từ về m ặt ngứ nghĩa. Những phương thức như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ... được cấu tạo chủ yếu dựa trên quan hệ liên tưởng giữa các đối tượng; những phương thức như: điệp ngữ, tăng tiến, ngoa dụ... được cấu tạo chủ yếu dựa trên quan hệ tổ hợp giữa các đối tượng. 1. Các phương thức tu từ cấu tạo theo quan hệ liên tưỏng Nghĩa của từ ngũ vôn biểu thị đối tượng này nay được chuyển sang biểu thị đối tượng khác dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng hoặc tương cận với nhau. 1. So sá n h So sánh mà chúng ta bàn ở đây là so sánh tu từ chứ không phải là so sánh lôgic, so sánh chính xác (ví dụ: Em cũng cao như chị). So sánh tu từ là so sánh các đôi tượng khác loại nhưng có một dấu hiệu chung nào đấy, nhằm biểu hiển một cách hình tượng đặc điểm của một trong các đối tượng đó. Đó là sự so sánh có giá trị hình tượng và giá trị biểu cảm. Ví dụ: Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân (Ca dao) Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã (Tế Hanh) Về m ặt hình thức, so sánh khác vổi các phương thức tu từ cấu tạo theo quan hệ liên tưởng ỏ chỗ bao giờ cũng gồm hai vế: vê' được so sánh và vế so sánh. Mỗi vế có thể gồm một hoặc nhiều đôi tượng. Các đối tượng này có thể là sự vật, tính chất hay hoạt động. Hai vê gắn với nhau tạo nên các hình thức so sánh theo các công thức sau: 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. a. A (Từ so sánh) —B (từ so sánh: như, tựa như, chừng như, hơn, thua, kém...). Ví dụ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Cái được so sánh Cái so sánh ò. A bao nhiêu B bấy nhiêu. Ví dụ: Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu (Ca dao) c. A là B. Ví dụ: Nhân dân ta là bé Văn nghệ là thuyền (Tô’ Hữu) Về mặt nội dung, các đôi tượng nằm trong hai vê so sánh là khác loại, nhưng lại có một nét giông nhau nào đó tạo thành cơ sở cho sự so sánh. So sánh là phương thức được dùng trong phong cách khẩu ngữ, phong cách chính luận, phong cách nghệ thuật. Trong truyện và thơ dành cho trẻ mẫu giáo thì so sánh là phương thức tu từ dược dùng rất nhiều. So sánh thường mang tính cụ thể nên phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ... Ví dụ: - Bác cười đôi mắt như sao (Ánh m ắt Bác Hồ) - Một đoàn máy bay Mỹ N hư một bầy quạ đen (Hoan hô chú bộ đội) - Nước như ai nấu Chết cả cá cờ (Hạt gạo làng ta) 104 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. - Trăng hồng như quả chín - Trăng trong như mắt cá - Trăng bay như quả bóng (Trăng ơi) — Được mẹ yêu thương, chăm sóc, ba cô gái lớn nhanh như thổi, cả ba đều đẹp như trăng rằm. (Ba cô gái) 2. Â n d ụ An dụ tu từ là cách lấy tên gọi của đối tượng này để lâm thời biêu thị một đối tượng khác trên cơ sở của môi quan hệ liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đô'i tượng. Ví dụ: Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thi một dạ khăng khăng đợi thuyền (Ca dao) “Bến” được ca dao lây làm ẩn dụ đê biểu thị người con gái có tấm lòng rấ t mực chung thuỷ. Người ta cũng gọi ẩn dụ là so sánh ngầm vì cấu tạo của nó có những điểm giôYig với so sánh. An dụ khác so sánh ở chỗ chỉ công khai sử dụng một đốì tượng - đôl tượng dùng đê biểu thị, còn đối tượng được nói đến - đô'i tượng biếu thị - thì ẩn đi, không phô ra như so sánh tu từ. Người nghe dựa vào quy luật liên tưởng những nét tương đồng đế tìm ra cái đô'i tượng được nói đến. Ấn dụ không gọi thẳng tên đối tượng mà để người nghe tự tìm đến đối tượng đó trong văn cảnh, theo quy luật của lôigic (hợp lôgic) của tâm lí (thói quen thẩm mĩ). Ấn dụ vừa là công cụ để bày tỏ tình cảm, vừa là công cụ thể hiện nhận thức sâu sắc về đôi tượng. Ví dụ: 105 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vừng trăng sáng, dịu hiền vẫn biết trời xanh là mãi mãi, Mà sao nghe nhói ở trong tim (Viễn Phương) Ân dụ được dùng nhiều trong thơ ca, trong văn xuôi nghệ thuật và cả trong phong cách chính luận. Trong các sáng tốc dành cho trẻ mẫu giáo, ẩn dụ có khi được sử dụng. Ví dụ: Hươu cao cô Hươu vẫn chăm Có móc câu Làm việc nặng Gật gật đầu Yêu bến cảng Trông ngộ nhỉ Có bầy hươu Cho nắm lá Sớm lại chiều Hươu không ăn Câu hàng hoá (Hươu cao cổ) 3. H oán dụ Hoán dụ là cách chuyên đổi lâm thòi tên gọi của đối tượng này sang biểu thị một đối tượng khác dựa trên mốỉ quan hệ lôgic khách hàng giữa hai đối tượng. Về mặt hình thức, hoán dụ giông ẩn dụ ỏ chỗ chỉ có vế biểu hiện, còn vế được biểu hiện được che lấp đi. Nhưng trong khi ẩn dụ biểu hiện môi quan hệ giống nhau giữa hai sự vật thì hoán dụ biểu thị mối quan hệ có thực giữa đôì tượng biểu thị và đối tượng được biểu hiện. Sau đây là những hoán dụ thường gặp: 106 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. a. Hoán dụ biểu thị môi quan hệ giữa bộ phận và toàn thể Ví dụ: Đầu xanh có tội tinh gì Má hồng, đến quá nửa thi chưa thôi (Nguyễn Du) “Đầu xanh” (bộ phận cơ thể) biểu thị con người đương độ trẻ trung (toàn thể). “Má hồng” (bộ phận cơ thể) biểu thị người đàn bà trẻ trung (toàn thể). b. Hoán dụ biểu thị mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật được chứa đựng Ví dụ: Vỉ' sao trái đất nặng ân tinh Nhắc mãi tên người Hồ Chi Minh (TỐ Hữu) “Trái đất” (vật chứa đựng) biểu thị đông đảo nhân dân (vật được chứa đựng). c. Hoán dụ biểu thị mối quan hệ giữa chủ thê và vật sở thuộc Ví dụ: Áo chàm đưa buõi phân li Cầm tay nhau biết nói g ì hôm nay (Tố Hữu) “Áo chàm” biểu thị đồng bào các dân tộc ỏ Việt Bắc. d. Hoán dụ biểu thị mối quan hệ giữa sô' lượng ít và sô' lượng nhiều Ví dụ: Cầu này cầu ái, cầu ân Một trăm con gái rửa chân cầu này (Ca dao) 107 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. “Một trăm ” biểu thị số lượng rấ t nhiều. Chức năng chủ yếu của hoán dụ là nhận thức. Nó được dùng trong nhiều phong cách tiếng Việt, đặc biệt là trong phong cách nghệ thuật. 4. N h â n hoá Nhân hoá là lấy những từ ngữ dùng để biểu thị thuộc tính, hoạt động của người cho đối tượng không phải người, Ví dụ: Mầm non mắt lim dim Cố nhìn qua kẽ lá Thấy mây bay hối hả Thấy lất phất mưa phùn (Võ Quảng) Nhờ sự nhân hoá mà cảnh vật trở nên sinh động. Cơ sồ để tạo nên nhân hoá là sự liên tưởng nhằm phát hiện ra những nét giông nhau giữa người và đối tượng không phải người. Sự sông giữa tính chính xác của việc rú t ra những nét giống nhau và tính chất bất ngờ của việc chỉ ra những nét giông nhau mà ít ai để ý lại là căn cứ để bình giá nhân hoá. Trong nhiều trường hợp, người ta dùng nhân hoá vừa đê miêu tả đối tượng, vừa đế thế hiện tình cảm sâu kín của mình, thái độ đánh giá của mình đôi với đôi tượng được miêu tả. Ví dụ: Đêm qua ra đứng bờ ao Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ Buồn trông con nhện chăng tơ, Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối a i? Buồn trông chênh chếch sao mai, Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ? (Ca dao) 108 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. Nhân hoá được sử dụng trong nhiều phong cách khác nhau: phong cách khẩu ngữ, phong cách chính luận, phong cách nghệ thuật. Ngược lại với nhân hoá là vật hoá, ỏ đây, người ta chuyển đổi các từ ngữ chỉ thuộc tính, vận động của vật sang biểu thị thuộc tính và hoạt động của người. Ví dụ: Đánh một trận sạch không kinh ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông (Nguyễn Trãi) Trong truyện và thơ dành cho trẻ mẫu giáo, thì nhân hoá là phương thức tu từ được dùng rấ t nhiều. Trong tập thơ “Góc săn và khoảng trời", Trần Đăng Khoa đã sử dụng khá nhiều phương thức nhân hoá. Trí tưởng tượng mãnh liệt với tình yêu tha thiết đã làm cho th ế giới xung quanh em sống dậy kì diệu. Ví dụ: Ông trời Cuồn cuộn. Mặc áo giáp đen Cỏ gà rung tai Ra trận. Nghe. Muôn nghìn cây mía Bụi tre Múa gươm Tần ngần Kiến Gỡ tóc. H ành quân Hàng bưởi Đầy đường. Đu đưa Lá khô B ế lủ con Gió cuốn Đầu tròn Bụi bay Trọc lốc (Mưa) 109 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. Chiếc ngõ nhỏ Thở sương đêm Ông trăng lên Cười trong lá (Chiếc ngõ nhỏ) Sông ơi nhớ thương ai Mà bổn mùa nước đỏ (Cầu Cấm) 5. P h ú n g d ụ Phúng dụ là sự miêu tả bằng các hình ảnh sinh động nhằm biểu đạt những vấn đề đạo đức luân lí. Ví dụ: Cà cuống uống rượu la đà, Chim ri ríu rít bò ra lấy phần (Ca dao) Ý nghĩa bề mặt ở đây là hình ảnh con cò, cò con, cà cuống, chim ri và hoạt động của chúng trong một đám tang đồng loại. Ý nghĩa bề sâu được rú t ra là: lên án tệ ma chay ở làng xóm, dưới thời phong kiến; kẻ thì mê tín xem ngày làm ma, bọn thì uông rượu, chè chén, đám thì tranh nhau kiếm phần quanh một nạn nhân đã chết rũ ra rồi. Trong phúng dụ, ý nghĩa bề m ặt chỉ là phương tiện biểu đạt còn ý nghĩa bề sâu mới là mục đích biểu đạt. Chức năng chủ yếu của phúng dụ là chức năng nhận thúc. Nội dung chứa đựng ở phúng dụ được biểu hiện sinh động là nhờ nó được trình bày dưới dạng miêu tả hình ảnh và cảm xúc. Các truyện nôm của ta như: Trinh thử, Trê cóc, Lục súc tranh công đều được tạo theo cách phúng dụ. Những bài thơ của Hồ Chủ tịch như: Con cáo và tổ ong, Bài ca sợi chỉ, 110 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. Nhóm lửa, bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ cũng được xây dựng theo cách phúng dụ. Phúng dụ thường được dùng trong phong cách nghệ thuật và phong cách chính luận. 6. Tượng trư n g Tượng trưng là phương thức chuyển nghĩa dựa vào những ẩn dụ hay hoán dụ đã trở thành quen thuộc, mang tính ưổc lệ xã hội. Trong văn học cổ, hễ nói đến “tùng” “thông”, người ta nghĩ đến người quân tử. Ngày nay, nói đến '‘chim bồ câu” người ta nghĩ đến hoà bình, nói đến “búa”, “liềm” người ta nghĩ đến công, nông... Chức năng chủ yếu của tượng trưng là chức năng nhận thức. Tượng trưng chủ yếu dùng trong phong cách nghệ thuật. 2. Các phương thức tu từ cấu tạo theo quan hệ tổ hợp Trong văn cảnh cụ thể, nhờ cách sắp xếp từ ngữ theo những quan hệ tổ hợp nhất định, mà tăng thêm hiệu lực cho sự diễn đạt về nhận thức hay biểu cảm. 1. D iệp n g ữ Điệp ngữ là p h ư ơ n g th ứ c ngữ, nghĩa, ở đây người ta lặp lại một cách có ý thức hai hay nhiều lần những từ, ngữ như nhau, những kiểu câu hay cách phô diễn như nhau nhằm tạo nên những ấn tượng mới mẻ có tính chất tăng tiên. Sau đây là một số hình thức điệp ngữ. a. Điệp ngữ nối tiếp Ví dụ: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công (Hồ Chí Minh) 111 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. b. Điệp ngữ cách quãng Ví dụ: Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả cây già Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi, Với khi thét khúc trường ca dữ dội Ta bước chăn lên dõng dạc đường hoàng (Thế Lữ) c. Điệp kiểu câu Ví dụ: - Việc gì có lợi cho dân thì ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân thi ta hết sức tránh. (Hồ Chí Minh) Điệp cú pháp thường có lặp từ vựng đi kèm. Ý nghĩa từ vựng có thể là đối chọi nhau hoặc đối chiếu với nhau. Ví dụ: - Đối với người, đang làm gì có lợi cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kì ai làm. gì có hại cho nhân dãn ta và Tô quốc ta tức là kẻ thù. (Hồ Chí Minh) - Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vi lợi ích trăm năm thi phải trồng người. (Hồ Chí Minh) d. Điệp ngữ phô diễn Ví dụ: Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm, xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đãu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, 112 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. Chân mây m ặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn m ặt duyềnh Ả m ầm tiếng sóng kêu quanh g h ế ngồi (Nguyễn Du) Buổi sáng em lên rẫy Buổi chiều mẹ lên rẫy Thây bóng cây kơ-nia Thấy bóng cây kơ-nia Bóng ngả che ngực em Bóng tròn che lưng mẹ Về nhớ anh không ngủ Về nhớ anh mẹ khóc (Ngọc Anh) Điệp ngữ được sử dụng trong phong cách chính luận, phong cách nghệ thuật. 2. Đ ồng n g h ĩa kép Đồng nghĩa kép là phương thức dùng phốỉ hợp nhiều từ ngữ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa nhằm mục đích tránh lặp từ vựng và cung câp cho ngưòi đọc một lượng thông tin mới, một sự đánh giá mới về đối tượng. Ví dụ: Xòe bàn tay bấm đốt Tinh đã bôn năm ròng, Người ta nhủ không trông, Ai củng bảo không mong, Riêng em thì em nhớ... (Trần Hữu Thung) Từ “nhủ” đến “bảo’' từ “trông” đến ‘‘mong”, đến "nhớ”, các từ đồng nghĩa và gần nghĩa này đã tô đậm hình ảnh người vỢ ở hậu phương đang nhớ chồng ở tiền tuyên. Chức năng chủ yếu của đồng nghĩa kép là chức năng nhận thức. Phương thức này được dùng trong phong cách chính luận, phong cách nghệ thuật. Ví dụ: 113 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. Hoan hô a n h g iả i p h ó n g q u â n Kính chào anh, con người dẹp n h â t Lịch sử hôn anh, c h à n g tra i ch â n đ ã t Sông hiên ngang, bất khuất trên đời N hư T h ạ ch S a n h của t h ế k ỉ h a i m ươi (Tố Hữu) hoặc: Phàm cái gì chống lại thống nhất, phải th ắ n g c á n h đập tan, p h ả i k iê n quyết bài trừ, p h ả i n h ấ t lo ạ t sa n phang. (Trường Chinh) 3. Tiêm tiến Tiệm tiến là phương thức sắp xếp các từ ngữ, câu sổi xoay quanh một nội dung theo trình tự tăng dần hoặc giảm dần, nhằm mục đích gây một ân tượng đặc biệt đối VỚI nội dung trình bày. Ví dụ: - Hoà bình, ta có thê vẽ Bác buông cần câu trên một dòng suối thời gian. Nhưng bây giờ dựng tượng Người, ta sẽ dựng tượng Hồ Chí Minh. Vị tướng Hồ Chí Minh.. Vị tư lệnh. Người chỉ huy. Bài vì Ních - sơn đang còn, đ ế quốc Mỹ đang còn. (Chế Lan Viên) Có khi hình thức diễn đạt theo trình tự giảm dần. nhưng nội dung tư tưởng, tình cảm lại theo trình tự tảng lên. Ví àụ: - A i có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc, ai cung phải ra sức chống thực dân cứu nước. (Hồ Chí Minh) Tiệm tiến có chức năng nhận thức và chức năng biểu câm. Nó được dùng trong phong cách chinh luận, phong cách nghệ thuật. 114 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. 4. Tương p h ả n Tương phản là cách sử dụng các từ ngữ có ý nghĩa đôi lập nhau nhằm mục đích cung cấp cho người đọc một lượng thông tin bô sung, làm cho văn bản thêm sinh động, hấp dẫn. Ví dụ: ơ đâu u ám quân thù N hìn lên Việt Bắc, Cụ Hồ sáng soi (Tô Hữu) Thông qua sự tương phản "u ám quân thù” và “Cụ Hồ sáng soi”, một lượng thông tin bổ sung nảy sinh: niềm lạc quan, tin tưởng của nhân dân ta đối với Bác Hồ, với Cách mạng. Trên đây là kiểu tương phản gồm những yếu tô trái nghĩa nhau. Còn có kiểu tương phản phủ định (Ví dụ: “Cứ quan sát kĩ thì rất nản. N hưng tôi chưa nản chỉ vì tin vào ông C ụ' - Nam Cao), kiểu tương phản lâm thời, trong đó các yếu tô đôi lập không phải là những từ trái nghĩa, mà chỉ là lâm thời đốĩ vối nhau trong văn cảnh nhất định (Ví dụ: “Khâu súng là vũ khí có thê giết người. Trái tim là khái niệm gợi nên những tình cảm tốt đẹp’’ - Lưu Quý Kỳ). Tương phản có chức năng nhận thức. Nó được dùng nhiều trong phong cách chính luận, phong cách nghệ thuật. 5. D ột g iá n g Đột giáng là cách gây sự chú ý vào một chi tiết nội dung bằng cách xếp đặt câu văn sao cho khi chuyển sang chi tiết này thì mạch trình bày bị chuyển đổi một cách đột ngột. Ví dụ: Bắt chước ai ta chúc mấy lời, Chúc cho khắp hết cả trên đời Vua quan sĩ tử người trong nước Sao được cho ra cái giống người (Tú Xương) 115 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. Lời chúc cuôi cùng được xếp đặt một cách bất ngờ, đột ngột khiến cho bài thơ có giá trị châm biếm rất cao. Đột giáng thường được dùng trong văn hài hước, đả kích, đồng thời đây cũng là một cách gửi gắm tấm lòng của tác giả. 6. N goa dụ Ngoa dụ là cách cường điệu quy mô của những hiện tượng được miêu tả. Cường điệu quy mô của hiện tượng được miêu tả không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện giúp cho sự biểu đạt đi sâu vào bản chất của sự vật. Ví dụ: - Con rận bằng con ba ba Đềm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh... - Lỗ mũi em tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho. (Ca dao) Ngoa dụ có chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm. Nó được dùng trong phong cách khẩu ngữ, phong cách chính luận, phong cách nghệ thuật. 7. N ói g iả m Nói giảm là nói dùng hình thức biểu đạt giảm bớt mức độ hơn, nhẹ nhàng hơn để thay th ế cho sự diễn đạt bình thường, nhưng qua đó làm tăng thêm giá trị biểu đạt. Ví dụ: Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngầm ngùi lòng ta (Nguyễn Khuyến) Nói giảm vừa mang chức năng nhận thức, vừa mang chức năng biểu cảm. Nó được dùng trong phong cách khẩu ngữ, phong cách chính ìuận, phong cách nghệ thuật. 116 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. 8. Im lặ n g Im lặng là phương thức biểu đạt bằng cách bỏ trống (tín hiệu zêrô...). Nhờ những dòng chữ, những tiếng nói có m ặt mà những dòng chữ, những tiếng nói vắng m ặt trở nên có nghĩa. Ví dụ: Cháu đi đường cháu, Chú lẽn đường xa, Đến nay tháng sáu Chợt nghe tin nhà... Ra thế... Lươm ơi... Im lặng thường được dùng để diễn tả sự e thẹn, uất ức, nghẹn ngào hoặc dùng để châm biếm, đùa vui. Ví dụ: Con đến xin cụ cho con đi ở tù, mà nếu không được thi... thi... thưa cụ... (Nam Cao) Chức năng chủ yếu của phương thức im lặng là chức năng tình cảm. Nó được dùng trong phong cách khẩu ngữ, phong cách nghệ thuật. 9. L ộ n g n g ữ Lộng ngữ là cách vận dụng tiềm năng về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt nhằm tạo nên lượng ngữ nghĩa mới, bất ngờ so vối phần tin cơ sỏ. Lộng ngữ thường dùng để châm biếm, đùa vui. Ví dụ: Bá già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng. Ỏng thầy xem quẻ nói rằng: Lợi th ì có lợi nhưng răng không còn. (Ca dao) 117 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. Lộng ngữ mang chức năng nhận thức và chức năng tình cảm. Nó được dùng trong phong cách khẩu ngữ, phong cách chính luận, phong cách nghệ thuật. 1(1. ĐẶC ĐIỂM TU TỪ CỦA KẾT CẤU cú PHÁP TIẾNG VIỆT 1. Câu đặc biệt - danh từ Câu đặc biệt —danh từ trình bày sự vật hiện tượng như đang tồn tại trước mắt, nhằm đưa ngưòi đọc, người nghe vào cương vị của người chứng kiến. Ví dụ: - Một thằng chạy. Mấy trăm người đuổi. Bụi mù. (Nguvễn Công Hoan) 2. Câu đặc biệt - vị từ Câu đặc biệt —vị từ nêu lên trạng thái, hành động đang diễn ra dường như trước m ắt người đọc, người nghe, ví dụ: - Chửi. Kêu. Đấm. Đá, Thụi. Bịch. (Nguyễn Công Hoan) 3. Câu rút gọn Câu có thê rú t gọn chủ ngữ. vị ngữ, rú t gọn cả chủ ngữ. vị ngữ, vì ngữ cảnh đôi đáp cho phép lược bỏ mà nội dung của cân vẫn được xác định. Ví dụ: - A i làm việc này? - Tôi Các hình thức rú t gọn thường được dùng ở phong cách khâu ngữ, chúng làm cho sự đôi đáp trong phong cách khẩu ngữ diễn ra nhanh chóng, tiện lợi. 4. Các biến thể nhấn mạnh các thành phần chủ ngữ, vị ngữ a. Câu theo kểu “C -- nó (họ, người ta...) - V” Ví dụ: - Đàn bà họ có cái cách tảng lờ hay lắm. (Xam Cao) 118 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2