intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tiêu chuẩn đo lường: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh

Chia sẻ: Dương Hàn Thiên Băng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 của giáo trình "Tiêu chuẩn đo lường" cung cấp cho học viên những nội dung về: tiêu chuẩn và tiêu chuẩn hóa; đo lường và quản lý đo lường; một số tiêu chuẩn liên quan đến thí nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tiêu chuẩn đo lường: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH Ts. Lưu Quang Thủy Th.s Nguyễn Thị Kim Tuyến GIÁO TRÌNH TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG DÙNG CHO BẬC ĐẠI HỌC (LƯU HÀNH NỘI BỘ) QUẢNG NINH - 2020
  2. LỜI MỞ ĐẦU Học phần Tiêu chuẩn đo lường chất lượng là một trong những học phần nằm trong chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật tuyển khoáng và chuyên ngành cơ điện tuyển khoáng bậc đại học trường đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Giáo trình Tiêu chuẩn đo lường chất lượng được biên soạn với mục đích giới thiệu những kiến thức cơ bản về tiêu chuẩn và tiêu chuẩn hóa, mục đích việc thực hiện tiêu chuẩn hóa tại doanh nghiệp cũng như một số tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng sản phẩm quặng và than. Giáo trình cung cấp cho người đọc các khái niệm về đo lường, cách xác định sai số trong phép đo, phương tiện đo. Nguyên nhân gây sai số và cách khắc phục sai số trong phép đo và phương tiện đo cũng như các phương pháp hiệu chuẩn, kiểm định phương tiện đo. Giáo trình cung cấp cho người đọc khái niệm về chất lượng và quản lý chất lượng trong doanh nghiệp, cũng như các hệ thống quản lý chất lượng trên thế giới. Giáo trình được chia làm 5 chương Chương 1: Tiêu chuẩn và tiêu chuẩn hóa Chương 2: Đo lường và quản lý đo lường Chương 3: Chất lượng và quản lý chất lượng Chương 4: Giới thiệu hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 Chương 5: Đánh giá hệ thống chất lượng Giáo trình này là tài liệu chính thức dùng trong giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Cơ điện- Tuyển khoáng, Kỹ thuật tuyển khoáng trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, đồng thời là tài liệu tham khảo cho sinh viên, giáo viên, cán bộ quản lý trong và ngoài ngành. Giáo trình do Ts. Lưu Quang Thủy chủ biên, Th.s Nguyễn Thị Kim Tuyến biên soạn. Trong quá trình biên soạn chắc không tránh khỏi những thiếu sót, mong bạn đọc đóng góp ý kiến để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Mọi đóng góp xin gửi về theo địa chỉ: Bộ môn Tuyển khoáng- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. CÁC TÁC GIẢ 1
  3. Chương 1 TIÊU CHUẨN VÀ TIÊU CHUẨN HOÁ 1.1. Khái niệm chung 1.1.1. Tiêu chuẩn “Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này” Tiêu chuẩn được thiết lập bằng cách thoả thuận giữa các bên hữu quan, là kết quả cụ thể của công tác tiêu chuẩn hoá và do một cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn nhằm cung cấp những quy tắc, nguyên tắc chủ đạo, hướng dẫn hoặc đặc tính cho các hoạt động hoặc kết quả hoạt động để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định. Tiêu chuẩn phải được xây dựng dựa trên các kết quả vững chắc của khoa học - công nghệ và kinh nghiệm thực tế để nhằm đạt được lợi ích tối ưu cho cộng đồng. 1.1.2. Tiêu chuẩn hoá Các hình thức hoạt động của tiêu chuẩn hoá đã có từ thời cổ đại. Trong hai thế kỉ qua, tiêu chuẩn hoá phát triển rộng rãi từ các xí nghiệp tới phạm vi quốc gia và quốc tế. Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc gia đầu tiên được thành lập ở Anh năm 1901. Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế đầu tiên là ISA (International federation of the National Standardizing Associations - ISA), được thành lập từ năm 1926, sau này được kế tục bởi ISO (năm 1947), là tổ chức lớn nhất hiện nay với 148 nước và tổ chức tham gia, trong đó có Việt Nam. Nhiều tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế chuyên ngành và khu vực được hình thành và phát triển trong thế kỉ 20 như Uỷ ban Kĩ thuật Điện Quốc tế IEC (từ 1906), Uỷ ban Tiêu chuẩn hoá Châu Âu CEN, Uỷ ban Tiêu chuẩn liên Mĩ COPANT, Uỷ ban Tư vấn Tiêu chuẩn Châu Á ASAC, Tổ chức tiêu chuẩn hoá khu vực Châu Phi ARSO, Ban Thường trực tiêu chuẩn hoá SEV (1962 - 91), ... Ở Việt Nam, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc gia được thành lập năm 1962. Tiêu chuẩn hóa là các hoạt động có liên quan đến những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhiều lần trong khoa học, kĩ thuật, kinh tế, xã hội nhằm mục đích đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định; cụ thể hoạt động này bao gồm quá trình xây dựng, ban hành, phổ biến và áp dụng các tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn hoá còn được hiểu là việc quy định và áp dụng những định mức và quy tắc nhằm điều chỉnh lĩnh vực hoạt động nhất định của con người để đạt được mức tiết kiệm tối ưu, đồng thời tuân thủ những điều kiện hoạt động và những yêu cầu của kĩ thuật an toàn. 1.1.3. Mục đích của tiêu chuẩn hoá. Tiêu chuẩn hoá được thực hiện dựa trên những thành tựu của khoa học, kĩ thuật và kinh nghiệm thực tế, có tác dụng tích cực tới việc thúc đẩy tiến bộ khoa học kĩ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất và quản lí, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, sử dụng hợp lí tài nguyên và môi trường, bảo đảm an toàn lao động và sức khoẻ con người, phát triển các mối quan hệ hợp tác trong từng nước cũng như trong phạm vi quốc tế. Lợi ích quan trọng của tiêu chuẩn hoá là nâng cao mức độ thích ứng của sản phẩm, quá trình 2
  4. và dịch vụ với những mục đích đã định, ngăn ngừa rào cản trong thương mại và tạo thuận lợi cho sự tăng cường hợp tác về khoa học, công nghệ. Việc soát xét các tiêu chuẩn cho phép phản ánh những thành tựu khoa học kĩ thuật mới nhất và quy định những chỉ tiêu chất lượng phù hợp với nhu cầu và khả năng của các cơ sở sản xuất kinh doanh và nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật của các tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn hóa tạo thuận lợi cho trao đổi thông tin; Phục vụ cho mục đích này là những tiêu chuẩn định nghĩa, các thuật ngữ, quy định các ký hiệu, dấu hiệu để dùng chung. Ví dụ ký hiệu toán học, nguyên tố hoá học, ký hiệu tượng trưng các bộ phận, chi tiết trên bản vẽ, ký hiệu vật liệu.... Tiêu chuẩn hóa sẽ làm đơn giản hoá, thống nhất hoá tạo thuận lợi phân công, hợp tác sản xuất, tăng năng suất lao động, thuận tiện trong hợp đồng mua bán hàng, trong thiết kế, sản xuất, sửa chữa bảo dưỡng sản phẩm; Phục vụ cho mục đích này là các tiêu chuẩn về các chi tiết nguyên vật liệu điển hình như bu lông, đai ốc, vít, đinh tán, thép định hình (I, U, L, T), động cơ, hộp đổi tốc, bánh răng, đai truyền… các tiêu chuẩn về thống nhất hoá, dung sai lắp ghép, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử… Tiêu chuẩn hóa mục đích đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người sử dụng, người tiêu dùng; Phục vụ cho mục đích này là các tiêu chuẩn về môi truờng nước, không khí, tiếng ồn, các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, an toàn cho sản phẩm, thiết bị (bàn là, bếp điện, máy giặt, thang máy, dụng cụ bảo hộ lao động: kính, găng, ủng, mặt nạ phòng độc)... 1.1.4. Các loại tiêu chuẩn 1.1.4.1. Tiêu chuẩn cơ bản Tiêu chuẩn bao trùm một phạm vi rộng hoặc chứa đựng những điều khoản chung cho một lĩnh vực cụ thể. Tiêu chuẩn cơ bản có thể có chức năng như một tiêu chuẩn được áp dụng trực tiếp hoặc làm cơ sở cho những tiêu chuẩn khác. 1.1.4.2. Tiêu chuẩn thuật ngữ Quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. 1.1.4.3. Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật Quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. 1.1.4.4. Tiêu chuẩn phương pháp thử Quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. 1.1.4.5. Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản Quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá. 1.1.5. Cấp tiêu chuẩn Tuỳ theo tổ chức ban hành tiêu chuẩn có các cấp tiêu chuẩn sau: 3
  5. 1.1.5.1. Tiêu chuẩn quốc tế Tiêu chuẩn được một hay nhiều tổ chức hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc tế hoặc Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế chấp nhận và phổ cập rộng rãi. VD: Hệ thống TCQT ISO, IEC. 1.1.5.2. Tiêu chuẩn khu vực Tiêu chuẩn hoá được mở rộng cho tất cả các cơ quan tương ứng của tất cả các nước giới hạn trong một vùng địa lí, khu vực chính trị hoặc kinh tế trên thế giới tham gia. 1.1.5.3. Tiêu chuẩn quốc gia (TCQG) Tiêu chuẩn được cơ quan tiêu chuẩn quốc gia chấp nhận và phổ cập rộng rãi. Ở Việt Nam, TCQG là hệ thống bộ Tiêu chuẩn Việt Nam bao gồm bốn cấp tiêu chuẩn đó là: - Tiêu chuẩn Nhà nước (TCVN) Các tiêu chuẩn do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (STAMEQ) xây dựng, một tổ chức trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Tổ chức này quyết định việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN). Các tiêu chuẩn này được soạn thảo từ các kiến nghị khoa học của các ban kỹ thuật, Uỷ ban kỹ thuật Việt Nam (TCVN/TCS). Các TCVN xây dựng trên cơ sở kết quả của của những nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, và bằng cách chấp thuận áp dụng tương đương một số các tiêu chuẩn vùng hoặc quốc tế. Các tiêu chuẩn quốc gia không chỉ bao gồm các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến các đặc tính sản phẩm mà còn các khía cạnh kiểm tra, đo lường, hệ thống quản lý chất lượng, chứng nhận và công nhận. Tất cả các tiêu chuẩn quốc gia này hỗ trợ và giúp bạn đảm bảo cho chất lượng sản phẩm bạn tự công bố và hệ thống quản lý chất lượng bạn áp dụng đáp ứng các yêu cầu quốc gia và quốc tế. - Tiêu chuẩn ngành (TCN): Giống như các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, các tiêu chuẩn kỹ thuật ngành cũng được dựa trên cơ sở khoa học nhưng do các bộ ngành tương ứng ban hành. Các tiêu chuẩn rất quan trọng với các doanh nghiệp vì chúng sẽ cho các doanh nghiệp biết các tiêu chí và các đặc tính cụ thể mà chất lượng sản phẩm phải tuân thủ. Chúng được công nhận trong các ngành quản lý công việc kinh doanh của các doanh nghiệp và thực hiện trên phạm vi toàn quốc. - Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS): Là yêu cầu kỹ thuật về chất lượng của một sản phẩm do cơ sở tự xây dựng, công bố và chịu trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu dùng. Tiêu chuẩn cơ sở thường không được thấp hơn tiêu chuẩn Quốc gia và tiêu chuẩn ngành. 1.1.6. Đối tượng của tiêu chuẩn: Đối tượng của tiêu chuẩn gồm hai loại: Đối tượng hữu hình: Nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm, hàng hoá, máy móc, thiết bị…; Đối tượng của tiêu chuẩn có thể là một quá trình (ví dụ phương pháp xác định nhiệt lượng của than đá) Đối tượng vô hình: Đơn vị đo, hằng số vật lý, thuật ngữ, ký hiệu… cũng như các phương pháp, quá trình sản xuất, kiểm tra, thủ tục quản lý… 4
  6. 1.1.7. Hiệu lực của tiêu chuẩn Tiêu chuẩn có thể là tự nguyện áp dụng và có thể là bắt buộc. Các tiêu chuẩn thường là áp dụng tự nguyện trừ khi chúng trở thành bắt buộc theo các quyết định ban hành bởi các tham chiếu cụ thể trong luật hoặc các quy định khác. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm ban hành và cập nhật hàng năm các tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc mà các cơ sở phải tuân thủ. Chính phủ Việt Nam khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn tự nguyện do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (STAMEQ) xây dựng. Biết các tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc để sản phẩm của mình được chấp nhận trên thị trường là điều rất cần thiết, các cơ sở có quyền thiết lập mức độ cho tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm của riêng mình, tiêu chuẩn cho phép các cơ sở thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Tiêu chuẩn sản phẩm của cơ sở rõ ràng dựa trên trình độ kỹ thuật của mình. Tuy nhiên, tự cơ sở có thể phát hiện ra những trường hợp mà mình không thể kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất, dẫn đến những thay đổi trong sản phẩm. Những chất lượng bị thay đổi đó gây những khó khăn cho người sử dụng cuối cùng, cho đối tác, và tất nhiên cho công việc kinh doanh của các cơ sở. Vì vậy các cơ sở sản xuất cần biết đến các tiêu chuẩn bắt buộc. Hầu như mọi sản phẩm đều có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người, an toàn và môi trường trong quá trình chúng được sử dụng, vận hành hay áp dụng phải sử dụng những tiêu chuẩn bắt buộc. Tiêu chuẩn bắt buộc giúp chúng ta giảm thiểu những tác động này tới mức có thể chấp nhận được. Những tiêu chuẩn chỉ ra những ngưỡng hay khoảng giới hạn mà cơ sở không được phép vượt qua nếu như muốn tồn tại trong vòng luật pháp. Các tiêu chuẩn bắt buộc đóng một vai trò thiết yếu trong chất lượng sản phẩm và công việc kinh doanh. Các yêu cầu bắt buộc này có thể từ các nhà chức trách địa phương cũng như từ các nhà quản lý thị trường nước ngoài về nhập khẩu, cũng có thể trực tiếp từ các khách hàng. 1.2. Áp dụng tiêu chuẩn 1.2.1. Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn - Tiêu chuẩn phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế. - Tiêu chuẩn phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. - Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan. - Việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải: + Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội. + Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia. 5
  7. + Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết. + Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam. 1.2.2. Cách áp dụng tiêu chuẩn Hoạt động tiêu chuẩn hoá cơ sở gồm ba nội dung chính sau đây: - Xây dựng, ban hành, công bố tiêu chuẩn cơ sở, tham gia hoạt động tiêu chuẩn hoá các cấp. - Áp dụng tiêu chuẩn. - Thông tin tiêu chuẩn. 1.2.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, tham gia hoạt động tiêu chuẩn hoá các cấp Nội dung này bao gồm việc xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở và tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hoá các cấp. a. Xây dựng, ban hành, công bố tiêu chuẩn cơ sở Các cơ sở cần phải có tiêu chuẩn nội bộ cho các đối tượng tiêu chuẩn hoá của mình. Tiêu chuẩn nội bộ đó qui định các điều khoản cần áp dụng để sản phẩm và dịch vụ của cơ sở thoả mãn được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Cơ sở phải xác định được đối tượng nào cần phải được xây dựng tiêu chuẩn, loại tiêu chuẩn nào cần xây dựng để sao cho có đủ tiêu chuẩn phục vụ cho sản xuất kinh doanh của mình. Trong nhiều trường hợp tồn tại những tiêu chuẩn bên ngoài cho chính đối tượng mà cơ sở cần xây dựng tiêu chuẩn nội bộ, như tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, CAC, Codex...), tiêu chuẩn khu vực (EN , . .), tiêu chuẩn quốc gia (TCVN, BS, DIN, AS, JIS,...), tiêu chuẩn ngành, hội, ( ASTM,...) hoặc tiêu chuẩn của các cơ sở khác, thì cơ sở trước hết cần cố gắng tập trung nỗ lực chấp nhận các tiêu chuẩn bên ngoài đó, đặc biệt là những tiêu chuẩn quốc tế thuộc đối tượng ưu tiên hài hoà mà các tổ chức khu vực như ASEAN, APEC,... thông qua cho từng thời kỳ. Về nguyên tắc, mức độ tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hay quốc gia càng cao càng tốt. Nếu không phù hợp hoàn toàn được thì có thể tương đương với thay đổi biên tập hay thay đổi nhỏ về kỹ thuật. Khi không chấp nhận được thì tiêu chuẩn bên ngoài vẫn luôn phải là một tài liệu tham khảo quan trọng nhất trong việc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở. Đối với tiêu chuẩn bên ngoài được các cơ quan có thẩm quyền công bố bắt buộc áp dụng thì tiêu chuẩn cơ sở không được phép trái. Trong trường hợp sản phẩm, hàng hoá của mình theo đúng Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài hay tiêu chuẩn khác thì cơ sở chỉ cần công bố áp dụng tiêu chuẩn đó. Tuy nhiên, đối với tiêu chuẩn cấp càng cao thì khả năng áp dụng hoàn toàn tiêu chuẩn đó sẽ gặp khó khăn. Khi đó, cơ sở cần phải xây dựng các tiêu chuẩn nội bộ trên cơ sở chấp nhận các tiêu chuẩn đó, đồng thời có đưa thêm các yêu cầu phù hợp và cụ thể hơn cho sản phẩm, hàng hoá của mình. b. Tham gia hoạt động tiêu chuẩn hoá các cấp 6
  8. Cơ sở cần tích cực tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hoá các cấp, như cấp quốc gia, ngành , hội, quốc tế, khu vực,... Đây thực sự là biện pháp hữu ích để bảo vệ quyền lợi chính đáng của chính cơ sở mình. Khoản 3 Điều 7 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quy định: ”Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đầu tư phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam, đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho các ngành kinh tế - kỹ thuật.” Khi tham gia vào quá trình xây dựng một tiêu chuẩn nào đó, ngoài việc nắm được nội dung tiêu chuẩn, học hỏi được kinh nghiệm của các bên có liên quan, thì bản thân các quyền lợi chính đáng của cơ sở cũng được quan tâm chú ý tới, điều đó làm cho cơ sở dễ dàng áp dụng và áp dụng có hiệu quả tiêu chuẩn đó hơn. 1.2.2.2. Áp dụng tiêu chuẩn Áp dụng tiêu chuẩn đã ban hành là một nội dung quan trọng của hoạt động tiêu chuẩn hoá cơ sở. Lợi ích của tiêu chuẩn hoá chỉ đem lại khi tiêu chuẩn được áp dụng. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở, tham gia xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật: công bố hàng hoá của mình phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, đồng thời tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tự nguyện áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ sở cần có biện pháp áp dụng có hiệu quả các tiêu chuẩn có liên quan kể cả tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chuẩn bên ngoài. Đối với tiêu chuẩn cơ sở, việc áp dụng thường là bắt buộc trong phạm vi toàn cơ sở. Áp dụng tiêu chuẩn bên ngoài có thể được tiến hành 2 cách: Áp dụng trực tiếp là sử dụng tiêu chuẩn không qua một tiêu chuẩn hay tài liệu nào khác. Áp dụng gián tiếp là sử dụng tiêu chuẩn thông qua một tiêu chuẩn hay tài liệu khác. Tiêu chuẩn có thể được áp dụng toàn bộ hoặc một phần hoặc được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Đối với quy chuẩn kỹ thuật (quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh) thì cơ sở phải tuân thủ áp dụng nghiêm túc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cơ sở phải luôn theo dõi cập nhật các tiêu chuẩn bên ngoài mới nhất có liên quan, cần theo dõi từ khi các tiêu chuẩn còn đang được xây dựng, cử chuyên gia tham gia xây dựng và góp ý dự thảo, khi tiêu chuẩn ban hành cần kịp thời mua và nghiên cứu các biện pháp áp dụng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất trong điều kiện thực tế của cơ sở. Cần đặc biệt lưu ý theo dõi việc ban hành các quy chuẩn kỹ thuật để có biện pháp áp dụng kịp thời. Việc ban hành các quy chuẩn kỹ thuật là thẩm quyền của các cơ quan quản lý các cấp hoặc qui định trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà 7
  9. nước (luật, nghị định, chỉ thị,...) như quy định trong Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Pháp lệnh chất lượng hàng hoá đã nêu trên. Nhìn chung để áp dụng một tiêu chuẩn nào đó cơ sở cần lập phương án áp dụng, rà soát sửa chữa các văn bản kỹ thuật có liên quan, khi cần thiết có thể tổ chức lại sản xuất, đổi mới trong thiết bị công nghệ, mua sắm phương tiện đo lường, thử nghiệm ... ch phù hợp. 1.2.2.3. Thông tin tiêu chuẩn Hoạt động thông tin tiêu chuẩn là hoạt động rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn phát triển thương mại trên quy mô toàn cầu hiện nay. Thông tin tiêu chuẩn trong nội bộ cơ sở có thể bao gồm các nội dung sau: a . Các hoạt động thông tin tư vấn - Tìm kiếm, thu thập các tiêu chuẩn và các thông tin về tiêu chuẩn đo lường chất lượng cần thiết; - Nghiên cứu tìm hiểu giải thích làm sáng tỏ nội dung và dịch các tiêu chuẩn cần thiết. b. Quản lý thư viện nội bộ - Cập nhật cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; - Mua tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và tài liệu có liên quan; - Phục vụ bạn đọc. c. Phát hành nội bộ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hướng dẫn và các thông tin tiêu chuẩn khác Cơ sở cần tổ chức hệ thống phát hành, phân phối các tiêu chuẩn, các hướng dẫn và các thông tin tiêu chuẩn khác, sao cho những tài liệu hoặc thông tin đến được đúng địa chỉ của những bộ phận, cá nhân có liên quan trong cơ sở một cách kịp thời, tránh tình trạng thất lạc, đến muộn, không thường xuyên. d. Thông tin, tuyên truyền công tác tiêu chuẩn hoá Thông tin, tuyên truyền hoạt động tiêu chuẩn hoá là việc cần được làm thường xuyên, đặc biệt đối với các cơ sở nơi mà tiêu chuẩn hoá còn là một khái niệm chưa được phổ cập. Phải tận dụng các biện pháp và phương tiện tuyên truyền khác nhau để làm mọi người hiểu được ý nghĩa và lợi ích của tiêu chuẩn hoá và các hoạt động liên quan để từ đó lôi cuốn họ tham gia tích cực vào hoạt động tiêu chuẩn hoá cơ sở. 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng tiêu chuẩn 1.2.3.1. Chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật - Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật. - Hỗ trợ, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ phục vụ hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật. - Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và quy 8
  10. chuẩn kỹ thuật, đầu tư phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam, đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho các ngành kinh tế - kỹ thuật. 1.2.3.2. Hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn - Nhà nước khuyến khích mở rộng hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức, cá nhân nước ngoài về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và cùng có lợi. - Nhà nước tạo điều kiện và có biện pháp thúc đẩy việc ký kết các thoả thuận song phương và đa phương về thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả đánh giá sự phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ. 1.2.3.3. Những hành vi bị nghiêm cấm - Lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật để cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại của tổ chức, cá nhân. - Thông tin, quảng cáo sai sự thật và các hành vi gian dối khác trong hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật. - Lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật để gây phương hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 1.2.4. Cấu trúc của Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ 1/1/2007) hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam gồm: Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN; Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS. Tính đến hết năm 2006, tổng số TCVN đã ban hành là hơn 8000. Tuy nhiên, trong số đó nhiều tiêu chuẩn đã huỷ bỏ hoặc được soát xét thay thế, vì vậy Hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành khoảng 6000 TCVN. Các TCVN hiện hành được phân loại theo những lĩnh vực/chủ đề của Khung phân loại TCVN hoàn toàn phù hợp với khung phân loại Tiêu chuẩn Quốc tế. Những ưu điểm chính Hệ thống TCVN hiện hành có những ưu điểm chủ yếu sau đây: - Hệ thống TCVN đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế xã hội, ... - Về cơ bản, Hệ thống TCVN đã được xây dựng và phát triển sát thực các đối tượng cần thiết, được bổ sung kịp thời các tiêu chuẩn thuộc các đối tượng theo yêu cầu quản lý cấp bách,... - Được soát xét kịp thời để loại ra khỏi Hệ thống các TCVN đã quá lạc hậu hoặc không còn cần thiết hoặc thuộc các đối tượng có thể quản lý dưới dạng các văn bản khác, hoặc cấp khác. 9
  11. - Số lượng TCVN hoàn toàn phù hợp hoặc tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước ngoài ngày một nhiều hơn. - Tính đồng bộ các nội dung (loại) tiêu chuẩn được chú trọng. - Thủ tục và phương pháp xây dựng TCVN luôn được cải tiến. - Thủ tục xây dựng TCVN đã được cải tiến nhiều lần, lần cuối cùng vào năm 1993 và hiện nay đang áp dụng thủ tục gần giống với thủ tục xây dựng tiêu chuẩn quốc tế ISO. - Từ năm 1994, việc xây dựng tiêu chuẩn được thực hiện theo phương pháp ban kỹ thuật. Phương pháp ban kỹ thuật đem lại những kết quả đáng quan tâm là: thời hạn xây dựng TCVN giảm xuống trung bình còn một năm (trước đây trung bình là 2 năm), chất lượng các TCVN được cải thiện... Những vấn đề cần khắc phục Mặc dù có một số ưu điểm đã nêu trên, nhưng hệ thống TCVN hiện nay thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới hiện nay và còn có một số tồn tại như sau: - Hệ thống TCVN thực sự chưa được áp dụng rộng rãi, thực sự chưa phát huy được hiệu quả và hiệu lực cao. - Trình độ khoa học kỹ thuật của nhiều TCVN còn thấp, và lạc hậu cần phải soát xét thay thế. - Số lượng tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận còn chiếm tỷ trọng chưa cao trong hệ thống TCVN . Một số phương hướng hoàn thiện hệ thống TCVN và biện pháp thực hiện Để công tác tiêu chuẩn hoá ở Việt Nam thực sự trở thành công cụ quan trọng phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, trong thời gian tới cần hoàn thiện hệ thống TCVN theo các hướng sau đây: - Hệ thống TCVN phải có hiệu quả và được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn. - Các tiêu chuẩn phải được coi là cơ sở phục vụ sản xuất kinh doanh, phục vụ quản lý kinh tế-xã hội, hướng dẫn xuất nhập khẩu... - Để đảm bảo yêu cầu này cần gắn quá trình viết dự thảo tiêu chuẩn với việc khảo sát thực tế và cả thử nghiệm khi cần thiết, gắn việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn xây dựng xong cần được phổ biến và phát hành rộng rãi. Cần có quy chế cụ thể và cơ chế bảo vệ bản quyền các ấn phẩm tiêu chuẩn. - Hệ thống TCVN phải bao trùm được các đối tượng sản phẩm, hàng hoá, quá trình và dịch vụ phổ biến nhằm đáp ứng được nhu cầu quản lý của Nhà nước; bảo vệ sức khoẻ, an toàn, vệ sinh. môi trường; nâng cao chất lượng, uy tín và sức cạnh tranh phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, xuất khẩu; thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội khác. - Hệ thống TCVN phải đạt trình độ khoa học kỹ thuật ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực và có mức độ hài hoà cao so với các tiêu chuẩn quốc tế thông qua việc tăng cường chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế thành TCVN, đồng thời tiếp tục soát xét thay thế các tiêu chuẩn lạc hậu không còn phù hợp. 10
  12. - Khi chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành TCVN, có thể sử dụng các phương pháp chấp nhận khác nhau sau đây: phương pháp chấp thuận, phương pháp tờ bìa và phương pháp xuất bản lại (in lại, dịch hoặc biên soạn lại). - Hệ thống TCVN phải đồng bộ về các nội dung (loại) tiêu chuẩn cho từng đối tượng. Các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật phải có các tiêu chuẩn về phương pháp thử kèm theo. Vì vậy các tiêu chuẩn về phương pháp thử được chú trọng bổ sung cho những đối tượng đã có tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật. - Hệ thống TCVN phải được xây dựng phù hợp với các hướng dẫn phương pháp luận và các nguyên tắc mới nhất của ISO /IEC về cấu trúc và thể hiện nội dung và trình bày tiêu chuẩn nhằm đẩy nhanh quá trình chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành TCVN và tạo tiền đề để Việt Nam dễ dàng tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế và tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tế sau này. - Hệ thống TCVN phải được xây dựng theo phương pháp ban kỹ thuật, với sự tham gia của nhiều bên liên quan, tập hợp các chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm và đại diện của các cơ quan quản lý, các tổ chức khoa học và công nghệ, các tổ chức tiêu thụ hoặc người tiêu dùng và các thành phần khác có liên quan, đặc biệt cần thu hút nhiều hơn nữa đại diện các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn. - Điện tử hoá quá trình xây dựng TCVN. Đây là xu thế tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình xây dựng tiêu chuẩn phù hợp với xu thế chung của các tổ chức tiêu chuẩn hoá khác trên thế giới, đặc biệt với ISO và IEC. 1.3. một số tiêu chuẩn liên quan đến thí nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm 1.3.1. Một số tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm sạch đối với quặng 1.3.1.1. Quặng sắt Sắt là nguyên tố có trữ lượng lơn trong vỏ trái đất, chiếm 4,2% và đứng thứ tư sau ôxy, silic và nhôm. Sắt tồn tại trong nhiều khoáng vật là hợp chất của ôxy và lưu huỳnh. Quặng sắt có 4 loại chính là hêmatit (Fe2O3) với hàm lượng sắt tốt đa đạt 70%, manhêtit (Fe3O4) với hàm lượng sắt tốt đa đạt 72,4%, limonit (Fe2O3mH2O) với hàm lượng sắt tốt đa đạt 66%, pirit (FeS2) với hàm lượng sắt tốt đa đạt 46,6%. Trong quặng sắt có nhiều tạp chất như: SiO2, CaCO3, Al2O3, MgO, S, P… người ta đánh giá chất lượng tinh quăng thông qua các chỉ tiêu chính là hàm lượng sắt và các tạp chất có hại, cấu trúc và tính hoàn nguyên của quặng. Quặng tinh có hàm lượng sắt đạt trên 50% là có thể đưa luyện kim được. Các tạp chất có hại chủ yếu là lưu huỳnh, phốt pho ngoài ra còn có asen, chì, kẽm. Hàm lượng tạp chất yêu cầu có trong trong quặng sắt đem luyện gang cho ở bảng 1-1. Bảng 1-1. Hàm lượng tạp chất yêu cầu có trong tinh quặng sắt (Tiêu chuẩn Việt nam) Hàm lượng (%) S2 P Zn Pb Cu As TiO2
  13. Quặng mangan được sử dụng phần lớn cho luyện kim (chiếm 90%), phần còn lại là sử dụng trong sản xuất điôxyt mangan điện phân, điôxyt mangan hoá chất… Mangan có hàm lượng 0,3% đến 1,3% trong gang đúc, từ 1,5% đến 1,75% trong gang luyện thép và từ 16% đến 19% trong thép hợp kim. Tiêu chuẩn chất lượng quặng tinh mangan cho ở bảng 1-2; 1-3và 1-4 Bảng 1-2. Yêu cầu chất lượng quặng tinh mangan dùng luyện gang (Tiêu chuẩn Liên Xô) Mác Hàm lượng% Mn +Fe SiO2 Mn/Fe P, không quá IA 50 – 60
  14. Bảng 1- 5. Yêu cầu chất lượng quặng tinh crôm xuất khẩu Hàm lượng; Mác % II (Liên xô) 308 (Việt Nam) 311(Việt Nam) Trung Quốc Cr2O3 > 46 51 - 52 50 45 Fe2O3 < 27 – 28 25 25 23 SiO2 < 6,5 1,5 – 2,0 3 CaO < 1,0 1,0 1,0 Không hạn chế Độ ẩm < 0,5 - - - Bảng 1- 6. Yêu cầu chất lượng quặng tinh crôm hàng hoá (Tiêu chuẩn Việt Nam) Hàm lượng; % Nhãn 1 2 3 4 5 6 Cr2O3 ≥ 52 50 45 45 50 52 SiO2 ≤ 5 7 10 8 7 P ≤ 0,006 0,01 0,013 - - - Fe2O3 ≤ - - - 13 14 16 CaO ≤ - - - 1,3 1 - Cr2O3/FeO ≥ 3,3 3,0 2,5 - - - 1.3.1.4. Quặng chì Khoáng vật chì trong tự nhiên có nhiều, nhưng chủ yếu là các khoáng vật Galenit (PbS) hàm lượng chì đạt 86,6%, xeruxit (PbCO3) hàm lượng chì đạt 77,5% , krokoit (PbCr)4) hàm lượng chì đạt 64% , Vunphenit (PbMoO4) hàm lượng chì đạt 56,4%, Bulengolit (Pb5Cb4S11) hàm lượng chì đạt 55,4%. Chì được sử dụng nhiều trong ngành công nhiệp hoá chất như làm bình điện phân và trong các thiết bị chống ăn mòn. Chì còn được sử dụng trong ngành kỹ thuật điện, y học, quân sự…Chỉ tiêu chất lượng tinh quặng chì cho ở bảng 1-7 Bảng 1-7. Yêu cầu chất lượng quặng tinh chì (Tiêu chuẩn Liên Xô) Mác Hàm lượng% Pb Zn Cu KC 70 2 1,5 KC – 1 73 13 1,7 KC – 2 65 4 2,0 KC – 3 60 6 2,5 KC – 4 55 8 3,5 KC – 5 50 10 4,0 KC – 6 45 11 5,0 KC – 7 40 13 6,0 13
  15. 1.3.1.5. Quặng kẽm Khoáng vật chính của kẽm là sphalerit (ZnS) hàm lượng kẽm đạt 67,08%, Kalamin (Zn(OH)2SiO2) hàm lượng ôxyt kẽm đạt 67,5%, cmitconit (ZnCO3)hàm lượng ôxyt kẽm đạt 64,8%. Quặng kẽm thường cộng sinh với với các khoáng vật khác như chì, sắt,đồng, antimon, cađimi, vàng bạc. Yêu cầu tinh quặng kẽm để luyện phải có hơn 50%Zn, và hàm lượng các tạp chất càng nhỏ càng tốt. Hàm lượng lưu huỳnh giảm đến mức triệt để
  16. 1.3.1.6. Quặng thiếc Thiếc là kim loại được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như công nghiệp thực phẩm, điện, điện tử, hoá học... Thiếc nằm trong các khoáng vật oxyt, sunfua, silicat, sunfostanat, bonat… Các khoáng vật đó gồm canxiterit (SnO2) arandizit (SnO5(SiO2)3(OH)8), stokezit (CaSn(Si3O9)2.H2O) … Yêu cầu chất lượng tinh quặng thiếc cho ở bảng 1-10 Bảng 1-10 . Yêu cầu chất lượng quặng tinh thiếc (Tiêu chuẩn Liên Xô) Mác TQ Hàm lượng Hàm lượng tạp chất không lớn hơn % Sn% ≥ Pb As S Cu Zn WO3 KO - 1 60 2 0,3 0,3 - - 3 KO - 2 45 2 0,3 0,3 - - 3 KOZ - 1 30 2 - - - - 5 KOZ - 2 15 2 - - - - 5 KOIII - 1 15 2 2,0 0,5 5 3 5 KOIII - 2 8 2 1,5 0,5 5 3 5 KOIII - 3 5 3 0,5 - - - 5 KOC - 1 15 5 2,0 1,5 0,5 3 5 KOC - 2 8 5 1,5 1,5 0,5 3 5 KOC - 3 5 5 0,5 - - - 5 1.3.1.7. Quặng đồng Đồng là kim loại màu được sử dụng rộng rãi trong các ngành quan trọng như chế tạo máy, quốc phòng, giao thông vận tải, điện và điện tử… Khoáng vật chứa đồng gồm: Chancozin (Cu2S), kovelin (CuS), bornit (Cu3FeS4), chancopirit (CuFeS2)… Quặng đồng thường cộng sinh với các khoáng vật khác như niken, coban, chì, kẽm, sắt và đất đá. Yêu cầu chất lượng tinh quặng đồng cho luyện kim ở bảng 1-11 Bảng 1-11. Yêu cầu chất lượng quặng tinh đồng (Tiêu chuẩn Liên Xô) Mác QT Hàm lượng; % Cu > Zn < Pb < KM – 0 40 2 2,5 KM – 1 35 2 3,0 KM – 2 30 3 4,5 KM – 3 25 5 4,0 KM – 4 23 10 7,0 KM – 5 20 10 8,0 KM – 6 18 11 9,0 KM – 7 15 11 9,0 15
  17. 8. Quặng vonfram Bảng 1-12. Yêu cầu chất lượng quặng tinh vonfram(Tiêu chuẩn Việt Nam) Mác Hàm lượng Độ ẩm; Hàm lượng tạp chất không lớn hơn % TQ WO3 ;% ≥ % ≤ MnO SiO2 P S As Sn Cu Mo Pb Cb QTW-1 65 1 18 5 0,05 0,7 0,1 0,5 0,1 0,1 0,2 0,2 QTW-2 50 2 15 7 0,05 0,8 0,1 1,0 0,15 0,2 0,4 0,4 1.3.1.9. Một số tiêu chuẩn của các sản phẩm luyện kim - Thiếc thỏi 99,95% Sn: Sn ≥99,95%, As ≤ 0,007%, Fe ≤ 0,005%, Cu ≤ 0,005%, Pb ≤ 0,001%, Bi ≤ 0,02%, Sb ≤ 0,005%, S ≤ 0,003% - Thiếc thỏi 99,75% Sn Sn ≥99,75%, As ≤ 0,035%, Fe ≤ 0,015%, Cu ≤ 0,045%,Pb ≤ 0,06%, Bi ≤ 0,08% , Sb ≤ 0,04%, S ≤ 0,02% - Bột kẽm 90% ZnO: Zn ≥ 72,2%, Pb≤ 0,05% - Bột kẽm 80% ZnO: Zn ≥ 64,2%, Pb≤ 0,12%, - Bột kẽm 60% ZnO: Zn ≥ 60% - Gang đúc: Si=1,2-:-3,6%, Mn≤ 0,1%, S≤ 0,06% - Fero Mangan 65: Mn ≥ 65% - Fero Silic 45: Si ≥ 45% - Đồng thỏi: Cu = 99,95% - Chì thỏi: Pb ≥ 99,98% - Vàng thỏi: Au = 99,95% 1.3.1.10. Một số tiêu chuẩn của đá vôi, Đôlômit dùng trong luyện kim, công nghiệp hóa chất và nguyên liệu xi măng (TCTQ-DZ/T0213-2002) Bảng 1-13. Yêu cầu về thành phần hóa học của dung môi trong luyện kim kim loại đen Thành phần hóa học,% Chủng loại Hàm lượng CaO CaO+MgO MgO SiO2 P S Giới hạn ≥48 ≤3.0 ≤4.0 ≤0.04 ≤0.15 Đá vôi Công nghiệp ≥50 ≤3.0 ≤4.0 ≤0.04 ≤0.15 Giới hạn ≥49 ≤8.0 ≤4.0 ≤0.03 ≤0.12 Đôlômit Công nghiệp ≥51 ≤8.0 ≤4.0 ≤0.03 ≤0.12 Bảng 1-14. Yêu cầu về thành phần độ hạt của đá vôi trong luyên kim Độ hạt Dmax Cho phép về giới hạn thay đổi % Hình thức (mm) (mm) Giới hạn trên Giới hạn dưới Luyện cục ≤3 ≤6 ≤10 Luyện sắt 15-60 ≤80 ≤10 ≤6 16
  18. Bảng 1-15. Yêu cầu về thành phần hóa học của đôlômit khi dung làm dung môi và vật liệu chịu lửa Thành phần hóa học,% Hàm Đôlômit làm vật liệu chịu lửa thành lò Đôlômit làm dung môi lượng MgO Al2O3+Fe2O3+Mn3O4+SiO2 SiO2 MgO Al2O3+Fe2O3+Mn3O4+SiO2 SiO2 Giới ≥18 ≤3.0 ≤1.5 ≥15 ≤10 ≤4 hạn Công ≥20 ≤3.0 ≤1.5 ≥16 ≤40 ≤4 nghiệp Bảng 1-16. Yêu cầu về thành phần độ hạt của Đôlômit trong luyên kim Độ hạt (mm) Tỷ lệ trên cỡ, dưới cỡ 0-5 Dmax = 6 (mm); tỷ lệ cục >5(mm) nhỏ hơn 5% Dmin = 3(mm); tỷ lệ cục 20(mm) nhỏ hơn 5% Dmin = 8(mm); tỷ lệ cục 40(mm) nhỏ hơn 5% Dmin = 30(mm); tỷ lệ cục 80(mm) nhỏ hơn 10% Dmin = 20(mm); tỷ lệ cục < 30(mm) nhỏ hơn 10%; 30 - 100 Dmax = 120(mm); tỷ lệ cục >100(mm) nhỏ hơn 10% Bảng 1-17. Yêu cầu về thành phần hóa học của đá vôi khi làm nguyên liệu trong xi măng Thành phần hóa học,% Chủng fSiO2 loại CaO MgO K2O+Na2O SO3 Thạch anh Đá lửa Cấp I ≥48 ≤3 ≤1.6 ≤1 ≤6 ≤4 Cấp II ≤45 ≤3.5 ≤0.8 ≤1 ≤6 ≤4 Bảng 1-18. Yêu cầu về thành phần hóa học của nguyên liệu đất sét, silíc Thành phần hóa học Chủng Nguyên liệu đất sét Nguyên liệu silíc loại Tỷ lệ Tỷ lệ MgO K2O+Na2O SO3 SiO2 MgO K2O+Na2O SO3 SM AM Loại I ≥3-4 1.5-3.5 ≤3% ≤4% ≤2% ≤80% ≤3% ≤2% ≤2% Loại II 2-
  19. 1.3.1.11. Một số tiêu chuẩn đối với quặng đồng, chì, kẽm, bạc, niken, molipden (TCTQ-DZ/T0214-2002) Bảng 1-19. Yêu cầu về các chỉ tiêu công nghiệp quặng Đồng Quặng sunfua Quặng Hạng mục Khai thác hầm lò Khai thác lộ thiên ôxit Giới hạn hàm lượng, % 0.2 - 0.3 0.2 0.5 Hàm lượng công nghiệp (min), % 0.4 - 0.5 0.4 0.7 Hàm lượng bình quân, % 0.7- 1.0 0.4 - 0.6 Bảng 1-20. Thành phần các đi kèm nguyên tố trong quặng đồng Cd, Se,Te, Nguyên Pb Zn Mo Co WO3 Sn Ni S Bi Au Ag Ga, Ge, Re, tố In, Tl Hàm 0.2 0.4 0.01 0.01 0.05 0.05 0.1 1 0.05 >0.001 lượng, % Hàm 0.1 1 lượng,g/t Bảng 1-21. Yêu cầu về các chỉ tiêu công nghiệp quặng chì kẽm Quặng sunfua Quặng hỗn hợp Quặng ôxit Hạng mục Pb Zn Pb Zn Pb Zn Giới hạn hàm lượng, % 1.3-0.5 0.5-1 0.5-0.7 0.8-1.5 0.5-1 1.5-2 Hàm lượng công nghiệp(min), % 0.7-1 1-2 1-1.5 2-3 1.5-2 3-6 Hàm lượng bình quân,% 5-8 6-9 10-12 Bảng 1-22. Thành phần các nguyên tố đi kèm trong quặng chì kẽm Nguyên tố Cu WO3 Sn Mo Bi S Sb CaF2 Au Ag Hàm lượng, % 0.06 0.06 0.08 0.02 0.02 4 0.4 5 Hàm lượng,g/t 0.1 2 Nguyên tố As Cd In Ga Ge Se Te Tl Hg U Hàm lượng, % 0.02 0.01 0.001 0.001 0.001 0.001 0.001 0.001 0.005 0.02 Bảng 1-23. Yêu cầu về các chỉ tiêu công nghiệp quặng Niken Sunfua Niken Quặng Hạng mục Quặng gốc Quặng ôxit ôxit- silicat Hầm lò Lộ thiên Hầm lò Lộ thiên Giới hạn hàm lượng, % 0.2-0.3 0.2-0.3 0.7 0.7 0.5 Hàm lượng công nghiệp 0.3-0.5 0.3-0.5 1 1 1 (min), % Hàm lượng bình quân,% 0.8-2 0.6-1 1.5 1.2 18
  20. Bảng 1-24. Thành phần các nguyên tố đi kèm trong quặng Niken Nguyên tố Pt, Pb Os, Ru, Rh,Ir Au Ag Co Se Te Hàm lượng, g/t 0.08 0.02 0.05-0.1 1.0 Hàm lượng, % 0.01 0.0006 0.0002 Bảng 1-25. Yêu cầu về các chỉ tiêu công nghiệp quặng Molipden Quặng sunfua Hạng mục Lô thiên Hầm lò Giới hạn hàm lượng, % 0.03 0.03-0.05 Hàm lượng công nghiệp (min), % 0.06 0.06-0.08 Hàm lượng bình quân,% 0.08-0.1 0.1-0.12 Bảng 1-26. Thành phần các nguyên tố đi kèm trong quặng môlipden Nguyên tố WO3 Cu Pb Zn Fe S Bi Re Hàm lượng, % 0.06 0.1 0.2 0.4 10 1 0.03 Hàm lượng, g/t 10 Bảng 1-27. Yêu cầu về các chỉ tiêu công nghiệp quặng bạc Hạng mục Chỉ tiêu Giới hạn hàm lượng, g/t 40-50 Hàm lượng công nghiệp (min), g/t 80-100 Hàm lượng bình quân,g/t >150 Bảng 1-28.Thành phần các nguyên tố đi kèm trong quặng bạc Nguyên tố Au Pb Zn Cu S Cd Mn Hàm lượng, % 0.2 0.4 0.1 2 0.005 4 Hàm lượng, g/t 0.1 Bảng 1-29. Tiêu chuẩn về chất lượng tinh quặng đồng Loại sản Hàm lượng Cu Hàm lượng tạp chất không lớn hơn, % phẩm không nhỏ hơn, % As Pb+Zn Mg Bi Cấp 1 30 0.05 2 1 0.05 Cấp 2 25 0.20 5 3 0.20 Cấp 3 20 0.30 8 4 0.30 Cấp 4 13 0.40 12 5 0.50 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2