intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIỚI THIỆU VỀ CRITICAL

Chia sẻ: Lê Văn Châu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

89
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Critical thinking không hướng vào sự thể hiện năng lực tư duy lôgic qua sự phân tích, chứng minh vấn đề (mặc dầu điều này rất cần cho Critical thinking) mà quan trọng hơn và cần thiết hơn là xác lập quan niệm, thiết kế một kế hoạch ý tưởng - hành động với mục đích nhất định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIỚI THIỆU VỀ CRITICAL

  1. 1 NỘI DUNG BIÊN SOẠN LÝ THUYẾT PHẦN I (Xin lưu ý đây là phần biên soạn lý thuy ết cho giáo trình CT. Còn bài gi ảng cho CT sẽ từ tinh thần này mà hiện thực hoá cho phù hợp. GIỚI THIỆU VỀ CRITICAL THINKING Critical thinking không hướng vào sự thể hiện năng lực tư duy lôgic qua s ự phân tích, chứng minh vấn đề (mặc dầu điều này rất cần cho Critical thinking) mà quan trọng hơn và cần thiết hơn là xác lập quan ni ệm, thi ết k ế m ột k ế ho ạch ý tưởng - hành động với mục đích nhất định. Critical thinking luôn đòi hỏi mỗi một vấn đề cần phải được phân tích và đánh giá (thẩm định) một cách rõ ràng với tính chính xác cao nhất có thể có trong s ự tương quan giữa các yếu tố với độ sâu và bề rộng cùng với tính h ợp lý trong l ập luận. Lập luận được tiến hành dựa trên một mục tiêu cần đạt được. Mọi dữ liệu trong lập luận phải được diễn giải thông qua các khái ni ệm hay quan niệm đưa đến những giả định (giả thuyết) định hướng cho hoạt động nhằm đạt mục tiêu có hiệu quả cao nhất. Critical thinking trang bị cho người học: Kỹ năng – Tâm thế – Hành động Kỹ năng: là trước mỗi vấn đề cần phải biết đặt ra các câu hỏi: Đâu là y ếu t ố cơ bản của vấn đề? Có thể tiếp cận vấn đề này từ quan điểm nào? Nh ững giả định được đưa ra có ý nghĩa gì? Những mô hình đưa ra có nhất quán v ới y ếu t ố cơ bản của vấn đề không? Yếu tố nào làm cho vấn đề trở nên phức tạp? Làm thế nào để có thể kiểm tra độ chính xác, độ tin cậy của những dữ kiện được đưa ra?... Từ đây mà tiến hành thu thập và đánh giá những thông tin liên quan, diễn giải, phân tích, suy luận, tự xác định lại giá trị… bằng nh ững l ập luận khoa học và hợp lý. Tâm thế: Suy nghĩ cởi mở trong giới hạn lựa chọn của suy nghĩ, th ừa nhận và đánh giá mức độ đúng – sai các giả định, các kết quả thực tế để trao đổi m ột cách hiệu quả với người khác nhằm tìm ra các giải pháp cho các vấn đề ph ức tạp. Hành động: Do còn hạn chế về nhận thức nên những quan điểm, ý tưởng của người học chưa rõ ràng, nhiều chỗ còn mâu thuẫn. Nhưng điều đó không quan trọng. Nếu như người học biết cách thể hiện suy nghĩ của mình và thực hành theo những suy nghĩ đó, nếu như người học đã xác lập được sự thiết kế chương “ý tưởng – hành động” của riêng mình, mặc dầu chưa hoàn thiện, có thể hôm nay phải phá bỏ chỗ này, xây dựng lại chỗ kia, có th ể ngày mai mình s ẽ có ý t ưởng khác với ngày hôm nay…. thông qua sự thực hiện kế hoạch bằng những hành động cụ thể. Dựa vào những tiêu chuẩn cụ thể, khách quan và khoa học, sẵn
  2. 2 sàng và can đảm xét lại mọi chương rình và kế hoạch. Rút kui khi th ấy mình sai lầm. Điều chỉnh lập tức khi thấy có sự sai lệch. Khi người học đã xác định cần có sự thay đổi nh ư thế để cu ộc sống hoàn thi ện hơn thì đó là sự thành công của Critical thinking. Với “ngôn ngữ và hành động trí tuệ” như vậy làm cơ sở để thẩm định vấn đề thì sinh viên có thể ứng dụng Critical thinking vào trong bất kỳ lĩnh v ực nào c ủa khoa học và đời sống. Có thể nói rằng: - Critical thinking là môn học nhằm xây dựng những lập luận với những ý t ưởng rõ ràng và liên kết với nhau một cách hợp lý trong giải quyết các vấn đề. - Critical thinking không hướng đến sự chỉ trích lập luận của người khác. Mặc dầu những kỹ năng của Critical thinking có thể được sử dụng để vạch trần những quan điểm không đúng song Critical thinking cũng có th ể được s ử dụng để ủng hộ những quan điểm khác trong giải quyết vấn đề và tiếp thu ki ến th ức có được. - Critical thinking có thể chưa vướn đến tầm của tư duy sáng t ạo (vì tư duy sáng tạo có những tố chất đặc trưng riêng) nhưng Critical thinking thể hiện vai trò quyết định trong việc đánh giá những ý tưởng mới, lựa chọn và hỗ trợ những ý tưởng sáng tạo. - Critical thinking giúp cho cuộcsống con người có ý nghĩa h ơn khi góp ph ần điều chỉnh hành vi dựa trên sự thẩm định các giá trị sống cho bản thân khi vấn đề được đặt ra: Tôi là ai? Tôi đang ở trong hoàn cảnh nào? Tôi c ần ph ải làm gì? Và làm như thế nào? (Chỉ có thể tìm thấy câu trả lời nầy bằng tư duy tích cực trong Critical thinking) TƯ DUY VÀ TƯ DUY PHẢN BIỆN Yêu cầu giảng phần này: * Yêu cầu đối với giảng viên: + Về kiến thức:
  3. 3 - Kiến thức về cơ chế hình thành, phát triển và thể hiện tư duy ở tâm lý h ọc, cũng như về các hình thức của tư duy ở lôgic học. - Kiến thức về sự phân loại tư duy: tư duy trực quan - hành động; tư duy trực quan - hình tượng; tư duy trừu tượng, tư duy kinh nghiệm, tư duy khoa học, tư duy lý luận, cái cảm tính và lý tính trong tư duy… - Kiến thức về đặc trưng, phong cách của tư duy Phương Đông, Ph ương Tây và tư duy của người Việt. + Về phương pháp: Giảng viên chủ động tạo tình huống có vấn đề cũng nh ư khuyến khích sinh viên đưa ra tình huống có vấn đề từ trong cuộc sống bản thân và xã h ội đ ể tranh lu ận và giảng viên định hướng cho sinh viên tự nhận định vấn đề và kết luận v ấn đ ề. Nói cách khác là giảng viên cần ý thức hoá tư duy của mình và v ận d ụng vào giáo dục tư duy cho sinh viên. - Lưu ý là giảng viên không được đưa ra các yêu cầu chung chung, thậm chí có nhậnthức và phát ngôn mơ hồ về tư duy để định hướng sai cho sinh viên. * Yêu cầu đối với người học: - Vuợt qua ngưỡng rụt rè, e ngại (với sự động viên, hỗ trợ, khuy ến khích t ừ giảng viên) để dần có được sự mạnh dạn trong phát biểu. Mục đích cần đạt khi giảng phần này: - Sinh viên đã nhận ra những hạn chế trong tư duy của chính bản thân mình. - Sinh viên có thể thực hiện phần nào các kỹ năng tư duy ngay trong gi ờ h ọc bằng một đơn vị kiến thức - cái mà ta gọi là tình huống có vấn đề I. TƯ DUY LÀ ĐỂ SỐNG, HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC CÓ HIỆU QUẢ HƠN Trước tiên, bạn cần phải nói rằng: “Tôi là một người có năng lực tư duy” và càng tuyệt vời hơn nếu bạn khẳng định “Tôi là người biết tư duy” mặc dầu bạn không phải là thiên tài. Vì tư duy không phải là điều khó khăn. Bạn là người bình th ường nh ưng bạn vẫn có thể có kỹ năng tư duy tốt. Chỉ cần bạn có sự nỗ lực. 1.1 Tư duy là tiến trình suy nghĩ của con người . Cuộc sống con người không ngừng suy nghĩ, nghĩa là con người không ngừng tư duy. Suy nghĩ là k ỹ năng nhận ra vấn đề, giải quyết vấn đề đã và đang đặt ra trong cuộc sống của bản thân.
  4. 4 Câu hỏi tạo tình huống: - Chỉ có người thông minh mới học được kỹ năng tư duy còn người không thông minh thì chẳng thể nào học được? - Chúng ta đã học được kỹ năng tư duy ở các cấp học trước đại học? - Theo bạn suy nghĩ như thế nào là hợp lý? Bạn có thể đưa ra một tình huống để chứng minh? Bạn có suy nghĩ là nhiều người sẽ đồng tình với cách ch ứng minh của bạn? Cơ sở nào khiến bạn có suy nghĩ đó? Qua tranh luận bạn có đồng ý với tôi rằng: Thông minh là khả năng, suy nghĩ là kỹ năng vận dụng khả năng đó. Bài tập: Sau khi tranh luận mong bạn hãy tự suy nghĩ và tự kết luận qua câu hỏi: Ở bậc đại học, điều trước tiên là bạn cần Học cái gì? Học như thế nào - Suy nghĩ như thế nào? Mỗi suy nghĩ tạo ra hệ quả khác nhau trong cuộc sống. Suy nghĩ có thể mang lại sự yêu thương và hạnh phúc hoặc sự căm ghét hay phiền não trong cuộc sống. Suy nghĩ có thể diễn ra theo hai chi ều h ướng: Suy nghĩ tích cực và suy nghĩ tiêu cực. Suy nghĩ tiêu cực sẽ dẫn con người đến trạng thái tâm lý buồn rầu,thất vọng, chán đời, mất lòng tin… làm triệt tiêu mọi ước muốn, dập tắt mọi ti ềm năng, nhân cách đầy mặc cảm, tự ti, không quyết đoán, hoàn toàn lệ thuộc vào sự đánh giá của người khác, tự đánh mất phẩm chất đích thực của một con người. Suy nghĩ tích cực giúp cá nhân tự khám phá những tiềm năng vốn có trong bản thân con người. Những tiềm năng được khám phá, khai thác sẽ trở thành “n ội lực” giúp con người vượt lên chính mình, tự khẳng định mình, góp ph ần hình thành nhân cách tự chủ, độc lập và sáng tạo. Trong một cộng đồng xã hội hay trong một gia đình, một lớp h ọc v ới nh ững thành viên tư duy tích cực sẽ tạo ra một môi trường lành mạnh,một xã hội đầy tính nhân văn, giúp xã hội đó tự tạo ra sức mạnh để phát triển. Nếu bạn kiểm soát được suy nghĩ, bạn có thể kiểm soát cảm xúc, lời nói và hành động của bạn. Muốn kiểm soát được suy nghĩ, b ạn c ần ph ải suy nghĩ tích cực. - Suy nghĩ tích cực là nguồn năng lượng khai sáng trí tuệ và nhân cách. Bạn không tin điều khẳng định trên đây là đúng? Vậy mời bạn nói lên suy nghĩ và tâm trạng của mình trong các tình huống cụ thể sau. Và tôi cùng b ạn ch ứng minh điều khẳng định trên. - Tâm trạng và suy nghĩ của bạn khi kết quả bài thi b ị đi ểm kém và b ạn bè nhìn bạn bằng ánh mắt xem thường? -Tâm trạng và suy nghĩ của bạn khi bạn không đẹp, không giàu có nh ư nhi ều bạn khác trong lớp?
  5. 5 Qua tranh luận bạn có đồng ý với tôi rằng: + Suy nghĩ tích cực dạy ta cách hành động thay vì phản ứng. + Suy nghĩ tích cực hướng dẫn cuộc đời ta thay vì để cho hoàn cảnh cũng như hành vi của người khác hướng dẫn. + Khi bạn giận dữ, căm ghét một ai đó thì bạn đang tự đầu độc chính tâm h ồn mình Từ suy nghĩ tích cực tặng bạn những câu thơ sau: Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy Ta được thêm ngày nữa để yêu thương (Wake at dawn with winged heart and give thanks for another day of loving – Kahlil Gibran) Để những ai nhìn đời toàn gai góc Còn cơ may trông thấy được hoa hồng (Let those who only see the thorns have eyes to see the rose – Rabinranath Tagore) Nhưng những điều mà chúng ta vừa bàn là sự nh ận đ ịnh và đánh giá suy nghĩ t ừ góc độ tâm lý học. Mở rộng sang lĩnh vực Critical thinking, chúng ta s ẽ hiểu rõ hơn thế nào là tích cực. - Điều gì là cần thiết cho một suy nghĩ tích cực? Bạn có đồng ý với tôi rằng suy nghĩ tích cực là ph ải thoát ra kh ỏi nh ững định kiến trong suy nghĩ. Vì định kiến là “rào cản” của s ự ti ếp nh ận cái m ới, cái ti ến bộ trong suy nghĩ? Những ai muốn có suy nghĩ mới đều phải chống lại định kiến, s ẵn sàng ch ấp nhận sự thật, cho dù đôi khi sự thật đó không làm b ạn hài lòng, th ậm chí đôi khi cảm thấy bị xúc phạm. Phải biết “lắng nghe và th ấu hiểu” vấn đ ề tr ước khi k ết luận vấn đề. Dám thừa nhận cái sai của mình, dám thừa nhận cái đúng c ủa người khác là cách thức hiệu quả để thoát ra khỏi định kiến trong suy nghĩ. - Định kiến cần được hiểu theo nghĩa nào? Suy nghĩ trên đây rất “hợp lý”. Nhưng tôi cũng có thể nói với bạn rằng với suy nghĩ trên bạn đã suy nghĩ “một cách có định kiến không đúng về định kiến” rồi đấy. Vì sao vậy? Vì bạn cứ nghĩ định kiến là hoàn toàn xấu, đã là định ki ến thì rất khó có sự thay đổi. Bạn đã đồng nhất định kiến với s ự bảo th ủ trong suy nghĩ rồi. Định kiến được hiểu theo nghĩa là sự xác định ý tưởng (chứ không phải là cố định ý tưởng) trong khi suy nghĩ về một vấn đề nào đó.
  6. 6 Do đó, định kiến là một trạng thái của suy nghĩ. Con người không bao gi ờ thoát ra khỏi định kiến mà chỉ có thể dịch chuyển từ định kiến này sang đ ịnh ki ến khác. Vấn đề cần lưu ý là không thể dùng một định kiến để giải quyết hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Vì thậm chí ngay một vấn đ ề cũng có th ể có nhi ều sự xác định ý tưởng khác nhau (định kiến khác nhau) để có nhiều cách giải quyết khác nhau. Có thể bạn không đồng ý với tôi về cách lý giải trên. Không sao c ả, tôi hoàn toàn tôn trọng ý kiến của bạn và bạn có thể tranh luận. Nhưng vấn đề là tôi đã giúp bạn thấy rằng trong suy nghĩ muốn thoát ra kh ỏi định ki ến thì ph ải hi ểu bản chất của định kiến là gì? Nghĩa là trong suy nghĩ ta luôn xác định thực chất của vấn đề là gì? Do đó, bạn đừng vội đồng ý ngay với một lập luận của ai đó, mặc d ầu l ập lu ận đó nghe rất “hợp lý”. Đáng sợ nhất là nh ững suy nghĩ “tưởng ch ừng nh ư là h ợp lý”. Vì chúng hình thành từ những định kiến không đúng mà b ản thân ta cũng khó nhận ra. Vấn đề cùng thảo luận: Dân gian Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” nhưng cũng có câu “ Học thầy không tày học bạn”. Ý nghĩ c ủa hai câu t ục ngữ này là quá rõ ràng. Nhưng bây giờ chúng ta cùng tranh luận vấn đề này nhé: Giảng viên và sinh viên có thể là bạn của nhau trong giờ học hay không? Suy nghĩ tích cực là suy nghĩ luôn v ượt qua đ ịnh ki ến cũ, xác l ập đ ịnh ki ến mới nhằm giải quyết vấn đề có hiệu quả hơn. Xin được nêu ra tình huống tranh luận để bạn hiểu rằng suy nghĩ tích c ực là điều cần thiết để tạo ra sự phát triển cho bản thân và cho xã hội. - Bạn có biết trong lĩnh vực kinh doanh hiện nay có những công ty kiên quy ết không hạ giá thành sản phẩm của mình. Điều này là trái với quy luật thông thường? Tại sao họ lại làm điều đó? [Xin thông báo rằng họ đã thành công]. - Bạn có biết là đã có những người lãnh đạo các tập đoàn kinh doanh l ớn khi v ề hưu đã chọn người kế vị là người đã từng chống đối phương án kinh doanh c ủa mình không? Tại sao họ lại làm điều đó? Sau khi tranh luận bạn có đồng ý với kết luận sau? - Sự chính xác trong suy nghĩ luôn bị giới hạn vì sự bi ến đ ộng không ng ừng c ủa đối tượng nhận thức. Điều này có nghĩa là bạn không nhất thiết ph ải suy nghĩ theo cách đã và đang phổ biến.
  7. 7 Vì suy nghĩ theo cách này thì bạn đã “tư duy trong giới hạn”. Cách tư duy này còn được gọi là “tư duy trong chiếc hộp”. Người có tư duy “trong chi ếc h ộp” thường nghĩ rằng “mọi suy nghĩ của mình đều đã được những người khác suy nghĩ cả rồi, nên rất khó khăn khi tìm kiếm ý tưởng mới. Tư duy “bên trong chiếc hộp” là vũ khí “hữu hiệu” để “ hủy diệt” những ý tưởng mới và sáng tạo. Người có tư duy “trong chiếc hộp” thường có suy nghĩ “điều đó không th ể làm khác được” hoặc “quá mạo hiểm khi làm điều đó”. Người có tư duy “trong chi ếc hộp” thường suy nghĩ rằng: mọi vấn đề chỉ có một giải pháp khắc phục. - Bạn cần có sự dũng cảm và khát vọng tìm kiếm cái mới có tính hợp lý nh ất trong giải quyết vấn đề. Điều này được gọi là tư duy “vượt giới hạn” hay còn được g ọi là “t ư duy ngoài cái hộp”. Không chỉ những nhà khoa học, những nhà quản lý mà ngay cả chính bản thân bạn khi thấy cách giải quyết vấn đề bằng những ý t ưởng ph ổ bi ến, thông thường đã không đáp ứng được yêu cầu cho việc thẩm định giá trị chân lý của một vấn đề hay hiệu quả của một phương án hoạt động thì tư duy dạng này vẫn có khả năng xuất hiện. Vấn đề là bạn có dũng cảm và khát vọng hay không? Nhiều người trong chúng ta đã từng biết đến Copernicus là người đưa ra h ọc thuyết trái đất quay chung quanh mặt trời và Gallileo là người mạnh d ạn ủng h ộ luận điểm này bằng câu nói nổi tiếng trước Tòa án của Giáo h ội “Tôi xin th ề trái đất không quay, nhưng mà nó vẫn quay”. Vào thời điểm mà toàn bộ các hệ thống tư duy đều th ừa nh ận mặt trời quay chung quanh trái đất, nếu không có tư duy vượt giới hạn của hai ông thì thời gian loài người đắm chìm trong nhận thức sai lầm trái đất là trung tâm vũ trụ còn kéo dài không biết đến bao giờ. Nhiều người cũng biết đến Michael Dell, người sáng lập đồng thời là Ch ủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn sản xuất máy tính Dell. Ch ỉ với số vốn ban đ ầu là 1000 USD và với ý tưởng chưa ai từng nghĩ: bán các chương trình trực tiếp cho người tiêu dùng, bỏ qua các khâu bán hàng trung gian. Điều này ch ưa có hãng máy tính nào lúc đó dám làm. Kết quả là từ Công ty chuyên cung cấp máy tính, công ty Dell chuyển sang sản xuất máy tính và giờ đây trở thành tập đoàn Dell hùng mạnh trên thế giới. Người có tư duy “vượt giới hạn” cần có những tố chất sau:
  8. 8 - Luôn suy nghĩ một vấn đề trong nhiều chiều h ướng khác nhau v ới nh ững cách giải quyết khác nhau. - Tập trung tìm hiểu những ý tưởng mới hoặc tìm cách phát hiện những giá trị mới của vấn đề cũ. - Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác. Sẵn sàng h ỗ tr ợ ý ki ến c ủa người khác nếu bản thân cảm nhận là đúng. - Luôn nhận thức rằng có được ý tưởng là điều tốt nhưng quan trọng hơn là thực hiện được ý tưởng. Bạn vẫn có thể bổ sung hoặc kết luận khác đi. Không sao c ả v ấn đ ề là b ạn đã có kết luận riêng của mình. Cho phép tôi nêu ra tình huống tiếp theo để các bạn tranh luận cho rõ vấn đ ề hơn - Bạn có biết suy nghĩ mới về quản lý hiện nay là như thế nào không? Đó là: Quản lý có hiệu quả nhất là không quản lý. Tại sao lại có suy nghĩ này nhỉ? Sau khi tranh luận bạn có đồng ý với kết luận như sau: Con người chưa vuợt qua định kiến cũ là vì chưa nhận ra tính hợp lý của định kiến mới. Với suy nghĩ tích cực, con người luôn đo đạc lại đ ộ chu ẩn xác c ủa các ý kiến ngày hôm nay để ngày mai có suy nghĩ đúng hơn Bài tập dành cho mục Suy nghĩ Thực hành tại lớp bài tập SOS: Standing back – Observe - Steer Standing back: Đứng phía sau để nhận định các tính chất và chiều h ướng phát triển của vấn đề Observe: Quan sát, đánh giá, lựa chọn (nên nhớ là bạn luôn luôn có quy ền l ựa chọn cái bạn nghĩ). Steer: Xác định lập luận để định hướng suy nghĩ theo s ự lựa ch ọn c ủa b ản thân. Chỉ cần lưu ý rằng: Gió có thể thổi nhiều hướng, nh ưng h ướng đi c ủa bản thân ta lại phụ thuộc vào cách chúng ta căng buồm. Bài tập 1: Ứng phó của bạn khi thời gian tới học phí sẽ tăng?
  9. 9 Bài tập 2: Với ngành bạn đang theo học, bạn suy nghĩ như thế nào về hướng vào đời của mình? Cụ thể công việc bạn muốn sau này là gì? Bạn sẽ chọn môi trường công việc ra sao? (trong cơ quan Nhà nước hay công ty tư nhân, công ty trong nước hay công ty nước ngoài….) Bạn dự định hướng phát triển của mình ra sao? Bạn đã cảm thấy mình cần chuẩn bị nh ững gì cho h ướng phát tri ển này chưa? Kết quả của suy nghĩ tích cực là phát hiện ra vấn đề, tính ch ất của vấn đề khi xét trong những chiều liên hệ khác nhau và xác lập được hướng giải quy ết v ấn đề. Có thể bạn chưa suy nghĩ đến những vấn đề mà chúng tôi đặt ra nhưng b ạn có thể đồng ý với tôi rằng suy nghĩ tích cực là cần thiết. Cho phép tôi đề xuất một kết luận về suy nghĩ như sau: Suy nghĩ mở đường cho sự phát triển của con người. Cu ộc đ ời b ạn là kết quả từ những suy nghĩ của bạn. Nếu bạn ki ểm soát đ ược quá trình suy nghĩ, bạn cũng có thể kiểm soát được hoạt động của mình. B ạn có th ể tìm thấy sự tự do từ việc bạn chịu trách nhiệm về chính những suy nghĩ c ủa mình. 1.2 Tiến trình tư duy (suy nghĩ) chỉ diễn ra khi xuất hiện tình huống có vấn đề và chủ thể tư duy phải có tri thức cần thiết đ ể giải quyết - Thế nào là tình huống có vấn đề? Tình huống có vấn đề là vấn đề gây ra sự ngạc nhiên, th ắc m ắc bu ộc b ạn ph ải suy nghĩ, hình thành ở bạn một nhu cầu, mong muốn giải quyết vấn đề. Nhưng suy nghĩ như thế nào để nâng cao kỹ năng tư duy trong giải quy ết vấn đề? Ví dụ: Một cơn động đất xảy ra. Phụ thuộc vào cách nhìn vấn đề, cách phản ứng vấn đề mà có th ể có hai cách suy nghĩ để giải quyết vấn đề qua hai cách hỏi khác nhau: - Cách thứ nhất: Ai? Cái gì? Thế nào? Đây là câu h ỏi quá quen thu ộc đã t ạo ra “vết hằn” trong suy nghĩ đến nỗi nó được bật ra như một phản xạ không điều kiện khi xuất hiện vấn đề buộc ta phải suy nghĩ.
  10. 10 Câu hỏi này thường được sinh viên Việt Nam đặt ra. Ai? Cái gì? Thế nào? Là câu hỏi sẽ hướng câu trả lời đến sự quan tâm ch ứ không phải là sự khám phá vì chỉ giúp con người có thông tin v ề sự vi ệc ch ứ chưa thể dẫn chúng ta đến một giải pháp hay cái gì thiết thực hơn. - Cách thứ hai: Tại sao? Đây mới là câu hỏi quan trọng. Tưởng ch ừng nh ư đây là câu hỏi tìm hiểu quá khứ nhưng thật ra là hướng về tương lai. Câu hỏi này thường được sinh viên ở các nước có nền giáo dục tiên ti ến đ ặt ra. Với câu hỏi “Tại sao?” giúp bản thân ta hiểu được mình đã làm gì đúng và sai. Ta sẽ khó phạm phải những sai sót cũ. Với câu hỏi Tại sao? s ẽ dẫn đ ến đi ều quan tâm nhất của chúng ta là làm thế nào khắc ph ục hậu quả cũng nh ư dự phòng phương án đối phó thảm họa có hiệu quả hơn. Như vậy: Việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Tại sao? giúp b ản thân hi ểu sâu hơn vấn đề và quan trọng là biến kiến thức sách vở thành kiến thức của chính bản thân mình một cách chủ động. Điều này góp phần lý giải tại sao sinh viên Việt Nam chăm ch ỉ, thông minh nhưng trong học tập lại không năng động và sáng tạo như sinh viên ở các nước có nền giáo dục tiên tiến. Ứng dụng phương pháp 5W và 1 H - Làm thế nào để chủ thể tư duy có được tri thức cần thiết để giải quyết vấn đề ? Tất nhiên câu trả lời là học tập, học tập không ngừng. Nh ưng b ạn nên nh ớ r ằng bạn chính là chủ thể của quá trình học tập. Giới thiệu và thực hành phương pháp SQ3R Nếu không khóc và không nếm những giọt nước mắt của mình thì làm sao bạn biết được nước mắt thì mặn và mặn như muối? Do đó, không ngừng tự học và tự khám phá là điều chúng tôi cần nói với bạn. T ự h ọc và t ự khám phá là những kỹ năng cơ bản để tồn tại. Nếu không tự học và tự khám phá thì ki ến thức sẽ không bao giờ thuộc về bạn cả.
  11. 11 Bài tập: Bạn hãy trình bày suy nghĩ của mình trước một vấn đề đặt ra nh ư sau: Chúng ta không có điều kiện du học nhưng chúng ta có th ể có đ ược k ỹ năng học tập như sinh viên ở nước ngoài hay không? Bạn có thể đồng ý với kết luận của chúng tôi: Tiến trình tư duy là tiến trình tự học và tự khám phá. Tư duy là m ột ti ến trình tìm kiếm và phát hiện cái mới. Tư duy là tiến trình tái t ạo l ại nh ững tri thức của xã hội cho bản thân. 1.3 Yếu tố cảm xúc trong sự phát triển tư duy. + Tư duy luôn bị cảm xúc tác động. Không có trí tuệ thuần túy. Vì đằng sau mỗi hoạt động tư duy luôn luôn có sự tác động của cảm xúc. - Cảm xúc là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động của tư duy. - Cảm xúc giữ vai trò hướng đạo trong tư duy. Mỗi hoạt động của t ư duy luôn được “nhuộm màu” bởi cảm xúc. Mức độ ảnh hưởng của cảm xúc đến tư duy rất lớn và diễn ra trên một diện rộng, từ cảm xúc đơn giản đến tình cảm phức tạp. + Cảm xúc cũng thể hiện qua ngôn ngữ: Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người. Thông qua ngôn ng ữ, con người biểu lộ suy nghĩ, ý định cùng trạng thái tâm lý của bản thân. Ngôn ngữ được chúng ta sử dụng hàng ngày, hàng giờ nhưng khi cần sử dụng ngôn ngữ một cách có hiệu quả hơn thì mới thấy không hoàn toàn đơn giản. Ngôn ngữ hiểu theo nghĩa thông thường bao gồm: lời nói và ch ữ viết. Trong cuộc sống thì chúng ta nói nhiều hơn viết.Trong giao tiếp lời nói th ường đi cùng với giọng điệu của lời nói và điệu bộ, cử chỉ (người ta hay gọi là ngôn ng ữ hình thể). Bạn biết không? Nghĩa của lời nói lại góp phần nhỏ nhất trong việc tác động người nghe (7%), trong khi giọng điệu có sự tác động cao hơn (38%)[ và điệu bộ cử chỉ lại có sự tác động cao nhất (55%). [Theo Abert Mehrabian Giáo s ư tâm lý học] Nếu kết quả của sự thẩm định của chính bản thân bạn có khác với kết quả đã nêu trên thì bạn có đồng ý với luận điểm sau đây của chúng tôi không ? Trong Critical Thinking
  12. 12 Để đạt được những chủ đích của tư duy thì ngôn ngữ phải được diễn đạt một cách nghệ thuật. Hẳn bạn từng biết đến sự đúc kết cũng như cảnh báo của dân gian v ề tác đ ộng của lời nói: Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau ….. Bạn tiếp tục bổ sung nhé…. Và bạn có đồng ý với nhận định sau: Sử dụng lời nói với cử chỉ và giọng điệu thích hợp là chìa khoá dẫn đến thành công của bạn + Trí tuệ cảm xúc [Emotional Intelligence] Thuật ngữ này do hai nhà tâm lý học Mỹ là Peter Salovey (Đại học Yale) và Jonh Mayer (Đ ại h ọc News Hampshire) sử dụng năm 1990. Theo đó Trí tuệ cảm xúc là: - Khả năng hiểu rõ cảm xúc của bản thân. - Thấu hiểu cảm xúc của người khác. - Phân tích và sử dụng được chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành đ ộng c ủa bản thân Đối với Critical Thinking thì điều quan trọng là: Biết hành động sẽ xảy ra khi có cảm xúc nào đó. Biết nguyên ngân dẫn đến cảm xúc tích cực và tiêu cực Biết cách chuyển các cảm xúc tiêu cực thành tích cực. Bạn có đồng ý với tôi về quan điểnm sau? Thành công của mỗi cá nhân phụ thuộc vào mức đ ộ th ấu hi ểu và ki ểm soát được cảm xúc của mình cũng như của người khác. Do đó, bạn phải có khả năng thâm nhập của tư duy vào trong cảm xúc – tình cảm của mỗi cá nhân cũng như khả năng nhận thức, kiểm soát và điều khiển chúng trong hoạt động giao tiếp và tranh luận. * Thực hành bài tập kỹ năng phê phán và kỹ năng tiếp thu phê phán t ừ góc đ ộ tâm lý qua hai tình huống. - Tình huống thứ nhất: Làm thế nào để tạo đuợc sự tâm phục và khẩu phục ở người mà ta phê phán
  13. 13 - Tình huống thứ hai: Làm thế nào để khi tiếp nhận sự phê phán gay gắt từ người khác mà bản thân ta vẫn giữ được bình tĩnh. II. KHÁI NIỆM NHƯ LÀ NHỮNG MẮT LƯỚI TRONG MẠNG LƯỚI CỦA TƯ DUY Khái niệm là một hình thức tư duy, phản ánh những đ ặc đi ểm, nh ững m ối quan hệ tương đối ổn định, bền vững của những sự vật, hi ện t ượng trong đời sống tự nhiên và xã hội. Khái niệm là kết quả của một quá trình khái quát hóa và tr ừu t ượng hóa của tư duy. Chúng ta có thể hiểu khái quát hóa và trừu tượng hóa như sau: - Khái quát hóa là thao tác của tư duy sau khi so sánh, phân tích hàng lo ạt các s ự v ật hi ện tượng cùng loại đã phát hiện ra các dấu hiệu chung có tính ổn định đủ để phân biệt với sự vật, hiện tượng khác. - Trừu tượng hóa là thao tác của tư duy tách một dấu hiệu chung ra khỏi các dấu hiệu khác để xác lập tính đặc trưng riêng biệt của sự vật, hiện tượng. - Cơ sở của khái quát hóa và trừu tượng hóa là những bi ểu tượng sống đ ộng c ủa s ự v ật, hi ện tượng có thực được đưa vào trong tư duy của mỗi cá nhân. Hạn chế của khái quát hóa và trừu tượng hóa là không thể phản ánh toàn b ộ sự phong phú c ụ thể, sinh động của sự vật, hiện tượng. Nội dung của khái niệm có thể đơn giản và có th ể ph ức t ạp. Do đó n ội dung khái niệm có thể biểu hiện bằng một từ hoặc có thể bằng những câu. KHÁI NIỆM THÔNG THƯỜNG - Khi tư duy, chúng ta quan sát, so sánh, phân tích mà ch ỉ nh ận th ức đ ược thuộc tính chung ổn định bên ngoài (với tính cách là ý nghĩa mang tính hình ảnh) của sự vật, hiện tượng thì chúng ta có được những khái niệm ở cấp độ thông thường. Do đó, chẳng có gì là ngạc nhiên khi đứa bé khoảng 3 hoặc 4 tuổi có th ể g ọi đúng tên một số sự vật, hiện tượng. Ban đầu có thể là do b ắt ch ước t ừ cách g ọi của người lớn nhưng chỉ vài lần sau thì hiểu được ý nghĩa tên gọi đó. Nghĩa là tư duy của con người thời thơ ấu đã có thể hiểu được những cái chung (có tính gián tiếp, khái quát) bên ngoài của sự vật, hiện tượng. Hạn chế của khái niệm thông thường là phần lớn chưa phản ánh đầy đủ có h ệ thống và đúng với bản chất của sự vật, hiện tượng. Khái niệm thông th ường
  14. 14 mới là sự hiểu biết bước đầu, chưa sâu sắc, ch ưa đầy đủ, ch ưa h ệ th ống v ề s ự vật, hiện tượng. KHÁI NIỆM KHOA HỌC - Khi tư duy, chúng ta tiến hành phán đoán, suy luận d ần phát hi ện ra nh ững đ ặc điểm về mối liên hệ giữa cái chung, cái bản chất, và sự vận động mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng thì chúng ta có được những khái niệm ở cấp độ khoa học (đôi khi được gọi là phạm trù hay thuật ngữ khoa học). Do đó, cùng một từ hoặc những câu biểu đạt về một khái niệm nh ưng khi ý nghĩa của sự vật, hiện tượng được diễn giải ở các cấp độ khác nhau, bạn s ẽ nhận ra khái niệm được hiểu ở cấp độ thông thường hay cấp độ khoa học Bạn cảm thấy hơi khó hiểu phải không? Vậy chúng ta hãy th ực hành bài t ập nhanh sau đây Bài tập nhanh: Xác định đặc điểm của đối tượng để xác lập ý nghĩa của khái niệm: SINH VIÊN,HỌC SINH, THẾ HỆ @, Thế hệ 8X, 9X, kinh tế thị trường, đạo đ ức, tình yêu, hạnh phúc, bigbang.. Qua thực hiện bài tập nhanh này, có lẽ bạn sẽ hiểu: Nội dung của một khái niệm là tổng hợp những ý niệm về sự vật, hiện tượng. Tùy thuộc vào trình độ và kỹ năng tư duy của mỗi người mà một khái niệm có thể được diễn giải bằng một hay nhiều ý tưởng. Có nh ững ý niệm bi ểu hi ện s ự nhận thức về những thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng ( ở c ấp đ ộ khái niệm thông thường). Có những ý niệm biểu hiện sự nhận thức về nh ững thu ộc tính bên trong có tính bản chất hay là sự vận động mang tính quy lu ật c ủa s ự vật, hiện tượng (ở cấp độ khái niệm khoa học). Cùng với thời gian và nhất là cùng với sự nỗ lực trong h ọc t ập, trong ho ạt đ ộng sống của con người, ý niệm về sự vật, hiện tượng ngày càng phong phú, ngày càng sâu sắc thì khái niệm về sự vật, hiện tượng ngày càng hoàn thiện hơn. Kết quả của sự trình bày trên, chúng ta tạm thời kết luận: Sự khác biệt mang tính quyết định của hai dạng khái quát của t ư duy trong khái niệm thông thường và khái niệm khoa học là ở phương pháp và m ức độ phát hiện, tiếp nhận ý tưởng về nội dung khách quan của sự vật, hiện tượng. Song điều chúng tôi cần lưu ý với bạn là trong Critical Thinking Khái niệm về sự vật, hiện tượng là sự tổng hợp ý t ưởng v ề sự v ật, hi ện tượng đó. Với ý tưởng khác nhau cho ta nhìn nhận sự vật, hiện tượng nhiều
  15. 15 góc độ khác nhau và tư duy chúng ta cũng đ ược phát tri ển theo nhi ều h ướng khác nhau với từng cấp độ khác nhau. - Trong phần lớn hoạt động của mình, tư duy chúng ta bắt đầu từ nh ững khái niệm đã được nêu ra, đã được biết từ trước đó. Những khái niệm như là nh ững công cụ làm xuất phát điểm cho sự nhận thức. Nếu công cụ tinh xảo, hiện đại thì năng suất sẽ cao. Nếu công cụ thô sơ, cũ kỹ thì năng suất th ấp là đi ều đ ương nhiên Lưu ý: - Khái niệm mang tính lịch sử – xã hội nên nội hàm của khái ni ệm luôn được điều chỉnh. - Có những khái niệm mà nội hàm của nó nên được mở rộng đủ để sử dụng trong lập luận. - Có những khái niệm mà nội hàm của nó nên được chuyên biệt đủ để có giá trị trong lập luận. Điều này phụ thuộc vào năng lực và ý đ ồ c ủa ng ười trình bày. Do đó: - Bạn phải không ngừng đi tìm và phát triển ý tưởng về một v ấn đ ề nh ất định trong công việc của mình. Nghĩa là bạn cần m ở rộng ý t ưởng c ủa khái niệm trong một vấn đề nhất định, trong một quan hệ nhất định. Nhưng cũng chính điều này làm cho nhiều cuộc tranh luận x ảy ra không ph ải do bất đồng về mục đích mà do hiểu lầm nhau về ý nghĩa đ ược s ử dụng trong khái niệm, trong thuật ngữ. Hai bên tranh luận cùng sử dụng chung một khái ni ệm, một thuật ngữ nhưng với hai nghĩa khác nhau nhưng vẫn cứ tưởng là cùng s ử dụng theo một nghĩa như sau. Để tránh những sai lầm không đáng có như vậy, trong tranh luận, trước khi bạn định nói hay định viết cho người khác nghe hay đọc thì cần định nghĩa các khái niệm, các thuật ngữ nếu nghi ng ờ ng ười nghe hay người đọc hiểu nhầm. Nói tóm lại: Phải thống nhất ý nghĩa của khái niệm, của thuật ngữ trong l ập luận của chính mình và trong tranh luận lẫn nhau. Nếu bản thân mình s ử dụng không nhất quán ý nghĩa của khái niệm hay thuật ngữ hoặc để cho người nghe hiểu khái niệm, thuật ngữ khác với cách hiểu của mình trong tranh lu ận thì cũng có nghĩa là bạn đã phạm lỗi lôgic trong tranh luận rồi. Bài tập: Ứng dụng một phần của Brainstorming
  16. 16 Brainstorming là phương pháp “tập kích não” của Alex Osborn. M ột ph ương pháp dùng đ ể phát triển nhiều giải pháp trong giải quyết vấn đề. Phương pháp này trước h ết đ ược th ực hiện bằng cách nêu ý tưởng. Bài tập này hướng dẫn cho sinh viên nêu ra những ý tưởng của mình về chính bản thân tình huống, sự kiện đang diễn ra là gì và xác đ ịnh đâu là ý t ưởng ph ản ánh bản chất của tình huống, sự kiện đó. III. TƯ DUY KINH NGHIỆM – TƯ DUY KHOA HỌC Sự khác biệt trong sự tương đồng giữa tư duy khoa học và tư duy kinh nghiệm. - Sự tương đồng giữa khái quát hoá và trừu tượng hóa luôn diễn ra trong tư duy kinh nghiệm và tư duy khoa học - Sự khác biệt giữa khái quát hóa và trừu tượng hóa trong tư duy kinh nghiệm và tư duy khoa học thì khá nhiều: Trong Tư duy kinh nghiệm: Trong tư duy khoa học: Khái quát hoá và trừu tượng hóa Khái quát hóa và trừu tượng hóa những những dấu hiệu ổn định bên ngoài tính chất bên trong (tính bản chất hay mang tính biểu tượng trực tiếp của sự vận động tính quy luật) của sự vật, sự vật, hiện tượng. hiện tượng Tư duy kinh nghiệm chỉ đạt đến Tư duy khoa học luôn vươn đến sự mức độ là chỉ ra được sự khác biệt, hiểu biết về sự thống nhất trong sự sự mâu thuẫn giữa các tính chất sự khác biệt, sự chuyển hóa của các mâu vật, thuẫn của sự vật, hiện tượng hiện tượng trong khi quan sát các sự vật, hiện tượng. Tri thức trong tư duy khoa học luôn Tri thức trong tư duy kinh nghiệm vươn đến mức độ tìm hiểu sự sinh dừng ở mức độ mô tả thuần túy sự thành và chiều hướng phát triển của sự tồn tại của sự vật hiện tượng. vật, hiện tượng.
  17. 17 Bạn nên nhớ rằng: Kinh nghiệm là một ông thầy khó tính, luôn cho ta bài tập chứ không cho ta bài học. Thất bại là mẹ thành công. Ai nên khôn mà không khốn đôi lần. Bạn quá hiểu những câu nói trên đây và chúng ta có thể nhận định gì về tư duy kinh nghiệm? Tư duy kinh nghiệm là tư duy chỉ dựa vào những tri thức đã đạt được trong những hoạt động trước đây để chỉ đạo cho hoạt động hiện nay. Bạn có bổ sung gì ngoài hai nhận định dưới đây? Và hai nhận định này có cần phải chứng minh không? - Nền tảng và nguồn gốc của mọi hiểu biết của con người về hiện thực được khởi đầu từ tư duy kinh nghiệm. - Tư duy kinh nghiệm chỉ đúng trong những điều kiện hết sức hạn hẹp. Do đó, đừng bao giờ dừng lại tri thức kinh nghiệm . Vì tình huống để bạn áp dụng tri thức kinh nghiệm đã có thường không bao giờ tái hiện như nguyên m ẫu c ủa tình huống trước đó. Dừng lại ở tư duy kinh nghiệm chúng ta dễ phạm phải những sai l ầm sau đây: Thứ nhất: Suy diễn tùy tiện vì chỉ dựa vào sự hiểu biết của bản thân về một số tính chất riêng nhưng lại suy diễn thành tính chất chung Người Việt có câu: Suy bụng ta ra bụng người  Vơ đũa cả nắm  Mấy đời bánh đúc có xương? Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng. Thứ hai: Bảo thủ trong suy nghĩ, trong hành động hoặc hành động theo tập quán xã hội mà không cần tìm hiểu nguyên nhân. Người Việt có câu: - Ta về ta tắm ao ta. Dù trong, dù đục ao nhà vẫn hơn - Xưa bày, nay làm. Có thể những sai lầm mà chúng tôi dẫn chứng trên đây là không đúng. B ạn cần phải giúp chúng tôi điều chỉnh và phát hiện thêm nh ững tình hu ống t ừ trong cuộc sống của chính bạn và từ trong đời sống xã h ội ngay từ gi ờ h ọc này.
  18. 18 Để vượt qua tư duy kinh nghiệm, bạn cần phải: - Trong khoa học và trong cuộc sống bạn luôn xác định cho mình m ột tâm th ế là mọi hiểu biết mà loài người đạt được đều mang tính lịch sử. Mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, tri thức có các dạng rất khác nhau và đồng th ời có n ội dung khác nhau. - Qua quan sát, cảm nhận từ trong hoạt động sống của con người, tri th ức kinh nghiệm không ngừng được sàng lọc qua nhiều tình huống mới có đ ược nh ận thức về cái chung của các tình huống (cái thống nhất trong cái đa dạng) để có thể đưa ra nhưng lập luận về bản chất và quy luật. Tư duy khoa h ọc d ần đ ược hình thành. Đặc biệt, trong thế kỷ XXI, mọi lý thuyết, giả thuyết khoa học, các ph ạm trù, khái niệm khoa học đều được xây dựng theo phong cách hệ thống mở. Mỗi thành tựu khoa học chỉ được xem là một bậc thang trong quá trình nh ận th ức th ế giới. - Trong cuộc sống bạn phải biết kết hợp tri thức kinh nghiệm với tri thức khoa học trong giải quyết vấn đề nếu tri thức kinh nghiệm đã được “trắc nghi ệm” nhiều lần trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau mà vẫn đem lại hiệu quả. Vì tri thức kinh nghiệm đang có sự chuyển hóa sang tri th ức khoa h ọc do đã “vô tình” xác lập được cái chung trong sự đa dạng của tình huống. Bạn cần phải có tư duy khoa học mặc dầu bạn chưa phải là nhà khoa học. Bạn có suy nghĩ rằng tư duy khoa học là điều nằm ngoài khả năng c ủa mình? Nếu có suy nghĩ đó bạn cần phải xoá bỏ nó ngay lập tức. Vì bạn đang là một sinh viên cơ mà. Với dân số Việt Nam hiện nay là khoảng 87 triệu người thì ít nhất bạn cũng được xếp vào thứ 20 triệu. Nếu bạn quá tự ti và t ự x ếp mình vào hạng 30 triệu thì bạn vẫn hơn 47 triệu người còn lại cơ mà. Nên nhớ rằng: Tư duy khoa học là một năng lực đang tiềm ẩn trong tư duy của bạn. Và b ạn cần phát triển năng lực này trong học tập và công tác. Chỉ cần bạn sắp xếp thời gian học, thời gian sinh hoạt c ộng đồng, th ời gian gi ải trí một cách hợp lý để đạt được sự quân bình trong cuộc sống là bạn đã có t ư duy khoa học rồi đó.
  19. 19 Chỉ cần trong học tập, bạn luôn ý thức: - cần phải nắm bắt đâu là ý chính của bài - trong lập luận đâu là bản chất của vấn đề - cách giải quyết như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất Có nghĩa bạn đã có tư duy khoa học rồi đó. Chỉ cần trong công việc, bạn thường xuyên: - Suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc nhìn khác nhau, từ nhiều quan hệ khác nhau, từ nhiều chiều hướng phát triển khác nhau - Trừu tượng hóa vấn đề (khái niệm hóa) không dừng lại ở mức trực quan cụ thể để mở rộng mối liên quan giữa các vấn đề khác nhau. Ví dụ: Bạn suy nghĩ tổ học tập của mình chỉ là Một nhóm bạn sẽ khác với suy nghĩ là Một tổ chức và sẽ khác với suy nghĩ là Một công ty tương lai - Cố gắng phát hiện mâu thuẫn của vấn đề và tìm cách giải quyết mâu thuẫn chứ không thoả hiệp . - Phát hiện những nhân tố mới đang ẩn mình hôm nay và s ẽ hiện di ện trong ngày mai để tác động động đến dự kiến, đến kế hoạch của bản thân. - Không giới hạn bản thân vào một “hệ thống tri thức” nhất định mà phải vận dụng nhiều hệ thống tri thức để giải quyết vấn đề. - Khi gặp vấn đề khó, bạn cần phải cấu trúc lại quy trình giải quy ết vấn đề và luôn nhớ rằng một kết quả trong công việc có thể trả bằng nhiều “cái giá khác nhau” để tính đến hiệu quả của công việc. Có nghĩa bạn đã có tư duy khoa học rồi đó. Chúng tôi xin được trích dẫn Sơ đồ quá trình tư duy của các nhà tâm lý h ọc Vi ệt Nam đưa ra để bạn hiểu rõ hơn tư duy khoa học là một quá trình.
  20. 20 Như vậy, có nhiều phương thức, có nhiều kỹ năng để giúp bạn phát triển tư duy khoa học. Vấn đề là bạn có nỗ lực thực hiện hay không mà thôi. - Ứng dụng bài tập: Về 8 giai đoạn trong một chu kỳ của Simplex Phương pháp này được Min Basadur phát triển trong tư duy sáng tạo qua tác ph ẩm “Simplex: A Fly to Creativity” vào năm 1994 trong Website của ông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2