intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hành động thiết lập tư thế người trong không gian và các phương thức biểu đạt chúng trong tiếng Việt

Chia sẻ: Kinh Kha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

36
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này tác giả sẽ tiến hành khảo sát và nghiên cứu các hành động tự thiết lập tư thế cơ bản của người trong không gian và các phương thức biểu đạt chúng trong tiếng Việt nhằm chỉ ra cơ sở ngữ nghĩa cho việc xác định các đơn vị “tương đương chức năng” của các động từ tiếng Nga nêu trên trong tiếng Việt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hành động thiết lập tư thế người trong không gian và các phương thức biểu đạt chúng trong tiếng Việt

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 19, 2003<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> HÀNH ĐỘNG THIẾT LẬP TƯ THẾ NGƯỜI <br /> TRONG KHÔNG GIAN VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC<br />  BIỂU ĐẠT CHÚNG TRONG TIẾNG VIỆT<br />                                                                             <br />                                                                                                    Nguy ễn Tình<br />                                                                                      Tr ường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br /> <br /> <br /> 1. Đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga chúng tôi thấy có sự  bất tương đồng <br /> trong phương thức biểu đạt các hành động thiết lập tư  thế  của người trong không <br /> gian. Khảo sát cho thấy, trong tiếng Nga để  biểu thị  hành động thiết lập tư  thế  có  <br /> các động từ  sau: лечь ­ ложиться (nằm xuống), сесть ­ садиться (ngồi xuống), <br /> встать ­ вставать (đứng dậy)... Khác với tiếng Nga, trong tiếng Việt không có các <br /> động từ  độc lập và chuyên dụng biểu thị  các hành động này mà thay vào đó là các <br /> động từ  chỉ  tư  thế  (đứng, quỳ, ngồi, nằm) với nhiều phương thức biểu đạt khác <br /> nhau.<br /> Trong bài viết này chúng tôi sẽ  tiến hành khảo sát và nghiên cứu các    hành <br /> động tự  thiết lập tư  thế  cơ  bản của người trong không gian và các phương thức  <br /> biểu đạt chúng trong tiếng Việt nhằm chỉ ra cơ  sở ngữ nghĩa cho việc xác định các  <br /> đơn vị  “tương đương chức năng” của các động từ  tiếng Nga nêu trên trong tiếng <br /> Việt. <br /> Ở  đây chúng tôi cũng xin nói thêm, như  chúng ta đã biết, tư  thế  của người  <br /> trong không gian rất đa dạng. Song trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến các tư <br /> thế  được xem là cơ bản và phổ  biến nhất, đó là: đứng, quỳ, ngồi, nằm. Bên cạnh <br /> đó, hành động thiết lập tư thế mà chúng tôi vừa trình bày ở trên là hành động tự thiết  <br /> lập tư thế, tức là chủ thể tự tiến hành nhằm đạt một tư thế nào đó. Sở dĩ phải nói <br /> thêm điều này là vì trong thực tế, mỗi tư  thế  có được không phải bao giờ  cũng do <br /> chính chủ  thể  tạo nên, mà có khi là do một chủ  thể  khác tác động vào để  tạo nên.  <br /> Chẳng hạn như tư thế  nằm của đứa bé trong nôi, có thể là do người mẹ hoặc ai đó  <br /> đã đặt đứa bé nằm vào đấy chứ không phải đứa bé tự thiết lập cho mình tư thế nằm.<br /> <br /> <br /> <br /> 49<br /> 2. Để  giải quyết nhiệm vụ  vừa nêu trên, trước tiên chúng tôi muốn đề  cập  <br /> đến mối quan hệ giữa tư  thế và hành động thiết lập tư thế, qua đó làm rõ hơn khái <br /> niệm hành động tự thiết lập tư thế của người trong không gian.<br /> 2.1. Mối quan hệ giữa tư thế và hành động thiết lập tư thế<br /> Như  chúng ta đã biết, để  biểu thị  các tư  thế  cơ  bản của người, trong tiếng  <br /> Việt có các động từ  chuyên dụng sau: đứng, quỳ, ngồi, nằm. Bản thân ý nghĩa từ <br /> vựng của các từ  này đã cho biết về  tư  thế  của người trong không gian. Động từ <br /> đứng là biểu thị  tư  thế  của người thẳng đứng và vuông góc với mặt phẳng ngang.  <br /> Hai động từ ngồi và quỳ cũng tương tự như vậy, tức là chỉ tư thế vuông góc với mặt  <br /> phẳng ngang nhưng điểm tiếp giáp có sự khác nhau. Riêng động từ   nằm biểu thị tư <br /> thế không vuông góc với mặt phẳng ngang mà song song và tiếp giáp với mặt phẳng <br /> ngang với kích thước và hình dạng vừa bằng với chủ thể. Có thể minh họa điều này  <br /> bằng các ví dụ sau:<br /> Xuân tóc đỏ và người đàn bà kia thì đứng  ở ngoài cửa (Vũ Trọng Phụng, “Số <br /> đỏ”).<br /> Vua lại nhìn tên ác bá  quỳ  trước ghế, mặt xám như  chì (Bùi Văn Nguyên, <br /> “Truyện danh nhân”).<br /> Hắn (Chí Phèo) về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt <br /> chó (Nam Cao, “Truyện ngắn chọn lọc”).<br /> Chí Phèo  nằm  dài không nhúc nhích, rên khe khẽ  như  gần chết (Nam Cao,  <br /> “Truyện ngắn chọn lọc”).<br /> Qua các ví dụ  trên chúng ta dễ  dàng nhận thấy các tư  thế  được biểu thị  bởi  <br /> các động từ  đứng, quỳ, ngồi, nằm đều mang đặc tính chung là ở trạng thái tĩnh tại <br /> (bất động). Thực tế cho thấy các trạng thái này của chủ thể bao giờ cũng là kết quả <br /> liền sau của các hành động tự thiết lập tư thế. Hay nói cách khác, hành động tự thiết <br /> lập tư  thế  kết thúc thì lập tức chủ  thể  sẽ  chuyển vào một tư  thế  nào đó, tức là <br /> chuyển qua trạng thái tĩnh tại. Mặt khác, trước khi tiến hành thiết lập một tư thế nào  <br /> đó chủ thể bao giờ cũng đang ở trong một tư thế nhất định. Chẳng hạn, tư thế đứng <br /> là kết quả liền sau của hành động tự thiết lập tư thế đứng, nhưng đồng thời trước <br /> khi tiến hành thiết lập tư  thế  đứng, chủ  thể  bao giờ  cũng đang  ở  trong một tư  thế <br /> nào đó, mà thông thường là quỳ, ngồi hoặc nằm. Như vậy có thể  nói rằng sự  luân <br /> phiên giữa tư thế và hành động thiết lập tư thế đã tạo nên vòng tuần hoàn biến thiên  <br /> giữa nguyên nhân và kết quả, giữa hành động và trạng thái, giữa động và tĩnh. Có thể <br /> biểu diễn điều vừa trình bày ở trên bằng biểu đồ sau:  <br />        A                B                  <br />                <br /> 50<br />                                           A : Tư thế                  <br />        B : Hành động tự thiết lập tư thế<br /> Â<br />       B                  A<br /> 2.2. Các phương thức biểu đạt hành động tự thiết lập tư thế  của người<br /> Từ  những trình bày trên đây chúng ta thấy rằng tư thế và hành động tự  thiết <br /> lập tư  thế  là hai sự  thể  (states of affairs) khác nhau và trong ngôn ngữ  chúng được <br /> biểu đạt bằng các phương thức khác nhau.<br /> 2.2.1. Phương thức tổ hợp từ<br /> Nếu như  các tư  thế  cơ  bản của người được biểu đạt bằng các từ  chuyên  <br /> dụng, như  đã trình bày  ở  trên, là các động từ:  đứng, quỳ, ngồi, nằm, thì các hành <br /> động tự thiết lập tư thế không có các từ chuyên dụng mà thay vào đó là các tổ hợp từ <br /> như: đứng lên, quỳ xuống, ngồi xuống, nằm xuống, v.v...<br /> Ví dụ:<br /> Tuy Chính  ủy gàn nhưng Châu vẫn đứng lên lấy đĩa bày bánh kẹo (Lê Lựu, <br /> “Thời xa vắng”.<br /> Tên tướng giặc hốt hoảng  quỳ  xuống  trước con ngựa bạch của Hoài Văn <br /> Hầu (Bùi Văn Nguyên, “Truyện danh nhân”).<br /> Mời bà ngồi xuống đây mà nghĩ – Tú nói với bà nội (Hữu Anh, “Xế chiều”<br /> Vậy chú vào lễ  các cụ  rồi  nằm xuống  đây – ông Phủ  nói với ông Tham <br /> ( Nguyễn Công Hoan, “Lá ngọc cành vàng”).<br /> Như vậy, mặc dù đều là các sự thể nhưng giữa tư  thế và hành động tự  thiết  <br /> lập tư  thế  không tương xứng với nhau về  phương thức biểu đạt. Nếu như   tư  thế <br /> được biểu thị  bằng  một từ  thì  hành động tự  thiết lập tư  thế  được biểu thị  bằng <br /> một tổ hợp từ. Xin hãy so sánh:<br /> đứng ­ đứng lên             nằm ­ nằm xuống<br /> quỳ ­ quỳ xuống             ngồi ­ ngồi xuống<br /> Hơn thế  nữa, qua khảo sát cũng như  thực tế  cho thấy trong tiếng Việt để <br /> biểu thị hành động tự thiết lập tư thế, bên cạnh các tổ hợp từ vừa nêu, còn có các tổ <br /> hợp tương đương khác. Chẳng hạn để  biểu thị  hành động tự  thiết lập tư  thế  ngồi, <br /> bên cạnh tổ hợp từ  ngồi xuống còn có các tổ hợp từ như: ngồi lên, ngồi dậy, ngồi  <br /> vào v.v... <br /> Ví dụ:<br /> Thái   chưa   kịp  ngồi   lên,   nằm   nguyên   trong   võng   nghiêng   đầu   nhìn   sang <br /> (Huỳnh Thế Phước, “Trở về”).<br /> <br /> 51<br /> Minh   ú   ớ   một   lúc   rồi   mới   lồm   cồm  ngồi   dậy  (Nguyễn   Cao   Thâm,   “Đa <br /> mang”).<br /> Mọi người  ngồi vào  mâm rượu với sự  uể  oải (Nguyễn Tuân, “Vang bóng  <br /> một thời”).<br /> 2.2.2 Phương thức kết hợp ngữ cảnh<br /> Các ví dụ   ở  trên cho thấy mối liên kết giữa các thành tố  trong các tổ  họp từ <br /> này rất lỏng lẻo và cũng khá tùy tiện. Có lẽ nhờ vậy mà chúng có khả năng biến đổi <br /> rất linh hoạt trong từng ngữ  cảnh cụ thể, đặc biệt là thành tố  thứ  hai (ra, vào, lên,  <br /> xuống...) và cũng chính vì vậy mà trong một số trường hợp chúng (thành tố  thứ hai)  <br /> có thể không xuất hiện.<br /> Ví dụ: <br />   ­ Em  ngồi  cái ghế  này có đệm êm và  ấm hơn – Chương bảo Tuyết (Khái <br /> Hưng ­ Nhất Linh, “Đời mưa gió”) (1).<br /> ­ Dạ... mời anh ngồi ! ­ Thảo nói với Hùng (Chu Lai, “Phố”) (2).<br /> ­ Đức kéo ghế ngồi cạnh chị Kim (Trần Quốc Khải, “Mối tình của người con <br /> trai đạp xích lô”).<br /> Động tư  ngồi trong các ví dụ vừa nêu được ngầm hiểu là ngồi xuống tức là <br /> hành động tự thiết lập tư thế chứ không phải là tư thế ngồi. Hay nói cách khác, động <br /> từ  ngồi  ở  đây được dùng để  biểu thị  một hành động chứ  không phải là một trạng  <br /> thái.<br /> Như vậy, trong trường hợp có sự hỗ trợ của ngữ cảnh thì thành tố thứ  hai có <br /> thể  được lược bớt nhưng chức năng định danh của tổ  hợp từ  không bị   ảnh hưởng.  <br /> Điều này được giải thích trước hết bởi cấu trúc ngữ  nghĩa của các tổ  hợp từ  được  <br /> dùng để biểu thị các hành động tự thiết lập tư thế. Kết quả phân tích cho thấy, trong <br /> cấu trúc ngữ nghĩa của mỗi tổ hợp từ này đều có chứa hai nghĩa tố cơ bản, đó là vận  <br /> động và tư thế (như là kết quả cuối cùng của vận động). Nghĩa tố tư thế được hàm <br /> chứa trong cấu trúc ngữ  nghĩa của các động từ  chỉ  tư  thế  (đứng, quỳ, ngồi, nằm).  <br /> Nghĩa tố  vận động  được hàm chứa trong cấu trúc ngữ  nghĩa của các động từ  vận <br /> động chỉ  hướng ( ra, vào, lên, xuống...) và cũng chính nghĩa tố  này đã làm cho các  <br /> động từ chỉ tư thế, vốn dùng để biểu thị trạng thái, chuyển sang biểu thị hành động.<br /> Như vậy, các động từ đứng, quỳ, ngồi, nằm được hiểu là hành động tự thiết <br /> lập tư thế khi, và chỉ khi chúng được bổ sung thêm nghĩa tố vận động (hay còn gọi là <br /> nét nghĩa “động” để  đối lập với nét nghĩa “tĩnh”). Vì vậy, để  có nét nghĩa “động” <br /> các động từ chỉ tư thế phải kết hợp với các động từ vận động chỉ hướng. Kết quả là  <br /> ta có các tổ hợp từ bao gồm các động từ chỉ tư thế kết hợp với các động từ vận động <br /> <br /> <br /> 52<br /> chỉ hướng mà cấu trúc ngữ nghĩa của từng tổ hợp bao giờ cũng hàm chứa đầy đủ cả <br /> nghĩa tố tư thế lẫn nghĩa tố vận dộng.<br /> Trở  lại các ví dụ  trên chúng ta thấy, động từ  ngồi  được dùng trong trường <br /> hợp không kết hợp với các động từ  vận động chỉ  hướng nhưng vẫn được hiểu là  <br /> hành động tự thiết lập tư thế ngồi là vì nó đã được bổ sung nét nghĩa “động” từ ngữ <br /> cảnh. Xét ngữ  cảnh chúng ta thấy, trong các câu vừa nêu đều chứa tiền giả  định là  <br /> chủ thể không phải đang ở trong tư thế  ngồi. Do vậy, động từ  ngồi trong câu (1) và <br /> câu (2) được hiểu là chủ  thể  được yêu cầu (mời, khuyên) tự  thiết lập tư  thế  ngồi, <br /> còn trong câu (3) hành động “kéo ghế” là đấu hiệu báo trước chủ thể sắp thực hiện  <br /> hành động tự thiết lập tư thế  ngồi. Như vậy, động từ  ngồi  ở đây không nên hiểu là <br /> tư thế mà phải được hiểu là hành động tự thiết lập tư thế.<br /> 2.2.3. Phương thức hỗn hợp<br /> Cũng tương tự như vậy, các động từ đứng, quỳ, ngồi, nằm trong các câu sau <br /> đây được hiểu là hành động tự thiết lập tư thế của người trong không gian.<br /> <br /> Ví dụ:<br /> Ông (Đồ Khang) lần ra đầu ngõ, lặng lẽ đứng giữa sương giá (Lê Lựu, “Thời <br /> xa vắng”).<br /> Khăn áo chỉnh tề, Hoài Văn bước lên đàn cao, quỳ trước hương án (Bùi Văn <br /> Nguyên, “Truyện danh nhân”). <br /> Chị  (Tư  Thơm) lặng lẽ  làm cơm, tắm rửa cho các cháu, sau đó chốt cửa lên  <br /> giường ngồi (Nguyễn Cao Thâm, “Đa mang”).<br /> Nàng (Nga) ôm đầu, trống ngực thình thịch rồi  lên  giường  nằm  (Nguyễn <br /> Công Hoan, “Lá ngọc cành vàng”).<br /> Xét các ví dụ vừa nêu chúng ta thấy các động từ đứng, quỳ, ngồi, nằm không <br /> trực tiếp kết hợp với các động từ vận động chỉ hướng để tạo nên các tổ hợp từ như <br /> đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, các động từ này cũng được hiểu là hành động tự thiết  <br /> lập tư thế bởi vì xét toàn câu (ngữ  cảnh) chúng ta dễ dàng nhận thấy trong mỗi câu <br /> đều có các động từ  chuyển động đi trước (lần ra, bước lên, lên...). Các động từ này <br /> một mặt, tiền giả định rằng chủ thể chưa thiết lập tư thế, mặt khác, chúng cung cấp  <br /> cho các động từ  đằng sau chúng (đứng, quỳ, ngồi, nằm), vốn dùng chỉ   tư  thế, nét <br /> nghĩa “động” làm cho các động từ này biến nghĩa và chuyển qua biểu thị  hành động  <br /> tự thiết lập tư thế.<br /> 3. Từ những phân tích và trình bày trên đây có thể rút ra các phương thức biểu <br /> đạt hành động tự thiết lập tư thế cơ bản của người dưới dạng tổng quát như sau:<br /> 3.1. Động từ chỉ tư thế + động từ vận động chỉ hướng.<br /> 53<br /> 3.2. Động từ chỉ tư thế + ngữ cảnh.<br /> 3.3. Động từ chuyển động + động từ chỉ tư thế.<br /> Tóm lại, để  biểu đạt hành động tự  thiết lập tư  thế  của người, trong tiếng  <br /> Việt có ba phương thức biểu đạt cơ bản như đã nêu. Mặc dù chúng không đồng nhất  <br /> về cấu trúc, thành phần cũng như phương thức biểu đạt, nhưng chúng đều biểu hiện <br /> cùng một chức năng địng danh, đó là biểu thị hành động tự thiết lập tư thế của người  <br /> trong không gian.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Diệp Quang Ban.  Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội, <br /> 1996.<br /> 2. Lê Biên. Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998.<br /> 3. Đỗ Hữu Châu. Cơ sở ngữ nghĩa từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998.<br /> 4. Nguyễn Lai. Nhóm từ vựng chỉ hướng vận động trong tiếng Việt, Hà Nội, <br /> 1990.<br /> 5.   Siewierska     A.  Functional   Grammar,   Chaper   3,   “   States   of   affairs   and <br /> semantic  functions”, 1991. <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 54<br />  TÓM TẮT<br /> 1. Đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga chúng tôi thấy, khác với tiếng Nga trong tiếng  <br /> Việt không có các động từ chuyên dụng biểu thị hành động tự thiết lập tư thế của người, mà  <br /> thay vào đó là các động từ chỉ tư thế (đứng, quỳ, ngồi, nằm) với các phương thức biểu đạt  <br /> khác nhau.<br /> Nhiệm vụ  và phạm vi của bài viết này là khảo sát và nghiên cứu các phương thức  <br /> biểu đạt hành động tự thiết lập tư thế cơ bản của người trong không gian.<br /> 2. Để làm rõ khái niệm hành động tự thiết lập tư thế, trước tiên chúng tôi muốn đề  <br /> cập đến mối quan hệ giữa tư thế và hành động tự thiết lập tư thế của người.<br /> Nghiên cứu cho thấy, tư thế và hành động tự thiết lập tư thế, là hai sự thể (States of  <br /> affairs) khác nhau, nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thực tế cho thấy, mỗi tư thế  <br /> của chủ thể có được bao giờ cũng là kết quả của hành động tự thiết lập tư thế. Mặt khác,  <br /> trước khi thực hiện hành động tự thiết lập tư thế, chủ thể bao giờ cũng đang ở trong một tư  <br /> thế nhất định. Như  vậy hai sự thể này luôn nằm trong thế đối lập giữa hành động và trạng  <br /> thái giữa nguyên nhân và kết quả, giữa động và tĩnh.<br /> 3. Khảo sát cho thấy, trong tiếng Việt, để  biểu thị  thị  hành động tự thiết lập tư thế  <br /> của người có các phương thức biểu đạt sau:<br /> 3.1. Phương thức tổ hợp từ: Động từ chỉ tư thế kết hợp với động từ vận động chỉ  <br /> hướng (đứng lên, ngồi xuống, quỳ xuống, nằm vào ...).<br /> 3.2. Phương thức ngữ  cảnh: Động từ  chỉ  tư  thế  kết hợp với ngữ cảnh (“kéo ghế  <br /> ngồi”, “mời ngồi”, “trải chiếu nằm” ...).<br /> 3.3. Phương thức hổn hợp: Động từ chỉ tư thế kết hợp với động từ chuyển động đi  <br /> trước chúng (lên.....nằm, ra..... ngồi, vào..... quỳ, đến ... đứng v.v...) <br />     <br /> WAYS OF EXPRESSING THE ACTION OF FORMING <br /> PERSON’S POSITION IN VIETNAMESE<br /> <br />                                                                 Nguyen Tinh<br />                                                                             College of Pedagogy, Hue University<br /> <br /> SUMMARY<br /> <br /> 1. Comparing Vietnamese with Russian, we discover that in Vietnamese, there are no  <br /> particular verbs that express the action of forming preson’s positions but verbs of stand (đứng),  <br /> knee (quỳ),  sit (ngồi), lie (nằm)  expressed with different  meaning ways. This article  is  an  <br /> attempt to examine and study the ways mentioned above.<br /> <br /> <br /> 55<br /> 2.  To make the notion of action of forming person’s position clear, first, we would like  <br /> to mention to the relationship between position and action of forming person’s position. They  <br /> are the two different states of affairs, but be closely related to each other.<br /> The fact shows that the position of actor is the result of the forming position action.  <br /> Moreover, before forming position, actor is always in a certain position. So these two states of <br /> affairs are in the opposition of cause and consequence, of state and action and of motion and  <br /> non­ motion.<br /> 3. In Vietnamese language, there are ways of expressing the action of forming person’s  <br /> position as folows:<br /> 3.1. Verbs expressing position combine with verbs of directional movement (đứng lên,  <br /> ngồi xuống, quỳ xuống, nằm vào...).<br />   3.2.  Verbs  expressing position  are helped  with the  context  (“m ời  ng ồi”,  “kéo  ghế  <br /> ngồi”, “trải chiếu nằm” ...).<br /> 3.3.   Verbs   expressing   position   are   supported   with   verbs   of   directional   movement  <br /> standing just before them (lên ..... nằm, ra ..... ngồi, vào ..... quỳ, đến ..... đứng, etc...).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 56<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2