intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè xã La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

46
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết là đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV); các yếu tố liên quan đến hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người canh tác chè. Thiết kế: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 400 người canh tác chè về hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè xã La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên

Nguyễn Quang Mạnh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 89(01/2): 267 – 272<br /> <br /> HÀNH VI DỰ PHÒNG NHIỄM HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT<br /> Ở NGƯỜI CANH TÁC CHÈ XÃ LA BẰNG, ĐẠI TỪ, THÁI NGUYÊN<br /> Nguyễn Quang Mạnh, Trần Thế Hoàng<br /> Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật<br /> (HCBVTV); các yếu tố liên quan đến hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người canh tác chè.<br /> Thiết kế: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 400 người canh tác chè về hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV tại<br /> xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.<br /> Kết quả: Tỷ lệ người canh tác chè có kiến thức mức độ tốt, khá, trung bình là 9,8%; 24,8% và 65,5%.<br /> Thái độ tốt, khá, trung bình là 19,0%; 72,2% và 8,8%. Thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV<br /> tốt, khá, trung bình là 27,0%; 32,8% và 40,2%. Rửa bình thuốc sau phun tại sông/suối/ao/hồ 55,0%; vứt<br /> bao bì, dụng cụ đựng HCBVTV bừa bãi 32,3%; thu hoạch chè sau phun không đảm bảo thời gian<br /> 63,8%; không được nghe truyền thông giáo dục sức khỏe 65,2%; số người dân mong muốn nghe truyền<br /> thông 97,2%. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV với: đặc<br /> điểm dân tộc; trình độ học vấn; kiến thức; thái độ và truyền thông dự phòng nhiễm HCBVTV.<br /> Khuyến nghị:Cần tăng cường tần suất truyền thông giáo dục sức khỏe cho người canh tác chè; cộng<br /> đồng cần quy hoạch và xây dựng một nơi xử lý vỏ bao bì đựng HCBVTV tập trung.<br /> Từ khóa: Kiến thức, thái độ, hành vi dự phòng, canh tác chè<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Sử dụng HCBVTV đối với cây chè có tác<br /> dụng phòng ngừa sâu bệnh, giúp tăng năng<br /> suất, sản lượng nhưng khi lạm dụng hoặc sử<br /> dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp<br /> tới sức khỏe người canh tác chè và ảnh hưởng<br /> lớn tới sức khỏe người tiêu dùng. Các nghiên<br /> cứu đã chỉ ra rằng, những người canh tác chè<br /> khi sử dụng HCBVTV thường có các dấu<br /> hiệu nhiễm độc như hoa mắt, chóng mặt và<br /> đau đầu (78,4%; 77,9% và 73,1%); người<br /> canh tác chè còn bị mắc một số bệnh như<br /> bệnh mũi họng (86,9%); bệnh về mắt<br /> (84,8%); cơ xương khớp (63,7%); tâm thần<br /> kinh (51,1%) và da liễu (40,1%) [0].<br /> Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm HCBVTV,<br /> tuy nhiên nguyên nhân chính gây nhiễm<br /> HCBVTV là do người canh tác không mang<br /> trang bị phòng hộ (89,5%); thuốc dính vào da<br /> khi pha chế (75,5%); do bình phun bị rò rỉ<br /> (35,0%); phun không đúng kỹ thuật (54,7%);<br /> phun với liều lượng cao hơn mức khuyến cáo[0].<br /> Xã La Bằng là một xã miền núi thuộc huyện<br /> Đại Từ tỉnh Thái Nguyên với tổng số dân<br /> <br /> 3767 người trong đó có 40% là người dân tộc<br /> thiểu số. Tổng diện tích của xã là 12,2 km2<br /> với diện tích trồng chè toàn xã là 328ha, phát<br /> triển cây chè là thế mạnh kinh tế của xã.<br /> Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kiến thức,<br /> thái độ, hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV và<br /> mô tả một số yếu tố liên quan đến hành vi dự<br /> phòng nhiễm HCBVTV ở người canh tác chè<br /> xã La Bằng.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu: người canh tác chè<br /> có tham gia một hoặc nhiều hoạt động canh<br /> tác chè; thời gian canh tác chè từ 1 năm trở<br /> lên và là chủ hộ gia đình.<br /> Địa điểm nghiên cứu: xã La Bằng, huyện Đại<br /> Từ, tỉnh Thái Nguyên.<br /> Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02 năm<br /> 2011 đến tháng 11 năm 2011<br /> Phương pháp nghiên cứu: phương pháp<br /> nghiên cứu mô tả; thiết kế cắt ngang, kết hợp<br /> định tính với định lượng.<br /> Cỡ mẫu nghiên cứu: theo công thức:<br /> <br /> *<br /> <br /> n = Z12−α / 2 .<br /> <br /> p.q<br /> e2<br /> 267<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Quang Mạnh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> n: cỡ mẫu nghiên cứu, chọn p = 0,54; theo<br /> nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh [0] tỷ lệ<br /> người sử dụng găng tay trong quá trình canh<br /> tác chè là 54,0%. Thay vào công thức tính<br /> được cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 382, lấy thêm 5%<br /> chống sai số, làm tròn 400.<br /> Cách chọn mẫu nghiên cứu: xã nghiên cứu:<br /> chọn chủ đích xã La Bằng; chọn đối tượng<br /> nghiên cứu: sử dụng phương pháp chọn mẫu<br /> ngẫu nhiên đơn.<br /> Các chỉ số nghiên cứu: (i) Các đặc điểm của<br /> đối tượng nghiên cứu: tuổi; giới; dân tộc;<br /> trình độ học vấn và số năm canh tác chè. (ii)<br /> Mức độ kiến thức, thái độ; hành vi của người<br /> canh tác chè: tốt; khá và trung bình. (iii) Mối<br /> liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm<br /> HCBVTV và các biến: giới; dân tộc; trình độ<br /> học vấn; số năm canh tác chè; kiến thức; thái<br /> độ và truyền thông giáo dục sức khỏe.<br /> Phân tích và xử lý số liệu: Các câu hỏi đo<br /> lường kiến thức, thái độ và hành vi được cho<br /> điểm và được phân loại ở 3 mức độ theo phân<br /> loại của Bloom [0] như sau: < 60% Trung<br /> bình; 60 – 79% Khá; ≥ 80% Tốt. Sau khi thu<br /> thập, số liệu được làm sạch ngay tại cộng<br /> đồng và các biến số nghiên được tiến hành<br /> kiểm định phân phối chuẩn. Số liệu được<br /> nhập bằng phần mềm quản lý số liệu Epidata<br /> 3.1 và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 theo<br /> các thuật toán thống kê.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Nhóm tuổi của đối tượng tham gia nghiên cứu<br /> từ 30 – 39 và 40 – 49 chiếm tỷ lệ 26,8% và<br /> 26,0%. Tỷ lệ nam và nữ của đối tượng nghiên<br /> tương đương nhau (49,8% và 50,2%). Tỷ lệ<br /> người canh tác chè dân tộc Kinh (52,8%) cao<br /> hơn tỷ lệ người canh tác chè dân tộc thiểu số<br /> (47,2%). Phần lớn đối tượng tham gia nghiên<br /> cứu có trình độ tiểu học là 50,2%; số không<br /> biết đọc biết viết chiếm 7,3%; mù chữ chiếm<br /> 1,0% và trung học phổ thông trở lên chiếm<br /> 12,0%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi<br /> không giống với kết quả nghiên cứu của K’<br /> Vởi, Đỗ Văn Dũng [0] khi tỷ lệ người có học<br /> vấn dưới trung học cơ sở chỉ có 11%, trung<br /> học cơ sở là 43% và trung học phổ thông trở<br /> lên là 46%.<br /> <br /> 89(01/2): 267 – 272<br /> <br /> Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên<br /> cứu (n = 400)<br /> Biến số<br /> Tuổi (năm)<br /> < 20<br /> 20 – 29<br /> 30 – 39<br /> 40 – 49<br /> 50 – 59<br /> ≥ 60<br /> Giới<br /> Nam<br /> Nữ<br /> Dân tộc<br /> Kinh<br /> Nùng<br /> Khác<br /> Trình độ học vấn<br /> Mù chữ<br /> Biết đọc biết viết<br /> Tiểu học<br /> Trung học cơ sở<br /> Trung học phổ thông trở lên<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> 9<br /> 63<br /> 107<br /> 104<br /> 87<br /> 30<br /> <br /> 2,2<br /> 15,8<br /> 26,8<br /> 26,0<br /> 21,7<br /> 7,5<br /> <br /> 199<br /> 201<br /> <br /> 49,8<br /> 50,2<br /> <br /> 211<br /> 151<br /> 38<br /> <br /> 52,8<br /> 37,8<br /> 9,4<br /> <br /> 4<br /> 29<br /> 201<br /> 118<br /> 48<br /> <br /> 1,0<br /> 7,3<br /> 50,2<br /> 29,5<br /> 12,0<br /> <br /> Bảng 2. Thời gian canh tác và thu hoạch chè sau<br /> phun hóa chất bảo vệ thực vật (n = 400)<br /> Thời gian<br /> Thời gian canh tác<br /> < 5 năm<br /> 5 – 10 năm<br /> > 10 năm<br /> Thu hoạch sau phun<br /> < 2 tuần<br /> ≥ 2 tuần<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> 21<br /> 112<br /> 267<br /> <br /> 5,2<br /> 28,0<br /> 66,8<br /> <br /> 255<br /> 145<br /> <br /> 63,8<br /> 36,2<br /> <br /> Phần lớn đối tượng nghiên cứu có thời gian<br /> canh tác chè hơn 10 năm (66,8%); kết quả<br /> này tương đương với kết quả nghiên cứu của<br /> tác giả Larkin L. Strong khi có 62,5% người<br /> dân có thời gian tiếp xúc với HCBVTV trên<br /> 10 năm [0]. Phần lớn người canh tác chè thu<br /> hoạch chè khi chưa đảm bảo thời gian sau<br /> phun (63,8%), đây là một yếu tố không chỉ<br /> gây ảnh hưởng tới sức khỏe người canh tác<br /> chè mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe người<br /> tiêu dùng.<br /> <br /> 268<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Quang Mạnh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 89(01/2): 267 – 272<br /> <br /> Bảng 3. Kiến thức của người canh tác chè (n = 400)<br /> Kiến thức<br /> Ảnh hưởng HCBVTV<br /> Đường lây nhiễm<br /> Biện pháp dự phòng<br /> Chung<br /> <br /> Tốt<br /> n (%)<br /> 48 (9,4)<br /> 48 (12,0)<br /> 65 (16,2)<br /> 39 (9,8)<br /> <br /> Mức độ<br /> Khá<br /> n (%)<br /> 75 (18,8)<br /> 127 (31,8)<br /> 153 (38,2)<br /> 99 (24,8)<br /> <br /> Trung bình<br /> n (%)<br /> 287 (71,8)<br /> 225 (56,2)<br /> 182 (45,6)<br /> 262 (65,5)<br /> <br /> Bảng 4. Thái độ của người canh tác chè (n = 400)<br /> Nhận thức<br /> Yếu tố nguy cơ<br /> Hậu quả<br /> Lợi ích<br /> Yếu tố rào cản<br /> Chung<br /> <br /> Tốt<br /> n (%)<br /> 258 (64,6)<br /> 159 (39,8)<br /> 118 (29,4)<br /> 55 (13,8)<br /> 76 (19,0)<br /> <br /> Tỷ lệ người canh tác chè có kiến thức chung<br /> mức độ tốt chiếm 9,8%; trung bình chiếm<br /> 65,5%; cá biệt có những trường hợp có hiểu<br /> biết sai về HCBVTV. Qua thảo luận nhóm,<br /> ông Nông Văn P cho biết: “Riêng cái cây chè<br /> này, phải có nhiều thuốc thì mới tốt được, nếu<br /> không phun liên tục sâu ăn là không bán được<br /> ngay, có người còn bảo là nếu không có<br /> HCBVTV thì lá chè không xanh được mà sau<br /> này nước chè cũng không ngon”. Kiến thức<br /> về dự phòng nhiễm HCBVTV thấp dẫn đến<br /> những sai lầm về thái độ và việc thực hiện các<br /> hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người<br /> canh tác chè.<br /> Người canh tác chè có nhận thức tốt về các<br /> yếu tố nguy cơ gây nhiễm HCBVTV chiếm<br /> 64,6%; nhận thức tốt về hậu quả (39,8%); về<br /> lợi ích (29,4%); các yếu tố cản trở (13,8%).<br /> Đây chính là yếu tố gây khó khăn trong việc<br /> thay đổi hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV ở<br /> người canh tác chè. Theo tác giả Larkin L.<br /> Strong [0] cũng cho thấy tỷ lệ người có nhận<br /> thức tốt về lợi ích chiếm 96,9% nhưng số<br /> người có nhận thức tốt về rào cản chỉ chiếm<br /> 37,2%. Trong thảo luận nhóm, Bà Nguyễn<br /> Thị L nói: “Nói chung là bà con đủ tiền mua<br /> quần áo bảo hộ lao động, nhưng mà bà con<br /> không mặc vì vướng, nóng và khó chịu chứ<br /> không phải hiếm hay không có tiền mua”<br /> <br /> Mức độ<br /> Khá<br /> Trung bình<br /> n (%)<br /> n (%)<br /> 110 (27,4)<br /> 32 (8,0)<br /> 214 (53,5)<br /> 27 (6,7)<br /> 258 (64,6)<br /> 24 (6,0)<br /> 110 (27,4)<br /> 235 (58,8)<br /> 289 (72,2)<br /> 35 (8,8)<br /> Bảng 5. Hành vi phun hóa chất bảo vệ thực vật và<br /> xử lý dụng cụ sau phun<br /> Biến số<br /> Phun thuốc sâu (n = 400)<br /> Có<br /> Không<br /> Nơi<br /> rửa<br /> bình<br /> phun<br /> HCBVTV (n = 371)<br /> Vườn chè<br /> Suối, ao hồ, rãnh nước<br /> Không rửa<br /> Xử lý bao bì đựng HCBVTV<br /> (n = 400)<br /> Đốt<br /> Chôn<br /> Hủy theo hướng dẫn<br /> Vứt bừa bãi<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> 371<br /> 29<br /> <br /> 92,8<br /> 7,2<br /> <br /> 154<br /> 204<br /> 13<br /> <br /> 41,5<br /> 55,0<br /> 3,5<br /> <br /> 135<br /> 50<br /> 86<br /> 129<br /> <br /> 33,8<br /> 12,5<br /> 21,5<br /> 32,2<br /> <br /> Hầu hết người canh tác chè tham gia hoạt<br /> động phun HCBVTV (92,8%). Người canh<br /> tác chè rửa bình thuốc sau phun tại sông, suối,<br /> ao, hồ chiếm 55,0%; vứt bao bì, dụng cụ đựng<br /> HCBVTV sau phun bừa bãi 32,3% . Trong<br /> thảo luận nhóm với người dân, bà người dân<br /> cho biết: “Đem ra suối hoặc ra mương rửa<br /> luôn, như thế vừa tiện vừa đỡ mất thời gian,<br /> xúc nước vài cái là sạch ngay thôi mà”; “Ở<br /> đây bà con cứ vứt ra rãnh, mương, suối, bãi<br /> chè hay nơi nào tiện thì vứt. Cái nào đẹp thì<br /> giữ lại tận dụng làm dụng cụ chứa nước hoặc<br /> đựng cái gì đó”. Kết quả nghiên cứu của<br /> chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của<br /> tác giả Nguyễn Tuấn Khanh khi có 21,8%<br /> người canh tác chè vứt chai lọ lung tung<br /> hoặc dùng lại [0].<br /> 269<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Quang Mạnh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 89(01/2): 267 – 272<br /> <br /> Bảng 6. Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV ở người canh tác chè<br /> Hành vi<br /> Đeo kính mắt<br /> Sử dụng khẩu trang<br /> Sử dụng găng tay<br /> Sử dụng mũ nón bảo hộ<br /> Sử dụng quần áo bảo hộ<br /> Tắm rửa sau canh tác chè<br /> Ăn uống trong khi canh tác chè<br /> <br /> Không bao giờ<br /> (n, %)<br /> 146 (36,5)<br /> 18 (4,5)<br /> 44 (11,0)<br /> 14 (3,5)<br /> 34 (8,5)<br /> 25 (6,3)<br /> 274 (68,5)<br /> <br /> Người canh tác chè thường xuyên đeo kính<br /> mắt khi canh tác chè 10,2%; đeo khẩu trang<br /> 69,5%; kết quả nghiên cứu của chúng tôi<br /> cũng tương đương kết quả nghiên cứu của các<br /> tác giả Nguyễn Thị Hà và Hoàng Hải [0], [0].<br /> Thường xuyên sử dụng găng tay 42,2%;<br /> thường xuyên sử dụng mũ nón 72,0%; thường<br /> xuyên sử dụng quần áo bảo hộ lao động<br /> 42,5%; thường xuyên tắm sau khi canh tác<br /> chè 55,2%; thường xuyên ăn uống, hút thuốc<br /> trong khi canh tác chè 2,8%.<br /> Bảng 7. Mức độ hành vi dự phòng nhiễm<br /> HCBVTV ở người canh tác chè (n = 400)<br /> Mức độ<br /> Tốt<br /> Khá<br /> Trung bình<br /> <br /> n<br /> 108<br /> 131<br /> 161<br /> <br /> %<br /> 27,0<br /> 32,8<br /> 40,2<br /> <br /> Tỷ lệ người canh tác chè thực hiện hành vi dự<br /> phòng nhiễm HCBVTV ở mức độ tốt chiếm<br /> 27,0%; mức độ khá và trung bình chiếm<br /> 32,8% và 40,2%. Kết quả nghiên cứu của<br /> chúng tôi tương đương kết quả nghiên cứu<br /> của tác giả Bùi Ngọc Linh, Trần Khánh Long<br /> khi những người có thực hành đúng về các<br /> hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV chiếm<br /> 24,9% [0].<br /> Tỷ lệ người canh tác chè không được nghe<br /> truyền thông giáo dục sức khỏe 65,2%; nghe<br /> từ cán bộ khuyến nông 54,1%; nghe từ cán bộ<br /> y tế 2,9%. Số người canh tác chè mong muốn<br /> nghe truyền thông về dự phòng nhiễm<br /> HCBVTV chiếm tỷ lệ rất cao (97,2%); mong<br /> muốn nghe truyền thông về tác hại và cách<br /> phòng nhiễm HCBVTV (66,8% và 73,2%).<br /> <br /> Hiếm khi<br /> (n, %)<br /> 127 (31,8)<br /> 26 (6,5)<br /> 56 (14,0)<br /> 44 (11,0)<br /> 66 (16,5)<br /> 53 (13,3)<br /> 68 (17,0)<br /> <br /> Không thường<br /> xuyên (n, %)<br /> 86 (21,5)<br /> 78 (19,5)<br /> 131 (32,8)<br /> 54 (13,5)<br /> 130 (32,5)<br /> 101 (25,2)<br /> 47 (11,7)<br /> <br /> Thường xuyên<br /> (n, %)<br /> 41 (10,2)<br /> 278 (69,5)<br /> 169 (42,2)<br /> 288 (72,0)<br /> 170 (42,5)<br /> 221 (55,2)<br /> 11 (2,8)<br /> <br /> Bảng 8. Đặc điểm truyền thông giáo dục sức khỏe<br /> (n = 400)<br /> Đặc điểm<br /> n<br /> %<br /> Truyền thông giáo dục sức khỏe<br /> Được nghe<br /> 139<br /> 34,8<br /> Không được nghe<br /> 261<br /> 65,2<br /> Nguồn truyền thông<br /> Đài/tivi<br /> 39<br /> 28,1<br /> Báo<br /> 8<br /> 5,8<br /> Tờ rơi<br /> 12<br /> 8,6<br /> CBYT/YTTB<br /> 4<br /> 2,9<br /> Cán bộ khuyến nông<br /> 77<br /> 55,4<br /> Người bán hóa chất<br /> 44<br /> 11,0<br /> Lãnh đạo thôn<br /> 15<br /> 10,8<br /> Nhu cầu truyền thông<br /> Cần thiết nghe<br /> 389<br /> 97,2<br /> Không cần thiết nghe<br /> 11<br /> 2,8<br /> Cách sử dụng<br /> 262<br /> 65,5<br /> Tác hại<br /> 267<br /> 66,8<br /> Phòng nhiễm<br /> 293<br /> 73,2<br /> Xử trí khi nhiễm<br /> 192<br /> 48,0<br /> <br /> Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của<br /> người canh tác chè không liên quan đặc điểm<br /> giới của người canh tác chè (p > 0,05). Kết<br /> quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của<br /> một số tác giả khác [0], [0]. Không có sự liên<br /> quan có ý nghĩa thống kê giữa hành vi dự<br /> phòng nhiễm HCBVTV với thời gian canh tác<br /> chè của người dân (p > 0,05).<br /> Có sự liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm<br /> HCBVTV với đặc điểm dân tộc và trình độ<br /> học vấn của người canh tác chè; những người<br /> dân tộc kinh, những người có trình độ học vấn<br /> trên tiểu học thì thực hiện các hành vi dự<br /> phòng nhiễm HCBVTV mức độ tốt cao hơn.<br /> Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với<br /> <br /> 270<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Quang Mạnh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> p < 0,05. Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV<br /> có liên quan với kiến thức, thái độ và truyền<br /> thông giáo dục sức khỏe của người canh tác<br /> chè (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu này cũng<br /> tương tự kết quả nghiên cứu của các tác giả<br /> khác [0], [0], [0]. Đây là yếu tố chứng tỏ rằng<br /> muốn thay đổi hành vi dự phòng nhiễm<br /> HCBVTV của người canh tác chè thì việc tiến<br /> hành truyền thông giáo dục sức khỏe cho<br /> người canh tác chè là việc rất cần thiết.<br /> KẾT LUẬN<br /> Tỷ lệ người canh tác chè có kiến thức mức độ<br /> tốt, khá và trung bình là 9,8%; 24,8% và<br /> 65,5%. Nhận thức tốt, khá và trung bình là<br /> 19,0%; 72,2% và 8,8%. Thực hiện hành vi dự<br /> phòng nhiễm HCBVTV ở mức độ tốt, khá và<br /> <br /> 89(01/2): 267 – 272<br /> <br /> trung bình là 27,0%; 32,8% và 40,2%; rửa<br /> bình thuốc sau phun tại sông/suối/ao/hồ<br /> 55,0%; vứt bao bì, dụng cụ đựng HCBVTV<br /> bừa bãi 32,3%; thu hoạch chè sau phun không<br /> đảm bảo thời gian 63,8%.<br /> Tỷ lệ người canh tác chè không được nghe<br /> truyền thông giáo dục sức khỏe 65,2%; mong<br /> muốn nghe truyền thông 97,2%. Không có sự<br /> liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hành vi dự<br /> phòng nhiễm HCBVTV với các đặc điểm giới<br /> và thời gian canh tác của người canh tác chè.<br /> Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa<br /> hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV với: đặc<br /> điểm dân tộc; trình độ học vấn; kiến thức; thái<br /> độ và truyền thông dự phòng nhiễm<br /> HCBVTV.<br /> <br /> Bảng 9. Mối liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật với các đặc điểm của đối<br /> tượng nghiên cứu (n = 400)<br /> Đặc điểm<br /> <br /> Tốt n (%)<br /> <br /> Hành vi<br /> Khá n (%)<br /> <br /> Trung bình n (%)<br /> <br /> 0,077<br /> <br /> Giới<br /> Nam<br /> Nữ<br /> <br /> 59 (29,6)<br /> 49 (24,4)<br /> <br /> 71 (35,7)<br /> 60 (29,9)<br /> <br /> 69 (34,7)<br /> 92 (45,8)<br /> <br /> Dân tộc<br /> Kinh<br /> Thiểu số<br /> <br /> 65 (30,8)<br /> 43 (22,8)<br /> <br /> 74 (35,1)<br /> 57 (30,2)<br /> <br /> 72 (34,1)<br /> 89 (47,0)<br /> <br /> Trình độ học vấn<br /> ≤ Tiểu học<br /> > Tiểu học<br /> <br /> 0,026<br /> <br /> 0,032<br /> 52 (22,2)<br /> 56 (33,7)<br /> <br /> 84 (35,9)<br /> 47 (28,3)<br /> <br /> 98 (41,9)<br /> 63 (38,0)<br /> 0,714<br /> <br /> Thời gian canh tác<br /> < 5 năm<br /> 5 – 10 năm<br /> > 10 năm<br /> Kiến thức<br /> Tốt<br /> Khá<br /> Trung bình<br /> Thái độ<br /> Tốt<br /> Khá<br /> Trung bình<br /> Nghe truyền thông<br /> Được nghe<br /> Không được nghe<br /> <br /> p<br /> <br /> 3 (14,3)<br /> 31 (27,7)<br /> 74 (27,7)<br /> <br /> 9 (42,9)<br /> 37 (33,0)<br /> 85 (31,8)<br /> <br /> 9 (42,9)<br /> 44 (39,3)<br /> 108 (40,4)<br /> 0,001<br /> <br /> 18 (46,2)<br /> 36 (36,4)<br /> 54 (20,6)<br /> <br /> 13 (33,3)<br /> 32 (32,3)<br /> 86 (32,8)<br /> <br /> 8 (20,5)<br /> 31(31,3)<br /> 122 (46,6)<br /> 0,0001<br /> <br /> 51 (67,1)<br /> 50 (17,3)<br /> 7 (20,0)<br /> <br /> 17 (22,4)<br /> 104 (36,0)<br /> 10 (28,6)<br /> <br /> 8 (10,5)<br /> 135 (46,7)<br /> 18 (51,4)<br /> <br /> 49 (35,3)<br /> 59 (22,6)<br /> <br /> 49 (35,3)<br /> 82 (31,4)<br /> <br /> 41(29,5)<br /> 120 (46,0)<br /> <br /> 0,003<br /> <br /> 271<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2