intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hệ thống an toàn thụ động trong nhà máy điện hạt nhân mới

Chia sẻ: Cao Quốc Trí | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

48
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc áp dụng triệt để nguyên lý an toàn thụ động trong thiết kế NMĐHN có phải là giải pháp tin cậy tuyệt đối để giải quyết vấn đề an toàn, đặc biệt khi xảy ra các sự cố tương tự như đã xảy ra tại Fukushima? Hay nên chăng cần cân nhắc một cách thận trọng về việc sử dụng một cách hài hòa cả hệ thống chủ động và thụ động trong thiết kế. Bài viết này sẽ đưa ra một góc nhìn về những vấn đề cần quan tâm khi xem xét hệ thống an toàn thụ động trong nhà máy điện hạt nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hệ thống an toàn thụ động trong nhà máy điện hạt nhân mới

  1. Nghiên cứu và Trao đổi HỆ THỐNG AN TOÀN THỤ ĐỘNG TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN MỚI Nguyễn An Trung, Trần Dương natrung@varans.vn; tduong@varans.vn Phòng An toàn hạt nhân, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân Vào giữa những năm thập niên 80, ý tưởng về việc áp dụng nguyên lý an toàn thụ động được đặt ra với mục tiêu đơn giản hóa và giảm thiểu chi phí thiết kế nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN). Năm 1991, Hội nghị về “An toàn năng lượng hạt nhân: chiến lược cho tương lai” do IAEA tổ chức đã thống nhất rằng việc sử dụng hệ thống an toàn thụ động tại các NMĐHN mới là một cách tiếp cận nhằm đơn giản hóa và tăng cường độ tin cậy của các chức năng an toàn chính. Hiện nay, hệ thống an toàn thụ động đã được áp dụng phổ biến tại các lò phản ứng hạt nhân tiên tiến thế hệ III và III+ như AP1000, VVER 1200, EPR, v.v. cũng như dự kiến ứng dụng trong các lò phản ứng thế hệ IV. Với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam, do đặc thù khoa học công nghệ chưa phát triển mạnh, tính kỷ luật, văn hóa công nghiệp, văn hóa an toàn chưa cao, nhiều chuyên gia của Việt Nam cho rằng cần xem xét yếu tố mức độ áp dụng nguyên lý an toàn thụ động là một trong những ưu tiên khi xem xét, lựa chọn công nghệ cho Dự án ĐHN Ninh Thuận. Vậy việc áp dụng triệt để nguyên lý an toàn thụ động trong thiết kế NMĐHN có phải là giải pháp tin cậy tuyệt đối để giải quyết vấn đề an toàn, đặc biệt khi xảy ra các sự cố tương tự như đã xảy ra tại Fukushima? Hay nên chăng cần cân nhắc một cách thận trọng về việc sử dụng một cách hài hòa cả hệ thống chủ động và thụ động trong thiết kế. Bài viết này sẽ đưa ra một góc nhìn về những vấn đề cần quan tâm khi xem xét hệ thống an toàn thụ động trong nhà máy điện hạt nhân. 1. Tổng quan về hệ thống an toàn thụ động Bộ phận thụ động là bộ phận mà chức năng của nó không phụ thuộc vào nguồn bên ngoài như kích hoạt, cơ cấu dẫn động hay nguồn điện cấp. Hệ thống an toàn thụ động là hệ thống được cấu thành bởi các bộ phận thụ động và cấu trúc hoặc sử dụng rất ít các bộ phận chủ động (như sử dụng ắc-quy lắp sẵn) để kích hoạt các bộ phận thụ động tiếp theo [1]. Các cơ chế chính thường được sử dụng để thiết kế hệ thống an toàn thụ động là: đối lưu tự nhiên, trọng lực, khí nén, trao đổi nhiệt hóa hơi, hiện tượng giãn nở nhiệt của chất lỏng và khí. Hệ thống an toàn thụ động được chia thành các nhóm theo mức độ thụ động. Hệ thống có mức độ thụ động cao hơn không có nghĩa là ưu việt hơn hệ thống có mức độ thụ động thấp hơn khi thiết kế, sự khác nhau trong phân loại chỉ phản ánh mức độ áp dụng nguyên tắc an toàn thụ động. 2. Áp dụng nguyên lý an toàn thụ động cho một số NMĐHN 42 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  2. Dưới đây bài viết sẽ trình bày về việc áp dụng nguyên lý an toàn thụ động cho một số công nghệ dự kiến sẽ xây dựng tại Việt Nam cho dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm AP1000, ATMEA1, VVER-1200. AP1000 AP1000 là lò phản ứng nước áp lực được thiết kế bởi Tập đoàn Westinghouse có công suất điện 1100 MW. Lò AP1000 áp dụng triệt để nguyên lý an toàn thụ động cho hệ thống an toàn dựa trên nguyên lý trọng lực, khí nén, đối lưu tự nhiên và hiện tượng hóa hơi để làm mát lâu dài trong trường hợp xảy ra sự cố. Một số hệ thống an toàn thụ động được sử dụng trong lò AP1000 được nêu trong Bảng 1 dưới đây. Bảng 1. Một số hệ thống an toàn thụ động trong lò AP1000 Hệ thống an toàn thụ động Chức năng Nguyên lý thụ động Hệ thống tải nhiệt dư thụ động Tải nhiệt dư từ vùng hoạt Đối lưu tự nhiên (PRHR) 2 Bể bù nước vùng hoạt (CMT) Có chức năng tương tự hệ thống Đối lưu tự nhiên phun an toàn áp suất cao của lò Hóa hơi nước áp lực truyền thống Trọng lực Hệ thống giảm áp tự động bốn Gồm 4 van xả để giảm áp vòng Sử dụng van kích nổ (squib giai đoạn (ADS) sơ cấp van) 2 Bể tích nước thụ động (ACC) Tương tự bể tích nước thụ động Trọng lực của lò nước áp lực truyền thống Khí nén (dùng ni tơ) Bể chứa nước thay đảo nhiên liệu Dùng cho thay đảo nhiên liệu; Trọng lực trong boong-ke lò (IRWST) Có chức năng tương tự hệ thống tiêm an toàn áp suất thấp của lò nước áp lực truyền thống Hệ thu nước boong-ke lò (CS) Gom nước được ngưng tụ trong Đối lưu tự nhiên boong-ke và đưa trở lại vòng sơ Trọng lực cấp Hệ thống làm mát boong-ke lò thụ Làm mát boong-ke lò Đối lưu tự nhiên động (PCCS) Hóa hơi Trọng lực Hệ thống dừng lò khẩn cấp Dừng khẩn cấp lò phản ứng Trọng lực (SCRAM) ATMEA1 ATMEA1 là lò phản ứng được thiết kế chủ yếu dựa trên hệ thống an toàn chủ động. Lò ATMEA1 sử dụng hai hệ thống thụ động là bình tích áp tiên tiến (Advanced ACC) và hệ thống dừng lò khẩn cấp (SCRAM). Bên cạnh các tính năng của bình tích áp trong lò PWR truyền thống, 43 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  3. bình tích áp tiên tiến được sử dụng trong lò ATMEA1 sở hữu tính năng của hệ thống bơm cấp nước thấp áp khi có sự cố LOCA lớn. Với hệ thống dẫn động thanh điều khiển (CRMD), khi mất nguồn điện, thanh điều khiển (RCC) sẽ được đưa vào bên trong dưới tác dụng của trọng lực. VVER-1200/AES-2006 Hiện tại, có hai phiên bản của công nghệ lò VVER-1200/AES-2006 là V-392M (được thiết kế bởi tập đoàn Atomenergoproekt, trụ sở tại Moscow cho nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh) và V-491 (được thiết kế bởi tập đoàn Atomenergoproekt, trụ sở tại St. Petersburg cho nhà máy điện hạt nhân Leningrad). Thiết kế của hai phiên bản này có một vài điểm khác biệt trong việc sử dụng các hệ thống an toàn thụ động, cụ thể nêu trong Bảng 2. Bảng 2. So sánh việc sử dụng một số hệ thống an toàn thụ động trong 2 phiên bản của công nghệ VVER-1200 Hệ thống V-392M V491 Hệ thống cấp Boron nhanh thụ có có động Hệ thống làm ngập vùng hoạt thụ có có động HA-1 Hệ thống làm ngập vùng hoạt thụ có không động HA-2 Hệ thống thụ động duy trì áp suất có có thấp trong hành lang boong-ke lò Hệ thống tải nhiệt dư thụ động có, sử dụng 2 bộ trao đổi nhiệt có, sử dụng 18 bộ trao đổi nhiệt thông qua bình sinh hơi làm mát bằng khí làm mát bằng nước Bẫy vùng hoạt thụ động có có Chức năng và cơ chế thụ động của các hệ thống an toàn thụ động sử dụng trong công nghệ lò VVER-1200/AES-2006 được tóm tắt trongBảng 3. Bảng 3. Một số hệ thống an toàn thụ động trong công nghệ lò VVER-1200/AES-2006 Hệ thống Chức năng Cơ chế thụ động Hệ thống cấp Boron nhanh thụ Dự phòng cho hệ thống dừng lò Axit Boric được chứa trong động khẩn cấp bằng thanh điều khiển bể nén áp Hệ thống làm ngập vùng hoạt thụ Duy trì lượng nước trong vùng Trọng lực động HA-1 hoạt ở áp suất cao và trung bình Khí nén Hệ thống làm ngập vùng hoạt thụ Duy trì lượng nước trong vùng Trọng lực động HA-1 hoạt ở áp suất thấp Đối lưu tự nhiên Hóa hơi 44 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  4. Hệ thống thụ động duy trì áp suất Thông gió và duy trì áp suất âm thấp trong hành lang boong-ke trong hành lang boong-ke Hệ thống tải nhiệt dư thụ động Tải nhiệt dư vùng hoạt Đối lưu tự nhiên qua bình thông qua bình sinh hơi sinh hơi Bẫy vùng hoạt thụ động Giam giữ và làm mát vùng hoạt Trọng lực nóng chảy 3. Ưu điểm của hệ thống an toàn thụ động Hệ thống an toàn thụ động hấp dẫn bởi tính đơn giản và kinh tế, giảm thiểu ảnh hưởng do thao tác sai của nhân viên vận hành, giảm sự phụ thuộc vào nguồn cấp điện bên ngoài (một trong những vấn đề được đặt ra sau Fukushima) và độ tin cậy cao hơn so với hệ thống chủ động [2]. 3.1. Tính đơn giản và kinh tế Hệ thống an toàn thụ động phần lớn được cấu thành từ các bộ phận thụ động nên nó không cần nguồn điện cấp ngoài. Việc sử dụng hệ thống thụ động sẽ góp phần giảm thiểu đáng kể các chi phí liên quan tới lắp đặt, bảo dưỡng và hoạt động so với hệ thống chủ động cần nhiều bơm với nguồn điện cấp có tính độc lập và dự phòng. Việc sử dụng hệ thống an toàn thụ động trong nhà máy điện hạt nhân AP1000 là minh chứng cụ thể cho tính đơn giản và kinh tế của hệ thống an toàn thụ động. Số lượng các van an toàn, bơm, đường ống liên quan tới an toàn, dây cáp điện và lượng công trình thiết kế kháng chấn được trình bày ở Bảng 4 [3] dưới đây. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tính đơn giản và kinh tế của hệ thống an toàn thụ động chỉ có hiệu quả khi được thiết kế tốt và tối ưu, độ tin cậy và khả năng thực hiện chức năng an toàn của hệ thống cần được đặt trên các yếu tố về kinh tế. Bảng 4. Mức tiết kiệm khi sử dụng hệ thống an toàn thụ động PWR 1000 MW Bộ phận AP1000 Mức tiết kiệm điển hình Van an toàn 2.844 cái 1.400 cái 51 % Bơm 280 cái 184 cái 34 % Đường ống an toàn 33.528 m 5.791,2 m 83 % Dây điện 2.773.680 m 365.760 m 87 % Lượng các công trình cần 359.624 m3 158.574 m3 56 % thiết kế kháng chấn 3.2. Tăng thời gian ân hạn cho nhân viên vận hành và giảm thiểu sai sót của nhân viên vận hành 45 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  5. Các hệ thống an toàn thụ động không cần tín hiệu đầu vào để kích hoạt hoạt động của hệ thống. Các bộ phận chủ động, nếu có, nhằm kích hoạt hệ thống sử dụng nguồn năng lượng được dự trữ như khí nén, ắc-qui, nước chứa trên cao… Do đó, chúng có khả năng gia tăng thời gian ân hạn cho nhân viên vận hành và giảm thiểu sai sót do thao tác tức thời của nhân viên vận hành. Thời gian ân hạn cho nhân viên vận hành đối với lò AP1000 (72 h) lớn hơn nhiều so với thời gian ân hạn của các lò PWR truyền thống (thông thường là 30 phút). Với ưu điểm này, hệ thống an toàn thụ động được sử dụng trong giảm thiểu hậu quả của sự cố nghiêm trọng. Tất cả các thiết kế NMĐHN thế hệ mới đều tập trung vào cải thiện khả năng giam giữ phóng xạ bên trong boong-ke lò trong trường hợp xảy ra sự cố nghiêm trọng (yêu cầu này cũng được Thụy sỹ đề xuất bổ sung vào Công ước An toàn hạt nhân tại Phiên họp đánh giá lần 6, tháng 4/2014). Nguyên lý an toàn thụ động đã được tận dụng trên “mảnh đất” này bao gồm việc tải nhiệt cho boong-ke lò, kiểm soát hydro sinh ra, làm mát vùng hoạt nóng chảy hay ngăn chặn việc nóng chảy bê-tông [8]. 3.3. Độ tin cậy cao Cộng đồng an toàn hạt nhân trên thế giới đều đồng ý quan điểm cho rằng, về cơ bản, khả năng sai hỏng của các hệ thống thụ động (các ống, thùng chứa, v.v.) là rất nhỏ do tính đơn giản của thiết kế hệ thống. 4. Các vấn đề cần lưu ý khi sử dụng hệ thống an toàn thụ động 4.1. Tính kiểm chứng Hệ thống an toàn thụ động mới chỉ được nghiên cứu và phát triển trong thời gian gần đây. Do đó, khả năng kiểm chứng dựa trên kinh nghiệm vận hành của hệ thống thụ động là không cao so với hệ thống an toàn chủ động. AP1000 là một lò phản ứng điển hình sử dụng triệt để nguyên lý an toàn thụ động, tuy nhiên hiện tại chưa có lò phản ứng AP1000 nào được vận hành trên thực tế. Van Squib được sử dụng trong lò phản ứng AP1000 là bộ phận thụ động và được sử dụng nhiều trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Cơ quan pháp quy hạt nhân Anh, việc bảo đảm van này sẽ hoạt động tốt và tin cậy trong nhà máy điện hạt nhân vẫn còn để ngỏ [5]. Vai trò của nhân viên vận hành trong quản lý sự cố đối với NMĐHN sử dụng cả hệ thống thụ động và chủ động cũng cần được làm rõ. 4.2. Cần thiết sự đánh giá của cơ quan pháp quy hạt nhân Năng lực của cơ quan pháp quy trong việc thẩm định an toàn và độ tin cậy của hệ thống an toàn thụ động cần được xem xét. Khác với hệ thống an toàn chủ động, độ tin cậy của hệ thống không chỉ phụ thuộc vào độ tin cậy của từng bộ phận mà còn phụ thuộc vào độ chính xác trong tính toán các hiện tượng vật lý (chủ yếu là hiện tượng thủy nhiệt động) [7]. Do đó việc đánh giá độ tin cậy của hệ thống an toàn thụ động cần sử dụng quy trình khác so với quy trình đánh giá độ tin cậy của hệ thống an toàn chủ động. Sai số khi tính toán các hiện tượng thủy nhiệt động trong thiết kế hệ thống an toàn thụ động là vấn đề đang được các nước nghiên cứu. Năm 1999, Phần Lan đề xuất yêu cầu đánh giá độ tin cậy của hệ thống an toàn thụ động. Mục tiêu chính là lập bảng các phương pháp đánh giá độ tin cậy của hệ thống thủy nhiệt an toàn thụ động nhằm hỗ trợ công tác cấp phép và xây 46 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  6. dựng các qui định pháp quy của Phần Lan. Theo đề xuất của Phần Lan, Liên minh Châu Âu khởi động dự án nghiên cứu “Phương pháp xác định độ tin cậy của hệ thống an toàn thụ động (RMPS)”. Tại hội nghị tổng kết kết quả của dự án RMPS [4], hầu hết cơ quan pháp quy của các nước thành viên đều xác nhận không đủ thông tin và kinh nghiệm để cấp phép nhà máy có hệ thống an toàn thụ động. Hiện tại, cơ quan pháp quy của các nước chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giá an toàn đối với hệ thống an toàn thụ động. Với những yếu tố như vậy, cơ quan pháp quy hạt nhân cần bảo đảm đơn vị xin cấp phép đã đánh giá đúng, đầy đủ và chính xác độ tin cậy của hệ thống an toàn thụ động trong phân tích an toàn xác suất (PSA). 4.3. Thận trọng với những sai hỏng Về cơ bản, so với hệ thống chủ động, hệ thống an toàn thụ động có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, không có nghĩa rằng hệ thống an toàn thụ động không có khả năng sai hỏng (Westinghouse đánh giá khả năng sai hỏng của van Squib là 5.8E-4. Cơ quan pháp quy hạt nhân Mỹ (US.NRC) cho rằng khả năng sai hỏng của van Squib còn cao hơn dựa vào dữ liệu kiểm tra thực nghiệm [6]). Thậm chí độ tin cậy của hệ thống an toàn thụ động có thể thấp hơn hệ thống an toàn chủ động khi được thiết kế tuân thủ tốt các yêu cầu về an toàn. Ngoài ra hệ thống an toàn chủ động sử dụng nhiều tín hiệu để kiểm soát và vì vậy cho phép thực hiện các chức năng an toàn chính xác hơn, điều này đặc biệt quan trọng khi quản lý sự cố. Hệ thống an toàn thụ động hầu hết được thiết kế dựa trên “lực yếu” (như lực trọng trường) hoặc “tương tác yếu” (như đối lưu tự nhiên, giãn nở nhiệt và truyền nhiệt hóa hơi). Do đó, cần thận trọng trong quá trình thiết kế, phân tích và đánh giá hệ thống an toàn thụ động bởi khả năng và hiệu năng thực hiện chức năng an toàn của chúng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: (i) sự tích tụ và đóng cặn của các mảnh vụn hoặc tạp chất có thể ngăn cản dòng chảy, dòng khí; (ii) giảm hệ số trao đổi nhiệt do quá trình bám bẩn bề mặt, sự lão hóa vật liệu; (iii) sự biến dạng của ống dẫn thanh điều khiển ngăn cản quá trình rơi tự do của thanh điều khiển. Trong Báo cáo Đánh giá của nhóm AP1000 Oversight Group nêu tại Báo cáo SECY-11- 0137, ngày 3/10/2011 [9] đã đưa ra vấn đề có thể xảy ra do tác động của mảnh vỡ từ vụ nổ các nhà máy trên cùng một địa điểm tới khả năng tải nhiệt boong-ke lò AP1000: mất khả năng mở của van cho phép bể nước hệ thống làm mát thụ động xả xuống boong-ke lò, tắc các lỗ ở tòa nhà che bên ngoài boong-ke do đó loại bỏ hay làm giảm khả năng tải nhiệt từ boong-ke lò. Hoạt động kiểm tra và bảo dưỡng sau lắp đặt của hệ thống an toàn thụ động là vấn đề cần được quan tâm. Hệ thống an toàn thụ động có khả năng sai hỏng và khả năng hoạt động của chúng có thể bị ảnh hưởng bởi sai sót trong thiết kế, chế tạo và các biến đổi thông số thiết kế theo thời gian như lão hóa vật liệu, sự bám bẩn về mặt, sự tích tụ và đóng cặn của mảnh vụn và tạp chất. Việc kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của hệ thống an toàn thụ động trong môi trường sự cố, đặc biệt là sự cố nghiêm trọng, vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu vì hiện tại khả năng kiểm tra, thử nghiệm này trong điều kiện thực tế của sự cố còn nhiều hạn chế. 47 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  7. 4.4. Yêu cầu về tính dự phòng và đa dạng Hệ thống an toàn thụ động không có nghĩa sẽ kinh tế hơn hệ thống an toàn chủ động [4]. Để nâng cao độ tin cậy của nhà máy, hệ thống an toàn chủ động có thể được lắp cùng hệ thống an toàn thụ động để đảm bảo tính dự phòng và đa dạng. Trong trường hợp này, việc sử dụng hệ thống an toàn thụ động có thể kém kinh tế hơn việc sử dụng hoàn toàn hệ thống an toàn chủ động. 5. Sử dụng hài hòa hệ thống an toàn chủ động và thụ động Không có một công nghệ NMĐHN nào áp dụng một cách tuyệt đối chỉ có nguyên lý chủ động hay thụ động. Ví dụ hệ thống làm mát khẩn cấp được sử dụng trong hầu hết các lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ áp dụng cả nguyên lý thụ động (trong bình cấp nước khẩn cấp-Accumulator) và chủ động (các bơm thấp áp và cao áp trong hệ thống phun nước an toàn). Thậm chí thiết kế APWR của Misubishi còn được đơn giản hóa, nâng cao tính kinh tế và tính độc lập với nguồn điện khi có sự cố bằng cách sử dụng bình tích áp tiên tiến thụ động sở hữu tính năng của hệ thống bơm cấp nước thấp áp khi có sự cố LOCA lớn bổ sung cho tính năng của bình tích áp trong lò PWR truyền thống. Việc sử dụng hài hòa hai nguyên lý này được dựa trên việc xem xét một cách thận trọng ưu điểm và nhược điểm, ảnh hưởng của chúng lên tổng thể hệ thống và tổng chi phí [8]. Quyết định sử dụng nguyên lý nào cũng có thể phụ thuộc vào chức năng của hệ thống. Đặc biệt các hệ thống có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu hậu quả của sự cố nghiêm trọng mà được lắp đặt tại khu vực có phóng xạ cao (như hệ thống làm mát boong-ke lò đặt bên trong boong-ke lò) có thể được xem xét áp dụng nguyên lý thụ động vì hầu như không thể tiếp cận được vào khu vực đặt thiết bị để thực hiện công tác bảo dưỡng trong suốt thời gian vận hành của nhà máy. Mọi hệ thống an toàn, thụ động hay chủ động đều dựa trên quan điểm bảo vệ theo chiều sâu. Không có sự xung đột giữa việc sử dụng hệ thống chủ động hoặc thụ động. Hệ thống thụ động khi kết hợp với hệ thống chủ động sẽ đảm bảo tính đa dạng và tăng cường mức độ an toàn cho các lò phản ứng hạt nhân tiên tiến. 5. Kết luận Hệ thống an toàn thụ động rõ ràng có những ưu điểm về thiết kế đơn giản (đồng nghĩa với việc thuận lợi trong công tác bảo dưỡng, kiểm tra), tính kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào nguồn điện trong trường hợp xảy ra sự cố, tăng độ tin cậy với việc giảm sự phụ thuộc vào thao tác của nhân viên vận hành. Tuy nhiên, tính kiểm chứng, yêu cầu về tính đa dạng và dự phòng, độ tin cậy của hệ thống, khả năng thực hiện chức năng an toàn khi xảy ra sự cố là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Trong nhiều trường hợp còn thiếu công cụ phân tích an toàn tin cậy, kinh nghiệm vận hành để đánh giá, kiểm tra hoạt động của hệ thống dưới điều kiện sự cố thực tế. Bên cạnh đó, kinh nghiệm thẩm định cho hệ thống an toàn thụ động của cơ quan pháp quy hạt nhân và tổ chức hỗ trợ kỹ thuật các nước còn nhiều hạn chế. 48 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  8. Để giảm bớt sự phụ thuộc vào các yếu tố “bất định” này, việc kết hợp một cách hài hòa giữa nguyên lý thụ động và chủ động trong thiết kế NMĐHN cần được xem xét một cách thận trọng, đặc biệt là đối với một quốc gia mới bắt đầu chương trình điện hạt nhân như Việt Nam. Tài liệu tham khảo [1]. INTERNATIONAL ATOMIC ENERGY AGENCY. Safety Related Terms for Advanced Nuclear Plants. IAEA-TECDOC-626, Vienna (1991). [2]. INTERNATIONAL ATOMIC ENERGY AGENCY. Passive Safety Systems and Natural Circulation in Water Cooled Nuclear Power Plants. IAEA-TECDOC-1624, Vienna (2009). [3]. HASHIM Muhammad, YOSHIKAWA Hidekazu, YANG Ming. Addressing the fundamental issues in reliability evaluation of passive safety of AP1000 for a comparison with active safety of PWR. 2013. [4]. Commissariat à l’Energie Atomique (CEA), France. PASSIVE SYSTEM RELIABILITY - A Challenge to Reliability Engineering and Licensing of Advanced Nuclear Power Plants. NEA/CSNI/R(2002)10, France (2002). [5]. Health and Safety Executive (HSE), England. Squib valve concept and design substantiation. GI-AP1000-ME-01 Revision 1, HSE (2011). [6]. Jeffrey Jacobson, NRO/DCIP. Issues Identified With Design Verification of AP1000 Squib Valves. ML13043A082, US.NRC (2013). [7]. INTERNATIONAL ATOMIC ENERGY AGENCY. Technical Feasibility and Reliability of Passive Safety Systems for Nuclear Power Plants. IAEA-TECDOC-920, Vienna (1996). [8]. INTERNATIONAL ATOMIC ENERGY AGENCY. Balancing Passive and Active systems for evolutionary water cooled reactors. IAEA-SM-353-18, International symposium on evolutionary water cooled reactors: strategic issues, technologies and economic viability. [9]. Báo cáo Đánh giá của nhóm AP1000 Oversight Group nêu tại Báo cáo SECY-11-0137, ngày 3/10/2011 49 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2