intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hệ thống phân vị và phân loại

Chia sẻ: Lê Hữu Lợi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

495
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

những địa tổng thể lớn nhỏ và phương pháp nghiên cứu tự nhiên đồng thời từ trên xuống và từ dưới lên yêu cầu giải quyết vấn đề hệ thống phân vị. Tất cả các nhà địa lý tự nhiên đều thừa nhận trong quá trình hình thành các địa tổng thể, luôn luôn có sự tham gia của các qui luật địa lý phổ biến là qui luật địa đới và qui luật phi địa đới, nhưng sự đánh giá vai trò cụ thể của qui luật phổ biến ấy lại rất khác nhau, đó là nguồn gốc của sự phân tán ý kiến trong việc xây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hệ thống phân vị và phân loại

  1. Chương 4: HỆ THỐNG PHÂN VỊ VÀ PHÂN LOẠI 4.1 Hệ thống phân vị Quan điểm cấu trúc coi tự nhiên là tập hợp có qui luật của những địa tổng thể lớn nhỏ và phương pháp nghiên cứu tự nhiên đồng thời từ trên xuống và từ dưới lên yêu cầu giải quyết vấn đề hệ thống phân vị. Tất cả các nhà địa lý tự nhiên đều thừa nhận trong quá trình hình thành các địa tổng thể, luôn luôn có sự tham gia của các qui luật địa lý phổ biến là qui luật địa đới và qui luật phi địa đới, nhưng sự đánh giá vai trò cụ thể của qui luật phổ biến ấy lại rất khác nhau, đó là nguồn gốc của sự phân tán ý kiến trong việc xây dựng hệ thống phân vị. Có thể phân ra ba nhóm hệ thống phân vị chính. 4.1.1 Nhóm thứ nhất  Nhóm thứ nhất coi nhân tố phi địa đới, cụ thể là nhân tố địa chất- địa mạo, luôn luôn chiếm vai trò chủ đạo trong sự phân hóa địa tổng thể ở tất cả các cấp, các tính chất khác của địa tổng thể như khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật chỉ được xét trong mối liên quan trực tiếp, trong khung cảnh có sẵn của cơ sở địa chất, địa mạo. Đại điện cho nhóm này có hệ thống của N.A Xontxev (1958, 1960) Xứ - Miền – Quận – Khối – Cảnh • Ưu điểm của nhóm này là dễ dàng vạch ranh giới các địa tổng thể và sự phụ thuộc trên dưới cũng rõ ràng. 2
  2. • Nhược điểm chủ yếu là quá coi nhẹ tác động của qui luật địa đới đã được thừa nhận như vòng, đới… 4.1.2 Nhóm thứ 2 Nhóm thứ 2 coi nhân tố địa đới và phi địa đơi có giá trị ngang nhau trong sự hình thành hệ thống phân vị, vì thế trong hệ thống đều thấy sự có mặt của các qui luật địa đới và phi địa đới với những đơn vị đại diện cho chúng. Tuy vậy có thể chia nhỏ thành 3 nhóm phụ, tùy theo sự đánh giá quan hệ tương hỗ giữa các qui luật đó. Nhóm phụ 1 Tiêu biểu F.N. Minkov (1956, 1959), coi qui luật địa đới và phi địa đới ngang nhau tới mức là phải luân phiên nhịp nhàng hai đơn vị ấy. Nếu cấp đơn vị thứ nhất theo dấu hiệu địa đới (sinh – khí hậu) thì cấp phân vị thứ hai phải dùng dấu hiệu phi địa đới (địa chất – địa mạo). Vòng – Xứ – Đới – Khu – Dải – Vùng Sự luân phiên máy móc như vậy là chủ quan, phi tự nhiên. Các qui luật địa đới và phi địa đới có nguồn gốc phát sinh hoàn toàn khác nhau, độc lập với nhau, không thể có sự lệ thuộc trọn vẹn giữa các đơn vị địa đới và phi địa đới. Thí dụ xứ không thể nằm trọn trong một vòng nhiệt, đới không chỉ hạn chế trong ranh giới một xứ. Có thể thấy rằng: tại đồng bằng, sự phân hóa địa đới rất rõ, có thể chia đới thành á đới hoặc dải, còn tại xứ núi thì dễ dàng chia ra các khu hơn là các đới. Nhóm phụ 2 Có sự luân phiên không nhịp nhàng giữa địa đới và phi địa đới, trong đó yếu tố phi địa đới là yếu tố trội khá rõ: 3
  3. • A.A. Grigoriev (1957) Vòng – Ô hay khu – Đới – Miền – Khối – Vùng – Cảnh Cũng như nhóm phụ trên, nhóm phụ này coi qui luật địa đới là qui luật phân hóa cơ bản của lớp vỏ địa lý… Nhóm phụ 3 Xem xét đồng thời cả hai nhân tố địa đới và phi địa đới trong tất cả mọi cấp phân vị, do đó không có sự luân phiên nào cả. Hệ thống của N.I.Mikhailov (1962) như sau: 4.1.3 Nhóm thứ 3 Nhóm thứ 3 quan niệm rằng không thể có sự phụ thuộc trực tiếp giữa hai nhân tố địa đới và phi địa đới vì chúng xuất phát từ những nguồn gốc phát sinh khác nhau. Nếu như sự thay đổi của bức xạ mặt trời theo góc nhập xạ là nguyên nhân chính của sự phân hóa địa đới thì sự phân hóa của các phân vị phi địa đới lại 4
  4. bắt nguồn từ quá trình nội lực, vì thế không thể sắp xếp các đơn vị địa đới và phi địa đới theo một dẫy như hai nhóm trên mà phải sắp xếp thành hai dẫy chính. Chỉ những đơn vị liên kết hay đan cắt mới có sự đồng nhất về cả hai mặt địa đới và phi địa đới. • Hệ thống của D.L. Armand (1964) như sau: Nhược điểm chung của nhóm 3 là quá cường điệu tính độc lập của hai dẫy địa đới và phi địa đới. Ta biết rằng không có một địa điểm nào trên trái đất chỉ biểu hiện các nét địa đới và nét phi địa đới, tất cả những nét thuộc hai loại đó bao giờ cũng đi cùng với nhau, tuy rằng khi thì nét này có rõ rệt hơn, lúc thì nét kia có trội lên, phụ thuộc vào hoàn cảnh địa lý cụ thể và giai đoạn cụ thể. 5
  5. 4.1.4 Hệ thống phân vị của Vũ Tự Lập (1974) Để khắc phục những nhược điểm của các nhóm trên, Vũ Tự Lập đề nghị một thang phân vị như sau: 6
  6. 4.2 Chỉ tiêu xây dựng các phân vị 4.2.1 Nguyên tắc chung • Vì đặc trưng của một địa tổng thể là bao gồm các thành phần, nên khi xét phải lưu ý đến tất cả các thành phần từ địa chất – địa mạo, khí hậu – thủy văn đến thổ nhưỡng – sinh vật, nghĩa là phải sử dụng một phức hệ dấu hiệu cho tất cả các cấp. • Các địa tổng thể chỉ có tính đồng nhất tương đối, không đồng cấp, nên ở mỗi cấp có thể thay đổi trật tự chính phụ, trội và thứ yếu. Thí dụ, khi xét cấp đới, phải ưu tiên cho điều kiện sinh khí hậu. Khi xét cấp xứ, phải đặt điều kiện địa chất-địa mạo lên hàng đầu. • Trong mỗi phức hệ dấu hiệu chẩn đoán phải nêu lên được hai tiêu chuẩn: tiêu chuẩn về tính độc đáo và tiêu chuẩn về tính phức tạp.  Tính độc đáo thể hiện cấu trúc thẳng đứng của địa tổng thể, ví dụ: núi cacxtơ nửa kín với các dạng cacxtơ trẻ lại và đồi núi cacxtơ phủ tàn tích...  Tính phức tạp thể hiện bởi cấu trúc ngang của địa tổng thể, ví dụ: đồi thấp bào mòn xâm thực, chia cắt trung bình và thung lũng bồi tụ – xâm thực phức tạp. Các chỉ tiêu xây dựng sẽ chính xác, khách quan, nếu như các thông số đưa ra có tính định lượng, ví dụ: độ cao tương đối, độ cao tuyệt đối, độ dốc của địa hình, yếu tố khí hậu, thủy văn… 4.2.2 Chỉ tiêu của các cấp phân vị trên cấp cảnh 7
  7. Trong giáo trình này, các phân vị trên cấp cảnh được lựa chọn từ thang phân chia của D.L. Armand (1964) và của Vũ Tự Lập (1974). Trong đó cấp trên cảnh bao gồm các phân vị: • Chủ yếu chi phối bởi qui luật địa đới: Lớp vỏ địa lý-vòng- đới-á đới. • Chủ yếu chi phối bởi qui luật phi địa đới: Lớp vỏ địa lý- ô địa lý-xứ-miền-khu-đai cao. Bảng 4.1 Đặc điểm các phân vị trên cấp cảnh Phân vị Chỉ tiêu phân loại Ghi chú Địa lý Cấp lớn nhất, không phân Ranh giới trên là đỉnh tầng đối lưu , quyển chia ranh giới dưới vỏ Trái đất Đất liền – Thành phần vật chất, Sự hấp Ranh giới rõ ràng (Các lục địa và đại Đại dương thu năng lượng mặt trời, các dương) qui luật địa lý phổ biến Ô địa lý Bình lưu khí quyển, vùng Ranh giới trùng với các dãy núi lớn duyên hải có các dòng biển (chắn gió), front của các khối khí lục nóng hay lạnh địa và đại dương. Các ô khác nhau do tính lục địa của khí hậu: khô, ẩm, nóng Vòng địa lý Dựa vào nhiệt lượng, cán cân Vòng địa lý gồm các đới nên ranh giới bức xạ (Kcal/cm2/năm) hoặc vòng là ranh giới ngoại vi (Xích đạo: tổng nhiệt độ trên 0oC. tổng nhiệt độ > 9500o, Nhiệt đới: 7500o) Xứ địa lý Đơn vị kiến tạo-địa mạo lớn, Ranh giới vạch theo địa hình, cấu trúc (vài chục có đại khí hậu riêng thể hiện địa chất kiến tạo và đại khí hậu (xứ vạn-vài bằng chế độ nhiệt (liên quan Hoa Nam, xứ Đông Dương). triệu km2 đến độ cao tuyệt đối và chế Các đới khi chạy qua xứ bị biến dạng độ ẩm (liên quan đến độ lục do sự phân phối lại nhiệt-ẩm do điều địa của một ô nào đó kiện đại địa hình và địa ô. Đới địa lý Chỉ số tương quan nhiệt ẩm Ranh giới xét theo các kiểu thổ nhưỡng (hàng chục (chỉ số khô hạn hoặc thủy – thực vật địa đới. Đới rừng chí tuyến vạn-hàng nhiệt), có một kiểu địa thực gió mùa, đới rừng á xích đạo. triệu km2, vật, kiểu thổ nhưỡng địa đới Đới có thể gồm các á đới do có sự hỗn 8
  8. rộng 5-10o giao của thực bì (á đới tai ga bắc và vĩ tuyến) taiga trung). Đới địa lý là bộ phận của vòng địa lí nhất định. Miền địa lý Sự đan xen giữa một xứ và Tại xứ đồng bằng, miền là một khúc Hàng vạn - một đới. đới chạy qua xứ. Tại xứ núi, miền đới chục vạn của cấu trúc đai cao: miền bắc và đông km2 bắc Bắc Bộ, miền Nam Trung bộ và nam bộ. Khu địa lý Địa chất – địa mạo (quá Ở miền núi, khu ứng với hệ thống sơn Hàng ngàn trình), Khu là cấp dùng cho văn lớn. Ở đồng bằng, khu phân hóa đến hàng cả núi và đồng bằng. theo đặc điểm nham thạch hoặc quá vạn km2 Khu là sự phân hóa phi địa trình địa mạo.: khu Việt Bắc, khu Đông đới thứ cấp trong miền. Bắc, khu Đông Nam Bộ. Đai cao địa Tổng nhiệt độ và tương quan Ranh giới phân chia theo độ cao:đai nội lý nhiệt ẩm chí tuyến gió mùa chân núi (0-600m), đai ôn đới gió mùa trên núi (>2600m) 4.2.3 Chỉ tiêu cấp cảnh địa lý (cảnh quan) Là cấp cơ sở, cấp cảnh địa lý có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống phân vị, do bản chất đáp ứng đầy đủ nhất yêu cầu của một địa tổng thể (xem chương 1). Các chỉ tiêu phân chia cấp cảnh bao gồm: • Có sự đồng nhất cao cả hai phương diện địa đới và phi địa đới, nghĩa là trong cảnh không có sự phân hóa chi phối bởi hai qui luật này. • Cảnh tương ứng với dạng trung địa hình (hay đơn vị kiến trúc hình thái cấp 4), có kích thước từ 100 km2 đến hàng ngàn km2. • Đới ngang và đai cao là hai kiểu đặc trưng của cảnh bởi mối liên hệ với cường độ nâng tân kiến tạo với điều kiện nhiệt – ẩm trực tiếp của khí hậu (tổng nhiệt độ và tương quan nhiệt ẩm) và sinh vật. 9
  9. Trong cấu trúc thẳng đứng của cảnh địa lý, giữa nền địa chất địa mạo và chế độ khí hậu thủy văn có mối quan hệ rất hữu cơ, các kiểu loại đất cũng như kiểu loại quần thể thực vật thì được tổ hợp theo những qui luật chặt chẽ trên loại đá cũng như trên các dạng trung, tiểu địa hình và các yếu tố của chúng. Cấu trúc ngang của cảnh cũng được đề cập đến, với tập hợp các đơn vị cấu tạo trong đó có nhiều cấp nhưng cấp dạng là quan trọng nhất, cho phép xác định cảnh từ dưới lên. Xét theo các mối quan hệ không gian, chúng ta có thể gặp những cấu trúc ngang sau: • Kiểu tập hợp song song: ví dụ, cảnh bờ biển bồi tụ mài mòn do sóng bao gồm các cấu trúc phân dải song song giữa cồn cát và lạch triều. • Kiểu đối xứng: ví dụ như cảnh thung lũng bồi tụ-xâm thực bao gồm hệ thống bãi bồi và bậc thềm phân bố dọc theo hai bên thung lũng. • Kiểu xen kẽ: ví dụ như cảnh đồi xen thung lũng xâm thực- bồi tụ. • Kiểu nền: ví dụ như cảnh đồng bằng delta • Kiểu khảm: là kiểu tập hợp trong đó các dạng địa lý xắp xếp không theo qui luật. Như thế cảnh quan địa lý là kết quả của sự chi tiết hóa các nền nhiệt-ẩm địa đới và đai cao, do tác động của các điều kiện nham thạch-địa hình, kéo theo sự phân hóa tương ứng của lớp phủ thổ nhưỡng-thực vật. Cả ở vùng núi và đồng bằng, địa hình-nguồn gốc phát sinh giữ vai trò trung tâm trong phân chia và đặt tên cảnh quan. 10
  10. Trong phạm vi nước Việt Nam, trên bản đồ 1/1.000.000, đã phân ra 962 cảnh quan các thể, có toạ độ và vị trí địa lý xác định, không lặp lại trong không gian (tham khảo atlat địa lý Việt nam). 4.2.4 Chỉ tiêu của các phân vị dưới cấp cảnh Chỉ tiêu của các cấp dưới cấp cảnh được xác định trong hai dạng công tác chính: 1) phân tích trong phòng dựa vào phân tích các bản đồ địa hình tỷ lệ lớn và giải đoán tư liệu viễn thám (ảnh hàng không và ảnh vệ tinh phân giải cao) và 2) khảo sát địa cảnh học ngoài trời, từ các điểm chìa khóa đến từng điểm mô tả tổng hợp tiêu biểu cho cấp diện địa lý. Trong giáo trình này chúng ta chỉ khảo sát hai phân vị dưới cấp cảnh là diện và dạng địa lý theo phân chia của N.I.Mikhailov (1962) và D.L. Armand (1964). Diện địa lý Diện địa lý là đơn vị địa tổng thể nhỏ nhất, đơn giản nhất, đồng nhất nhất, có thể coi như không phân chia được nữa về phương diện địa lý. Diện địa lý là đơn vị địa lý tự nhiên nhỏ nhất, đặc trưng bởi sự đồng nhất về địa thế, về vi khí hậu, về chế độ ẩm, về đá trên mặt, về biến chủng thổ nhưỡng và về sinh-địa quần thể (Vũ Tự Lập 1976). Trong diện địa lý, địa thế có vai trò quan trọng, quyết định toàn bộ các điều kiện tự nhiên khác của sinh cảnh và do đó quyết định sự hình thành nên quần thể sinh vật. 11
  11. Đối với phân cắt, địa thế của diện địa lý được đặc trưng bởi một yếu tố của dạng trung địa hình, có một độ cao tương đối nhất định, một độ dốc, một dạng sườn hoặc hướng sườn. Đối với địa hình bằng phẳng, địa thế phụ thuộc vào các dạng tiểu địa hình và vị trí xa gần đối với những đường thoát nước tự nhiên. Những địa thế khác nhau, sẽ khác nhau về tính chất thoát nước tự nhiên, về cân bằng nước, về ảnh hưởng của mực nước ngầm, về chế độ gió, về lượng mưa, về bức xạ (chủ yếu là trực xạ). Dạng địa lý Dạng địa lý là tập hợp các diện địa lý phát triển trên một dạng trung địa hình âm hoặc dương. Hình 4.1 là cảnh quan đồi xen thung lũng bồi tụ-xâm thực. Cảnh quan này bao gồm các dạng địa lý, đó là các dạng địa hình dương (đồi) và các dạng địa hình âm (đáy thung lũng xâm thực tích tụ) xen kẽ nhau. Các dạng địa hình dương bao gồm các diện địa lý sườn bắc hoặc sườn nam, các dạng địa lý âm gồm đáy thung lũng bắc hoặc nam. Hình 4.1 Mô hình cấu trúc ngang của một cảnh địa lý đồi xen thung 12
  12. lũng bồi tụ-xâm thực 4.3 Phân loại các địa tổng thể 4.3.1 Phân loại các cảnh địa lý Theo L.X. Berg cảnh quan không có sự lặp lại trong không gian và theo thời gian. Không có thể tìm thấy hai cảnh quan như nhau, bởi vì vị trí địa lý của lãnh thổ không có sự lặp lại, do đó không thể tìm thấy cảnh quan thứ hai với điều kiện khí hậu vẫn hoàn toàn như thế. Hơn nữa cũng không thể lựa chọn những cảnh quan giống nhau theo sự kết hợp của khí hậu, địa hình, móng địa chất v.v… Tuy nhiên, từ đó không nên đi đến kết luận rằng không có bất kỳ sự giống nhau nào giữa các cảnh quan. Việc so sánh các cảnh quan cho phép xác định các nhóm cảnh quan, gần gũi nhau về nguyên tắc nguồn gốc phát sinh, cấu trúc hình thái, nghĩa là thực hiện phân kiểu hay phân loại chúng. Dĩ nhiên, khi đó cần phải bỏ đi nhiều nét cá biệt, vốn có đối với từng cảnh quan. Phân loại của A.G Ixatsenko Theo A.G Ixatsenko, vấn đề phân loại có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn, là một phương pháp quan trọng khái quát hóa và xác định những qui luật phát triển và phân bố của các cảnh quan. Trong các mục đích thực tiễn (thí dụ, đánh giá điều kiện xây dựng thành phố, nhu cầu cải tạo đất) có khi việc phân tích và đánh giá mỗi cảnh quan tách riêng ra là một việc quá phức tạp và không hợp lý. Ở đây hệ thống phân loại cảnh quan đã 13
  13. đến chi viện, trong hệ thống này một số rất nhiều cảnh quan được gộp lại thành một số lượng nào đấy nhóm tiêu biểu. Có thể trông đợi rằng các cảnh quan gần gũi về phương diện phân kiểu sẽ có tổ hợp giống nhau các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên và đồng thời có phản ứng như nhau đối với sự tác động. Hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng cho lãnh thổ Liên Xô bao gồm: Kiểu cảnh quan-kiểu phụ cảnh quan-lớp cảnh quan-lớp phụ cảnh quan. 1) Kiểu cảnh quan Kiểu cảnh quan là bậc cao, hợp nhất các cảnh quan có những nét chung về địa đới và địa ô, được đặc trưng bằng sự giống nhau về những dấu hiệu quan trọng nhất của chế độ thủy nhiệt, các quá trình địa hóa. Ví dụ: trên lãnh thổ Liên Xô có khoảng 30 kiểu cảnh quan, trong đó có các kiểu bắc cực, á bắc cực (đài nguyên), phương bắc (tai ga) với sự chia nhỏ thành các kiểu Đông âu, Tây Sibir, Đông Sibir và Viễn Đông. v.v… 2) Kiểu phụ cảnh quan Kiểu phụ cảnh quan được phân chia bên trong các kiểu theo những dấu hiệu địa đới thứ yếu. Thí dụ: các kiểu cảnh quan đài nguyên Đông Âu được chia thành các kiểu phụ cảnh quan đài nguyên phía bắc, đài nguyên điển hình và đài nguyên phía nam, Kiểu cảnh quan taiga chia thành các phụ kiểu cảnh quan taiga phía bắc, tai ga điển hình và tai ga phía nam. 3) Lớp cảnh quan Lớp cảnh quan là bậc tiếp theo. Ở đây vị trí độ cao và sự vắng mặt của tính vòng đai theo độ cao được dùng làm dấu hiệu phân 14
  14. loại. Hai lớp được phân biệt: lớp đồng bằng (không có tính vòng đai theo độ cao) và lớp miền núi (có tính vòng đai theo độ cao). 4) Lớp phụ cảnh quan Lớp phụ cảnh quan phản ảnh những khác biệt tinh tế hơn về độ cao (tính thành tầng) trong cấu trúc của lớp cảnh quan. Trong lớp cảnh quan đồng bằng phân thành các lớp phụ cảnh quan đồng bằng thấp và đồng bằng cao. Các lớp cảnh quan miền núi thường được phân chia làm ba lớp phụ: miền núi thấp, miền núi trung bình và miền núi cao. 5) Loại cảnh quan Loại cảnh quan là bậc dưới cùng của hệ thống phân loại. Các cảnh quan gần gũi nhất theo nguồn gốc phát sinh, cũng như theo tính chất của địa hình và đá gốc được hợp nhất vào một dạng. Vì vậy mà cần có sự giống nhau tới mức đáng kể của các hợp phần khác và của cấu trúc hình thái. Ví dụ sự phân bố các loại cảnh quan của phần Tây – Bắc thuộc đồng bằng Đông Âu được phản ánh trên hình 4.2. Các cảnh quan được mô tả ở các miền Leningrat, Pxkov và Novgorod được xếp vào các loại khác nhau, dưới đây là minh họa một sơ đồ tổng hợp: Kiểu Đông Âu Taiga Kiểu phụ Tai ga nam Lớp Đồng bằng Lớp phụ Miền đất thấp Loại Hồ-sông băng trên sét dạng dải 15
  15. Hình 4.2 Sơ đồ cảnh quan phần Tây Bắc châu Âu (các miền Leningrat, Pxkov và Novgorod) I: ranh giới giữa các đới taiga giữa và taiga nam, II: 16
  16. ranh giới giữa đới taiga và á đới taiga, III: ranh giới các cảnh quan. Các nhóm (loại) cảnh quan theo nguồn gốc phát sinh; 1: bãi bồi sông hồ, 2: hồ sông băng trên đất sét dạng dải, 3: hồ sông băng trên á sét và sét cacbonat, 4: băng tích trên á sét ccabonat pha tảng, 7: băng tích với sự ưu thế của các đầm lầy miền cao, 8: Xenghi (đáy máng trên đá kết tinh), 9: đồng bằng băng thủy, 10: đồi băng tích, 11: đồi băng tích trên nền đá vôi Cacbon, 12: Gò băng tích (kết hợp với hồ nguồn gốc sông băng), 13: băng tích-xâm thực, 14: dạng cao nguyên trên đá vôi Ocdovic Phân loại của Vũ Tự Lập Vũ Tự Lập (1976) đề xuất hệ thống tạm thời phân loại các cảnh địa lý như trình bày trong bảng Bảng 4.2 Hệ thống phân loại các cảnh địa lý Tên bậc Dấu hiệu phânloại Hệ Nền tảng nhiệt ẩm Lớp Các nhóm kiểu địa hình Lớp phụ Kiểu địa hình Nhóm Nhóm kiểu khí hậu Kiểu Đại tổ hợp thổ nhưỡng Chủng Toàn bộ sinh cảnh vô cơ (kiểu địa hình- nhóm kiểu khí hậu-đại tổ hợp thổ nhưỡng-nền địa chất-loại thủy văn Loại Toàn bộ môi trường tự nhiện vô cơ-hữu cơ (sinh cảnh vô cơ-trạng thái thực bì và đại tổ hợp thực vật) Thứ Mức tác nhân và biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo. Áp dụng cụ thể cho bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000, sau khi xác định các cá thể ông đã phân loại theo nền nhiệt ẩm và theo nhóm kiểu địa hình. Trong 962 cá thể nếu 17
  17. phân theo nền tảng nhiệt sẽ có 11 Hệ, nếu phân loại theo các nhóm kiểu địa hình sẽ có 99 lớp (đồng nhất về nền tảng nhiệt- ẩm và nhóm kiểu địa hình). Việc phân loại thường hướng vào các mục đích cụ thể. Ví dụ: để phục vụ cho phân bố cây trồng thì chỉ tiêu nền tảng nhiệt được đưa lên hàng đầu, với 11 hệ đã phân chia có thể thỏa mãn cho những trung tâm nông lâm nghiệp lớn, bao gồm các nhóm cây nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới từ khô đến ướt. Các nhóm kiểu địa hình lại cho biết những nét lớn điều kiện nhiệt ẩm địa đới hay đai cao, do quy luật kiến tạo-địa mạo. Với 99 lớp cảnh đồng nhất về nền tảng nhiệt ẩm và nhóm kiểu địa hình có thể là những vùng phân bố cây trồng lớn. Những bậc phân loại sau cho đến bậc kiểu, phục vụ cho những mục đích chi tiết và cho những đơn vị kinh tế hành chính nhỏ (tỉnh, huyện). Những bậc cuối cùng (chủng, loại, thứ) chỉ có ý nghĩa lý thuyết, để tìm hiểu các mối quan hệ qua lại giữa các thành phần, hơn là ý nghĩa thực tiễn vì đã xấp xỉ với cá thể cảnh. 4.3.2 Phân loại các diện địa lý Các dấu hiệu phân loại diện địa lý bao gồm địa thế, biến chủng thổ nhưỡng, quần thể thực vật và mức độ tác động của con người. Địa thế Đối với cấp diện, địa thế là dấu hiệu phân loại quan trọng nhất, vì địa thế quyết định sự hình thành các diện thông qua ảnh hưởng của nó tới vi khí hậu và chế độ ẩm. Theo lát cắt địa hình từ vùng phân thủy đến thể chứa nước, có những địa thế sau: 18
  18. 1) Địa thế nhô cao mặt đỉnh (ứng với vị trí tàn tích), tại đây dòng nước mặt di chuyển khá mạnh, dễ xói mòn, đất thường khô hơn mọi nới, thực bì có cây chịu khô hạn. 2) Địa thế yên ngựa là bộ phận hạ thấp giữa hai đỉnh nhô (ứng với vị trí tàn tích-tích tụ). Đây thường là đầu nguồn, nơi chia nước giữa hai khe rãnh đang đào xói giữa hai bên sườn. 3) Địa thế bằng phẳng trên đỉnh chỉ xuất hiện khi bề mặt đỉnh rộng và thoải (tương ứng với vị trí tàn tích). 4) Địa thế trũng trên đỉnh (ứng với vị trí tích tụ-tàn tích), có thể có nước đọng va đầm lầy hóa. 5) Địa thế sườn trên (ứng với vị trí á tàn tích hơi lồi). 6) Địa thế thân sườn, thường dốc, khi sườn dài có thể có dạng phức tạp (thí dụ dạng bậc thang) (ứng với vị trí á tàn tích). 7) Địa thế sườn dưới (ứng với vị trí tàn tích-tích tụ) có thể là sườn tích và nước ngầm chảy ra. 8) Địa thế trũng. 9) Địa thế mặt thềm hoặc mặt bãi bồi. 10) Địa thế lòng sông cũ. 11) Địa thế gờ cao ven sông. 12) Địa thế chân thềm hay chân bãi bồi. 13) Địa thế bờ nơi mực nước dao động. 14) Địa thế nước nông, luôn ngập nước nhưng không sâu đến 2m, thực vật thủy sinh có rễ ở đáy, mà thân và lá có thể nhô trên mặt nước. 15) Địa thế nước sâu, mực nước sâu quá 2m. 19
  19. Ngoài vị trí cụ thể trên lát cắt địa hình, địa thế còn bao gồm cả độ dốc, hướng phơi và độ cao tương đối. Địa thế có quan hệ chặt chẽ với nước ngầm và nước trên mặt, do đó có thể đại diện cho cả điều kiện ẩm (ngập nước thường xuyên, ngập nước định kỳ, chịu ảnh hưởng của nước ngầm và không chịu ảnh hưởng của nước ngầm). Hình 4.3 Những địa thế có thể gặp trên một lát cắt địa hình từ vùng phân thủy đến thể chứa nước. Biến chủng thổ nhưỡng Biến chủng thổ nhưỡng, đại diện cho cả các thành phần đất và nham thạch. Dấu hiệu này bao gồm các tính chất như bề dày lớp đất, thành phần cơ giới, độ ẩm, độ phì (theo độ dày tầng mùn và độ pH). Quần thể thực vật Quần thể thực vật đại diện cho vi khí hậu và thường được đánh giá theo năng xuất (tạ/ha, m3/ha). Tác động của con người Tác động của con người đó là các hoạt động kinh tế làm thay đổi mạnh mẽ lớp phủ thực vật, cũng như chế độ nước và vi khí hậu của các diện tự nhiên nguyên sinh. Có những biến đổi tạm 20
  20. thời, sau khi ngừng tác động, dần dần cảnh diện phục hồi trạng thái ban đầu, cũng có những biến đổi vĩnh viễn hay rất khó phục hồi. Có những tác động tích cực nâng cao độ phì tự nhiên bằng những biện pháp khoa học kỹ thuật. Dấu hiệu phân loại này cho phép tìm ra mối quan hệ tự nhiên-xã hội, gắn những diện thứ sinh nhân tác với những diện gốc nguyên sinh, đồng thời là tiền đề để cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên. 4.3.3 Phân loại các dạng địa lý Các dấu hiệu phân loại dạng địa lý bao gồm địa hình, nham thạch, tiểu tổ hợp đất và tiểu tổ hợp thực vật. Dạng địa hình Yếu tố dạng trung địa hình là dấu hiệu quan trong trong phân loại dạng địa lý. Dạng trung địa hình là dấu hiệu trực quan, dễ nhận thấy ở ngoài thực địa, đồng thời cũng là nhân tố tập hợp cũng như phân hóa chính của các điều kiện tự nhiên, thông qua vài trò điều hòa chế độ khí hậu-thủy văn trong cảnh. Các quá trình địa mạo diễn ra trên các dạng địa hình như: xâm thực, bồi tụ, lũ tích, sườn tích, trượt đất, cacxtơ v.v…cũng là những quá trình hình thành đất. Nham thạch Nham thạch là dấu hiệu phân loại thứ hai, vì dạng địa hình các dạng địa hình phát triển trên các nham thạch khác nhau sẽ khác nhau về nhiều đặc điểm như: hình dạng đỉnh, sườn, độ dốc v.v…, chúng cũng sẽ khác nhau về đặc điểm vỏ phong hóa như bề dày, các đới phong hóa, địa hóa-khoáng vật v.v… Tiểu tổ hợp đất Tiểu tổ hợp đất là tập hợp các biến chủng đất theo các dạng yếu tố trung địa hình. Trên các dạng địa lý đơn giản, đồng nhất 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2