intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện trạng và đề xuất cải tiến kỹ thuật, quản lý ở đối tượng Ngao (Meretrix Spp) nuôi thương phẩm tại Hải Phòng

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

104
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là một nghề truyền thống của nhân dân Hải Phòng đã và đang phát triển mạnh ở cả ba vùng nước ngọt, lợ, mặn. Định hướng của ngành thủy sản Hải Phòng đến năm 2020 là xác định nuôi trồng thủy sản là lĩnh vực có nhiều lợi thế phát triển, trong đó ưu tiên phát triển nuôi hải sản nước mặn khu vực ven đảo Cát Bà, Long Châu, Bạch Long Vỹ... Quan tâm phát triển nuôi động vật thân mềm ven biển (ngao, vẹm, tu hài...), với diện tích 1.500 - 2.000ha, đặc biệt triển nghề nuôi ngao. Hiện nay nghề nuôi ngao tại Hải Phòng vẫn mang tính tự phát, có nhiều rủi ro, không ít hộ nuôi ngao đã bị thất thu do xuất hiện bệnh, làm chết hàng loạt ngao nuôi. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi thực hiện nghiên cứu “Hiện trạng và đề xuất cải tiến kỹ thuật, quản lý ở đối tượng ngao nuôi thương phẩm (Meretrix spp) nuôi tại Hải Phòng”. Đề tài sử dung bộ số liệu điều tra qua thống kê 5 năm (2005 - 2010) và điều tra ngẫu nhiên thông qua bộ câu hỏi kết hợp với thu mẫu ngao nuôi, đánh giá trực tiếp tại hiện trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện trạng và đề xuất cải tiến kỹ thuật, quản lý ở đối tượng Ngao (Meretrix Spp) nuôi thương phẩm tại Hải Phòng

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 3/2013<br /> <br /> KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br /> <br /> HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN KỸ THUẬT, QUẢN LÝ Ở<br /> ĐỐI TƯỢNG NGAO (MERETRIX SPP) NUÔI THƯƠNG PHẨM TẠI HẢI PHÒNG<br /> STATUS AND PROPOSAL IMPROVED TECHNIQUES AND MANAGEMENT<br /> FOR COMMERCIAL CLAM FARMING IN HAI PHONG<br /> Nguyễn Hữu Uông1, Đỗ Thị Hòa2<br /> Ngày nhận bài: 26/11/2012; Ngày phản biện thông qua: 28/02/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là một nghề truyền thống của nhân dân Hải Phòng đã và đang phát triển mạnh ở cả ba<br /> vùng nước ngọt, lợ, mặn. Định hướng của ngành thủy sản Hải Phòng đến năm 2020 là xác định nuôi trồng thủy sản là lĩnh<br /> vực có nhiều lợi thế phát triển, trong đó ưu tiên phát triển nuôi hải sản nước mặn khu vực ven đảo Cát Bà, Long Châu, Bạch<br /> Long Vỹ... Quan tâm phát triển nuôi động vật thân mềm ven biển (ngao, vẹm, tu hài...), với diện tích 1.500 - 2.000ha, đặc<br /> biệt triển nghề nuôi ngao. Hiện nay nghề nuôi ngao tại Hải Phòng vẫn mang tính tự phát, có nhiều rủi ro, không ít hộ nuôi<br /> ngao đã bị thất thu do xuất hiện bệnh, làm chết hàng loạt ngao nuôi. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi thực hiện nghiên cứu<br /> “Hiện trạng và đề xuất cải tiến kỹ thuật, quản lý ở đối tượng ngao nuôi thương phẩm (Meretrix spp) nuôi tại Hải Phòng”.<br /> Đề tài sử dung bộ số liệu điều tra qua thống kê 5 năm (2005 - 2010) và điều tra ngẫu nhiên thông qua bộ câu hỏi kết hợp<br /> với thu mẫu ngao nuôi, đánh giá trực tiếp tại hiện trường.<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện trạng nghề nuôi ngao tại Hải Phòng mới phát triển một hai năm gần đây. Bãi nuôi<br /> ngao nuôi thường có diện tích nhỏ hơn 5ha/bãi, nuôi ở vùng trung hoặc hạ triều, có chất đáy chủ yếu là cát bùn. Kích cỡ<br /> ngao giống các hộ thả nuôi chủ yếu thuộc nhóm từ 500 đến dưới 800 con/kg (chiếm tỷ lệ 40,62%), tiếp theo là cỡ từ 800<br /> đến 1.200 con/kg (chiếm tỷ lệ 28,12%) và cỡ từ 400 đến dưới 500 con/kg (chiếm tỷ lệ 25%). Với tổng diện tích nuôi của<br /> Hải Phòng có xu thế giảm dần từ 345 ha nuôi vào năm 2005, đến năm 2010 diện tích này chỉ còn 234 ha. Tuy nhiên, tổng<br /> sản lượng thu được vào năm 2010 lại tăng rất cao, đạt 1.950 tấn so với 141 tấn năm 2005, sản lượng đã tăng 13,8 lần.<br /> Từ khóa: nuôi trồng thủy sản, cải tiến kỹ thuật, nuôi ngao, Hải Phòng<br /> <br /> ABSTRACT<br /> Aquaculture was considered one of traditional job in Hai Phong city, now has been developing rapidly in fresh,<br /> brackish and salt waters. Master plan in fishery approved by Hai Phong committee from now to 2020, aquaculture will be<br /> priority field for development, especially in coastal areas around islands such as Cat Ba, Long Chau, Bach Long Vy. Of<br /> which, bivalve culture (clams, mussel, otter clam...) is considered as the main commercial species. As the plan, the cultured<br /> area for is estimated about 1.500 - 2.000ha with emphasis on clam culture. Clams is currently culturing spontaneously.<br /> Therefore it has been faced to high risks. So many households lost their property due to mass death causing by environmental<br /> and disease problems. Base on above problem, I studied the project “Status and proposal for technique improvements and<br /> management for commercial clam culture in Hai Phong”. The study using statistical data collected in 5 yeas and random<br /> survey method by questionnaire, random samples of cultured clams in the field also were collected.<br /> The results show that clam culture is recently developing in Hai Phong. Cultured area is usually smaller than<br /> 5 ha/farm in the low or intertidal areas where having sand and sandy mud bottom. Clam sizes for rearing mainly from<br /> 500-800 individuals/kg (40,62%) following by 800-1.200 individuals/kg (28,12%) and 400-500 individuals/kg (25%). Total<br /> culture area has a tendency of decreasing from 345 ha in 2005 to 234 ha in 2010. However, total production in 2010 was<br /> 1.950 tons, 13,8 times higher in comparison to the year 2005 (141 tons).<br /> Keywords: aquaculture, improving techniques, clam culture, Hai Phong<br /> 1<br /> 2<br /> <br /> Nguyễn Hữu Uông: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang<br /> PGS.TS. Đỗ Thị Hòa: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> 84 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ở Việt Nam, nghề nuôi ngao bắt đầu có từ<br /> những năm 90 của thế kỷ XX. Có nhiều loài thuộc<br /> giống ngao Meretrix đã được nuôi phổ biến ở Việt<br /> Nam, bao gồm các loài ngao dầu Meretrix meretrix,<br /> ngao Bến Tre Meretrix lyrata, ngao vân Meretrix<br /> lusoria... Tại Hải Phòng, nuôi động vật thân mềm đã<br /> phát triển từ cuối năm 2000 với đối tượng nuôi chính<br /> là ngao. Vùng nuôi chủ yếu tập trung tại các quận,<br /> huyện như Cát Hải, Đồ Sơn, Tiên Lãng, Dương<br /> Kinh và Kiến Thụy với tổng diện tích có thể nuôi là<br /> 2.185ha đã mang lại lợi nhuận cho nhiều nông dân<br /> vùng ven biển. Tuy nhiên, đây là nghề sản xuất có<br /> nhiều rủi ro, không ít hộ nuôi ngao đã bị thất thu do<br /> dịch bệnh, làm ngao nuôi chết hàng loạt.<br /> Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu<br /> về hiện trạng kỹ thuật nuôi ngao ở Hải Phòng là<br /> hết sức cần thiết và cấp bách. Chúng tôi thực<br /> hiện nghiên cứu “Hiện trạng và đề xuất cải tiến kỹ<br /> thuật, quản lý ở đối tượng ngao nuôi thương phẩm<br /> (Meretrix spp) nuôi tại Hải Phòng”, nhằm làm đầy đủ<br /> thêm các nghiên cứu về cải tiến kỹ thuật nuôi, bệnh<br /> và tác hại của bệnh đối với đối tượng ngao nuôi làm<br /> cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Bên cạnh đó<br /> kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả<br /> kinh tế của nghề nuôi ngao tại Hải Phòng.<br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Nghiên cứu về hiện trạng kỹ thuật ở đối tượng<br /> ngao nuôi thương phẩm tại Hải Phòng.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu<br /> 2.1. Điều tra các số liệu thứ cấp<br /> Điều tra thu thập tài liệu, số liệu thống kê nhiều<br /> năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn<br /> Hải Phòng, Cục Thống kê thành phố Hải Phòng,<br /> Trung tâm khuyến ngư, với các thông tin: vùng nuôi<br /> ngao, diện tích, năng suất, sản lượng ngao từ năm<br /> 2005 đến 2010, số hộ nuôi và phân bố của các hộ<br /> nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng.<br /> 2.2. Điều tra các số liệu sơ cấp<br /> 2.2.1 Xây dựng bộ câu hỏi (lập phiếu điều tra)<br /> Phỏng vấn những người trực tiếp và gián tiếp<br /> thu thập thông tin tập trung vào vấn đề chính: Diện<br /> tích bãi triều nuôi, chất đáy và công tác chuẩn bị cho<br /> một vụ nuôi; Mùa vụ, đối tượng ngao nuôi; Cỡ ngao<br /> giống và mật độ thả nuôi, công tác quản lý; Các dấu<br /> hiệu chính bất thường ở ngao nuôi tại địa phương;<br /> Mùa vụ, tác hại của bệnh gây chết ngao nuôi và sản<br /> lượng nuôi (nếu có).<br /> <br /> Số 3/2013<br /> 2.2.2 Phương pháp điều tra khảo sát hiện trạng<br /> Phương pháp lựa chọn hộ điều tra ngẫu nhiên<br /> thông qua bộ câu hỏi kết hợp với thu mẫu ngao<br /> nuôi, đánh giá trực tiếp tại hiện trường (quan sát,<br /> ghi chép, đo đếm thông số kỹ thuật) đại diện cho<br /> toàn vùng điều tra.<br /> 2.3. Xử lý số liệu<br /> Dùng phần mềm Excel để xử lý số liệu và xác<br /> định các mối quan hệ giữa cỡ giống thả, mật độ<br /> thả với năng suất, sản lượng ngao trên một đơn vị<br /> diện tích nuôi, bệnh với môi trường, bệnh và kỹ<br /> thuật nuôi.<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 1. Diện tích, năng suất và sản lượng ngao nuôi<br /> ở Hải Phòng<br /> Bảng 1. Kết quả nuôi ngao ở bãi triều<br /> Hải Phòng từ năm 2005 - 2009<br /> Năm<br /> <br /> Diện tích nuôi<br /> ngao (ha)<br /> <br /> Sản lượng ngao Năng suất trung<br /> (tấn)<br /> bình (tấn/ha)<br /> <br /> 2005<br /> <br /> 345<br /> <br /> 141<br /> <br /> 0,41<br /> <br /> 2006<br /> <br /> 160<br /> <br /> 160<br /> <br /> 1,00<br /> <br /> 2007<br /> <br /> 277<br /> <br /> 1.650<br /> <br /> 5,96<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 297<br /> <br /> 1.705<br /> <br /> 5,74<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 235<br /> <br /> 1.934<br /> <br /> 8,23<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 234<br /> <br /> 1.950<br /> <br /> 8,33<br /> <br /> (Nguồn: từ Cục thống kê Hải Phòng)<br /> <br /> Trong năm năm gần đây (2005 - 2010), diện<br /> tích nuôi ngao có xu thế giảm dần, từ 345ha nuôi<br /> vào năm 2005, đến năm 2010 diện tích này chỉ còn<br /> 234ha. Tuy nhiên, tổng sản lượng thu được vào<br /> năm 2010 lại tăng rất cao, đạt 1.950 tấn so với 141<br /> tấn năm 2005, sản lượng đã tăng 13,8 lần. Năng<br /> suất trung bình năm 2010 đạt 8,33 tấn/ha/năm.<br /> 2. Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi ngao thương<br /> phẩm tại Hải Phòng năm 2010<br /> 2.1. Kỹ thuật chọn địa điểm nuôi ngao<br /> Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra cho thấy, địa<br /> điểm nuôi ngao thường ở khu vực trung triều hoặc<br /> hạ triều nơi có ngao tự nhiên phân bố (do khai thác<br /> thấy xuất hiện ngao), kết hợp với một trong số các<br /> chỉ tiêu chất đáy thường là cát pha bùn hoặc bùn<br /> pha cát để chọn địa điểm quây bãi nuôi ngao.<br /> 2.2. Diện tích bãi nuôi ngao<br /> Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra cho thấy, có<br /> tới 50% (32/64 hộ) số hộ nuôi ngao có diện tích nuôi<br /> nhỏ (dưới 1 ha), có 40,62% (tương ứng với 26/64<br /> hộ) số hộ có diện tích nuôi ngao (từ 1 - 3ha), chỉ có<br /> 9,38% số hộ có diện tích nuôi ngao lớn hơn 3ha.<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 85<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 3/2013<br /> giống ngao được mua chủ yếu từ người làm dịch<br /> vụ giống (chiếm 82,8% số hộ được điều tra), nguồn<br /> giống từ dịch vụ giống chủ yếu là nhập về từ các<br /> cơ sở sản xuất giống tại Kiên Giang, Tiền Giang,<br /> Cà Mau hoặc Trung Quốc. Số hộ mua giống từ các<br /> cơ sở sản xuất giống tại Nam Định, Thái Bình chỉ<br /> chiếm 6,3%, còn lại là thu vớt giống tự nhiên (chiếm<br /> 10,9%). Hải Phòng hiện chưa có nhiều trại sản xuất<br /> ngao giống do nghề nuôi ngao tại Hải Phòng mới<br /> phát triển một hai năm gần đây, diện tích nuôi chưa<br /> nhiều. Kích cỡ ngao giống từ các hộ thả chủ yếu<br /> thuộc nhóm từ 500 đến nhỏ hơn 800 con/kg (chiếm<br /> 40,62%), tiếp theo là nhóm từ 800 đến 1.200 con/kg<br /> (chiếm 28,12%), nhóm từ 400 đến nhỏ hơn 500 con/kg<br /> (chiếm 25%) và kích cỡ trên 1.200con/kg chỉ có<br /> 6,3% số hộ điều tra. Trong đó, 100% hộ nuôi thả<br /> con giống đều không qua kiểm dịch.<br /> 2.6. Mật độ ngao và kỹ thuật thả nuôi tại Hải Phòng<br /> <br /> 2.3. Kỹ thuật chuẩn bị cho một vụ nuôi<br /> Trước khi thả giống, 100% hộ nuôi ngao ở Hải<br /> Phòng đã thực hiện các bước kỹ thuật như sau:<br /> dùng phương pháp thủ công để dọn bãi, loại bỏ<br /> rong, gạch đá và các động vật thủy sản khác như:<br /> cua, ghẹ, ốc hương... Sau đó cày bừa cho xốp nền<br /> đáy và san lại bãi nuôi cho phẳng.<br /> 2.4. Thời gian thả giống nuôi<br /> Qua điều tra đã nhận thấy, người nuôi ngao ở Hải<br /> Phòng tập trung thả ngao giống vào 2 thời điểm trong<br /> năm là tháng 4 đến tháng 5 và tháng 10 đến tháng<br /> 11. Tuy nhiên, tần số gặp số hộ thả giống vào tháng<br /> 10 - 11 chiếm tới 69,94% (39/64 hộ), trong khi đó chỉ<br /> có 39,06% (25/64 hộ) thả giống vào tháng 4 - 5.<br /> 2.5. Nguồn, cỡ và chất lượng giống ngao thả<br /> Kết quả nghiên cứu thực tế 64/85 hộ nuôi ngao,<br /> chiếm 75,3% tổng số hộ nuôi đã được phỏng vấn<br /> về nguồn giống và cỡ giống ngao thả cho biết,<br /> <br /> Bảng 2. Mật độ thả giống trong nuôi ngao thương phẩm ở Hải Phòng<br /> Mật độ thả ngao giống (kg giống/ 1.000m2)<br /> Loại cỡ giống<br /> (con/kg)<br /> <br /> < 100<br /> <br /> Từ 100-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2