intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện Tượng Cà Phê Rụng Trái Non Và Cách Khắc Phục

Chia sẻ: Lotus_8 Lotus_8 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

117
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi cũng là người trồng cà phê, gia đình tôi hiện đang canh tác 5 mẫu cà phê. Có những thời điểm cà phê nhà tôi rụng đến 1/4 số quả có trong vườn. Theo quan sát và kinh nghiệm làm vườn của tôi, tôi thấy cà phê rụng trái có thể do những nguyên nhân sau: Do yếu tố dinh dưỡng. 1. Do cà phê nhà bạn sai trái mà lượng phân bạn bón không kịp thời (nếu bạn bón phân không kịp thời cây thiếu phân, theo cơ chế tự nhiên cây sẻ tự rụng bớt) 2. Bạn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện Tượng Cà Phê Rụng Trái Non Và Cách Khắc Phục

  1. Hiện Tượng Cà Phê Rụng Trái Non Và Cách Khắc Phục Tôi cũng là người trồng cà phê, gia đình tôi hiện đang canh tác 5 mẫu cà phê. Có những thời điểm cà phê nhà tôi rụng đến 1/4 số quả có trong vườn. Theo quan sát và kinh nghiệm làm vườn của tôi, tôi thấy cà phê rụng trái có thể do những nguyên nhân sau: Do yếu tố dinh dưỡng. 1. Do cà phê nhà bạn sai trái mà lượng phân bạn bón không kịp thời (nếu bạn bón phân không kịp thời cây thiếu phân, theo cơ chế tự nhiên cây sẻ tự rụng bớt) 2. Bạn bón phân không đúng, không cân đối. Mỗi giai đoạn trong năm, cây cần tỉ lệ phân N-P-K khác nhau để nuôi  trái và phát triển cành lá. Cây thiếu một số nguyên tố trung lượng và vi lượng (là những khoáng  cần để cấu thành các enzyme và Co-enzyme xúc tác cho các quá trình chuyển hóa các chất trong cây, nó giống như vitamin trong cơ thể con người vậy).
  2. 3. Lượng phân bạn bón không đủ so với nhu cầu của cây (thiếu phân). Do sâu bệnh 1. Do nấm: Vào mùa mưa, khi độ ẩm không khí tăng cao là điều kiện thích hợp cho nấm bệnh phát triển. Thường có các dạng sau: Nấm tấn công vào cuống của trái gây thối làm rụng trái (giai đoạn trái  non). Nấm tấn công vào cành gây khô cành do đó trái bị rụng.  Nấm tấn công vào quả (đam trái) và làm rụng trái.  Nấm tấn công làm rụng hết lá làm giảm khả năng quang hợp và làm  rụng trái. 2. Do sâu hại: Thường thấy nhất là hiện tượng cây bị rệp sáp chích hút nhựa ở các bộ phận non của cây, một mặt làm suy giảm lượng dưỡng chất của cây mặt khác nó gây ra những tổn thương tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây bệnh cho cây. 3. Do cây sai trái, lượng phân rễ hút lên không đủ nuôi trái cũng rụng, bạn có thể tìm mua một số sản phẩm phân bón qua lá của những công ty “Uy tín” để bón bổ sung qua lá. Trên đây là một số nguyên nhân có thể dẩn đến hiện tượng cà phê bị rụng trái. Tuy nhiên tôi có một số chú ý sau:
  3. - Khi bón phân, nếu không được vùi lấp kỹ trong đất thì lượng phân thất thoát do yếu tố thời tiết là rất lớn (bị bốc hơi, bị rửa trôi, bị ngấm sâu vào trong đất). - Bón một lúc lượng phân quá nhiều. Bón quá nhiều một lúc có thể làm tăng cao độ mặn của đất tại vùng rễ  làm tổn thương rễ, cây không hút được nước và phân làm rụng trái. Một phần mất mát do rửa trôi, bị bốc hơi.  Một phần bị ngấm sâu vào trong đất cây không hấp thu được.  - Bổ sung phân hữu cơ cho đất. Nếu đất bạn đang canh tác là loại đất thịt pha cát thì khả năng giữ chất dinh dưỡng rất kém, nên bạn bón lượng phân nhiều nhưng lượng phân thực sự cây hấp thu là rất ít. Để cải thiện tình trạng này bạn nên bón thêm phân hữu cơ để tăng cường hệ ‘keo đất’ tăng khả năng giữ nước và phân bón. Cà phê rụng trái đa số trường hợp nó không phải chỉ một nguyên nhân gây nên mà là sự cộng gộp của nhiều yếu tố. Do vậy bạn phải: Thường xuyên đi kiểm tra vườn (quan sát tình trạng cây, tình hình sâu  bệnh trong vườn) để có hướng xử lý phù hợp. Hỏi các chuyên gia về cách bón phân, loại phân bón cho từng giai  đoạn cho phù hợp. Bổ sung các trung lượng, vi lượng cho cây (thường là qua lá, cũng có  thể pha loãng phun trực tiếp vào gốc.)
  4. Ngoài ra việc cắt tỉa cành tạo độ thông thoáng cho tán cây là rất quan trọng, hạn chế sâu bệnh, cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái và những cành cho trái. Cần chú theo dõi dự báo thời tiết để có những dự đoán về khả năng phát dịch bệnh vào mùa mưa. Đối với sâu hại bạn phun thuốc khi thấy có sâu xuất hiện, còn đối với nấm bệnh thì biện pháp hữu hiệu nhất lá phun phòng ngừa, khi dịch hại đã phát triển thì thiệt hại gây ra là rất lớn. Bạn nên liên hệ với các “chuyên gia” để có những tư vấn về loại thuốc, thời điểm phun thuốc phòng bệnh, liều lượng và cách phun thuốc sao cho đúng. Chúc bạn chăm sóc tốt và sẽ có vụ mùa bội thu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2