intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả chăm sóc phục hồi chức năng kết hợp với châm cứu người bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

48
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả phục hồi liệt vận động của phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng kết hợp với châm cứu trên người bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não giai đoạn sớm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả chăm sóc phục hồi chức năng kết hợp với châm cứu người bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não

  1. Hiệu quả chăm sóc phục hồi chức năng kết hợp với châm cứu người bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não TÓM TẮT Ngô Thị Tám ,* Nguyễn Tuấn Bình* Từ nhiều thập kỷ nay tai biến mạch máu não (TBMMN) đã và đang là một vấn đề thời sự cấp bách đối với các nước phát triển và đang phát triển. Để * Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả PHCN cho người bệnh TBMMN, đặc Công An biệt phối hợp giữa YHCT và YHHĐ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả chăm sóc PHCN kết hợp với châm cứu người bệnh liệt nửa người do TBMMN”. Trên người bệnh TBMMN được chẩn đoán dựa theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới năm 1990 nằm điều tại Bệnh viện YHCT – BCA. Bằng phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng theo thiết kế dọc, có so sánh trước sau chúng tôi thu được kết quả phục hồi liệt vận động cho người bệnh TBMMN bằng chăm sóc PHCN kết hợp châm cứu là rất tốt. Tỷ lệ người bệnh có giảm độ liệt là 100%. Đánh giá theo sự tiến triển của độ liệt Rankin thấy rằng: Tỷ lệ người bệnh có sự chuyển biến độ liệt tốt (chuyển từ 2 – 3 độ liệt) chiếm tỷ lệ 60%, số người bệnh đạt kết quả khá chiếm tỷ lệ 40%. Điểm trung bình Orgogozo trước điều trị 38,83 điểm, sau điều trị 80,83 điểm tăng rõ rệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Các người bệnh thuộc thể bệnh trúng phong kinh lạc thì phục hồi tốt hơn thể trúng phong tạng phủ theo YHCT. ABSTRACT Over recent decades, cerebral vascular accident has been an urgent topical issue in developed and developing countries. To contribute to improving the effectiveness of rehabilitation for patients suffering from cerebral vascular accident, especially collaboration with traditional and modern medicine, we carry out a research on: “The effectiveness of rehabilitation care combined with acupuncture therapy for patients with hemiplegia caused by cerebral vascular accident who were diagnosed according to recommendation of World Health Organization in 1990 and treated in Traditional Medicine Hospital - Ministry of Public Security”. Through clinical trial based on longitudinal study, we can see that the effectiveness of movement paralysis for patients suffered from cerebral vascular accident by applying rehabilitation care combined with acupuncture therapy is very positive. The rate of patients experiencing relief of symptoms of paralysis is 100%. Assessing according to the progression of Rankin paralysis level, we see that the rate of patients having very good paralysis reduction (changing 2-3 paralysis level) accounts for 60%, the patients with good result are 40%. Naêm 2014 169
  2. The average score Orgogozo before treatment is 38.83 points, after treatment 80.83 points, the point significantly increases and have statistical meaning with p< 0.01. Patients belonging to meridian seizures recover better than that with celiac seizure according to traditional medicine. ĐẶT VẤN ĐỀ cứu người bệnh liệt nửa người do TBMMN” nhằm mục tiêu: Từ nhiều thập kỷ nay, Tai biến mạch máu não (TBMMN) đã và đang là một vấn đề thời sự 1. Đánh giá hiệu quả phục hồi liệt vận cấp bách đối với các nước phát triển và đang phát động của phương pháp chăm sóc PHCN kết hợp triển. TBMMN có thể xảy ra đối với mọi tuổi, giới, với châm cứu trên người bệnh liệt nửa người do không phân biệt nghề nghiệp, địa dư, kinh tế, xã TBMMN giai đoạn sớm. hội, sắc tộc. TBMMN là loại bệnh lý thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, là nguyên nhân ĐỐI TƯỢNG, CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG gây tử vong đứng thứ ba sau ung thư và tim mạch. PHÁP NGHIÊN CỨU Theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới, người 1. Đối tượng nghiên cứu bệnh liệt nửa người do TBMMN thuộc loại đa tàn - Người bệnh được chẩn đoán xác định TBMMN tật vì ngoài khó khăn về vận động, họ còn khó khăn bằng y học hiện đại (lâm sàng và cận lâm sàng). về nhìn, nghe, nói, nhận thức… Tỷ lệ di chứng rất - Người bệnh bị TBMMN lần thứ nhất, không cao, xét về nhu cầu phục hồi chức năng (PHCN), phân biệt về tuổi, giới, nghề nghiệp. 92,6% người bệnh liệt nửa người do TBMMN đang sống tại gia đình và cộng đồng vẫn có nhu - Thời gian bị bệnh trên 1 tuần khi tai biến đã cầu PHCN. ổn định. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa - Được điều trị tại Bệnh viện YHCT Bộ Công học kỹ thuật, việc chẩn đoán TBMMN trở nên dễ An từ tháng 8/2010 đến 12/2010. dàng chính xác hơn, chăm sóc và điều trị tích cực hơn từ giai đoạn đầu. Chính vì vậy, tỷ lệ tử vong 1.1. Tiêu chuẩn chọn người bệnh do TBMMN đã giảm, như thế cũng có nghĩa là tỷ Người bệnh được chọn theo tiêu chuẩn YHHD: lệ người bị di chứng và tàn tật do TBMMN cũng TBMMN được chẩn đoán dựa theo khuyến cáo của tăng lên. PHCN vận động cho người bệnh ở giai tổ chức y tế thế giới năm 1990. đoạn sớm với nhiều phương thức là nhu cầu cấp - Lâm sàng: bách nhằm giảm bớt tối đa các di chứng và giúp cho người bệnh nhanh chóng trở lại hoà nhập với cuộc + Người bệnh đủ tiêu chuẩn chẩn đoán sống gia đình và xã hội. TBMMN giai đoạn tai biến đã ổn định: Các khiếm khuyết thần kinh không tiến triển tiếp, có thể phối Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam đã có hợp điều trị PHCN. Các chức năng hô hấp tuần rất nhiều phương pháp PHCN vận động cho người hoàn đã được điều trị ổn định. bệnh như: Dùng thuốc, châm cứu, chọn chỉ, vận động trị liệu… nhưng ít đề tài có sự phối hợp giữa Y + Hiện tại người bệnh có biểu hiện hội chứng học cổ truyền (YHCT) và Y học hiện đại (YHHĐ) thần kinh khu trú: Giảm hoặc mất vận động tự chủ trong nghiên cứu phục hồi chức năng đối với người nửa người ở các mức độ khác nhau. bệnh liệt nửa người do TBMMN. + Sau khi đã chọn người bệnh nghiên cứu theo Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả tiêu chuẩn của YHHĐ, trong YHCT chúng tôi dựa PHCN cho người bệnh TBMMN, đặc biệt phối theo triệu chứng kết hợp tứ chẩn: Vọng, văn, vấn, hợp giữa YHCT và YHHĐ, chúng tôi tiến hành đề thiết để phân loại bệnh thuộc trúng phong kinh lạc, tài: “Hiệu quả chăm sóc PHCN kết hợp với châm trúng phong tạc phủ. 170 Taøi lieäu Hoäi nghò Khoa hoïc Quoác teá Ñieàu döôõng
  3. 1.2. Tiêu chuẩn loại trừ người bệnh liệt nửa người nào cần châm tả thì mắc dây tần số tả. Các cặp dây do các nguyên nhân sẽ kích thích cho 2 huyệt cùng ở kinh dương hoặc - Chấn thương sọ não, bệnh lý về máu, tắc kinh âm, hoặc trên cùng một đường kinh. mạch não do khí, u não, bệnh lý ở tim. Ngoài ra + Điều chỉnh cường độ ở mức bệnh nhân chịu được. chúng tôi loại trừ các người bệnh TBMMN có kèm + Tần số kích thích huyệt: theo các bệnh: Lao, nhiễm HIV/AIDS, rối loạn tâm thần, không tuân thủ điều trị. Tả: 240-300 xung/phút. Bổ: 60-180 xung/phút. 2. Phương pháp nghiên cứu + Thời gian kích thích: 25-30 phút. 2.1. Thiết kế nghiên cứu + Liệu trình điều trị: 30 ngày. Phương pháp thử nghiệm lâm sàng theo thiết kế dọc, có so sánh trước sau. 2.4. Chỉ tiêu đánh giá 2.2. Cỡ mẫu - Đánh giá mức độ liệt theo chia độ của Rankin: Theo 5 mức độ: I, II, III, IV, V - Cỡ mẫu: n=30. 30 người bệnh trong nhóm - Đánh giá thang điểm Orgogozo: (Phụ lục 1) nghiên cứu được chăm sóc PHCN kết hợp châm cứu trong thời gian 30 ngày. Theo mức độ: Tốt: 90-100 điểm - NB được thăm khám toàn diện và điều trị nội khoa (theo mẫu bệnh án thống nhất). Khá: 70-89 điểm - Lúc vào được đánh giá theo độ liệt Rankin và Trung bình: 50-69 điểm thang điểm Orgogozo. Kém:
  4. 1.2. Tuổi 3. Phân loại theo YHCT Bảng 2. Sự phân bố về tuổi của nhóm nghiên cứu 26,70% Nhóm NC Trúng phong kinh lạc n % Tuổi Trúng phong tạng phủ 30 – 49 2 6,6 73,30% 50 – 59 11 36,7 Biểu đồ 4. Biểu đồ phân loại trúng phong kinh lạc, 60 – 69 11 36,7 trúng phong tạng phủ 70 – 89 6 20,0 Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh trúng phong kinh Tổng 30 100.0 lạc chiếm tỷ lệ cao 73,3%, tỷ lệ người bệnh trúng Tuổi trung bình 61,5 ± 6,4 phong tạng phủ chiếm 26,7%. Nhận xét: Phân bố người bệnh từ 31 - 88 tuổi, 4. Kết quả điều trị lứa tuổi hay gặp nhất là 50 - 69 tuổi, chiếm 73,4%. 0% Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 61,5 ± 6,4. I 36,70% 46,70% II 2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu trước III điều trị IV V 16,60% 46,70% Liệt bên phải Biểu đồ 5. Biểu đồ độ liệt Rankin sau điều trị 53,30% Liệt bên trái Nhận xét: Sau điều trị người bệnh liệt độ I, II, III, không có người bệnh liệt độ IV, V. Biểu đồ 1. Biểu đồ phân bố người bệnh theo tổn 0% thương định khu trên lâm sàng 36,70% Tốt Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh liệt bên trái chiếm Khá 53,3%, liệt bên phải chiếm 46,7%. Kém 63,30% 6,60% 0% I Biểu đồ 6. Biểu đồ kết quả theo phân loại độ liệt Rankin 46,70% II III Nhận xét: Sau điều trị tỷ lệ người bệnh đạt kết 46,70% IV quả tốt chiếm 63,6%, khá chiếm 36,7%, không có V người bệnh đạt kết quả kém. Biểu đồ 2. Biểu đồ độ liệt Rankin trước điều trị 50% 45% Nhận xét: Trước điều trị người bệnh liệt độ III, 40% 35% IV, V không có người bệnh liệt độ I, II. 30% 25% Trước điều trị Sau điều trị 7% 20% 15% 47% 20 - 29 10% 30 - 39 5% 40 -49 0% 46% I II III IV V Biểu đồ 7. Biểu đồ tiến triển độ liệt Rankin trước Biểu đồ 3. Biểu đồ điểm Orgogozo trước điều trị và sau điều trị Nhận xét: Điểm Orgogozo trước điều trị từ 20 Nhận xét: Sau điều trị 100% người bệnh có đến 49 điểm. chuyển độ. 172 Taøi lieäu Hoäi nghò Khoa hoïc Quoác teá Ñieàu döôõng
  5. Bảng 3. Tiến triển điểm Orgogozo trước và sau điều trị Thời gian Trước điều trị Sau điều trị Điểm Orgogozo n % n % 20 – 29 2 6,6 0 0,0 30 – 39 14 46,7 0 0,0 40 – 49 14 46,7 0 0,0 50 – 69 0 0,0 6 20,0 70 – 89 0 0,0 15 50,0 90 – 100 0 0,0 9 30,0 Tổng 30 100 30 100 Nhận xét: Sau điều trị điểm Orgogozo tăng cao hơn so với trước điều trị. Bảng 4. Độ liệt trung bình trước và sau điều trị Trước điều trị Sau điều trị Thời gian P X ± SD X ± SD Điểm trung bình 3,60 ± 0,62 1,93 ± 0,79 < 0,01 Nhận xét: Sau điều trị độ liệt trung bình giảm đi rõ rệt, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Bảng 5. Điểm trung bình Orgogozo trước và sau điều trị Trước điều trị Sau điều trị Thời gian P X ± SD X ± SD Điểm trung bình 38,83 ± 7,25 80,83 ± 12,66 < 0,01 Nhận xét: Sau điều trị điểm Orgogozo trung bình tăng rõ rệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Bảng 6. Bảng chuyển biến độ liệt sau điều trị ở các thể bệnh trúng phong Độ liệt Chuyển 1 độ Chuyển 2 độ Chuyển 3 độ Không chuyển Thể bệnh n % n % n % n % TPKL 6 20 15 50 1 3,4 0 0 TPTP 4 13,3 4 13,3 0 0 0 0 P < 0,01 10 33,3 19 63,3 1 3,4 0 0 Nhận xét: Ở thể TPKL mức chuyển 2, 3 độ liệt là 53,3% cao hơn ở thể TPTP là 13,3% khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. BÀN LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi gồm 30 người bệnh được chẩn đoán liệt nửa người do TBMMN theo các tiêu chuẩn của y học hiện đại và phân loại thể bệnh theo các tiêu chuẩn của y học cổ truyền. Các người bệnh được chăm sóc PHCN, điều trị theo phác đồ nội khoa phối hợp bằng châm cứu trong thời gian điều trị 30 ngày. Trên lâm sàng chúng tôi đánh giá hiệu quả điều trị phục hồi chức năng liệt vận động cho người bệnh sau TBMMN. Dựa vào kết quả nghiên cứu có một số vấn đề cần bàn luận như sau: Naêm 2014 173
  6. 1. Đặc điểm lâm sàng của các người bệnh liệt này cho thấy trong điều trị phục hồi liệt vận động nửa người do TBMMN cho người bệnh sau TBMMN thì phương pháp chăm 1.1. Giới tính sóc PHCN phối hợp châm cứu có kết quả rất tốt. Tỷ lệ TBMMN ở nam cao hơn nữ. Theo hiệp Để khách quan chúng tôi đánh giá mức độ liệt hội Thần kinh các nước Đông Nam Á tỷ lệ ở nam qua thang điểm Orgogozo. là 58%. Theo Nguyễn Văn Đăng tỷ lệ tai biến mạch Kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 3.3: Trong từng máu não của nam/nữ là 1,48/1 [5] [6]. nhóm sau điều trị điểm số Orgogozo tăng lên rõ rệt so với trước điều trị, khác biệt có ý nghĩa thống kê 1.2. Tuổi với p < 0,01. TBMMN có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở tuổi từ 60 đến 80. Tuổi trung bình 2.2. Phục hồi liệt theo thể bệnh của YHCT thường bị là 71 theo Clarke (1998); 53,2 theo Trong nghiên cứu này của tôi, có 2 thể bệnh Broeks (1999) và 62 theo hiệp hội Thần kinh các chính là trúng phong kinh lạc (TPKL) và trúng nước Đông Nam Á. Theo Nguyễn Văn Đăng nhóm phong tạng phủ (TPTP). Kết quả nghiên cứu ở bảng dưới 50 tuổi bị TBMMN chiếm tỷ lệ thấp (9,5%) 3.6 cho thấy: Sau điều trị khả năng hồi phục liệt ở trong cộng đồng nhưng chiếm tỷ lệ khá cao trong thể TPKL cao hơn ở thể TPTP. bệnh viện (36%) [5] [6]. Theo y học cổ truyền TPKL là người bệnh không 1.3. Đặc điểm lâm sàng của các người bệnh theo YHCT có hôn mê và trúng phong tạng phủ là có hôn mê. Trong tổn thương của nhồi máu não nếu người bệnh Kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 3.4 cho thấy: có hôn mê là vùng tổn thương rộng, có phù não do người bệnh thể trúng phong kinh lạc gặp nhiều hơn vậy gây mất ý thức, những tổn thương này chắc chắn thể trúng phong tạng phủ, chiếm tỷ lệ 73,3%. nặng hơn ở những người bệnh không có hôn mê. Do Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của một vậy khả năng hồi phục ở những người bệnh có hôn mệ số tác giả khác nhau: (TPTP) chậm hơn ở bệnh không có hôn mê (TPKL). - Vũ Thường Sơn tỷ lệ TPKL là 79,3%, TPTP 2.3. Bàn về vấn đề chọn huyệt và kỹ thuật châm là 20,8%. Theo y học cổ truyền, huyệt là nơi tiếp nhận các - Tôn Chi Nhân tỷ lệ TPKL là 79,1%, TPTP kích thích khác nhau, tác động lên huyệt một lượng là 20,9%. lớn kích thích thích hợp, có thể điều hòa được khí huyết, sơ thông kinh lạc, phù chính khu tà, lập lại 2. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng cân bằng âm dương. Điều đó có nghĩa là tác động lên 2.1. Tiến triển độ liệt Rankin, thang điểm Orgogozo huyệt có thể phục hồi được những chức năng của cơ trước và sau điều trị thể bị rối loạn, lập lại hoạt động bình thường của cơ Theo kết quả ở biểu đồ 3.2: Trước điều trị số thể để đạt được mục đích phòng và chữa bệnh. người bệnh liệt ở độ III, IV – V chiếm tỷ lệ 100%, Trong kỹ thuật chọn huyệt, dựa trên nguyên tắc trong đó độ IV – V chiếm tỷ lệ 53,4%. Kết quả “kinh mạch sở quá, chủ trị sở cập” tức là kinh lạc đi nghiên cứu của chúng tôi ở biểu đồ 3.5: sau điều trị qua vùng nào thì chữa bệnh vùng đó và “tuần kinh tỷ lệ người bệnh có giảm độ liệt là 100%. Số người thủ huyệt” tức là lấy ngay huyệt trên đường đi qua bệnh lên độ I chiếm tỷ lệ 30%, lên độ II chiếm tỷ lệ vùng bị bệnh. Như vậy sẽ sử dụng được các huyệt tiêu 20%, lên độ III chiếm tỷ lệ 50%. Điều đó cho thấy biểu nằm trên đường kinh đi qua phân tay chân bị liệt, phương pháp này có tác dụng tốt trong phục hồi liệt ngoài ra còn sử dụng các huyệt toàn thân nhằm cân vận động sau TBMMN. bằng âm dương của tạng phủ, kinh lạc. Mặt khác còn Kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 3.6: Sau điều trị sử dụng các huyệt giáp tích là huyệt được chọn theo số người bệnh đạt kết quả tốt chiếm tỷ lệ 63,3%, số giải phẫu có liên quan tới tiết đoạn thần kinh chi phối người bệnh đạt kết quả khá chiếm tỷ lệ 36,7%. Điều vận động tay chân để đạt kết quả điều trị cao. 174 Taøi lieäu Hoäi nghò Khoa hoïc Quoác teá Ñieàu döôõng
  7. Phác đồ điều trị: Lấy từ phác đồ điều trị phục đúng cách giúp người bệnh tránh được các thương hồi di chứng TBMMN của viên Châm cứu trung tật thứ cấp, chính điều đó góp phần vào kết quả phục ương, các huyệt được chọn đều là những huyệt tiêu hồi các chức năng vận động cho người bệnh. biểu, khi phối hợp với nhau vừa có tác dụng biểu lý Tác dụng của điện châm đã kích thích vào các vừa có tác dụng theo kinh lạc, vì vậy đem lại kết quả huyệt giúp lưu thông điều hòa khí huyết, làm thông tốt trong điều trị phục hồi di chứng liệt cho người kinh lạc giúp phục hồi khả năng vận động. Đồng thời bệnh TBMMN. Tác dụng của một số huyệt như sau: tác động của vận động trị liệu giúp người bệnh có Bách hội là nơi hội tụ của lục phủ ngũ tạng, các tư thế, động tác đúng giúp cho quá trình phục hồi kỳ kinh, tam dương bát mạch, có tác dụng bình can vận động trong quá trình phục hồi tốt hơn, hạn chế tức phong. tối đa các thương tật thứ cấp. Sự kết hợp 2 phương Thái xung có tác dụng bình can lý huyết thông lạc. pháp này trong giai đoạn sớm của bệnh làm cho quá trình điều trị đạt được kết quả cao hơn, khẳng định Kiên ngung có tác dụng thanh tiết hỏa khí ở thêm châm cứu có tác dụng phục hồi di chứng liệt và kinh dương minh. nói lên được tính an toàn, khả thi của phương pháp. Khúc trì có tác dụng khu phong giải biểu. KẾT LUẬN Hợp cốc có tác dụng tăng cường chính khí chống đỡ tà khí. Qua nghiên cứu cho thấy: Hiệu quả phục hồi liệt vận động cho người bệnh TBMMN bằng chăm Huyết hải có tác dụng điều huyết thanh huyết. sóc PHCN kết hợp châm cứu là rất tốt. Dương lăng tuyền có tác dụng thư cân mạch, - Tỷ lệ người bệnh có giảm độ liệt là 100%. Ở mạnh gân cốt… nhóm nghiên cứu số người bệnh lên độ I là 30%, Các huyệt trên đa số thuộc kinh dương minh là lên độ II là 20%, lên độ III là 50%. kinh đa khí đa huyết nên khi tác động vào các huyệt trên đường kinh đó sẽ đạt tối đa tác dụng hoạt huyết - Đánh giá theo sự tiến triển của độ liệt Rankin hóa ứ, vì thế tác dụng tốt trong phục hồi liệt vận thấy rằng: Tỷ lệ người bệnh có sự chuyển biến độ động sau TBMMN. liệt tốt (chuyển từ 2 – 3 độ liệt) chiếm tỷ lệ 60%, số người bệnh đạt kết quả khá chiếm tỷ lệ 40%. So sánh với công thức huyệt của tác giả Trần Thúy hay tác giả Tôn Chi Nhân đưa ra thì về cơ bản phác đồ - Điểm Orgogozo sau điều trị cao hơn hẳn huyệt của chúng tôi gần giống, đều nói đến kỹ thuật trước điều trị, trước điều trị điểm Orgogozo của các dùng kim dài, châm sâu xuyên huyệt, kích thích mạnh người bệnh đều dưới 50 điểm, sau điều trị đều tăng và kích thích liên tục và đều đạt kết quả rất khả quan. lên hơn 50 điểm. Sau điều trị điểm Orgogozo trung bình tăng rõ rệt có ý nghĩa thống kê với. 2.4. Về sự kết hợp giữa chăm sóc PHCN với châm cứu - p < 0,01. Dựa vào kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 3.6: Ta - Các NB thuộc thể bệnh TPKL thì phục hồi thấy tỷ lệ người bệnh đạt kết quả tốt và khá chiếm tốt hơn thể TPTP theo YHCT. tới 100%. So sánh kết quả với các biện pháp điều trị không có sự phối hợp giữa các phương pháp thì KIẾN NGHỊ khả năng phục hồi cải thiện tốt. Cần nghiên cứu mở rộng hơn nữa để có phác Nhờ việc chăm sóc PHCN đảm bảo các chức đồ điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh TBMMN năng tuần hoàn, hô hấp và khả năng hợp tác điều trị giai đoạn sớm. của người bệnh trong giai đoạn sớm giúp cho điều trị có hiệu quả rõ rệt giúp phục hồi các chức năng vận Cần phổ biến rộng rãi kỹ thuật chăm sóc động tránh các di chứng, bên cạnh đó còn giúp phục PHCN cũng như phối hợp các phương pháp điều trị hồi cả về ngôn ngữ, cảm xúc… giúp người bệnh khác để có kết quả tốt nhất trong việc phục hồi chức nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng. Việc chăm sóc năng vận động cho người bệnh TBMMN. Naêm 2014 175
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đạt Anh (2009) “Chăm sóc người bệnh bị TBMMN” Điểu dưỡng Ịiồi sức cấp cứu”. NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 112-121. 2. Hoàng Công Chánh (2007) “Bài giảng quy trình điểu dưỡng năm bước” Bộ môn Điều dưỡng, Trường Đại học Y khoa Hà Nội. NXB Y học. 13-115. 3. Cao Minh Châu, Trần Quốc Đạt (2001-2002) “Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động ở người bệnh tai biến mạch máu não do chảy máu não”. Công trình nghiên cứu khoa học 2001-2002. Tập 2, Bộ Y Tế, Bệnh viện Bạch Mai, Nhà xuất bản Y học, tr. 152-159. 4. Trần Văn Chương (2002), “Phục hồi chức năng ngưòi bệnh liệt nửa ngưòi do tai biến mạch máu não”, Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, tr. 561 - 614. 5. Nguyễn Văn Đăng (1997), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học, tr .1,9, 22,52,161. 6. Nguyễn Văn Đăng (2003), “Tai biến mạch máu não”, Thực hành thần kinh các bệnh và hội chứng thường gặp, Nhà xuất bản Y học, tr. 569 - 636. 7. Lê Đức Hinh (2001) “Chẩn đoán và xử trí tai biến mạch máu não”, Chẩn đoán và xử trí tai biến mạch máu não, Hội thảo chuyên đề liên khoa, Khoa thần kinh - bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội tr. 19 - 35. 8. Phạm Khuê (1998), Đề phòng TBMMN ở người cao tuổi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 7, 30. 9. Nguyễn Xuân Nghiên (2002), “Phục hồi chức năng”, Vật lý trị liệu phục hôi chức năng, Nhà xuất bản Y học, tr. 88 - 90. 10. Tôn Chi Nhân (2003), Nghiên cứu điều trị phục hồi vận động của người bệnh TBMMN bằng điện châm và thuốc y học cồ truyền, luận văn tiến sỹ y học. 11. Trần Thị Quyên (2005), Đánh giá điều trị phục hồi chức nâng vận động cho người bệnh tai biến mạch máu não bằng điện châm và viên nén “bổ dương hoàn ngũ”, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội. 12. Vũ Thường Sơn (1992), “Điều trị di chứng liệt nửa người do TBMMN”, Tạp chí châm cứu Việt Nam, số 6, tr. 29 - 30, số 8, tr. 19 - 20. 13. Vũ Thường Sơn (1995), Góp phần nghiên cứu điện châm phục hồi chức nâng vận động trên người bệnh TBMMN cục bộ hệ động mạch cảnh trong giai đoạn cấp, Luận án phó tiến sỹ y học, Học viện Quân y. 14. Lê Văn Thính, Lê Đức Hinh, Nguyễn Văn Chương (2001), Phân loại TBMMN, chắn đoán và xử trí TBMMN tại Bệnh viện Bạch Mai, tr. 42. 15. Trần Thuý (1994), “Bán thân bất toại”, Giáo trình YHCT, Bộ môn y học dân tộc, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 144 - 146. 16. Nguyễn Thị Kim Vinh (2001), Nghiên cứu tác dụng điều trị liệt nửa người do tai biến thiếu máu não cục bộ bằng điện châm các huyệt giáp tích. 176 Taøi lieäu Hoäi nghò Khoa hoïc Quoác teá Ñieàu döôõng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2