intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả của nội soi thắt thun trong dự phòng tái phát xuất huyết do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản ở trẻ em

Chia sẻ: ViHera2711 ViHera2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

32
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh nhân tăng áp cửa và hiệu quả thắt tĩnh mạch thực quản trong điều trị xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả của nội soi thắt thun trong dự phòng tái phát xuất huyết do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản ở trẻ em

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> <br /> HIỆU QUẢ CỦA NỘI SOI THẮT THUN TRONG DỰ PHÒNG TÁI PHÁT<br /> XUẤT HUYẾT DO VỠ DÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN Ở TRẺ EM<br /> Nguyễn Thị Thu Thuỷ*, Nguyễn Minh Ngọc*, Đỗ Thị Phương Trang*, Võ Hoàng Khoa*,<br /> Nguyễn Cẩm Tú*, Tăng Lê Châu Ngọc*, Võ Thị Vân*, Nguyễn Hồng Loan*, Hồ Đăng Quý Dũng**<br /> <br /> TÓMTẮT<br /> Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh nhân tăng áp cửa và hiệu quả thắt tĩnh mạch thực quản<br /> trong điều trị xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Tất cả những bệnh nhân được nội soi thắt tĩnh mạch thực quản tại Bệnh viện<br /> Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2015. Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca, hồi cứu.<br /> Kết quả: Chúng tôi thực hiện 54 lượt nội soi trên 44 bệnh nhân (25 nữ, 19 nam).Tuổi từ 8 tháng đến 13,5<br /> tuổi. Cân nặng nhỏ nhất: 7 kg. 27 % bệnh nhi suy dinh dưỡng. Nguyên nhân tăng áp cửa thường gặp nhất là xơ<br /> gan 75%, bất thường tĩnh mạch cửa 25%. 41 bệnh nhi (93%) có xuất huyết tiêu hóa trước nội soi. Đặc điểm phân<br /> độ dãn tĩnh mạch: 80 % FIII, 90% có dấu đỏ, 85 % có bệnh dạ dày tăng áp cửa. Số vòng thắt thực hiện: từ 2-6<br /> vòng.Thắt vòng tĩnh mạch thất bại 3 trường hợp do không đưa vòng thắt vào được. Có 3 trường hợp chảy máu<br /> sau thắt (7,3%). Một số triệu chứng xuất hiện thoáng qua: nôn ói, đau sau xương ức, sốt. Không có biến chứng<br /> hẹp thực quản. Không có biến chứng nặng gây tử vong. 6 bệnh nhi (15%) xuất huyết tái phát trong vòng 6 tháng<br /> sau thủ thuật. Có 10 bệnh nhi được thực hiện 2 lượt nội soi, trong đó 7 bệnh nhi được nội soi 2 lượt trong vòng 3<br /> tháng cho thấy giảm số cột tĩnh mạch dãn, phân độ, số vòng cần thắt. Có 3 bệnh nhi nội soi 2 lượt cách nhau 1<br /> năm không giảm được phân độ dãn tĩnh mạch.<br /> Kết luận: Nội soi thắt tĩnh mạch thực quản an toàn và hiệu quả trong dự phòng tái phát xuất huyết tiêu hóa<br /> do vở dãn TMTQ ở trẻ em.<br /> Từ khóa: Xuất huyết tiêu hóa.<br /> ABSTRACT<br /> EFFICACY OF ENDOSCOPIC VARICEAL LIGATION<br /> FOR PREVENTING ESOPHAGEAL VARICEAL BLEEDING IN CHILDREN<br /> Nguyen Thi Thu Thuy, Nguyen Minh Ngoc, Do Thi Phuong Trang, Vo Hoang Khoa, Nguyen Cam Tu,<br /> Tang Le Chau Ngoc, Vo Thi Van, Nguyen Hong Loan, Ho Dang Quy Dung<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 95 - 99<br /> <br /> Objectives: The aim of this study was to evaluate the efficacy and safety of band ligation in the endoscopic<br /> treatment of children with variceal bleeding.<br /> Methods: This study was to retrospective evaluate the efficacy and safety of endoscopic variceal ligation<br /> (EVL) in preventing the hemorrhage from esophageal varices in childrenat Children’s Hospital 2, between January<br /> 2011 and June 2015.<br /> Results: Fourty-four patients (19 male and 25 female) were included in study, 54 procedures were done. The<br /> age was from 8 months to 13.5 years old. The minimum weight was 7 kg, 27% of patients of malnutrition. The<br /> most common causes were liver cirrhosis (75%), portal vein stenosis 25%. 41 cases (93%) had history of<br /> hemorrhage. The presence of esophageal varices classified grade III was 80%, and 90% of patients had red color<br /> <br /> * Bệnh viện Nhi Đồng 2. ** Bệnh viện Chợ Rẫy<br /> Tác giả liên lạc: Bs Nguyễn Thị Thu Thủy ĐT: 0838295723 Email: moretime_once@yahoo.com<br /> Chuyên Đề Nhi Khoa 95<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016<br /> <br /> sign. Development of hypertensive gastropathy was 85%. Two to six bands were deployed. Procedure was failed<br /> in 3 cases due to endoscopic equipment was not fit . Bleeding after banding occurred in 3 patients (7.3%), some<br /> mild complications were vomiting, post sternal pain and fever. No severe complication. 15% of patients had<br /> rebleeding 6 months after procedure. Reduction of size,location of varices was achieved in 7 childrens after two<br /> EVL sessions performed at 3-month interval. 3 cases were observed the varices couldn´t eradicated after 2 sessions<br /> at one year interval.<br /> Conclusions: Endoscopic variceal ligation is safety and effective in management of esophageal varices<br /> rebleeding in children.<br /> Key word: Variceal bleeding.<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêu hóa –Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2011<br /> đến tháng 6/2015.<br /> Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) do vỡ dãn tĩnh<br /> mạch thực quản (DTMTQ) là một biến chứng Đối tượng nghiên cứu<br /> nặng đe dọa tính mạng của bệnh nhân tăng áp Dân số mục tiêu<br /> cửa ở cả trẻ em lẫn người lớn. Bệnh nhân được chẩn đoán tăng áp cửa có<br /> Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, từ tháng 01/2011 nội soi thắt thun TMTQ.<br /> đến tháng 06/2015 chúng tôi tiếp nhận 380 lượt Dân số chọn mẫu<br /> bệnh nhân tăng áp cửa (TAC) nhập viện, trong Tất cả bệnh nhân được thực hiện thắt thun<br /> đó có 154 (40%) bệnh nhân TAC có XHTH. TMTQ tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 2<br /> XHTH do VDTMTQ chiếm 12% các trường từ tháng 1/2011- tháng 6/2015.<br /> hợp XHTH nhập viện, trong đó XHTH mức độ<br /> Tiêu chí đưa vào<br /> nặng khoảng 18%, mức độ trung bình 51%. Tỉ lệ<br /> Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán tăng áp<br /> tử vong còn cao 21%(1). Vấn đề đặt ra là cần một<br /> cửa có thực hiện nội soi thắt thun TMTQ.<br /> phương pháp tối ưu để phòng ngừa XHTH do<br /> vỡ dãn TMTQ trên bệnh nhân TAC. Tiêu chí loại ra<br /> Thắt thun tĩnh mạch thực quản đã được Bệnh nhân TAC không được nội soi thắt<br /> chứng minh là phương pháp dự phòng xuất thun TMTQ.<br /> huyết hiệu quả và an toàn ở trẻ em(2,3). Tại Bệnh Cở mẫu<br /> viện Nhi Đồng 2, thắt thun TMTQ đã được triển Lấy trọn các bệnh nhân phù hợp tiêu chí<br /> khai từ năm 2011, chúng tôi cần thực hiện chọn mẫu.<br /> nghiên cứu này để tổng kết đánh giá tính an<br /> Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu<br /> toàn, hiệu quả, những khó khăn của thắt thun<br /> TMTQ trên trẻ em Các dữ kiện được thu thập theo bệnh án<br /> mẫu.<br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> Xử lý số liệu theo Spss.<br /> Mô tả các đặc điểm lâm sàng và đánh giá<br /> hiệu quả, biến chứng của thắt thun TMTQ ở Phương pháp thắt thun TMTQ tại BV nhi<br /> trẻ em. đồng 2<br /> ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU Dụng cụ<br /> Bệnh nhân được thực hiện nội soi thực<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> quản dạ dày tá tràng với ống soi Olympus<br /> Mô tả hàng loạt ca, hồi cứu trên tất cả bệnh GIF-Q 180- 9 mm.<br /> nhân tăng áp cửa có nội soi thắt TMTQ tại Khoa<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 96 Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Vòng thắt cao su Nova, đường kính vòng Tái khám mỗi tháng 1 lần.<br /> thắt 9,5 mm- 11 mm, có 6 vòng thun trên 1 đầu KẾT QUẢ<br /> thắt.<br /> Từ tháng 01/2011 đến tháng 06/2015 chúng<br /> Chuẩn bị bệnh nhân chúng tôi thực hiện 54 lượt nội soi thắt thun<br /> Bệnh nhân nhịn ăn 6 giờ trước thủ thuật. TMTQ trên 44 bệnh nhân, thu được kết quả sau:<br /> Những bệnh nhân có rối loạn đông máu Các đặc điểm lâm sang<br /> được chích Vitamin K 3 ngày liên tục trước thủ<br /> Tuổi và giới<br /> thuật, nếu có triệu chứng xuất huyết bệnh nhân<br /> được truyền huyết tương tươi trước và trong lúc Có 44 bệnh nhân gồm 25 nữ và 19 nam, tuổi<br /> nội soi. trong khoảng 8 tháng đến 162 tháng (13,5 tuổi).<br /> Tuổi trung vị 60 tháng (5 tuổi).<br /> Những bệnh nhân giảm tiểu cầu <<br /> 80,000/mm3 được truyền tiểu cầu 1 giờ trước Về độ tuổi TB nghiên cứu nhóm bệnh nhân<br /> nội soi. của chúng tôi tương đương các tác giả khác tuy<br /> nhiên chúng tôi có những bệnh nhân rất nhỏ<br /> Kháng sinh dự phòng: Cefuroxim hoặc<br /> dưới 1 tuổi.<br /> Cefotaxim trong vòng 24 trước và sau thắt thun.<br /> Những bệnh nhân TAC nguyên nhân tại gan<br /> Xét nghiệm:<br /> có độ tuổi nhỏ hơn bệnh nhân TAC nguyên<br /> Huyết đồ. nhân ngoài gan.<br /> Đông máu toàn bộ. Bảng 1: So sánh nhóm tuổi các nghiên cứu.<br /> Ure, creatinin/ máu. Tác giả Nhóm tuổi<br /> SGOT, SGPT, PLA, GGT. Kim SJ 6,7± 5,2<br /> Celinska-Cedro 4-17<br /> Nhóm máu, đăng ký hồng cầu lắng. Chúng tôi<br /> th-<br /> 5 ( 8 162th)<br /> Phương pháp vô cảm Tiền căn XHTH<br /> Tất cả bệnh nhân được gây mê nội khí quản. Trong lô nghiên cứu của chúng tôi, 93% bệnh<br /> Nằm ngửa hoặc nghiêng trái. nhân có xuất huyết tiêu hóa trước đó mặc dù đã<br /> Hạn chế dùng các thuốc chuyển hóa qua được điều trị dự phòng với propranolol.<br /> gan. Chống chỉ định với Halothan. Tình trạng dinh dưỡng<br /> Lựa chọn: Có 12 (27%) bệnh nhân suy dinh dưỡng.<br /> Tiền mê: Fentanyl. Các bệnh nhân suy dinh dưỡng thuộc nhóm<br /> Dẫn đầu: Propofol, Atracurium (ưu tiên vì xơ gan TAC.<br /> không chuyển hóa ở gan). Bệnh nhi nhỏ nhất trong lô nghiên cứu của<br /> Duy trì mê: Propofol truyền tĩnh mạch. chúng tôi là bé gái 8 tháng tuổi, cân nặng 8 kg.<br /> <br /> Theo dõi bệnh nhân sau thắt thun Nguyên nhân TAC<br /> Theo dõi mạch, huyết áp, tình trạng xuất Nguyên nhân thường gặp nhất là xơ gan,<br /> huyết mỗi 2 giờ trong 6 giờ đầu sau thắt. đa số là do teo đường mật bẩm sinh đã phẫu<br /> thuật Kasai (n= 25; 57%), hẹp thân TM cửa (n=<br /> Tiếp tục nhịn sau thủ thuật 6 giờ.<br /> 11; 25%), bệnh Caroli (n=5; 12%), nang ống<br /> Thuốc sau thắt thun: mật chủ (n=1; 2%), bệnh Wilson (n=1; 2%),<br /> Ức chế bơm proton + băng niêm mạc trong 2 viêm gan siêu vi B (n=1; 2%). Về nguyên nhân<br /> tuần: omeprazol, Sucrafate. chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng với các<br /> Tiếp tục ức chế beta (Propranolol). nhóm nghiên cứu khác.<br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa 97<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016<br /> <br /> Biến chứng sau thắt thun<br /> Có 3 trường hợp chảy máu trong lúc thắt.<br /> Các trường hợp chảy máu được xử trí ngay lúc<br /> nội soi, không có trường hợp nào phải truyền<br /> máu sau đó.<br /> Có 6 bệnh nhân đau sau xương ức và 7 bệnh<br /> nhân sốt vào ngày đầu tiên sau thắt thun, triệu<br /> chứng đau sốt thoáng qua không đòi hỏi điều trị<br /> đặc hiệu.<br /> Không có biến chứng hẹp thực quản sau<br /> Hình 1: Nguyên nhân TAC.<br /> thắt. Không có tai biến dẫn đến tử vong.<br /> Về mức độ xơ gan tính theo chỉ số Child-<br /> Pugh: phân độ A (n=9; 31%), phân độ B (n= 17; BÀN LUẬN<br /> 58%), C (n=3; 10,3%). Có 24 bệnh nhân cường Ở người lớn có rất nhiều nghiên cứu về tính<br /> lách (54%), tiểu cầu giảm dưới 100,000/ mm³. hiệu quả và an toàn của phương pháp thắt thun<br /> Kết quả nội soi trong dự phòng XHTH do vỡ dãn TMTQ. Tuy<br /> nhiên có rất ít nghiên cứu trên trẻ em. Những<br /> Đặc điểm nội soi<br /> nghiên cứu trên trẻ em có cở mẫu nhỏ, thời gian<br /> Các bệnh nhân có từ 1-4 cột dãn TMTQ, hầu nghiên cứu kéo dài(1,3).<br /> hết là dãn độ III và có nguy cơ chảy máu, có dãn<br /> Ở Việt Nam, việc triển khai nội soi thủ thuật<br /> tĩnh mạch tâm vị và viêm dạ dày đi kèm.<br /> nói chung, nội soi thắt thun nói riêng có rất ít<br /> Bảng 2: Đặc điểm nội soi. trung tâm thực hiện trên bệnh nhi.<br /> Đặc điểm Số bệnh nhân %<br /> FI n=1 2<br /> Nhóm bệnh nhân của chúng tôi dù có độ<br /> Phân độ FII n=8 18 tuổi trung bình tương đương các tác giả khác(1,3).<br /> FIII n=35 80 Nhưng chúng tôi có những bệnh nhân rất nhỏ<br /> Dấu đỏ n=40 90,9 dưới 12 tháng, cân nặng 7-8 kg, tổng trạng chung<br /> Bệnh dạ dày tăng áp cửa n= 37 85 kém. Thể trạng là một vấn đề khi làm nội soi thắt<br /> Hiệu quả thắt thun thun vì khi bệnh nhân quá nhỏ không thể đưa<br /> Chúng tôi thực hiện thành công 51 lượt thắt vòng thắt qua cơ vòng thực quản trên.<br /> thun trên 41 bệnh nhân, số vòng thắt từ 2-6 Tất cả bệnh nhi cần được gây mê nội khí<br /> vòng. Thắt thun có hiệu quả kiểm soát XHTH tái quản trong khi làm thủ thuật. Vấn đề gây mê rất<br /> phát trên 85% trường hợp, có 15 % trường hợp thận trọng ở những bệnh nhân có Child-Pugh B,<br /> xuất huyết tái phát trong vòng 6 tháng. Kết quả C. Do đó, không phải tất cả bệnh nhân TAC đều<br /> này tương tự các tác giả khác(2,3). được nội soi thắt thun dự phòng XHTH. Tỉ lệ<br /> Trong số 10 bệnh nhân được thực hiện hai bệnh nhân XHTH trước khi nội soi rất cao,<br /> đợt thắt thun, có 7 bệnh nhân được thực hiện nội chiếm 93% trường hợp.<br /> soi lần hai trong vòng 3 tháng cho thấy giảm số Trên nội soi, đa số các bệnh nhân có phân độ<br /> cột TM dãn, phân độ dãn TMTQ cũng như giảm dãn TMTQ là FIII, nguy cơ xuất huyết cao. Tuy<br /> số vòng cần thắt. 3 bệnh nhân thắt thun lần hai có nhiều khó khăn, tỉ lệ nội soi thắt thun thành<br /> sau 1 năm không thấy giảm phân độ dãn. công cao, biến chứng thấp và không có biến<br /> Có 3 bệnh nhân thực hiện thắt thất bại do chứng nặng gây tử vong.<br /> không đưa đầu thắt vào được. Thắt thun cho thấy có hiệu quả ngừa xuất<br /> huyết tái phát trên 85% trường hợp, những<br /> <br /> <br /> 98 Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> bệnh nhi được thắt thun lần hai cho thấy có adolescents with portal hypertension:preliminary results of a<br /> prospective study. J Pediatr Surg, 2003. 38 (7): p.1008-11.<br /> giảm phân độ dãn TM trên nội soi cũng như 2. Karrer FM, Narkewicz MR, Sokol RJ, Lilly JR (1996).<br /> số vòng cần thắt. Management of esophageal varices in children by endoscopic<br /> variceal ligation. J Pediatr Surg,31 (8) :p.1056-9.<br /> KẾT LUẬN 3. Kim SJ (2013). Experiences with endoscopic interventions for<br /> variceal bleeding in children with portal hypertension: a<br /> Thắt thun TMTQ ở trẻ em hiệu quả và an single center study. Pediatr Gastroenterol Hepatol Nutr, 16 (4):<br /> toàn trong phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa tái p. 248-53.<br /> <br /> phát ở trẻ em bệnh TALTMC.<br /> Bệnh nhân cần được nội soi kiểm tra sau 3-6 Ngày nhận bài báo: 25/06/2016<br /> tháng và thắt thun lần 2 nếu cần để giảm tỉ lệ Ngày phản biện nhận xét bài báo: 12/07/2016<br /> xuất huyết tiêu hóa tái phát. Ngày bài báo được đăng: 25/09/2016<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Celinska-Cedro (2003). Endoscopic ligation of esophageal<br /> varices for prophylaxis of first bleeding in children and<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa 99<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2