intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả của sugammadex trong hóa giải dãn cơ tồn dư

Chia sẻ: ViHera2711 ViHera2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

50
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sugammadex là loại thuốc hóa giải dãn cơ có tác dụng gắn kết chọn lọc thuốc dãn cơ không khử cực nhóm steroid. Nghiên cứu của chúng tôi so sánh kết quả sử dụng sugammadex và neostigmine để hóa giải dãn cơ rocuronium trên bệnh nhân phẫu thuật chương trình tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả của sugammadex trong hóa giải dãn cơ tồn dư

Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016<br /> <br /> <br /> HIỆU QUẢ CỦA SUGAMMADEX TRONG HÓA GIẢI DÃN CƠ TỒN DƯ<br /> Nguyễn Trung Thành*, Đinh Hữu Hào*, Lê Minh Phú1, Huỳnh Vĩnh Phúc*<br /> <br /> TÓMTẮT<br /> Đặt vấn đề: Sugammadex là loại thuốc hóa giải dãn cơ có tác dụng gắn kết chọn lọc thuốc dãn cơ<br /> không khử cực nhóm steroid. Nghiên cứu của chúng tôi so sánh kết quả sử dụng sugammadex và<br /> neostigmine để hóa giải dãn cơ rocuronium trên bệnh nhân phẫu thuật chương trình tại bệnh viện Nhân<br /> Dân Gia Định.<br /> Phương pháp nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng, không mù, không ngẫu nhiên trên 72<br /> bệnh nhân phẫu thuật chương trình có phân độ ASA I – II được dẫn đầu và duy trì mê bằng propofol,<br /> midazolam, sevoflurane, sufentanil và rocuronium. Hóa giải dãn cơ cuối cuộc mổ bằng sugammadex<br /> 2mg/kg tiêm tĩnh mạch (n = 36) hoặc neostigmine 40 mcg/kg tiêm tĩnh mạch kết hợp atropine 10 mcg/kg<br /> tiêm tĩnh mạch (n = 36) khi xuất hiện đáp ứng thứ 2 của kích thích chuỗi 4. Biến số chính là thời gian từ lúc<br /> tiêm sugammadex hoặc neostigmine đến khi đạt TOF 0,9. Ghi nhận nhịp tim và huyết áp ngay trước khi<br /> tiêm và ở các thời điểm trong vòng 30 phút sau tiêm hóa giải dãn cơ. Các tác dụng phụ cũng được ghi nhận<br /> ở thời điểm chuyển trại.<br /> Kết quả: Trung vị thời gian đạt TOF 0,9 ở nhóm sugammadex ngắn hơn so với nhóm neostigmine (2,4<br /> phút so với 10,4 phút, p < 0,001). Tỉ lệ bệnh nhân nôn buồn nôn sau mổ và khô miệng thấp hơn ở nhóm<br /> sugammadex. Không ghi nhận trường hợp nào xảy ra biến cố nặng hoặc tái dãn cơ trong giai đoạn hồi tỉnh<br /> ở cả 2 nhóm.<br /> Kết luận: Sugammadex giúp hóa giải dãn cơ rocuronium nhanh chóng và ít tác dụng phụ hơn so với<br /> neostigmine<br /> Từ khóa: sugammadex, rocuronium, hóa giải dãn cơ tồn dư<br /> ABSTRACT<br /> EFFICACY OF SUGAMMADEX FOR THE REVERSAL OF RESIDUAL NEUROMUSCULAR<br /> BLOCKADE<br /> Nguyen Trung Thanh, Dinh Huu Hao, Le Minh Phu, Huynh Vinh Phuc<br /> *Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 3 - 2016: 114 - 120<br /> <br /> Background: Sugammadex is the first selective relaxant binding agent that has been studied for<br /> reversal of neuromuscular blockade induced by steroidal non-depolarizing neuromuscular blocking agents.<br /> In this study, we compared the efficacy of sugammadex and neostigmine for the reversal of rocuronium-<br /> induced neuromuscular blockade in patients scheduled for elective surgery at Nhan Dan Gia Dinh hospital.<br /> Methods: Non-randomized control trial, seventy two patients undergoing elective surgeries with a<br /> standardized sevoflurane-sufentanil-rocuronium anesthetic technique received either sugammadex, 2 mg/kg<br /> IV (n = 36), or neostigmine, 40 microg/kg IV and atropine, 10 microg/kg IV (n = 36) for reversal of<br /> neuromuscular blockade at reappearance of the second twitch of the TOF. The primary variable was time<br /> from administration of sugammadex or neostigmine to recovery of the TOF ratio to 0.9. Mean arterial blood<br /> <br /> <br /> * Khoa GMHS, BV Nhân Dân Gia Định<br /> Tác giả liên lạc: BS CKII Nguyễn Trung Thành, ĐT 0903663585, Email: trungthanhgm@yahoo.com.vn<br /> <br /> <br /> 114<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> pressure and heart rate values were recorded immediately before and 30 min after drug administration. Side<br /> effects were noted at discharge from the postanesthesia care unit.<br /> Results: The median time to recovery of the TOF ratio to 0.9 was significantly faster<br /> with sugammadex compared with neostigmine (2.4 min versus 10.4 min, p < 0.001). The incidence of dry<br /> mouth and PONV were significantly reduced in the sugammadex group. No serious adverse events or<br /> recurrence of neuromuscular blocking were reported with either drug at postanesthesia care unit.<br /> Conclusion: Sugammadex provides significantly faster and less side effect reversal of rocuronium-<br /> induced neuromuscular blockade compared with neostigmine.<br /> Key words: sugammadex, rocuronium, reversal of residual neuromuscular blockade<br /> ĐẶTVẤNĐỀ Xác định tỉ lệ tác dụng phụ trong giai đoạn<br /> hồi tỉnh ở 2 nhóm sugammadex và<br /> Hồi phục sớm chức năng thần kinh cơ sau<br /> neostigmine.<br /> gây mê có sử dụng thuốc dãn cơ giúp bệnh<br /> nhân thông khí tốt, hồi phục phản xạ đường PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br /> thở nhằm tránh những biến chứng liên quan hô Thiết kế nghiên cứu của chúng tôi là thử<br /> hấp sau mổ(3). Sử dụng thuốc hóa giải dãn cơ nghiệm lâm sàng có nhóm chứng, không mù,<br /> gián tiếp thông qua tác dụng ức chế men không ngẫu nhiên. Nghiên cứu được tiến hành<br /> acetylcholinesterase để làm tăng nồng độ sau khi được Hội đồng Khoa Học và Hội đồng<br /> acetylcholine không hóa giải hoàn toàn tác y đức của Bệnh viện Nhân Dân Gia Định cho<br /> dụng của thuốc dãn cơ. Sugammadex là thuốc phép và sự đồng ý tham gia của bệnh nhân.<br /> hóa giải chọn lọc dãn cơ nhóm aminosteroid<br /> Nghiên cứu được tiến hành trên các<br /> bằng cách gắn kết với thuốc dãn cơ tự do theo tỉ<br /> trường hợp phẫu thuật ngoài tim dưới gây mê<br /> lệ 1:1 và được đào thải qua thận. Sugammadex<br /> toàn diện với tư thế nằm ngữa trong khi mổ,<br /> đã được chứng minh an toàn và hiệu quả, được<br /> tuổi từ 18, ASA I-II, có sử dụng thuốc dãn cơ<br /> áp dụng rộng rãi tại Châu Âu, Châu Úc và tại<br /> rocuronium để đặt nội khí quản và duy trì<br /> Nhật(13). Do không tác động trên thụ thể<br /> trong mổ. Các trường hợp nghi ngờ đặt nội<br /> muscarinic nên không gây ra những bất lợi trên<br /> khí quản khó, suy gan, suy thận, tiền sử bệnh<br /> đường hô hấp như thuốc ức chế cholinesterase.<br /> thần kinh cơ, tăng thân nhiệt ác tính, đang sử<br /> Sugammadex đã được sử dụng ở một số bệnh<br /> dụng thuốc chống động kinh, magnesium,<br /> viện tại Việt Nam từ năm 2013. Chúng tôi đã<br /> kháng sinh aminoglycoside hoặc macrolide,<br /> báo cáo loạt trường hợp hóa giải dãn cơ bằng<br /> phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, dị ứng<br /> sugamamdex và nhận thấy đây là thuốc hóa<br /> hoặc có chống chỉ định với các thuốc sẽ sử<br /> giải dãn cơ nhanh chóng và hiệu quả(11). Chúng<br /> dụng không được chọn vào nghiên cứu. Các<br /> tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm so sánh<br /> bệnh nhân được gây mê theo quy trình của<br /> hiệu quả của sugammadex và neostigmine khi<br /> khoa bằng propofol, midazolam, sufentanil,<br /> hóa giải dãn cơ tồn dư trên các bệnh nhân được<br /> rocuronium, duy trì mê bằng sevoflurane.<br /> phẫu thuật dưới gây mê toàn diện có sử dụng<br /> Liều rocuronium để đặt nội khí quản là 0,6<br /> thuốc dãn cơ rocuronium tại bệnh viện Nhân<br /> mg/kg, và tiêm lặp lại trong mổ 0,15 mg/kg khi<br /> Dân Gia Định.<br /> cần. Trong mổ các bệnh nhân được giữ ấm,<br /> Mục tiêu nghiên cứu theo dõi nhiệt độ cơ thể liên tục và duy trì ><br /> Xác định thời gian đáp ứng chuỗi 4 đạt 0,9 35oC.Theo dõi độ dãn cơ bằng máy kích thích<br /> sau khi tiêm hóa giải dãn cơ ở 2 nhóm thần kinh chuổi 4 TOF Watch, thực hiện chuẩn<br /> sugammadex và neostigmine hóa máy thời điểm sau tiêm thuốc mê và trước<br /> <br /> <br /> <br /> 115<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016<br /> <br /> khi tiêm thuốc dãn cơ. Bệnh nhân được chia phép kiểm phi thông số Mann-Whitney<br /> làm 2 nhóm, nhóm hóa giải dãn cơ bằng Wilcoxon. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi<br /> sugammadex (n = 36) và nhóm hóa giải dãn cơ p < 0,05.<br /> bằng neostigmine kết hợp atropine (n = 36). KẾTQUẢ<br /> Hóa giải dãn cơ được tiêm cuối cuộc mổ khi<br /> xuất hiện đáp ứng thứ 2 của TOF với liều như Từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2014, có 72<br /> sau sugammadex 2mg/kg tiêm tĩnh mạch trường hợp gây mê có sử dụng thuốc dãn cơ<br /> trong 10 giây, neostigmine 0,04 mg/kg và rocuronium được đưa vào nhóm nghiên cứu,<br /> atropin 0,01mg/kg. Bệnh nhân ở cả 2 nhóm trong đó có 36 trường hợp sử dụng hóa giải<br /> được theo dõi và ghi nhận thời gian từ khi dãn cơ sugammadex và 36 trường hợp sử<br /> tiêm thuốc hóa giải dãn cơ đến khi TOF đạt dụng hóa giải dãn cơ neostigmine.<br /> 0,9, đồng thời ghi nhận sự thay đổi nhịp tim, Đặc điểm chung<br /> huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương Sự khác biệt về giới, tuổi, chiều cao, cân<br /> trước và sau khi tiêm thuốc ở thời điểm 2, 5, nặng, thời gian phẫu thuật, thời gian gây mê,<br /> 10, 30 phút. Sau khi rút nội khí quản, đánh giá tổng liều rocuronium giữa hai nhóm không có<br /> mức độ tỉnh táo và hồi phục thần kinh cơ mỗi ý nghĩa thống kê.<br /> 15 phút cho đến khi bệnh nhân tự nhấc đầu<br /> Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân<br /> trong 5 giây. Theo dõi độ bão hòa oxy và tần Sugammadex Neostigmine p<br /> số thở mỗi 30 phút trong 60 phút đầu sau mổ. Tuổi (năm)* 39,2 ± 15,9 44,4 ± 12,9 0,06<br /> Biến số nghiên cứu Chiều cao (cm)* 158,9 ± 8,2 157,9 ± 5,5 0,5<br /> Cân nặng (kg)* 56,8 ± 8,0 54,0 ± 5,4 0,08<br /> Biến số chính là thời gian đạt TOF 0,9 (thời Giới tính† 24/12 27/9 0,06<br /> gian từ khi tiêm sugammadex đến khi đạt TOF * TB ± ĐLC † số lượng nam/nữ<br /> 0,9). Biến số phụ là thời gian đạt TOF 0,7 hoặc<br /> Bảng 2. Đặc điểm liên quan đến thời gian phẫu<br /> 0,8, các dấu hiệu hồi tỉnh sau khi rút nội khí<br /> thuật, gây mê và liều dãn cơ<br /> quản.<br /> Sugammadex Neostigmine p<br /> Biến cố bất lợi: tái dãn cơ, dị ứng, đau cơ, Thời gian PT (phút)* 87,8 ± 44,4 101,2 ± 45,8 0,2<br /> thay đổi huyết áp, nhịp tim, SpO2, co thắt phế Thời gian GM (phút)* 106,3 ± 47,2 120,0 ± 46,6 0,2<br /> quản, nôn ói. Liều rocuronium 46,6 ± 11,4 45,0 ± 9,4 0,5<br /> (mg)*<br /> Thu thập và xử lý số liệu * TB ± ĐLC<br /> Các biến số được ghi nhận vào bảng thu<br /> Hồi phục dãn cơ<br /> thập số liệu đã soạn sẳn, mỗi trường hợp 1<br /> Bảng 3. Thời gian hồi phục dãn cơ tương ứng<br /> phiếu. Sau đó, tất cả các số liệu được thu thập<br /> TOF 70%, 80% và 90%<br /> sẽ được thống kê và xử lý bằng phần mềm<br /> TOF Sugammadex Neostigmine p<br /> thống kê SPSS 16.0. Các biến số liên quan định<br /> 70% (phút)* 1,7 (0,3 – 4,8) 5,0 (2,0 – 20,0) < 0,001<br /> tính trình bày bằng tỉ lệ phần trăm (%). Các 80% (phút)* 2,1 (0,6 – 5,3) 7,5 (3,0 – 25,0) < 0,001<br /> biến số định lượng được trình bày bằng số 90% (phút)* 2,4 (1,0 – 7,0) 10,4 (3,3–30,0) < 0,001<br /> trung bình ± độ lệch chuẩn đối với phân phối * Trung vị (giá trị nhỏ nhất – giá trị lớn nhất)<br /> bình thường hoặc trình bày bằng trung vị, số<br /> Nhận xét: thời gian để hồi phục dãn cơ ở<br /> tối đa và tối thiểu đối với phân phối không<br /> các mức độ tương ứng TOF 70%, 80% và 90%<br /> bình thường. So sánh 2 tỉ lệ bằng phép kiểm<br /> của nhóm sử dụng sugammadex đều thấp hơn<br /> chi bình phương (χ)2. So sánh hai số trung<br /> nhiều so với nhóm sử dụng neostigmine, sự<br /> bình của hai nhóm bằng phép kiểm student (t-<br /> khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,001)<br /> test). So sánh trung vị của hai nhóm bằng<br /> <br /> <br /> 116<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Tỉ lệ đạt TOF 90% trong 5 phút đầu sau<br /> tiêm hóa giải dãn cơ<br /> Nhóm sugamamdex có 33 trường hợp<br /> (91,7%, n = 36) đạt TOF 90% trong 5 phút đầu<br /> sau tiêm hóa giải dãn cơ. Nhóm neostigmine<br /> có 9 trường hợp (25%, n = 36) đạt TOF 90%<br /> trong 5 phút đầu sau tiêm hóa giải dãn cơ. Sự<br /> khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.<br /> Thời điểm rút nội khí quản<br /> Trung vị thời điểm rút NKQ sau tiêm<br /> sugammadex là 7,5 phút (3 – 30). Trung vị thời Biểu đồ 2: Sự thay đổi sinh hiệu ở nhóm sử dụng<br /> điểm rút NKQ sau tiêm neostigmine là 20 neostigmine<br /> phút (10 – 40). Sự khác biệt có ý nghĩa thống Nhận xét: Mạch ở các thời điểm sau tiêm<br /> kê (p< 0,001). neostigmine đều giảm, giảm nhiều nhất là ở<br /> Nhóm sugammadex có 11 trường hợp thời điểm 10 phút sau khi tiêm hóa giải. Huyết<br /> (30,5%, n = 36) rút NKQ trong 5 phút đầu sau áp tâm thu và tâm trương tăng nhẹ ở thời<br /> tiêm hóa giải. Nhóm neostigmine không có điểm 10 phút sau tiêm.<br /> trường hợp nào rút NKQ trong 5 phút đầu sau<br /> Tác dụng phụ<br /> tiêm hóa giải.<br /> Bảng 4. Tỉ lệ bệnh nhân có tác dụng phụ ở giai<br /> Sinh hiệu đoạn hồi tỉnh của 2 nhóm<br /> Sự thay đổi về mạch, huyết áp và SpO2 ở Sugammadex Neostigmine<br /> các thời điểm trước và sau khi tiêm hóa giải Tăng tiết đàm 2 (5,5%) 32 (88,7%)<br /> dãn cơ ở các thời điểm 2, 5, 10 và 30 phút được Mạch chậm 0 (0%) 3 (8,3%)<br /> trình bày ở biểu đồ 1 và biểu đồ 2. (< 40 l/p)<br /> Mạch nhanh 0 (0%) 2 (5,5%)<br /> (> 100 l/p)<br /> Nôn, buồn nôn sau 8 (22,2%) 12 (33,3%)<br /> mổ<br /> Khô miệng 1 (2,7%) 30 (83,2%)<br /> Chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào<br /> có biểu hiện tái dãn cơ hay co thắt phế quản ở<br /> cả 2 nhóm trong quá trình nghiên cứu.<br /> BÀNLUẬN<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy sugammadex<br /> có tác dụng hóa giải dãn cơ nhanh hơn so với<br /> neostigmine thể hiện qua thời gian hồi phục<br /> Biểu đồ 1. Sự thay đổi sinh hiệu ở nhóm sử dụng<br /> co cơ, từ đó rút ngắn thời gian rút nội khí<br /> sugammadex<br /> quản, bệnh nhân hồi phục nhanh hơn. Nghiên<br /> Nhận xét: Mạch, huyết áp và SpO2 ở các<br /> cứu của chúng tôi chỉ áp dụng từ khi xuất hiện<br /> thời điểm trước và sau khi tiêm hóa giải dãn đáp ứng thứ 2 của TOF. Chỉ số TOF 0,9 được<br /> cơ sugammadex ở các thời điểm 2, 5, 10 và 30 xem là giới hạn an toàn cần đạt được khi hóa<br /> phút không có sự khác biệt có ý nghĩa thống giải dãn cơ. Chúng tôi cho rằng thời gian đạt<br /> kê. TOF 0,9 và tỉ lệ dãn cơ tồn dư là hai trong<br /> <br /> <br /> 117<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016<br /> <br /> nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sinh<br /> chăm sóc bệnh nhân sau mổ. Trung vị thời hiệu ở nhóm sugammadex hầu như không<br /> gian đạt TOF 0,9 trong nghiên cứu của chúng thay đổi ngoại trừ mạch và huyết áp tăng nhẹ<br /> tôi là 2,4 phút, không khác biệt với nghiên cứu thời điểm 10 phút có lẻ tương ứng với thời<br /> của các tác giả khác (1,4 – 2,7 phút) (1,6,7). Khi điểm tỉnh mê, không có trường hợp nào có<br /> hóa giải bằng neostigmine thời gian hồi phục mạch chậm < 40 l/p hay > 100 l/p. Ngược lại ở<br /> dãn cơ kéo dài hơn nhiều (10,4 phút so với 2,4 nhóm neostigmine có hiện tượng mạch chậm<br /> phút). Chúng tôi cho rằng rút ngắn thời gian dần dù đã được sử dụng atropine dự phòng,<br /> đạt TOF 0,9 sau tiêm hóa giải dãn cơ sẽ giúp có 3 trường hợp mạch chậm dưới 40 lần/phút<br /> giảm thời gian chờ rút nội khí quản, giảm thời phải sử dụng thêm atropine, 2 trường hợp<br /> gian chờ đợi giữa các ca mổ, từ đó góp phần mạch tăng nhanh hơn 100 l/p sau tiêm hóa giải<br /> làm giảm thời gian điều trị tại hồi sức và chi neostigmine kèm atropine. Tình trạng mạch<br /> phí điều trị cho bệnh nhân. nhanh hoặc chậm có thể ảnh hưởng đến sự hồi<br /> Thuốc ức chế men acetylcholinesterase làm phục, tăng biến chứng tim mạch nếu bệnh<br /> tăng thời gian bán thải của acetylcholine do đó nhân có kèm theo các bệnh lý tim mạch. Do<br /> làm tăng nồng độ acetylcholine cạnh tranh với đó, sugammadex đặc biệt thích hợp để hóa<br /> thuốc dãn cơ tại khớp thần kinh cơ. Thời điểm giải dãn cơ ở các đối tượng có bệnh lý tim<br /> hóa giải dãn cơ tùy thuộc độ mức độ của dãn mạch cần sự ổn định về mạch (chẳng hạn như<br /> cơ. Thông thường, thuốc ức chế cholinesterase bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ hoặc bệnh lý<br /> được sử dụng để hóa giải dãn cơ TOF đạt 20% van tim).<br /> (tương ứng xuất hiện đáp ứng 2 của TOF). Tình trạng dãn cơ tồn dư do không được<br /> Trái lại, sugammadex có thể hóa giải được các hóa giải đầy đủ làm tăng các biến cố về hô<br /> mức độ dãn cơ sâu kể cả khi vừa tiêm xong hấp. Nghiên cứu của Murphy và cs cho thấy<br /> thuốc dãn cơ do sugammadex không những 90,5% trường hợp có biến chứng hô hấp nặng<br /> gắn kết với thuốc dãn cơ tự do mà còn tác giai đoạn hồi tỉnh có tình trạng dãn cơ tồn<br /> động trên thuốc dãn cơ tại tiếp hợp thần kinh dư(10). Debaene và Maybauyer chứng minh<br /> cơ(4). Nghiên cứu của chúng tôi cũng như các dãn cơ tồn dư xảy ra từ 44% đến 57% khi bệnh<br /> nghiên cứu khác cho thấy sugammadex có tác nhân hồi phục dãn cơ tự nhiên(3,9). Hóa giải<br /> dụng hồi phục nhanh chóng và hiệu quả đối dãn cơ đóng vai trò quan trọng trong giai<br /> với thuốc giãn cơ rocuronium, không có đoạn hồi tĩnh, giúp giảm biến chứng liên quan<br /> trường hợp nào tái dãn cơ sau sử dụng. đến hô hấp sau mổ và giúp bệnh nhân hồi<br /> Sugammadex có thể phòng ngừa tình trạng phục nhanh. Cũng như phần lớn các nghiên<br /> dãn cơ tồn dư do tác dụng gắn kết trực tiếp cứu khác, nghiên cứu của chúng tôi không ghi<br /> thuốc dãn cơ tự do và tại tiếp hợp thần kinh nhận trường hợp nào xảy ra các biến cố nguy<br /> cơ, tác dụng này không thể đạt được bởi thuốc hiểm về hô hấp và tim mạch trong giai đoạn<br /> ức chế cholinesterase(2). hồi tỉnh(6,14). Một số tác dụng phụ cũng được<br /> Sugammadex với liều đến 16 mg/kg có thể ghi nhận ở 2 nhóm, nhóm cholinesterase có tỉ<br /> giúp hóa giải dãn cơ chỉ trong 2 phút sau khi lệ tác dụng phụ chậm nhịp tim, tăng tiết đàm<br /> dùng rocuronium liều 1,2 mg/kg(4). Việc hóa nhiều hơn so với nhóm sugammadex. Các tác<br /> giải với sugammadex liều cao như vậy không dụng này được phòng ngừa bằng sử dụng<br /> được khuyến cáo sử dụng thường quy nhưng thuốc đối kháng muscarinic (atropine), nhưng<br /> có ý nghĩa quan trọng trong các trường hợp thuốc này cũng gây ra tác dụng phụ khác như<br /> không đặt được nội khí quản và nhất là làm nhịp tim nhanh và khô miệng(10). Nghiên<br /> trường hợp không thể thông khí được(13). cứu của Sacan và cs cũng ghi nhận tỉ lệ tác<br /> <br /> <br /> 118<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> dụng phụ khô miệng tương tự như nghiên thể cân nhắc sử dụng, đặc biệt là các trường<br /> cứu của chúng tôi(12). Ngoài ra tỉ lệ nôn và hợp có chống chỉ định hoặc nhiều nguy cơ nếu<br /> buồn nôn sau mổ cũng được ghi nhận thấp hóa giải bằng neostigmine.<br /> hơn ở nhóm dùng sugammadex. Ledowski T KẾTLUẬN<br /> và cs hồi cứu 1444 trường hợp hóa giải dãn cơ<br /> trong đó có 722 bệnh nhân sử Hóa giải dãn cơ bằng sugammadex giúp<br /> dụng sugammadex và 212 bệnh nhân hóa giải rút ngắn thời gian đáp ứng chuỗi 4 đạt 0,9 so<br /> bằng neostigmine. Tuy kết quả nghiên cứu của với neostigmine, từ đó làm giảm thời gian chờ<br /> tác giả ghi nhận tỉ lệ nôn buồn nôn sau mổ rút nội khí quản.<br /> thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi nhưng vẫn Sugammadex là thuốc hóa giải dãn cơ an<br /> cho thấy sự khác biệt giống chúng tôi giữa 2 toàn, giảm tác dụng phụ như tăng tiết đàm,<br /> nhóm (13,6% ở nhóm sugammadex so với khô miệng, và thay đổi nhịp tim so với hóa<br /> 21,5% ở nhóm neostigmine)(8). Chúng tôi cho giải với neostigmine phối hợp atropine.<br /> rằng sự khác biệt này so với nghiên cứu của TÀILIỆUTHAMKHẢO<br /> chúng tôi là do chúng tôi không áp dụng biện 1. Blobner M, Eriksson LI, Scholz J, et al. (2010). “ Reversal of<br /> pháp dự phòng nôn buồn nôn sau mổ. Mặc dù rocuronium-induced neuromuscular blockade with<br /> sugammadex compared with neostigmine during<br /> không có trường hợp nào gây co thắt phế quản<br /> sevoflurane anaesthesia: results of a randomised,<br /> kể cả nhóm neostigmine, nhưng chúng tôi controlled trial”. Eur J Anaesthesiol, 27(10): 874-881.<br /> cũng khuyến cáo nên sử dụng hóa giải dãn cơ 2. Bom A, Bradley M, Cameronetal K (2002).<br /> “Anovelconcept of reversing neuromuscular block:<br /> bằng sugammadex ở các đối tượng có bệnh chemical encapsulation of rocuronium bromide by a<br /> phổi mãn tính, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn cyclodextrin-based synthetic host” Angewandte Chemie -<br /> mãn tính. Bởi vì nghiên cứu của chúng tôi chỉ International Edition, 41(2): 266–270.<br /> 3. Debaene B, Plaud B, Dilly M-P, et al.(2003). “ Residual<br /> thực hiện trên các bệnh nhân có ASA 1-2, paralysis in the PACU after a single intubating dose of<br /> không có bệnh phổi mãn nên không ghi nhận nondepolarizing muscle relaxant with an intermediate<br /> duration of action”. Anesthesiology, 98(5): 1042-1048.<br /> trường hợp co thắt phế quản khi sử dụng<br /> 4. Hans D. de Boer, Jacques J. Driessen, Marco A. E. Marcus<br /> neostigmine. Tuy nhiên, tỉ lệ tăng tiết đàm cao et al.(2007). “ Reversal of Rocuronium-induced (1.2<br /> hơn ở nhóm sử dụng neostigmine, có thể sẽ mg/kg) Profound Neuromuscular Block by<br /> Sugammadex”. Anesthesiology, 107(2): 239–244<br /> nguy hiểm nếu sử dụng ở các đối tượng có 5. Jones RK, Caldwell JE, Brull SJ, et al.(2008). “ Reversal of<br /> bệnh phổi mãn. Cũng như các tác giả khác, profound rocuronium-induced blockade with<br /> chúng tôi cũng không nghi nhận trường hợp sugammadex: a randomized comparison with<br /> neostigmine”. Anesthesiology, 109(5): 816-824.<br /> nào có tình trạng tái dãn cơ ở cả 2 nhóm trong 6. Khuenl-Brady KS, Wattwil M, Vanacker BF et al (2010).<br /> giai đoạn hồi tỉnh (1,5). Tóm lại, sugammadex “Sugammadex provides faster reversal of vecuronium-<br /> induced neuromuscular blockade compared with<br /> đã được chứng minh an toàn, ít tác dụng phụ.<br /> neostigmine: a multicenter, randomized, controlled trial”.<br /> Sử dụng sugammadex để hóa giải dãn cơ có Anesth Analg, 110(1):64-73<br /> thể tránh được các tác dụng không mong 7. Koen Suy, Karl Morias, Guy Cammu et al. (2007). “<br /> Effective Reversal of Moderate Rocuronium- or<br /> muốn trên tim mạch và hô hấp do sử dụng Vecuronium-induced Neuromuscular Block with<br /> thuốc đối kháng cholinesterase và kháng Sugammadex, a Selective Relaxant Binding Agent”.<br /> muscarinic. Anesthesiology, 106 (2): 283–288<br /> 8. Ledowski T, Falke L, Johnston F et al (2013).<br /> Xét về mặt kinh tế, hóa giải bằng “Retrospective investigation of postoperative outcome<br /> after reversal of residual neuromuscular<br /> sugammadex tốn kém hơn nhiều so với khi<br /> blockade:Sugammadex, neostigmine or no reversal”. Eur J<br /> hóa giải bằng neostigmine phối hợp atropine Anaesthesiol. (Epub ahead of print)<br /> (gấp 30 lần). Tuy nhiên, với lợi ích đạt được 9. Maybauer DM, Geldner G, Blobner M, et al.(2007). “<br /> Incidence and duration of residual paralysis at the end of<br /> khi hóa giải bằng sugammadex so với nguy cơ surgery after multiple administrations of cisatracurium<br /> khi hóa giải bằng neostigmine thì chúng ta có and rocuronium”. Anaesthesia, 62(1):12-17<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 119<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016<br /> <br /> 10. Murphy GS, Szokol JW, Marymont JH, et al.(2008). 13. Schaller SJ, Fink H. (2013), “ Sugammadex as a reversal<br /> “Residual neuromuscular blockade and critical agent for neuromuscular block: an evidence-based review<br /> respiratory events in the postanesthesia care unit”. Anesth ”. Dove press journal, 8: 57-67.<br /> Analg, 107(1): 130-137. 14. Staals LM, Snoeck MM, Driessen JJ, Flockton EA et al<br /> 11. Nguyễn Trung Thành, Đinh Hữu Hào (2014). “Hóa giải (2008). “Multicentre, parallel-group, comparative trial<br /> dãn cơ rocuronium bằng sugammadex”. Tạp chí Y học evaluating the efficacy and safety of sugammadex in<br /> thực hành, 939: 43-45 patients with end-stage renal failure or normal renal<br /> 12. Sacan O, White PF, Tufanogullari B, Klein K (2007). function”. Br J Anaesth, 101(4):492-7<br /> “Sugammadex reversal of rocuronium-induced<br /> neuromuscular blockade: a comparison with neostigmine-<br /> glycopyrrolate and edrophonium-atropine”. Anesth Ngày nhận bài báo: 20/11/2015<br /> Analg, 104(3):569-74<br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2015<br /> Ngày bài báo được đăng: 28/04/2016<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 120<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2