intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả tiên lượng của phân loại ASA và thang điểm OBCMI trong khám trước phẫu thuật thủ thuật cho sản phụ sinh tại Bệnh viện phụ Sản Hà Nội năm 2021

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam với mục đích mô tả hiệu quả của bộ công cụ đặc hiệu trên đối tượng sản phụ giúp tiên lượng nguy cơ đối mặt với tình trạng bệnh nặng của mẹ (SMM) và tử vong mẹ khi chuyển dạ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả tiên lượng của phân loại ASA và thang điểm OBCMI trong khám trước phẫu thuật thủ thuật cho sản phụ sinh tại Bệnh viện phụ Sản Hà Nội năm 2021

  1. Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 31-36 COMPARISON OF THE EFFECTIVENESS OF ASA CLASSIFICATION AND OBCMI SCORE IN PRE-ANESTHETIC ASSESSMENT AT HANOI OBSTETRICS AND GYNECOLOGY HOSPITAL IN 2021 Vu Thi Thu Hien1*, Vu Van Nga2, Nguyen Thi Kim Chung1, Trinh Duy Hung1, Du Thi Ngoc Ha2 1 Hanoi Obstetrics and Gynecology Hospital - No. 929, La Thanh Street, Ngoc Khanh, Ba Dinh, Hanoi, Vietnam 2 University of Medicine and Pharmacy - Vietnam National University, Hanoi - 144 Xuan Thuy, Dich Vong Hau, Cau Giay, Hanoi, Vietnam Received: 14/09/2023 Revised: 29/09/2023; Accepted: 30/10/2023 ABSTRACT Aims: The first study in Vietnam analyzed the function of a specific screening tool for pregnant women to quickly predict the risk of severe maternal morbidity (SMM) and mortality during pregnancy. Methods: A retrospective cross-sectional study of 162 women who had a pre-operative evaluation and delivery at Phu San Hanoi Hospital in 2021 belong with adverse outcomes were calculated according to the maternal comorbidity index (OBCMI). Results: The incidence of SMM was 69.8% of 162 women in cohort. The most common causes of SMM were hemorrhage (53.1%), surgery/bladder/bowel complications (32.7 %), ICU (19.1%), shock (14.8 %), hypertension/neurological (11.7 %), acute renal failure (6.8 %), pulmonary (6.8 %), sepsis (2.5 %). The ASA classification was distributed into two classes: ASA 2 with a rate of 88.9 % and 11.1 % mothers classified as ASA 3 in the cohort. The OBCMI score ranged from 0-14 with a median OBCMI score of 5 for severe maternal outcomes in the study population. The risk of SMM increased 21.5% from ASA 2 to ASA 3, meanwhile it significantly grew from 40.7 % for OBCMI score of 0 to over 70,0 % for OBCMI ≥ 1 and 100.0 % for those with score score ≥ 9. Patients within OBCMI > 6 carried more risk factors and/or comorbidities at the laboring time than whom within ASA 3. Conclusion: The limitation of the ASA classification system did not primary concentrate on maternal risk conditions which potentially missed them when women had multiple comorbidities. The ASAPS classification is effective in assessing the overall condition of the patient, but the OB-CMI is more specific clinical performance in women with pregnancies. Key words: Severe maternal morbidity, maternal death, predictable risks, maternal comorbidity, intrapartum, pre-anesthesia consultation, Vietnam.   *Corressponding author Email address: vuhienmd1511@gmail.com Phone number: (+84) 904999455 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i11 31
  2. V.T.T. Hien et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 31-36 HIỆU QUẢ TIÊN LƯỢNG CỦA PHÂN LOẠI ASA VÀ THANG ĐIỂM OBCMI TRONG KHÁM TRƯỚC PHẪU THUẬT THỦ THUẬT CHO SẢN PHỤ SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2021 Vũ Thị Thu Hiền1*, Vũ Vân Nga2, Nguyễn Thị Kim Chung1, Trịnh Duy Hưng1, Dư Thị Ngọc Hà2 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội - Số 929, Đường La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam 1 2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội - 144 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận bài: 14/09/2023 Chỉnh sửa ngày: 29/09/2023; Ngày duyệt đăng: 30/10/2023 TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam với mục đích mô tả hiệu quả của bộ công cụ đặc hiệu trên đối tượng sản phụ giúp tiên lượng nguy cơ đối mặt với tình trạng bệnh nặng của mẹ (SMM) và tử vong mẹ khi chuyển dạ. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, hồi cứu 162 sản phụ cần được rút kinh nghiệm chuyên môn được khám tiền mê và sinh tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2021, sau đó đánh giá tình trạng nặng của mẹ bằng cách tính điểm OBCMI qua hồi cứu hồ sơ bệnh án. Kết quả: Tỷ lệ SMM chiếm 69,8% trong 162 bà mẹ cần được rút kinh nghiệm chuyên môn. Các nguyên nhân chính dẫn đến SMM bao gồm chảy máu (53,1%), biến chứng phẫu thuật/bàng quang/ruột (32,7%), ICU (19,1%), sốc (14,8%), tăng huyết áp/ biến chứng thần kinh (11,7%), suy thận cấp (6,8%), biến chứng hô hấp (6,8%), nhiễm khuẩn huyết (2,5%). Các bà mẹ được nghiên cứu phân bố vào hai nhóm ASA chính, chủ yếu thuộc ASA 2 (88,9%) và một tỷ lệ thấp thuộc ASA 3 (11,1%). Điểm OBCMI phân bố rộng từ 0-14 điểm, trung vị 5 điểm. Về đặc điểm xuất hiện tình trạng bệnh nặng của mẹ, theo phân loại ASA tỷ lệ SMM tăng 21,5% ở mẹ thuộc nhóm ASA 3 so với nhóm ASA 2. Khi phân loại tình trạng sức khỏe của mẹ theo điểm OBCMI, tỷ lệ SMM tăng từ 40,7% ở nhóm mẹ không có bệnh đi kèm (OBCMI 0) lên > 70,0% ở nhóm mẹ có bệnh đi kèm (OBCMI ≥ 1) và đạt 100,0% ở nhóm mẹ có điểm OBCMI ≥ 9. Ở nhóm điểm OBCMI > 6, số lượng mẹ mang yếu tố nguy cơ và/hoặc bệnh đi kèm trong quá trình chuyển dạ cao hơn so với sản phụ thuộc nhóm ASA 3. Kết luận: Mẹ có nhiều yếu tố nguy cơ và/hoặc bệnh đi kèm, mức độ gánh nặng của từng yếu tố càng lớn và có tỷ lệ mắc SMM càng cao. Hạn chế của hệ thống phân loại ASA không tập trung đánh giá chuyên sâu về các yếu tố nguy hiểm đến cuộc đẻ trên phụ nữ mang thai, có khả năng bỏ sót nguy cơ xuất hiện SMM khi mẹ mang nhiều bệnh/yếu tố nguy cơ cùng một thời điểm hoặc khi các yếu tố này có sự tiến triển bất lợi trong chuyển dạ. Phân loại ASA có hiệu quả trong đánh giá tình trạng sức khỏe thể chất chung, nhưng OBCMI đặc hiệu hơn và ưu việt hơn trong tiên lượng sức khỏe trên phụ nữ mang thai. Từ khóa: Bệnh nặng của mẹ, tai biến cuộc đẻ, tử vong mẹ, tiên lượng rủi ro, bệnh đi kèm của mẹ, chuyển dạ, khám tiền mê, Việt Nam. *Tác giả liên hệ Email: vuhienmd1511@gmail.com Điện thoại: (+84) 904999455 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i11 32
  3. V.T.T. Hien et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 31-36 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 3. KẾT QUẢ Tiên lượng và chẩn đoán sớm những sản phụ có nguy cơ Nghiên cứu hồi cứu trong toàn bộ 12 tháng trong năm cao đối mặt với các tai biến nặng và tử vong mẹ trong 2021, ghi nhận có 162 trường hợp (0,48%) bà mẹ nặng suốt cuộc chuyển dạ là mục tiêu quan trọng trong việc và/hoặc có tai biến cuộc đẻ cần rút kinh nghiệm chuyên nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ môn trên tổng số 33,796 ca đẻ. Trong đó có 5 trường em [1]. hợp song thai (3,1%), 16 trẻ sơ sinh tử vong trên tổng số 167 trẻ (9,6%), không có trường hợp tử vong mẹ. Việc thăm khám, đánh giá, phân loại bệnh nhân dựa trên thang phân loại bệnh nhân của Hiệp hội Gây mê Hồi sức 3.1. Đặc điểm tình trạng bệnh nặng của mẹ Hoa Kỳ ASA có hạn chế về tính đặc hiệu trên đối tượng các bệnh nhân sản khoa do bỏ sót những yếu tố nguy Sự phân bố đặc điểm tình trạng nặng của mẹ trong và cơ cao có thể dẫn đến cuộc đẻ khó bao gồm chỉ số nhân sau chuyển dạ được thể hiện ở bảng 1. Tỷ lệ xuất hiện trắc học của mẹ (tuổi, cân nặng, chiều cao), tiền sử sản SMM chiếm 69,8%, trong đó 43,8% số bà mẹ có nhiều khoa (mổ đẻ cũ) và các bệnh lý hoặc yếu tố nguy cơ chỉ hơn một SMM. Băng huyết sau sinh chiếm tỷ lệ cao xuất hiện trong thời kỳ mang thai (rau tiền đạo, rau bong nhất (53,1%) trong nhóm các tai biến sản khoa ở mẹ, non, tiền sản giật). xếp sau đó bao gồm các biến chứng phẫu thuật/ổ bụng (32,7%), nằm ICU (19,1%), sốc giảm thể tích (14,8%), Chỉ số bệnh đi kèm sản khoa (Obstetric Comorbidity biến chứng tăng huyết áp/thần kinh (11,7%). Index - OBCMI) là một công cụ tóm tắt gánh nặng của các bệnh đi kèm ở mẹ bằng cách tiếp cận định lượng, 3.2. Đặc điểm đánh giá và tiên lượng sức khỏe sản quy ước mỗi gánh nặng bệnh tật thành một điểm riêng phụ theo hệ thống phân loại ASA và chỉ số bệnh tật biệt. Việc định lượng mức độ phức tạp của các bệnh đi sản khoa OBCMI kèm của mẹ thành một con số sẽ giúp nhân viên y tế Nghiên cứu của chúng tôi lựa chọn điểm mốc OBCMI > đặt tín hiệu cảnh báo với những trường hợp mẹ có nhiều 6 tương ứng với ngưỡng điểm cảnh báo được quy định yếu tố rủi ro phức tạp cần được giám sát và chăm sóc trong phiếu đánh giá tình trạng sức khỏe bà mẹ qua chỉ phù hợp [1]. Tại Việt Nam, chưa có một nghiên cứu hay số bệnh tật sản khoa OBCMI. Mức phân loại ASA 3 thử nghiệm lâm sàng nào về việc áp dụng chỉ số OB- được định nghĩa khi người bệnh mang bệnh nặng có ảnh CMI trong việc đánh giá nguy cơ của sản phụ. Nghiên hưởng đến sinh hoạt cứu này được thực hiện đầu tiên ở Việt Nam tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội với mục đích: Sự phân bố tần suất xuất hiện tình trạng bệnh nặng của mẹ trong các nhóm phân loại ASA và các nhóm điểm 1. Mô tả tình trạng bệnh nặng của sản phụ sinh tại bệnh OBCMI được mô tả ở hình 2 và 3. Theo phân loại ASA, viện Phụ Sản Hà Nội năm 2021 ở nhóm ASA 3 tỷ lệ mẹ có SMM cao với 88,9%. Theo 2. Mô tả hiệu quả phân loại sản phụ hệ thống phân loại thang điểm OBCMI, tỷ lệ mẹ có SMM ở nhóm nguy cơ ASA và chỉ số bệnh tật sản khoa OBCMI tại thời điểm cao OBCMI 7-8 điểm đạt ở mức cao 81,8%, đặc biệt sinh điểm OBCMI ≥ 9 có tỷ lệ mắc SMM là 100,0%. Hình 4 cho thấy sự phân bố SMM ở nhóm điểm OBCMI > 6 cao hơn so với nhóm ASA 3. Các nguyên nhân dẫn 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP đến SMM bao gồm chảy máu trong và sau đẻ, vấn đề hô hấp, biến chứng phẫu thuật (tổn thương bàng quang, Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang tất cả sản phụ mang thai tử cung, phần phụ, tạng ổ bụng), tỷ lệ mắc nhiều SMM ≥ 22 tuần tuổi đã được khám tiền mê và sinh tại bệnh có số lượng lớn hơn rõ rệt (trên 50,0%) ở nhóm điểm viện Phụ Sản Hà Nội trong năm 2021. Các tiêu chí phân OBCMI > 6 so với nhóm phân loại ASA 3. Hình 5 cho loại sản phụ nặng và có biến cố dựa trên các tiêu chí xác thấy ở nhóm điểm OBCMI > 6, số lượng mẹ có yếu tố định bệnh nặng ở mẹ tương ứng với: Quyết định 5231/ nguy cơ và/hoặc bệnh đi kèm trong quá trình mang thai QĐ-BYT của Bộ Y tế về “Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí cao hơn so với sản phụ thuộc nhóm ASA 3. Đặc biệt các cấp cứu tai biến sản khoa”, các mã ICD-9 và ICD-10. yếu tố bệnh lý đặc trưng trên phụ nữ có thai như bệnh lý Trong nhóm sản phụ nặng tiến hành hồi cứu phân loại bánh rau, sẹo mổ cũ tử cung, tuổi mẹ lớn phổ biến hơn ASA của từng sản phụ đã được đánh giá bởi các bác sĩ (trên 50,0%) ở nhóm sản phụ có điểm OBCMI > 6 so gây mê từ hồ sơ bệnh án trước đó, điểm OBCMI được với nhóm sản phụ thuộc phân loại ASA. tính dựa trên việc hồi cứu thông tin sản khoa và tình trạng bệnh đi kèm của mẹ tại thời điểm chuyển dạ, sản phụ có càng nhiều yếu tố nguy cơ tổng điểm OBCMI càng cao. 33
  4. V.T.T. Hien et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 31-36 Bảng 1. Đặc điểm các biến cố ở mẹ trong và sau đẻ Tai biến sản khoa Số lượng Tỉ lệ (%) Tử vong mẹ 0 0,0% ICU 31 19,1% Chảy máu 86 53,1% Tăng huyết áp/Bệnh lý thần kinh 19 11,7% Biến chứng nhiễm khuẩn 12 7,5% Biến chứng tim mạch 1 0,6% Biến chứng hô hấp 10 6,2 Biến chứng thận 13 8,0% Biến chứng phẫu thuật/Ổ bụng 53 32,7% Biến chứng gây mê, giảm đau 2 1,2% Có nhiều hơn 1 SMM 71 43,8% *SMM: Severe maternal morbidity Hình 1. Sự phân bố tần suất xuất hiện tai biến cuộc đẻ ở mẹ theo phân loại ASA Hình 2. Tần suất xuất hiện tai biến cuộc đẻ ở mẹ theo các nhóm điểm OBCMI 34
  5. V.T.T. Hien et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 31-36 Hình 3. Sự phân bố tai biến ở mẹ giữa nhóm ASA 3 và điểm OBCMI > 6 Hình 4. Sự phân bố một số yếu tố nguy cơ cao xuất hiện trong thai kỳ ở sản phụ thuộc nhóm phân loại ASA 3 và nhóm điểm OBCMI > 6 4 BÀN LUẬN 4.1. Về tình trạng bệnh nặng của mẹ và/hoặc bệnh đi kèm, mức độ gánh nặng của từng yếu tố càng lớn và có tỷ lệ mắc SMM càng cao. Tương tự Hồi cứu 162 trường hợp (0,48%) sản phụ cần rút kinh như báo cáo của Bateman (2019) [1] đưa ra kết quả về nghiệm chuyên môn, có 113 trường hợp (0,33%) có tần suất xuất hiện SMM tăng từ 0,41% ở mẹ có điểm SMM, kết quả này thấp hơn so với tỷ lệ SMM ở của OBCMI 0 lên 18,75% ở mẹ có điểm OBCMI ≥ 9; kết Bateman 2019 [1] với tỷ lệ SMM là 1,79% trên tổng quả của Chethana [3] chỉ ra tỷ lệ SMM tăng theo số 2828 sản phụ tham gia nghiên cứu. Sự khác biệt về tỷ lượng bệnh đi kèm của mẹ: Một yếu tố nguy cơ (tỷ lệ lệ SMM ở các nghiên cứu có thể do sự khác nhau trong 238,6; OR=5.0 [95% CI: 4.8-5.2]), hai bệnh đi kèm (tỷ việc định nghĩa và lựa chọn các tiêu chuẩn chẩn đoán lệ 379,9; OR=8.1 [95% CI: 7.8-8.5]), ≥ 3 bệnh đi kèm SMM, các yếu tố ảnh hưởng khách quan gồm chủng (tỷ lệ 560; OR=12.1 [95% CI: 11.5-12.7]. tộc, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế - xã hội. Các nguyên nhân dẫn đến SMM (chảy máu, vấn đề hô Bảng 1 mô tả nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các kết hấp, biến chứng phẫu thuật (tổn thương bàng quang, cục bất lợi cho mẹ là chảy máu trong và sau đẻ với tỷ lệ tử cung, phần phụ, tạng ổ bụng)) cao hơn rõ rệt (trên 53,1%, theo sau gồm các tổn thương tử cung/phần phụ 50,0%) khi phân loại sản phụ theo điểm OBCMI so với phổ biến gồm vỡ tử cung, cắt tử cung sau băng huyết sau phân loại ASA. Ở nhóm điểm OBCMI > 6, số lượng sinh. Nghiên cứu tổng quan toàn cầu của Geller [2] chỉ mẹ mang yếu tố nguy cơ và/hoặc bệnh đi kèm trong ra các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến SMM bao gồm quá trình chuyển dạ cao hơn so với nhóm ASA 3. Các chảy máu, rối loạn tăng huyết áp, vỡ tử cung tại tất cả yếu tố bệnh lý đặc trưng trên phụ nữ có thai như bệnh lý các khu vực. bánh rau, sẹo mổ cũ tử cung, tuổi mẹ lớn cao hơn (trên 4.2. Về đặc điểm đánh giá và tiên lượng tình trạng 50,0%) ở nhóm điểm OBCMI > 6 so với nhóm ASA 3. sức khỏe sản phụ theo hệ thống phân loại ASA và chỉ Kết quả cho thấy chỉ số bệnh tật sản khoa OBCMI ưu số bệnh tật sản khoa OBCMI việt hơn khi đánh giá được những sản phụ có nguy cơ cao mà phân loại ASA đã bỏ sót. Về đặc điểm xuất hiện SMM, kết quả chỉ ra mối liên quan giữa số lượng yếu tố nguy cơ hoặc bệnh đi kèm đồng mắc tại cùng thời điểm đánh giá tỷ lệ thuận với nguy cơ xuất hiện SMM. Mẹ có nhiều yếu tố nguy cơ 35
  6. V.T.T. Hien et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 31-36 5. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Mẹ có nhiều yếu tố nguy cơ đi kèm, mức độ gánh nặng [1] Bateman BT et al., A comorbidity-based screen- của từng yếu tố càng lớn, có tỷ lệ mắc SMM càng cao. ing tool to predict severe maternal morbidity at Thang điểm OBCMI có khả năng đánh giá và tiên lượng the time of delivery, American Journal of Ob- được những sản phụ có nguy cơ cao mà phân loại ASA stetrics and Gynecology, No 221(3),2019, 271. bỏ sót. e1-271.e10. [2] Geller SE et al., A global view of severe mater- nal morbidity: Moving beyond maternal mortali- ty, Reproductive Health, No 15(1), 2018, 98. [3] Brown CC et al., Associations Between Comor- bidities and Severe Maternal Morbidity, Obstet- ric Anesthesia Digest, No 41, 2021, 60 - 62. 36
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2