intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả trấn an của midazolam đường uống ở bệnh nhi nha khoa từ 2-5 tuổi

Chia sẻ: Hạnh Lệ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

35
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả trấn an và tính an toàn của midazolam đường uống (liều 0,5 mg/kg) ở bệnh nhi nha khoa từ 2-5 tuổi. Nghiên cứu tiến hành ở 30 trẻ (2-5 tuổi) có hành vi không hợp tác (điểm số 1 hoặc 2 theo thang frankl) được uống midazolam (liều 0,5 mg/kg) trước khi điều trị nha khoa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả trấn an của midazolam đường uống ở bệnh nhi nha khoa từ 2-5 tuổi

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> HIỆU QUẢ TRẤN AN CỦA MIDAZOLAM ĐƯỜNG UỐNG Ở BỆNH NHI<br /> NHA KHOA TỪ 2 – 5 TUỔI<br /> Nguyễn Phạm Nhật Tuyền*, Phan Ái Hùng**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả trấn an và tính an toàn của midazolam đường uống (liều 0,5 mg/kg) ở bệnh<br /> nhi nha khoa từ 2 – 5 tuổi.<br /> Phương pháp: 30 trẻ (2 – 5 tuổi) có hành vi không hợp tác (điểm số 1 hoặc 2 theo thang Frankl) được uống<br /> midazolam (liều 0,5 mg/kg) trước khi điều trị nha khoa. Đánh giá thay đổi hành vi của trẻ (ngủ, cử động, khóc)<br /> trong quá trình điều trị theo thang điểm Houpt và dùng máy Pulse Oximetry theo dõi chỉ số sinh tồn của trẻ<br /> trong suốt quá trình trấn an.<br /> Kết quả: Midazolam đường uống (0,5 mg/kg) có hiệu quả trấn an tốt, hầu hết trẻ đều giảm khóc và cử động,<br /> đặc biệt là trong giai đoạn đầu của việc điều trị. Các chỉ số sinh tồn giữ ổn định, tác dụng ngoại ý không đáng kể.<br /> Kết luận: Midazolam đường uống (liều 0,5 mg/kg) là loại thuốc trấn an thích hợp và an toàn khi điều trị cho<br /> bệnh nhi nha khoa (2 – 5 tuổi) có hành vi không hợp tác.<br /> Từ khóa: midazolam đường uống, trấn an, bệnh nhi nha khoa.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> EFFICACY OF ORAL MIDAZOLAM FOR SEDATION OF YOUNG PAEDIATRIC DENTAL PATIENTS<br /> (2 -5 YEARS)<br /> Nguyen Pham Nhat Tuyen, Phan Ai Hung<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2015: 243 ‐ 248<br /> Objective: The aim of this study was to assess the efficacy and safety of oral midazolam (0.5mg/kg) for<br /> sedation in children (2-5 years-old) undergoing dental treatment.<br /> Materials and method: Thirty uncooperative children (rating 1 or 2 on Frankl Scale) received oral<br /> midazolam (0.5 mg/kg) before dental treatment. The Houpt scale was used to assess patient’s behaviour (alertness,<br /> movement, crying) during treatment. A Pulse Oximetry was used to monitor vital signs during the sedation.<br /> Results: The efficacy of oral midazolam (0.5 mg/kg) was good, as assessed by lack of or minimal crying<br /> and/or movement, especially in the early stage of treatment. The vital signs were stable, adverse effects were not<br /> significant.<br /> Conclusion: Oral midazolam (0.5 mg/kg) was acceptable and safe for sedation in uncooperative pediatric<br /> dental patients (2 – 5 years).<br /> Key words: oral midazolam, sedation, pediatric dental patients.<br /> là lứa tuổi mầm non (2 – 5 tuổi)(4). Đa số trẻ đáp<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> ứng tốt với các phương pháp tâm lý nhưng trong<br /> Xử trí hành vi bệnh nhi nha khoa là một<br /> một số trường hợp như trẻ sợ hãi quá mức, quá<br /> thách thức đối với bác sĩ răng hàm mặt, đặc biệt<br /> nhỏ hay chậm phát triển tâm thần thì những<br /> *BS Nội trú Khóa 2011‐2014 – Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM<br /> ** Bộ môn Răng trẻ em – Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM<br /> Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Phạm Nhật Tuyền ĐT: 0913778789<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Email: nhattuyen2008@gmail.com<br /> <br /> 243<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br /> <br /> phương pháp này sẽ không hữu hiệu(10).<br /> Từ thực tế trên, nhiều nước tiên tiến trên thế<br /> giới đã áp dụng “kỹ thuật trấn an còn ý thức”<br /> với thuốc midazolam như là một phương pháp<br /> hiệu quả, có thể thực hiện thường xuyên nhằm<br /> giải quyết sự lo âu cho bệnh nhi nha khoa(6). Tại<br /> Việt Nam, nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả của<br /> midazolam trên bệnh nhi nha khoa từ 2 – 5<br /> tuổi(11) cho thấy midazolam nhỏ mũi với liều 0,3<br /> mg/kg có hiệu quả trấn an tốt, hồi phục nhanh,<br /> an toàn cao và ít tác dụng ngoại ý. Tuy vậy, việc<br /> dùng midazolam theo đường mũi có hạn chế là<br /> xâm lấn và gây khó chịu cho niêm mạc mũi.<br /> Trong khi đó, midazolam đường uống có thể<br /> khắc phục nhược điểm này.<br /> Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này<br /> với các mục tiêu sau:<br /> ‐ Xác định thời gian đạt tác dụng và thời<br /> lượng tác dụng trung bình của midazolam<br /> đường uống liều 0,5 mg/kg ở trẻ từ 2 – 5 tuổi.<br /> ‐ Đánh giá sự thay đổi hành vi của trẻ sau<br /> khi uống thuốc ở 5 thời điểm: thuốc bắt đầu tác<br /> dụng (H0), đặt cục cắn (H1), gây tê (H2), khi điều<br /> trị (H3) và kết thúc điều trị (H4).<br /> ‐ Đánh giá kết quả điều trị tại thời điểm kết<br /> thúc điều trị.<br /> ‐ Đánh giá sự thay đổi nhịp tim, nhịp thở,<br /> độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi (SpO2) của<br /> trẻ trước và sau khi uống midazolam (liều 0,5<br /> mg/kg) ở 8 thời điểm: trước khi uống thuốc 5<br /> phút (T0), ngay sau khi uống thuốc (T1), thuốc<br /> bắt đầu tác dụng (T2), đặt cục cắn (T3), gây tê<br /> (T4), khi điều trị (T5), kết thúc điều trị (T6) và<br /> khi hồi tỉnh (T7).<br /> ‐ Đánh giá mức độ chấp nhận uống thuốc<br /> của trẻ và tác dụng gây quên thuận chiều, tác<br /> dụng ngoại ý của thuốc trong vòng 24 giờ sau<br /> trấn an.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br /> Mẫu nghiên cứu<br /> Gồm 30 bệnh nhi từ 2 ‐ 5 tuổi có hành vi<br /> không hợp tác đến điều trị tại khu điều trị Răng<br /> <br /> 244<br /> <br /> Trẻ Em, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược<br /> Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 10/2013 đến<br /> tháng 03/2014, được lựa chọn theo kỹ thuật chọn<br /> mẫu thuận tiện với các tiêu chí sau đây:<br /> <br /> Tiêu chí chọn mẫu<br /> ‐ Trẻ có tình trạng sức khỏe xếp loại I hoặc II<br /> theo ASA:<br /> + Loại I: Bệnh nhân khỏe mạnh, không có rối<br /> loạn về sinh lý, sinh hóa hay tâm lý.<br /> + Loại II: Bệnh nhân có những rối loạn toàn<br /> thân ở mức độ nhẹ đến trung bình như: tiểu<br /> đường nhẹ, thiếu máu vừa, hen suyễn kiểm soát<br /> tốt, không bị tàn tật.<br /> ‐ Trẻ có nhu cầu điều trị răng miệng<br /> ‐ Trẻ lo âu, có hành vi không hợp tác (điểm<br /> số 1 hay 2 theo thang điểm Frankl) và thất bại<br /> với các phương pháp tâm lý xử trí hành vi:<br /> + Phản đối quyết liệt (điểm số 1): từ chối việc<br /> điều trị, la khóc, sợ hãi, không hợp tác, có những<br /> cử động kịch liệt.<br /> + Phản đối (điểm số 2): không tự nguyện<br /> chấp nhận việc điều trị, không hợp tác, có những<br /> biểu hiện phản đối nhưng không rõ ràng, ví dụ:<br /> rầu rĩ, lãnh đạm,…<br /> <br /> Tiêu chí loại trừ<br /> Trẻ đang sử dụng thuốc ảnh hưởng đến hệ<br /> thần kinh trung ương hoặc các thuốc tương tác<br /> với midazolam<br /> Trẻ đang mắc bất kỳ bệnh lý nào khác vào<br /> ngày tiến hành trấn an<br /> Trẻ nhổ một phần hay toàn bộ thuốc ra ngoài<br /> Phụ huynh không đồng ý tham gia nghiên<br /> cứu<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Mô tả loạt ca<br /> Vật liệu và phương tiện nghiên cứu<br /> ‐ Vì midazolam dạng uống không có trên<br /> thị trường Việt Nam nên chúng tôi sử dụng<br /> dung dịch midazolam dạng tiêm (Midazolam –<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br /> Hypnovel® 5 mg/ml, Roche Products Pty Ltd,<br /> Australia) với liều 0,5 mg/kg, tối đa 15 mg, pha<br /> cùng sirô dâu (Sirô dâu Trinh®, chai 350 m, cơ sở<br /> sirô Trinh, Việt Nam) với thể tích gấp đôi dung<br /> dịch midazolam tính toán cho trẻ.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ‐ Máy Pulse Oximetry (PulseOx 5500 TM,<br /> Micro Direct, Inc) theo dõi nhịp tim và SpO2 của<br /> trẻ trong suốt quá trình trấn an.<br /> <br /> Quy trình nghiên cứu<br /> 30 trẻ (2-5 tuổi)<br /> <br /> Lần hẹn 1:<br /> - Kiểm tra sức khỏe tổng quát (I/II ASA)<br /> - Đánh giá hành vi (1 hoặc 2 thang Frankl)<br /> - Khám, lập kế hoạch điều trị<br /> <br /> - Đánh giá mức độ chấp nhận uống thuốc<br /> - Xác định thời gian đạt tác dụng, thời lượng<br /> tác dụng<br /> <br /> Lần hẹn 2:<br /> - Trấn an với midazolam uống<br /> - Thực hiện việc điều trị<br /> <br /> - Đánh giá dấu hiệu sinh tồn tại 8 thời điểm:<br /> T,T ,T ,T ,T ,T ,T ,T<br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5<br /> <br /> 6<br /> <br /> 7<br /> <br /> - Đánh giá hành vi theo thang Houpt tại 5<br /> thời điểm: H , H , H , H , H<br /> <br /> 24 giờ sau trấn an:<br /> - Đánh giá tác dụng ngoại ý<br /> - Đánh giá tác dụng gây quên thuận chiều<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> - Đánh giá kết quả điều trị<br /> <br /> Bảng 1: Thang điểm Houpt(5)đánh giá hành vi của trẻ<br /> trong quá trình điều trị<br /> Điểm<br /> Đánh giá ngủ<br /> Hoàn toàn tỉnh táo, lanh lợi<br /> Lơ mơ, thẩn thờ, mất phương hướng<br /> Ngủ<br /> Đánh giá cử động<br /> Cử động quyết liệt làm gián đoạn việc điều trị<br /> Cử động liên tục gây khó khăn cho việc điều trị<br /> Cử động không liên tục, có thể chế ngự để can thiệp<br /> điều trị<br /> Không cử động<br /> Đánh giá khóc<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> <br /> Khóc dữ dội, đòi hỏi phải chăm sóc<br /> Khóc dai dẳng, liên tục gây khó khăn cho việc điều trị<br /> Khóc không liên tục, khóc nhỏ, không cản trở việc<br /> điều trị<br /> Không khóc<br /> Đánh giá hoạt động toàn thể<br /> Không điều trị được<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> <br /> Yếu - điều trị không liên tục, chỉ điều trị được 1phần<br /> Khá - điều trị không liên tục, nhưng điều trị hoàn thành<br /> <br /> 2<br /> 3<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> 4<br /> 1<br /> <br /> Tốt - khó khăn, nhưng tất cả điều trị đều thực hiện<br /> được<br /> Rất tốt - điều trị hoàn thành, khóc nhỏ, ít hoạt động<br /> Xuất sắc - không khóc, không giãy giụa<br /> <br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> <br /> Xử lý thống kê<br /> Kiểm định phi tham số xếp hạng và dấu<br /> Wilcoxon: so sánh các điểm số ngủ, cử động,<br /> khóc ở thời điểm H1, H2, H3, H4 với thời điểm H0;<br /> so sánh các chỉ số nhịp tim, nhịp thở, SpO2 ở thời<br /> điểm T1, T2, T3, T4, T5, T6, T7 với thời điểm T0.<br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> Nghiên cứu thực hiện trên 30 bệnh nhi từ 2 –<br /> 5 tuổi (16 nam và 14 nữ) với độ tuổi trung bình là<br /> 48,03 ± 14,22 tháng tuổi, có nhu cầu điều trị nha<br /> khoa tại khu điều trị Răng trẻ em Khoa Răng<br /> Hàm Mặt Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí<br /> Minh từ tháng 10/2013 đến tháng 03/2014. Hầu<br /> hết các bệnh nhi (94%) có nhu cầu điều trị tủy<br /> hoặc nhổ răng, chứng tỏ tình trạng bệnh lý răng<br /> <br /> 245<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> miệng ở mức độ nặng và khẩn cấp. Ngoài ra,<br /> toàn bộ trẻ trong nghiên cứu đều cần đến thủ<br /> thuật gây tê khiến việc điều trị trở nên khó khăn,<br /> không an toàn khi trẻ có hành vi phản đối. Điều<br /> này cho thấy cần thiết phải trấn an cho trẻ để tạo<br /> thuận lợi cho quá trình điều trị.<br /> <br /> Thời gian đạt tác dụng và thời lượng tác<br /> dụng<br /> Bảng 2: Thời gian đạt tác dụng và thời lượng tác<br /> dụng của midazolam<br /> Thời gian (phút)<br /> <br /> TB ± ĐLC<br /> <br /> Thời gian đạt tác 21,47 ± 10,76<br /> dụng<br /> Thời lượng tác dụng 49,50 ± 26,37<br /> <br /> Khoảng tin cậy 95%<br /> 17,45 – 25,48<br /> 39,65 – 59,35<br /> <br /> Sau khi cho trẻ uống thuốc, chúng tôi theo<br /> dõi những biểu hiện thay đổi hành vi của trẻ<br /> như: ánh mắt bớt linh hoạt, đờ đẫn, hết khóc<br /> (nếu có), nói líu lưỡi, mất đồng vận các cơ, ngồi<br /> <br /> hay đứng không vững. Những dấu hiệu này<br /> giúp xác định thời gian đạt tác dụng của thuốc.<br /> Bảng 1 cho thấy kết quả nghiên cứu này phù<br /> hợp với các nghiên cứu trong y văn, cho rằng<br /> thời gian đạt tác dụng trấn an của midazolam<br /> đường uống dao động từ 15 đến 40 phút(7) và<br /> thời lượng tác dụng trung bình của midazolam<br /> đường uống là 30 – 60 phút(11).<br /> Từ kết quả trên, có thể thấy thời gian đạt tác<br /> dụng trung bình của midazolam đường uống<br /> liều 0,5 mg/kg khoảng 20 phút là ở mức chấp<br /> nhận được và khoảng thời gian này cũng không<br /> dài hơn thời gian cần thiết để áp dụng những<br /> biện pháp tâm lý xử trí hành vi cho trẻ. Bên cạnh<br /> đó, thời lượng tác dụng trung bình của thuốc<br /> khoảng 50 phút, đủ dài để bác sĩ có thể thực hiện<br /> những thủ thuật phức tạp như điều trị tủy. Trẻ<br /> hồi phục nhanh, có thể ra về an toàn trong buổi<br /> điều trị.<br /> <br /> Thay đổi hành vi của trẻ sau khi uống thuốc<br /> Bảng 3: Điểm số Houpt (TB ± ĐLC) qua các thời điểm: khi thuốc bắt đầu tác dụng hay lúc cho trẻ lên ghế nha<br /> (H0), đặt cục cắn (H1), gây tê (H2), khi điều trị (H3) và kết thúc điều trị (H4)<br /> <br /> Điểm số<br /> p*<br /> <br /> H0<br /> <br /> H1<br /> <br /> 2,00 ± 0,37<br /> <br /> 2,03 ± 0,41<br /> 0,32<br /> <br /> H2<br /> <br /> H3<br /> <br /> H4<br /> <br /> Ngủ<br /> 2,07 ± 0,37<br /> 0,16<br /> <br /> 1,93 ± 0,53<br /> 0,38<br /> <br /> 1,73 ± 0,69<br /> #<br /> 0,03<br /> <br /> 2,92 ± 0,77<br /> #<br /> 0,01<br /> <br /> 2,97 ± 0,81<br /> #<br /> 0,04<br /> <br /> 3,12 ± 0,88<br /> ##<br /> < 0,001<br /> <br /> 3,13 ± 0,90<br /> ##<br /> 0,001<br /> <br /> Điểm số<br /> p*<br /> <br /> 3,33 ± 0,55<br /> <br /> 3,43 ± 0,57<br /> 0,18<br /> <br /> Cử động<br /> 3,13 ± 0,73<br /> 0,16<br /> <br /> Điểm số<br /> p*<br /> <br /> 3,77 ± 0,50<br /> <br /> 3,80 ± 0,48<br /> 0,56<br /> <br /> Khóc<br /> 3,63 ± 0,56<br /> 0,10<br /> <br /> (*): Kiểm định phi tham số xếp hạng và dấu Wilcoxon so sánh với thời điểm thuốc bắt đầu có tác dụng (H0), khác biệt có ý<br /> nghĩa khi p < 0,05; (#): p < 0,05; (##): p ≤ 0,001<br /> <br /> Tại thời điểm H1 và H2, điểm số ngủ, cử<br /> động, khóc của trẻ hầu như thay đổi rất ít so với<br /> thời điểm H0. Điều này cho thấy tác dụng trấn an<br /> của midazolam khiến hầu hết trẻ có biểu hiện lơ<br /> mơ, buồn ngủ, không khóc hoặc khóc nhỏ, cử<br /> động ít trong suốt giai đoạn đầu của việc điều trị,<br /> kể cả giai đoạn gây tê vốn có nhiều thách thức. Tuy<br /> nhiên, trong giai đoạn sau của quá trình điều trị,<br /> điểm số ngủ của trẻ giảm dần nhưng chỉ đến khi<br /> kết thúc điều trị, điểm số này mới giảm có ý<br /> <br /> 246<br /> <br /> nghĩa thống kê so với thời điểm H0 (p < 0,05), có<br /> lẽ do thuốc giảm tác dụng và trẻ bắt đầu tỉnh lại.<br /> Mặt khác, điểm số cử động và khóc của trẻ giảm<br /> có ý nghĩa ở thời điểm H3, H4 so với H0 (p ≤<br /> 0,001), nghĩa là trẻ có khuynh hướng tăng cử<br /> động và khóc theo thời gian. Kết quả này tương<br /> tự như nghiên cứu của Fraone(3) và Somri(14).<br /> Như vậy, midazolam đường uống liều 0,5<br /> mg/kg có hiệu quả trấn an và cải thiện hành vi<br /> hợp tác của trẻ từ 2 – 5 tuổi trong quá trình<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br /> điều trị nha khoa, đặc biệt là trong giai đoạn<br /> đầu điều trị vốn có nhiều thách thức. Tuy<br /> nhiên, liều lượng này chưa đủ trấn an trẻ<br /> trong suốt giai đoạn còn lại của điều trị khi trẻ<br /> có khuynh hướng tăng cử động và khóc theo<br /> thời gian khiến việc điều trị không đạt mức tối<br /> ưu như mong đợi.<br /> <br /> Kết quả điều trị<br /> Có 96,7% cuộc điều trị hoàn tất, chỉ 1 trường<br /> hợp phải dừng lại nửa chừng do trẻ quá kích<br /> động, không hợp tác. Việc điều trị được đánh giá<br /> thành công ở 76,7% trường hợp. Còn lại, 20% trẻ<br /> khóc dai dẳng và giãy giụa, cần có người kìm giữ<br /> để hoàn tất việc điều trị. Trong những trường<br /> hợp thành công, có 60% trẻ thụ động, hợp tác,<br /> không khóc hoặc khóc ít trong quá trình điều trị<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> (hành vi toàn thể xếp loại rất tốt đến xuất sắc),<br /> việc điều trị cho những trẻ này rất thoải mái và<br /> có thể so sánh tương đương với những trẻ bình<br /> thường (không cần dùng thuốc trấn an) có hành<br /> vi hợp tác.<br /> <br /> Mức độ chấp nhận uống thuốc<br /> Toàn bộ trẻ đều chấp nhận uống thuốc và<br /> không có trẻ nào nhổ thuốc ra ngoài. Cụ thể, có<br /> đến 76,7% trẻ sẵn sàng uống thuốc với thái độ<br /> tích cực, 23,3% trẻ chấp nhận uống thuốc với sự<br /> dỗ ngọt, động viên của cha mẹ và không có trẻ<br /> nào phản đối mạnh mẽ hay bị bắt ép, kìm giữ để<br /> uống thuốc. Ngoài ra không có trẻ nào than<br /> phiền khó chịu sau khi uống. Kết quả này tương<br /> đồng với nhiều nghiên cứu khác(12,13).<br /> <br /> Thay đổi các chỉ số sinh tồn<br /> Bảng 4: Thay đổi các chỉ số sinh tồn (TB (ĐLC)) qua các thời điểm: trước khi uống thuốc 5 phút (T0), ngay sau<br /> khi uống thuốc (T1), thuốc đạt tác dụng (T2), đặt cục cắn (T3), gây tê (T4), khi điều trị(T5), kết thúc điều trị (T6) và<br /> khi hồi tỉnh (T7).<br /> Nhịp tim<br /> (lần/phút)<br /> p*<br /> Nhịp thở<br /> (lần/phút)<br /> p*<br /> SpO2 (%)<br /> p*<br /> <br /> T0<br /> 112,67<br /> (9,90)<br /> 26,37<br /> (4,72)<br /> 97,43<br /> (1,33)<br /> <br /> T1<br /> 113,20<br /> (9,67)<br /> 0,23<br /> 26,40<br /> (4,86)<br /> 0,89<br /> 97,33<br /> (1,30)<br /> 0,61<br /> <br /> T2<br /> 113,17<br /> (9,53)<br /> 0,84<br /> 26,67<br /> (5,17)<br /> 0,24<br /> 97,30<br /> (1,18)<br /> 0,51<br /> <br /> T3<br /> 114,30<br /> (8,32)<br /> 0,54<br /> 26,40<br /> (4,78)<br /> 0,89<br /> 97,23<br /> (1,10)<br /> 0,30<br /> <br /> T4<br /> 114,50<br /> (9,10)<br /> 0,08<br /> 26,73<br /> (4,49)<br /> 0,15<br /> 97,20<br /> (0,89)<br /> 0,38<br /> <br /> T5<br /> 115,93<br /> (8,54)<br /> 0,10<br /> 26,70<br /> (4,14)<br /> 0,09<br /> 97,53<br /> (1,22)<br /> 0,62<br /> <br /> T6<br /> 114,53<br /> (7,08)<br /> 0,35<br /> 26,77<br /> (4,03)<br /> 0,11<br /> 97,57<br /> (1,19)<br /> 0,56<br /> <br /> T7<br /> 112,80<br /> (9,61)<br /> 0,71<br /> 26,33<br /> (4,67)<br /> 0,32<br /> 97,40<br /> (1,07)<br /> 0,82<br /> <br /> (*): Kiểm định phi tham số xếp hạng và dấu Wilcoxon so sánh với thời điểm trước khi uống thuốc (T0), khác biệt có ý nghĩa khi<br /> p < 0,05.<br /> <br /> Chỉ số nhịp tim của trẻ có xu hướng tăng dần<br /> từ thời điểm ban đầu T0 cho đến thời điểm T5,<br /> sau đó giảm dần đến thời điểm T7. Điều này<br /> cũng phù hợp với đáp ứng hành vi (ngủ, cử<br /> động, khóc) của trẻ trong quá trình điều trị. Tuy<br /> nhiên khi so sánh với thời điểm T0 thì sự khác<br /> biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br /> Tương tự, nhịp thở và SpO2 của trẻ trước và<br /> sau khi uống thuốc midazolam đều thay đổi rất<br /> ít (p > 0,05). Không có trẻ nào bị suy hô hấp, chỉ<br /> số SpO2 dao động từ 95% đến 99%, tương đồng<br /> với kết quả của rất nhiều nghiên cứu khác(3,11,12,13).<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Như vậy, midazolam đường uống liều 0,5<br /> mg/kg có tác động an toàn lên hệ hô hấp và tuần<br /> hoàn của trẻ.<br /> <br /> Tác dụng gây quên thuận chiều của<br /> midazolam<br /> Có đến 76,7% trẻ không nhớ lại những sự<br /> kiện lúc điều trị nha khoa. Kết quả này tương<br /> đồng với nhiều tác giả khác(1,2,9) cho rằng tác<br /> dụng gây quên thuận chiều xảy ra ở 50 – 80%<br /> trường hợp sau khi điều trị y hoặc nha khoa với<br /> midazolam theo đường uống. Đây là một ưu<br /> <br /> 247<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2