intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên nội trú khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

Chia sẻ: Comam1902 Comam1902 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

86
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng tự học của sinh viên nội trú (SVNT) của Khoa, từ đó đánh giá và đề xuất một số kỹ năng tự học cơ bản cần hình thành ở sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả tự học cho sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên nội trú khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

Lê Thành Thế và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 191(15): 175 - 181<br /> <br /> HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO SINH VIÊN NỘI TRÚ<br /> KHOA NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br /> Lê Thành Thế *, Lê Hồng Quân, Chu Thị Đông<br /> Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Dạy học được xem là con đường giáo dục cơ bản nhất để thực hiện mục đích của quá trình giáo<br /> dục tổng thể, trong đó hoạt động tự học là một trong những công việc có vị trí quan trọng trong<br /> giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 đã<br /> chỉ ra rằng đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài,<br /> phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Tuy nhiên,<br /> một bộ phận khá lớn sinh viên hiện nay còn thụ động trong việc tiếp nhận tri thức, chính vì vậy với<br /> mục đích tìm hiểu về hoạt động tự học của sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN, nhóm tác<br /> giả đã nghiên cứu, khảo sát thực trạng tự học của sinh viên nội trú (SVNT) của Khoa, từ đó đánh<br /> giá và đề xuất một số kỹ năng tự học cơ bản cần hình thành ở sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả tự<br /> học cho sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ.<br /> Từ khóa: giáo dục, hoạt động tự học, kỹ năng tự học, phương pháp tự học, sinh viên nội trú<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Tự học là một trong những nhân tố quan trọng<br /> để nâng cao chất lượng dạy - học. Đối với<br /> sinh viên, việc tự học giữ vai trò rất quan<br /> trọng, nó là nhân tố trực tiếp nâng cao hiệu<br /> quả học tập của sinh viên. Tuy nhiên trong thực<br /> tế kỹ năng tự học của sinh viên chưa được quan<br /> tâm đúng mức. Vì vậy việc tìm ra các biện pháp<br /> nhằm rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên đã<br /> trở thành một yêu cầu cấp bách.<br /> Trong những năm qua, có nhiều công trình<br /> nghiên cứu đã xác định các phương hướng,<br /> những biện pháp đổi mới phương pháp dạy<br /> học khác nhau, các tư tưởng tập trung vào<br /> việc phát huy năng lực tự học, tự rèn luyện<br /> của người học, chuyển dần từ hệ phương pháp<br /> “tập trung vào người dạy” sang hệ phương pháp<br /> “tập trung vào người học”, chuyển dần từ<br /> phương pháp dạy học sang phương pháp nghiên<br /> cứu. Tổ chức hoạt động tự học và rèn luyện kỹ<br /> năng tự học cho sinh viên trở thành một nội<br /> dung đổi mới trong các trường đại học.<br /> Thực tế nhiều sinh viên tuy đã ý thức được về<br /> tầm quan trọng của việc tự học, nhưng đại đa<br /> số chưa biến động cơ thành hoạt động tích<br /> cực và chưa có cách tự học hiệu quả. Từ thực<br /> tế trên, bài viết tập trung làm rõ việc rèn<br /> luyện và hình thành kỹ năng tự học cho sinh<br /> viên nội trú Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN.<br /> *<br /> <br /> Tel: 0915 194289, Email: lethanhthe.sfl@tnu.edu.vn<br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br /> - Phương pháp quan sát hoạt động tự học của<br /> sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ trong mối<br /> quan hệ với hoạt động dạy học.<br /> - Phương pháp điều tra anket (thu thập thông<br /> tin bằng bảng hỏi) về thực trạng tự học của<br /> sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ trong giai<br /> đoạn hiện nay.<br /> Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br /> - Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát<br /> hóa, hệ thống hóa các tài liệu lý luận về tự học.<br /> - Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu lịch sử<br /> của vấn đề nghiên cứu, phát hiện và khai thác<br /> những khía cạnh mà các công trình nghiên<br /> cứu trước đây đã đề cập tới vấn đề tự học và<br /> tổ chức tự học, làm cơ sở cho việc tiến hành<br /> các hoạt động nghiên cứu tiếp theo.<br /> Phương pháp toán học<br /> Sử dụng phương pháp thống kê toán học<br /> nhằm để xử lý số liệu về thực trạng tự học của<br /> sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ.<br /> Nhóm tác giả đã thực hiện gửi phiếu điều tra<br /> tới 215 sinh viên ở nội trú tại khu Ký túc xá<br /> Khoa Ngoại ngữ, cụ thể: tổng số phiếu gửi đi:<br /> 215, số phiếu có phản hồi: 201 phiếu.<br /> 175<br /> <br /> Lê Thành Thế và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KẾT QUẢ CỦA<br /> VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br /> Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu<br /> Đặc điểm và bản chất của hoạt động tự học:<br /> - Tự học là một quá trình, trong đó dưới vai<br /> trò chủ đạo của giáo viên, người học tự mình<br /> chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thông qua<br /> các hoạt động trí tuệ (quan sát, phân tích, tổng<br /> hợp, so sánh, phán đoán…) và các hoạt động<br /> thực hành (khi sử dụng các thiết bị đồ dùng<br /> học tập). Tự học gắn kiền với động cơ, tình<br /> cảm và ý chí… của người học để vượt qua<br /> chướng ngại vật hay vật cản trong học tập<br /> nhằm tích lũy kiến thức cho bản thân người<br /> học từ kho tàng tri thức của nhân loại, biến<br /> những kinh nghiệm này thành kinh nghiệm và<br /> vốn sống của cá nhân người học.<br /> Tự học chỉ thực sự có hiệu quả khi:<br /> + Người học phải thực sự có nhu cầu học.<br /> + Tự học chỉ diễn ra khi người học tiến hành<br /> giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống, giải<br /> quyết các nhiệm vụ học tập.<br /> + Tự học của sinh viên gắn liền với hoạt động<br /> dạy của giáo viên và nó có hiệu quả cao khi<br /> có sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên.<br /> Bên cạnh đó, hoạt động tự học của sinh viên<br /> được thực hiện bởi hệ thống kỹ năng, kỹ xảo<br /> nhất định, cụ thể: Kỹ năng lập kế hoạch tự<br /> học, kỹ năng sắp xếp thời gian tự học, kỹ<br /> năng đọc sách, kỹ năng nghiên cứu khoa<br /> học… và kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập.<br /> <br /> 191(15): 175 - 181<br /> <br /> Hoạt động của giảng viên trong tổ chức hoạt<br /> động tự học cho sinh viên<br /> - Dạy nghề cho sinh viên: Nhiệm vụ này đòi<br /> giáo viên phải hình hình thành được ở sinh<br /> viên hệ thống kỹ năng nghề nghiệp tương<br /> ứng, để sau khi ra trường sinh viên có khả<br /> năng lập nghiệp.<br /> - Dạy phương pháp tự học cho sinh viên:<br /> Hình thành ở sinh viên hệ thống kỹ năng tự<br /> học, tự nghiên cứu nhằm hình thành phương<br /> pháp tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên.<br /> - Dạy thái độ cho sinh viên: nhằm bồi dưỡng<br /> cho sinh viên ý thức cá nhân đối với nghề<br /> nghiệp tương lai, đồng thời hình thành ở học<br /> niềm tin cách mạng, niềm tin về nghề nghiệp và<br /> giáo dục cho sinh viên những phẩm chất nhân<br /> cách của người công dân trong thời đại mới.<br /> KẾT QUẢ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br /> Nhận thức về vai trò của hoạt động tự học<br /> Nhóm tác giả đã khảo sát nhận thức về tầm<br /> quan trọng của hoạt động tự học, kết quả thu<br /> được cho thấy hầu hết sinh viên nội trú đều<br /> nhận thức tầm quan trọng của hoạt động tự<br /> học, có đến 93,1% sinh viên nội trú nhận<br /> định hoạt động tự học là quan trọng và rất<br /> quan trọng, 5,9% sinh viên nội trú nhận định<br /> là bình thường và 1% sinh viên nội trú nhận<br /> định là không quan trọng (Hình 1).<br /> <br /> Tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên:<br /> Bản chất của việc tổ chức hoạt động tự học<br /> cho sinh viên là sắp xếp và tiến hành các biện<br /> pháp dạy học sao cho phát huy được tính tích<br /> cực, tính tự giác của người học ở mức độ cao<br /> nhất. Muốn vậy giáo viên cần phải thiết kế,<br /> sắp xếp các biện pháp tổ chức giảng dạy<br /> nhằm hướng dẫn, điều khiển, chỉ đạo cách tự<br /> thiết kế, tự sắp xếp các biện pháp hoạt động<br /> tự học, tự nghiên cứu của sinh viên nhằm phát<br /> huy tới mức cao nhất năng lực tự học, tự<br /> nghiên cứu của sinh viên.<br /> 176<br /> <br /> Hình 1. Nhận thức của sinh viên nội trú<br /> về vai trò của hoạt động tự học<br /> <br /> Về biện pháp tự học của sinh viên nội trú<br /> Khi được hỏi “Bạn thường sử dụng những<br /> biện pháp nào sau đây khi tự học?”, kết quả<br /> cho thấy sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ<br /> cũng đã biết sử dụng một số biện pháp tự học<br /> sau (Bảng 1).<br /> <br /> Lê Thành Thế và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 191(15): 175 - 181<br /> <br /> Bảng 1. Biện pháp tự học của sinh viên nội trú<br /> Đọc qua bài cũ<br /> Tổ chức trao đổi về nội dung<br /> nghiên cứu<br /> Đọc và nghiên cứu bài mới trước<br /> khi nghe giảng<br /> <br /> 55<br /> 27,4%<br /> 9<br /> 4,5%<br /> 56<br /> 27,8%<br /> <br /> Vận dụng tri thức để giải quyết các vấn đề khác<br /> nhau<br /> So sánh đối chiếu về kết quả nhận thức của mình<br /> với bài giảng của thầy cô<br /> Đọc kỹ và tái hiện lại tri thức đã học bằng ngôn<br /> ngữ nói và viết<br /> <br /> Nghiên cứu bài mới trước khi nghe giảng và xây dựng đề cương nghiên cứu<br /> <br /> Về hình thức và thời gian tự học của sinh<br /> viên nội trú<br /> Khoa ngoại ngữ - ĐHTN hiện đang đào tạo<br /> theo hình thức tín chỉ, vai trò của người học<br /> được đặc biệt coi trọng (lấy người học làm<br /> trung tâm), thời gian lên lớp của sinh viên<br /> trong đào tạo theo tín chỉ ít hơn đào tạo theo<br /> niên chế, thay vào đó tính tự giác, chủ động,<br /> sáng tạo của người học được phát huy. Để tìm<br /> hiểu hình thức tự học và thực trạng thời gian<br /> dành cho hoạt động tự học của sinh viên nội<br /> trú, nhóm tác giả đã gửi phiếu điều tra để<br /> khảo sát. Kết quả điều tra cho thấy bên cạnh<br /> 62,2 % sinh viên nội trú cho biết các em<br /> thường xuyên tự học vào các buổi hàng ngày,<br /> cũng có tới 37,8% sinh viên nội trú cho rằng<br /> chỉ tự học khi giáo viên yêu cầu và khi chuẩn<br /> bị thi, kiểm tra (Bảng 1). Có 15,4 % sinh viên<br /> nội trú cho biết các em tự học vào những lúc<br /> rảnh rỗi (trên 8 giờ/ngày); 39,3% sinh viên<br /> nội trú cho rằng thời gian tự học của bản thân<br /> là vừa đủ (4-8 giờ/ngày); 26,4% sinh viên nội<br /> trú cho biết thời gian tự học không nhiều lắm<br /> (2-4 giờ/ngày), qua trao đổi trực tiếp thì nhóm<br /> tác giả được biết có một số sinh viên nội trú<br /> vì hoàn cảnh gia đình nên tranh thủ đi làm<br /> thêm ngoài giờ học, một số tham gia các hoạt<br /> động cộng đồng, hoạt động phong trào…và<br /> có đến 18,9% sinh viên nội trú cho biết sự tự<br /> học còn phụ thuộc vào hứng thú của bản thân,<br /> tức là khi nào có hứng thì học (Hình 2).<br /> HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO SINH<br /> VIÊN NỘI TRÚ KHOA NGOẠI NGỮ - ĐHTN<br /> Qua nghiên cứu thực trạng tự học của sinh<br /> viên nội trú, chúng tôi thấy rằng: nhìn chung,<br /> sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ chưa có<br /> nhận thức đầy đủ về bản chất, vai trò, ý nghĩa<br /> của hoạt động tự học, vì thế việc sử dụng thời<br /> gian, biện pháp và vận dụng các kĩ năng tự<br /> học của sinh viên chưa được hợp lý và khoa<br /> <br /> 33<br /> 16,4%<br /> 22<br /> 10,9%<br /> 74<br /> 36,8%<br /> 49<br /> 24,4%<br /> <br /> học. Một trong những nguyên nhân dẫn tới<br /> thực trạng trên là do sinh viên chưa có kỹ<br /> năng tự học, chưa biết cách tự học, chưa có<br /> đủ tài liệu giáo trình và các phương tiện hỗ<br /> trợ cho hoạt động học. Nhiệm vụ đặt ra đối<br /> với các nhà quản lý, những người làm công<br /> tác giảng dạy là phải tổ chức hoạt động tự học<br /> cho sinh viên, đặc biệt là phải đổi mới<br /> phương pháp dạy học theo hướng tích cực<br /> hóa hoạt động của người học nhằm phát huy<br /> tới mức cao nhất năng lực tự học và tự nghiên<br /> cứu của sinh viên. Với thực trạng trên chúng<br /> tôi đề xuất hình thành một số kỹ năng tự học<br /> cho sinh viên nội trú như sau:<br /> Bảng 2. Hình thức tự học của sinh viên nội trú<br /> Hình thức tự học của SVNT<br /> Chỉ khi giáo viên yêu cầu<br /> Khi chuẩn bị thi và kiểm tra<br /> Thường xuyên vào các buổi hằng ngày<br /> Tổng<br /> <br /> n<br /> 13<br /> 63<br /> 125<br /> 201<br /> <br /> %<br /> 6,5<br /> 31,3<br /> 62,2<br /> 100<br /> <br /> Hình 2. Thời gian tự học của sinh viên nội trú<br /> <br /> Hình thành kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học<br /> - Vai trò của việc lập kế hoạch: Việc lập kế<br /> hoạch tự học đòi hỏi sinh viên phải có tính tự<br /> giác, tích cực, tính độc lập sáng tạo. Muốn<br /> nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học và<br /> hiệu quả của hoạt động tự học, đòi hỏi người<br /> giáo viên cần hướng dẫn tri thức cơ bản về kế<br /> hoạch hoá hoạt động tự học cho sinh viên,<br /> giúp họ phát huy hết năng lực tự học của<br /> 177<br /> <br /> Lê Thành Thế và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> mình. Tuy nhiên, kế hoạch tự học của sinh<br /> viên chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó đảm bảo<br /> được những yêu cầu sau:<br /> + Kế hoạch tự học phải có sự kết hợp giữa<br /> những điều kiện chủ quan và điều kiện khách<br /> quan ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch.<br /> + Kế hoạch phải đảm bảo thực hiện được mối<br /> liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời để có<br /> những biện pháp điều chỉnh hợp lý. Kết quả<br /> thu được từ mối liên hệ ngược sẽ là cơ sở cho<br /> hoạt động điều khiển, điều chỉnh kế hoạch,<br /> đồng thời giúp cho khâu tự đánh giá của sinh<br /> viên trong quá trình tự học được chuẩn xác.<br /> + Khi lập kế hoạch tự học, sinh viên phải lưu ý<br /> phối hợp hài hoà, hợp lý giữa các công việc,<br /> đảm bảo luân phiên giữa học tập và nghỉ ngơi.<br /> + Kế hoạch tự học phải đảm bảo tỉ lệ 1 giờ<br /> học trên lớp phải có ít nhất 1 giờ tự học ở nhà<br /> tương ứng.<br /> - Quy trình hướng dẫn sinh viên hình thành kỹ<br /> năng lập kế hoạch tự học:<br /> Bước 1: Hướng dẫn sinh viên liệt kê những<br /> việc phải làm trong ngày và hiểu rõ sự cần<br /> thiết phải làm việc có kế hoạch.<br /> Bước 2: Sinh viên dự định và phân chia thời<br /> gian cho từng công việc sao cho khoa học,<br /> hợp lý.<br /> Bước 3: Sinh viên lập kế hoạch hành động<br /> với từng việc (Học bài cũ như thế nào? Tự<br /> kiểm tra mức độ nắm tri thức ra sao? Tự<br /> nghiên cứu bài mới như thế nào?...).<br /> Bước 4: Thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.<br /> Khi thực hiện kế hoạch đòi hỏi sinh viên phải<br /> có tính kiên trì, nhẫn nại, khắc phục khó khăn<br /> và phải có ý chí vượt khó, phải có bản lĩnh vững<br /> vàng và nguyên tắc hoạt động tuân theo kế<br /> hoạch đã đề ra. Việc thực hiện kế hoạch đòi hỏi<br /> sinh viên phải có tính linh hoạt và tính sáng tạo<br /> khi hoàn cảnh thay đổi, đồng thời cần có thời<br /> gian dự trữ để khắc phục khó khăn.<br /> Bước 5: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.<br /> - Điều kiện để thực hiện quy trình<br /> + Giáo viên giảng dạy và cán bộ quản lý<br /> Khoa cần giúp sinh viên nắm được kế hoạch<br /> tổng thể chung của Khoa.<br /> 178<br /> <br /> 191(15): 175 - 181<br /> <br /> + Kế hoạch học tập bộ môn phải nằm trong<br /> kế hoạch tự học của sinh viên.<br /> + Sinh viên phải lượng giá được khối lượng<br /> công việc trong học tập và thời gian tiến hành.<br /> + Sinh viên phải có tính tự giác, tính tích cực,<br /> chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện kế<br /> hoạch, đặc biệt là sinh viên phải có ý chí vượt<br /> khó nhằm khắc phục khó khăn trong tự học.<br /> + Sinh viên phải có kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh<br /> giá kết quả việc thực hiện kế hoạch của mình.<br /> Hình thành kỹ năng đọc sách cho sinh viên<br /> - Vai trò của kỹ năng đọc sách: Đọc sách có<br /> một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao<br /> hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên. Đọc<br /> sách được coi như là một bộ phận của quá<br /> trình học tập, nó luôn gắn liền với hoạt động<br /> dạy của giáo viên. Kỹ năng đọc sách giúp cho<br /> sinh viên nắm vững, hệ thống tri thức, mở<br /> rộng, đào sâu tri thức, làm tăng thêm sự hiểu<br /> biết của bản thân; Đọc sách giúp cho sinh<br /> viên có thể phát triển nhận thức, phát triển trí<br /> tuệ, phát triển và trau dồi vốn ngôn ngữ...<br /> - Quy trình đọc sách<br /> Bước 1: Sinh viên xác định mục đích yêu cầu,<br /> nhiệm vụ học tập do giáo viên đề ra và ý<br /> nghĩa của việc hoàn thành các nhiệm vụ đó.<br /> Bước 2: Chọn sách và tài liệu phù hợp với sự<br /> hướng dẫn của giáo viên. Sắp xếp sách và tài<br /> liệu theo thứ tự ưu tiên.<br /> Bước 3: Nghiên cứu kỹ tài liệu bắt buộc và<br /> các tài liệu khác.<br /> Bước 4: Đọc, phân tích những nội dung cơ<br /> bản cần đọc, xác định kiến thức cơ bản của<br /> vấn đề, khái quát hoá, hệ thống hoá nội dung<br /> đã đọc...<br /> Bước 5: Ghi chép những thông tin đã xác<br /> định, đã khái quát được.<br /> Bước 6: Ghi nhớ những điều quan trọng và tái<br /> hiện lại bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.<br /> Bước 7: Xác định khả năng ứng dụng của tri<br /> thức đã nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục và<br /> dạy học.<br /> Bước 8: Vận dụng tri thức đã nghiên cứu để<br /> giải quyết các bài tập thực hành.<br /> <br /> Lê Thành Thế và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> - Điều kiện để thực hiện quy trình đọc sách<br /> của sinh viên<br /> + Đối với giảng viên:<br /> Giúp sinh viên xác định rõ mục đích, yêu cầu,<br /> ý nghĩa của việc đọc sách. Giới thiệu cho sinh<br /> viên những nội dung mà sinh viên cần phải<br /> đọc, cần nắm vững, những tài liệu tham khảo<br /> cần tìm đọc. Giáo viên cần giúp sinh viên<br /> phân loại tài liệu bắt buộc cần phải đọc và<br /> những tài liệu hỗ trợ khác để việc đọc sách<br /> của sinh viên có sự tập trung, tránh dàn trải.<br /> Giáo viên có những chỉ dẫn cụ thể cho sinh<br /> viên về cách đọc sách, ghi chép, xây dựng đề<br /> cương nghiên cứu, viết tóm tắt nội dung<br /> nghiên cứu và cách vận dụng tri thức tự<br /> nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục và dạy học.<br /> Giáo viên cần có biện pháp kiểm tra việc<br /> đọc sách của sinh viên và hướng dẫn họ<br /> cách tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả đọc<br /> sách của mình.<br /> + Đối với sinh viên: cần lập kế hoạch cho<br /> việc đọc sách; cần có nhận thức rõ về vai trò,<br /> ý nghĩa của việc đọc sách; phải thực sự độc<br /> lập, tích cực, tự giác trong quá trình đọc sách.<br /> Và để đọc sách có hiệu quả sinh viên phải<br /> hình thành cho mình hàng loạt kĩ năng đọc<br /> sách: Kỹ năng chọn sách, xác định mục đích<br /> chọn sách, đọc nhanh, chậm, kỹ năng phân<br /> tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng, khái<br /> quát...; sinh viên phải biết tự kiểm tra, tự đánh<br /> giá kết quả nghiên cứu của mình.<br /> + Về phía Khoa: Tạo điều kiện về địa điểm<br /> cho sinh viên để sinh viên có thể đọc sách;<br /> Khoa cần phải có hệ thống thư viện với đầy<br /> đủ tiện nghi để phục vụ cho việc đọc sách của<br /> sinh viên; Cung cấp đầy đủ sách và tài liệu<br /> giáo trình cho sinh viên.<br /> Hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học<br /> cho sinh viên<br /> Nghiên cứu khoa học là hoạt động trí tuệ<br /> nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức và cải tạo<br /> thế giới, nó có ba chức năng: khám phá mọi<br /> bí mật hay bản chất của sự vật hiện tượng,<br /> phát hiện ra tính quy luật của sự vật hiện<br /> <br /> 191(15): 175 - 181<br /> <br /> tượng, xây dựng nên các lý thuyết mới nhằm<br /> cải tạo thực trạng. Nghiên cứu khoa học là<br /> hoạt động tạo ra môi trường giúp sinh viên<br /> thể hiện sự tự học ở mức độ cao của bản thân.<br /> Muốn nghiên cứu khoa học, sinh viên phải có<br /> các kỹ năng: xác định vấn đề nghiên cứu, xây<br /> dựng đề cương nghiên cứu, kỹ năng đọc sách,<br /> kỹ năng giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu,<br /> kỹ năng viết công trình nghiên cứu...<br /> - Quy trình hình thành kỹ năng nghiên cứu<br /> khoa học<br /> Bước 1: Chọn đề tài nghiên cứu<br /> Bước 2: Tiến hành xây dựng đề cương nghiên cứu<br /> Bước 3: Tiến hành nghiên cứu khoa học:<br /> Nghiên cứu lí thuyết; Nghiên cứu thực tiễn;<br /> Xin ý kiến chuyên gia và đề xuất các biện<br /> pháp cải tạo thực trạng.<br /> Bước 4: Viết công trình nghiên cứu<br /> Công trình nghiên cứu phải được trình bày khoa<br /> học, lôgíc giữa các phần, khối lượng thông tin<br /> giữa các phần phải tương xứng với nhau.<br /> - Điều kiện để thực hiện quy trình<br /> + Sinh viên phải có năng lực làm việc độc lập<br /> với sách, phải có năng lực quan sát các hiện<br /> tượng giáo dục, dạy học.<br /> + Phương pháp giảng dạy cần đổi mới theo<br /> hướng phát huy tính tích cực tự học, tự<br /> nghiên cứu của sinh viên, phải bồi dưỡng<br /> năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn<br /> đề cho sinh viên.<br /> + Giáo viên cần tăng cường việc đề ra các<br /> nhiệm vụ nhận thức cho sinh viên: hoạt động<br /> tự học của sinh viên được xác định bởi các<br /> bài tập mà giáo viên giao cho. Chính việc đề<br /> ra các bài tập nhận thức sẽ giúp cho sinh viên<br /> định hướng được nội dung tự nghiên cứu và<br /> sắp xếp thời gian tự nghiên cứu. Việc đề ra các<br /> nhiệm vụ nhận thức cho sinh viên có ý nghĩa<br /> rất quan trọng, có tác dụng trong việc định<br /> hướng cho hoạt động tự học của sinh viên.<br /> + Giáo viên phải là người có năng lực nghiên<br /> cứu khoa học và biết cách hướng dẫn sinh viên<br /> cách thức tiến hành nghiên cứu khoa học.<br /> 179<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2