intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học

Chia sẻ: ViHitachi2711 ViHitachi2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

94
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết giới thiệu biện pháp hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 124-135<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0077<br /> <br /> HÌNH THÀNH NĂNG LỰC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM GẮN KẾT CUỘC SỐNG<br /> TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HÓA HỌC<br /> Phan Đồng Châu Thủy<br /> Khoa Hóa học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh<br /> Tóm tắt. Thực hiện đổi mới mục tiêu giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện tại và tương<br /> lai, bên cạnh trang bị kiến thức chuyên ngành vững chắc, Khoa Hóa học, Trường Đại học<br /> Sư phạm Tp.HCM - chúng tôi còn rất quan tâm đến việc hình thành và phát triển các năng<br /> lực nghề nghiệp đặc thù cho sinh viên. Bài báo này giới thiệu biện pháp hình thành năng<br /> lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học,<br /> Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.<br /> Từ khóa: Thí nghiệm, thí nghiệm gắn kết cuộc sống, thí nghiệm hóa học, hình thành năng<br /> lực, đào tạo giáo viên hóa học.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Hội nghị Trung ương 8 khóa XI thể hiện quan điểm chỉ đạo về định hướng đổi mới căn<br /> bản, toàn diện giáo dục và đào tạo như sau: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang<br /> bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí<br /> luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [5].<br /> Do đó, quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm cần gắn chặt với thực tiễn giáo dục ở<br /> trường phổ thông. Không những chương trình, nội dung và kế hoạch đào tạo cần đáp ứng yêu cầu<br /> của người giáo viên hiện đại mà phương pháp đào tạo cũng phải phù hợp nhằm hình thành và phát<br /> triển những năng lực chung và năng lực đặc thù của ngành nghề sư phạm.<br /> Hóa học là môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, do đó thí nghiệm có ý nghĩa to<br /> lớn và giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ dạy học Hóa học<br /> ở trường phổ thông. Bên cạnh đó, Hóa học có mối liên hệ mật thiết với các ngành khoa học liên<br /> quan như Vật lí, Sinh học,. . . và thực tiễn đời sống con người. Việc gắn kết thí nghiêm hóa học với<br /> cuộc sống hằng ngày sẽ góp phần giúp học sinh phát triển được năng lực giải quyết vấn đề và sáng<br /> tạo. Để làm được điều đó, giáo viên cần có năng lực sử dụng thí nghiệm theo hướng gắn kết với<br /> thực tiễn cuộc sống trong dạy học các môn khoa học nói chung và môn Hóa học nói riêng.<br /> Sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy học đã được nghiên cứu và sử<br /> dụng ở các nước có nền giáo dục tiến tiến trên thế giới. Một số nghiên cứu về thí nghiệm gắn<br /> Ngày nhận bài: 23/3/2016. Ngày nhận đăng: 15/7/2016.<br /> Liên hệ: Phan Đồng Châu Thủy, e-mail: thuypdc@hcmup.edu.vn.<br /> <br /> 124<br /> <br /> Hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học...<br /> <br /> kết cuộc sống như của nhóm tác giả Gimenez, S. M., Yabe, M. J., Kondo, N. K., & Mourino, R.<br /> O., Levitt, S. D., & List, J. A., [7,8],. . . đã được thực hiện cách đây hơn một thập niên. Rất nhiều<br /> website hướng dẫn thí nghiệm hóa học gắn kết với cuộc sống hằng ngày như Royal Society of<br /> Chemistry [9], Home science tools-the gateway to discovery [10], Steve Spangler Science [11],<br /> Home Experiments [12],. . . đã ra đời và được sự quan tâm không chỉ của giáo viên và học sinh mà<br /> của cả cộng đồng.<br /> Ở Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về sử dụng thí nghiệm gắn kết<br /> cuộc sống trong dạy học Hóa học. Theo kết quả điều tra của chúng tôi tại các trường phổ thông ở<br /> Tp.HCM, chưa có giáo viên nào sử dụng loại thí nghiệm này trong dạy học. Tuy nhiên, một số ít<br /> giáo viên thỉnh thoảng đã thực hiện hoặc hướng dẫn học sinh thực hiện những thí nghiệm gắn kết<br /> cuộc sống trong các chương trình ngoại khóa.<br /> Từ thực trạng và lí do trên, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết của việc hình thành cho sinh<br /> viên sư phạm hóa học - những giáo viên tương lai - năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống<br /> trong dạy học Hóa học.<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> Đề tài được tiến hành nghiên cứu qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp sau:<br /> Phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp thực nghiệm - đối chứng, phương pháp quan sát<br /> hành động, phương pháp thống kê toán học.<br /> - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Dựa trên sự tổng hợp các tài liệu và công trình nghiên<br /> cứu có liên quan, kết hợp với lí luận riêng, chúng tôi sẽ xây dựng một hệ thống những khái niệm<br /> có liên quan để định hướng cho việc toàn bộ quá trình điều tra thực tiễn cũng như nghiên cứu thực<br /> nghiệm.<br /> - Phương pháp thực nghiệm - đối chứng: Tiến hành dạy học dự án về thí nghiệm gắn kết<br /> cuộc sống đối với nhóm thực nghiệm, dạy học thuyết trình kết hợp đàm thoại đối với nhóm đối<br /> chứng.<br /> - Phương pháp quan sát hành động: Sử dụng để đánh giá năng lực sử dụng thí nghiệm hóa<br /> học gắn kết cuộc sống trong dạy học của sinh viên nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau khi<br /> tiến hành thực nghiệm sư phạm.<br /> - Phương pháp thống kê toán học: Phần mềm SPSS phiên bản 15.0 sẽ được sử dụng để xử lí<br /> các dữ kiện thu được, phục vụ cho việc phân tích số liệu cũng như đảm bảo tối đa tính khách quan<br /> trong quá trình nghiên cứu.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Thời gian nghiên cứu<br /> Nghiên cứu được thực hiện trong học kì 1 và 2 của năm học 2014-2015.<br /> <br /> 2.3.<br /> <br /> Đối tượng và phương tiện nghiên cứu<br /> - Đối tượng nghiên cứu:<br /> Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu trên đối tượng sinh viên năm 2 và 3 của Khoa Hóa học,<br /> 125<br /> <br /> Phan Đồng Châu Thủy<br /> <br /> Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.<br /> - Phương tiện nghiên cứu:<br /> Trong chương trình đào tạo [4] của Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM,<br /> chúng tôi có thể thông qua các môn học sau để hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết<br /> cuộc sống trong dạy học Hóa học cho sinh viên: Lí luận và phương pháp dạy học Hóa học 2 (3 tín<br /> chỉ) (ở một số trường Đại học Sư phạm, môn học này có tên gọi khác là Phương pháp dạy học Hóa<br /> học ở trường phổ thông), Tập giảng (2 tín chỉ).<br /> Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng quá trình dạy học môn Lí luận và phương pháp<br /> dạy học Hóa học 2 làm phương tiện để hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống<br /> trong dạy học Hóa học cho sinh viên. Vì việc hình thành năng lực là cả quá trình và cần nhiều thời<br /> gian nên chúng tôi đã lựa chọn môn học này. Đồng thời, chúng tôi đã sử dụng quá trình dạy học<br /> môn Tập giảng để tạo cơ hội cho sinh viên thể hiện năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống<br /> trong dạy học Hóa học và tiến hành đánh giá.<br /> <br /> 2.4.<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu<br /> <br /> 2.4.1. Cơ sở lí luận<br /> a. Thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống<br /> Theo chúng tôi, thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống là thí nghiệm hóa học có sử dụng<br /> dụng cụ và hóa chất trong sinh hoạt hằng ngày của con người và thiết lập được mối liên hệ giữa<br /> kiến thức khoa học hóa học với thực tiễn cuộc sống.<br /> b. Mục đích sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy học<br /> Cũng như những thí nghiệm hóa học truyền thống (sử dụng dụng cụ hóa chất trong phòng<br /> thí nghiệm và không liên kết được kiết thức môn Hóa học với thực tiễn), thí nghiệm hóa học gắn<br /> kết cuộc sống được sử dụng trong dạy học nhằm giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập, tạo<br /> niềm tin vào khoa học, phát triển khả năng quan sát, khắc sâu kiến thức bài học, rèn luyện kĩ năng<br /> thực hành, . . . đặc biệt chúng còn nâng cao ý nghĩa thực tiễn của môn Hóa học ở trường phổ thông,<br /> tăng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn<br /> đề và sáng tạo cho học sinh.<br /> c. Năng lực sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy học<br /> Theo dự thảo Chuẩn đầu ra ngành đào tạo sư phạm Hóa học [3] của Khoa Hóa học, Trường<br /> Đại học Sư phạm Tp.HCM, năng lực dạy học Hóa học của sinh viên sư phạm bao gồm những năng<br /> lực sau:<br /> - Tìm hiểu cá nhân người học và môi trường dạy học<br /> - Hiểu biết về hệ thống quan điểm và tư tưởng dạy học Hóa học<br /> - Làm chủ kiến thức các khoa học liên môn, bổ trợ, nền tảng<br /> - Phát triển chương trình môn học<br /> - Vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học Hóa học<br /> - Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học<br /> - Dạy học phân hoá<br /> - Dạy học tích hợp<br /> 126<br /> <br /> Hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học...<br /> <br /> - Kiểm tra đánh giá trong dạy học Hóa học<br /> - Xây dựng, quản lí và sử dụng hồ sơ dạy học<br /> Năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học Hóa học là một năng lực<br /> thành phần của năng lực Vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học Hóa<br /> học. Biểu hiện của năng lực này là sinh viên có thể thiết kế và thực hiện được những thí nghiệm<br /> hóa học gắn kết cuộc sống, có khả năng sử dụng các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong<br /> dạy học một cách hiệu quả (sử dụng đúng mục đích, thời điểm, nội dung nhằm nâng cao hiệu quả<br /> dạy học). Chúng ta có thể đánh giá năng lực này của sinh viên thông qua quan sát tiết dạy có sử<br /> dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống mà các em thực hiện.<br /> <br /> 2.4.2. Biện pháp hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học<br /> cho sinh viên sư phạm hóa học<br /> Lí luận và phương pháp dạy học Hóa học 2 là môn học mang tính đặc thù của ngành sư<br /> phạm Hóa học, gắn kết chặt chẽ với chương trình và thực tế dạy học Hóa học ở trường phổ thông.<br /> Môn học này không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức, phương pháp dạy học các loại bài cụ<br /> thể trong chương trình hóa học phổ thông mà nó còn hình thành và phát triển năng lực phân tích<br /> chương trình, lựa chọn kiến thức, thí nghiệm, chế tạo thiết bị dạy học phù hợp với nội dung dạy<br /> học, xây dựng giáo án một số buổi dạy cụ thể.<br /> Nội dung của môn Lí luận và phương pháp dạy học Hóa học 2 gồm hai phần:<br /> - Phần lí luận [6] 2 tín chỉ, gồm 6 chương, nội dung gồm phân tích chương trình hóa học<br /> phổ thông, dạy học hóa học ở trường trung học cơ sở, phương pháp dạy học các dạng bài về thuyết<br /> và định luật, nguyên tố và chất hóa học, hóa học hữu cơ, luyện tập - ôn tập - thực hành.<br /> - Phần thực hành [1] 1 tín chỉ, gồm các thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông.<br /> Với mục đích hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuốc sống trong<br /> dạy học cho sinh viên, chúng tôi đã sử dụng phương pháp dạy học dự án trong môn học này. Một<br /> nghiên cứu của TS. Nguyễn Anh Dũng và PGS. TS Đặng Thị Oanh [2] nhấn mạnh rằng vận dụng<br /> phương pháp dạy học dự án sẽ tạo điều kiện hình thành và phát triển năng lực, do người học có cơ<br /> hội được hoạt động để tự lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn<br /> của dự án.<br /> Chúng tôi đã xây dựng dự án sau và yêu cầu các nhóm sinh viên thực hiện trong thời gian 3<br /> tuần.<br /> a. Dự án dạy học: Sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học Hóa học ở trường<br /> phổ thông<br /> Ý tưởng dự án: Nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ<br /> năm 2015, Trường trung học phổ thông ABC phát động cuộc thi “Sáng tạo trong dạy học nhằm<br /> phát triển năng lực học sinh”. Là giáo viên dạy môn Hóa học của Trường, em hãy thiết kế, thực<br /> hiện những thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống để dự thi (quay clip hoặc thể hiện qua một<br /> presentation để nộp cho Trường) và xây dựng giáo án có sử dụng loại thí nghiệm này để thao giảng<br /> trong học kì này.<br /> Mục tiêu dự án: Sau khi thực hiện dự án, sinh viên sẽ được định hướng hình thành năng lực<br /> sử dụng thí nghiệm gắn kết cuốc sống trong dạy học Hóa học, cụ thể như sau:<br /> 127<br /> <br /> Phan Đồng Châu Thủy<br /> <br /> - Có khả năng thiết kế và thực hiện các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống.<br /> - Có khả năng sử dụng các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy học một cách<br /> hiệu quả.<br /> Bộ câu hỏi định hướng<br /> Câu hỏi khái quát: Làm thế nào để phát triển năng lực học sinh?<br /> Câu hỏi bài học: Sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học như thế nào để có thể phát triển<br /> năng lực cho học sinh?<br /> Câu hỏi nội dung:<br /> - Thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống là gì?<br /> - Mục đích của việc sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học Hóa học là gì?<br /> - Làm sao để thiết kế thí nghiệm gắn kết cuộc sống?<br /> - Thí nghiệm gắn kết cuộc sống có thể được sử dụng trong các loại bài nào thuộc chương<br /> trình Hóa học phổ thông?<br /> - Sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy học như thế nào thì hiệu quả?<br /> Kế hoạch đánh giá<br /> Trước dự án<br /> <br /> - Bảng KWL<br /> <br /> Bảng 1. Kế hoạch đánh giá được sử dụng trong dự án<br /> Trong khi thực hiện dự án<br /> Sau khi thực hiện dự án<br /> - Bảng KWL<br /> - Bảng KWL<br /> - Tiêu chí đánh giá thí nghiệm gắn kết - Tiêu chí đánh giá thí nghiệm<br /> thực tiễn<br /> gắn kết thực tiễn<br /> - Tiêu chí đánh giá giáo án có sử dụng - Tiêu chí đánh giá giáo án có<br /> thí nghiệm gắn kết thực tiễn<br /> sử dụng thí nghiệm gắn kết thực<br /> - Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng<br /> tiễn<br /> <br /> Nguồn tài nguyên<br /> - Sách giáo khoa Hóa học 10, 11, 12<br /> - Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu, 2014. Phương pháp dạy học Môn hóa học ở trường phổ<br /> thông, NXB ĐHSP Hà Nội.<br /> - Trịnh Văn Biều (chủ biên), Đào Thị Hoàng Hoa, Trịnh Lê Hồng Phương, Thái Hoài Minh,<br /> Phan Đồng Châu Thủy, 2013. Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học Hóa học, Tài liệu lưu<br /> hành nội bộ, TP. HCM.<br /> - Nguyễn Cương (chủ biên), Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh,<br /> Hoàng Văn Côi, Trần Trung Ninh, 2005. Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học Hóa học,<br /> NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.<br /> - Nguyễn Thị Sửu, Hoàng Văn Côi, 2008. Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông, NXB<br /> Khoa học và kĩ thuật.<br /> - Royal Society of Chemistry, 2016. Learn chemistry enhancing learning and teaching,<br /> http://www.rsc.org.<br /> - Home science tools-the gateway to discovery, http://www.hometrainingtools.com<br /> 128<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2